Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Bài tập lớn môn Phân tích hoạt động kinh tế: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục và phân tích doanh thu theo mặt hàng của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.19 KB, 42 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT

MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ...........................4
§1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.................................4
§2. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài............................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH................................................................10
Chương 1: Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo khoản mục
..........................................................................................................................10
§1. Mục đích, ý nghĩa....................................................................................10
§2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo khoản mục.............11
§3.Kết luận....................................................................................................27
Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng
..........................................................................................................................31
§1. Mục đích, ý nghĩa....................................................................................31
§2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng............32
§3. Kết luận...................................................................................................51
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................54

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 1


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất thường được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện
tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng đó. Phân tích


là quá trình nghiên cứu tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp với hoạt động sản
xuất kinh doanh của con người. Vậy phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân
giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các
phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu
hướng vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì vậy,
để đạt được mục tiêu của mình thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp đều rất quan trọng đối với mọi nhà quản lý. Mà để đạt được lợi nhuận, doanh
nghiệp chú trọng đến tình hình sử dụng chi phí sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm của
mình. Từ việc phân tích 2 chỉ tiêu trên doanh nghiệp có thể phát hiện những sai sót của mình
trong khâu sản xuất cũng như kinh doanh đề xuất các biện pháp và phương hướng cải tiến
phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Là sinh viên ngành kinh tế khi học môn học “Phân tích hoạt động kinh tế” em đã được
học và hiểu được tác động của 2 chỉ tiêu chi phí và doanh thu đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định. Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ hữu
hiệu nhằm đánh giá chính xác thực trạng, kết quả và hiệu quả kinh doanh của các hoạt động
đầu tư, hoạt động tài chính trong quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vì vậy, với đề tài bài tập lớn : Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục và
phân tích doanh thu theo mặt hàng của doanh nghiệp em xin trình bày nội dung bài theo 3
phần:
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 2



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
 Phần 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế
 Phần 2: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục và phân tích
doanh thu theo mặt hàng của doanh nghiệp
 Phần 3: Kết luận và kiến nghị

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 3


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
1. Đánh giá chung
Dựa vào số liệu bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục ta thấy:
Tổng chi phí kỳ nghiên cứu tăng lên đáng kể so với kỳ gốc. Tổng chi phí kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc đạt gần 127 % tức tăng so với kỳ gốc gần 27% tương ứng với số tăng tuyệt đối là
8.708.929.000 đồng và số tăng tương đối 8.055.578.000 đồng. Điều này cho thấy xét về mặt
về tương đối hay tuyệt đối tổng chi phí của đơn vị tại kỳ nghiên cứu đều tăng do đó đơn vị
đã bội chi; chứng tỏ rằng tại kỳ nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có
nhiều lãng phí hơn so vs kỳ gốc. Cụ thể như sau:
+ Trong khoản mục chi phí phát sinh có xu hướng tăng tại kỳ nghiên cứu: ta thấy khoản
mục chi phí có mức tăng tương đối cao so với các khoản mục chi phí phát sinh cùng kỳ
đó là khoản mục chi phí bán hàng với mức tăng 37,04% tương ứng với mức tăng bội chi
tuyệt đối 2.214.381.000 đồng, mức tăng bội chi tương đối 2.094.818.000 đồng so với kỳ
gốc. Cũng tăng nhưng lượng tăng ít hơn, ta phải kể đến khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong kỳ với 72,2% tại kỳ nghiên cứu, 69,5% tại kỳ gốc đó là khoản mục chi phí sản
xuất chế tạo sản phẩm với mức tăng 31,58% tương ứng với mức tăng bội chi tuyệt đối
7.169.871.000 đồng, mức tăng bội chi tương đối 6.715.792.000 đồng so với kỳ gốc. Với

lượng tăng như vậy thì chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm đã làm cho tổng chi phí của đơn
vị tăng lên đáng kể với 21,95% => đây cũng là khoản mục chi phí gây ảnh hưởng lớn
nhất đến tổng chi phí của doanh nghiệp tại kỳ nghiên cứu.
+ Nếu như chi phí bán hàng và chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm là 2 xu hướng có mức
tăng đáng kể thì khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng giảm tại kỳ
nghiên cứu. Qua bảng phân tích tình hình chi phí sản xuất theo khoản mục ta có thể thấy
khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so toàn bộ chi phí bỏ ra
trong kỳ chỉ với khoảng hơn 12% tại kỳ gốc nhưng tại kỳ nghiên cứu con số này đã giảm
xuống chỉ còn 8%. Vì vậy với mức giảm chỉ với khoảng gần 17% và chỉ tiết kiệm với
675.323.000 đồng so với kỳ gốc dẫn đến mức giảm của khoản mục chi phí này chỉ làm
tổng chi phí của đơn vị tại kỳ nghiên cứu tiết kiệm với 2,07% _ một con số không đáng
kể so với mức tăng của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm.
2. Phân tích chi tiết từng nhân tố
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 4


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
Như đã đánh giá một cách khái quát nhất về bảng phân tích chi phí sản xuất theo
khoản mục. Ta có thể đưa ra một số nguyên nhân giả định dẫn đến biến động của tổng chi
phí tại kỳ nghiên cứu:
- Do doanh nghiệp chủ động mở rộng qui mô sản xuất, mở thêm một số xưởng sản xuất
mới nên nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp tăng lên trong kỳ nghiên cứu.
- Do khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều nên doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tiêu
thụ sản phẩm của mình nên đã phải đẩy mạnh công tác bán hàng.
- Do xu hướng chung của thị trường đang thiếu những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất
nên doanh nghiệp đã đẩy mạnh công tác sản xuất sản phẩm.

Nhưng để tìm hiểu sâu hơn chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết hơn những nguyên nhân
dẫn đến sự biến động về những chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời đề ra các biện pháp để
các khoản mục chi phí phát sinh là tiết kiệm, là hợp lý, tránh lãng phí.
 Đối với khoản mục chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng: chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm kỳ nghiên cứu
chiếm 72,2% trong tổng chi phí của doanh nghiệp_ chiếm mức tỷ trọng lớn nhất trong các
khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ. So sánh với kỳ gốc, khoản mục chi phí sản xuất chế
tạo sản phẩm đã tăng lên 7.169.871.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 31,58%. Đồng thời
tại kỳ nghiên cứu doanh nghệp đã bội chi 6.715.792.000 đồng về mặt tương đối, đã ảnh
hưởng gần 21% đến tổng chi phí của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Khoản mục chi phí
này gồm có: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất
chung.
 Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Ở khoản mục chi phí này, ta có thể nhận thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tỷ
trọng khá lớn trong tổng chi phí ở cả 2 kỳ. Tại kỳ gốc, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ
chiếm có 28,30% trong tổng chi phí cùng kỳ tương ứng với 9.244.919.000 đồng, nhưng sang
kỳ nghiên cứu con số này đã tăng lên và chiếm 30,10% trong tổng chi phí tương ứng với
12.454.322.000 đồng tức đã tăng lên 34,72% so với kỳ gốc. Do đó ở kỳ nghiên cứu, doanh
nghiệp đã bội chi 3.209.403.000 đồng về mặt tuyệt đối và bội chi 3.024.505.000 đồng về mặt
tương đối. Sự biến động này có thể do một số nguyên nhân sau:

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 5


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Nhu cầu sản phẩm về loại sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trên thị trưòng tăng,

doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng. Do đó doanh nghiệp phải nhập thêm
nguyên vật liệu về để sản xuất thêm sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. (1)
- Doanh nghiệp chủ động mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm một số xưởng sản xuất
mới nên nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp tăng lên trong kỳ nghiên
cứu. (2)
- Do công tác quản lý nguyên vật liệu chưa tốt khiến doanh nghiệp thất thoát một số
lượng nguyên vật liệu đầu vào. (3)
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. (4)
- Doanh nghiệp tăng ca sản xuất cần nhiều nguyên liệu hơn.
Trong 5 nguyên nhân nêu ra ở trên giả định nguyên nhân thứ (1) (2) (3) là những nguyên
nhân chính tạo sự biến động về nguyên vật liệu trực tiếp ở kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc:
+ Xét về nguyên nhân thứ 1 (1): Nhu cầu sản phẩm về loại sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất trên thị trường ở kỳ nghiên cứu tăng hơn kỳ gốc, đã giúp cho đơn vị nhận thêm được
nhiều đơn đặt hàng từ các bạn hàng với số lượng lớn. Trước nhu cầu đó doanh nghiệp đã
nhập nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm phục vụ khách hàng. Việc mua thêm
nhiều nguyên vật liệu đầu vào đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh
nghiệp. Đồng thời, do doanh nghiệp mua được đầy đủ số nguyên vật liệu đầu vào để sản
xuất đủ số sản phẩm mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng trong đơn đặt hàng với khách hàng
nên tạo được uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng của mình trên thị trường, từ đó tạo lợi
nhuận cho doanh nghiệp từ việc bán sản phẩm đó. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh
hưởng tích cực tổng chi phí của doanh nghiệp.
+ Xét đến nguyên nhân thứ 2 (2): doanh nghiệp đã chủ động mở rộng quy mô sản xuất,
thêm nhà xưởng sản xuất. Cùng với việc mở rộng quy mô doanh nghiệp phải mua thêm
một số máy móc thiết bị, thuê thêm công nhân...và đặc biệt hơn là phải mua thêm nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm. Từ đó chi phí nguyên vật liệu tăng lên, nhưng tốc độ
tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên doanh nghiệp vừa hoạt động
kinh doanh có hiệu quả vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đây là nguyên nhân
chủ quan ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp nên có
biện pháp để tiếp tục phát triển về mặt này.
 Biện pháp đề xuất:

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 6


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Doanh nghiệp nên tiếp tục tiến trình mở rộng quy mô sản xuất nhưng bên cạnh đó
doanh nghiệp nên có kế hoạch chi tiêu để mở rộng quy mô hợp lý tránh tình trạng
lãng phí tiền vốn của doanh nghiệp mà không thu được lợi, đồng thời khai thác tối
đa tiềm năng của nghiệp.
- Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác thăm
dò thị trường, nắm bắt cơ hội có thể sản xuất thêm sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng
cao để tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình.
- Doanh nghiệp cũng nên có một số chính sách để đẩy mạnh quy mô sản xuất của
mình ra thị trường quốc tế. Bằng việc cử một số cán bộ có năng lực đi tìm hiểu,
điều tra phong tục, thói quên lối sống và đặc biệt là nhu cầu của một số thị trường
của các quốc gia lân cận từ đó lập kế hoạch chiến lược, dựa trên tiềm năng sẵn có
của doanh nghiệp cũng như chính sách mở cửa của Nhà nước để có thể xâm nhập
vào thị trường quốc tế.
+ Xét đến nguyên nhân thứ 3 (3): do doanh nghiệp chưa có một số biện pháp để quản lý
chặt chẽ cán bộ của đơn vị mình. Do đó không quản lý được chặt chẽ nên một số cán bộ
của doanh nghiệp thiếu trách nhiệm lơ là trong việc quản lý nguyên vật liệu nên đã gây
mất mát, hư hỏng một số nguyên liệu dẫn đến doanh nghiệp đã phải mua thêm một số
lượng nguyên vật liệu để bù vào chỗ nguyên vật liệu đã mất và hư hỏng. Do đó làm tăng
chi phí nguyên vật liệu, gây lãng phí cho doanh nghiệp từ đó thấy được khoản tiền này
chi ra là không hợp lý => đây là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp
nên doanh nghiệp phải có biện pháp để giảm thiểu những chi phí này.
 Biện pháp đề xuất:

- Doanh nghiệp nên đề ra một số mức phạt đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm,
lơ là trong công việc đồng thời có sự khen thưởng với những cán bộ có trách
nhiệm, làm việc chăm chỉ để tránh sự lãng phí do cán bộ thiếu trách nhiệm gây ra.
- Doanh nghiệp nên giám sát chặt chẽ khâu quản lý nguyên liệu đầu vào của doanh
nghiệp để tránh gian lận dẫn đến lãng phí tiền của doanh nghiệp.
 Chi phí nhân công trực tiếp:
Qua bảng phân tích ở trên ta có thể nhận thấy: ở kỳ gốc chi phí nhân công của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí với 29,6% tương ứng với 9.669.597.000
đồng nhưng sang đến kỳ nghiên cứu con số tăng lên rất nhanh nó đã lên tới 12.206.064.000
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 7


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
đồng tức đã tăng lên 26,23% so với kỳ gốc và nó cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể với
29,5% trong tổng chi phí phát sinh ở kỳ nghiên cứu. Đồng thời tại khoản mục chi phí cũng
đã cho thấy ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã bội chi 2.536.467.000 đồng về mặt tuyệt đối,
2.343.075.000 đồng về mặt tương đối và chính khoản mục chi phí này gây ảnh hưởng khá
lớn đến tổng chi phí của toàn doanh nghiệp. Sự biến động này có thể do một số nguyên nhân
sau:
- Doanh nghiệp nhận thêm một số đơn đặt hàng, nên cần tuyển thêm lao động để thực
hiện các đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường. (1)
- Doanh nghiệp chủ động mở rộng quy mô sản xuất, do vậy cần một số lượng lớn công
nhân được tuyển thêm.(2)
- Nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp tăng nên công nhân làm thêm ngoài giờ nhiều.(3)
- Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân công trực tiếp nên doanh
nghiệp tốn nhiều chi phí vào công tác đào tạo hơn.(4)

- Chính sách lương cho người lao động do nhà nước quy định tăng.(5)
Trong các nguyên nhân kể trên giả định nguyên nhân (1) (3) (5) là những nguyên
nhân trực tiếp làm tăng chi phí nhân công của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc:
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): do nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp
tăng nhanh ở kỳ nghiên cứu nên doanh nghiệp đã nhận được một số đơn đặt hàng của các
bạn hàng. Do vậy ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã tuyển thêm lao động để sản xuất
được đúng số lượng, chất lượng sản phẩm như đã ký với bạn hàng và kịp thời gian giao
hàng. Vì vậy doanh nghiệp không chỉ phải trả lương cho số lao động ban đầu của doanh
nghiệp mà còn phải chi thêm để trả cho số lao động đã tuyển thêm dẫn đến chi phí nhân
công trực tiếp tăng lên ở kỳ nghiên cứu nhưng không thể không nói đến khi tuyển thêm
lao động sản xuất doanh nghiệp sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của bạn hàng, tạo dựng được
uy tín trên thị trường, thu hút được nhiều bạn hàng khác và đặc biệt đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp => khoản chi phí này chi ra là hợp lý. Chính vì vậy đây là nguyên nhân
khách quan ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ 2 (3): do khối lượng công việc ở kỳ nghiên cứu tăng lên nhiều so
với khối lượng công việc ở kỳ gốc. Mà do đơn vị trả lương cho công nhân tính trên sản
phẩm làm ra. Vì vậy doanh nghiệp đã thu hút công nhân của mình làm thêm để có được
thu nhập cao bằng cách làm thêm ngoài giờ. Chính sách này khuyến khích người lao động
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 8


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
làm thêm ngoài giờ, vừa giúp tăng thu nhập cho người lao động, nhưng hơn cả là giúp
doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó giúp
doanh nghiệp tăng doanh thu, thêm lợi nhuận. Đây là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng
tích cực đến doanh nghiệp. Song doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp để tránh

người lao động làm việc quá sức.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần bố trí các ca làm việc một cách hợp lý tránh để thời gian làm
việc giữa các ca gần nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người lao động.
- Doanh nghiệp nên đưa ra một số quy định khen thưởng cho người lao động có năng
suất lao động cao để kích thích tinh thần làm việc của họ.
- Đồng thời doanh nghiệp phải có những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho những
người lao động làm ca muộn để không ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của họ.
- Doanh nghiệp cũng cần làm tốt công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ để
tránh hỏng hóc, gián đoạn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp mình.
+ Xét nguyên nhân thứ 3 (5): Tại kỳ nghiên cứu chính sách lương do Nhà nước quy định
tăng hơn so với kỳ gốc. Do đời sống của nhân dân nói chung ngày một tăng lên, Nhà
nước đã quyết định điều chỉnh tăng mức lương cơ bản ở kỳ nghiên cứu. Mức lương cơ
bản tăng làm cho số tiền trả công nhân sản xuất nói riêng và công nhân viên trong doanh
nghiệp tăng lên. Trong điều kiện số lượng công nhân làm việc trong bộ phận sản xuất của
doanh nghiệp nhiều vì thế mà số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả lương cho bộ phận này
đã tăng lên so với kỳ gốc. Do đó, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp.
Vì vậy khi chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp tăng lên kéo theo tồng chi phí
tăng lên. Mặc dù vậy, doanh nghiệp không thể tăng giá bán của sản phẩm lên quá cao
ngay trong kỳ nghiên cứu để tăng doanh thu nhằm
bù mức tăng của chi phí do tăng chi phí lương này được. Vì thế, việc lương phải chi trả
cho công nhân tăng đột ngột do chính sách tăng mức lương cơ bản của của Nhà nước đã
ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy khoản mục chi phí này
phát sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 9



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT

 Chi phí sản xuất chung:
Ở kỳ gốc ta có thể thấy rằng khoản mục chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp
chiếm 11,6% tương ứng với 3.789.436.000 đồng trong tổng chi phí phát sinh của doanh
nghiệp cùng kỳ. Nhưng sang đến kỳ nghiên cứu con số này đã tăng lên 37,58% tức tăng
1.424.001.000 đồng so với kỳ gốc cụ thể là khoản mục chi phí sản xuất chung chiếm 12,6%
tương ứng với 12.206.064.000 đồng trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Sự biến động này
có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp đưa các phân xưởng mới vào hoạt động. (1)
- Doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên phân xưởng. (2)
- Doanh nghiệp chuyển một số cán bộ, công nhân viên từ bộ phận khác sang bộ phận phân
xưởng. (3)
- Doanh nghiệp mua thêm máy móc thiết bị dùng cho bộ phận phân xưởng.(4)
- Doanh nghiệp mua thêm một số công cụ dụng cụ sản xuất mới thay thế cho một số công
cụ dụng cụ sản xuất cũ.(5)
Giả định trong 5 nguyên nhân nêu trên có nguyên nhân (1) (2) là những nguyên nhân
làm tăng chi phí sản xuất chung của doanh nghiêp ở kỳ nghiên cứu:
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): Do ở cuối kỳ gốc doanh nghiệp đã thấy được lợi thế của
một số mặt hàng mới nên đơn vị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng
mới để sản xuất mặt hàng này. Do đó ở đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã đưa ngay
phân xưởng mới này vào hoạt động từ đây đã làm tăng chi phí sản xuất chung tính trên
toàn bộ phận phân xưởng của doanh nghiệp. Khi chi phí sản xuất chung tăng đã làm cho
tổng chi phí của kỳ nghiên cứu tăng. Việc đưa vào hoạt động các phân xưởng đã giúp
doanh nghiệp đáp ứng được một số mặt hàng mới trên thị trường đem lại doanh thu cho
doanh nghiệp. Trên bước đường xa hơn doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất
của đơn vị trong thời gian tới. Như vậy việc mở thêm phân xưởng mới sẽ giúp doanh
nghiệp đảm bảo sự phát triển về con đường phía trước của doanh nghiệp. Do đó, đây là

nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến tổng chi phí của doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 10


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Doanh nghiệp cần có những cái nhìn tổng quát về thị trường để tìm hiểu xu hướng
của các mặt hàng trên thị trường để có chiến lược đầu tư, phát triển quy mô hợp lý
và ổn định sự phát triển về lâu về dài của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò thị trường, nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó
nắm bắt cơ hội cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên có những biện pháp đề phòng những điều kiện tiêu cực như loại
sản phẩm mới của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng nhiều nhưng chỉ mang tính
thời vụ nên doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá, tiếp thị sản
phẩm mới để quan tâm tín dụng, biết đến để sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ
nhanh nhất có hiệu quả nhất.
- Mặt khác, doanh nghiệp cũng không vì nghiên cứu sản phẩm mới mà quên đi
những dòng sản phẩm đang phát triển hiện tại của doanh nghiệp tránh đánh mất thị
trường của mình về những mặt hàng đang phát triển.
+ Xét đến nguyên nhân thứ 2 (2): Trong kỳ gốc, các cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ
phận phân xưởng làm việc có hiệu quả cao, năng suất sản xuất tốt nên để khích lệ tinh
thần làm việc sang kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã quyết định tăng lương cho toàn bộ
người lao động làm việc trong bộ phận phân
xưởng. Điều này đã làm tăng chi phí sản xuất chung của toàn bộ doanh nghiệp làm ảnh
hưởng đến tổng chi phí kỳ nghiên cứu. Bên cạnh đó, khi tăng lương cho người công nhân

viên ở bộ phận phân xưởng thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của công nhân viên từ đó đảm
bảo được năng suất chất lượng sản xuất của toàn doanh nghiệp. Do đó, đây là nguyên
nhân chủ quan ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp nên đưa ra một số quy định về việc tăng lương tránh tăng lương quá
mức dẫn đến số tiền chi ra không hợp lý, đồng thời cũng để giảm sự chênh lệch
giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Đồng thời doanh nghiệp nên có chính sách giảm lương đối với những công nhân
không có trách nhiệm, hoặc làm việc không có hiệu quả để tránh tình trạng doanh
nghiệp tăng lương mà năng suất lao động của công nhân không cao.
 Từ việc đưa và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng chi phí của doanh nghiệp
ta có thể nhận định các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 11


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
phí sản xuất chung đều là những chi phí chi ra hợp lý trong kỳ nghiên cứu dẫn đến chi phí
sản xuất chế tạo sản phẩm tăng lên là hợp lý đối với doanh nghiệp.
 Đối với khoản mục chi phí bán hàng
Qua bảng số liệu ta nhận thấy ở kỳ gốc khoản mục chi phí bán hàng chỉ chiếm
18,3% tương ứng với 5.978.163.000 đồng trong tổng chi phí. Con số này tăng lên rất nhanh
ở kỳ nghiên cứu và đạt 8.192.544.000 đồng chiếm 19,8% trong tổng chi phí cùng kỳ tức đã
tăng lên 2.214.381.000 đồng với tốc độ tăng đạt 37,04% so với kỳ gốc. Chính sự biến động
này đã gây ảnh hường gần 7% đến tổng chi phí của doanh nghiệp. Sự biến động này có thể
do một số nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp đưa ra thị trường một số sản phẩm mới.(1)

- Doanh nghiệp có thêm một số chương trình khuyến mại.(2)
- Do doanh nghiệp mở thêm chi nhánh bán hàng.(3)
- Do đơn vị tuyển dụng thêm nhân viên bán hàng.(4)
- Số lượng sản phẩm gửi bán qua các đại lý nhiều nên số tiền hoa hồng cho các đại lý tăng
lên.(5)
Trong các nguyên nhân kể trên giả định rằng nguyên nhân (1) (2) là những nguyên
nhân trực tiếp gây ra biến động về sự tăng lên của chi phí bán hàng ở kỳ nghiên cứu.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): do ở kỳ gốc đơn vị đã nhận thấy sự phát triển của một số
sản phẩm nên đã cho xây dựng đầu tư thêm để sản xuất sản phẩm tiềm năng này. Đến kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp tung ra thị trường các sản phẩm mới đôi khi nó cũng là mới với
khách hàng vì vậy doanh nghiệp đã chi thêm một khoản tiền cho việc quảng cáo sản
phẩm đến người tiêu dùng, giúp họ nhận ra những mặt tích cực của sản phẩm mới và
chương trình đã gây ấn tượng tốt với khách hàng. Từ đó thu hút sự quan tâm của người
tiêu dùng giành được thị trường, bạn hàng với doanh nghiệp vừa đem lại hiệu quả kinh
doanh vừa đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, đây là nguyên nhân chủ quan có
ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận sâu sắc tránh đưa ra
những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng gây lãng phí chi
phí của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần có những chiến lược quảng bá sản phẩm ấn tượng có thể qua các
trang mạng xã hội, truyền hình, hội chợ hay triển lãm gây ấn tượng tốt với người
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 12


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT

tiêu dùng để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp khác có cùng sản phẩm với
doanh nghiệp mình. Nhưng doanh nghiệp không nên chi tiêu quá nhiều gây hoang
phí vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý tiết kiệm mà vẫn đem lại
hiệu quả kinh doanh.
- Bên cạnh đó trong một kỳ doanh nghiệp không nên đưa ra thị thường quá nhiều sản
phẩm mới tránh gây bão hòa dẫn đến sự nhàm chán của thị trường.
+ Xét nguyên nhân thứ hai (2): do kỳ nghiên cứu doanh nghiệp tri ân khách hàng kỷ niệm
ngày thành lập doanh nghiệp nên đã đưa ra một số chương trình khuyến mại đặc biệt như:
tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,... cho khách hàng của mình để kích thích nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm. Với việc mở thêm các chương trình khuyến mại, doanh nghiệp tiêu thụ
được lượng sản phẩm lớn đem lại doanh thu cho doanh nghiệp đồng thời cũng làm tăng
chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Do đó đây là nguyên nhân chủ quan tác động tích cực
đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp nên có kế hoạch chi tiêu cho các chương trình khuyến mại một cách
hợp lý đối với doanh nghiệp, không quá cao để có thể đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Đồng thời cũng tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần chọn đúng sản phấm, mặt hàng để áp dụng khuyến mại để kích
thích cầu thị thường. Nếu chọn sai sản phẩm doanh nghiệp sẽ lãng phí một số tiền
cho bán hàng mà không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên ký hợp đồng với một số nhà cung cấp các mặt
hàng khuyến mại để tạo mối quan hệ lâu dài với họ từ đó doanh nghiệp sẽ được
chiết khấu hàng bán, chiết khấu thương mại, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên chỉ áp dụng những ưu đãi khi có dịp mà
cần đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng sau mua hàng thường xuyên. Tạo sự
uy tín, tin dùng cho người tiêu dùng.
 Đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ta có thể thấy khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm 12,2% tương ứng
với 3.985.442.000 đồng trong tổng chi phí kỳ gốc. Nhưng sang kỳ nghiên cứu con số này đã
giảm nhưng không đáng kể gần 17% so với kỳ gốc tức sang kỳ này chi phí này chỉ còn

chiếm 3.310.119.000 đồng tức chiếm 8% trong tổng chi phí kỳ nghiên cứu. Khoản mục chi
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 13


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
phí này đã tiết kiệm 675.323.000 đồng về mặt tuyệt đối và 755.032.000 đồng về mặt tương
đối cho doanh nghiệp. Sự biến động này có thể do các nguyên nhân sau:
- Chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý kỳ này của doanh
nghiệp giảm so với kỳ trước. (1)
- Doanh nghiệp chủ động cắt giảm biên chế của bộ phận quản lý trong kỳ nghiên cứu.(2)
- Do trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp có một số cán bộ nghỉ hưu. (3)
- Do đơn vị tìm kiếm, ký kết và thực hiện hợp đồng đúng thời hạn nên giảm được chi phí bị
phạt về vi phạm hợp đồng so với kỳ gốc. (4)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài ở kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc. Do các giác cước điện
thoại, internet giảm hơn so với kỳ gốc.(5)
Giả định rằng trong các nguyên nhân trên có các nguyên nhân (1) (2) (3) là nguyên
gây tác động trực tiếp đến sự biến động của chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ nghiên
cứu:
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): Chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng dùng cho công
tác quản lý kỳ này của doanh nghiệp giảm so với kỳ trước. Ở kỳ gốc, doanh nghiệp đã
chủ động đầu tư nâng cấp mua sắm các đồ dùng văn phòng nhằm hỗ trợ tích cực cho bộ
phận quản lý do đó khi bước sang kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ các vật liệu, đồ dùng văn phòng cho bộ phận
bán háng vì vậy mà doanh nghiêp không trang bị thêm nữa. Do đó đã giảm được lượng
chi phí này trong kỳ nghiên cứu. Đây là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tích cực đến
tổng chi phí của doanh nghiệp.

 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần xác định đúng các trang thiết bị, vật liệu, đồ dùng cần mua để
đáp ứng sao cho bộ phận bán hàng hoạt động có hiệu quả nhất không nên mua quá
nhiều những đồ dùng không cần thiết gây lãng phí. Khiến chi phí bán hàng bỏ ra ở
kỳ gốc quá nhiều mà không phục vụ cho doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai (2): trong nền kinh tế hiên nay, mỗi doanh nghiệp cần không
ngừng hoàn thiện mình, nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt phải nắm bắt thị trường
một cách nhanh nhạy. Do đó đòi hỏi phải có bộ máy điều hành đơn giản chặt chẽ mà lại
hiệu quả nên doanh nghiệp đã thực hiên chính sách cắt giảm biên chế ở bộ phận quản lý
doanh nghiệp. Cắt giảm một số phòng ban không cần thiết hoặc hoạt động kém, cắt giảm
nhân viên điều hành có trình độ kém..... để đơn giản hóa bộ máy quản lý của doanh
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 14


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đã giảm được một phần chi phí cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan gây ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần lựa chọn đúng các phòng ban không cần thiết, nhân viên quản lý
có trình độ kém tránh cắt giảm sai đối tượng ảnh hưởng đến hoạt động, năng suất
của bộ phận quản lý.
- Sau khi cắt giảm các phòng ban hay nhân viên tại một bộ phận nào đó doanh
nghiệp cần bố trí lại các phòng ban hợp lý nhất để các bộ phận không bị thiếu
người hoặc làm giảm năng suất của bộ phận đó.
+ Xét nguyên nhân thứ ba (3): theo đúng chính sách của nhà nước quy định tuổi nghỉ hưu
của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong kỳ nghiên cứu tại bộ phân quản

lý doanh nghiệp có một số cán bộ đến tuổi về hưu nghỉ theo đúng chế độ. Song đây lại là
những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ cao, gắn bó với doanh nghiệp từ lâu
hiểu rất rõ về doanh nghiệp nên dù cho giảm được một phần chi phí để chi trả lương cho
những người cán bộ này thì doanh nghiệp vẫn mất đi một số cán bộ có năng lực. Đồng
thời, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí đào tạo cán bộ trẻ để đảm bảo năng lực
quản lý doanh nghiệprồi sau đó thay thế vào chỗ của các cán bộ này. Do đó đây là nguyên
nhân khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
§3.Kết luận
1. Kết luận
Qua việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phân
tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất theo khoản mục. Ta có thể thấy rằng tổng chi
phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên so với kỳ trước là do các khoản mục chi phí có sự
biến động rõ rệt. Xét các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các khoản mục chi phí đó ta
có thể thấy một số khoản mục chi phí biến động hợp lý và một số khác lại gây ảnh hưởng
tiêu cực đến doanh nghiệp từ đó đã có những biện pháp đề xuất đảm bảo hoạt động của
doanh nghiệp. Từ việc xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân xuất phát từ bản
thân doanh nghiệp), đâu là nguyên nhân khách quan (nguyên nhân ngoài doanh nghiệp) ta có
thể tổng hợp lại như sau:
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 15


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
 Một số nguyên nhân chủ quan làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên gây
ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thêm nhà xưởng sản xuất. Dẫn đến khoản
mục chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tăng lên.

- Do khối lượng công việc của doanh nghiệp ở kỳ này tăng lên so với kỳ gốc nên
doanh nghiệp đã có chính sách tổ chức cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất
làm thêm giờ để đảm bảo khối lượng công việc của mình mà không cần thuê thêm
công nhân bên ngoài. Vừa không phải mất chi phí đào tạo công nhân mới mà còn
tạo năng suất cho công việc.
- Doanh nghiệp chủ động đưa một số phân xưởng mới vào hoạt động để sản xuất
mặt hàng đang có tiềm năng phát triển trên thị trường.
- Doanh nghiệp kích thích tinh thần, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công
nhân phân xưởng của mình bằng cách tăng mức lương hợp lý vừa đảm bảo chi phí
bảo tiền lương bỏ ra vừa làm cho chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm sản
xuất tăng lên. Đem lại hiệu quả công việc cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện một số ưu đãi khuyến mại đặc biệt đối với sản phẩm đang
có tiềm năng của mình kích thích sự nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mạnh hơn.
- Doanh nghiệp cắt giảm niên chế một số bộ phận cũng như cán bộ, nhân viên có
trình độ thấp hay làm việc không hiệu quả một cách hợp lý không ảnh hưởng đến
hiệu quả công việc của doanh nghiệp mình.
 Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp còn có một
số nguyên nhân chủ quan làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên không hợp
lý, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp vẫn chưa có công tác quản lý cán bộ công nhân viên chặt chẽ nên
vẫn còn tồn tại một số cán bộ, công nhân viên thiếu trách nhiệm, lơ là trong công
việc dẫn đến thất thoát một số nguyên vật liệu gây tổn thất cho doanh nghiệp.
 Ngoài ra, tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp có biến đông mạnh còn bị tác động bởi
một số yếu tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp (nguyên nhân khách quan). Ta có thể
liệt kê một số nguyên nhân như:
+ Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp:
- Trên thị trường nhu cầu tiêu dùng về loại sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
tương đối cao, doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội từ đó đẩy mạnh sản xuất.
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685

LỚP: QKT54_ĐH2

Page 16


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Doanh nghiệp nhận được thêm một số đơn đặt hàng từ phía các đối tác kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp:
- Nhà nước có quyết định về việc tăng mức lương cơ bản cho người lao động.
- Một số cán bộ quản lý lâu lăm của doanh nghiệp nghỉ hưu theo đúng độ tuổi lao
động mà Nhà nước quy định.
2. Kiến nghị
Từ những nguyên nhân kể trên, ta có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục những
mặt chưa tốt, duy trì những mặt tốt để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất:
- Doanh nghiệp bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất cần có sự xem xét thị trường để
mở rộng quy mô cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý đạt hiệu quả kinh doanh tốt
nhất. Tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp mà không đem lại hiểu quả kinh
doanh. Đồng thời doanh nghiệp cần phải có những chiến lược phát triển để đưa sản phẩm
của mình đến với bạn bè các nước làng giềng.....
- Doanh nghiệp có những chính sách khen thưởng với những cán bộ công nhân viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ, hết lòng, có trách nhiệm cao với công việc để họ có thể cống hiến cho
doanh nghiệp cao nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có mức phạt với những cán bộ
công nhân viên thiếu trách nhiệm, lơ là trong công việc. Đồng thời doanh nghiệp cũng
nên nâng cao năng lực quản lý, công tác quản lý đội ngũ lao động của mình.
- Cần đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm hoạt động tốt, tránh xảy ra
hỏng hóc, làm gián đoạn công việc của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò thị trường, nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó nắm
bắt cơ hội cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có chiến lược marketing, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đối với những sản

phẩm mới của mình. Tạo sự tin cậy cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Từ đó, tạo mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng về dòng sản phẩm doanh nghiệp sản
xuất.
- Doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, phát triển ra nhiều sản phẩm mới có tính năng tốt hơn,
hiệu quả hơn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc thi ngoài việc giả trí cho công nhân viên
còn có thể tìm ra những ý tưởng mới để công nhân cùng với doanh nghiệp tạo ra các sản
phẩm có nhiều ưu việt hơn nữa.
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 17


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Ngoài ra bên cạnh những chiến lược marketing, quảng cáo sản phẩm doanh nghiệp cũng

nên có dịch vụ chăm sóc khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Thông qua đó có thể tìm hiểu được khách hàng cần gì, muốn gì từ những sản phẩm mà
doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, thông qua những chương trình như vậy doanh nghiệp có
cơ hội tạo sự uy tín cho khách hàng về dòng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng
§1. Mục đích, ý nghĩa
1. Ý nghĩa
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hóa. Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc
vòng luân chuyển vốn.
- Có tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, Doanh nghiệp mới thu hồi vốn để tái sản xuất mở rộng,

tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, mới xác
định được kết quả tài chính cuối cùng là lãi hay lỗ và ở mức độ nào.
- Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan
đến chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà cũng thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là
nguồn quan trọng nhằm tích lũy vào ngân sách, vào các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng
quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Vì vậy phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định được đúng đắn những nguyên
nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
doanh nghiệp đạt mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, giá bán cao thị
trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh.
2. Mục đích
- Đánh giá chung tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, mặt hàng....
- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
tiêu thụ.
- Đề ra những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ cả về mặt số lượng và chất lượng.

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 18


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
§2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng.
1. Lập biểu
Chỉ tiêu phân tích: ∑D
Các nhân tố ảnh hưởng: D1;D2; D3;....;Dn
Phương trình kinh tế:

∑D = Dgiấy in + Dbút các loại + Dphấn + Dvở + Dmực in + Dcặp sách + Dsổ tay
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:
∑D0 = 47.457.321.000 đồng
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: ∑D1 = 48.321.466.000 đồng
Đối tượng phân tích: ∆D = ∑D1 - ∑D0 = 864.145.000 đồng
Trong đó:
∑D0: tổng doanh thu kỳ gốc
∑D1: tổng doanh thu kỳ nghiên cứu

2. Đánh giá chung
Dựa vào bảng số liệu phân tích chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng ta có thể thấy rằng
tổng doanh thu tăng chưa cao từ 47.457.321.000 đồng tại kỳ gốc lên 48.321.466.000 đồng tại
kỳ nghiên cứu. Như vậy ta thấy rằng tổng doanh thu tại kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng
gần 2% tương ứng với tăng 864.145.000 đồng. Đồng thời ta thấy: Tổng doanh thu của cả 2
kỳ đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố là 7 mặt hàng : giấy in, bút các loại, phấn vở, mực in,
cặp sách, sổ tay. Trong đó có 4 mặt hàng có xu hướng tăng đó là: giấy in, vở, cặp sách, sổ
tay; và có 3 mặt hàng có xu hướng giảm: bút các loại, phấn, mực in. Cụ thể như sau:
+ Trong nhóm mặt hàng có xu hướng tăng ở kỳ nghiên cứu chúng ta không thể không nhận
thấy sự tăng lên mạnh mẽ về mức tiêu thụ của mặt hàng vở. Chỉ chiếm với 3,5% tức
1.661.006.000 đồng trong tổng chi phí ở kỳ gốc nhưng sang kỳ nghiên cứu con số này
không dừng lại ở đó nó đã tăng lên đến 8.021.363.000 đồng chiếm 16,6% trong tổng chi
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 19


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
phí. Từ đây ta có thể thấy rằng doanh thu từ mặt hàng vở tăng lên với con số ấn tượng gần

383% so với kỳ gốc. Điều này cho thấy đơn vị hoạt động có hiệu quả cao trong công tác
đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này. Đây cũng là mặt hàng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất
đến tổng doanh thu kỳ nghiên cứu với hơn 13%. Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác
như cặp sách với mức tăng tương đối cao 61,80% tức là tăng 2.140.906.000 đồng; giấy in
đã tăng 1.100.513.000 đồng tương ứng với gần 8,7%; và mặt hàng có sức tăng không
đáng kể đó là sổ tay. Về doanh thu thu được từ mặt hàng sổ tay không có biến động nhiều
chỉ từ 4.650.818 đồng ở kỳ gốc lên 4.687.182.000 đồng ở kỳ nghiên cứu tức là chỉ tăng
có 36.364.000 đồng tương ứng với 0,78% _ một con số không đáng kể.
+ Trong nhóm mặt hàng có xu hướng giảm tại kỳ nghiên cứu ta phải kể đến mặt hàng có
sức tiêu thụ lớn nhất với 14.284.654.000 đồng tương ứng với việc chiếm hơn 30% trong
tổng doanh thu ở kỳ gốc nhưng sang đến kỳ nghiên cứu con số này đã thay đổi lớn nó
giảm tới 5.876.719.000 đồng tương đương với giảm hơn 41% khiến doanh thu từ việc
tiêu thụ mặt hàng này chỉ còn 8.407.935.000 đồng chiếm 17,4% trong tổng doanh thu có
được tại kỳ nghiên cứu. Chính sự sụt giảm này đã gây ảnh hưởng lớn đến mức tăng
doanh thu của kỳ nghiên cứu tới 12,38%. Điều này cho thấy ở kỳ nghiên cứu đơn vị
không chú trọng đến mặt hàng này. Bên cạnh đó cũng phải kể đến mức tiêu thụ của mặt
hàng phấn, doanh thu từ việc tiêu thụ mặt hàng này đã sụt giảm khá nhiều tại kỳ nghiên
cứu với mức giảm hơn 32% tương ứng với 2.425.366.000 đồng so với kỳ gốc cũng đã gây
ảnh hưởng đáng kể đến tổng doanh thu kỳ nghên cứu. Và cuối cùng mặt hàng có doanh
thu giảm nhẹ hơn so với 2 mặt hàng nói trên đó là mặt hàng mực in với con số
3.274.555.000 đồng ở kỳ gốc đã giảm xuống 2.802.645.000 đồng ở kỳ nghiên cứu tương
ứng với giảm hơn 14% tức giảm 471.910.000 đồng so với kỳ gốc.
 Từ trên ta có thể nhận xét rằng việc thay đổi doanh thu theo mặt hàng của đơn vị vẫn
chưa đạt hiệu quả cao. Do đơn vị vẫn để doanh thu tiêu thụ của một số mặt hàng chiếm tỷ
trọng cao ở kỳ gốc giảm mạnh ở kỳ nghiên cứu. Mà một số mặt hàng có doanh thu tiêu
thụ tại kỳ nghiên cứu có sức tăng chưa cao. Nên dẫn đến tổng doanh thu của kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc chưa có sự thay đổi lớn.
3. Phân tích chi tiết từng nhân tố
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685

LỚP: QKT54_ĐH2

Page 20


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng có thể thấy
tổng doanh thu kỳ nghiên cứu đã tăng nhưng tăng không cao hơn so với kỳ gốc. Doanh thu
của doanh nghiệp là tổng doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng trong kỳ nên nó chịu ảnh
hưởng của các mặt hàng tiêu thụ trong kỳ:

 Mặt hàng giấy in
Qua bảng ta có thể thấy rằng ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt hàng tăng lên cả về
quy mô lẫn tỷ trọng, nó đã tăng lên 1.100.513.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,69%.
Do đó doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này đã ảnh hưởng đến tồng doanh thu kỳ nghiên cứu
với 2,32%. Sự biến động này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp có thêm một số đại lý tiêu thụ mặt hàng này.(1)
- Doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm .(2)
- Một số bạn hàng đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp về việc mua mặt hàng này của
doanh nghiệp. (3)
- Doanh nghiệp đầu tư thêm vào mặt hàng này (4)
Trong các nguyên nhân kể trên, giả định nguyên nhân (1) (2) là nguyên nhân gây biến
động của mặt hàng này ở kỳ nghiên cứu:
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): doanh nghiệp đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình. Do đó mặt hàng này của doanh nghiệp bán chạy trên thị trường nên một
số đại lý đã tìm đến doanh nghiệp và đặt mua với số lượng lớn giúp doanh nghiệp tiêu thụ
dòng mặt hàng này. Từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó đây là
nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có
những biện pháp để thu hút và duy trì mối quan hệ với các đại lý.
 Biện pháp đề xuất:

- Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để thu hút thêm nhiều
các đại lý đặt hàng tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có những chương trình khuyến mại, giảm giá hàng bán cho những
các đại lý quen của doanh nghiệp và có thể tăng phần trăm hoa hồng cho các đại lý
một cách hợp lý nhất để duy trì mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với các đại
lý.
- Cần có chiến lược quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường, tạo niềm tin cho
người tiêu dùng tạo uy tín cho doanh nghiệp.
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 21


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
+ Xét nguyên nhân thứ hai (2): doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm. Tháng 12 năm ngoái
doanh nghiệp đã nghiên cứu phát triển ra loại giấy in mới. Loại giấy in mới này được làm
từ nguồn nguyên liệu rẻ hơn nhưng lại cho ra chất lượng giấy in tốt hơn có độ chống lóa
cao hơn, giấy dày hơn, kiểu dáng vượt trội, thân thiện với môi trường hơn hẳn các mặt
hàng cùng loại khác. Đặc biệt là loại giấy in này đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng, nó thích hợp với tất cả các loại máy photocopy, máy in phun và laser, in tái bản
offset.... vì vậy ngay từ tháng 4 doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất sản phẩm mới này và
đến tháng 9 cùng kỳ doanh nghiệp đã cho ra mắt loại giấy in này. Với giá cả phải chăng
phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, khách hàng rất hài lòng về mặt hàng này của doanh
nghiệp, tới mua và đặt hàng với doanh nghiệp nhiều. Tuy nhiên do sản phẩm mới ra mắt
doanh nghiệp mới chỉ sản xuất với số lượng có hạn nên số lượng bán ra chưa cao nhiều
hơn so với kỳ gốc. Nhưng đó là một tin vui với doanh nghiệp hứa hẹn phát triển trong kỳ
tiếp theo. Chính vì vậy, đây là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tích cực đến doanh
nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần đề ra những biện pháp hợp lý để thúc đấy mạnh mặt

hàng này:
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác quảng cáo, marketing sản phẩm đến thị
trường nhiều hơn để người tiêu dùng tin dùng, tạo uy tín trên thị trường. Từ đó có
thể lấy đà mở rộng quy mô sản xuất không chỉ ở trong nước và còn ra nước bạn.
- Doanh nghiệp cũng nên tận dụng thế mạnh này để ký thêm nhiều hợp đồng với bạn
hàng.
 Mặt hàng bút các loại
Qua bảng phân tích ta có thể nhận thấy doanh thu từ mặt hàng bút các loại chiếm
30,1% trong tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng ở kỳ gốc_ đây cũng là mặt hàng có
doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất so với doanh thu từ các mặt hàng khác trong kỳ. Nhưng
đến kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt hàng này đã giảm hơn 41% gần nửa so với kỳ gốc cụ
thể là doanh thu của mặt hàng này ở kỳ nghiên cứu chỉ chiếm 17,4% trong tổng doanh thu kỳ
nghiên cứu. Do đó mặt hàng này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng doanh thu trong kỳ

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 22


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
nghiên cứu cụ thể là đã làm giảm tổng doanh thu của doanh thu của doanh nghiệp 12,38%.
Vậy do đâu mà dẫn đến sự biến động này:
- Nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường giảm.(1)
- Doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng này(2)
- Thị trường bút các loại bão hòa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm dẫn đến thị
trường tiêu thụ mặt hàng này của doanh nghiệp bị thu hẹp.(3)
- Một số đối tác hủy bỏ hợp đồng với doanh nghiệp (4)

- Uy tín của doanh nghiệp về mặt hàng này giảm. (5)
Trong các nguyên nhân trên ta giả định nguyên nhân (2) (3) (5) là nguyên nhân gây
tác động đến tình hình tiêu thụ doanh thu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu:
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (2): doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng này. Do
ngay ở cuối kỳ gốc doanh nghiệp đã nhận ra mặt hàng sổ tay đang có tiềm năng tiêu thụ
cao ở kỳ nghiên cứu nên doanh nghiệp và lập kế hoạch giảm tỷ trọng mặt hàng bút các
loại để tập trung vào mặt hàng sổ tay. Vì vậy ngay ở đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã
tập trung sản xuất mặt hàng sổ tay mà không chú trọng đến sản xuất mặt hàng bút các loại
nữa. Do đó số lượng mặt hàng bút các loại giảm kéo theo doanh thu tiêu thụ của mặt hàng
này cũng giảm. Nhưng trên thực tế mặt hàng sổ tay lại tăng không đáng kể so với kỳ gốc.
Đây là nguyên nhân chủ quan gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu sản phẩm cho hợp lý tránh tình trạnh doanh
nghiệp chỉ tập trung vào một loại sản phẩm mà làm cho các sản phẩm khác không
được chú trọng sẽ làm cho rủi ro gặp phải là lớn.
- Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm giảm tỷ trọng sản xuất cần nghiên cứu tiến
hành điều tra một cách hợp lý và có kế hoạch giảm tỷ trọng hợp lý.
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định đúng mặt hàng giảm tỷ
trọng, mặt hàng nào tăng tỷ trọng. Tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp mình vì
chọn nhầm mặt hàng giảm hoặc tăng tỷ trọng.
- Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên có những phương thức bán hàng mới ngoài
phương thức bán hàng thủ công như là bán hàng online mở thêm trang mạng để
quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
+ Xét nguyên nhân thứ hai (3): Thị trường bút các loại bão hòa, trên thị trường có rất nhiều
loại bút cùng loại với đơn vị của các đơn vị khác trên thị trường có chất lượng tương
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 23



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
đương với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng do các đơn vị đó có chiến lược quảng cáo
sản phẩm gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng, cùng với đó các đơn vị khác cải thiện
được mẫu mã sản phẩm tác động vào thị hiếu người tiêu dùng mạnh. Do vậy năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp giảm dẫn đến thị trường tiêu thụ mặt hàng này của doanh
nghiệp bị thu hẹp. Do vậy thị trường tiêu thụ của mặt hàng bút các loại của doanh nghiệp
bị thu hẹp từ đó doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này giảm hơn so với kỳ gốc. Đây là
nguyên nhân chủ quan tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp cần cải thiện mẫu mã, chất lượng của mặt hàng này đồng thời có
chiến lược kinh doanh phát triển mặt hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
để có thể cạnh tranh được với các đơn vị khác để lấy lại thị trường về mặt hàng này
mà doanh nghiệp đã mất.
- Nghiên cứu thị trường chính xác để doanh nghiệp có những chiến lược quảng bá
sản phẩm của mình tốt nhất gây ấn tượng với khách hàng.
- Cần duy trì mối quan hệ tốt với các bạn hàng lâu năm, dành cho họ một số ưu đãi
để họ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ ba (5): Uy tín của doanh nghiệp về mặt hàng này giảm. Do kỳ trước
doanh nghiệp ký nhiều hợp đồng sản xuất mặt hàng này với số lượng lớn với các bạn
hàng. Do đó vì số lượng nhiều doanh nghiệp đã không đảm bảo được chất lượng của sản
phẩm do bạn hàng yêu cầu. Chính vì vậy, mà doanh nghiệp không thực hiện được đúng
các điều khoản hợp đồng là đảm bảo chất lượng sản phẩm nên không giữ được uy tín cho
doanh nghiệp mình. Do đó, ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã mất một số bạn hàng lớn
kéo theo số lượng mặt hàng bút các loại của doanh nghiệp sản xuất không nhiều, do đó
doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chủ quan gây ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp rút kinh nghiệm cho các đơn đặt hàng khác để tránh nhận quá nhiều

đơn đặt hàng mà không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, có các
chương trình khuyến mại, ưu đãi cho bạn hàng giống như một lời xin lỗi để tạo lại
niềm tin cho bạn hàng của mình.
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 24


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH QKT
- Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng của mặt hàng bút các loại để thiết lập lại
mối quan hệ với các bạn hàng trên thị trường.
- Để lấy lại thị trường doanh nghiệp cũng nên có một số chương trình khuyến mại
hay marketing tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh
nghiệp.
 Mặt hàng phấn
Ta có thể nhận thấy rõ ràng doanh thu của mặt hàng phấn có sự suy giảm về tỷ trọng
và quy mô của mặt hàng này qua 2 kỳ. Tại kỳ gốc doanh thu của mặt hàng phấn chiếm
15.7% tương ứng với 7.450.799.000 đồng trong tổng doanh thu cùng kỳ nhưng sang kỳ
nghiên cứu con số này chỉ còn 5.025.433.000 đồng tức chiếm 10,4% trong tổng doanh thu kỳ
nghiên cứu tương ứng với tốc độ giảm gần 33% và giảm 2.425.366.000 đồng so với kỳ gốc.
Do đó doanh thu của mặt hàng này đã ảnh hưởng đến sức tăng của tổng doanh thu kỳ nghiên
cứu. Sự biến động này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Số đơn đặt hàng của doanh nghiệp về mặt hàng này giảm so với kỳ gốc(1)
- Theo thị trường giá nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất mặt hàng này đã tăng (2)
- Doanh nghiệp chủ động giảm tỷ trọng mặt hàng này (3)
- Nhu cầu của thị trường về mặt hàng này giảm (4)
- Doanh nghiệp không xác định được đúng thị trường cho mặt hàng phấn.(5)
Trong các nguyên nhân trên giả định nguyên nhân (1) (2) (5) là nguyên nhân tác động

trực tiếp đến sự sụt giảm của mặt hàng.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất (1): tại kỳ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này
đã giảm xuống, do doanh nghiệp chưa nâng cao được chất lượng sản phẩm như phấn viết
vẫn trôi không bám bảng, tỏa bụi nhiều do vậy người tiêu dùng không ưu ái mặt hàng này
của doanh nghiệp. Do đó số lượng đơn đặt hàng của các bạn hàng giảm hơn so với kỳ gốc
hoặc đặt với số lượng ít. Do đó doanh nghiệp đã giảm đi một phần sản lượng mặt hàng
phấn bán ra vì vậy mà doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này đã giảm đi so với kỳ gốc.
Chính vì vậy, đây là nguyên nhân chủ quan tác động tiêu cực đến doanh thu của doanh
nghiệp.
 Biện pháp đề xuất:
- Doanh nghiệp nên nâng cao chất lượng sản phẩm của mặt hàng phấn để có thể thu
hút khách hàng đến với doanh nghiệp.

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ THÙY TRANG
MSV: 52685
LỚP: QKT54_ĐH2

Page 25


×