Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại cục thuế thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 64 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA THUẾ VÀ HẢI QUAN

----🙣🙣🙣----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẠM ANH ĐỨC
LỚP: CQ54/02.04
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên Ngành: THUẾ
Mã Số: 02
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài

ii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này do tự bản thân thực hiện đồng thời các số
liệu trong luận văn đều không có sự bịa đặt và đều có nguồn từ cục thuế thành phố
Hà Nội hoặc từ các trang mạng chính thống. Em xin hoàn toàn chịu trách nghiệm về
tính xác thực của số liệu cũng như sự nguyên bản của luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẠM ANH ĐỨC


i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ....................................................... v

Lời mở đầu.............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ ............................................................................... 3
1.1 Khái quát về tuân thủ thuế .................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về tuân thủ thuế ..........................................................................................3
1.1.2. Phân loại tuân thủ thuế ...............................................................................................4
1.1.3 Một số học thuyết nghiên cứu về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.......................6

1.2. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế....12
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ...................................... 12
1.2.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. ........................... 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ..................................18
1.3.1. Nhân tố tâm lý xã hội ............................................................................................... 18
1.3.2. Nhân tố quản lý thuế................................................................................................. 20
1.3.3. Nhân tố về kinh tế .................................................................................................... 21
1.3.4 Các nhân tố thuộc về bản thân người nộp thuế ........................................................... 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ ................ 22
2.1. Tổng quan về tổ chức quản lý tại cục thuế.......................................................................22
2.1.1. Tổ chức bộ máy của cục thuế.................................................................................... 22

ii


2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ................................................................................. 23
2.1.3. Kết quả thu ngân sách tại cục thuế thành phố Hà Nội................................................ 25
2.2. Tình hình tuân thủ thuế của người nộp thuế cục thuế thành phố Hà Nội quản lý ..............35
2.2.1. Thực trạng tuân thủ về đăng ký thuế ......................................................................... 35
2.2.2. Thực trạng tuân thủ về kê khai thuế, tính thuế........................................................... 37
2.2.3. Thực trạng tuân thủ về nộp thuế ............................................................................... 43
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tuân thủ ở cục thuế thành phố Hà Nội ...............................46
2.3.1. Kết quả đạt được ...................................................................................................... 46
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................................... 47
2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................................ 47

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH
TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ................................... 49
3.1. Quan điểm và định hướng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người
nộp thuế.................................................................................................................................49
3.1.1. Quan điểm dề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.. 49
3.1.2. Định hướng giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ............ 50
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao tình tuân thủ thuế của người nộp thuế do cục thuế thành
phố Hà Nội quản lý................................................................................................................51
3.2.1. Giải pháp nhằm giảm sự vi phạm tuân thủ do sự hạn chế về chuyên môn của người
nộp thuế. ............................................................................................................................ 51
3.2.2. Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ............... 51
3.2.3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế.................................................................. 52
3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. .................53

KẾT LUẬN .......................................................................................... 54


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 55

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NNT

Người nộp thuế

MST

Mã số thuế

DN

Doanh nghiệp

CMND

Chứng minh nhân dân

HSKT

Hồ sơ khai thuế

CQT

Cơ quan thuế


CBCC

Cán bộ công chức

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GTGT

Giá trị gia tăng

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Sơ đồ chiến lược xử lý tuân thủ thuế của CQT theo các mức độ tuân
thủ thuế của NNT ................................................................................................. 5
Sơ đồ 2: Mô hình tam giác gian lận của cressey (1953) ....................................10
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức cục thuế thành phố Hà Nội ..............................23
Bảng 1: Số liệu kết quả thu ngân sách tại cục thuế thành phố Hà Nội năm 2017
– 2019 ...................................................................................................................26
Sơ đồ 4: Số liệu về cấp mã số thuế mới thực hiện bởi cục thuế thành phố Hà Nội
..............................................................................................................................36
Sơ đồ 5: Số liệu về DN, tổ chức, đơn vị đăng ký khai thuế qua mạng ..............38
Sơ đồ 6: tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn .................................................39
Bảng 2: báo cáo thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế và xử lý vi phạm năm
2018 ......................................................................................................................39


v


Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với cơ chế quản lý thuế theo mô hình tuân thủ hiện nay theo đó cách hành xử cơ
quan thuế tùy thuộc vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế thì sự tuân thủ của
người nộp thuế là trọng tâm của mô hình quản lý này. Dù cơ quan thuế có ban hành
chế tài như nào, quy định chi tiết ra sao thì cũng không đủ nguồn lực có thể kiểm tra
được hết tất cả doanh nghiệp cũng như việc làm này không mang lại sự hiệu quả về
kinh tế. Đồng thời ban hành chế tài quá nặng, chi tiết cũng kìm hãm sự phát triển
của các doanh nghiệp qua đó làm giảm sự phát triển và đa dạng của hàng hóa. Hơn
thế, các chế tài ban hành cũng chỉ mang tính cưỡng chế đối với người nộp thuế, chỉ
cần tâm lý không tuân thủ một cách tự nguyện vẫn còn ở NNT thì nếu có sơ hở trong
thể chế chính sách hay lơ là trong thanh kiểm tra thì sự tuân thủ của người nộp thuế
sẽ lung lay và không chắc chắn.
Đứng trước thực trạng đó, nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế mà
trọng tâm là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện về nộp thuế, chống gian lận thuế nhằm
gia tăng số thuế huy động được vào ngân sách nhà nước em đã lựa chọn đề tài “Nâng
cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại cục thuế thành phố Hà Nội” làm luận
văn tốt nghiệp của mình qua
2. Mục đích nghiên cứu
Trình bày được tầm quan trọng yếu tố tự nguyện tuân thủ của người nộp thuế đối
với sự gia tăng tính tuân thủ của người nộp thuế nói chung
Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tuân thủ của người nộp thuế
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế do cục thuế
thành phố Hà Nội quản lý

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu khả dĩ thích hợp được sử dụng cho đề tài gồm:
Phương pháp quan sát, tổng hợp số liệu. Phương pháp định tính
1


5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, chữ viết
tắt đề tài được kết cấu qua 3 chương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ DO
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI
NỘP THUẾ DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
1.1 Khái quát về tuân thủ thuế
1.1.1 Khái niệm về tuân thủ thuế
Theo cách hiểu một cách đơn giản nhất thì tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng
và đầy đủ các quy định của pháp luật thuế. Tuân thủ thuế thể hiện ở việc chấp hành
đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp
hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động
đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT
Như vậy, tuân thủ thuế của NNT là việc NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế
theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế và

nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự
không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.
Đến đây có một vấn đề cần được quan tâm đó là tuân thủ do tự nguyện và không
tự nguyện
Nếu nhóm đối tượng NNT tuân thủ thuế theo đúng khái niệm được nêu ở trên
nhưng với tinh thần cưỡng ép vì e ngại chế tài và sự thanh kiểm tra của CQT thì chỉ
cần sự sơ hở trong thanh kiểm tra có thể do số lượng doanh nghiệp quá lớn khiến tỷ
lệ và chất lượng thanh, kiểm tra bị giảm hoặc những rủi ro cố hữu trong thanh kiểm
tra như công ty quá lớn, lượng hàng tồn kho quá nhiều, không thể kiểm tra giám định
tính trung thực hợp lý về báo cáo hàng tồn kho….thì ngay lập tức NNT sẽ vi phạm
nếu có môi trường thuận lợi hoặc đủ thuận lợi vì họ đã luôn có sẵn động lực bên
trong để vi phạm. Không những thế, với tâm thế tuân thủ một cách cưỡng ép, tâm lý
NNT sẽ luôn trong tình trạng tìm cách để trốn thuế sao cho hiệu quả, thành công và
khó bị phát hiện hoặc nếu có bị phát hiện thì kết quả đạt được cũng bù đắp hậu quả.
Đồng thời, một NNT chỉ được coi là không tuân thủ nếu CQT có đầy đủ bằng chứng
minh họ sai phạm. Và bởi số lượng NNT ngày càng tăng và quá áp đảo so với CQT
thì chắc chắn tỷ lệ NNT không tuân thủ nhưng chưa bị phát hiện là lớn hơn so với
báo cáo. Vậy nên, theo quan điểm của bản thân em, chỉ khi NNT thực sự tuân thủ
trong tâm trí của chính họ với sự tự nguyện và không ràng buộc thì NNT đó mới
thực coi là tuân thủ thuế. Đây cũng chính là mục tiêu mà định hướng giải pháp đề
tài hướng tới, nhằm thiết lập một hệ thống quan điểm, niềm tin định hướng suy nghĩ
NNT hướng tới sự tuân thủ thuế tự nguyện.

3


1.1.2. Phân loại tuân thủ thuế
Để xem xét và đánh giá mức độ tuân thủ của NNT, tùy theo mục đích nghiên cứu
và vị trí nghiên cứu mà những người nghiên cứu sử dụng những tiêu chí khác nhau.
Tùy theo tiêu chí phân loại mà tuân thủ thuế được phân chia thành những nhóm khác

nhau.
1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất tuân thủ
Theo quan điểm của Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế của OECD
thì tính tuân thủ của NNT được chia thành 2 nhóm chính
- Tuân thủ hành chính (Administrative compliance): Là việc NNT tuân thủ các quy
định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn. Thông thường, các quy định
liên quan đến xác định hành vi tuân thủ quy định hành chính thường được thể
hiện khá rõ ràng trong các văn bản luật
- Tuân thủ kỹ thuật (Technical compliance): Là việc NNT thực hiện tính toán và
nộp thuế theo đúng quy định tại các điều của luật thuế. So với tuân thủ quy định
hành chính, việc xác định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế
quy định không rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp
sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, cần phải
nắm bắt và có số liệu sát thực đối với hoạt động chịu thuế của NNT. Nói cách
khác, để xác định NNT có tuân thủ hay không thì kiểm tra tại trụ sở CQT khó mà
kết luận được mà phải kiểm tra tại trụ sở của NNT
1.1.2.2 Căn cứ vào nội dung tuân thủ
Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ thuế
được phân loại thành: Tuân thủ trong việc đăng ký thuế; tuân thủ trong việc nộp hồ
sơ khai thuế; tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác; tuân thủ
trong việc nộp thuế. Nêu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này
thì có thể coi là không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể
Cách phân loại này là cơ sở để so sánh, đánh giá và kết luận trên phương diện
quy định cụ thể của pháp luật thì NNT đã vi phạm điều gì. Đây là cơ sở để áp dụng
các hình thức xử phạt theo quy định pháp luật
1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tuân thủ
Trong công tác quản lý thuế, việc đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT để có
các biện pháp quản lý phù hợp được coi là phương pháp quản lý hiện đại, còn gọi là
quản lý tuân thủ


4


Quản lý tuân thủ là mô hình quản lý thuế xác lập trên cơ sở đánh giá tính tuân
thủ của NNT: Theo đó, trên cơ sở đánh giá tính tuân thủ của NNT, CQT áp dụng
phương pháp quản lý khác nhau với từng nhóm đối tượng để đạt hiệu quả quản lý
cao nhất. Mô hình này được đề xuất bởi Grabosky và Braithwaite năm 1986 và được
cơ quan thuế Australia áp dụng cuối những năm 1990. Vì vậy, mô hình này còn được
gọi là mô hình tháp tuân thủ ATO
Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ chiến lược xử lý tuân thủ thuế của CQT theo các mức độ tuân thủ
thuế của NNT
Theo mô hình của Grabosky và Braithwaite thì toàn bộ NNT được chia thành 4
nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có
các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm bảo sự tuân thủ thuế
tốt nhất
Hình kim tự tháp nêu trên thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của cơ quan thuế.
Trong đó, cạnh bên trái kim tự tháp thể hiện hành vi tuân thủ của NNT; cạnh đối
xứng bên phải thể hiện nguyên tắc xử lý của CQT đối với hành vi tuân thủ. Mũi tên
nằm trên đường trung tuyến thể hiện chiến lược xử lý của CQT nhằm nâng cao tính
tuân thủ tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng
5


với bốn mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên trái kim tự tháp. Tương ứng với bốn
nhóm NNT này là bốn nguyên tắc xử lý khác nhau của cơ quan thuế. Cụ thể:
- Nếu hành vi của NNT là “sẵn sàng tuân thủ” thì CQT có nguyên tắc xử lý là
“tạo điều kiện thuận lợi nhất” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT là “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng

thành công” thì CQT có nguyên tắc xử lý là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT là “không muốn tuân thủ những sẽ tuân thủ nếu CQT
quan tâm” thì CQT có nguyên tắc xử lý là “Ngăn chặn thông qua các biện
pháp phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ
- Nếu hành vi của NNT là “quyết tâm không tuân thủ” thì CQT có nguyên tắc
xử lý là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ
1.1.3 Một số học thuyết nghiên cứu về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Trong suốt những năm 1980, những nghiên cứu về trốn thuế và không tuân thủ
thuế trở nên lan rộng đằng sau mối quan tâm của các nhà chính trị tại Mỹ bởi sự tăng
lên của các khoản chênh lệch về thuế; do đó, các nghiên cứu bắt đầu xuất hiện đầu
tiên tại Mỹ và tập trung vào thuyết kinh tế. Luận văn đã tìm hiểu qua nhiều công
trình khoa học trước đây, nhận thấy khung lý thuyết được các tác giả vận dụng để
nghiên cứu về lĩnh vực tuân thủ cũng như không tuân thủ thuế, trốn thuế là: lý thuyết
mô hình ngăn chặn kinh tế; lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính
1.1.3.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế (Economic deterrence model)
Những nguyên lý của các mô hình ngăn chặn kinh tế lần đầu tiên được khám phá
vào những năm 1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên cứu đã phân tích
các hành vi trái pháp luật sử dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế. Becker (1968)
đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện pháp ngăn chặn như xác suất phát hiện xử
phạt và những hình phạt có ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Đến những năm 1970, dựa
trên “Thuyết hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ
tìm cách tối ưu hóa lợi ích của họ để thực hiện các quyết định tuân thủ trong các báo
cáo thuế; nơi mà việc trốn thuế xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt tài chính thấp
hơn các chi phí tài chính. Từ đó, mô hình ngăn chặn kinh tế được phát triển với quan
điểm nghiên cứu rằng, sự ngăn chặn có tác động đến hành vi tuân thủ. Trong đó, sự
ngăn chặn có thể xảy ra dưới dạng tăng xác suất phát hiện vi phạm, tăng thuế suất
hoặc bằng cách áp dụng các hình phạt . Nghiên cứu của Allingham và Sandmo
(1972) cũng chỉ ra rằng nếu xác suất phát hiện là chắc chắn, hình phạt nhẹ có thể có
hiệu quả đối với việc tuân thủ. Sau đó, một loạt các tác giả cũng dựa trên mô hình
của Allingham và Sandmo (1972) cùng quan điểm về sự ngăn chặn trong lý thuyết

6


kinh tế để tiếp tục nghiên cứu về sự tuân thủ của người nộp thuế. Srinivasan (1973)
trong Devos (2014) lập luận rằng nếu xác suất phát hiện là độc lập với thu nhập thì
khi thu nhập của người đóng thuế tăng lên thì mức độ trốn thuế cũng sẽ tăng theo.
Một nghiên cứu của Kolm (1973) trong Devos (2014) xem mô hình ngăn chặn kinh
tế từ quan điểm của những người đóng thuế; vấn đề là làm thế nào để tối đa hóa lợi
ích của người nộp thuế sẽ tạo ra những thay đổi về thuế suất và mức thu nhập
Trong những năm 1980, mô hình ngăn chặn kinh tế đã xuất hiện nhiều phiên bản,
trong đó sửa đổi một số giả định cơ bản và kiểm tra các biến tuân thủ khác nhau.
Mặc dù các mô hình sau này phức tạp hơn phiên bản trước nhưng vẫn dựa trên tiền
đề rằng các biện pháp chế tài về kinh tế là chìa khóa để cải thiện sự tuân thủ chung
của người nộp thuế. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau này của Graetz và cộng sự (1986)
đã chỉ ra rằng mô hình ngăn chặn kinh tế cung cấp một lý thuyết không đầy đủ về
tuân thủ thuế. Các tác giả này đưa ra một nền tảng lý thuyết toàn diện hơn cho việc
phân tích tuân thủ thuế liên quan đến các yếu tố như: mức độ không tuân thủ, sự
kiểm toán và việc đánh giá bằng hình phạt. Tất cả được xác định thông qua sự tương
tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế với mục đích làm rõ mối quan hệ giữa các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Cowell (1985) đã điều tra định nghĩa về trốn thuế
và đề xuất rằng các yếu tố kinh tế phi thuế khác cần được xem xét. Tác giả chỉ ra
rằng các mục tiêu xã hội có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ ngoài hình phạt. Vào cuối
những năm 1980, hai nghiên cứu quan trọng khác đã nâng cao mô hình ngăn chặn
kinh tế cơ bản là công trình của Scotchmer và Slemrod (1989) cũng như Slemrod
(1989). Các tác giả lập luận rằng, bởi vì chi phí tuân thủ pháp luật ngày càng phức
tạp đã làm tăng sự không tuân thủ mặc dù lý thuyết vẫn dựa trên giả định rằng người
nộp thuế đã tìm cách tối đa hóa lợi ích. Nhìn chung, Slemrod (1989) đã có thể xác
định một số điểm yếu trong mô hình ngăn chặn kinh tế, đặc biệt đối với những đặc
tính và tình huống không giống nhau của người nộp thuế.
Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, các nghiên cứu tiếp theo đã cố

gắng giải quyết những thiếu sót của mô hình ngăn chặn kinh tế. Cụ thể, quan niệm
về người nộp thuế có kiến thức và kỹ năng đầy đủ đã không được xem xét về sự
khác biệt giữa thực tế và số liệu kế toán cùng các thông số phạt trong các quyết định
của người nộp thuế. Một nghiên cứu của Falkinger và Walther (1991) trong Devos
(2014) xem xét ngoài các yếu tố trừng phạt còn có tác động của những yếu tố thuyết
phục. Alm và cộng sự (1995), cũng đã tìm ra các yếu tố phi kinh tế khác trong nghiên
cứu và kết luận rằng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện cho đến
nay có xu hướng bác bỏ mô hình ngăn chặn kinh tế với hình thức cơ bản. Tuy ảnh

7


hưởng của mức phạt được tăng lên đối với việc không tuân thủ của người nộp thuế
nhưng tác động tổng thể của nó vẫn là một vấn đề còn tranh luận.
Nhìn chung, theo quan điểm nghiên cứu của mô hình ngăn chặn kinh tế, các nhà
khoa học đã tóm tắt hiệu quả của những yếu tố quyết định chi phí tài chính có ảnh
hưởng đến sự tuân thủ thuế như: sự phức tạp của hệ thống thuế; thuế suất, xác suất
phát hiện vi phạm, mức thu nhập và cấu trúc hình phạt. Tuy nhiên ít bằng chứng
thực nghiệm chứng minh được những dự đoán của mô hình ngăn chặn kinh tế là
hoàn toàn đúng đắn. Jackson và Milliron (1986) trong Devos (2014) chỉ ra rằng, mặc
dù các yếu tố trên đã được kiểm nghiệm nhưng chưa có kết luận chắc chắn về mối
quan hệ giữa những yếu tố này và sự không tuân thủ. Vì vậy, khi xem xét mô hình
ngăn chặn kinh tế cùng những thiếu sót của nó, rõ ràng là các nghiên cứu sau cần
phải tìm hiểu thêm để giải quyết vấn đề trốn thuế và không tuân thủ. Tiếp nối hướng
nghiên cứu trong lĩnh vực tuân thủ thuế, một phương pháp tiếp cận khác mô hình
ngăn chặn kinh tế đã xuất hiện là mô hình tâm lý xã hội và tài chính
1.1.3.2 Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính (fiscal and social
psychology models)
Mô hình tâm lý xã hội và tài chính pha trộn các khía cạnh của mô hình ngăn chặn
kinh tế và lý thuyết tâm lý xã hội. Trọng tâm thiết yếu của cách tiếp cận này là các

cá nhân không chỉ đơn thuần là những người tối ưu hóa lợi ích độc lập mà những cá
nhân đó được thừa nhận có các thái độ và niềm tin đáp ứng với các tiêu chí xã hội.
Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con
người ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tuân thủ thuế. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tuân thủ thuế được nhận định theo quan điểm của mô hình này biến đổi từ những
chuẩn mực xã hội và đặc điểm cá nhân đến sự nhận thức về công bằng và thái độ
của người nộp thuế . Một trong những nghiên cứu sớm nhất về trốn thuế đã khám
phá ra khái niệm “tư duy thuế” được trình bày bởi Schmolders (1959). Khái niệm
này dựa trên giả định rằng người nộp thuế có quan điểm riêng biệt về việc chăm sóc
bản thân họ trái ngược với việc đóng góp vào lợi ích của cộng đồng. Do đó, nếu
người nộp thuế càng có thái độ tích cực về thuế cũng như cách làm việc với cơ quan
thuế, họ càng sẵn sàng đóng thuế. Vào cuối những năm 1960, mô hình của Strumpel
(1969) trong Devos (2014) khẳng định rằng việc thi hành chặt chẽ, sự cứng nhắc khi
đánh giá của cơ quan thuế sẽ làm giảm mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Hai
biến chính trong mô hình bao gồm tính nghiêm ngặt trong xử lý của cơ quan thuế và
biến thứ hai là “sẵn sàng hợp tác” liên quan đến thái độ và nhận thức của cá nhân về
hệ thống thuế. Kinsey (1986) diễn giải khái niệm “sẵn sàng hợp tác” có liên quan
8


đến sự tuân thủ, trong đó những người nộp thuế rất hợp tác với cơ quan thuế, có thể
sẽ tuân thủ nhiều hơn những người không hợp tác.
Trong những năm 1970, một số mô hình tâm lý tài chính đã được đề xuất để kiểm
định những biến số liên quan đến thái độ con người. Cụ thể, một nghiên cứu của
Spicer (1974) đã đề cập đến yếu tố bất bình đẳng giữa các khoản thuế trả cho hàng
hóa so với dịch vụ công do Chính phủ cung cấp. Hai nghiên cứu tiếp theo, Vogel
(1974); Song và Yarborough (1978) đã kiểm tra tác động của các giá trị đạo đức khi
tuân thủ của người nộp thuế và đưa ra nhận định rằng cả hai biến số phi kinh tế, công
bằng và đạo đức đều có liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ.
Vào đầu những năm 1980, Lewis (1982) cũng đã tiến hành một nghiên cứu tâm

lý học về thuế, kiểm tra thái độ và nhận thức của người nộp thuế nhằm hiểu rõ hành
vi tuân thủ, đặc biệt là trốn thuế. Kết quả cho thấy có ba biến số ảnh hưởng đáng kể
đến ý định trốn tránh như: tuổi tác, quan điểm đạo đức, và những ước lượng của
những yếu tố khác tham gia vào việc gian lận. Lewis (1982) kết luận rằng, cần có
những nghiên cứu sâu hơn để khám phá hành vi của người nộp thuế, đặc biệt là sử
dụng phương pháp nghiên cứu bằng quan sát hành vi và kết quả thực tế nhiều hơn là
chỉ sử dụng các cuộc khảo sát. Một nghiên cứu tiếp theo đưa ra khuôn khổ tâm lý về
sự tuân thủ trong suốt những năm 1980 là Greonland và Veldhoven (1983); các yếu
tố của khung nghiên cứu bao gồm: nhân cách, đặc điểm, tình huống, cơ hội, kinh tế
xã hội, hệ thống thuế và kiến thức về gian lận tài chính, thái độ đối với thuế và hành
vi trốn thuế. Smith và Kinsey (1987) đề xuất một khung khái niệm thay thế để hiểu
được hành vi của đối tượng nộp thuế; những yếu tố như: thông tin sẵn có, cơ hội để
hành động, sự khó khăn và chi phí cho hành động đó là rất quan trọng. Do đó, lý
thuyết cho thấy hành vi của người nộp thuế có thể là kết quả của những vấn đề khác
nhau như thói quen chứ không chỉ là ý định của họ. Và lý thuyết này thừa nhận cả
việc vô tình không tuân thủ và cố ý không tuân thủ.
Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, các biến số khác xuất hiện
trong các mô hình tâm lý xã hội và tài chính cũng không có trong mô hình ngăn chặn
kinh tế thuần túy. Đặc biệt, nghiên cứu của Alm và cộng sự (1992) đã sử dụng biến
vốn trao đổi, nơi người nộp thuế đánh giá lợi ích mà họ nhận được từ Chính phủ để
đổi lấy các khoản thuế đã trả. Chắc chắn rằng, những nghiên cứu thực nghiệm đã
được thực hiện trong suốt những năm 1990 để kiểm tra mối liên hệ giữa nhận thức
của người nộp thuế về sự công bằng và trốn thuế, nhưng các phát hiện của những
nhà nghiên cứu không nhất quán.

9


Như vậy, trong suốt nhiều năm nghiên cứu, nền tảng lý thuyết về tuân thủ thuế
đã xuất hiện như mô hình ngăn chặn kinh tế và mô hình tâm lý xã hội và tài chính.

Sự phát triển trong nghiên cứu về tuân thủ thuế của mô hình tâm lý xã hội và tài
chính nhằm đóng góp cho những thiếu sót của mô hình ngăn chặn kinh tế. Tuy nhiên,
các kết luận của những nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi.
1.1.3.3. Lý thuyết về hành vi gian lận
Lịch sử nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi tìm hiểu về gian lận thì mô hình tam
giác gian lận của Cressey (1953) cũng như lý thuyết bàn cân gian lận của Albrecht
và cộng sự (1984) không thể không đề cập đến:
• Lý thuyết Tam giác gian lận (Fraud Triangle Theory) của Cressey (1953)
Donald R. Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường đại học Indiana (Mỹ),
ông tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ thông qua cuộc khảo
sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các
hành vi vi phạm pháp luật. Kết quả của Cressey (1953) đã đưa ra mô hình tam giác
gian lận (Fraud Triangle) với nội dung: hành vi gian lận hay tổng quát hơn là tội
phạm hoặc những vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố.
Đó là: cơ hội, áp lực (động cơ) và thái độ, cá tính hay sự hợp lý hóa hành vi gian lận
của con người (sơ đồ 2: mô hình tam giác gian lận của cressey - 1953)

Sơ đồ 2: Mô hình tam giác gian lận của cressey (1953)
10


Theo sơ đồ trên, hành vi gian lận hay sự vi phạm pháp luật sẽ bị tác động bởi ba
yếu tô cơ bản sau:
+ Áp lực (động cơ): Khởi nguồn của việc thực hiện vi phạm pháp luật là do
người thực hiện chịu những áp lực. Các áp lực có thể do những khó khăn về tài
chính, ví dụ như: hao hụt về tiền bạc trong cuộc sống mà cá nhân phải vượt qua;
hoặc mối quan hệ không suôn sẻ giữa người chủ và nhân viên. Theo lý giải của mô
hình tam giác gian lận, khi áp lực tăng thì gian lận xuất hiện.
+ Cơ hội: Yếu tố này còn thể hiện phương thức thực hiện hành vi vi phạm. Một
khi đã tồn tại những áp lực thúc đẩy như đã đề cập, nếu có cơ hội thì hành vi gian

lận sẽ được thực hiện.
+ Thái độ của con người hay khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận của con
người: Cressey (1953) cho thấy rằng, tùy theo cá tính của mỗi người mà hành vi gian
lận có được tiến hành thực hiện hay không. Có những người khi có cơ hội và chịu
áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian lận với lý lẽ tự an ủi rằng họ sẽ không để chuyện
này lặp lại. Cressey (1953) cũng cho rằng, đây là phản ứng tự nhiên của con người,
lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo đức của mình họ sẽ bị ám ảnh,
nhưng ở những lần kế tiếp họ thực hiện gian lận sẽ không cảm thấy băn khoăn và
mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn. Do đó, ảnh hưởng của thái độ
đến hành vi gian lận còn phụ thuộc vào quan điểm, nhận định của người thực hiện.
Tam giác gian lận của Cressey (1953) được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian
lận hoặc vi phạm các quy định của Luật pháp và được áp dụng trong việc nghiên
cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
• Mô hình bàn cân gian lận của Albrecht và cộng sự (1984)
Albrecht và cộng sự (1984) đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận,
nghiên cứu được Hiệp hội các nhà sáng lập chuyên nghiên cứu về kiểm toán nội bộ
tài trợ. Phương pháp nghiên cứu của các tác giả này là sử dụng bảng câu hỏi để khảo
sát, đối tượng là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty. Mục tiêu nghiên cứu là xác
định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng.
Đối với nhân viên có 10 dấu hiệu cho thấy khả năng xuất hiện gian lận cao nhất. Đối
với tổ chức cũng có 10 dấu hiệu liên quan đến tổ chức cho thấy khả năng xuất hiện
gian lận cao nhất. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng lý thuyết bàn cân gian lận dựa
trên các dấu hiệu báo động sự gian lận bao gồm ba nhân tố: hoàn cảnh tạo ra áp lực,
cơ hội và tính trung thực của cá nhân

11


Mô hình lý thuyết bàn cân gian lận đã rút ra được là nguy cơ xảy ra gian lận rất
cao khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm

chính của cá nhân thấp. Ngược lại, nguy cơ xảy ra gian lận rất thấp khi hoàn cảnh
tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính của cá nhân
cao. Theo nghiên cứu, hoàn cảnh tạo ra áp lực có thể liên quan đến những khó khăn
tài chính, cơ hội thực hiện gian lận có thể do cá nhân tự tạo ra hay do sự yếu kém
của hệ thống kiểm soát nội bộ.Cũng giống như mô hình tam giác gian lận của
Cressey (1953), lý thuyết bàn cân gian lận được ứng dụng trong các nghiên cứu thực
nghiệm nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật, gian lận trong nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Quá trình tổng hợp khung lý thuyết nghiên cứu về không tuân thủ thuế cho thấy
mô hình ngăn chặn kinh tế dựa trên quan điểm kinh tề về tối đa hóa lợi ích của người
nộp thuế để nhận định các yếu tố có tác động đến hành vi tuân thủ. Các yếu tố của
mô hình ngăn chặn kinh tế đã được kết luận có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế là: (1)
Thuế suất và hệ thống thuế; (2) Xác suất bị phát hiện không tuân thủ; (3) Mức hình
phạt cho các vi phạm về thuế.
Trong khi đó, những mô hình tâm lý xã hội và tài chính nghiên cứu những yếu tố
liên quan đến thái độ, cảm nhận về con người, về những quy định của hệ thống quản
lý thuế có tác động đến hành vi quyết định thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó, các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế được đề cập bởi quan điểm nghiên cứu của
mô hình tâm lý xã hội và tài chính: (1) Cảm nhận về chất lượng dịch vụ công; (2)
Mức độ tham nhũng; (3) Chi phí tuân thủ.
1.2. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người
nộp thuế

1.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
1.2.1.1 Các tiêu chí định tính
Tình tuân thủ của NNT bao giờ cũng được biểu hiện ra ngoài. Tuy vậy, có những
biểu hiện có thể định lượng và những biểu hiện không thể định lượng. Trong trường
hợp tính tuân thủ của NNT không thể định lượng được thì đây chính là các chỉ tiêu
định tính. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức độ quan tâm và am hiểu của NNT đối với các quy định của pháp

luật thuế, nhất là các quy đinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT. Tiêu chí
này mang tính trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của NNT, thể hiện sự vi phạm tuân thủ
do sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của NNT.
12


Tiêu chí này chịu ảnh hướng bởi trình độ dân trí, hệ thống giáo dục, mức độ
phúc tạp hay đơn giản của chính sách thuế, nội dung và hình thức tuyên truyền, hỗ
trợ của NNT của CQT cũng như mức độ xử phạt những hành vi gian lận, sai sót
Mặc dù không thể lượng hóa chính xác mức độ quan tâm cũng như sự am hiểu
của NNT đối với các quy định pháp luật thuế, song ta cũng có thể đánh giá thông
qua một số thang đo về đào tạo, chứng chỉ như tỷ lệ tốt nghiệp bậc cử nhân ngành
kế toán đạt bằng giỏi trở lên hay số lượng chứng chỉ kế toán trưởng, kiểm toán viên
được cấp hàng năm. Tuy nhiên tính tuân thủ do yếu tố am hiểu chuyên môn của
NNT có thể giải quyết thông qua hệ thống đại lý thuế một khi hệ thống này trở nên
phổ biến, giá cả dịch vụ hợp lý và các công ty hầu hết chỉ sử dụng dịch vụ một năm
vài lần khi kê khai hoặc khi cơ cấu chi phí, doanh thu có sự thay đổi qua đó cần tư
vấn kê khai thuế.
Thứ hai, sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ thuế. Tiêu chí này cho
thấy NNT tuân thủ một cách miễn cưỡng hay tự nguyện pháp luật thuế. Đây là tiêu
chí đặc biệt quan trọng đối với sự tuân thủ thuế nhưng cũng cực khó đo lường do
tính chất phức tạp, không thể biểu hiện dưới bất kỳ dạng biểu đồ, sơ đồ hay số liệu
mang tính toán học nào. Để cải thiện tiêu chí này hiệu quả chỉ có thể thông qua các
thủ thuật, kỹ thuật truyền thông, tác động văn hóa, suy nghĩ NNT hoặc các biện pháp
mang tính khoa học xã hội, khoa học chính trị, tâm lý nhằm định hướng suy nghĩ,
thay đổi nhìn nhận của NNT qua đó gia tăng sự tuân thủ tự nguyện

1.2.1.2. Các tiêu chí định lượng
Trong điều kiện hiện nay, khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế thực hiện tổ
chức quản lý theo mô hình tuân thủ thì những chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá,

phân loại sự tuân thủ NNT là rất quan trọng và cần thiết cũng như cần bổ sung cải
tiến liên tục nhằm tăng cường hiệu quả của công tác thanh kiểm tra cũng như phát
hiện kịp thời các hành vi vi phạm.
- Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số
NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu đánh giá tổng quát mức tuân thủ thuế =

Số NNT có hành vi vi phạm luật thuế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑁𝑇 đ𝑎𝑛𝑔 𝑞𝑢ả𝑛 𝑙ý ℎ𝑜ặ𝑐 đượ𝑐 𝑘𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑎

Hành vi vi phạm thuế sử dụng để đo lường chỉ tiêu này là tất cả các loại hành vi vi
phạm về thuế, từ vi phạm thủ tục đến vi phạm về kê khai, tính thuế, nộp thuế,…Chỉ
tiêu này được xác định cho một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) tùy mục đích
13


nghiên cứu. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ tuân thủ thuế càng thấp và ngược
lại, Tuy chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ của NNT, song cũng chịu ảnh hưởng
và tác động bởi tính hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra của CQT nhằm phát
hiện các hành vi không tuân thủ của NNT
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế trong việc đăng ký thuế
Mức độ tuân thủ thuế của NNT trong đăng ký thuế thể hiện ở việc NNT thực hiện
kê khai đăng ký thuế đúng mẫu biểu, chính xác các chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng ký thuế
cho CQT đúng thời hạn. Do vậy, chỉ tiêu định lượng để đánh giá tính tuân thủ ở hoạt
động này có thể dựa vào tỷ lệ hoặc số lượng NNT chấp hành đầy đủ các yêu cầu nêu
trên. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối
tượng phải đăng ký thuế.
𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑣𝑖 𝑝ℎạ𝑚 𝑣ề 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế =


𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑁𝑁𝑇 𝑣𝑖 𝑝ℎạ𝑚 𝑣ề 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đố𝑖 𝑡ượ𝑛𝑔 𝑝ℎả𝑖 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế

Tỷ lệ này được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT vi phạm về thời gian đăng ký
thuế (gồm cả số lượng NNT không đăng ký thuế và chưa đăng ký thuế hay đăng ký
thuế muộn so với quy định) so với tổng số đối tưởng phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu này
cao phản ánh mức độ tuân thủ trong việc đăng ký là không tốt và ngược lại.
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ NNT khai đăng ký thuế có sự sai sót, nhầm lẫn so với tổng số
NNT đã thực hiện đăng ký thuế.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑣𝑖 𝑝ℎạ𝑚 𝑣ề 𝑘ℎ𝑎𝑖 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế =

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑁𝑁𝑇 𝑘ℎ𝑎𝑖 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế 𝑠𝑎𝑖 𝑠ó𝑡, 𝑛ℎầ𝑚 𝑙ẫ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑁𝑇 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑡ℎ𝑢ế

Việc khai hồ sơ khai thuế thông thường được quy định theo các mẫu biểu và các chỉ
tiêu có sẵn. Các chỉ tiêu đó là những thông tin quan trọng của NNT mà CQT phải
nắm được để phục vụ yêu cầu công tác quản lý thuế của mình. Nếu NNT kê khai
không chuẩn, chính xác theo mẫu biểu, theo chỉ tiêu sẽ gây khó khăn cho công tác
quản lý thuế của CQT. Do đó, việc kê khai không chính xác cũng là một chỉ tiêu
xem xét tính tuân thủ của NNT ở khía cạnh, góc độ khả năng vi phạm tuân thủ do
sự không đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó nếu chỉ tiêu này càng
cao càng chứng tỏ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNT là kém hoặc có dấu
hiệu của sự cố ý vi phạm về khai đăng ký thuế và ngược lại. Tùy từng mục bị sai sót,
nhầm lẫn trong khai đăng ký thuế mà sự sai sót đó có thể do nhầm lẫn khách quan

14


chứ không liên quan đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NNT cũng như sự cố

tình vi phạm về khai đăng ký thuế.
- Nhóm các chỉ tiêu về tuân thủ trong kê khai và tính thuế, gồm sự tuân thủ về
nộp tờ khai (hồ sơ, mẫu biểu, thời gian) và sự tuân thủ trong kê khai thuế
(tính chính xác, đầy đủ). Nhóm này có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ giữa số tờ khai chậm nộp và tổng số tờ khai được nộp.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑡𝑢â𝑛 𝑡ℎủ 𝑣ề 𝑛ộ𝑝 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 =

𝑆ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑐ℎậ𝑚 𝑛ộ𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 đượ𝑐 𝑛ộ𝑝

Các tờ khai được nộp bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp. Chỉ
tiêu này thấp phản ánh mức độ tuân thủ thuế là tốt về mặt thời gian và ngược lại.
Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ giữa số tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑣ề 𝑡𝑢â𝑛 𝑡ℎủ 𝑛ộ𝑝 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 =

𝑆ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 đượ𝑐 𝑛ộ𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑛ộ𝑝

Các tờ khai được nộp bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp. Chỉ
tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế về nộp tờ khai cao và ngược lại.
Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai thuế đã nộp.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑣ề 𝑠ự 𝑠𝑎𝑖 𝑠ó𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 =

𝑆ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑐ó 𝑠𝑎𝑖 𝑠ó𝑡
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ờ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑢ế đã 𝑛ộ𝑝

Chỉ tiêu này phản ánh sự tuân thủ về hình thức mẫu biểu kê khai của NNT quá đó
phần nào đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NNT và có sự liên kết với vi
phạm tuân thủ do sự hạn chế về trình độ chuyên môn. Chỉ tiêu này càng thấp càng
phản ánh trình độ chuyên môn và sự am hiểu của NNT cao

Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ số NNT kê khai sai thuế được phát hiện so với tổng số NNT
được thanh tra, kiểm tra..
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑡𝑢â𝑛 𝑡ℎủ 𝑘ê 𝑘ℎ𝑎𝑖 =

𝑆ố 𝑁𝑁𝑇 𝑘ê 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑢ế đượ𝑐 𝑝ℎá𝑡 ℎ𝑖ệ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑁𝑇 đượ𝑐 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎, 𝑘𝑖ể𝑚𝑡𝑟𝑎

Chỉ tiêu này phản ánh tính tuân thủ của người nộp thuế chủ yếu dưới góc độ đó là
NNT cố tình vi phạm về kê khai sai thuế nhằm giảm số thuế phải nộp. Đồng thời chỉ
tiêu này cũng chịu ảnh hưởng một phần bởi trình độ cán bộ thanh kiểm tra, hiệu quả
thanh kiểm tra của CQT. Giả định tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra
thuế không đổi thì chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tổ NNT tuân thủ tốt.
15


Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ số NNT bị phát hiện trốn thuế so với tổng số NNT được thanh
kiểm tra.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑣ề 𝑡𝑟ố𝑛 𝑡ℎ𝑢ế =

𝑆ố 𝑁𝑁𝑇 𝑏ị 𝑝ℎá𝑡 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡𝑟ố𝑛 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑁𝑇 đượ𝑐 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎, 𝑘𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑎

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh mức độ vi phạm về trốn thuế của NNT càng cao và
ngược lại. Đồng thời chỉ tiêu này cũng phần nào sự hiệu quả của công tác thanh kiểm
tra của CQT cũng như sự đúng đắn của các tiêu chí, chỉ tiêu dùng để khoanh vùng,
xác định các đối tượng thuộc diện phải thanh kiểm tra tại trụ sở. Đồng thời chỉ tiêu
này cũng phần nào định hình nên các tiêu chí, các nhóm đối tượng NNT không có
sự tuân thủ thuế tự nguyện từ đó hỗ trợ định hướng đối tượng cho công tác ban hành
giải pháp gia tăng sự tuân thủ tự nguyện của NNT.
Các chỉ tiêu trong nhóm phải ánh tính tuân thủ về kê khai, tính thuế trên (chỉ tiêu

4 đến 8) có thể được tính cho từng sắc thuế hoặc cho tất cả sắc thuế. Tùy theo mục
đích và thực tiễn mà sẽ lựa chọn, sử dụng cho phù hợp
- Nhóm các chỉ tiêu về tuân thủ trong nộp thuế.
Chỉ tiêu 9: Tỷ lệ số NNT đúng hạn trên tổng số NNT có số thuế phải nộp trong
kỳ tính thuế.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑁𝑁𝑇 𝑡𝑢â𝑛 𝑡ℎủ 𝑣ề 𝑡ℎờ𝑖 ℎạ𝑛 𝑛ộ𝑝 𝑡ℎ𝑢ế =

𝑆ố 𝑁𝑁𝑇 𝑛ộ𝑝 𝑡ℎ𝑢ế đú𝑛𝑔 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑁𝑇 𝑐ó 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢ế 𝑝ℎả𝑖 𝑛ộ𝑝

Chỉ tiêu này phản ánh tinh thần, thái độ tuân thủ của NNT, mức độ tự giác trong sự
đảm bảo thời hạn nộp thuế theo quy định. Mặc dù vậy tùy tình hình và điều kiện cụ
thể mà chỉ tiêu này có thể phản ánh các góc độ rất khác về NNT. Chẳng hạn DN tuy
có ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nhưng dòng tiền chưa về do còn bị các bên chiếm
dụng vốn từ đó không có tiền mặt để nộp thuế.
Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp
theo nghĩa vụ thuế của NNT.
𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑚ứ𝑐 độ 𝑡𝑢â𝑛 𝑡ℎủ 𝑣ề 𝑡ℎờ𝑖 ℎạ𝑛 𝑛ộ𝑝 𝑡ℎ𝑢ế =

𝑆ố 𝑡ℎ𝑢ế 𝑛ộ𝑝 đú𝑛𝑔 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢ế 𝑝ℎả𝑖 𝑛ộ𝑝

Cũng như chỉ tiêu 9, chỉ tiêu này phản ánh tinh thần, thái độ tuân thủ của NNT nhưng
đồng thời nó cũng phản ánh số lượng thuế mà nhà nước đã bị chiếm dụng.
Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ giữa số thuế nợ so với tổng số thuế phải nộp hoặc so với tổng
số thuế ghi thu trong kỳ tính thuế.
16


𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 đá𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑚ứ𝑐 độ 𝑛ợ đọ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢ế =


𝑆ố 𝑡ℎ𝑢ế 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢ế 𝑝ℎả𝑖 𝑛ộ𝑝

Cũng như hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này phản ánh tinh thần, thái độ tuân thủ của
NNT nhưng đồng thời nó cũng phán ánh số lượng thuế mà nhà nước còn bị chiếm
dụng
- Nhóm các chỉ tiêu về tuân thủ trong chấp hành các quy định khác về thuế.
Bên cạnh các nghĩa vụ chính về thuế như đăng ký, kê khai thuế và nộp thuế đã
nêu, NNT còn cần thực hiện các nội dung công việc theo các quyết định của CQT
như các quyết định hành chính của CQT. Các quyết định này có thể kể đến như quyết
định ấn định thuế, quyết định về tiến hành thanh tra kiểm tra thuế, quyết định xử lý
kết quả thanh kiểm tra, quyết định xử phạt về thuế,…Ngoài ra, CQT có thể còn có
những yêu cầu mà NNT cần chấp hành trong quá trình tuân thủ như yêu cầu cung
cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; yêu cầu thực
hiện áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như khai thuế điện tử, nộp thuế
điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, các quy định về chế độ kế toán,…Do vậy, các chỉ
tiêu định lượng đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT cũng có thể dược xác định
dựa vào những nội dung, tiêu chí vừa này.
1.2.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.
1.2.2.1 Phương pháp số liệu quản lý thuế
Đây là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở số liệu quản lý thuế của CQT.
Theo đó, CQT xây dựng các bộ chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá và thống kê, phân tích số
liệu trên cơ sở số liệu sẵn có tại CQT. Trên cơ sở những thông tin số liệu về quản lý
thuế, mức độ tuân thủ thường được phân thành ba giai đoạn hay nội dung chính là:
kê khai, tính thuế và thu, nộp thuế.
Ưu điểm của phương pháp này là tính thống kê cao tức đối tượng NNT nào cũng
được đưa vào đánh giá đồng thời phương pháp này cũng mang tính hiệu quả về thời
gian, sức lực do có sự trợ giúp về thống kê, tổng hợp từ phần mềm và công nghệ
thông tin.

Nhược điểm của phương pháp này là một kết quả không thể nhìn nhận dưới một
góc độ duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều góc độ, trường hợp, cách lý giải khác
nhau và phải sử dụng thêm sự suy luận để tiếp tục phân tích, bóc tách kết quả đã
thống kê được. Và sự suy luận này cũng chỉ mang tính chất định tính hoặc dựa vào
kinh nghiệm quá khứ và không có sự kiểm chứng thực tế. Đồng thời kết quả từ

17


phương pháp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính chính xác của số liệu của CQT
mà các số liệu về kê khai lại là do NNT cung cấp
1.2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát.
Phương pháp này có thể được chính CQT thực hiện hoặc nhờ các công ty khảo
sát, phân tích chuyên môn thực hiện.
Ưu điểm của phương pháp này là độ tin cậy cao, có thể xác định một cách tương
đối về tính tuân thủ của NNT.
Nhược điểm của phương pháp là để phương pháp này có độ tin cậy cao đòi hỏi
phải khảo sát một số lượng mẫu khá lớn cũng như cách thức tiến hành khảo sát là
phỏng vấn hay bảng biểu câu hỏi, từ đó tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Trong
khi phải bỏ nguồn lức rất lớn nhưng kết quả đạt được chỉ là một sự tương đối chính
xác về hiện thực tuân thủ thuế mang tính đóng góp không lớn vào hiệu quả nâng cao
tính tuân thủ cũng như gia tăng số tiền thuế thu được
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Mối quan tâm chính của các chính phủ là các cá nhân và tổ chức trong xã hội
thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như các quy định về thuế. Mặc dù vậy, hành vi tuân
thủ thuế có thể là kết quả của các động cơ khác nhau. Nếu các lý thuyết kinh tế coi
NNT là những người có lý trí, sẽ đặt bài toán kinh tế về tuân thủ để cân nhắc giữa
lợi ích và chi phí cũng như kết quả có thể xảy ra thì các lý thuyết tâm lý, xã hội lại
xem sự tuân thủ là sản phẩm của các chuẩn mực đạo đức xã hội, các hệ giá trị và
niềm tin của NNT. Do định hướng cũng như quan điểm đề tài, luận văn sẽ nêu các

nhân tố theo thiên hướng tâm lý, xã hội để phù hợp với hướng nghiên cứu của luận
văn
1.3.1. Nhân tố tâm lý xã hội
1.3.1.1. Chuẩn mực xã hội về tuân thủ thuế
Theo giáo trình xã hội học của đại học luật Hà Nội thì chuẩn mực xã hội được
định nghĩa là: hệ thống các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân
hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm
vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải
thực hiện trong các hành vi xã hội của mỗi con người, nhằm đảm bảo sự ổn định,
giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội
Như vậy có thể thấy chuẩn mực xã hội mang tính chất định hướng cả về suy nghĩ
và hành vi. Tác động sâu sắc lên suy nghĩ, sự nhận thức của hầu hết thành viên trong
xã hội, khiến họ nghiêng về một sự nhìn nhận, góc nhìn trước một vấn đề nào đó.
18


Hình thành một rào cản tâm lý, tư duy khiến hầu hết các cá nhân phần nào cảm thấy
tội lỗi, có sự tự vấn khi thực hiện các hành vi lệch chuẩn của mình đồng thời có xu
hướng nhìn nhận tiêu cực về các cá nhân có hành vi lệch chuẩn. Sự tuân thủ và thực
hiện các nguyên tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong hành vi xã hội của mỗi
người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của người đó. Nếu đi lệch ra khỏi
quỹ đạo chung này, hành vi của cá nhân đó sẽ là bất bình thường, sai lệch, là tội
ác…Khi đó, cá nhân này sẽ bị xã hội phê phán, lên án hoặc áp dụng các biện pháp
trừng phạt theo tính chất, mức độ của hành vi. Qua đó ta có thể thấy tác động to lớn
của chuẩn mực xã hội lên sự nhận thức, nhìn nhận và suy nghĩ của các thành viên
trong xã hội
Tuy rằng phần lớn các chuẩn mực xã hội được hình thành một cách khách quan,
từ ý chí chung của các thành viên tỏng xã hội nhưng trong lịch sử cũng có không ít
những chuẩn mực được hình thành từ ý chí của một nhóm, giai cấp cụ thể trong xã
hội nhằm củng cố, bảo vệ hay phục vụ nhu cầu lợi ích của họ. Dó đó nếu có thể tạo

dựng được một chuẩn mực xã hội về tuân thủ thuế sẽ có tác động rất to lớn tới tính
tuân thủ thuế của người nộp thuế, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện cũng như tạo ra
một rào cản tư duy, tâm lý khiến NNT phần nào cảm thấy tội lỗi, có sự tự vấn trước
khi thực hiện hành vi vi phạm tuân thủ (đước đánh giá là lệch chuẩn) đồng thời e dè
sự lên án, phê phán của xã hội và những người xung quanh.
1.3.1.2. Đầu tư công của chính phủ
Đầu tư công của chính phủ là một nhân tố tâm lý tác động không nhỏ tới sự tuân
thủ thuế của NNT. Đầu tư công của chính phủ đóng vai trò như một sư hoàn trả gián
tiếp số tiền thuế mà NNT đã nộp. Do vậy nếu đầu tư công của chính phủ có thể tạo
được tâm lý hiệu quả, thể hiện sự “có lãi” thì sẽ nâng cao tính tuân thủ thuế của DN
khi họ nghĩ rằng số tiền thuế mình đóng góp sẽ quay lại với họ một cách gián tiếp
nhưng với một lợi tức cao hơn trong tương lai dưới những hình thái phúc lợi xã hội
khác nhau như cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, lương hưu, bảo hiểm, dịch vụ y tế,
giáo dục… mà họ và con cháu sẽ được hưởng. Do vậy để có tác động tích cực tới sự
tuân thủ thuế của NNT, các thông tin về tham nhũng, đầu tư công kém hiệu quả, sự
đội vốn của dự án công cần phải được kiểm soát chặt chẽ và chỉ mang tính chất “lưu
hành nội bộ” đồng thời gia tăng những thông tin về sự đầu tư hiệu quả của chính phủ
1.3.1.3. Tinh thần thuế của doanh nghiệp
Tinh thần thuế của doanh nghiệp cũng là một nhật tô tâm lý tác động tới sự tuân
thủ thuế của NNT. Tinh thần thuế của doanh nghiệp dưới một mức độ phủ đủ lớn sẽ
khiến NNT cảm thấy sự tuân thủ thuế là rất rộng rãi qua đó tạo tâm lý thúc đẩy hơn
19


×