Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ HỘI AN ĐẾN NĂM 2030 VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN PHÚ

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ HỘI
AN ĐẾN NĂM 2030 VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội – 5/2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN PHÚ
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THÀNH PHỐ HỘI AN ĐẾN NĂM 2030
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG
2. TS. LÊ CƯỜNG

Hà Nội – 5/2016


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Quảng Nam, UBND
thành phố Hội An đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, các cơ quan đơn vị, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt các thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng
và TS. Lê Cường đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi hồn thành khóa học và luận văn này.
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phú


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phú


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn…………................4
Cấu trúc của luận văn…………………………………………………............5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH THÀNH PHỐ
HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hội An ..................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 10
1.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố................................. 14
1.2. Hiện trạng về CTRSH trên địa bàn tp Hội An........................................ 17
1.2.1. Khối lượng phát sinh CTRSH hàng ngày............................................ 17
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTRSH....................................... 18

1.3. Thực trạng công tác quản lý CTRSH thành phố Hội An ........................ 19
1.3.1.Công tác thu gom, phân loại CTRSH TP. Hội An................................ 19
1.3.2. Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH TP. Hội An ................ 20
1.3.3. Công tác xử lý CTRSH tại thành phố Hội An ..................................... 24
1.4. Thực trạng về cơ chế quản lý và bộ máy quản lý ................................... 25
1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR........................................... 25
1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý CTR ở Quảng Nam và TP Hội An ................. 28
1.4.3. Cơ cấu tổ chức đơn vị trực tiếp quản lý CTR thành phố Hội An ......... 28
1.4.4. Phí vệ sinh đối với CTR thành phố Hội An ........................................ 30
1.4.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR tại TP Hội An............ 31
1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý CTR tại thành phố Hội An ............ 32
1.5.1. Đánh giá về hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH ................. 32
1.5.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý .................................................... 33
1.5.3. Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng.............................................. 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CTRSH VỚI SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG .................................................................................... 35
2. 1. Những đăc tính cơ bản của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ...................... 35
2.1.1. Thành phần và tính chất CTRSH trong đơ thị ..................................... 36


2.1.2. Những tác động của CTRSH đối với sức khỏe con người, môi trường đô
thị và sự phát triển kinh tế xã hội.................................................................. 41
2.2. Các nguyên tắc trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ................... 42
2.2.1. Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH trong đô thị ..................... 43
2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phương thức xử lý CTRSH................................ 45
2.2.3. Các nguyên tắc về cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH đô thị ................... 50
2.3. Dự báo khối lượng phát sinh và thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố
Hội An đến năm 2030 .................................................................................. 51
2.3.1. Định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố Hội An đến năm
2030 ………………………………………………........................................52

2.3.2. Căn cứ, lựa chọn tiêu chuẩn tính tốn khối lượng CTRSH ................. 53
2.3.3. Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH ................................................. 55
2.4. Cơ sở pháp lý trong quản lý CTR........................................................... 56
2.4.1. Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành ........... 56
2.4.2. Văn bản pháp luật do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành ..................... 57
2.5. Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong Quản lý CTRSH................57
2.5.1. Khái niệm tổng quan về Quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng.............57
2.5.2. Vai trò của quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng ................................. 58
2.6. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới và Việt Nam ....................... 58
2.6.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH ở một số đô thị trên thế giới ................ 58
2.6.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại một số đô thị Việt Nam .................. 64
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA
BÀN TP. HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ................................................... 70
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH Tp Hội An .......................... 70
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu........................................................................... 70
3.1.2. Nguyên tắc về quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố ....................... 71
3.2. Đề xuất giải pháp phân loại CTRSH TP Hội An.................................... 72
3.2.1. Đề xuất về quy trình và các bước thực hiện ........................................ 73
3.2.2. Đề xuất về cơ cấu tổ chức và lộ trình thực hiện .................................. 77
3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH .................... 84
3.3.1. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH ..
3.3.2. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc gìn giữ và
phát triển các giá trị môi trường đô thị ......................................................... 86
3.3.3. Thành lập Ban Giám sát cộng đồng trong việc đầu tư, xây dựng các cơng
trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH .................................................... 87
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt thành phố Hội
An ................................................................................................................ 90
3.4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước .............................................. 90
3.4.2. Xây dựng cơ chế chính sách quản lý................................................... 93
3.4.3. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý CTRSH .................................. 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 98
Kết luận........................................................................................................ 98
Kiến nghị ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BKH&ĐT

Bộ Kế hoạch & Đầu tư

BTN&MT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

Cơng ty CTCC


Cơng ty cơng trình cơng cộng

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

DL-DV-TM

Du lịch – Dịch vụ - Thương mại

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

NQTW

Nghị quyết trung ương


MTĐT

Môi trường đô thị

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

QLCTRSH

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

UBND

Ủy ban nhân dân

SYT

Sở Y tế

SXD

Sở Xây dựng

SKH&ĐT

Sở Kế hoạch & Đầu tư

STN&MT


Sở Tài nguyên & Môi trường


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1. Thống kê tình hình thu gom rác tại thành phố Hội An

17

Bảng 1.2. Thành phần rác thải thu gom tại Hội An

18

Bảng 2.1. Thành phần của CTRSH

36

Bảng 2.2. Thành phần CTR đối với các nước có thu nhập khác nhau

37

Bảng 2.3.

Một số đặc điểm của chất thải rắn đô thị


37

Bảng 2.4.

Chỉ tiêu phát sinh CTR đối với từng loại đô thị

54

Bảng 2.5. Dự báo khối lượng CTR TP. Hội An đến năm 2030

55

Bảng 3.1.

80

Bảng thống kê công việc và nội dung, giải pháp triển khai


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Bản đồ vị trí thành phố Hội An


7

Hình 1.2.

Bản đồ hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR TP. Hội An

20

Hình 1.3.

Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển chất thải tại Hội An

22

Hình 1.4.

Thu gom vận chuyển chất thải tại khu vực Chùa Cầu

22

Hình 1.5.

Thu gom rác tại các hộ gia đình

23

Hình 1.6.

Thu gom chất thải từ xe thô sơ lên xe cơ giới


24

Hình 1.7.

Bản đồ phân vùng các khu vực thu gom, vận chuyển rác

24

Hình 1.8.

Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR ở đơ thị Việt Nam

27

Hình 1.9.

Cơ cấu tổ chức quản lý CTR thành phố Hội An

28

Hình 1.10.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần CTCC Hội An

30

Hình 2.1.

Rác thải hữu cơ dễ phân hủy


35

Hình 2.2.

Rác thải khó phân hủy

36

Hình 2.3.

Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình

43

Hình 2.4.

Bản đồ QH phát triển khơng gian Hội An đến năm 2030

52

Hình 2.5.

Bản đồ dự báo khối lượng chất thải rắn TP Hội An cho
từng khu vực đến năm 2030

Hình 2.6.

Nhà máy phát điện từ rác thải Senoko tại Singapore


54
61

Hình 2.7.

Đảo chơn rác nhân tạo Semakau tại Singapore

62

Hình 2.8.

Hoạt động thu gom rác thải tại thị xã Từ Sơn

68

Hình 3.1.

Thùng đựng rác 2 ngăn vơ cơ và hữu cơ

73


Hình 3.2.

Đề xuất sử dụng Bảng hướng dẫn phân loại rác

Hình 3.3.

Hình vẽ minh họa xe thu gom rác 2 ngăn


Hình 3.4.

Hình vẽ mơ phỏng quy trình thu gom vận chuyển đến
nơi xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã được phân loại

Hình 3.5.
Hình 3.6

Mơ hình đề xuất phân loại rác tại nguồn của tp Hội An
Sơ đồ mô tả phân chia các công đoạn quản lý khác nhau

74
75
76
77
79

Hình 3.7

Ảnh minh họa nhân viên tổ thu gom thực hiện nhiệm vụ

81

Hình 3.8

Ảnh minh họa tổ tự quản phát động giữ gìn VSMT

83

Hình 3.9.


Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn

88


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận
lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những
thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và
18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng
Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do
giao thơng đường thủy ở đây khơng cịn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy
thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội
An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được q
trình đơ thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị
kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được chú ý và trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đơng Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến
thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các
ngơi nhà phố, những cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng minh chứng
cho q trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đơ thị. Hội An cũng là

vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán,
đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền
thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các cơng trình kiến trúc, Hội An cịn lưu
giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường


2

nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng,
nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội
An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Với
những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12
năm 1999), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) đã cơng nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa
trên hai tiêu chí:


Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua
các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.



Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống
được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Ngày nay phố cổ Hội An khẳng định được sức hấp dẫn về du lịch không

chỉ đối với người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Cùng với sự
đầu tư của các cấp chính quyền để phát triển du lịch và đưa Hội An từng bước
trở thành thành phố sinh thái trong tương lai là sự hình thành, phát triển của

các ngành nghề sản xuất, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng
lượng gia tăng một cách nhanh chóng dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh và
tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp, gây nhiều khó
khăn trong cơng tác quản lý, xử lý CTR trong thời gian vừa qua.
Theo Dự án “Phát triển đô thị sinh thái TP Hội An” do UNIDO phối hợp
cùng UBND thành phố Hội An, quản lý môi trường, chất thải rắn, nước thải
và năng lượng đang là bài toán nan giải đối với chính quyền địa phương do
mật độ dân số Hội An hiện tại rất cao và lượng khách du lịch đến thành phố
đang ngày càng tăng. Để đạt được mục tiêu xây dựng Thành phố sinh thái với
nhiều tiêu chí như “Thoáng - xanh - sạch - đẹp”, “Thuận tiện - an tồn - văn
minh” thì bên cạnh việc triển khai hàng loạt các chương trình về bảo vệ mơi
trường, việc quản lý và xử lý CTR cần đạt được tính hiệu quả và bền vững.


3

Đề tài “ Quản lý CTRSH tại thành phố Hội An - tỉnh Quảng Nam với sự
tham gia của cộng đồng” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn với
hướng nghiên cứu khơng chỉ tập trung hồn tồn vào các khía cạnh kỹ thuật
mà cịn phân tích và có cách nhìn khác với chính sách về rác thải, không hạn
chế việc xử lý rác thải chỉ bao gồm thu gom, thiêu đốt rồi chôn lấp như hiện
nay. Sự tham gia, đóng góp của cộng đồng với những việc làm cụ thể là một
trong những nhân tố quyết định sự thành cơng của cơng trình nghiên cứu này.
Mục đích nghiên cứu
Góp phần cải thiện cơng tác quản lý CTR sinh hoạt thành phố Hội An
ngày càng hiệu quả, bền vững, đưa thành phố Hội An đạt được mục tiêu về
một thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác vệ sinh mơi trường nói chung và quản lý
CTR sinh hoạt đô thị của thành phố Hội An. Từ đó rút ra được những điểm

mạnh và những tồn tại trong công tác quản lý CTR sinh hoạt.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu quản lý CTRSH
thành phố Hội An; Đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị lộ trình triển khai
từng bước cơng tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển và tái chế CTRSH
thành phố Hội An có sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo tính hiệu quả về
kinh tế, xã hội, văn minh và vệ sinh môi trường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTRSH với sự tham gia của cộng đồng.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp tổng hợp, dự báo, so sánh.


4

- Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các cơng trình nghiên
cứu, dự án đã thực hiện.
- Phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp thực hiện nhằm quản lý ngày càng
hiệu quả.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý
CTRSH trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cho thành phố.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH theo
hướng có sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, hạn
chế gây ô nhiễm mơi trường, đảm bảo mỹ quan đơ thị, hài hịa với thiên
nhiên, hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
Một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận văn
Khái niệm về chất thải, quản lý chất thải:

Theo Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 tại điều 3 thì:
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải nguy hại:chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các
chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật
nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là CTR đô thị bao
gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, khu thương
mại, các cơng trình xây dựng, khu xử lý chất thải, trong đó, CTRSH chiếm tỷ
lệ cao nhất.


5

- Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm sốt chất thải suốt trong q
trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất thải.
Sự tham gia của cộng đồng:
Sự tham gia của cộng đồng là một q trình mà cả Chính phủ và cộng
đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
đô thị cho tất cả mọi người. Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia của cộng
đồng là những người mà lợi ích của họ sẽ chịu ảnh hưởng của dự án phải
được tham gia vào tiến trình quyết định của dự án. Trong trường hợp này,
những thành viên trong cộng đồng cũng nên tham gia vào việc chọn những
người lãnh đạo.
Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do phụ nữ và nam
giới thực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo dưỡng các nguồn lực khan

hiếm của cộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng. Vai trò
tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động chủ yếu thực hiện ở cấp cộng
đồng (xã, phường, khu phố…) như là sự mở rộng vai trị tái sản xuất của mình
(các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục và giữ gìn mơi trường...). Đây thường là những công việc tự
nguyện, không được trả lương và thường làm vào thời gian rỗi.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục, các tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý CTRSH tại thành phố Hội An.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài.
Chương 3. Đề xuất mơ hình và giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn
thành phố Hội An.
- Phần kết luận và kiến nghị


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


98


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Các tồn tại trong quản lý rác thải không chỉ liên quan đến điểm đến cuối
cùng là tình trạng nhà máy xử lý rác, vấn đề xử lý, tình trạng bãi rác, cơng nghệ
xử lý mà còn liên quan đến trang thiết bị thu gom, liên quan đến phân loại rác
thải, đến ý thức của người dân về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đồng thời,
vấn đề quản lý rác thải còn chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác
liên quan, nên địi hỏi phải có sự hỗ trợ từ nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu.
Vì vậy, đã đến lúc quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An cần phải được
nhìn nhận và mơ phỏng theo một mơ hình quản lý có sự chia sẻ trách nhiệm giữa
nhà nước và cộng đồng.
Tình trạng rác thải chưa được phân loại hoặc phân loại không được hiệu quả
do thiếu sự tham gia của toàn xã hội làm khó khăn trong q trình thu gom, xử lý,
lãng phí tài ngun, ơ nhiễm, gây bất lợi cho phát triển kinh tế địa phương nhất là
kinh tế xanh. Điều mà thành phố Hội An đang hướng tới để là thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế.
Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt là vấn đề cấp thiết hiện nay để cộng đồng
có trách nhiệm quản lý “nguồn tài ngun” trên chính địa phương của mình nhằm
bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, tạo động lực phát triển sinh kế bền vững
gắn liền với môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh.
Phương cách quản lý chỉ dựa vào lực lượng chính quyền, nhà quản lý đã
khơng kiểm sốt được tình hình trên, nếu tình trạng này kéo dài chẳng những
nguồn lực bảo vệ môi trường bị cạn kiệt mà còn tác động ngược lại với sức khỏe
cộng đồng, mỹ quan đô thị, và nhất là những địa phương du lịch vì sinh kế duy
nhất của người dân chỉ dựa chủ yếu vào tài nguyên môi trường và du khách.
Luận văn đã nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý với sự tham gia của
cộng đồng theo hướng mang lại kết quả giảm thiểu khối lượng rác phát sinh từ


99


đầu nguồn, giảm thiểu tối đa rác thải đem chôn lấp.
Kết quả đạt được từ những nghiên cứu trong luận văn là một mơ hình khả
thi để áp dụng cho thành phố Hội An nhằm cải thiện tình hình quản lý CTR hiện
tại. Đó là tập trung giảm khối lượng chất thải từ đầu nguồn, nâng cao hiệu quả
tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm kinh phí đầu tư cho khâu xử lý cuối.
Luận văn đã xây dựng cơ chế quản lý nhằm vận hành hiệu quả các giải pháp
và mơ hình đề xuất. Yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng chính là vấn đề
nhận thức và hành động. Vì vậy, để mơ hình thực hiện thành công, Hội An cần
xác định tổ chức điều phối các hoạt động liên kết giữa các lực lượng bao gồm
người dân, nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc quản lý rác thải
sinh hoạt tại thành phố. Mặt khác để chuyển dần việc quản lý chất thải rắn sang
cơ chế thị trường, luận văn cũng đã đề xuất áp dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý chất thải rắn tại thành phố Hội An.
Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp, mơ hình quản lý như đề xuất, tác giả luận văn
kiến nghị:
- Xây dựng và áp dụng hệ thống chính sách, luật pháp đồng bộ về quản lý
CTR trên địa bàn thành phố.
- Khuyến khích và tạo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, của các cấp
chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý chất thải.
- Xây dựng các quỹ và cơ chế tài chính cho các hoạt động thu gom, tái sử
dụng và tái chế chất thải.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tái chế.
- Tiếp tục nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý
chất thải rắn của thành phố Hội An.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].


Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây dựng.

[2].

Trần Thị Mỹ Diệu - (2010), Giáo trình Quản lý CTRSH.

[3].

Nguyễn Đình Hương (2006), Giáo trình kinh tế chất thải, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.

[4].

Trần Minh Hải (2006), Kỹ thuật môi trường đại cương, Phần 3, Chất thải
rắn, Tài liệu giảng dạy, Thành phố Hồ Chí Minh.

[5].

Tưởng Thị Hội (2006), Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Viện
Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[6].

Trần Thị Hường (2009), Phương pháp lựa chọn cơng nghệ xử lý chất thải
rắn thích hợp, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Công nghệ xử lý chất thải.

[7].


Trần Thị Hường (2000), Việc lựa chọn và khả năng sử dụng các biện
pháp xử lý chất thải rắn đô thị ở nước ta, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học môi
trường đô thị, công nghiệp, nông thôn.

[8].

Anh Khoa (2010), Cần Thơ: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý
rác, website của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[9].

GS.TS. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và
môi trường ở các đô thị

[10]. Nguyễn Tố Lăng (2004), Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài
học kinh nghiệm, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
[11]. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn, Tập 1, Chất thải rắn đô
thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Thị Hà Ninh (2009), tham luận, Hội thảo khoa học Việt Nam Nhật bản "Quản lý mơi trường đơ thị cho chính quyền địa phương ở Việt
Nam - lần thứ II".
[13]. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn,
NXB Xây dựng.


[14]. Lê Minh Tâm (2008), Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi xã hội hóa xử lý
chất thải đơ thị, Việt Báo.
[15]. Nguyễn Thị Anh Thu (2001), Chất thải sinh hoạt ở đô thị Việt Nam, Dự
án kinh tế chất thải.

[16]. Như Thủy (2010), Quản lý tổng hợp chất thải rắn - Bài 1, Báo Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh.
[17]. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt, Tài liệu môi trường, Công ty mơi trường Tầm nhìn xanh.
[18]. Cổng thơng tin điện tử Chính phủ.
[19]. Trang tin điện tử UBND Tỉnh Quảng Ngãi (2010), Quảng Ngãi đẩy mạnh
cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
[20]. Trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ Cơng Thương (2010), Thành phố Hồ
Chí Minh: Nỗ lực phấn đấu ngày càng xanh - sạch - đẹp.
[21]. Cơng ty cổ phần cơng trình cơng cộng TP Hội An, Báo cáo thường niên 2013,
2014, 2015.
[22]. Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hội An đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 - Nội dung báo cáo quy hoạch (2013).
[23]. Trang thông tin điện tử Hội An
[24]. Trang thông tin điện tử tnamnet


PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 12/1/2011 của UBND tỉnh Quảng
Nam phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020.
PHỤ LỤC 2: Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 5/4/2013 của UBND tỉnh
Quảng Nam Ban hành quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam


Phụ lục 1
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 154 /QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 12 tháng 01 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 07/4/2007 của Chính phủ về việc
quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020;


Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND tỉnh Quảng
Nam phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam, giai
đoạn 2009-2020;
Căn cứ Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh Quảng
Nam phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Mơi trường tại Tờ trình số 06/TTrTNMT ngày 06/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
a) Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với “Chiến
lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được thực hiện liên ngành, địa
phương; đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an tồn xã hội và mơi trường; gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh.
- Quản lý CTR là trách nhiệm chung của tồn xã hội, trong đó Nhà nước có vai
trị chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư
cho công tác quản lý tổng hợp CTR.
- Quản lý CTR phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, với nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu là phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn, tăng cường tái sử
dụng, tái chế để giảm tối đa lượng CTR phải chơn lấp, áp dụng cơng nghệ xử lý hiện
đại có chọn lọc phù hợp với điều kiện của tỉnh.


b) Mục tiêu quy hoạch
* Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch đồng bộ hệ thống quản lý tổng hợp đối với CTR trên tồn tỉnh, theo
đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng
công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp nhằm tiết kiệm
tài nguyên đất đai và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, quản lý và xử lý chất thải nguy
hại theo các phương thức phù hợp.
Đề ra chiến lược, giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường,
nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường thu hút đầu tư cho công tác quản lý tổng

hợp CTR, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, góp phần
vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh nhà.
* Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XX: “... Thực
hiện tốt việc xã hội hố cơng tác bảo vệ môi trường và đầu tư đồng bộ vào lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Chú trọng công tác quản lý chất thải sản xuất và sinh hoạt; hình thành
mạng lưới thu gom và xử lý rác thải, chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện,
khu du lịch, làng nghề, các khu dân cư; chú ý quản lý chất thải độc hại, rác thải y tế...”.
Theo đó, quy hoạch đến năm 2020:
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị,
90% tại các điểm dân cư nông thôn; trong đó có 70% được tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường, 95%
CTR nguy hại phát sinh tại các khu, cụm cơng nghiệp và làng nghề; trong đó có 70%
được thu hồi để tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom, xử lý được 100% tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh;
- Thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các
cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Các loại CTR khác được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường.
2. Nội dung quy hoạch


a) Quy hoạch thu gom, vận chuyển
* Đối với CTR sinh hoạt:
- Phân loại tại nguồn: CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn (các hộ gia
đình, tổ chức,..) thành 03 loại gồm: chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và chất thải
khơng tái chế.
- Thu gom, vận chuyển:
+ Ở đô thị (thị trấn, thành phố): Phân loại rác tại nguồn đối với các tất cả các hộ
có CTR sinh hoạt. Thu gom thủ cơng hàng ngày đến điểm trung chuyển. Vận chuyển

cơ giới đến khu phân loại và xử lý tập trung.
+ Ở khu dân cư nông thôn: Thu gom thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến
điểm tập kết, trung chuyển. Vận chuyển cơ giới đến khu xử lý tập trung trong cự ly 2030 km.
+ Ở vùng nông thôn miền núi, nơi chưa có điều kiện thu gom tập trung bởi các
đơn vị chức năng thì các hộ gia đình, đơn vị, chủ nguồn thải tự thu gom và có biện
pháp xử lý đảm bảo môi trường.
* Đối với CTR công nghiệp:
- Phân loại CTR cơng nghiệp: phải được phân loại tại xí nghiệp hoặc khu, cụm
cơng nghiệp, thành các loại CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR có thể chế biến thành
phân vi sinh, CTR phải chôn lấp và CTR nguy hại.
- Thu gom, vận chuyển: Đối với các khu, cụm cơng nghiệp thì việc thu gom, vận
chuyển tn theo quy chế quản lý CTR của khu, cụm công nghiệp; đối với các cơ sở
sản xuất ngồi khu, cụm cơng nghiệp thì tự tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển
thông qua các hợp đồng ký kết với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển.
* Đối với CTR y tế:
- CTR y tế phải được các cơ sở y tế tự thu gom riêng tại nguồn, tách biệt với các
loại CTR khác khơng nguy hại, sau đó phải được vận chuyển đến nơi xử lý bởi các đơn
vị chức năng được cấp phép.
- Thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được
ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.


×