Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của DU LỊCH CỘNG ĐỒNG đến môi TRƯỜNG tại cầu NGÓI THANH TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.88 KB, 77 trang )


Sau bốn năm học tập tại giảng đường Khoa
Du lòch-Đại học Huế và sau 3 tháng thực tập
tại Công ty THHH& TM Du Lòch Toàn Cầu, tôi đã
trang bò cho mình các kiến thức vững chắc,
chuẩn bò hành trang bước vào tương lai, đồng
thời tôi đã nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của du lòch cộng đồng đến môi trường
tại Cầu Ngói Thanh Toàn”
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô là
giảng viên Khoa Du lòch – Đại học Huế đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập,truyền đạt các
kiến thức và kó năng cần thiết trong suốt
quá trình tôi học tập tại Khoa. Đặc biệt, tôi
xin chân thành cảm ơn cô Lê Thò Thanh Giao
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm bài.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
ban lãnh đạo Công ty Du Lòch Toàn Cầu đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập và làm việc
trong môi trường chất lượng này. Cảm ơn các
anh chò nhân viên trong công ty đã luôn giúp
đỡ và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình làm việc tại đây.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè
đã luôn động viên và đồng hành cùng tôi
trong suốt chặn đường qua.Do thời gian thực
tập có hạn và năng lực của bản thân còn
hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy/Cô giáo để bài khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6
năm 2020
Sinh viên thực
hiện
Chế Thò Ngọc
Huyền

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất
cứ nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Chế Thị Ngọc Huyền

2
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

2


Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

MỤC LỤC

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

CNTT

Cầu Ngói Thanh Toàn

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BQL

Ban quản lý

Sở VHTT & DL

Sở văn hóa- thể thao và du lịch

NCPT

Nghiên cứu phát triển

3
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

3

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

4
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao


4

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

DANH MỤC CÁC BẢNG

5
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

5

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

6
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

6


Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển kinh tế, đời sống con người ngày
càng nâng cao thì du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu
của con người. Chính vì vậy mà ngành du lịch hiện nay đang ngày càng phát
triển, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu
rất lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người
lao động cũng như góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm
đà bản sắc dân tộc cho nhiều địa phương trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là một địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong
phú vào bậc nhất của nước ta với nhiều điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng
như sông Hương, núi Ngự, bãi biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang…, cùng với
hệ thống các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, hệ thống các làng nghề truyền
thống, nghệ thuật truyền thống: ca Huế, hay nét đặc sắc trong ẩm thực Huế,
con người Huế…Đặc biệt nhất với các điểm đến du lịch cộng đồng mới lạ, độc
đáo như: Cầu Ngói Thanh Toàn, Thủy Biều, làng cổ Phước Tích, thôn Dỗi
Nam Đông.....đã thu hút một lượng khách du lịch rất lớn đặc biệt là du khách
quốc tế đến để tham quan và trải nghiệm.
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành
du lịch, nhất là du lịch cộng đồng và bảo tồn du lịch cộng đồng do những quan
ngại ngày càng lớn về vấn đề môi trường. Du lịch cộng đồng không còn chỉ
tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một
thực tế trên toàn cầu. Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều

kiện không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự
nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem
đến sự thảo mãn cho du khách du lịch. Du lịch ngày càng phát triển thì đồng
nghĩa với tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Vì vậy vấn đề bảo vệ
môi trường trong sự phát triển của du lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi
quốc gia vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành công nghiệp
không khói này. Cùng với ưu thế về vị trí địa lý, Cầu Ngói Thanh Toàn hội đủ
7
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

7

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

các yếu tố tiêu biểu của một làng quê Việt Nam với phong cảnh, con người, di
tích, ẩm thực… những sản phẩm du lịch như: chằm nón, gói bánh tét, chèo
thuyền… có thể mang đến cho du khách một trải nghiệm thú vị về nông thôn
Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của điểm du lịch nói chung
và du lịch cộng đồng nói riêng, tôi thực hiện đề tài: “ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI CẦU
NGÓI THANH TOÀN”
2. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên du lịch cộng đồng và những tác động đến môi trường tại
điểm du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu những tác động của du lịch cộng đồng tới môi trường tự nhiên
tại Cầu Ngói Thanh Toàn
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở, lý luận về du lịch cộng đồng và mối liên
hệ giữa phát triển du lịch cộng đồng với môi trường.
Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch
cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo
vệ môi trường tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Điểm du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn tại xã Thủy
Thanh, TX Hương Thủy, TP Huế
Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2020tháng 6 năm 2020
Số liệu phục vụ nghiên cứu cho đề tài thu thập từ năm 2017 đến năm
2019 được lấy từ Phòng văn hóa- thông tin xã Thủy Thanh
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp:
8
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

8

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao


 Số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu ở cơ quan ( UBND xã Thủy Thanh)
Thu thập các tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến đề tài
 Số liệu sơ cấp

Thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi đối với người dân địa phương
 Thiết kế bảng hỏi
Phần 1: Nội dung chính là ý kiến của người dân khi hoạt động du lịch
cộng đồng tác động đến môi trường tại Cầu Ngói Thanh Toàn
Phần 2: Thông tin cá nhân của người dân địa phương
 Phương pháp chọn mẫu

Hình thức điều tra: Thông qua bảng hỏi
Phương pháp điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên
Đối tượng điều tra: Tiến hành phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho người dân
tại địa phương ( Xung quanh khu vực Cầu Ngói Thanh Toàn)
- Cách tính:
+Xác định quy mô mẫu bằng công thức tính quy mô của Linus Yamane
Công thức:
Trong đó:
n: Quy mô mẫu
N: Kích thướt mẫu
Chọn khoảng tin cậy 95%, mức sai lệch cho phép là e=0,05
5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm sử lý số liệu SPSS 20.0 để xử lý thông tin thu thập
từ bảng hỏi
-Sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của người
dân địa phương đối với các vấn đề định tính bao gồm 5 mức độ:

1- Rất không đồng ý
2-Không đồng ý
3-Bình thường
4-Đồng ý
5-Rất đồng ý
9
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

9

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

-Phân tích thống kê mô tả: Thống kê và tần suất (Frequency), phần trăm
(Percent), mô tả( Descriptive), giá trị trung bình (Mean)
6. Kết cấu nghiên cứu
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
+ Chương 1: Tổng quan về phát triển du lịch cộng đồng và môi trường
du lịch
+ Chương 2 : Đánh giá về môi trường khi phát triển du lịch cộng đồng tại
cầu ngói thanh toàn
+ Chương 3: Giải pháp bảo vệ môi trường khi phát triển du lịch cộng
đồng tại cầu ngói thanh toàn
Phần III: Kết luận và kiến nghị


10
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

10

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá
trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và
hưởng lợi".
(Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017,có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).
“Du lịch cộng đồng là mô hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là
người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi íchkinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.
(Theo Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas ,2009)
1.1.2. Đặc điểm về du lịch cộng đồng
+ Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững: Du lịch
cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh

thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá. Du lịch cộng đồng là cách
tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại chỗ,
phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy
nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá; cần có người
dân địa phương tham gia để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo
dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh
cộng đồng.
+ Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể
quản lý di sản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng;
11
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

11

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyền tham gia vào
các hoạt động du lịch.
+ Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng:

Lợi

nhuận thu được từ du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ
môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư
cho địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ.

+ Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ
sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu
du nhập.
+ Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng: Du lịch
cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng là thúc đẩy, tạo
cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân
cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.
+ Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính
phủ và cơ quan nhà nước: Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở
vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du
lịch và phát triển cộng đồng.
1.1.3. Môi trường du lịch
Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát
triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch
đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái...
Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi
trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản
thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng,
thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững,
gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên.

12
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

12

Lớp: K50-KTDL



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố về tự
nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.
Như vậy, môi trường du lịch được xem xét tới bao gồm: môi trường du
lịch tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội và môi trường du lịch nhân văn.

Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm:
Môi trường địa chất : Là các tai biến địa chất có ảnh hưởng tới hoạt động
du lịch như sụt lún, trượt lở, động đất....
Môi trường nước: Khả năng cấp nước và chất lượng nước phục vụ nhu
cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, tắm biển và nghỉ dưỡng của du khách.
Môi trường không khí: Mức độ ô nhiễm không khí, mức độ thuận lợi và thích
hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ
dưỡng phục hồi sức khoẻ của du khách.
Môi trường sinh học: Tính đa dạng sinh học, cảnh quan rừng tạo hấp dẫn
đối với du khách.
Các sự cố môi trường: lũ quét, cháy rừng, tràn dầu…ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới hoạt động du lịch.
Môi trường kinh tế - xã hội cần được xem xét chủ yếu là thể chế chính
sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng,
mức sống của dân cư, tổ chức xã hội và quản lí môi trường.
Môi trường du lịch nhân văn: dân cư, dân tộc, truyền thống và quan hệ
cộng đồng, trình độ văn minh và dân trí, chất lượng cuộc sống dân cư lao động
và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, sự tồn tại phát triển của nó gắn liền
với môi trường mà bản chất là sự khai thác môi trường để phục vụ du lịch và
sự tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.

1.2. Các kiểu quan hệ giữa du lịch với môi trường
Quan hệ cùng tồn tại: Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tồn tại một
cách độc lập hoặc có quan hệ rất hạn chế. Thường đây là giai đoạn đầu của phát
13
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

13

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

triển du lịch khi mức độ sử dụng tài nguyên và các tác động đến môi trường còn
thấp. Tuy nhiên, du lịch là một ngành kinh tế nên tuân theo qui luật vận động và
phát triển. Do vậy, kiểu quan hệ này khó duy trì lâu dài bởi du lịch càng phát
triển thì mức độ sử dụng nguồn tài nguyên càng cao và rõ rệt hơn.
Quan hệ cộng sinh: Trong mối quan hệ này, du lịch và bảo tồn đều nhận
được những lợi ích và có sự hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình phát triển, các giá
trị của tự nhiên được bảo tồn, thậm chí được cải thiện tốt hơn trong khi đó số
khách du lịch vẫn tăng lên, chất lượng du lịch được đảm bảo, đem lại lợi ích
kinh tế, góp phần nâng cao giá trị bảo tồn. Như vậy đã đem lại lợi ích cho cả
du lịch và môi trường phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững trong du
lịch.
Quan hệ mâu thuẫn: Mối quan hệ này xảy ra khi du lịch phát triển quá mức
không quan tâm đến bảo tồn. Đây là kiểu phát triển ồ ạt, chỉ quan tâm tới
những lợi ích kinh tế trước mắt trong khi chưa có các qui hoạch thận trọng,
quan tâm đến bảo tồn. Cùng một môi trường nhưng chịu sự tác động của nhiều

ngành khác nhau dẫn tới mâu thuẫn về xu hướng và lợi ích giữa các ngành.
Quan hệ xung đột: Xảy ra khi môi trường và du lịch mâu thuẫn quá
mức, sự tranh chấp về lợi ích giữa các ngành khó tìm được giải pháp trung hoà
thoả đáng. Khi có quan hệ xung đột sẽ gây thiệt hại cho cả ngành du lịch, các
ngành kinh tế trên lãnh thổ và môi trường tự nhiên, xã hội của lãnh thổ đó.
Như vậy, du lịch có khả năng kích thích sự bảo tồn tài nguyên, mặt khác nó
góp phần làm suy thoái môi trường. Chỉ có du lịch được quy hoạch, quản lí
trên cơ sở khoa học sẽ tạo ra được mối quan hệ cộng sinh với môi trường.
1.3. Du lịch tác động đến các yếu tố môi trường
1.3.1. Tác động tích cực
Đối với môi trường tự nhiên
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch cộng đồng nếu
như công trình được phối hợp hài hoà.
Góp phần cải thiện các điều kiện khí hậu nhờ các dự án thường có yêu
cầu tạo thêm các công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo...

14
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

14

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du
lịch cộng đồng nếu như các giải pháp trong cấp thoát nước được áp dụng. Đặc

biệt trong trường hợp khu vực phát triển du lịch nằm ở thượng nguồn các lưu
vực sông, vấn đề giữ gìn nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt
động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lí kỹ thuật hợp lí.
Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du
lịch cộng đồng nhờ các dự án có phát triển công viên cây xanh, khu nuôi chim
thú...hoặc bảo tồn các đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng
nhân tạo phục vụ du lịch.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển
du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hay sử dụng không có hiệu quả.
Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh
kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm như :
vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên v.v…
Hạn chế các lan truyền ô nhiếm cục bộ trong khu vực nếu như các giải
pháp kĩ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lí.
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần
vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn
và Vườn Quốc gia.
+Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những
sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không
khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông
qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo
dƣỡng các công trình kiến trúc.
+ Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt
có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
+ Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể
được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
+ Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông
qua việc trao đổi và học tập với du khách.
15

SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

15

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

Đối với môi trường kinh tế - xã hội và nhân văn
Các lợi ích về kinh tế như: Cải thiện cán cân thương mại quốc gia; Tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mới; Quảng bá cho sản phẩm địa phương; Tăng nguồn
thu cho Nhà nước; Tạo cơ sở giúp phát triển các vùng đặc biệt; Khuyến khích
nhu cầu nội địa.
Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực
Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng
dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động du lịch)
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho dân địa
phương: Y tế, vui chơi giải trí...kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
Góp phần thúc đẩy, khôi phục các làng nghề và nghề truyền thống
Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc, tập quán...)
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc
và cộng đồng.
1.3.2. Tác động tiêu cực
+Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công
nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả
nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
+Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách

sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực
lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán,
đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại
cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
+Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây
là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
+ Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe
máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và
bê tông.
16
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

16

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

+ Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu
quả và lãng phí.
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách
có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động
vật hoang dại.
+ Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách

sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí
các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là
các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các
công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn
là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
+Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú,
đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú
rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại
gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá
hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
1.4. Các mô hình du lịch gắn với môi trường
1.4.1. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tại tỉnh Hòa Bình
Thời gian qua, khu du lịch hồ Hòa Bình đã trở thành điểm đến thăm quan
du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Hòa
Bình. Để du lịch phát triển bền vững, một trong những thách thức không nhỏ
đối với các khu, điểm du lịch là công tác bảo vệ môi trường.
Theo ông Đặng Tuấn Hùng, Trưởng phòng Du lịch (Sở VH-TT&DL),
việc du lịch phát triển trong những năm gần đây đã tạo sức ép rất lớn đến môi
trường tự nhiên, đặc biệt là khu du lịch hồ Hòa Bình. Cùng với gia tăng về
lượng khách, các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh. Do đó,
công tác bảo vệ môi trường được các cấp, ngành đặc biệt chú trọng, coi là yếu
tố sống còn, quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch.
Xác định môi trường đóng vai trò quyết định trong việc định hướng
phát triển du lịch theo hướng bền vững, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để bảo vệ
17
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

17


Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

môi trường, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hướng đến
một nền du lịch xanh, bền vững. Trong đó, tập trung tăng cường các biện pháp
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường. Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng thủy văn, chủ
động ứng phó với mọi biến đổi của khí hậu. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập
huấn tại chỗ cho cán bộ, nhân dân địa phương, nhất là nơi có khu, điểm du
lịch. Phối hợp với hội, đoàn thể, quần chúng tại cơ sở để duy trì và phát động
các phong trào vệ sinh môi trường. Phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ban quản lý các khu du lịch để
xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ môi trường du lịch. Bên cạnh đó,
thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng để thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý và khắc phục các hậu quả
ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học do tác động của hoạt
động du lịch. Hiện nay, tại các khu, điểm du lịch đều lắp đặt các cụm pano
tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, khẩu hiệu tuyên truyền về công
tác bảo vệ môi trường trên các tàu phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, trên các
tàu, thuyền đều được trang bị các thùng thu gom rác và xử lý đúng nơi quy
định, không xả rác thải ra hồ gây ô nhiễm.
Tại điểm du lịch cộng đồng Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc), chúng tôi
nhận thấy điểm du lịch có đặt các biển tuyên truyền về bảo vệ môi trường và
đặt thùng thu gom rác thải. Chị Đinh Thị Trang, điều phối viên tại điểm du
lịch cộng đồng Đá Bia cho biết: Chúng tôi luôn xác định muốn phát triển du
lịch tốt cần phải nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ cảnh quan môi

trường. Trong đó, chú trọng đến việc trồng cây xanh, thu gom rác, phân loại và
xử lý đúng nơi quy định. Hiện nay, tại điểm du lịch có đặt các thùng rác, các
hộ làm homestay đều để thùng rác và có công trình phụ, hệ thống xử lý nước
thải, chất thải sinh hoạt… Đặc biệt, hầu hết các đoàn khách khi đến du lịch,
nghĩ dưỡng tại đây đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, các buổi picnic, dã
ngoại đã không còn tình trạng xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhiều đoàn khách
khi đến đây còn trực tiếp cùng với người dân địa phương tham gia làm đường
giao thông, trồng cây xanh.
18
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

18

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

Với sự chủ động và ý thức của các cấp, ngành và của người dân trong việc
chú trọng công tác bảo vệ môi trường chung tại các khu, điểm du lịch đã góp
phần đưa du lịch Hòa Bình đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
1.4.2. Phát triển du lịch xanh ở Tây Giang
Là một vùng đất nhiều tiềm năng khai phá, phát triển du lịch văn hóa
cộng đồng, du lịch sinh thái…, thời gian qua, huyện miền núi Tây Giang
(Quảng Nam) đã tập trung nhiều nguồn lực phát triển du lịch, xác định đây sẽ
là ngành mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đất này.
Chính quyền và cộng đồng dân cư nơi đây luôn xác định điều quan trọng
để phát triển du lịch bền vững chính là bảo tồn văn hóa đi đôi với bảo vệ môi

trường, tránh xâm hại và giữ gìn tốt những không gian rừng nguyên sinh.
Ông Bh’riu Liếc, Bí thư huyện Tây Giang cho biết, tháng 9.2019, huyện
Tây Giang đã phát động và có văn bản chỉ đạo thực hiện phong trào “Phòng
chống rác thải nhựa” nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay thực hiện các hoạt
động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống, nhất là tại các khu du
lịch (DL) sinh thái, DL cộng đồng trên địa bàn huyện. Việc hạn chế, nói không
với rác thải nhựa không chỉ tạo sự thiện cảm, đảm bảo môi trường sạch sẽ cho
du khách khi đến với Tây Gang mà về lâu dài cũng là để giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên, hoang sơ, trong lành vốn là thế mạnh để phát triển DL nơi đây.
Làng Aur, xã A Vương được mệnh danh là “làng Singapore” giữa rừng
Trường Sơn vì sạch, xanh, không có đồ nhựa, túi ni lông. Già A Lăng Zèng
cho biết trẻ con trong làng từ nhỏ đã được dạy về giữ xanh, giữ sạch nên
không vứt rác bừa bãi. Làng có tục lệ rất hay là nếu ai vi phạm, xả rác, không
giữ vệ sinh chung thì sẽ bị phạt dọn vệ sinh trong khuôn viên làng và cả 21
nóc nhà. Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Tây Giang phát động phong
trào “Chống rác thải nhựa” đến từng hội viên phụ nữ, người dân trên địa bàn
10 xã của huyện. Các cơ sở hội ở từng xã, thôn cũng chủ động xây dựng, đăng
ký thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường và nhân rộng trên địa bàn, như
Hội LHPN xã A Vương với mô hình đan các túi, giỏ bằng mây tre ; xã Dang
trồng lá lớ, chuối rừng; xã Lăng với mô hình trồng lá dong… Khuyến khích
19
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

19

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

hội viên là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, tiểu thương
buôn bán tại các chợ sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi
nylon như túi giấy, túi vải, các loại giỏ bằng mây, tre...
Thôn Arầng 2, xã Axan đã xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư thực
hiện hài hòa xóa đói, giảm nghèo với bảo vệ môi trường”, phát động 100% các
hộ gia đình trong thôn đăng ký cam kết có trách nhiệm bảo vệ môi trường
thôn, xóm sạch đẹp; đảm bảo an ninh trật tự giao thông; xây dựng gia đình văn
hóa, hiếu học. Trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm
học 2019-2020, Hội đồng Đội huyện Tây Giang cũng tổ chức phát động “Liên
đội nói không với rác thải nhựa”; Ngày hội tái chế “Hiệp sĩ Mizu bảo vệ môi
trường” với các hoạt động như: Phát động tuyên truyền; trình diễn thời trang;
tiểu phẩm về chống rác thải nhựa, rung chuông vàng, trưng bày các sản phẩm
tái chế; ký cam kết “Liên đội nói không với rác thải nhựa”…
Huyện Tây Giang còn nhiều rừng nguyên sinh quý hiếm như khu rừng
di sản pơmu có 2.011 cây, trong đó có 725 cây được công nhận là cây di sản
Việt Nam… Lấy văn hóa làng Cơ Tu làm nét chủ đạo, từ đó phát triển DL văn
hóa, DL sinh thái, DL cộng đồng dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống độc
đáo của làng chính là cách làm DL văn hóa bền vững ở Tây Giang. Trong đó
đặc biệt chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa làng Cơtu, giữ gìn môi trường để
phát triển du lịch xanh, bền vững, hài hòa với môi trường thiên nhiên.
Ông Phạm Quốc Hường, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và phát
triển du lịch huyện Tây Giang cho biết Trung tâm đã xây dựng kế hoạch “Phát
triển du lịch nói không với rác thải nhựa”. Đồng thời bắt tay vào triển khai
phong trào này tại các khu du lịch cộng đồng như khu du lịch cộng đồng
Talang, Pơ’ning; khu du lịch làng truyền thống Cơ Tu, làng cổ Pơmu, Đỉnh
Quế, điểm dừng chân Aliêng…
Ông Arất Blúi, Phó chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ: Đồng bào
Cơ Tu ở huyện Tây Giang bây giờ khi tiếp xúc với du khách, gần như đã thuộc

20
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

20

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

lòng, ý thức rất rõ và tuyên truyền lại cho du khách rằng “Rừng còn Tây Giang
phát triển bền vững, rừng mất Tây Giang suy vong”.

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN
2.1. Khái quát chung về Cầu Ngói Thanh Toàn
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
+ Giới thiệu
Xã Thuỷ Thanh nằm ở phía Đông Bắc huyện Hương Thuỷ, có tọa độ vị
trí địa lý từ 16026’30” đến 16029’30” vĩ độ Bắc, 107037’10” đến 107039’13”
kinh độ Đông; cách trung tâm thị xã Hương Thuỷ theo hướng Tây Nam
khoảng 6 km, cách tung tâm thành phốHuế theo hướng Bắc khoảng 8 km, giáp
ranh như sau: -Phía Đông giáp với phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) và xã Phú
Hồ (huyện PhúVang).
- Phía Tây giáp với phường An Đông (thành phố Huế) và xã Thủy Vân
(thị xã Hương Thủy).
- Phía Nam giáp với phường Thủy Phương và phường Thủy Dương.

- Phía Bắc giáp với xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang).
+ Địa hình
Xã Thủy Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc ranh giới
huyện Phú Vang hình cánh cung theo hướng Bắc - Nam là sông Như Ý đổ ra
sông Hương tại cửa Vỹ Dạ. Nơi có độ cao nhất là 1m, độ dốc < 50, nghiêng từ
Tây sang Đông; đây là một trong những vùng thấp trũng nhất của thịxã Hương
Thủy, mực nước ngập bình quân từ1-2 m mỗi khi có lũ thượng nguồn đổvề.
+ Khí hậu
Xã Thủy Thanh bị ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa Đông gặp
gió mùa Đông Bắc mưa rét, mùa Hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ
trung bình từ 25 – 27 độC, vào mùa khô nhiệt độ bình quân 27 – 29 độ C, vào
21
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

21

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

mùa mưa lạnh nhiệt độ trung bình 20 – 22 độC. Chênh lệch nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất so với tháng thấp nhất khoảng 10 độ C. Tháng có nhiệtđộ
trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, khoảng 29,5 độ C; tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1, khoảng 10,5 độ C. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa bình quân 2.500mm. Mưa tập
trung cao vào các tháng 10, 11, 12 chiếm hơn 50% lượng mưa cả năm. Tổng
số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày. Vào mùa mưa lượng mưa tập trung

lớn, kết hợp với lũ thượng nguồn về thường gây ngập úng trên địa bàn xã.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân hàng năm 85%, độ ẩm cao nhất 90%
(vào các tháng 10, 11, 12), độ ẩm thấp nhất 72% (vào các tháng 5, 6, 7). Chu kì
gió bão: Ở đây thường có hai hướng gió chính, đó là gió mùa Đông Bắc xuất
hiện vào mùa mưa gây lạnh, giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa
khô, kèm theo không khí khô hanh và nóng. Ngoài ra trong năm còn xuất hiện
hướng gió phụ, đó là gió Đông Nam mang hơi nước từ biển vào. Bão thường
xuất hiện vào đầu mùa mưa, một năm ở khu vực này thường ảnh hưởng từ 3 - 4
cơn bão, kèm theo mưa lớn thường gây ngập úng trên khắp địa bàn.
+ Thủy văn
Chế độ thủy văn: Bao quanh ½ ranh giới xã là sông Như Ý (dài khoảng
7,5 km); hệ thống thoát nước lũ tại Thủy Thanh chia thành hai nhánh, một
nhánh thoát ra đầm Sam - xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang; một nhánh thoát ra
sông Đại Giang - phá Tam Giang. Có hệ thống kênh rạch chia nhỏ diện tích
đất sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh rạch phục vụ tưới, tiêu, vận chuyển
trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đất đai
Diện tích trồng lúa nước là 545,76 ha chiếm 89,00% còn lại là đất trồng
cây hằng năm, cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản là 67,47 ha chiếm
11,00%. - Đất phi nông nghiệp có 216,24 ha chiếm 20,23% tổng diện tích đất
tự nhiên của xã. - Đất dành cho phát triển hạ tầng, xây dựng trụ sở cơ quan,
đất cho cơ sở sản xuất kinh doanh, di tích, danh lam thắng cảnh. - Đất khu dân
cư nông thôn là 50,59 ha chiếm 5,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa
sử dụng còn 3ha chiếm 0,35% tổng diện tích đất tự nhiên
22
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

22

Lớp: K50-KTDL



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển Cầu Ngói Thanh Toàn
Được xây dựng năm 1776, theo lối kiến trúc độc đáo “thượng gia hạ
kiều” và là một trong những cây cầu cổ có giá trị nhất nước Việt Nam. Năm
1990 được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia.
Lịch sử của cầu: Cầu này được bà Trần Thị Đạo-cháu đời thứ 6 của
họTrần (1 trong 13 họ khai canh làng Thủy Thanh) xây dựng để dân làng qua
lại được thuận tiện và cho lữ khách có chỗ dừng chân khi lỡ bước. Bà Trần Thị
Đạo là vợ một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con.
Để cầu tự, bà đã dùng tiền của mình giúp đỡ nhiều cho dân, cho làng, Cầu
Ngói Thanh Toàn là một minh chứng cho tấm lòng này của bà. Chiếc cầu dài
43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên
thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa. Trên cầu có mái che, lợp
ngói lưu ly. Cầu đã được trùng tu, sữa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956,
1971. Qua các lần tu sửa, chất liệu gốc đã có thay đổi như cột trụ bằng gỗ lim
được thay bằng gạch và xi măng, kích thước thu hẹp chiều dài còn 16,85m và
rộng 4,63m. Năm 1990 được công nhận là Di sản Văn hóa cấp Quốc Gia.
Ngày 14-15/8 hằng năm là ngày giỗbà Trần Thị Đạo, làng tổ chức tưởng niệm
công ơn.
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
+Tài nguyên thiên nhiên
Phong cảnh làng quê mang đậm nét Việt Nam Rời xa không khí ồn ào
tấp nập của thành phố, chỉ mất khoảng 15 phút khởi hành từ trung tâm thành
phố bằng xe máy hoặc ôtô hay 30 phút đi bằng xe đạp thì du khách sẽ đến với

Cầu Ngói Thanh Toàn thanh bình và êm ả. Với khung cảnh dọc hai bên đường
đi trải dài là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng bát ngát, khi đến mùa lúa chín
vàng thì mùa thơm của hương lúa ngào ngạt như hình ảnh quê nhà lại được tái
hiện. Cùng với lũy tre xanh, con sông Như Ý hiền hòa, hình ảnh mái đình
làng, bến nước, chùa miếu, nhà vườn, nhà thờ họ, cây Cầu Ngói bắt ngang qua
sông,… lại tái hiện sinh động đậm chất làng quê Việt Nam.
+ Tài nguyên nhân văn
23
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

23

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

Nếp sống văn hóa: Từ năm 2010, thành lập thị xã Hương Thủy theo Nghị
quyết 08/NQ - CP ngày 9/2/2010 của Thủ Tướng Chính phủ. Việc nâng cao
đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Hương Thủy nói chung và xã Thủy
Thanh nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ tất yếu gắn liền
với động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Trong đó việc
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống
hàng ngày của nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã và cơ quan…
văn hóa được chú trọng và trở thành một nội dung quan trọng trong sự nghiệp
phát triển văn hóa của xã Thủy Thanh. Các thiết chế văn hóa đã được xây
dựng ở phần lớn các địa phương như đình làng, trường học, trạm xá…từng
bước được xây dựng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh

và từng bước hình thành nông thôn mới. Xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh
trang đường làng ngõ xóm, giải phóng mặt bằng tiếp tục được quan tâm; đây
là kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới, chứng tỏ về nhiều mặt ở
nông thôn đã và đang trên đà phát triển, tạo ra những tiền đề cho việc phấn
đấu xây dựng nông thôn mới giàu đẹp. Cụ thể ở xã đã có nhiều cố gắng trong
việc giúp nhau cách làm ăn, xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ nông dân thi đua
sản xuất kinh doanh. Còn chú trọng đến việc đóng góp công sức, hiến đất xây
dựng đường nông thôn, cổng làng… Làng quê Thanh Toàn đang nao nức chăm
lo đời sống tinh thần và phát triển dân trí thực hiện nếp sống văn minh nơi
thôn xóm. Vận động nhân dân thực hiện không tổ chức tang lễ dài ngày là một
sự vào cuộc củacả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể từ phườngđến
tổ dân phố. Ngoài ra, địa phương đã huy động, phát huy mọi phương tiện
thông tin tuyên truyền để thay đổi cách nghĩ, cách làm trong mỗi người dân.
Đặc biệt, từ khi triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” trên địa bàn, các quy ước, hương ước văn hóa ở các làng, thôn đã kịp
thời đưa nội dung thực hiện việc tang lễ theo nếp sống văn hóa mới, quy định
không tổ chức tang lễ tại gia đình quá ba ngày; xây dựng tu bổ các đình làng,
nhà thờ họ, phục hồi các lễ hội truyền thống, tôn tạo các di tích lịch sử cách
mạng, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, khôi phục các làng nghề truyền thống,

24
SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

24

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Giao

tổ chức quyên góp giúp đỡ các gia đình nghèo khó, neo đơn, trẻ em hiếu
học… với tinh thần tình làng nghĩa xóm lá lành đùm lá rách.
Làng và văn hóa làng đã đóng vai trò quan trọng việc tạo dựng cuộc
sống ban đầu, đối với người dân nơi đây làng Thanh Toàn như là cái nôi, lá
chắn sáng tạo, giữ gìn và che chở những giá trị tinh thần chống lại âm mưu
đồng hóa về văn hóa của các loại kẻ thù. Ở đó, chứa đựng những giá trị văn
hóa vật chất mà con người có thể nhìn thấy được như cây Cầu Ngói, cổng
làng, mái đình làng, nhà thờ họ, đền thờ liệt sĩ và còn bao nhiêu giá trị văn hóa
phi vật thể khác như hội làng, hát bài chòi, các phong tục, tập quán tốt đẹp, ý
thức cộng đồng hiện nay vẫn đang tồn tại tiềm ẩn trong địa phương. Tuy vậy,
nói đến làng, người ta cũng thường nghĩ ngay đến một không gian khép kín
cục bộ, với biết bao rơi rớt của những tư tưởng tâm lý tình cảm còn ở mức
nguyên sơ lạc hậu như bản vị dòng máu, phân biệt dân chính xã, ngụ cư, phân
biệt đẳng cấp ngôi thứ...
Kế thừa các giá trị văn hóa từ các “hương ước cũ” dựa vào luật pháp
của Nhà nước xây dựng nên những hương ước mới với những nội dung rộng
lớn, phục vụ nhiệm vụ phát triển nông thôn với những quy định cụ thể như:
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn các công trình phúc lợi công cộng, các di
tích lịch sử văn hóa, dân số - kế hoạch hóa gia đình, tôn trọng kỷ cương xã
hội, trật tự thôn xóm, nếp sống gia đình thuần phong mỹ tục, bảo vệ an ninh
thôn xóm, chống tệ nạn xã hội, trộm cắp, khuyến khích sự học hành, thi cử đỗ
đạt, động viên sự đóng góp của các thành viên trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng,đời sống xã hội, giúp đỡ người gặp khó khăn. Làng Thanh Toàn được sự
quan tâm của xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy đưa phát triển du lịch cộng
đồng về địa phương. Nên những giá trị về văn hóa của người dân tự hào, gìn
giữ từ baođời nay lạiđược du khách thập phương đón nhận và yêu quý

25

SVTH: Chế Thị Ngọc Huyền

25

Lớp: K50-KTDL


×