Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour cảm nhận vẻ đẹp huế bằng xích lô của proud vietnam travel đối với du khách nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 94 trang )


Lời đầu tiên cho phép em xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã
giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt bốn
năm học vừa qua. Đồng thời, xin chân thành
cảm ơn Khoa Du Lòch đã cho em một môi
trường học tập tốt, năng động là hành trang
để vững bước trong tương lai.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh
đạo, anh chò nhân viên của Công ty du lòch Tự
Hào Việt Nam (Proud Vietnam Travel) và bạn bè
đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cũng như cung
cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần
thiết để em hoàn thành khóa luận này. Đặc
biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Đỗ
Thò Thảo, người đã hướng dẫn rất tận tình,
quan tâm và đầy trách nhiệm từ lúc đònh
hướng chọn đề tài cũng như trong suốt quá
trình hoàn thiện đề tài.
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức
cũng như kinh nghiệm nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn
thiện tốt hơn.
Tác giả
Trần Thò Hảo


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày..... tháng ......năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hảo

SVTH: Trần Thị Hảo

2

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................
MỤC LỤC..................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...............................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................12
5. Cấu trúc nội dung đề tài...................................................................................15
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................16
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................16
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................16
1.1. Du lịch....................................................................................................16
1.2. Khách du lịch nội địa..............................................................................18
1.3. Chương trình du lịch...............................................................................20
1.4. Vận tải trong du lịch...............................................................................21
1.5. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch....................................................22
1.6. Giới thiệu về xe xích lô...........................................................................22
1.7. Lịch sử đề tài..........................................................................................26
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................28
2.1. Tình hình khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2017- 2019........................28
2.2. Tình hình khách du lịch Thừa Thiên Huế 2017-2019.............................30
2.3. Tình hình du khách nội địa Đến Huế giai đoạn 2018 - Đầu năm 2020
....................................................................................................................... 32
2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Huế.................32
SVTH: Trần Thị Hảo

1

Lớp K50 HDDL3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

TIỂU KẾT CHƯƠNG I........................................................................................35
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PROUD VIETNAM TRAVEL
VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG TOUR “CẢM NHẬN VẺ ĐẸP HUẾ BẰNG XÍCH LÔ” CỦA
PROUD VIETNAM TRAVEL CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA..............................36
I. Vài nét về Công ty Proud Việt Nam Travel....................................................36
1.1. Giới thiệu................................................................................................36
1.2. Đặc điểm kinh doanh, sản phẩm dịch vụ và sản phẩm kinh doanh du
lịch của công ty..............................................................................................40
1.3. Tình hình khách quốc tế và khách nội địa đến công ty trong giai
đoạn 2017 – 2019..........................................................................................43
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019
....................................................................................................................... 45
1.5 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới........................46
1.6. Chương trình tour “Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô” của công ty
Proud Vietnam Travel....................................................................................47
II. Tiềm năng phát triển dịch vụ xích lô du lịch Huế.........................................49
2.1. Nguồn nhân lực.......................................................................................49
2.2. Cơ sở hạ tầng giao thông........................................................................50
2.3. Tài nguyên du lịch..................................................................................50
III. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour “Cảm nhận
vẻ đẹp huế bằng xích lô” của Proud Vietnam Travel của du khách nội địa.
.......................................................................................................................... 53
3.1. Sơ lược về mẫu điều tra..........................................................................53
3.2. Phân tích nhu cầu dựa vào hành vi du lịch của du khách........................56
3.3. Phân tích nhu cầu và mong muốn của khách du lịch đối với tour “

Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô” của PVN..............................................61
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour “Cảm
nhận vẻ đẹp huế bằng xích lô” của Proud Vietnam Travel của du khách
nội địa............................................................................................................66

SVTH: Trần Thị Hảo

2

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

TIỂU KẾT CHƯƠNG II.......................................................................................83
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG TOUR “CẢM NHẬN VẺ ĐẸP HUẾ BẰNG XÍCH LÔ” CỦA DU
KHÁCH NỘI ĐỊA.................................................................................................84
3.1. Phương hướng chung.................................................................................84
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định sử dụng tour “Cảm nhận
vẻ đẹp Huế bằng xích lô” của du khách nội địa................................................85
3.2.2. Nâng cao chất lượng lái xe xích lô.......................................................86
3.2.3. Hoàn thiện chương trình du lịch..........................................................87
3.2.4. Nâng cao chất lượng xe xích lô............................................................87
3.2.5. Cải thiện môi trường Huế....................................................................88
TIỂU KẾT CHƯƠNG III.....................................................................................88
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................90
3.1. Kết luận.........................................................................................................90

3.1.1. Kết luận...................................................................................................90
3.1.2: Hạn chế đề tài.........................................................................................91
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................92
3.2.1. Đối với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban ngành có liên quan
.......................................................................................................................... 92
3.2.2. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................95
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thị Hảo

3

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UNESCO

: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc

PVN

: Công ty TNHH Du lịch Tự hào Việt Nam


CSHT – VCKT : Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật
DTKTNT

: Di tích kiến trúc nghệ thuật

UBND

: Ủy ban nhân dân

CTDL

: Chương trình du lịch

GT – VT

: Giao thông – vận tải

DSVH

: Di sản văn hóa

TNDL

: Tài nguyên du lịch

SVTH: Trần Thị Hảo

4

Lớp K50 HDDL3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

DANH MỤC BẢNG BIỂ
Bảng 1.1: Các mức độ của thang đo Likert...............................................................5
Bảng 1.2: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng.................5Y
Bảng 2.1: Tình hình khách quốc tế đến chi nhánh công ty Proud Vietnam Travel giai
đoạn 2017 – 2019..................................................................................31
Bảng 2.2: Tình hình khách nội địa đến công ty Proud Vietnam Travel giai đoạn
2017 – 2019...........................................................................................32
Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Proud Vietnam Travel........33
Bảng 2.4: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách nội địa.......................................40
Bảng 2.5: Nguốn thông tin để du khách biết đên công ty........................................46
Bảng 2. 6: Hệ số Cronbach’Alpha của các yếu tố...................................................51
Bảng 2.7: Mức độ đánh giá về yếu tố hướng dẫn viên của du khách nội địa..........52
Bảng 2.8: Sự khác biệt về yếu tố hướng dẫn viên của du khách nội địa.................54
Bảng 2.9: Mức độ đánh giá về yếu tố Người lái xích lô của du khách nội địa........56
Bảng 2.10: Sự khác biệt về yếu Người lái xích lô của du khách nội địa.................57
Bảng 2.11: Mức độ đánh giá về yếu tố chương trình du lịch của du khách nội địa. 58
Bảng 2.12: Sự khác biệt về yếu chương trình du lịch của du khách nội địa............59
Bảng 2.13: Mức độ đánh giá về yếu tố xe xích lô của du khách nội địa.................60
Bảng 2.14: Sự khác biệt về yếu tố xe xích lô của du khách nội địa.......................61
Bảng 2.15: Mức độ đánh giá về yếu tố môi trường của du khách nội địa...............62
Bảng 2.16: Sự khác biệt về yếu tố môi trường của du khách nội địa.....................63

SVTH: Trần Thị Hảo


5

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình khách du lịch Việt Nam 2017 - 2019...................................18
Biểu đồ 2.2: Tình hình khách du lịch Thừa Thiên Huế 2017-2019..........................20
Biểu đồ 2.3: Số lần đến Huế của du khách..............................................................42
Biểu đồ 2.4: Hình thức đi du lịch của du khách.......................................................43
Biểu đồ 2.5: Mục đích đi du lịch của du khách........................................................43
Biểu đồ 2.6: Mùa vụ du lịch Huế.............................................................................44
Biểu đồ 2. 7: Phương tiện di chuyển đến Huế..........................................................45
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ quý khách biết đến chương trình tour xích lô của công ty..........47
Biểu đồ 2. 9: Tỷ lệ quý khách biết đến chương trình tour xích lô của công ty.........48
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ quý khách biết đến chương trình tour xích lô của công ty........49
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ khách mong muốn sử dụng tour “Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng
xích lô”.............................................................................................50

SVTH: Trần Thị Hảo

6

Lớp K50 HDDL3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hình ảnh xích lô......................................................................................12
Hình 2.2: Hình ảnh xích lô ba miền.........................................................................14
Hình 2.3: Xích lô Huế..............................................................................................36
Hình 2.4: Cơ sở hạ tầng Huế....................................................................................36

SVTH: Trần Thị Hảo

7

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội phát triển đời sống văn hóa vật chất tinh thần của con người
dần được cải thiện. Trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống thì du lịch chính
là một mắt xích quan trọng góp phần hoàn thiện chỉ số hạnh phúc của con người.
Theo Luật du lịch năm 2017 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc

kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy,
du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn
hoá sâu sắc và tính xã hội cao.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói
riêng. Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển nên trong quá trình này cần nắm
vững xu hướng phát triển công nghệ- kỹ thuật để tăng cường sức mạnh kinh tế và
khả năng cạnh tranh, đảm bảo cho Du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi
cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Việt Nam cần đưa
ra các giải pháp khôn khéo hơn và dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên
độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch luôn thay đổi
hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống
mang tính độc đáo và nguyên bản, giá trị tự nhiên với tính nguyên sơ, giá trị sáng
tạo và công nghệ cao thể hiện tính hiện đại, tiện nghi; Du lịch bền vững, du lịch
xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về
cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Nhìn chung vấn đề của
du lịch Việt Nam hiện nay là tiếp nhận văn hóa du lịch thế giới trên tinh thần hòa
nhập chứ không hòa tan, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
SVTH: Trần Thị Hảo

8

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo


Nhận thức được thực trạng đó, ngành du lịch đã và đang xây dựng hình ảnh
văn hóa du lịch Việt Nam thông qua các nét đặc trưng vốn có trong tiến trình phát
triển của lịch sử. Và hình ảnh chiếc xích lô chính là một trong những minh chứng
còn sót lại đến nay được đưa vào du lịch như một phương tiện độc đáo cho các
chuyến tham quan, trải nghiệm ở các địa điểm du lịch trong thành phố. Đặc biệt,
xích lô cũng là một trong những phương tiện du lịch xanh, bảo vệ môi trường góp
phần phát triển du lịch bền vững. Từ những điều giản dị mà lớn lao đó, xích lô
khiến nhiều du khách quốc tế yêu thích và có cảm tình, bởi xích lô mang đến cho họ
cảm giác thư thái và thú vị. Tại Việt Nam, xích lô phổ biến ở Thủ đô Hà Nội, Cố Đô
Huế, Phố cổ Hội An,...
Ở Huế, bắt nguồn từ nét độc đáo mà xích lô mang lại, nhiều công ty lữ hành
trên địa bàn đã thiết lập các chương trình (Tour) dạo quanh Cố Đô bằng xích lô tạo
được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên việc
bắt gặp hình ảnh các du khách quốc tế du lịch bằng xích lô xưa nay là điều không
khó, nhưng lượng du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm bằng xích lô còn hạn chế.
Nguyên nhân từ đâu và lí do tại sao khách nội địa lại không ưu tiên chọn tour này,
đó cũng chính là vấn đề trăn trở của các công ty lữ hành hiện nay trong đó có công
ty Proud Vietnam Travel chúng tôi.
Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô
của Proud Vietnam Travel đối với du khách nội địa” đề làm khóa luận tốt nghiệp của
mình nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour du lịch xích lô
của khách nội địa, từ đó đưa ra tiêu chí là quan trọng nhất trong mỗi yếu tố để thúc đẩy
quyết định sử dụng tour “cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô” của du khách nội địa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour
Cảm nhận vẻ đẹp huế bằng xích lô của Proud Vietnam Travel đối với du khách nội
địa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng tour của

công ty cũng như phát triển tour trong tương lai.

SVTH: Trần Thị Hảo

9

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

2.2. Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này gồm có những mục
tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định sử dụng, chất lượng chương trình
tour “Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô”.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour xích lô của du
khách nội địa, từ đó đưa ra tiêu chí là quan trọng nhất trong mỗi yếu tố.
- Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy quyết định sử dụng tour “cảm nhận vẻ
đẹp Huế bằng xích lô” của du khách nội địa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng tour Cảm nhận vẻ đẹp huế bằng xích lô của Proud Vietnam
Travel đối với du khách nội địa
- Đối tượng điều tra: Du khách nội địa
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour Cảm nhận vẻ đẹp
huế bằng xích lô của Proud Vietnam Travel đối với du khách nội địa.
- Về không gian: tập trung ở địa bàn Huế
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 2/2020 đến
tháng 5/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:

SVTH: Trần Thị Hảo

10

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

- Nguồn nội bộ: Thu thập từ các bộ phận thuộc công ty về quá trình hình
thành và phát triển của công ty, thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức, số lượng khách
đến sử dụng dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:



Tình hình lượng khách đến công ty Proud Vietnam Travel giai đoạn 2017


-2019.


Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Proud Vietnam Travel giai

đoạn 2017 -2019.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Proud Vietnam Travel năm
2020.


Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được nghiên cứu từ sách, báo,

internet, các tài liệu thuộc chương trình học tập trên các sách và giáo trình của Khoa
Du lịch, Đại học Huế.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Được thu thập bằng cách gửi phiếu điều tra trên Google Form trực tuyến cho
du khách nội địa, trong khoảng thời gian từ tháng 02 - 05/2020. Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua phiếu điều tra.
4.2. Phương pháp chọn mẫu
Theo công thức của Linus Yamane, ta xác định quy mô mẫu:

Trong đó:
n: Quy mô mẫu
N: Kích thước tổng thể mẫu
e: Độ sai lệch
Theo số liệu của sở VH – TT – DL, tổng lượng khách du lịch nội địa đến Thừa
Thiên Huế năm 2014 ước đạt 1.899.465 lượt, do đó N = 1.899.465. Chọn cỡ mẫu
với độ tin cậy là 95% nên e = 0.1. Ta có:
n = 1.899.465/(1 + 1.899.465*e2) = 99.995

Như vậy quy mô mẫu N = 100 (mẫu).

SVTH: Trần Thị Hảo

11

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

4.3. Các phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý, hệ
thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài. Sử dụng phương pháp thống
kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý
trên phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Sau khi được Công ty Du lịch Tự Hào
Viên Nam (Proud Vietnam Travel) cung cấp số liệu thứ cấp, em tiến hành xử lý số
liệu bằng theo phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập bảng hỏi từ phía
du khách em tiến hành xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS 16.0, trong đó em đã
sử dụng một số phương pháp phân tích sau:

 Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp Frequencis, mục đích
của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng điều
tra, thống kê các ý kiến đánh giá của du khách. Kết quả của thống kê mô tả sẽ là cơ
sở để đưa ra những nhận định ban đầu và tạo cơ sở đưa ra các giải pháp cho đề tài.
 Thang đo Likert
1


Rất không yêu thích/Rất không hài lòng

2

Không yêu thích/Không hài lòng

3

Bình thường

4

Yêu thích/Hài lòng

5

Rất yêu thích/Rất hài lòng
Bảng 1.1: Các mức độ của thang đo Likert

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị khoảng cách

= (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5
= 0,8

Giá trị trung bình
1 – 1.8
1.81 – 2.6

2.61 – 3.4
3.41 – 4.20
SVTH: Trần Thị Hảo

Ý nghĩa
Rất không yêu thích/Rất không hài lòng
Không yêu thích/Không hài lòng
Bình thường
Yêu thích/Hài lòng
12

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

4.21 – 5

Rất yêu thích/Rất hài lòng

Bảng 1.2: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo
khoảng

 Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA): Để xem xét sự khác
nhau về ý kiến khách du lịch theo yếu giới tính, tố độ tuổi, nghề nghiệp và nơi ở.
Phương pháp phân tích phương sai cho phép so sánh sự sai khác giữa tham số
trung bình của hai hay nhiều nhóm trong mẫu để suy rộng ra tổng thể.
0.05< Sig. (P-value) <= 0.1 (*):


Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

0.01< Sig. (P-value) <= 0.05 (**): Khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình
Sig. (P-value) <= 0.01 (***):Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao
Sig. (P-value) > 0.1 (NS):

Không có ý nghĩa thống kê

5. Cấu trúc nội dung đề tài
Đề tài nghiên cứu này bao gồm các vấn đề chính sau:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II : Khái quát về công ty Proud Vietnam Travel và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tour “cảm nhận vẻ đẹp huế bằng xích lô” của
Proud Vietnam Travel của du khách nội địa.
Chương III: Các giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu du lịch của du khách nội địa
đối với tour “Cảm nhận vẻ đẹp Huế bằng xích lô” của công ty Proud Vietnam Travel
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: Trần Thị Hảo

13

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm
Ngành du lịch ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy nền nền kinh tế quốc
dân và trở thành nền công nghiệp không khói nhất của các nước phát triển, các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không riêng gì nước ta mà
hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn chưa thống nhất cho riêng mình một nhận
thức hoàn chỉnh về nội dung du lịch. Chính vì vậy, từ mỗi góc độ tiếp cận khác
nhau, người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau:
 Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm những hoạt
động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên
(nơi ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục
đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác.”
 Theo điều 4 của Luật du lịch Việt Nam (2017): “ Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian
không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
1.1.2. Tính thời vụ trong du lịch
a. Khái niệm
Tính thời vụ trong du lịch là những giao động được lặp đi lặp lại theo thời
gian của cung và cầu dịch vụ, hàng hóa xảy ra dưới tác động của một số nhân tố
nhất định.


SVTH: Trần Thị Hảo

14

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự
tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch (Nguồn: Giáo trình Kinh tế du lịch –
Nguyễn Văn Đính).
b. Đặc điểm
Tính thời vụ trong du lịch bao gồm 7 đặc điểm sau:
 Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch.
 Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch
tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó.
 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối
với các thể loại du lịch khác nhau.
 Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ
kinh doanh.
 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức
độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du
lịch và các nhà kinh doanh du lịch.
 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách
đến vùng du lịch.
 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở

lưu trú chính.
* Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:
 Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển
kinh doanh du lịch quanh năm: Sự đa dạng về khí hậu.
 Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ
và mục đích rất khác nhau.
 Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời
vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác
nhau. Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác
nhau và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.
 Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu
hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị
văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt
động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số

SVTH: Trần Thị Hảo

15

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:
* Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch:
 Cung du lịch ảnh hưởng đến độ dài và cường độ của mùa du lịch

 Cầu du lịch ảnh hưởng đến độ dài và cường độ của màu du lịch
 Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến độ dài và cường độ của mùa du lịch
1.2. Khách du lịch nội địa
1.2.1. Khái niệm
* Khoản 2 Điều 3 Chương I Luật Du Lịch Việt Nam định nghĩa: Khách du
lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch
trong lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu: khách du lịch nội địa là những người đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian
liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm
đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
1.2.2. Đặc điểm của khách du lịch nội địa:
Ngược lại với khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa thông hiểu ngôn
ngữ, phong tục, luật pháp, khí hậu và địa lý của nơi mình đến du lịch, bối cảnh văn
hóa của nơi họ đến. Khách du lịch nội địa có ít nhất hai đặc trưng:
Vì nơi họ đến là nằm trong quốc gia của họ, là đất nước họ sinh sống nên một
cách rất tự nhiên khách du lịch nội địa sẽ đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, do họ không cảm thấy lạ lẫm gì về công ty du lịch, về hướng dẫn viên
du lịch bản xứ
1.2.3. Động cơ chính của khách du lịch nội địa
Có bốn động cơ chính của khách du lịch nội địa khi họ tiến hành chuyến du
lịch đó là:Khám phá; Gặp gỡ con người; Trải nghiệm độc đáo; Nghỉ ngơi.
Trong 4 động cơ này thì 2 động cơ: trải nghiệm độc đáo và nghỉ ngơi là động
cơ chính và có các đặc điểm sau:
- Đặc điểm thứ nhất của khách du lịch nội địa: Khám phá sự đa dạng

SVTH: Trần Thị Hảo

16


Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

Đối với khách du lịch nội địa, họ tìm kiếm một sự đa dạng hơn, khám phá chi
tiết hơn về điểm đến và hoạt động du lịch trong chuyến du lịch, nói cách khác,
phạm vi của các sản phẩm dịch vụ nên càng rộng càng tốt.
- Đặc điểm thứ hai: điểm đến tham quan của khách du lịch nội địa gần hơn so
với khách du lịch quốc tế, bởi nhà họ gần hơn
Khách du lịch nội địa sẽ thăm quan thường xuyên có thể hơn một lần điểm
đến và có nhiều thời gian lưu trú lặp lại. Đương nhiên một hhách du lịch nội địa tại
Hà nội, có thể nghỉ dưỡng ở Đà Lạt nhiều hơn 2 lần so với một khách du lịch đến từ
Mỹ và ngược lại một khách du lịch nội địa ở Mỹ có thể nghỉ dưỡng ở Las Vegas
nhiều hơn 2 lần so với khách du lịch đến từ Việt Nam.
Khách du lịch nội địa thường chọn phương tiện giao thông đường bộ là chủ
yếu thông kê cho thấy đường bộ được sử dụng với khách du lịch nội địa là 88% so
với 51% ở khách du lịch quốc tế
- Đặc điểm thứ ba : Điểm đến gần hơn và vận chuyển đường bộ được sử dụng
thường xuyên hơn nên chi phí của chuyến đi với Khách du lịch nội địa là thấp hơn
Do chi phí chuyến đi được giảm xuống, Khách du lịch nội địa sẽ có nhu cầu
về chi phí và chất lượng, thường là giá thấp nhất có thể, trong tất cả các phân đoạn
của chuỗi giá trị du lịch: ăn nghỉ, dịch vụ ăn uống, hoạt động du lịch, mua sắm, vv

Do Khách du lịch nội địa nắm được ngôn ngữ địa phương và là công dân nước
sở tại nên họ có thể tìm kiếm các cơ sở lưu trú khác thay vì khác sạn như hostel,
homestay, bởi vì họ sẽ trở lại nhiều lần nên họ chuẩn bị đợt nghỉ tiếp theo bằng

cách tìm kiếm và tự liên hệ với các chủ cơ sở lưu trú.
- Đặc điểm thứ tư, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, họ ở lại
trong một thời gian dài.
Khách du lịch nội địa không băn khoăn về thời hạn của hộ chiếu, chi phí và
nhiều vấn đề khác so với Khách du lịch quốc tế nên chuyến du lịch của họ có thể
kéo dài hơn, lâu hơn
1.3. Chương trình du lịch
1.3.1. Khái niệm
Với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn thế giới đã có rất nhiều nhà
SVTH: Trần Thị Hảo

17

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

nghiên cứu đi sâu nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa về chương trình du lịch.
Tuy nhiên chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch. Sau đây là một số
định nghĩa của 1 số tác giả:
 Theo Charlers J.Wetelka: “Chương trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi
nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở
về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành
tố khác”.
 Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Chương trình du lịch là văn bản
thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du
lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.

1.3.2. Đặc trưng
- Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được
sắp đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
- Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng được
sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định.
- Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp các dịch vụ có trong chương trình.
- Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
1.4. Vận tải trong du lịch
Vận tải (để vận chuyển hành khách và hàng hóa) là một điều kiện cơ bản của
việc tiến hành cuộc sống bình thường và của sự nghiệp phát triển du lịch. Giao
thông vận tải thuận lợi và an toàn mới tạo điều kiện cho khách thích thú đi du lịch,
nhờ đó có thể khai thác, sử dụng hết công suất, tài sản, sức lao động của ngành du
lịch, góp phần đóng góp xây dựng đất nước. Đây đang là một hàn chế vào loại lớn
nhất và nan giải nhất ở nước ta hiện nay.
Vận tải trong du lịch phải đảm nhiệm thực hiện các yêu cầu sau:
- Bảo đảm việc đi lại cho khách du lịch một cách an toàn, chính xác, nhanh
chóng, tiện lợi kết hợp với việc xem ngắm phong cảnh trên các tuuyeens đường đi.
- Bảo đảm hiệu quả sử dụng hợp lý các khả năng về phương tiện, tuyến đường
giao thông; không thể chở khách du lịch với mọi giá, đem lại thiệt hại cho ngành du
lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.

SVTH: Trần Thị Hảo

18

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

- Chú ý các phương tiện giao thông đặc thù, qua đó có thể đảm bảo thực hiện
công tác điều tra một cách tốt hơn.
1.5. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
* Điều 45 khoản 1 Luật du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “1. Kinh doanh
vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường
biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo
chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
* Điều 45 khoản 2 Luật du lịch Việt Nam 2017 quy định: “Tổ chức, cá nhân
kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều
kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện
vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ,
trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định
của pháp luật.
1.6. Giới thiệu về xe xích lô
1.6.1. Khái niệm
Xe xích lô là một phương tiện
giao thông sử dụng sức người, có 3
bánh dùng để vận chuyển khách hoặc
hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế
cho khách và một chỗ cho người lái xe.
Người lái xe cũng vận hành nó như xe
đạp thường, một vài loại có mô tơ để
giúp người lái đỡ tốn sức, nếu có gắn
động cơ thì gọi là xích lô máy. Thông
thường xích lô có 3 bánh, cũng có vài Hình 2.1: Hình ảnh xích lô loại có 4 bánh.
Loại xe đạp kéo thùng chở khách đằng sau trở thành xích lô thường gọi là xe lôi,
phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Người chạy xe xích lô thông thường đạp xe đằng sau
người khách; nhiều loại có người đạp xe đẳng trước.


SVTH: Trần Thị Hảo

19

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

Loại xe đạp có 3 bánh chuyên dùng để chở hàng hóa ở phía trước xe thì gọi là
xe ba gác. Nếu có gắn động cơ thì gọi là ba gác máy. Loại xe 3 bánh chở khách có
động cơ, mái che được gọi là xe lam, ở Thái Lan có gọi là xe túc túc (tuk tuk).
Từ xích lô có gốc từ cyclo trong tiếng Pháp. Xích lô sử dụng nhiều ở châu Á,
hiện nay nó phổ biến hơn xe kéo. Xích lô cũng được sử dụng tại một số thành phố ở
châu Âu và châu Mỹ, thường để chở khách đi du lịch. (Theo bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
1.6.2. Nguồn gốc của xích lô
Cuối thế kỷ thứ XIX , chiếc xe kéo tay ( pousse - pousse ) đã được tìm thấy tại
nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản... và tại Việt Nam. Lối chuyên chở quan
liêu kiểu “ người ngựa ” cũng đã xuất hiện trên mặt đường Âu Châu, ví dụ tại nước
Pháp. So sánh với cách phục vụ theo kiểu phong kiến bằng kiệu do 4 người ở Trung
Quốc hay 2 người khiêng tại Việt Nam có từ trước, thì xe kéo vẫn là một phương
tiện đi lại. Khách quan mà nói , thì bình dân và nhanh chóng hơn.
Từ chiếc xe kéo tay đã vang bóng một thời xa xưa để rồi biến dạng dần thành
chiếc Xe xích lô, đó là một cuộc cách mạng trong sự bình đẳng giữa người và người
. Sự có mặt của những chiếc xe bóng lộn của các hãng xe nổi tiếng của khắp thế
giới như BMW, Benz Mercedes, Peugeot, Citroen, Honda... trên khắp nẻo đường

đất nước vẫn chưa đủ khả năng xóa bỏ mất cái nhiệm vụ thiêng liêng hàng ngày đã
được giao phó làm dịch vụ đón đưa.
Xe xích lô hiện đang chiếm một chỗ đứng khiêm nhường trong cuộc sống
hàng ngày để nuôi sống gia đình những người dân nghèo chất phác: đưa đón du
khách tham quan hay dạo chơi các khu phố và thành phố du lịch ở đất nước Việt
Nam: Hà Nội, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Nha Trang, Sài Gòn...
Trước chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ thì xích lô chỉ mới thấy lấp ló ở các
đường xá Hà Nội, nhưng rất nhanh sau đó đã tràn ngập các đô thị miền của 2 miền
Nam Bắc.
Dáng dấp chiếc xe xích lô cũng thay đổi tùy theo nơi nó đang phục vụ :
- Xe ở Hà Nội thì thấp hơn và rộng hơn , có thể chở hai người dễ dàng.
- Miền Nam thì hẹp về chiều ngang và cao.

SVTH: Trần Thị Hảo

20

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

- Tại cố đô Huế, Phố Cổ Hội An thì nó hẹp hơn một chút và thấp như xe ở Hà Nội.
- Riêng tại Hải Phòng thì dáng xe hoàn toàn khác lạ , nó dài hơn và công như
một chiếc thuyền.

Hình 2.1: Hình ảnh xích lô ba miền
Từ thập kỷ 50 đến 80 của thế kỷ vừa qua , xích lô đã trở thành phương tiện

chủ yếu Hà Nội. Trong lúc mà phương tiện vận chuyển cơ giới chưa được phát triển
cho lắm, xe xích lô được đổi dạng chút ít để đảm đương công việc vận chuyển hàng
hoá, một nhiệm vụ nặng nề hơn: xe bỏ đệm ngồi, thay chắn bùn hai bên bằng hai
mảnh ván phẳng để chất hàng, khả năng vận chuyển của nó có thể lên đến 200 kg.
Sau năm 1975, kiểu xe tương tự cũng thấy xuất hiện tại thành phố Sài Gòn
mang tên mới: xe ba gác, cũng tại vùng đất miền Nam này xuất hiện xích lô máy.
Xe chạy bằng động cơ mô tô, có sức chở lớn nhưng bất tiện là gây tiếng ồn và rất dễ

SVTH: Trần Thị Hảo

21

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo

gây tai nạn, vì vậy không được phát triển. Điểm chú ý là không thấy xuất hiện xích
lô máy tại miền Trung và Hà Nội.
Ngày nay kiểu xe 3 bánh do người vừa đẹp vừa đẩy đang tô điểm cho Cố Đô
Huế, Phố cổ Hội An, đất Thăng Long ngàn năm văn vật của ba mươi sáu phố
phường một dáng dấp thô sơ của một hiện vật đã được sinh ra từ hơn 1 thế kỷ. Xe
xích lô là biểu tượng cho một món đồ cổ bằng kim loại của bảo tàng miền Đông
Nam Á và được trưng bày ngoài mặt đường một cách sinh động.
Xích lô có mặt tại Huế khoảng cuối thế kỷ XIX và đối tượng phục vụ ban đầu
là tầng lớp quý tộc. Khi xích lô đã trở nên phổ thông hơn một chút, thì đối tượng
chính là các "cậu âm”, “cô chiêu” được gia đình thuế tháng để đưa đón ngày hai
buổi đến trường. Tiếp đến là phục vụ các quý bà, quý cô đi lại, chợ búa... Bây giờ ,

xích lô Huế phần lớn chi phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch và một bộ phận
nhỏ người dân.
1.6.3. Đặc trưng của xích lô Huế
Huế không phải là địa phương duy nhất trong cả nước có xích lô. Nếu như
xích lô ở Hà Nội mang dáng vẻ quý tộc, xích lô ở Hải Phòng có dáng hình như con
cá thi xích lô Huế nhẹ nhàng, bình dị đến lạ.
Ở Huế giờ có đầy đủ các loại xe taxi, xe buýt, xe điện... lưu thông dọc đường
nhưng xích lô vẫn không thể thay thế được trong cuộc sống thường nhật cũng như
tôm chua, mắm ruốc hay canh hến hằng ngày.
Tại các trung tâm lớn như ga Huế, các khách sạn , chợ . . . các bác tài lái xe
xích lô tập trung lại thành từng nhóm tự quản, có đồng phục rất nghiêm chỉnh tạo
nên vẻ trật tự trong môi trường du lịch. Đến Huế, du khách có thể đi mua sắm, thăm
hỏi bà con với mức giá đã niêm yết có sẵn hoặc trả với 80.000đ/tiếng đồng hồ/1
người để có thể được làm thượng đế trên chuyến xích lô “Lang thang xứ Huế” trong
một giờ đồng hồ.
Cũng như nét đặc trưng của các hãng kinh doanh vận chuyển trên địa bàn, một
chiếc xích lô đều có vẻ dáng riêng biệt của nó. Một chiếc xoàng xoàng đơn sơ sẽ
chuyên dụng cho chở hàng, nếu có màu tím cùng với “đơn vị trực thuộc” nằm sau
thân xe chính là xích lô du lịch nội thị, còn màu xanh lá cây có trang hoàng hoa cỏ

SVTH: Trần Thị Hảo

22

Lớp K50 HDDL3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Thị Thảo


sẽ phục vụ cho chuyến du lịch sinh thái với các tour tham quan nhà vườn, rau xanh
ngoại thành. Ngày nay, xích lô đã biến mất khỏi nhiều con đường các thành phố lớn.
Không lâu nữa chắc chắn sẽ không còn nữa, nhưng với Huế hẳn là không. Xích lô là
một phần kỷ niệm Huế xưa, là tài sản nuôi Huế lớn lên như đã từng nuôi sống bao
mảnh đời cơ cực, là phương tiện giao thông đặc thù của Huế.
1.7. Lịch sử đề tài
Du lịch bằng xích lô hiện nay không còn xa lạ đối với du khách trong nước và
quốc tế, tuy nhiên đa số là hình thức tự phát và ít đi theo dạng công ty lữ hành. Việc
đưa tour xích lô vào vận hành thực tế và được khách du lịch ủng hộ góp phần phát
triển du lịch xanh là một trong những vấn đề quan trọng của du lịch Việt Nam nói
chung và du lịch Huế nói riêng.
Có một vài nghiên cứu chuyên sâu đánh giá sự hài lòng của khách về dịch vụ
xích lô tại Huế, tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng
của dịch vụ xích lô Huế nói chung mà không đề cập đến việc ứng dụng xích lô vào
các chương trình tour tại công ty lữ hành.
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá sự hài lòng của khách về dịch vụ xích lô tại
Huế” của Nguyễn Thị Thùy Dung chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh thuộc
Trường đại học Kinh Tế Huế (2007) đã đưa ra thông tin về các nghiệp đoàn xích lô
tại Huế, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách về chất lượng dịch vụ xích
lô Huế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xích lô. Tuy nhiên
đề tài này chỉ nghiên cứu một cách chung nhất về dịch vụ xích lô du lịch và đề cập
đến một vài khía cạnh của du lịch Huế bằng xích lô mà chưa đề cập đến mục đích
cuối cùng của du khách và mong muốn của du khách khi đi du lịch Huế bằng xích
lô, nhất là đối với du khách nội địa.
Tất cả vẫn chỉ dừng lại ở lý luận, quảng bá và giới thiệu. Điều chúng ta cần là
một nghiên cứu toàn diện về nhu cầu du lịch bằng xích lô, phân tích được thực trạng
tiềm năng phát triển du lịch xích lô tại Huế, để hiểu được du khách thực sự mong
muốn điều gì, từ đó xây dựng một chương trình du lịch hoàn thiện, đem lại hiệu quả
kinh tế cho du lịch Huế nói chung và công ty lữ hành nói riêng trong đó có công ty

Proud Vietnam Travel của chúng tôi.
SVTH: Trần Thị Hảo

23

Lớp K50 HDDL3


×