Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

LOI TUA BAO TUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.16 KB, 1 trang )

Loi tua
Hòa chung với không khí tưng bừng của cả nước đón chào kỉ niệm 28 năm ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2010. Chúng tôi có rất nhiều hoạt động để kỉ niệm ngày
tết của chúng tôi nhưng làm một tờ báo tường thì khiến chúng tôi thấy tâm đắc nhất.
Nhớ lại ngày đi học phổ thông mỗi khi đến dịp này chúng tôi hăng say lắm, hình như
khác hẳn với bây giờ nhiều. Sự hăm hở, tất bật của những ngày làm báo tường là niềm vui,
hạnh phúc của chúng tôi. Cả lớp đều hăng hái tham gia viết bài. Sáng tác thơ, truyện ngắn,
truyện cười...Có khi quên cả việc học.... Riêng tôi thì hình như chẳng bao giờ bài viết của
tôi được đăng trên báo, nhưng tôi cũng rất vui và khá tự hào vì tôi là người được cho là có
công thứ nhì sau cô giáo tôi, đó là việc trang trí tờ báo.
Thời gian trôi nhanh quá. Giờ đây, tôi lại là người đứng trên bục giảng, lại được cùng
đồng nghiệp làm báo tường. Tôi thấy rất vui, những kỉ niệm xưa ào về trong tôi, hình ảnh
thầy cô, bạn bè, ngày ấy mọi người chỉ biết cho, không bao giờ biết nhận, thầy cô tận tình
chỉ bảo, động viên bố mẹ tôi cho tôi đi học, tôi còn nhớ cô nói với mẹ: “Chị cứ cho cháu đi
học, mai sau không làm được ông to, ông bé gì thì cũng biết mà sống...”. Một câu nói đơn
giản thế thôi nhưng lại là tất cả tương lai của tôi đấy. Nhưng nghĩ lại tôi thật có lỗi với thầy
cô...
“Chuyện xưa kể rằng, ngày ấy trên trái đất cây cối xanh tốt lắm. Nhưng mặt trời thì bé
nhỏ và không sáng như bây giờ. Một hôm, tất cả các loài hoa đều nở rộ và mặt trời sáng
bừng lên để đón chào một cô giáo tương lai ra đời. Cô nhỏ nhắn xinh dẹp và thông minh,
trên môi cô luôn nở nụ cười tươi như hoa ban trong rừng...
Thiên sứ giao nhiệm vụ cho cô giáo phải đưa các cô cậu nhỏ ngây ngô kia qua một con
sông để các em biết nói, biết cười, biết sống...Đó là sông “tri thức” sông nằm cách xa chỗ
chúng ta đang ở lắm...Cô vui vẻ nhận lời, thế là đều đặn hằng năm cứ đến tháng 9 đò của
cô lại cập bến, đến tháng 5 năm sau cô mới chở các em nhỏ được đến bên kia bờ sông “tri
thức”. Cô cứ thầm lặng làm thế... làm thế...Nhưng sang sông rồi cô cứ trông hoài mà cũng
không thấy em nhỏ nào của chuyến đò năm cũ quay lại với cô. Cô mong mỏi lắm, ước gì
các em quay lại và chỉ bằng một cử chỉ nhỏ bé của các em cũng đủ kết thành bó hoa tươi
thắm tạo nên niềm vui cho cái “nghiệp lái đò” của cô. Tóc cô càng bạc thêm, nhưng cô vẫn
phải chèo, phải lái vì bên bến các em nhỏ vẫn đang chờ cô đón...” Thế đó, cho đến sau này
khi đứng trên bục giảng tôi mới hiểu hết được công lao to lớn của thầy cô và từ đó mỗi khi


có dịp tôi lại về thăm thầy cô như người con đi xa về với cha mẹ...
Đồng Quảng Lực

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×