Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.11 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯƠNGH THPT TRIỆU SƠN 2
******************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY KỸ
THUẬT VÕ VOVINAM TRONG PHẦN HỌC THỂ THAO
TỰ CHỌN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN
2 - HUYỆN TRIỆU SƠN-THANH HÓA.

Người thực hiện:Nguyễn Văn Dương
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Thể Dục

NĂM HỌC : 2016-2017

1


MỤC LỤC
Tên Mục
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
1.3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm.
1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phương pháp lập kế hoạch chuẩn bị phương tiện, dụng cụ và biên
soạn giáo án trước khi lên lớp.
2.3.1.1 Phương pháp lập kế hoạch để giảng dạy kỹ thuật TTTC
Vovinam cho học sinh THPT triệu sơn 2.
2.3.1.2: Phương pháp soạn giáo án trước khi lên lớp dạy TTTC
Vovinam cho học sinh THPT Triệu Sơn 2 .
2.3.2.Phương pháp giãng dạy kỹ thuật chuyên môn Vovinam cho học
sinh THPT Triệu sơn 2 .
2.3.2.1. Phương pháp dạy kỹ thuật đòn căn bản trong TTTC Vovinam
THPT cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
2.3.2.2. Phương pháp huấn luyện một thế võ Vovinam cho học sinh
THPT cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
2.3.2.3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật té ngã trong TTTC Vovinam
cho học sinh THPT Triệu sơn 2.
2.3.3. Phương pháp tái hiện trong dạy kỹ thuật Vovinam cho học sinh
THPT Triệu sơn 2.
2.3.4.Phương pháp sử dụng các phương tiện, dụng cụ để giảng dạy và
tập luyện kỹ thuật TTTC vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
2.3.5.Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình dạy kỹ thuật Vovinam
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Bài học kinh nghiệm:
3.2.Kết luận.
3. 3. Kiến nghị:
Tư liệu tham khảo
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các SKKN đã đạt xếp loại cấp tỉnh
ơ.


Trang
1
1
2
2
2
4
4
4
7
7
7
9
12
12
12
14
15
16
17
17
19
19
19
20
21
22
23

2



I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn võ cổ truyền việt nam có tên gọi
quốc tế là VOVINAM vào trường học với mục tiêu tạo điều kiện cho các em
học sinh có sức khỏe, rèn luyện thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy
mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích
cực”[1] trong nhà trường phổ thông. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) đã
đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên
đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam
và đưa môn Vovinam vào chương trình học nội dung thể thao tự chọn
( TTTC)[10].
Hòa chung theo xu hướng đó, sở GD & ĐT Thanh hóa cũng đã và đang
nỗ lực hết mình để thực hiện hóa mục tiêu này. Sở đã lập kế hoạch và phối
hợp cùng liên đoàn Vovinam Việt Nam để tập huấn cho tất cả giáo viên thể
dục trong các dịp hè từ các năm 2011 đến 2015 về kỹ thuật, phương pháp
giảng dạy và phát triển phong trào tập luyện Vovinam trong nhà trường. Năm
học 2011-2012 Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ thông cho
đến nay là 6 năm nhưng hầu như tất cả mọi điều còn bỡ ngỡ, mới lạ, nghèo
nàn về cơ sở vật chất lẩn phương pháp dạy học, kể cả kinh nghiệm trong việc
giảng dạy dộng tác kỹ thuật còn thiếu.
Hiện tại chưa có các tài liệu nào nghiên cứu bàn sâu vào chương trình hay
phương pháp giảng dạy võ Vovinam mà được soạn thảo, viết riêng để giảng
dạy hay huấn luyện dành cho học sinh trung học phổ thông (THPT)
Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải luôn tìm tòi,
học hỏi kinh nghiệm qua những đợt tập huấn dưới Sở Giáo Dục và qua những
HLV võ thuật lâu năm để tim ra các phương pháp giảng dạy cho học sinh của
mình dễ hiểu dễ nắm bắt các kỷ thuật động tác từ đó giúp cho các em thêm
yêu thích học môn này.

Sau hơn 6 năm kể từ khi môn Vovinam được đưa vào trường học,
thông qua nội dung học TTTC tôi đã áp dụng và triển khai giảng dạy cho cả 3
khối ở trường và kết quả được đánh giá rất là khả quan, qua các lần thi học
sinh giỏi cấp tỉnh thì trường tôi luôn đạt được những thành tích cao, xếp hạng
trong tốp nhất, nhì toàn Tỉnh, đặc biệt là trong kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng toàn
quốc lần thứ IX năm 2016 vừa qua Trường THPT Triệu sơn 2 có 10 học sinh
tham gia thi và đã đạt được 07 giải HCĐ Vovinam Quốc gia, đóng góp một
phần không nhỏ tới thành tích chung toàn đoàn, cho nền thể thao học đường
tỉnh nhà.
Từ những lý do và những kết qủa đã đạt được trong giảng dạy nhiều
năm qua, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:
“ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học
thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu
Sơn - tỉnh Thanh Hóa ’’

3


1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là nghiên cứu lựa chọn những
kinh nghiệm về giảng dạy về kỹ thuật, động tác được đúc rút ra trong quá
trình dạy học nội dung TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2
trong những năm học vừa qua mà tôi đã trực tiếp áp dụng để nhằm tìm ra
được những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp hơn. Từ đó cải thiện
và nâng cao hiệu quả cho công tác giảng dạy, tập luyện, môn vovinam cho
học sinh trong trường có chất lượng tốt hơn.
1.3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề những kinh nghiệm trong
giảng dạy, kỹ thuật TTTC võ vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2
- huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng được áp dụng đó là tất cả học sinh của 3 khối lớp 10, lớp 11
và lớp 12 kể cả đội tuyển học sinh giỏi môn Vovinam của trường THPT Triệu
sơn 2 do tôi đứng lớp và giảng dạy.
1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng hợp, phân tích
thông tin có liên quan đến vấn đề giảng dạy và huấn luyện môn võ Vovinam
để rút ra những vấn đề có ý nghĩa khoa học làm tiền đề cho lựa chọn và đánh
giá kết quả của những phương pháp đã được lựa chọn và sử dụng.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo SKKN mang tính khách quan,
tính khoa học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tận dụng chất xám
kinh nghiệm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chuyên môn, quý thầy
cô giáo, huấn luyện viên, võ sư có kinh nghiệm. Qua đó tìm hiểu được những
vấn đề thực tiễn, góp phần tìm ra được các phương pháp nâng cao hiệu quả
học tập và luyện kỹ thuật Vovinam cho học sinh
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát việc huấn luyện và tập
luyện của học sinh học Vovinam tại câu lạc bộ Vovinam và quan sát học sinh
Trường THPT Triệu sơn 2 trong các giờ học TTTC Vovinam
Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng và đưa ra các phương pháp giảng dạy
nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện kỹ thuật học TTTC Vovinam.

1.4.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:

4


Trong quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của các phương
pháp được lựa chọn để dạy học TTTC Vovinam cho học sinh Trường THPT

Triệu sơn 2, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thành tích
chung của các học sinh trước và sau chương trình học theo các nội dung cụ
thể để làm cơ sở phân tích, so sánh để rút ra các kết quả của quá trình nghiên
cứu thông qua các test mà giáo viên lựa chọn.
1.4.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá mức độ tác động của
các phương pháp giảng dạy TTTC vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu
sơn 2 mà tôi đã lựa chọn xem có tác dụng tốt trong việc tiếp thu và nắm bắt
được bài học trong các tiết thực hành ngoài sân.
Tôi tiến hành thực nghiệm các phương pháp được lựa chọn để đưa vào
giảng dạy trong từng tiết học TTTC vovinam cho học sinh 3 khối Trường
THPT Triệu sơn 2.
1.4.7. Phương pháp thông kê .
Tôi sử dụng phương pháp này chủ yểu để tính toán và thu thập các số liệu
qua những lần kiểm tra nội dung thi thể thao tự chọn Vovinam của học sinh
trường THPT Triệu Sơn 2 để so sánh giữa các lớp, các khối, giữa đối tượng
thực nghiệm và đối chứng với nhau và được xử lí tính bằng phần trăm cho
mỗi lớp trước khi đem ra so sánh. Số liệu thu thập ở đây là phần trăm điểm
của 8 lớp do tôi dạy bao gồm 4 lớp 10 và 4 lớp và 11 kết quả được đem ra so
sánh để thấy được hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, phương tiện,
dụng cụ vào trong giảng dạy kỷ thuật TTTC Vovinam cho học sinh trường
THPT Triệu Sơn 2

5


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đáp ứng mục tiêu xây dựng con người mới, nghành giáo dục và đào tạo
đã và đang tiến hành đổi mới một cách đồng bộ từ nội dung đến phương pháp

dạy- học: Đổi mới sách giáo khoa, thay đổi cách soạn giáo án, đổi mới phương
giãng dạy (huấn luyện)… trong đó phương pháp dạy học (huấn luyện) đóng vai
trò chủ đạo[10].
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng học
sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.[5] Và phải khẳng
định thêm rằng: Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường
giáo dục, các nội dung và biện pháp giáo dục đều hướng tới một mục đích chung
là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện.
Thực hiện quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tổ chức hoạt động thể thao
ngoại khóa cho học sinh, sinh viên và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân trong hội nghị triển khai công tác ngành văn hóa - thể thao và du
lịch ngày 17/2/2009, tại Hà Nội “…vận động người dân tập thể dục thường
xuyên, đưa võ cổ truyền vào nhà trường, phát động những cuộc thi võ cổ truyền
trên cả nước…”[10]
Với việc ủng hộ đưa Vovinam vào trường học của Bộ, phong trào
Vovinam sẽ có cơ hội để phát triển hơn nữa tạo ra một lực lượng học sinh tập
luyện Vovinam ở khắp cả nước, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để tuyển chọn ra
các nhân tố xuất sắc để đào tạo chuẩn bị cho các cuộc đấu quốc gia, quốc tế.[10]
Cũng như các môn thể thao khác việc giảng dạy hay huấn luyện võ Vovinam cho
đối tượng học sinh THPT là một quá trình sư phạm nhằm tác động một cách có
hệ thống vào khả năng chức phận của cơ thể học sinh để hướng tới những kết
quả tốt. “Đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự tác động của lượng vận động
thông qua các động tác các bài tập kỹ thuật với những hình thức và phương tiện
khác nhau để nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy huấn
luyện”[9].
Nhiệm vụ của người giảng dạy và huấn luyện Vovinam phải dựa trên đặc

điểm, cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản của quá trình huấn luyện và phải đảo
bảo được sự phát triển toàn diện của người học. Phải được thực hiện có mục đích
rõ ràng dựa trên kế hoạch đã được đề ra và thực hiện theo từng giáo án. Đây là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định kết quả giảng dạy
huấn luyện[8].
6


Vì vậy vai trò của người giáo viên giáo dục thể chất giảng dạy là không
ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững chương trình tài
liệu, tổ chức trao đổi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy; trên cơ sở đó mà mạnh
dạn cải tiến phương pháp giảng dạy – huấn luyện, nâng cao chất lượng công tác
chuyên môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực Trạng về đặc điểm học TTTC Vovinam ở trường THPT.
Đối với học sinh THPT Vovinam là một môn học mới nên tất yếu sẽ gặp
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy,
những bài tập còn nghèo nàn chưa có cơ sở lý luận khoa học rõ ràng để phù hợp
với thời gian và đối tượng giảng dạy. Môn võ Vovinam được lưu truyền trong đời
sống chủ yếu theo hình thức chỉ dạy trực tiếp là chính, việc truyền dạy kỹ thuật
chỉ mang tính kinh nghiệm học tập được của người dạy, chưa có một hệ thống lý
luận rõ ràng, các tài liệu nghiên cứu khoa học về kỹ thuật Vovianm rất ít và hầu
như ít phổ biến. Đối tượng giãng dạy thì tập luyện một cách bắt chước, tập đối
phó, tập theo phong trào, chưa hiểu sâu sắc về kỹ thuật và tầm quan trọng của
đòn đánh những kỹ năng đã chuyển thành kỹ xảo xấu rất khó sửa. “Hiện nay,
Vovinam được đưa vào giảng dạy trong trường học thì nhu cầu tất yếu phải có
một hệ thống kỹ thuật cũng như lý luận giảng dạy, phương pháp rõ ràng và hiệu
quả cho học sinh dể nắm bắt, dể hiểu”[10].
2.2.2.Thực trạng về phương pháp giảng dạy kỹ thuật vovinam cho học sinh
THPT.

Việc huấn luyện kỹ thuật Vovinam cho học sinh có thể được xem là một
nghệ thuật sư phạm mang tính khoa học. Người giáo viên phải biết vận dụng
kiến thức về võ học, võ thuật…để truyền thụ cho học sinh về lý thuyết, kỹ thuật.
Việc huấn luyện học sinh chịu tác động từ nhiều phía: Từ giáo viên , từ
chương trình, sân bãi, điều kiện thể lực của các em ... “Ở độ tuổi THPT 16-18 là
lứa tuổi hầu như phát triển hoàn thiện về sinh lý”[3]. Thực tế trong huấn luyện
trong nhiều năm qua, ở đối tượng này mọi người huấn luyện viên, võ sư đều cho
rằng:
- Rất khó huấn luyện độ mềm dẻo ở cơ khớp cho các em, trong khoảng thời
gian ngắn 10 tiết trong một kỳ học TTTC . Nên nó làm ảnh hưởng không nhỏ
đến kỹ thuật và biên độ động tác tiếp thu kỹ thuật của học sinh [6]
- Những nội dung giảng dạy huấn luyện Vovinam trong phân phối chương
trình TTTC cho học sinh THPT là mới lạ và có một số kỷ thuật có độ khó cao.
Ví dụ như: Kỹ thuật đá tạt, kỹ thuật đá đạp và một số kỹ thuật tấn…
- Chưa có một chương trình nào hay phương pháp huấn luyện kỹ thuật
Vovinam nào được soạn thảo riêng để giảng dạy cho học sinh THPT.
7


-Năm học 2011-2012, Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ
thông nên tấp cả đang còn nghèo nàn cơ sở vật chất thiếu kinh nghiệm về
phương pháp dạy học kỹ thuật Vovinam[7].
- Đội ngủ giáo viên có chuyên môn về Võ thuật nói chung và võ vovinmam
nói riêng để tâm huyết dạy TTTC bằng nội dung vovinam cho học sinh THPT là
rất ít, thiếu người giúp đỡ trong quá trình làm mẫu, phân tích các kỹ thuật động
tác…
*Chính vì vậy xuất phát từ những vấn đề trên mà giáo viên phải tự chọn
ra cho mình những phương pháp tốt nhất, hiệu quả và phù hợp nhất để giảng
dạy và huấn luyện cho học sinh của mình.
2.2.3. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện các

phương pháp dạy TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2
* Những điểm khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Chỉ có một giáo viên tham gia giảng dạy nội dung TTTC Vovinam
- Không có người trợ giúp trong quá trình thị phạm động tác và trợ giảng
- Thời gian giảng dạy TTTC Vovinam quá ngắn (Chỉ 10 tiết trong 1 năm
học cho 1 khối) nên giáo viên khó truyền đạt hết nội dung trong phân phối
chương trình cho học sinh năm bắt hết.
- Giáo viên còn thiếu các tài liệu, tư liệu về giảng dạy Vovinam đặc biệt
các phương pháp huấn luyện Vovinam cho học sinh THPT hầu như là không có.
+ Vế phía học sinh:
- Học sinh ở trường THPT triệu sơn 2 đa số là con nhà thuần nông ngoài
công việc học tập các em còn phải phụ giúp gia đình công việc nhà và hầu như
các em ít có điều kiện và thời gian để chơi các môn thể thao nhất là các môn võ
thuật thì còn mới lạ đối với các em nên việc các em học TTTC Vovinam hầu như
là mới lạ và thể lực cơ bản của các em còn yếu nên khó đáp ứng được việc tiếp
thu một số kỹ thuật khó trong chương trình TTTC Vovinam[7].
- Trang phục của học sinh trong giờ học còn chưa đáp ứng được việc học các
kỹ thuật và tập luyện các thế tấn.
+ Về phía nhà trường
- Cơ sỡ vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập và
huấn luyện của nhà trường chưa có hoặc chưa đáp ứng được cho quá trình giảng
dạy và huấn luyện[6]
- Do tiết học thể dục được bố trí học xen kẻ với các tiết học văn hóa trong
một buổi nên trang phục của học sinh chưa đáp ứng được việc học và luyện tập
kỹ thuật võ vovinam.
*Những điểm thuận lợi:
8



- Là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, năng động trong công việc chịu khó
tìm tòi, học hỏi và tâm huyết với nghề.
- Bản thân trước đây cũng đã từng đi dạy và huấn luyện võ phong trào trong
nhiều năm. Có trình độ chuyên môn về võ thuật cao. Học sinh nhiệt tình, siêng
năng chăm chỉ, hứng thú trong luyện tập[7].
* Chính từ những thực trạng của những khó khăn và thuận lợi đó đã
làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ làm thế nào đó để tìm ra các
phương pháp giảng dạy, huấn luyện để khắc phục được những khó khăn đó,
đồng thời trên cơ sở đó gây ra được phong trào luyện tập môn Vovinam phát
triển trong trường học.
2.2.4. Cơ sở để tìm ra các phương pháp giảng dạy huấn luyện hiệu quả. Trước
tiên theo tôi quan niệm cũng như lý luận trong dạy học và huấn luyện
thể dục thể thao là phải dựa trên các nguyên tắc luyện tập. Như nguyên tắc vừa
sức, hệ thống…Vì theo lý luận TDTT thì luyện tập TDTT muốn đạt được hiệu
quả cao thì các phương pháp đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi ... Đây là một
trong những cơ sở quan trọng để tôi đưa ra phương pháp giảng dạy huấn luyện
phù hợp với học sinh, chính vì thế sáng kiến của tôi đã lần lượt trải qua hai giai
đoạn như sau:
Giai đoạn 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số phương pháp
giảng dạy huấn luyện kỹ thuật Vovinam phần nội dung thể thao tự chọn cho học
sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn 2: Từng bước tiến hành áp dụng các phương pháp và đánh giá
hiệu quả của nó trong quá trình giảng dạy huấn luyện Vovinam cho học sinh
Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phương pháp lập kế hoạch và biên soạn giáo án trước khi lên lớp.
- Để việc giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh THPT có đạt được
hiệu quả hay không thì việc lập kế hoạch, biên soạn giáo án chuẩn bị phương
tiện, dụng cụ giảng dạy và tập luyện là khâu quan trọng hàng đầu không thể
thiếu được một người giáo viên trước khi lên lớp làm nhiệm vụ giảng dạy.

2.3.1.1 Phương pháp lập kế hoạch để giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho
học sinh THPT triệu sơn 2.
Lập kế hoạch giảng dạy là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các
yếu tố, là nhân tố quyết định tốt nhất để thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra.
Đây là chức năng đầu tiên của người giáo viên khi tiến hành lên lớp giảng dạy
bất kỳ một nội dung hay chương trình học nào. Bởi lẽ kế hoạch gắn liền với việc
lựa chọn và tiến hành bằng các phương pháp, phương tiện hoạt động tiếp theo
nhằm đáp ứng và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
9


Để xây dựng kế hoạch TTTC Vovinam tôi luôn bám sát vào khung phân phối
chương trình (PPCT) của Bộ và của Sở đã ban hành. Theo đó thì các nội dung kỹ
thuật phải dạy cho học sinh cả 3 khối THPT là như sau.
TT
Kỹ thuật cơ bản
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 10
- - Lối chào nghiêm lễ
- Các lối đấm: Đấm thẳng, đấm móc, đấm lao
1 - 4 lối gạt cạnh tay: Gạt số 1, gạt số 2, gạt số 3 và gạt số 4

- 4 lối chém cạnh tay: Chém lối 1, Chém lối 2, Chém lối 3, Chém lối 4
- - 5 kỹ thuật tấn: Lập tấn, trung bình tấn, đinh tấn, cung tiễn tấn, trảo mã
- Đá tạt, đá thẳng, trỏ lối 1
- Khóa gỡ : Bóp cổ trước lối 1
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 11
- Trỏ số 2, trỏ số 3, trỏ số 4
-Khóa gỡ : Bóp cổ trước lối 2, nắm ngực áo lối 1, 2, ôm trước không tay,
2
ôm ngang hông, ôm sau có tay

- Đấm múc, đấm thấp, đấm bật ngược
- Ngã trước, ngã lộn trước vai trái, ngã ngửa lộn sau
- Đá đạp ngang
3
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 12
-Khóa gỡ: Ôm sau không tay, bóp cổ sau lối 1, 2, khóa dắt tay số 2,
- Đoàn chiến lược từ số 1, 2, 3, 4, 5
Bảng1: Bảng thống kê các nội dung học kỹ thuật TTTC vovinam của ba
khối học sinh THPT theo PPCT.
Vậy dựa vào khung PPCT TTTC Vovinam quy định học kỷ thuật cho từng
khối tôi đã lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch, soạn giáo án, chuẩn bị phương
tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và luyện tập cho mỗi lớp học theo chương
trình ba năm học liên tiếp bằng phương thức như sau.
+ Áp dụng dạy chương trình TTTC Vovinam cho học sinh bắt đầu từ lớp 10
+ Áp dụng dạy vào cuối học kỳ 2 lớp 10 và cuối học ký 1 của lớp 11 và lớp 12.
Qua việc lên kế hoạch và sắp xếp như vậy mới đảm bảo tính kế thừa, tính tuần tự
tính liên tục vì khoảng cách thời gian nối tiếp gần nhau hơn nên giúp học sinh dễ
nhớ lại kiến thức cũ.
Tôi đã áp dụng phương pháp lập kế hoạch này vào thực tiễn giảng dạy ở
trường THPT Triệu sơn 2 cho học sinh bắt đầu từ năm đầu cấp lớp 10 và theo
dạy cho đến hết năm học lớp 12 và đồng thời trong quá trình đó luôn sử dụng
các phương tiện dụng cụ hỗ trợ cho giảng dạy và luyện tập. Nhờ đó mà các
học sinh được tôi giảng dạy ba năm liên tiếp đa số là nắm bắt vững chắc về
các kỹ thuật động tác trong chương trình TTTC Vovinam THPT.
10


2.3.1.2: Phương pháp soạn giáo án trước khi lên lớp dạy TTTC Vovinam cho
học sinh THPT Triệu Sơn 2 .
Giáo án đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp người thầy quản lí

thời gian dành cho mỗi tiết dạy được tốt hơn. Quan trọng hơn, giáo án có tác
dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm về kiến
thức và kỹ năng mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó người thầy sẽ dễ dàng
hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề
phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian[ 9]
Giáo án dành cho môn thể dục hiện nay là một thể thức tổng hợp, phức tạp bao
gốm nhiều hoạt động, nội dung học đan xen trong một tiết học nên đòi hỏi giáo
viên và học sinh phải chủ động tích cực, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.
Giáo án dành cho nội dung học võ thuật nói chung và võ Vovinam nói riêng lại
mang tính đặc thù riêng biệt và phức tạp bởi tính chất hoạt động của nó nên khi
phải lồng ghép vào dạy một lúc 2 đến 3 nội dung môn học trong một tiết học thể
dục 45 phút. Ví dụ (Trong một tiết học thể dục ở lớp 11 ( Cầu lông + TTTC +
Chạy bền) ) mà nội dung TTTC lại là học võ vovinam thì nó càng trở nên phức
tạp và khó khăn hơn cho cả thầy và trò.
Xuất phát từ thực tiễn phức tạp khó khăn đó qua nhiều năm huấn luyện, biên
soạn giáo án và đứng lớp dạy các đối tượng là HS THPT, tôi đã tự đúc rút, đưa
ra cho mình một mẩu giáo án phù hợp với đặc điểm của học sinh THPT tại vùng
miền nơi tôi dạy và vừa đáp ứng được đầy đủ nội dung theo PPCT của Bộ.
MẨU GIÁO ÁN ĐIỂN HÌNH MÔN THỂ DỤC THPT HỌC 3 NỘI DUNG 1 TIẾT

GIÁO ÁN THỂ DỤC LỚP 11
TIẾT SỐ ….(PPCT)

Ngày soạn….tháng….năm 2017
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dương

CẦU LÔNG - TTTC(VOVINAM) – CHẠY BỀN
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cầu lông: + Ôn :……………………………………………………………..

+ Học mới: ………………………………………………………..
* Biết được một số kỹ thuật… cầu lông …………………………..
- TTTC vovinam:+ Ôn:……………………………………………………………..
+ Học mới : ………………………………………………………...
* Biết được một số kỹ thuật …Vovinam………………………….
11


2. Kĩ năng:
- Học sinh nắm và thực hiện được kỹ thuật …cầu lông………………………….
- Học sinh nắm và thực hiện được kỹ thuật …Vovinam…………………………
3. Thái độ:
- Tự giác, chăm chỉ, tích cực luyện tập trong giờ học
II- Địa điểm - Phương tiện, dụng cụ.
Địa điểm : Sân học thể dục của trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
Phương tiện: Giáo án, tranh ảnh ( nếu có).
Dụng cụ: Vợt cầu lông 2 đôi, 2 hộp cầu cột, lưới, đích đấm 5 cái, thảm nhỏ
5m2
III- Tiến trình lên lớp:
Định lượng
Nội dung
Phương pháp tổ chức
SL
TG
-

12


1. Nhận lớp, khởi động.

A.Nhận lớp

(8’)
2’

- Hs: Cán sự tập hợp
lớp và báo cáo
- GV: Nhận lớp, hỏi về
tình hình sức khỏe, Phổ
biến mục tiêu, kiến thức,
kỹ năng, nội dung và giao
nhiệm vụ.
B. Khởi động.
- Khởi động chung.
+ Bài khởi động chung
8 động tác: xoay cổ tay,
cổ chân, xoay khớp
khuỷu tay, xoay vai,
Xoay cổ, Xoay hông,
đầu gối, Bào tập chạy
tại chổ, baì tập ép
dọc, ép ngang,
-Khởi động chuyên môn.
+ Khởi động họcVovinam
+ Khởi động học cầu lông

GV*






- Gv: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu
cầu
- Đội hình khởi động chung
2x8n

6’
2’















GV+
4’

- Đội hình khởi động chuyên môn giáo
viên cho 2 hàng bên trái quay sau khởi
động theo chuyên môn riêng theo nhóm

học Vovinam và nhóm học cầu lông

- Kiểm tra bài cũ
- Nội dung kiểm tra bài cũ sẽ để vào cuối
phần cũng cố bài của từng nội dung học

13


2. Phần cơ bản:

(28’)

A: Cầu lồng:
+Ôn:............................
+ Học mới:....................

(14’)
3’
3’

* Tổ chức luyện tập kỹ

5-7l
1-2l
10l

6’

* Cũng cố nội dung học:

Gọi 2-3 học sinh lên thực
hiện các kỹ thuật đã học

2’

(14’)
5-7l
1-2l
10l

3’
3’
6’
2’

C. Chạy bền trên địa
hình tự nhiên.






thuật mới học.

B. TTTC Vovinam:
+ Ôn :.............................
+ Học mới:.....................
* Tổ chức luyện tập kỹ
thuật mới học.

* Cũng cố nội dung học:
Gọi 2-3 học sinh lên thực
hiện các kỹ thuật đã học

- Chia lớp thành 2 nhóm nam, nữ luyện
tập riêng. Nhóm nam luyện tập và học
kỹ thuật Cầu lông, nhóm nữ luyện tập và
học kỹ thuật Vovinam. Sau khoảng 15
phút đổi nhóm cho nhau.

(5’)

Nam*
GV



Nữ*

- Đội hình khởi động chuyên môn và ôn
bài cũ theo phân nhóm học nội dung cầu
lông và Vovinam











+ Đội hình học cầu lông và củng cố bài.
- GV làm mẫu, phân tích động tác . Tổ
chức cho HS tập luyện, quan sát sữa sai.

1-2l

- Đội hình học Vovinam, củng cố bài
GV

+ Nam : n vòng 200m\1
vòng
+ Nữ: n-2 vòng 200m\1
vòng
3.PhÇn kÕt thóc:
- Hồi tỉnh: Thả lỏng
- GV giao bài tập về nhà
- Xuống lớp




- Đội hình chạy bền trên địa hình tự
nhiên
(4’)
GV+






Theo cách biên soạn giáo án này của tôi đã xắp xếp, bố trí được các nội
dung dạy và học hợp lý đồng thời quản lý, phân phối được khoảng thời gian
vừa đủ 45 phút trong một tiết nên giữa các nội dung học không bị chồng
chéo, thiếu hụt hay bị cháy giáo án. Chính vì vậy mà học sinh được nắm bắt
đầy đủ các nội dung học kỹ thuật một cách chắc chắn.
14


2.3.2.Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyên môn Vovinam cho học sinh
THPT Triệu sơn 2.
Giảng dạy kỹ thuật cơ bản Vovinam là nội dung đặc biệt quan trọng của quá
trình dạy học TTTC Vovinam. Nhằm giúp cho học sinh nắm vững được những
kỹ thuật cơ bản trong từng giai đoạn cụ thể của chương trình học.
2.3.2.1. Phương pháp dạy kỹ thuật đòn căn bản trong TTTC Vovinam THPT.
Ðòn căn bản là những kỹ thuật phản công cơ bản gồm các đòn đánh như:
Đoàn đấm, đá , đỡ, chém, trỏ…. Tất cả đều có 4 bước thực hiện:
Bước 1. Thuộc đòn: Trong khi thực hành động tác nên giải thích thật rõ ràng và
xoáy vào trọng tâm của kỹ thuật, tránh nói nhiều, lan man, lạc đề.
Bước 2. Thực hành chậm: Cho học sinh xoay đôi vào nhau, kỹ thuật được thực
hiện chậm, đòn phát trúng đích.
Ví dụ: Tập đòn đấm thẳng.
+ A đấm thẳng phải chạm vào B (B đứng yên)
+ B đấm thẳng phải chạm vào A (A đứng yên)
Bước 3 . Ðộng tác nhanh dần:
Sau khi võ sinh thực hiện động tác đã tương đối thuần thục, ta cho tăng tốc
độ luyện tập bằng cách ghép 2 động tác thực hiện trong một lời hô, sau đó ghép
3 và 4 động tác.
Cuối cùng của bước này là mỗi bên phải thực hiện toàn bộ kỹ thuật trong một

tiếng đếm kết hợp với các tấn.
Bước 4 . Luyện phản xạ:
Người giáo viên không cần phát hiệu lệnh để thị giác của võ sinh không được
thính giác trợ giúp và chỉ cần nói tên của kỹ thuật như đấm thẳng phải, đấm móc
phải,…. Rồi để cho hai bên tự tập, mỗi bên ra đòn một lần. Giáo viên đi chỉnh
sửa mà không ảnh hưởng đến không khí luyện tập, học sinh không bị gò bó nên
học sinh có sự ganh đua gây không khí hào hứng luyện tập.
*Đây là phương pháp chung mà tôi thường hay áp dụng khi vào dạy các kỹ
thuật căn bản cho học sinh nó không những giúp học sinh nắm bắt nhanh
các kỹ thuật động tác mà còn làm cho học sinh đễ hiểu, dễ tập, dễ nhớ lâu và
thực hiện chuẩn xác các động tác.
2.3.2.2. Phương pháp huấn luyện một thế võ Vovinam cho học sinh
THPT Triệu sơn 2..
Để giảng dạy một thế võ cho học sinh dễ nắm bắt dễ hiểu tôi thường truyền đạt
cho học sinh theo những bước sau:
Bước 1: Giới thiệu , nói tên thế võ , đòn mới
- Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học
như : “ Khóa gỡ là gì? Chiến lược là gì?. . . học để làm gì?” [8]
- Biểu diễn cho võ sinh xem một thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó.
15


Bước 2: Giải thích thế võ gồm có mấy động tác
+ Việc này tiến hành từng bước:
- Giới thiệu toàn bộ động tác .
- Yêu cầu làm động tác và cách thức làm động tác .
+ Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản , chủ yếu quyết định đến kết quả động tác .
Chú ý , khi giải thích phải :
+ Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, nổi bật được những điểm cần chú ý. Tránh giải
thích dài dòng làm cho võ sinh ngồi lâu để nghe.

Làm mẩu động tác :
+ Giáo viên làm mẫu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, gây cho học sinh
hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắc để học sinh dễ tiếp thu vào làm theo.
+ Có 2 cách làm mẫu :
1 - Làm mẫu toàn bộ động tác
2 - Làm mẫu từng phần, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích
- Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy.
+ Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm : Đối diện và cùng chiều .
Bước 3: Điều khiển võ sinh tập theo khẩu lệnh.
+ Sau khi giáo viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho học sinh tập theo
nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn chính xác. Sau đó mới té
ngã, đối với những động tác khó, phức tạp thì nên cho tập đi tập lại nhiều lần.
+ Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát.
+ Động tác nào còn yếu, giáo viên làm mẫu lại để khắc phục những lỗi sai.
Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa động tác sai lầm
+ Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu sót, làm
động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm, Tìm ra được
nguyên nhân thiếu sót là do phương pháp huấn luyện, do trình độ người tập, hay
do động tác phức tạp?. Sau khi tìm được nguyên nhân phải sửa chữa ngay.
Biện pháp sửa chữa thiếu sót
Giáo viên phải đi lần lượt từng nhóm , từng người để uốn nắn động tác làm sai.
Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung, giáo viên chọn một em nào sai nhiều nhất,
vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể lớp .
+ Giải thích , chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác
+ Làm mẫu lại động tác
+ Yêu cầu làm lại động tác chính xác : Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến toàn bộ
*Tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp giảng dạy một thế võ này áp dụng
vào dạy kỹ thuật khóa gỡ và đòn chiến lược cho học sinh để nhằm giúp học
sinh nhanh tiếp thu và hiểu được từng yếu lĩnh của động tác, từ đó giúp các
em tập luyện chuẩn xác động tác kỹ thuật hơn.

16


2.3.2.3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật té ngã trong TTTC Vovinam
cho học sinh THPT Triệu sơn 2.
Kỹ thuât té ngã trong Vovinam có nhiều lối té cơ bản nhưng trong phần học
TTTC Vovinam cho học sinh THPT chỉ học có 3 lối té ngã đó là: Té ngã sấp
trước, té ngã lộn trước vai trái, té ngã ngửa lộn sau.
Khi giảng dạy té ngã theo tiến trình thấp lên cao, từ dễ tới khó, và thuần thục
mới dạy sang cái khác. “Trước khi té ngã các giáo viên cần phải huấn luyên các
học sinh về thể chất, tay chân, các cơ bắp mạnh khoẻ, rắn chắc, dẻo dai, như: hít
đất, nhảy xổm, chạy, v.v…. để hỗ trợ các kỹ thuât té ngã” [4]
Giáo viên viên phải chỉ dẫn những bài tâp hỗ trợ sau các giờ tâp trước khi về,
để giúp cho các học sinh quen dần với sư ngã té như: CÁC BÀI TÂP TRƠ GIÚP
1/Bài tâp : “lăn mình như ngựa gỗ”
Chủ yếu giúp cho cơ bụng và sống lưng rắn chắc , đầu không va cham dất,
*Thưc hành.
-Ngồi chum, chân nhón gót, hai tay ôm lấy chân, đầu cúi xuống ngưc, lưng co
thành vòng tròn. Từ từ Ngã người ra sau trong tư thế co ,và lăn mình ra sau, rồi
trở lai, cứ lăn đi lăn lai, không cho đầu cham đất,và lăn mình trên hai bắp thit[4].

1
2
3
Hình ảnh : Hướng dẫn tập các bài tâp bổ trợ té ngã lăn . Hình (1,2,3}[10].
2/Bài tâp Búng thẳng người .
Giúp cơ bung, phát triển nâng cơ tay.
-Ngồi chum người, chân nhón gót, 2 tay để hai bên hông, xuôi tay theo hai chân
-Ngã người ra sau, búng thẳng người hai chân lên trời,,dầu co vào ngưc,hai
tay dẩy manh xuống nền, sau đó hai bàn tay đỡ vào hông để nhấc thẳng chân lên


1
2
3
Hình ảnh:Hướng dẫn tập các bài tâp bổ trợ té ngã lộn người . Hình (1,2,3}[10].
3/Bài tâp lăn ngang.
17


Tay chống xuống đất, tung thẳng chân sau như hít đất. Tay co lai, nằm úp xấp
măt xuống đất, tâp lăn người qua phải, qua trái .

1
2
3
Hình ảnh:Hướng dẫn tập các bài tâp bổ trợ té ngã lăn ngang . Hình (1,2,3)[10].
TÓM LAI:
- Dạy té ngã phải đươc chuẩn bi kỹ càng, phải tâp những bài tâp hỗ trơ, tay chân,
bung phải rắn chắc để giúp cho lộn dễ dàng
- Không nôn nóng khi dạy ngã, học sinh ngã té bi đau, sẽ sợ và không muốn tâp.
* Tôi sử dụng phương pháp dạy các kỹ thuật té ngã này cho học sinh và
luyện tâp từ dễ tới khó, từ nhe đến nặng, thuần thục rồi mới sang bài kế tiếp,
giải thích kỹ khi các học sinh không hiểu và cho tập các bài tập bổ trợ trước
khi thực hiện tập các động tác ngã, có như thế các em mới tiếp thu đươc tốt
kỹ thuật và giám thực hiện được động tác ngã.
2.3.3. Phương pháp tái hiện trong dạy kỹ thuật Vovinam cho học sinh
THPT Triệu sơn 2.
Phương pháp tái hiện là phương pháp tập luyện với các hình ảnh được lưu lại
trên võ não, là phương pháp sử dụng khả năng ghi nhớ, vận dụng và sáng tạo của
các bài tập võ thuật trong hệ thần kinh của người học. Đây là phương pháp tập

luyện võ thuật không bằng hành động, mà bằng tư duy (thông thường chúng được
kết hợp sử dụng với lời nói). Phương pháp tái hiện có tác dụng to lớn trong quá
trình tiếp thu các bài học mới, giúp hình thành trong võ não những ”rãnh” kỹ thuật
cần thiết cho quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo sau này[8].
Phương pháp tiến hành bằng 3 cách sau:
+ Sau mỗi buổi dạy kỹ thuật song giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà
tái hiện lại kỹ thuật động tác bằng cách vẽ lại và mô tả các kỹ thuật động tác võ
Vovinam ra trên giấy rồi sang tiết sau giáo viên sẽ kiểm tra và sẽ sửa sai trong phần
củng cố bài. Qua những lần tái hiện và vẽ ra được động tác kỹ thuật đó nó sẽ giúp
cho học sinh nhớ được lâu và nhớ chuẩn xác động tác hơn.
+ Cho học sinh mô tả trình bày lại động tác thông qua lời nói diễn giải để các
em tái hiện lại những kỹ thuật đã học. Đây là phương pháp thường được sử dụng để
kiểm tra bài cũ và củng cố bài cho học sinh. Đây cũng là phương pháp tái hiện rất
hiệu quả để giúp học sinh nhớ được lâu và thực hiện chính xác động tác.
18


+ Giáo viên chỉ đọc ra tên các động tác, các đòn thế để cho học sinh phải thực
hiên theo bằng cách tái hiện trong đầu ra để tập theo. Đây là phương pháp hữu hiệu
và thường sử dụng trong quá trình ôn luyện các động tác cũ, bài cũ.
*Tôi luôn sử dụng phương pháp tái hiện này như một phương tiện trong
giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam cho học sinh thông qua việc ôn luyện các kỹ
huật cũ cho học sinh bằng cả ba hình thức trên. Bởi vì nó không những giúp
cho học sinh của tôi nhớ lại được kiến thức cũ lâu hơn mà còn làm đúng động
tác mỗi khi thực hiện lại kỹ thuật.
2.3.4.Phương pháp sử dụng các phương tiện, dụng cụ để giảng dạy và tập
luyện kỹ thuật TTTC vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2.
Để hỗ trợ trong quá trình dạy kỹ thuật Vovinam cho học sinh THPT triệu
sơn 2 ngoài việc sử dụng những phương tiện chuyên môn như máy chiếu, tranh
ảnh ra tôi còn sử dụng các phương tiện thông tin như, băng đĩa, Các đôạn video

kỹ thuật do Liên Đoàn Vovinam Việt Nam cung cấp, sử dụng máy quay video
máy chụp ảnh cá nhân và tư liệu chuyên môn về Vovinam để hỗ trợ vào trong
quá trình dạy kỹ thuật cho học sinh[6].
* Phương pháp tiến hành và sử dụng :
Áp dụng phương tiện vào dạy học kỹ thuật như máy chiếu, máy chụp và
quay cá nhân ( bằng điện thoại cảm ứng) và tranh ảnh để minh họa. Như dùng
máy chiếu và các đầu thu phát để chiếu các đoạn video, các bài thi có các nội
dung thi Vovinam mà tôi đang dạy cho học sinh xem để các em học hỏi và rút
kinh nghiệm, các đoạn video thường là các bài tập mẫu của các võ sư hoặc các
nội dung thi đấu đỉnh cao của các VĐV thi quốc tế mà đạt được giải cao. Sử
dụng máy chụp ảnh, quay video cá nhân để quay lại các nội dung bài tập, bài thi
của học sinh rồi xem lại chậm, phát hiện những điểm yếu những điểm chưa thực
hiện được để từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa kỹ thuật cho các học sinh, giúp các
em tích cực luyện tập hơn và tự sữa chữa, nhận ra được nhược điểm của mình.
Áp dụng một số dụng cụ vào giảng dạy kỹ thuật và tập luyện cho học sinh
như, đích đá lăm bơ, đích đấm, thảm xốp nhỏ 5m2. Như dùng vào trong tập luyện
thì đích lăm bơ dùng để cho học sinh tập luyện các kỹ thuật đấm và đá vào đó
còn thảm xốp thì để học sinh tập té ngã và giáo viên làm mẫu thị phạm động tác.
việc sử dụng các dụng cụ này sẽ giúp học sinh định hình tốt được động tác, nắm
bắt chắc về kỷ thuật, gây ra hưng phấn cho học sinh tích cực luyện tập.
* Bằng việc áp dụng thêm phương pháp này tôi đã tạo nên những tác động
quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình dạy kỹ thuật động tác chuẩn xác cho
học sinh, vứa rút ngắn được thời gian giảng dạy và nâng cao hiệu quả của học
sinh trong việc luyện tập kỹ thuật Vovinam.
19


2.3.5.Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình dạy kỹ thuật Vovinam
“ Thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên mới có thể đánh giá được quá trình
thực hiện kế hoạch giảng dạy, xác định hiệu quả các phương pháp, phương tiện

dụng cụ giảng dạy”[9]. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả qua học TTTC
Vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2 bao gồm các hình thức kiểm tra sau:
- Sử dụng phương pháp quan sát và đánh giá kết quả tập luyện của học sinh.
Như thông qua các buỗi tập để quan sát các học sinh của mình tập luyện.
- Sử dụng các bài tập, các nội dung kiểm tra để đánh giá về các mặt kỹ thuật,
- Sử dụng máy quay video cá nhân quay lại những bài tập, kỹ thuật và nội
dung thi của học sinh rồi xem lại để phân tích, nhận xét và đánh giá. Có như vậy
mới có thể xem xét và đánh giá chuẩn từng học sinh của mình trong mọi góc độ.
Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể, kịp thời cho từng học sinh, lớp học và các
khóa học tiếp theo.
*Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh tôi
luôn sử dụng phương pháp này như một phương tiện chủ yếu để phân tích
đánh giá hiệu quả của quá trình giảng dạy kỹ thuật trong từng tiết học, từng
lớp và từng khối học.
ơ

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiệu quả của quá trình sử dụng các phương pháp, phương tiện, dụng cụ vào
trong quá trình dạy học kỹ thuật Vovinam được đánh giá thông qua kết quả thi
tổng kết cuối học kỳ II năm học 2016-2017 bằng nội dung TTTC Vovinam của 8
lớp học sinh trường THPT Triệu sơn 2 được thể hiện qua bảng tổng hợp sau.
Tổng
Kết quả thi học kỳ 2
%
%
TT
Lớp học
TTTC Vovinam
HS
Đạt

Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
1
10C4
44
39
5
88,64
11,36
2
10C5
41
39
2
95,95
4,05
3
10C6
43
42
1
97,47
2,53
4
10C7
41
39
2
95,95

4,05
5
11B4
39
37
2
94,18
5,82
6
11B5
39
39
0
100
0
7
11B6
38
37
1
97,26
2,74
8
11B7
40
38
2
95
5
Bảng 2 : Bảng tổng hợp kết quả điểm thi học kỳ 2 bằng TTTC Vovinam của 8

lớp học sinh trường THPT Triệu sơn 2 năm học 2016-2017
Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh có điểm đạt ở các lớp do
tôi dạy chiếm tỉ lệ rất cao từ 88,64% cho đến 100% đây là kết quả nói lên việc tôi
áp dụng các phương pháp, phương tiện, dụng cụ vào trong giảng dạy Vovinam
20


cho học sinh trong trường là có hiệu quả và chất lượng tốt. Không những vậy mà
trình độ vận động và thể lực của học sinh cũng được tăng lên và tiến bộ rõ rệt
thông qua kỳ thi kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của các học sinh vào cuối
năm học vừa qua đều đạt 100% đủ sức khỏe lên lớp.
Hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp, phương tiện, dụng cụ vào trong
giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2 còn
được thể hiện rõ nét hơn ở những kỳ thi học sinh giỏi môn võ Vovinam cấp Tỉnh
hàng năm thì trường tôi luôn đạt được các thành tích cao nhất, nhì toàn đoàn trong
khối trường THPT trong toàn Tỉnh. Điều đặc biệt hơn là tại các kỳ thi Hội Khỏe
Phù Đổng Toàn Quốc gần đây trường tôi luôn có học sinh tham gia và đạt giải cao.
Điển hình như HKPĐ TQ lần thứ 9 năm 2016 vừa qua trường THPT Triệu Sơn 2
đóng góp 10 học sinh tham gia thi đấu ở nội dung Võ Vovinam và đã mang về 7
giải HCĐ Quốc gia. Đó là một kết quả không nhỏ đóng góp vào thanh tích chung
xếp thứ 3 toàn đoàn trên toàn quốc cho nền thể thao học đường tỉnh nhà.
T
Giới
Thành
Họ và tên
Lớp
Nội dung thi
T
tính
tích

11A1
Nữ
- Long hổ quyền
1 Hứa Thị Tú
2 HCĐ
- Song luyện 3 nữ
11A2
Nữ
- Song luyện 3 nữ
2 Lê Thị Ngọc Anh
-Đa luyện nữ vũ khí
3 HCĐ
- Đa luyện tay không
3 Lê Ngọc Tuấn
11A4
Nam - Ngũ môn quyền
1 HCĐ
11A4
Nam
- Đa luyện vũ khí nam
4 Nguyễn Minh Hưng
- Đa luyện nữ vũ khí
3 HCĐ
- Đa luyện tay không
Lưu Văn Dũng
10B5
Nam - Đa luyện vũ khí nam
5
- Đa luyện vũ khí nữ
3 HCĐ

- Đa luyện tay không
Nguyễn Bá Khoa
10B2
Nam - Đa luyện vũ khí nam
6
- Đa luyện vũ khí nữ
3 HCĐ
- Đa luện tay không
Bảng 3: Bảng kết quả đạt được của học sinh trường THPT triệu sơn
2 tham gia thi tại Hội khỏe phù đổng toàn quốc năm 2016.
Qua những kết quả đã đạt được trên. Tôi có thể khẳng định rằng những
phương pháp, phương tiện, dụng cụ do tôi cải tạo và đã áp dụng sáng tạo vào
trong thực tiễn giảng dạy Vovinam cho học sinh trường THPT triệu sơn 2
trong thời gian qua là mang lại hiệu quả cao, góp phần làm cho phong trào
giáo dục trong nhà trường ngày càng phát triển nhiều hơn mà như năm học
vừa qua trường tôi được xếp thứ 5/106 trường THPT trong tỉnh về chất lượng
giáo dục học sinh giỏi.
21


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy tôi đi đến một số bài
học kinh nghiệm, kết luận và kiến nghị như sau.
3.1. Bài học kinh nghiệm:
Qua áp dụng một số phương pháp giảng dạy kỹ thuật TTTC vovinam cho học
sinh trường THPT Triệu sơn 2 với những kết quả đã đạt được tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm như sau:
+Phương pháp lập kế hoạch và biên soạn giáo án TTTC Vovinam THPT.
+Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyên môn TTTC Vovinam THPT.
+ Phương pháp tái hiện trong dạy kỹ thuật TTTC Vovinam THPT.

+ Phương pháp sử dụng phương tiện, dụng cụ trong giảng dạy TTTC Vôvinam.
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình dạy kỹ thuật TTTC Vovinam THPT.
Trên đây là những phương pháp tôi đã cải tạo và áp dụng giảng dạy sáng tạo
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường và tình trạng, thể chất của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy TTTC Vovinam ngoài việc sử dụng các phương pháp,
phương tiện dụng cụ cần phải có sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần
trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, dám nghĩ dám làm của người thầy và sự nổ lực
cố gắng học tập của học sinh.
3.2.Kết luận.
Qua những kết quả đạt được trong quá trình dạy học kỹ thuật Vovinam cho
học sinh trường THPT Triệu sơn 2 đã giúp tôi tự tin và mạnh dạn hơn trong công
việc huấn luyện, giảng dạy trong nhà trường và đó là cơ sở giúp tôi tiếp tục phát
huy phát triển phong trào dạy và huấn luyện Vovinam trong trường học tốt hơn.
- Hiệu quả áp dụng của các phương pháp này còn có thể đạt cao hơn nữa nếu
thời gian giảng dạy được dài hơn và chương trình học TTTC Vovinam cho học
sinh THPT được sâu rộng và chuyên sâu hơn.
- Khả năng phát triển của các phương pháp này sẽ phát huy tốt hơn nữa nếu
được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện cho giảng dạy, tập
luyện và thi đấu.
-Trong quá trình huấn luyện và giảng dạy kỷ thuật môn Vovinam việc áp
dụng sáng tạo các phương pháp, phương tiện vào huấn luyện cho học sinh để từ
đó lựa chọn ra phương pháp giảng dạy phù hợp là hoàn toàn cần thiết. Có như
vậy mới nâng cao được thành tích của quá trình giảng dạy và huấn luyện.
3. 3. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục thể chất nói chung
và môn Vovinam nói riêng tại trường THPT triệu sơn 2 cho phép tôi có một số
kiến nghị như sau:
- Để cho công tác đưa võ dân tộc vào trường học được phát triển và có chất
lượng thì phải được sự đầu tư và quan tâm hơn nữa của các cấp ban ngành.
ơ.


22


- Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên
và tạo điều kiện hơn nữa của gia đình, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về vật
chất cũng như tinh thần để giúp các em tích cực, hứng thú ham thích học và
luyện tập tạo thuận lợi cho việc nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao.
- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm động viên hơn nữa về vật chất và
tình thần cho giáo viên cũng như đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất như phòng tập,
dụng cụ tập luyện, phương tiện huận luyện có như vậy giáo viên mới có đủ điều
kiện tập trung vào chuyên môn giảng dạy để có thể tìm ra được các phương pháp
mới nâng cao thành tích học tập.
- Đối với sở GD-ĐT cần tổ chức nhiều các lớp tập huấn, lớp học hỏi kinh
nghiệm cho giáo viên về kỹ thuật và phương pháp giảng dạy Vovinam để giáo
viên có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tổ chức nhiều giải thi đấu
Vovinam cho học sinh và đặc biệt nhất là hỗ trợ và cung cấp các cơ sở vật chất,
trang thiết bị dung cụ cho luyện tập và thi đấu Vovinam cho nhà trường.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, với một khả năng còn nhiều
giới hạn nhưng bằng sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề tôi mạnh dạn trình
bày lại kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể
thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 mà bản thân đã áp dụng
và thấy đạt được nhiều hiệu quả cao. Qua đây cũng rất mong được sự đóng
góp ý kiến và học hỏi thêm những kinh nghiệm quí giá khác của quý vị võ sư,
HLV, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy huấn luyện môn Vovinam để
sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Dương

23


Tài Liệu Tham Khảo.
[1]. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào
tạo ra ngày 22/7/2008.
[2 ]Giáo trình lý luận và phương pháp TDTT, PGS - TS Nguyễn ToánNXB TDTT Hà nội- 2001.
[3]. Giáo trình sinh lý học TDTT- Nhà xuất bản TDTT – 1985.
[4]Kỹ thuật Vovinam – Việt Võ Đạo tập 1, NXB TDTT-2008.
[5]. Luật giáo dục và những quy định mới nhất về giáo dục và đào tạo,NXB.
[6]. Nguyễn Văn Dương, GV Trường THPT Triệu sơn 2, Huyện Triệu sơn,
tỉnh Thanh hóa, - “ Một số phương pháp huấn luyện đội tuyển vovinam cho học
sinh trường THPT Triệu sơn 2 Huyện Triệu sơn – Thanh hóa” SKKN năm học
2011-2012.
[7].Nguyễn Văn Dương, GV Trường THPT Triệu sơn 2, Huyện Triệu sơn,
tỉnh Thanh hóa, - “Một số kinh nghiệm trong huấn luyện quyền Vovinam cho học
sinh trường THPT Triệu sơn 2,Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”- SKKN năm
học 2013-2014.
[8].Phương pháp luận võ thuật-trung tâm đào tạo HLV thể thao Việt Nam.
NXB TDTT-2000.
[9]. Phương pháp giảng dạy TDTT trường học, Nhà xuất bản TDTT Hà
Nội- 2001.

[10]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguần: />- Nguồn:
- Nguồn: />24


Danh Mục Những Từ Viết Tắt.
1.

TDTT : Thể dục thể thao.

2.

HLV : Huấn luyện viên.

3.

VĐV: Vận động viên.

4.

HS : Học sinh.

5.

BT : Bài tập.

6.

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo.


7.

THPT : Trung học phổ thông.

8.

QĐ-BGDĐT: quyết định bộ Giáo dục đào tạo.

9.

TTTC : Thể thao tự chọn.

10.

SL : Số Lượng.

11.

TG : Thời gian.

12.

SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm.

13.

HKPĐ : Hội khỏe phù đổng

25



×