Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

kỹ năng làm việc nhóm123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.05 KB, 12 trang )

Học phần: Kĩ năng làm việc nhóm
Nhóm: HAPPY HOUSE
Đề bài: Đối với Phương pháp Brainstorming
I. Lý thuyết
1. Giới thiệu tóm tắt phương pháp
Brainstorming ( Công não) là một phương pháp đặc sắc dùng để
phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt
động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất
nhiều đáp án căn bản cho nó.
Theo Hilbert Meyer: Brainstorming (Công não) là một kỹ thuật
dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng
mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận.
Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế
các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng.
Theo ông Alex Osborn: “Brainstorming là một kỹ thuật hội nghị
trong đó một nhóm cố gắng tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể bằng
cách tích lũy tất cả các ý tưởng một cách tự nhiên bởi các thành viên của
nó”.
Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất
phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ,
càng tốt thì sẽ càng hiệu quả. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như
không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những
người tham gia nghĩ tới.
Trong Công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và
nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và
đánh giá.
Nhìn chung, Brainstorm là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải
pháp hoặc ý tưởng mới thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách
“kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành viên đều được khuyến khích nghĩ đến
đâu, nói đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó



có điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Thì việc phân tích, bàn
luận hoặc chỉ trích/bình luận chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này
kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả.
Động não có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
thường áp dụng nhiều nhất là vào các lĩnh vực:
Quảng cáo - Phát triển các ý tưởng, sáng kiến dành cho các kỳ
quảng cáo.
Giải quyết các vấn đề, những khó khăn, những phương hướng giải
quyết mới, phân tích các ảnh hưởng, và những đánh giá của vấn đề.
Quản lý các quá trình - Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công
việc và xử lý sản phẩm.
Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân
phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật,
các vấn đề.
Xây dựng đội ngũ - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong
khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy.
1.1. Lịch sử
Brainstorming ( công não) được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney
Osborn năm 1939. Ông đã miêu tả công não như là một kỹ thuật hội ý
bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng
bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng
một thời gian theo một nguyên tắc nhất định.
Brainstorm thuật ngữ được nhắc đến và phổ biến bởi Alex
Faickney Osborn trong cuốn sách “Applied Imagination” Ứng dụng
tưởng tượng năm 1953. Kể từ đó các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều
cải tiến cho kỹ thuật ban đầu đầu của Ông.
Kỹ thuật này tiếp tục được Charles Hutchison Clark phát triển.
Hilbert Meyer áp dụng kỹ thuật này trong lý luận về phương pháp
giảng dạy.

Ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến trong các
lớp học hay các hãng xưởng. Ngoài việc tiến hành kiểu thông thường,


người ta còn tận dụng khả năng của máy tính và các phần mềm hỗ trợ
cho việc động não được hữu hiệu hơn.
1.2. Nội dung
Theo Osborn, quá trình brainstorming phải tuân thủ những luật sau:
- Số lượng tối ưu cho một nhóm chỉ nên ở mức 5-7 người
- Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng
- Không được phép chỉ trích hoặc bác bỏ bất cứ ý tưởng nào trong quá
trình này
- Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ được khuyến khích
- Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng
được khuyến khích
- Càng nhiều ý tưởng được nói ra thì càng đa dạng về nội dung, cách tiếp
cận càng tốt
- Các ý tưởng này đều phải được ghi lại( Thường viết lại trên giấy)
- Sau khi cả nhóm cạn kiệt ý tưởng mới, mỗi một ý tưởng sẽ được đánh
giá công bằng trên ưu/nhược điểm, tính khả thi, lợi ích, tính áp dụng
thực tế ,… của chúng
Brainstorming không đơn giản là bạn ngồi chơi mà bạn có thể có
được một loạt các sáng kiến. Nó đòi hỏi sự tập trung và dẻo dai về đầu
óc rất lớn. Gọi đây là “trạng thái brainstorm-ready” tạm gói gọn như sau:
Các thành viên phải tỉnh táo về đầu óc. Nghĩa là họ không được làm gì
gây kiệt quệ đầu óc trước đó
Các thành viên phải tập trung 100%. Không cho phép mọi người
sử dụng điện thoại, mở laptop trong những buổi này.Các thành viên cũng



phải sảng khoái về tinh thần. Cần tránh trách mắng, phê bình nhân viên
trước khi bước vào thực hiện.
2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp khi áp dụng vào giải
quyết vấn đề
2.1. Ưu điểm
- Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi lớn đối với từng
cá nhân. Đồng thời có thể giúp cá nhân hoàn thiện bản thân khi tham
gia.
- Thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau
giữa các thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề
khó khăn.
- Lợi ích lớn nhất chính là tận dụng được mọi nguồn lực chung của
nhóm.
- Giúp việc lựa chọn và phân tích vấn đề được kĩ hơn
- Không tốn kém
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
- Huy động được nhiều ý kiến
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
- Dễ thực hiện
2.2.Nhược điểm
- Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây ra tình trạng một số thành
viên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia.
- Có nhiều ý tưởng đối lập, dễ xảy ra tình trạng mâu thuẫn trong nhóm


- Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ ràng.
- Việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất có thể sẽ mất thời gian.
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
3. Cách


thức tiến hành phương pháp khi họp nhóm

Cách thức tiến hành phương pháp công não phải tiến hành qua các bước
sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- bầu trưởng nhóm
- Xem xét về yêu cầu chủ đề, mục tiêu và nội dung của công não
- Thành viên cần tham gia (phụ thuộc vào số lượng thành viên nhóm
- Trưởng nhóm phân công công việc, nhiệm vụ từng thành viên.
- Chuẩn bị sức khoẻ, tinh thành, làm quen phương tiện, phòng họp
- Chuẩn bị máy chiếu, bảng biểu, giấy bút và dụng cụ cần thiết
- Chuẩn bị về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung họp nhóm.
Bước 2: Bắt đầu cuộc họp.
Tổng thời gian cho 1 buổi công não sẽ tùy theo tầm cỡ và độ sâu
của vấn đề, tùy trình độ và sự phân tán về chuyên môn, và tùy số lượng
người tham gia thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng. Số lượng người
tham gia tối đa thường là 10 - 15.
- Xác định vấn đề nhóm hướng tới. Phải làm cho mọi thành viên hiểu
thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
- Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não:


+ Người trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
+ Số lượng ý tưởng càng nhiều càng tốt.
+ Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê
bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành
viên khác.
+ Kết hợp và phát huy ý tưởng của người khác.
+ Không có câu trả lời nào là sai.
+ Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều

sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một
câu cho mỗi ý riêng rẽ).
+ Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
- Bắt đầu tiến hành công não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn
thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí
phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi
người thấy (viết lên bảng chẳng hạn).
Không cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì
câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.
- Sau khi kết thúc tập kích, hãy lược lại tất cả và bắt đầu đánh giá các
câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
+ Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
+ Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay
nguyên lí
+ Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
+ Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu


trả lời chung.
Bước 3: Thảo luận
þ Đưa ra từng chủ đề:
- Các thành viên thống nhất về cách xác định vấn đề.
- Mỗi thành viên đều phải đưa ra ý kiến cho buổi họp và bảo vệ ý kiến
của mình, mỗi ý kiến đưa ra đều được công nhận
- Phân tích từng ý kiến để đưa ra ý kiến chung nhất cho vấn đề cần
hướng tới.
=> Ra quyết định của nhóm: Lựa chọn một giải pháp tốt nhất. Các nhân
tố chính như thời gian, nguồn lực tài chính... để thực hiện giải pháp một
cách có hiệu quả nhất.
Bước 4: phân công thực hiện

- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân có khả năng thực hiện công việc
công não tốt nhất trong nhóm
- Xác định mỗi nhiệm vụ được giao sẽ phù hợp với các mục tiêu của
nhóm và sẽ liên quan đến lợi ích của nhóm.
- Phân công nhiệm vụ kèm theo cả quyền hạn và nguồn lực cần thiết để
hoàn thành nhiệm vụ đó
- Mỗi cá nhân trong nhóm sử dụng phương pháp công não để thực hiện
nhiệm vụ được phân công sao cho đạt kết quả tốt nhất có thể trong điều
kiện thời gian cho phép. Bằng các công cụ hỗ trợ như: tài liệu sách báo,
internet,…
- Thực hiện công việc khi các thành viên nhất trí 100%.
Bước 5: Kết thúc cuộc họp.


- Chọn ra được ý kiến tốt nhất để thực hiện công việc
- Xác định những vấn đề bỏ sót để rút kinh nghiệm cho nhũng cuộc họp
sau
- Tài liệu hoá kết quả cuộc họp (biên bản họp)
- Đánh giá nhanh thành công cuộc họp (cảm ơn sự tham gia của các
thành viên)

4. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1:
Trong một buổi học nhóm môn Kỹ năng làm việc nhóm về việc
quyết định chọn đồ vật biểu tượng nhóm. Các thành viên trong nhóm lần
lượt đưa ý tưởng.
Người thứ nhất: Đưa ra ý tưởng là lấy biểu tượng cái xích. Vì nó
thể hiện mối quan hệ bền chặt.
Người thứ hai: Lại cho rằng ý tưởng lấy những mảnh ghép. Bởi vì
mỗi thể hiện cho một người. Góp lại tạo ra 1 bức tranh

Người thứ ba: Nói nên lấy ý tưởng đồ vật biểu trưng nhóm là viên
gạch. Bởi vì mỗi thành viên thể hiện như mỗi viên gạch. Một viên khó
có thể làm gì. Nhưng nhiều viên có thể tạo nên từ những ngôi nhà cho
đến công trình vĩ đại. Thể hiện sức mạnh to lớn khi có sự đoàn kết.
Từ đó nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến, đưa ra để mọi người cùng
thảo luận


Cuối cùng, mọi người thống nhất chọn ý tưởng của người thứ 3,
chọn biểu tượng viên gạch làm vật biểu tượng nhóm. Ý tưởng thể hiện
sự mới mẻ và đặc trưng của nhóm.
Kết quả là chúng em đã hoàn thành tốt bài tập đấy của nhóm. Nhận
được rất nhiều sự tương tác, thu hút của mọi người.
5. Tài liệu tham khảo
/> />II. Thực hành
Hãy sử dụng phương pháp đã cho trong họp nhóm để quyết định
xem nhóm sẽ đi TEAMBUILDING ở đâu trong 04 ngày 03 đêm với số
tiền tài trợ là 200 triệu.
Trong cuộc họp nhóm quyết định nhóm sẽ đi TEAMBUILDING
ở đâu với 200 triệu.
Người thứ nhất đưa ra ý tưởng sẽ đi Đà Nẵng. Bởi vì cho rằng đây
là địa điểm gần Quảng Nam nên tiện cho việc đi lại và có nhiều cảnh
đẹp. Tại đây nhóm có thể lên kịch bản, ý tưởng tổ chức Team building,
xây dựng các trò chơi team building biển cho các thành viên.
Người thứ hai cho rằng với số tiền 200tr sẽ đi được Hà Giang. Vì
đây là địa điểm có cảnh đẹp, thơ mộng và nơi đây tập chung nhiều dân
tộc thiểu số, do đó nơi đây có rất nhiều văn hoá đa dạng, độc đáo. Từ
đây nhóm có thể tìm hiểu mở rộng tầm hiều biết và có thể quyên góp
phần nào đó cho những đồng bào còn gặp nhiều khó khăn nơi đây.
Người thứ ba có ý kiến là nên đi Hàn Quốc.Vì đối với số tiền này

thì nhóm có thể đi nước ngoài. Đất nước Hàn Quốc không chỉ đẹp đây


còn là nơi để khám phá và học hỏi nhiều nét văn hoá đẹp. Ở đây là khí
hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt, đặc biệt mùa đông có thể ngắm tuyết rơi.
Người thứ tư nghĩ nên đi Hà Nội. Vì đây là thủ đô Đất nước. Đến
đây sẽ được tham quan những công trình, những địa điểm nổi tiếng của
Hà Nội, từ đó tìm hiểu được thêm rất nhiều kiến thức lịch sử, văn hóa,...
Nơi đây thích hợp cho những hoạt động Teambuilding mang tính kết
hợp giữ tìm hiểu lịch sử, văn hóa, cùng với các điểm tham quan, và hoạt
động kỳ thú.
Người thứ năm cho rằng nên đi Đà Lạt để tổ chức Teambuiding. Vì
đây là thành phố thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm thuận lợi cho các
hoạt động vui chơi, giải trí. Nhóm sẽ tham quan, vui chơi và trải nghiệm
ở một số địa điểm ở TP, sau đó nhóm sẽ lên thăm Làng trẻ em SOS
(cách TP 5km) và tham gia hoạt động tình nguyện ở trên đó.
Sau khi tổng hợp lại tất cả các ý kiến, mọi người đã cùng thảo luận
và quyết định lấy ý kiến người thứ năm là sẽ tổ chức Teambuilding ở Đà
Lạt. Bởi vì đây là lựa chọn lý tưởng nhất để tổ chức Teambuilding. Đồng
thời, chuyến đi sẽ giúp mọi thành viên cùng tham gia các hoạt động
công việc của nhóm. Tạo cơ hội tiếp xúc những điều mới mẻ, xây dựng
được tinh thần đoàn kết. Hiệu chỉnh suy nghĩ từng cá nhân và cả tập thể.
Giúp các thành viên hiểu nhau hơn và mở rộng quan hệ. Sự giao tiếp
giữa các thành viên này càng trở nên thân thiện hơn. Giúp mọi người
quen dần với việc đối mặt với hiện thực và những thay đổi của xã hội.
Khi đã hiểu nhau thì làm việc với nhau dễ dàng và mọi người có thể bỏ
qua các lỗi nhỏ để đến được mục tiêu lớn hơn.

Kế hoạch tổ chức team building



* Nội dung
Stt Thời
gian

Kế hoạch

Địa điểm

- Bay đến Lâm Đồng

Sân bay
Khương

Liên

- Thuê homestay nghỉ ngơi và ăn uống
1

2

3

4

Ngày
444 Hai Bà
1
- Tham quan và tổ chức trò chơi ở Trưng, phường 6
homestay

Nguyễn
Thị
- Tham quan chợ đêm Đà Lạt
Minh
Khai,
phường 1
- Tham quan một số địa điểm như:
Hồ Tuyền Lâm /
+ Khu sinh thái Đá Tiên
Hồ
Xuân
Ngày + Vườn hoa Thành phố Đà Lạt
Hương / Trần
2
+ Dinh Bảo Đại
Quang Diệu
-Tổ chức vui chơi (Tìm báu vật, Keo dốc số 7, phường
sơn một nhà, hát hò,.. ) ở Nấc thang lên 11, Trại Mát
thiên đường
- Mua quà cho Làng trẻ em SOS
Phan Bội Châu,
Phường 2
- Đến thăm Làng trẻ em SOS
Ngày - Làm một số công việc giúp mọi người
3
67-69
Hùng
ở đây
- Tham gia các hoặt động cùng các em Vương, phường
nhỏ ( chơi trò chơi, dạy học, trồng 9, TP Đà Lạt

cây,...)
- Tặng quà và ủng hộ tiền
- Tham quan và Checkin ở Me Linh tổ 20, thôn 4, xã
Ngày garden coffee
Tà Nung
4
- Mua quà lưu niệm
Bùi Thị Xuân,
Hoàng
Diệu,
đường 3/2
- Bay về Đà Nẵng
Sân bay QT Đà


Nẵng

* Kinh phí

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

Thành tiền( triệu)
- Vé máy bay ( 2 chiều/6 người
10.000.000
- Thuê home stay
12.000.000
- Ăn uống
20.000.000
- Vé tham quan du lịch
5.000.000
- Chi phí tổ chức trò chơi
2.000.000
- Chi phí di chuyển
10.000.000
- Quà tặng cho làng trẻ em SOS
50.000.000
- Ủng hộ tiền học và sửa chữa nhà cho làng 80.000.000
trẻ em SOS
9
- Chi phí phát sinh
11.000.000
Tổng
200.000.000



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×