Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 15: Chỉnh sửa văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.1 KB, 4 trang )

Trường THCS Hiếu Giangị
PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HÀ
TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG
Tiết 1,2:
Bài 15:
CHỈNH SỬA VĂN BẢN

Người soạn : Nguyễn Thị Kim Kiều
Người dạy :
Ngày soạn : 15/10/2010
Ngày dạy :
Lớp : 6A


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Nhận biết được khi nào cần sao chép, khi nào cần di chuyển.
2. Kỹ năng:
- Biết cách chỉnh sửa văn bản qua các thao tác đơn giản như xóa, chèn,
chọn, sao chép, di chuyển.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
- Hiểu và nắm được bài.
- Ghi bài đầy đủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh, máy chiếu.
- SGK, SGV, dụng cụ giảng dạy.
2. Học sinh:
- SGK, sách bài tập, dụng cụ học tập.


- Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- Trực quan.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày các quy tắc gõ văn bản trong Word?
Nguyễn Thị Kim Kiều
Trường THCS Hiếu Giangị
Câu 2: Trình bày kiểu gõ Telex?
3. Triển khai bài mới:
- Ở tiết trước chúng ta đã học bài "Soạn thảo văn bản đơn giản" và đã
biết được quy tắc gõ văn bản. Vậy để có một văn bản hoàn chỉnh và
không sai sót thì ta phải làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta
tìm hiểu bài học ngày hôm nay nhé.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt dộng 1:
GV: Khi soạn thảo văn bản thường
gặp những sai sót như: lỗi chính tả,
sai từ, thiếu nội dung...ta phải làm
thế nào?
HS: đọc sách và trả lời
(xóa và chỉnh sửa)
GV: Để xóa kí tự ta sử dụng phím
nào?

HS: trả lời
(sử dụng phím Backspace và Delete)
GV: nhắc lại câu trả lời, lấy ví dụ.
HS: quan sát, ghi vào vở.
GV: Thực hiện, gọi 2-3 hs lên làm
lại.

Hoạt dộng 2:
GV: - Cho một ví dụ: "Bác Hồ ở
chiến khu".
- Muốn thực hiện các thao tác
với đoạn vb trước tiên ta phải làm
gì?
HS: trả lời (ta cần chọn phần vb hay
đối tượng đó- gọi là đánh dấu)
GV: Hãy nêu cách chọn phần vb
trên?
HS: trả lời (có 2 bước)
GV: thực hiện, gọi hs làm lại
HS: quan sát, lên làm
GV:Ngoài cách trên còn cách nào
1. Xoá và chèn thêm văn bản:
a. Xóa văn bản:
- Xoá một vài ký tự:
+ Phím Delete: xoá ký tự bên
phải con trỏ soạn thảo.
+ BackSpace: Xoá ký tự bên
trái con trỏ soạn thảo.
- Để xóa nhanh nhiều phần văn
bản thì chọn phần văn bản trước

khi sử dụng phím xóa.
b. Chèn văn bản:
- Muốn chèn thêm vb vào một vị
trí ta di chuyển con trỏ vào vị trí
đó và gõ nội dung bình thường.
Lưu ý: Hãy suy nghĩ cẩn thận
trước khi xóa văn bản.
2. Chọn phần văn bản:
Nguyên tắc: Khi muốn thực hiện
một thao tác (ví dụ như xóa,
chuyển vị trí, thay đổi cách trình
bày...)tác động đến một phần
văn bản hay đối tượng nào đó
trước hết ta cần chọn phần văn
bản hay đối tượng đó (còn gọi là
đánh dấu).
* Cách 1:
B1: Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
B2: Kéo thả chuột đến cuối phần
văn bản cần chọn.
* Cách 2:
B1: Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
B2:nhấn đồng thời phím Shift và
các phím mũi tên ở trên bàn
phím.
Nguyễn Thị Kim Kiều
Trường THCS Hiếu Giangị
khác?
(mong đợi hs trả lời)
HS: trả lời

GV: kết luận
GV:Khi thực hiện 1 thao tác mà kết
quả ko được như ý muốn ta phải làm
ntn?
HS: trả lời
(sử dụng lệnh khôi phục Undo)
GV: kết luận. Thực hiện
HS: quan sát và làm lại.
Hoạt dộng 3:
GV: Ta có một vb gốc, muốn có
thêm một vb nữa giống hệt như thế
ta phải làm thế nào?
HS: trả lời (sao chép)
GV: cho ví dụ, thực hiện, gọi hs lên
làm
HS: quan sát, lên làm
GV:ngoài cách này còn có cách nào
khác ko?
(mong đợi hs trả lời)
HS: trả lời
GV: kết luận
Thực hiện các thao tác rồi gọi hs làm
lại
HS: Quan sát, lên làm

Hoạt dộng 4:
GV:Cho ví dụ: “Trường THCS Hiếu
Giang.Tôi là học sinh lớp 6A .”
- Làm thế nào để câu “Trường
THCS HIếu Giang” về cuối câu để

được câu “Tôi là học sinh lớp
6A..Trường THCS Hiếu Giang.”
HS: trả lời (di chuyển)
* Cách 3:
B1: Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
B2: Nháy giữ chuột trái và kéo
đến vị trí cuối của đoạn văn bản.
@ Phục hồi thao tác vừa xóa:
- Cách 1: Vào Edit\ Undo
- Cách 2: Nháy nút lệnh Undo
trên thanh công cụ( Ctrl + Z)
3. Sao chép:
- Sao chép phần vb là giữ
nguyên phần vb đó ở vị trí gốc,
đồng thời sao nội dung đó vào vị
trí khác.
* Cách 1:
B1: Chọn phần văn bản muốn
sao chép và nháy nút Copy.
B2: Đưa con trỏ soạn thảo tới vị
trí cần sao chép và nháy nút
Paste.
* Cách 2:
Vào Edit /Copy và vào Edit
/Paste.
* Cách 3:
Kích chuột phải chọn Copy
/Paste.
* Cách 4:
Ấn phím Ctrl + C và phím Ctrl +

V
Lưu ý: nháy nút Paste nhiều lần
để sao chép vào nhiều vị trí
khác.
4. Di chuyển:
* Cách 1:
B1: Chọn phần văn bản cần di
chuyển và nháy nút Cut để xóa
phần văn bản đó tại vị trí cũ.
B2: Đưa con trỏ soạn thảo tới vị
trí mới và nháy nút Paste.
* Cách 2:
Vào Edit /Cut và vào Edit
Nguyễn Thị Kim Kiều
Trường THCS Hiếu Giangị
GV: cho ví dụ, thực hiện, gọi hs lên
làm
HS: quan sát, lên làm
GV: ngoài cách này còn cách nào
khác?
(mong muốn hs trả lời)
HS: trả lời
GV: kết luận
- Em hiểu thế nào là di chuyển văn
bản?
HS: trả lời
GV: nhận xét.
- Em hãy phân biệt giữa sao chép và
di chuyển?
HS: trả lời

GV: nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Thực hiện, gọi 3-4 hs lên làm.
HS: quan sát, lên làm
/Paste.
* Cách 3:
Kích chuột phải chọn Cut /Paste.
* Cách 4:
Ấn phím Ctrl +X và phím Ctrl +
V
- Di chuyển văn bản là sao nội
dung đó từ một vị trí này đến
một vị trí khác, đồng thời xóa
phần văn bản đó ở vị trí gốc.
- Di chuyển là mang phần văn
bản từ vị trí này đến vị trí khác.
Còn sao chép là tạo ra hai phần
văn bản giống nhau ở hai vị trí
khác nhau.
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Nêu các cách xóa và chèn thêm văn bản.
- Cách khôi phục lại một thao tác vừa hủy bỏ.
- Các bước sao chép và di chuyển một đoạn văn bản.
- So sánh cách sao chép và di chuyển một đoạn văn bản.
2. Dặn dò:
- Học sinh về nhà làm bài tập, thực hành thành thạo các thao tác.
- Đọc bài đọc thêm 7 "Nhà xuất bản trên ... bàn".
- Đọc và soạn bài thực hành 6 "Em tập chỉnh sửa văn bản".
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
....................................
Nguyễn Thị Kim Kiều

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×