Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một vài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO dục tư TƯỞNG, đạo đức hồ CHÍ MINH NHẰM PHÁT TRIỂN đạo đức, NHÂN CÁCH CHO học SINH lớp 10a6 TRƯỜNG THPT TRIỆU sơn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT
TRIỂN ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH LỚP 10A6
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4.

Người thực hiện: Lê Thị Thoa
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm

MỤC LỤC
THANH HÓA NĂM 2019


NỘI DUNG

Trang

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận


1
1
1
1
1
2
2

2.1.1.Vai trò của đạo đức trong sự tồn tại và phát triển của xã hội

2

2.1.2.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những
nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện
đại.

2

2. 2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3.Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề

2
3

2.3.1. Quan sát, thống kê những biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết, vi phạm
đạo đức của học sinh ngay từ đầu năm học để kịp thời có kế hoạch giáo dục

4

2.3.2. Tổ chức cuộc, thi kể chuyện về Bác trong buổi sinh hoạt 10 phút

đầu giờ

4

2.3.3. Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức thi hát, kể chuyện về
Bác vào các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

7

2.3.4. Bổ sung vào tủ sách tham khảo của lớp cuốn sách về chuyên đề
tư tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.5. Nghe những bài giảng của giáo sư Hoàng Chí Bảo về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết sinh hoạt cuối tuần
2.3.6.Tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua
các bài giảng môn Ngữ văn 10.

11

2.3.7. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giải quyết các tình
huống thực tế của lớp chủ nhiệm

12

2.3.8. Phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh

14

2.3.9. Trải nghiệm, khám phá, nhận thức


8
9

2.3.10. Xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm

15
17

3. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

18


1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
19

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi chế độ xã
hội, nhất là thế hệ trẻ. Sinh thời Chỉ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai



trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục nhân cách - đạo đức trong
sự nghiệp “trồng người”. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô
dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [ 1 ]. Vì vậy cùng với
việc dạy tri thức là giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh (HS) để tạo nên
lớp công dân có đủ cả tài lẫn đức là rất cần thiết cho sự phát triển của gia đình
cũng như toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện nay mà mỗi người
giáo viên (GV) cần hiểu, biết và làm.
Là một GV với gần 20 năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi luôn
trăn trở làm thế nào mỗi lứa học trò trưởng thành từ mái trường THPT là những
con người đủ tài, đức để tự tin bước vào đời sống. Đặc biệt tôi luôn chú trọng
việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống góp phần hình thành nhân cách cho HS là
điều rất cần thiết. Một trong những biện pháp giáo dục đạo đức cho HS là tạo
điều kiện cho HS thấm nhuần từ tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Sau một thời gian
áp dụng, tôi thấy việc làm này đã thu được kết quả rất khả quan. Tôi xin chia sẻ
với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm phát triển đạo đức, nhân cách
cho học sinh lớp 10A6 trường THPT Triệu Sơn 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lớp chủ nhiệm trong nhà trường.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống cần thiết, giúp các em vững vàng,
tự tin bước vào đời.
- Hình thành cho HS đạo đức, lối sống, nhân cách tốt.
- Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách cho
HS trong nhà trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- 44 HS lớp 10A6 trường THPT Triệu Sơn 4.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1.4.
-


Phương pháp nghiên cứu:
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
PP thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Vai trò của đạo đức trong sự tồn tại và phát triển của xã hội
Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả
về vật chất và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội. Sự phát triển của
xã hội Việt Nam cũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần cho
sự phát triển lâu dài, bền vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức.


Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm,
một chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức. Đó chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của
đạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ
thể của quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo
những chuẩn mực chung của xã hội.
2.1.2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên
tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, chứa đựng những hạt nhân hợp lý, chắt lọc từ tinh hoa
giá trị đạo đức nhân loại, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể
của Việt Nam, hướng tới những giá trị mang tầm thời đại. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho việc xây dựng nền đạo
đức Việt Nam hiện nay và mai sau. Vì vậy, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách

theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, cũng như lâu
dài trong tương lai của nhân dân Việt Nam nói chung, của tất cả HS nói riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gương
thực hành những nguyên tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa
mới, nền đạo đức mới của Việt Nam. Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm,
phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung hiện nay:
Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái, xuống
cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự nhận thức
đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, về
các chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn có một phần nguyên nhân do chưa có sự
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lý
thuyết và thực hành. Qua khảo sát thực tế, qua tin tức báo chí những năm gần
đây, chúng ta nhận thấy những biểu hiện về sự suy thoái đạo đức của giới trẻ
ngày càng đáng báo động. Số đông thanh niên, học sinh không có động cơ học
tập, thích sống hưởng thụ, sống vô cảm, thiếu tinh thần trách nhiêm, ăn chơi
đàm đúm…
Ngày càng nhiều thanh niên, học sinh có biểu hiện về lối sống vi phạm
đạo đức, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của người Việt Nam: yêu thử, sống
thử, bệnh ngôi sao, thích nổi tiếng, ích kỷ, thậm chí là lập dị. Đáng buồn hơn
nhiều em thanh niên có suy nghĩ lệch lạc, khiếm khuyết, bệnh hoạn. Ví dụ như
hiện tượng Khá Ảnh với các hành động gây sốc, không lành mạnh được ghi hình
và phát tán trên mạng được nhiều người theo dõi và ấn like, đã có ảnh hưởng
không nhỏ tới giới trẻ, đặc biệt là HS hiện nay nhất là các em nhỏ. Hay em HS


lớp 10 ở Phú Thọ đã làm cho 4 bạn gái mang bầu đang gây xôn xao dư luận hiện
nay…

Bên cạnh đó, cách giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh của giáo viên chủ
nhiệm chưa thực sự linh hoạt. GVCN chỉ có thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ
và 45 phút sinh hoạt cuối tuần để triển khai công việc nên vấn đề uốn nắn, giáo
dục đạo đức cho HS còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Thực trạng lớp 10A6:
Đây là lớp đầu cấp THPT, các em mới từ cấp 2 lên đang phải làm quen với
ngôi trường, với những nội quy, quy định của nhà trường. Mặt khác, các em
đang ở trong tuổi dậy thì, đang phát triển mạnh về tâm sinh lí lứa tuổi. Có thể
gọi đây là “giai đoạn nổi loạn” của tuổi trẻ bồng bột nên vi phạm rất nhiều nội
quy quy định của nhà trường, các quy tắc giao tiếp ứng xử thông như HS nữ thì
nhuộm tóc, sơn móng, đeo trang sức, mặc quần bò cào rách…, HS nam nhuộm
tóc, nghiện thuốc lá, nghiện game… Khá nhiều em thường hay quên nói lời
chào, lời cảm ơn hay nói tiếng xin lỗi. Tình trạng nói tục, chửi bậy vẫn diễn ra
hàng ngày…
Kết quả xếp loại hạnh kiểm của 44 HS 10A6 năm lớp 9 (2017 - 2018) và
tháng đầu của năm lớp 10 (tháng 9 năm học 2018 - 2019) như sau:
Khảo sát
Lớp 9 năm học
2017 - 2018
Tháng 9 năm
2018 - 2019

Tốt
Khá
SL TL% SL TL%
22

50

15


34

TB
Yếu
SL TL% SL TL
%
07
16
0
0

20

46

16

36

08

18

0

0

Kém
SL TL%

0

0

0

0

Từ thực trạng trên, tôi ý thức được cần phải nhanh chóng có biện pháp để
giáo dục đạo đức, rèn luyện hạnh kiểm để hình thành và phát triển nhân cách
lành mạnh cho HS lớp chủ nhiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Quan sát, thống kê những biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết, vi phạm
đạo đức của học sinh ngay từ đầu năm học để kịp thời có kế hoạch giáo dục:
Như đã nói ở trên, các em lúc này đang ở trong giai đoạn tuổi dậy thì, đang
phát triển mạnh về tâm sinh lí lứa tuổi. Ở lứa tuổi này các em có thích thể hiện
mình, thường không nghe lời khuyên răn của người lớn. Có thể gọi đây là “giai
đoạn nổi loạn” của tuổi trẻ bồng bột. Chính vì thế các em đã và đang có những
biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết trọng nhận thức; vi phạm những chuẩn mực
đạo đức của dân tộc. Tôi đã tiến hành quan sát và thống kê được một số biểu
hiện điển hình. Đó là:
- Lối sống tự do, nói năng thô lỗ, xô bồ, nói tục, chửi bậy.
- Trang phục không phù hợp: quần cào rách, áo ngắn, màu sắc và họa tiết
thiếu mĩ cảm.


- Nhộm tóc, đánh móng tay chân, đeo trang sức, có HS nam để tóc trông
giống dân bụi đường phố.
- Thích thể hiện mình, ứng xử thiếu chuẩn mực với thầy cô và bạn bè, bắt
nạt các bạn yếu.

- Thiếu trung thực trong học tập và kiểm tra.
- Trốn tránh trách nhiệm, lười hoạt động, không có mục tiêu, lí tưởng trong
cuộc sống và học tập.
- HS nam nghiện Game, hút thuốc lá
- Không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung của lớp, trường.
- Không có ý thức tiết kiệm, có tư tưởng hưởng thụ…
Từ kết quả thu được như trên, tôi đã lập kế hoạch để rèn luyện đạo đức, hình
thành nhân cách tốt đẹp cho HS, giảm tỉ lệ hạnh kiểm Trung bình trong lớp.
2.3.2. Tổ chức cuộc, thi kể chuyện về Bác trong buổi sinh hoạt 10 phút đầu
giờ
Thời gian 10 phút đầu giờ mỗi buổi học là khoảng thời gian dành cho lớp
sinh hoạt nhanh, giúp các em nhanh chóng ổn định để chuẩn bị vào học chính
thức. Phần lớn các GVCN thường giành thời gian này để cho HS chữa bài tập
khó hay nhắc nhở những công việc chung.
Với mục đích giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách tốt cho HS, vào các
ngày thứ 3,5,7 trong tuần tôi tổ chức cho các em thi hát và kể chuyện về Bác.
Cuộc thi này tất cả 44 HS đều phải tham gia. Mỗi em một mẩu chuyện về Bác
hay hát một bài về Bác. Điều kiện là không được trùng với các bạn khác. Ai
không thực hiện được là thua, bị phạt làm trực nhật 02 ngày.
Đây là một hình thức sinh hoạt lành mạnh, có hiệu quả rèn luyện đạo đức
bởi qua mỗi câu chuyện kể của các em, cả lớp lại được một lần thảo luận và
được một lần học tập một tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được một lần cảm
nhận về sự vĩ đại của Người và tự nhận thức hướng theo bài học từ Người.
Ví dụ 1: Câu chuyện của Trần Trường Giang: Bài học về sự tiết kiệm
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác
xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy.Sau đấy Thông tấn xã in hai
mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969,
sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để
Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người
chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc

dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di
chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 35-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị:
Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn
những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của
năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của


Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời
mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý
đưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh
thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên
truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và
mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Trần Trường Giang kể chuyện về Bác trong tiết sinh hoạt 10 phút
=>Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta phải biết tự
nhìn lại mình, phải sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, nhắc nhở bản thân cần
phải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, đấu tranh chống lại lối
sống tham ô lãng phí. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí,
bừa bãi, phô trương, hình thức. Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán,
xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,
trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong thực tế chúng ta đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn,
khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian,
một tờ giấy, một cây viết,... cũng là học tập theo tấm gương của Bác chỉ đơn
giản những việc đấy cũng làm góp phần giữ gìn tài sản của công góp phần giúp
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Ví dụ 2: Câu chuyện của Lê Hồng Vân: Bác Hồ với tinh thần tự học



Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm
đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu
nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp
thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”.Bác
đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác
đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn,
khó khăn Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các
tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng
chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách
nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng
tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi
lại những từ mới vào.Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực
hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập
viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để
xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người
trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng,
nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần
bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của
những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của
mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết
di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ
đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến
thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6
giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng
không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành
chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng
Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác

viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác
phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
=>Bài học kinh nghiệm: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về
tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình
độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết
lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí
và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để
học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho
mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
2.3.3. Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức thi hát, kể chuyện về Bác vào
các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần


Cuộc thi này là một hình thức sinh hoạt lành mạnh, là một cách rèn luyện
đạo đức nhân cách cho HS trong toàn trường. Từ mô hình của một lớp đã được
nhân rộng ra toàn trường.
Để lựa chọn tiết mục dự thi hát và kể chuyện về Bác do Đoàn trường tổ
chức, 4 tổ đã trải qua 4 buổi thi để lựa chọn ra 01 tiết mục xuất sắc. Các thành
viên trong tổ phải thảo luận với nhau để thống nhất lựa chọn câu chuyện bài hát
dự thi; lựa chọn người trình bày. Kết quả đã tạo được phong trào thi đua sôi nổi
giữa các tổ và các thành viên trong lớp. Chính những ca khúc và những câu
chuyện về Bác đã khơi dậy ý thức, kỹ năng sống và tình yêu quê hương đất
nước trong mỗi học sinh.

Tiết mục dự thi đạt giải ba cuộc thi hát, kể chuyện về Bác năm 2019 lớp 10A6
2.3.4. Bổ sung vào tủ sách tham khảo của lớp cuốn sách về chuyên đề tư
tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh.
Học sinh hiện nay không có nhiều đam mê đọc sách. Đa số các em cần
tham khảo nội dung nào đều sử dụng điện thoại thông minh để vào mạng tìm
kiếm. Thậm chí có những em không còn có thói quen đọc sách, thấy xa lạ với

những cuốn sách. Nếu có đọc thì chỉ đọc truyện tranh hoặc tiểu thuyết ngôn tình.
Trước tình trạng đó, mấy năm gần đây Trường THPT Triệu Sơn 4 đã phát
động phong trào tủ sách lớp học. Mỗi lớp có một tủ sách riêng. Tùy vào đặc
trưng của lớp học theo khối nào thì học sinh mua sách để tham khảo phù hợp.
Với lớp 10 A6 là lớp học sinh chủ yếu theo khối D nên trong tủ sách của lớp chủ
yếu là sách tham khảo Văn, Toán, Tiếng anh.
Để công việc bồi dưỡng đạo đức lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, tôi đã
mạnh dạn bổ sung thêm một lượng lớn những cuốn sách về tư tưởng, đạo đức,
lối sống, phong cách của Hồ Chí Minh. Đặc biệt bộ sách “Bác Hồ và những bài


học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp10, lớp 11, lớp 12 của Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam phát hành. Những cuốn sách này học sinh sẽ đọc trong
các giờ ra chơi, hoạt động ngoại khóa.
Kết quả: Việc bổ sung những quyển sách chuyên đề này vào tủ sách của
lớp có tác dụng tạo thói quen đọc sách cho học sinh nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng tâm hồn, trau dồi ngôn ngữ, có lối sống lành mạnh. Đồng thời đọc sách
cũng giúp kết nối các thành viên trong lớp, các em tranh luận, thảo luận những
vấn đề hay vừa đọc được nhất là những câu chuyện về đạo đức của Người.

Tủ sách của lớp 10A6


HS đọc sách trong giờ ra chơi
2.3.5. Nghe những bài giảng của giáo sư Hoàng Chí Bảo về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào tiết sinh hoạt cuối tuần
Thông thường các buổi sinh hoạt cuối tuần là thời gian để GVCN tổng kết,
đánh giá hoạt động trong tuần của lớp và triển khai các nội dung công việc của
tuần sau. Để nâng cao hiệu quả rèn luyện đạo đức của HS lớp chủ nhiệm, tôi sử
dụng một buổi sinh hoạt lớp (1 tháng/lần) cho HS nghe bài giảng của giáo sư

Hoàng Chí Bảo về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với một nội dung sinh
hoạt theo chủ đề của tháng. Từ đó mỗi HS được thấm nhuần hơn tư tưởng của
Người. Các chủ đề đó là:
THÁNG
9
10
11
12
1
2
3
4
5

TÊN CHỦ ĐỀ
Tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập
thể.
Thực hành tiết kiệm và lối sống giản dị
Tình yêu quê hương đất nước.
Gia đình, người thân.
Tinh thần tự học
Bác Hồ với quê hương Thanh Hóa
Tháng thanh niên
Ý thức giữ gìn Tiếng Việt
Lối sống nhân ái

CHUẨN BỊ CỦA
GV
Video
Video

Video
Video
Video
Video
Video
Video
Video


HS ghe bài giảng về Bác của GS. Hoàng Chí Bảo
*Bước 1:
Giáo viên chuẩn bị video bài giảng về Bác của GS. Hoàng Chí Bảo theo chủ đề
của tháng.
*Bước 2:
Tổ chức xem chung cả lớp trong phòng học.
*Bước 3: Tổ chức thảo luận rút ra bài học
Sau mỗi lần nghe xong bài giảng, tôi cho các em thảo luận hoặc phát biểu ý
kiến về nội dung bài giảng, rút ra bài học cho bản thân và vận dụng nội dung đã
tiếp thu được vào thực tiễn học tập, sinh hoạt và cuộc sống của bản thân. Cũng
từ những buổi sinh hoạt tập trung như vậy giáo viên chủ nhiệm cũng nắm bắt
được những suy nghĩ, tình cảm của học sinh để kịp thời định hướng, uốn nắn các
em trong quá trình hình thành nhân cách, lối sống. Đồng thời đó cũng là cơ hội
để giáo viên chủ nhiệm phát hiên khả năng hùng biện, khả năng hợp tác của học
sinh lớp chủ nhiệm.
Không chỉ nghe bài giảng mà GVCN đã chuẩn bị trước, HS cũng có thể
chuẩn bị thêm những video, tranh ảnh, tư liệu về Bác và trình chiếu cả lớp cùng
xem, cùng nhau chia sẻ, thảo luận và rút kinh nghiệm. Với cách làm này, tôi đã
kích thích sự say mê tìm tòi, học tập của HS trong lớp, kiến các em tiếp cận
nhiều hơn, hiểu được sâu hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các em sẽ tự
giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Hạn chế rất nhiều học

sinh trước đây lên mạng chỉ để chơi game, lướt facebook…thì nay các em đã
chủ động , linh hoạt hơn trong việc sử dụng mạng internet.


HS xem và thảo luận bài giảng về Bác của GS. Hoàng Chí Bảo
2.3.6.Tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua
các bài giảng môn Ngữ văn 10.
Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường. Tác
phẩm văn học có 3 giá trị cơ bản: Giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị
thẩm mĩ. Như vậy, trong dạy học văn, GV không chỉ hướng dẫn cho HS tiếp thu,
chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải hướng các em tới cái CHÂN – THIỆN – MĨ,
tới những bài học làm người. Là giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên trực
tiếp dạy văn ở lớp nên thông qua các bài dạy tôi thường chủ động tích hợp lồng
ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào bài giảng của mình để giáo dục và rèn
luyện nhân cách cho HS.
Những nội dung giáo dục mà tôi đã tích hợp lồng ghép đó là:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với đất
nước qua bài thơ: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú Sông Bạch Đằng của Trương
Hán Siêu, Khái quát lịch sử Tiếng việt…
- Giáo dục về truyền thống hiếu học của dân tộc: Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia của Thân Nhân Trung
- Giáo dục tư tưởng nhân nghĩa, nhân đạo, yêu thương con người qua các bài:
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du..
- Giáo dục cho học sinh biết đấu tranh cái xấu, cái ác qua tác phẩm Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.


- Giáo dục cho học sinh lòng trung thực, đấu tranh với những thói hư tật xấu qua
truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Ca dao hài hước…


Tiết học Ngữ văn lớp 10A6
Việc tích hợp lồng ghép này đã khiến cho giờ dạy văn trở nên thú vị hơn.
HS tiếp nhận những bài học đạo đức đã được tích hợp lồng ghép tự nhiên hơn,
hiệu quả hơn. Việc làm này cũng giúp cho công việc giáo dục nhân cách, đạo
đức cho HS của người GVCN được thuận lợi hơn, đạt kết quả cao hơn.
2.3.7. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giải quyết các tình
huống thực tế của lớp chủ nhiệm
Là một người GVCN lớp, ngoài công việc giảng dạy, tôi còn phải kiêm
nhiệm thêm công việc quản lý lớp. Trong một năm học có rất nhiều công việc
đòi hỏi người GVCN phải theo dõi và xử lý kịp thời. Một trong số đó là tình
hình học tập và rèn luyện của HS lớp chủ nhiệm. Khi xảy ra tình huống đòi hỏi
GVCN phải giải quyết, tôi thường hay vận dụng những bài học về tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh vào giải quyết các tình huống thực tế của lớp chủ nhiệm. Cụ
thể như sau:
Tình huống 1 :
Trong lớp có HS Trần Minh Quân ngay những tuần đầu năm học khi mới
bước chân vào lớp 10 đã phát hiện em nghiện thuốc lá. Là GVCN, tôi đã gặp
riêng em để khuyên răn. Em hứa sẽ bỏ việc hút thuốc lá. Nhưng một thời gian
sau tôi phát hiện em vẫn hút thuốc trong nhà vệ sinh. Tôi đã dùng nhiều biện
phát để khuyên răn nhưng em vẫn không từ bỏ.


Trong một buổi sinh hoạt cuối tuần, tôi đã yêu cầu lớp phó học tập của lớp
đọc câu chuyện “Bác Hồ bỏ thuốc lá” do đồng chí Vũ Kỳ thư kí của Bác kể lại
trong cuốn sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh 12”. Sau khi đọc xong, cả lớp thảo luận và rút kinh nghiệm về bài học đạo
đức của Bác. Nhận thấy nét đẹp trong lối sống của Bác qua câu chuyện là: luôn
quyết tâm và có kế hoạch thực hiện được quyết tâm của mình. Hiểu được vì sao
phải sửa mình trước khi sửa người khác. Hoàn thiện bản thân, từ bỏ nhưng thói
quen chưa tốt, tự sửa chữa những sai lầm, khuyết khuyết của bản thân.

Một tuần sau em gặp tôi và ngập ngừng nói: “Xin cô và các bạn hãy tin
tưởng em. Hãy giúp em bỏ thuốc lá”. Tôi đã đồng ý và chờ đợi. Sau kì nghỉ tết
dương lịch 2019 em đã tự tin báo với cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp 10A6 là
em đã bỏ thuốc lá thành công. Gần 5 tháng trôi qua tôi và gia đình theo dõi thấy
em đã không hút thuốc nữa và rất tự tin tham gia vào các hoạt đông văn hóa –
thể thao của lớp. Kết quả học tập cũng tiến bộ rõ rệt .
=>Nhờ có câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác mà HS đã tự nhận ra
sai lầm và quyết tâm sửa chữa. Từ câu chuyện của em Quân mà các học sinh
trong lớp rút ra bài học thực tiễn của mình.
Tình huống 2:
Trong đợt tập văn nghệ chào mừng 20/11- ngày Hiến chương nhà giáo, khi
luyện tập, do bài tập khó cần sự tham gia và phối hợp tập luyện của nhiều bạn
nhưng các bạn tham gia không nhiệt tình. Trong mỗi buổi tập đều đi không đầy
đủ. Tình hình này gây khó khăn không nhỏ tới tiến độ tập luyện của lớp. Hồng lớp phó văn – thể - mĩ vì lo lắng, sốt ruột nên đã la mắng, nói nặng lời với các
bạn khiến cho có bạn trong nhóm định bỏ cuộc.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, vào tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi đã cho lớp
phó học tập đọc câu chuyện về cách ứng xử của Bác có tên “Nước nóng, nước
nguội”. rồi tiến hành thảo luận về bài học kinh nghiệm được rút ra từ câu
chuyện.
 Bài học kinh nghiệm: Trong câu chuyện đó Bác nói: “Nước nóng, cả
chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả
tôi đều không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước
nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn”.
Câu chuyện đã cho ta hiểu sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người,
một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo và thâm thúy cho tất cả
chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta
có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một
số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa
mãn cơn giận. Tồi tệ hơn, vì cơn giận bạn có thể vô tình làm tổn thương đến
những người xung quanh, lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp

về bạn.Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình
huống để có được kết quả tốt nhất.
Sau khi nghe xong câu chuyện và thảo luận về bài học rút ra, Hồng đã nhận
ra cái sai của mình trong cách ứng xử với các thành viên của đội văn nghệ. Bạn


ấy đã xin lỗi và hứa sẽ sửa chữa. Tất cả các thành viên đội văn nghệ đều đã hiểu
được sự lo lắng vì công việc chung của Hồng nên từ đó tập luyện chuyên tâm
hơn, nhiệt tình hơn. Không ai bảo ai, mọi người đều có ý thức tập luyện và cùng
giúp đỡ lẫn nhau rất vui vẻ và hòa đồng.
Kết quả: Trong hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11/2019 tiết mục dự thi
của lớp đạt giải nhì.

Tiết mục văn nghệ được giải nhì của lớp 10A6
2.3.8. Phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh
Để việc rèn luyện đạo đức của HS lớp chủ nhiệm được hiệu quả hơn, tôi đã
phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM giữa
các tổ. Từ đó xây dựng những tấm gương điển hình về học tập và làm theo tấm
gương của Bác.
Việc phát động này được tiến hành bắt đầu từ cuối tháng 9/2018 ngay sau
khi lập kế hoạch rèn luyện cho HS và kết thúc trong tháng 5/2019. Nội dung của
phong trào thi đua bao gồm:
- Mỗi tuần làm một việc tốt với phương châm nói lời hay làm việc tốt
- Tôn trọng, tin tưởng nhau xây dựng tập thể lớp đoàn kết.
- Thi đua học tập, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.
- Xây dựng lối ứng xử thân thiện, lịch sự, không nói tục, không thuốc lá.


- Mỗi tổ trồng và chăm sóc 02 chậu cây cảnh đặt trên cửa sổ lớp học nhằm tạo

môi trường xanh, sạch, thân thiện.
- Giữ vệ sinh phòng học sạch sẽ; bàn nghế ngăn nắp, gọn gàng.
- Có ý thức tiết kiệm điện, nước, bảo vệ cơ sở vật chất lớp học.
Sau mỗi tháng, vào buổi sinh hoạt xếp loại hạnh kiểm HS hàng tháng,
GVCN tổng hợp những việc đã làm được, biểu dương những tấm gương người
tốt, việc tốt và nhắc nhở những hiện tượng còn tồn tại. Sau đó phối hợp với ban
cán sự lớp xếp loại hạnh kiểm của HS trong lớp theo tháng.
Phong trào thi đua tính đến hết tháng 5/2019 đã thu được kết quả tốt đẹp.
Lớp đã xây dựng được những tấm gương điển hình như: Tấm gương em Lê Thị
Hồng có tinh thần vượt khó đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học, Nguyễn
Thị Vân Anh đạt danh hiệu cán bộ đoàn xuất sắc, Lê Thị Kim Dung đạt danh
hiệu tuyên truyền viên về giao thông, Nguyễn Đức Tùng đạt giải nhất cuộc thi
“Rung chuông vàng” về tìm hiểu “990 năm danh xưng Thanh Hóa”…
2.3.9. Trải nghiệm, khám phá, nhận thức
Quá trình học tập và rèn luyện của HS không nên chỉ diễn ra trong nhà
trường với những môn học, bài học thuần túy. HS rất cần có sự trải nghiệm để tự
khám phá, tự nhận thức. Có sự trải nghiệm HS mới khắc sâu được những gì
mình đã học, mới tự nhận thức được về năng lực của bản thân để kịp thời bổ
sung, uốn nắn, sửa chữa. Có sự trải nghiệm học sinh mới xác định được động cơ
học tập, xác định lý tưởng và khao khát chinh phục tri thức.
Để tạo cho HS có cơ hội được trải nghiệm, tôi mạnh dạn đăng ký với nhà
trường cho học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào học tập và rèn luyện
cùng với đoàn tham quan của nhà trường về thăm quê Bác, viếng lăng Bác và
thăm Văn miếu Quốc Tử Giám trong dịp nhà trường vinh danh các thầy cô và
học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học .
Từ hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hiểu thêm về nhân cách, đạo đức, lối
sống của Hồ Chí Minh, hiểu thêm về tinh thần hiếu học của cha ông ta. Từ đó
hình thành ở học sinh tinh thần hiếu học, tự rèn luyện bản thân, tích lũy tri thức
để tự hoàn thiện mình. Sau buổi tham quan trải nghiệm những học sinh đã tham
gia cùng đoàn tham quan nhà trường trở về lớp đã truyền được niềm đam mê,

niềm hứng khởi học tập cho các bạn trong lớp. Những câu chuyện các em đưa về
thật sự rất có ý nghĩa đối với bản thân các em và các bạn trong lớp.


Đoàn cán bộ GV và HS trường THPT Triệu Sơn 4 thăm lăng Bác

Đoàn cán bộ GV và HS trường THPT Triệu Sơn 4 thăm Văn miếu Quốc Tử
Giám


2.3.10. Xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm
Xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và cuối năm là một việc quan trọng của
người GVCN lớp. Xếp loại hạnh kiểm cho HS như thế nào cho đúng, cho khách
quan, cho công bằng cũng là một vấn đề đáng nói. Xếp loại hạnh kiểm cho HS
không thể qua loa, đại khái mà thông qua việc xếp loại, tôi muốn HS của mình
phải nhận thức được về quá trình học tập và rèn luyện của bản mình trong từng
học kỳ, cả năm học. Do đó tôi đã tiến hành như sau:
 Bước 1: Cá nhân tự kiểm điểm, tự xếp loại
- Học sinh tự nhận xét ưu điểm, nhược điểm của bản thân một cách trung thực,
thẳng thắn, công khai.
- Đưa ra phương hướng rèn luyện, phấn đấu năm học tới.
- Tự xếp loại hạnh kiểm
 Bước 2: Tổ trưởng xếp loại hạnh kiểm của tổ viên
- Tổ trưởng căn cứ vào bản tự kiểm điểm, tự đánh giá của tổ viên và quá trình
theo dõi của mình để đưa ra kết quả bình xét, xếp loại trong tổ. Có minh chứng
kèm theo.
- Thông báo kết quả xếp loại cho tổ viên và lắng nghe phản hồi.
 Bước 3: Cán bộ lớp và GVCN thảo luận để thống nhất kết quả xếp loại
của tổ trưởng.
- GVCN lắng nghe nhận xét đánh giá của cán bộ lớp về từng HS trong lớp để

thống nhất kết quả xếp loại .
- GVCN công khai kết quả xếp loại trước lớp.
- Lắng nghe ý kiến phản hồi để điều chỉnh nếu cần.
=>Nhận xét:
Cách làm này của tôi là đã vận dụng một cách đúng đắn tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh về vấn đề phê bình và tự phê bình trong nhận xét đánh giá HS. Tự
các em phải mạnh dạn nêu ra được những mặt tốt và chưa tốt của bản thân để có
phương hướng phát triển hay khắc phục trong năm học tới. Nhận xét đánh giá
công khai, lắng nghe ý kiến phản hồi của HS là đã hướng cho các em tới tinh
thần dân chủ, công bằng mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một năm học áp dụng các giải pháp đã nêu trên, tôi thấy tình hình học
tập và rèn luyện của 44 HS lớp 10A6 có sự thay đổi rõ rệt. Biểu hiện cụ thể
trong bảng thống kê xếp loại học tập và hạnh kiểm cuối năm học so với đầu
năm. Về học lực tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, không có học sinh yếu kém. Về
hạnh kiểm đã có kết quả tích cưc. Xây dựng được tập thể đoàn kết, trung thực,
dân chủ và bình đẳng trong các hoạt động của lớp.


Về hạnh kiểm:
Khảo sát
Tháng 9 năm
2018 - 2019
Học kỳ 1
Học kỳ 2
Cả năm

Tốt
SL

20

TL%
46

Khá
SL
TL%
16
36

36
42
42

81,8
95,4
95,4

8
2
2

18,2
4,6
4,6

TB
SL
08


TL%
18

0
0
0

0
0
0

Yếu
SL
TL%
0
0
0
0
0

0
0
0

 Về học lực:
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kém
Khảo sát
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL
SL TL%
%
Học kỳ 1
3
6,9 35 79,5 6
13,6
0
0
0
0
Học kỳ 2
7
15,7 32 72,7 5
11,6
0
0
0
0
Cả năm
8
18,1 31 70,4 5
11,6
0
0
0
0
=> Dựa vào kết quả thống kê cho thấy, cả 2 mặt giáo dục của lớp đều có sự

chuyển biến đáng kể. Tỉ lệ HS xếp loại HK và HL yếu kém là không có, số
lượng HS đạt HK trung bình giảm đáng kể chỉ còn 01 HS chiếm 2% trong tổng
số HS của lớp.
- Kết quả thi đua các mặt: Nề nếp: xếp thứ 2/23 lớp của trường; đạt giải KK
phòng học thân thiện; giải ba thi cắm hoa dịp 26/3; giải nhì thi hát và kể chuyện
về Bác; giải nhì thi kéo co và giải KK bóng chuyền nam dịp 26/3, giải nhì văn
nghệ 20/11.
- Tập thể lớp đoàn kết thương yêu nhau, không có học sinh vi phạm nề nếp. Tạo
được môi trường học tập thân thiện, tích cực. HS trong lớp có động cơ học tập
phấn đấu cho tương lai, rèn đức, luyện tài, tự tin bước vào cuộc sống.
3.Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài tôi nhận thấy:
- Công việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho HS của GVCN là một
công việc khá vất vả, công phu; nó đòi hỏi sự tâm huyết và lòng nhiệt tình của
người GVCN lớp.
- Giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho HS bằng những bài học về tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đúng đắn, hiệu quả cao; giúp HS phát triển toàn
diện về nhân cách.
- Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng giúp cho HS rèn luyện và phát
huy nhiều kỹ năng sống bổ ích cho các em trong cuộc sống.
- Góp phân nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục và dạy học nói
chung trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị


- Nhà trường cần bổ sung thêm nhiều hơn nữa vào thư viện nhà trường những
cuốn sách chuyên đề về “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành
cho học sinh” để học sinh có điều kiện tham khảo, học tập nhiều hơn những tấm
gương đạo đức của Người.

- Nhà trường cần tạo điều kiện cho HS được tham gia nhiều hơn vào các hoạt
động trải nghiệm để HS trau dồi kiến thức, bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện kỹ
năng sống thích ứng với hoàn cảnh xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ và thời gian nghiên cứu có
hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những đóng
góp của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Lê Thị Thoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh.


2. Các tài liệu về chuyên đề Hồ Chí Minh như bộ sách Bác Hồ và những
bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh THPT của Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
3. Những bài giảng của giáo sư Hoàng Chí Bảo về tấm gương đạo đức của
Bác.
4. Nguồn internet.




×