SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
QUẢNG TRỊ MÔN: NGỮ VĂN- VÒNG I
Khoá ngày 9 tháng 11 năm 2010
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (8 điểm)
Suy nghĩ của em về vấn đề “TIÊN HỌC LỄ-HẬU HỌC VĂN”.
Câu 2: (12 điểm)
“ Tiếp nhận văn học không giản đơn là một quá trình lặp lại hay tìm về ý tưởng ban đầu
của tác phẩm mà là một quá trình đồng sáng tạo.”
(Ngữ Văn 12 - Nâng cao - Tập 2)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Trình bày cảm nhận của riêng mình về truyện ngắn“ĐÔI MẮT ” của Nam Cao để làm sáng tỏ
ý kiến trên.
--HẾT—
Họ và tên thí sinh:…………………………………………….
Số báo danh:……………………….Phòng thi:………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4đ):
* Yêu cầu về hình thức (1đ):
+ Bài văn nghị luận xã hội
+ Lập luận chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc các lỗi về chính tả và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung (3đ): TS có thể triển khai theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
+ Quan niệm về "sống đẹp": Là lối sống đúng đắn, tích cực của con người, sống dúng nghĩa với
giá trị CON NGƯỜI. (TS có thể trình bày quan niệm theo cách hiểu riêng, chỉ cần đảm bảo ý
nghĩa "sống đẹp")
+ Thực trạng hiện nay, bên cạnh lối sống đẹp vẫn còn tồn tại lối sống xấu: ích kỉ, cơ hội, vụ
lợi…
+ Biểu hiện của sống đẹp:
• Có lí tưởng cao đẹp: vị tha, sẵn sàng quên mình vì người khác; đề cao tư tưởng
bình đẳng, tự do; kết hợp hài hòa quyền lợi cá nhân và cộng đồng…
• Có tâm hồn, tư tưởng, tình cảm lành mạnh: biết yêu quý và bảo vệ cái đẹp, cái
thiện…, tránh xa cái xấu , cái ác…
• Có trí tuệ và ngày càng được mở rộng
• Có hành động tích cực
(TS cần minh họa rõ bằng các dẫn chứng trong thực tiễn)
+ Thái độ của con người:
• Cần có nhận thức đúng và rèn luyện để sống đẹp
• Lên án và đấu tranh với lối sống xấu.
+ Kết luận: Xã hội hiện nay đã và đang tạo điều kiện cho cá nhân được bồi dưỡng và phát triển
tài năng. Mọi người cần xây dựng lối sống đẹp để đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 2 (6đ):
* Yêu cầu về hình thức(1đ):
+ Biết kết hợp giữa kiến thức lí luận và dân chứng để nghị luận về vấn đề.
+ Hành văn mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc các lỗi về chính tả và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung(5đ): TS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
+ Giải thích ý kiến (1đ):
• Vân tay là dấu hiệu riêng để nhận dạng con người. Có thể căn cứ vào dấu vân tay
để xác định chính xác danh tính của một người. Vân chữ của nhà thơ được so sánh
như vân tay -> Nhà thơ có vân chữ thì không thể trộn lẫn trong đám đông, anh ta
đã khẳng định được bản sắc cá nhân của mình.
• Nhấn mạnh: Nhà thơ thứ thiệt -> nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để tạo nên phong
cách riêng – dạng vân tay riêng.
+ Phân tích (2đ):
• (0.5đ) Văn học lấy ngôn ngữ làm chất liệu – đó là một trong những đặc điểm tạo
nên đặc trưng riêng biệt, phân biệt văn học với các bộ môn nghệ thuật nói chung.
Nhờ khả năng đặc biệt của ngôn ngữ, văn học có thể chạm tới những cảm xúc sâu
thẳm trong tâm hồn con người, diễn đạt, bày tỏ tất cả những trạng thái tình cảm
phong phú, đa dạng, phức tạp trong đời sống. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ
phải là ngôn từ nghệ thuật - ngôn từ giàu tính hình tượng nhất, giàu sức biểu hiện
nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tình
cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc, là kết quả sáng tạo của nhà văn (Văn học
là nghệ thuật ngôn từ). Điều này thể hiện rõ nhất, cũng là đòi hỏi cao nhất ở thể
loại thơ.
• (0.5đ) Ngôn từ được nhà thơ sử dụng để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật,
phản ánh thế giới phải có tính chính xác (đúng người, đúng cảnh, đúng tình), tính
hình tượng, tính hàm súc, cô đọng và tính cá thể hóa.
• (1đ) Nhà thơ thứ thiệt tạo ra vân chữ nhờ năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Sự thống nhất, ổn định trong cách dùng các phương thức, phương tiện biểu
hiện…
- Cá tính, sự sáng tạo độc đáo, cảm xúc riêng của nhà thơ trong cách dùng ngôn
ngữ để diễn đạt.
+ Bình luận (1đ):
• Để có vân chữ:
- Nhà thơ phải trải qua quá trình lao động nghệ thuật vất vả, phải khổ công tìm tòi,
trăn trở, lựa chọn cách diễn đạt chính xác nhất, tiêu biểu nhất…
- Phụ thuộc vào tài năng, sức sáng tạo của từng nhà thơ trong sử dụng từ ngữ.
• Trong sáng tác, có trường hợp quá đề cao ngôn ngữ dẫn đến:
- Lạm dụng chữ nghĩa, tạo ra sự sáo rỗng, cầu kì, khó hiểu…
- Tạo ra những từ ngữ kì bí, vô nghĩa hoặc thô tục, trần trụi… trong diễn đạt, miêu
tả.
+ Kết luận(1đ):
• Mỗi nhà thơ thứ thiệt cũng có một dạng vân chữ. Không trộn lẫn -> Đó là dấu ấn
riêng, phong cách riêng của nhà thơ, đặc biệt được nhấn mạnh ở nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ (Quan điểm “chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt).
• Sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng để đổi mới là điều luôn cần thiết, nhất là trong
lĩnh vực văn học.
( TS cần minh họa bằng các dẫn chứng thuyết phục)
Trên đây là những gợi ý cơ bản, những vấn đề khác, GK cần thảo luận thêm để đi
đến thống nhất chung.