Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế kiến trúc cảnh quan sân vườn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 58 trang )

Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

1

MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu ........................................................................................................ 4

2.

Lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết............................................................................................... 4

3.

Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 4

4.

Đối tượng và mục đích nghiên cứu.................................................................................................... 5

5.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................................... 5

6.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................... 5

7.



Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................. 5

8.

Cấu trúc đề tài nghiên cứu................................................................................................................. 6

PHẦN B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 9
Chương 1: Tổng quan về không gian sân vườn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, quận 5 ... 9

1.1.

Tổng quan về đề tài ............................................................................................ 9

1.1.1.

Giới thiệu đề tài .............................................................................................. 9

1.1.2.

Giới thiệu khu vực nghiên cứu........................................................................ 9

1.1.2.1.

Tổng quan .................................................................................................... 9

1.1.2.2.

Lịch sử hình thành ..................................................................................... 10


1.1.2.3.

Địa điểm xây dựng ..................................................................................... 10

1.1.2.4.

Phong cách “kiến trúc Đông Dương” ........................................................ 10

1.1.3.
1.2.

Một số đề tài nghiên cứu liên quan .............................................................. 11
Tổng quan về hiện trạng .................................................................................. 12

1.2.1.

Hiện trạng về điều kiện tự nhiên .................................................................. 12

1.2.2.

Hiện trạng hình thái kiến trúc ....................................................................... 13

1.2.3.

Hiện trạng cây xanh ...................................................................................... 15

1.2.4.

Hiện trạng không gian trống ......................................................................... 18


Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc thiết kế KTCQ sân vườn Trường THPT Chuyên Lê Hồng
Phong, quận 5 ......................................................................................................................................... 19

2.1.

Cơ sở về kinh tế - xã hội ................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở về pháp lý ............................................................................................... 21

2.3.

Cơ sở về quy hoạch .......................................................................................... 22

2.3.1.

Địa điểm xây dựng ........................................................................................ 22

2.3.2.

Giao thông tiếp cận ....................................................................................... 23


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

2
2.3.3.

Tầng cao ........................................................................................................ 23


2.3.4.

Mối quan hệ với chức năng khác trong đô thị ............................................. 23

2.3.5.

Khái niệm ‘Không gian công cộng’: ............................................................... 24

2.4.

Cơ sở trào lưu kiến trúc tiến bộ ....................................................................... 25

2.5.

Cơ sở thực tiễn (case study) ............................................................................. 26

2.5.1.

Khuôn viên trường ĐH Harvard .................................................................... 26

2.5.2.

Trường ĐH Virginia ....................................................................................... 29

2.5.3.

Nhà của Beauregard-Keyes và khuôn viên bảo tàng .................................... 32

2.5.4.


St. Anthony’s Garden .................................................................................... 34

Chương 3: Áp dụng, đề xuất giải pháp cho việc thiết kế KTCQ sân vườn Trường THPT Chuyên
Lê Hồng Phong, quận 5 ......................................................................................................................... 36

3.1. Đề xuất phương án tạo sự hòa hợp giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc Đông
Dương trong trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ................................................... 36
3.1.1. Các nguyên tắc chung trong việc đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc trường
THPT tại TP.HCM......................................................................................................... 36
3.1.2. Một số giải pháp định hướng thiết kế kiến trúc trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong ....................................................................................................................... 40
3.1.2.1.

Tính toán quy mô....................................................................................... 40

3.1.2.2.

Quy hoạch tổng mặt bằng ......................................................................... 40

3.1.2.3.

Tổ chức không gian kiến trúc .................................................................... 41

3.1.2.4.

Trang trí, màu sắc, ánh sang kiến trúc ...................................................... 42

3.1.3.
3.2.


Một số điểm cân nhắc trong tiêu chuẩn thiết kế hiện hành ........................ 43
Đề xuất duy trì hệ thống cây xanh trong trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ..
.......................................................................................................................... 44

3.2.1.

Nhóm giải pháp quy mô ................................................................................ 44

3.2.2.

Nhóm giải pháp cụ thể .................................................................................. 45

3.3. Đề xuất tổ chức cảnh quan trong khuôn viên trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong .......................................................................................................................... 46
3.3.1.

Đề xuất tổ chức cảnh quan trong khuôn viên trường .................................. 46

3.3.2. Bài học tổ chức cảnh quan và khả năng vận dụng cho thiết kế trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong ............................................................................................... 47
3.3.2.1.

“Kiến trúc xanh” – Kiến trúc bền vững ...................................................... 47

3.3.2.2.

Kiến trúc thích ứng với điều kiện tự nhiên................................................ 48



Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

3
3.3.2.3.

Đáp ứng công năng trường trung học ....................................................... 49

3.4. Khung giải pháp thiết kế KTCQ trường THPT chuyên Lê Hòng Phong theo từng
mục tiêu ...................................................................................................................... 50
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 52

1. Kết luận .................................................................................................................. 52
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 53
PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 54
PHẦN E: PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 55


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

4

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
 Tên đề tài: Thiết kế kiến trúc cảnh quan sân vườn Trường THPT Chuyên Lê Hồng
Phong, quận 5, TP.HCM.
 Dạng đề tài: Sân vườn
 Thể loại: Cảnh quan phục vụ cụm công trình giáo dục/ đào tạo.
 Vị trí: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5, TP.HCM.
 Quy mô khu đất:
o Quy mô nghiên cứu: 2.79 ha

o Quy mô xây dựng công trình: 0.84 ha
o Quy mô thiết kế cảnh quan: 1.95 ha

2. Lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết
 Lý do lựa chọn đề tài
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong khi xưa là một trong những trường Trung học
đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn và vẫn còn giữ nét kiến trúc xưa – Kiến trúc Đông
Dương. Sau nhiều năm kiến trúc – cảnh quan của trường có nhiều thay đổi, những
công trình mới được xây dựng lên, những hệ sinh thái cảnh quan ở khu vực trường
cũng đã thay đổi nhiều. Ít nhiều gì sự thay đổi ấy không còn giữ lại được nét kiến trúc
và cảnh quan truyền thống xưa.
Do đó, việc lựa chọn đề tài THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN SÂN VƯỜN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG sẽ giúp giải quyết vấn đề trên, tạo cơ
hội để nghiên cứu sâu và đưa ra từng giải pháp phù hợp cho sự thay đổi về nét kiến
trúc và cảnh quan của trường trong tương lai gần.
 Tính cấp thiết
Do trong trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong chưa có sự ghi chép cụ thể về sự thay
đổi kiến trúc – cảnh quan trong những năm gần đây, nên việc có một hệ thống đánh
giá lại kiến trúc và cảnh quan ở khu vực trường học này sẽ là một tiền đề rất lớn để
giúp giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nảy sinh khi có sự khác biệt giữa kiến trúc cũ
(Đông Dương) với kiến trúc mới (hiện đại); hệ thống lại các loại cây xanh có trong
trường và đánh giá đề xuất những không gian cảnh quan hoạt động vừa vui chơi vừa
làm thực nghiệm.

3. Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
 Vấn đề 1: Các cụm công trình khối học mới xây dựng trong những năm gần đây
mang nét kiến trúc hiện đại trong trưởng chưa phù hợp với lối kiến trúc Đông
Dương của khối nhà chính của trường chuyên Lê Hổng Phong.
 Mục tiêu 1: Tạo sự hòa hợp giữa khối kiến trúc hiện đại và khối kiến trúc
Đông Dương trong trường học. Trùng tu và cải tạo lại những nét kiến trúc

đặc biệt của trường.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

5
 Vấn đề 2: Các mảng xanh, cây xanh trong trường chưa được bảo dưỡng kĩ, chưa
được quy hoạch thiết kế một cách chi tiết, rõ ràng và thống nhất. Các bố trí các loại
cây hiện tại chưa làm nổi bật nét kiến trúc Đông Dương của trường.
 Mục tiêu 2: Duy trì và phát triển hệ thống cây xanh/ mảng xanh trong
trường để phù hợp và làm tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc của trường chuyên Lê
Hồng Phong.
 Vấn đề 3: Các không gian cảnh quan của trường hầu hết là sân trống, chưa tận
dụng hết các không gian cụ thể, chưa đa dạng chức năng vè không gian sân vườn
trong trường.
 Mục tiêu 3: Thiết kế và đề xuất lại những không gian KTCQ phù hợp với
nhu cầu và giáo dục của thầy cô và học sinh của trường chuyên Lê Hồng
Phong.

4. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc và cảnh quan sân vườn trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong.
 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về mảng kiến trúc và
mảng cảnh quan để giữ lại được nét đẹp kiến trúc – cảnh quan thời Pháp Đông
Dương, trở thành một ngôi trường học mang nét cổ kính thời xưa.

5. Nội dung nghiên cứu
 Đánh giá hiện trạng tổng quan về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
 Tổng hợp và xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế KTCQ sân vườn trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong.

 Đánh giá, đề xuất những nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện việc thiết kế KTCQ
sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

6. Phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn khu đất: Trong đề cương này chỉ giới hạn nghiên cứu Trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong trong phạm vi lô đất lô đất thuộc phường 4, quận 5,
TP.HCM. Trường thuộc lô đất được giới hạn bởi:
o Phía bắc: đường Trần Phú.
o Phía Đông: đường Nguyễn Văn Cừ.
o Phía Nam: đường An Dương Vương.
o Phía Tây: đường Trần Bình Trọng.

7. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề cương đã sử dụng các phương pháp:
 Phương pháp điều tra khảo sát – khảo sát để chụp hình, vẽ ghi trực tiếp tại thực
địa để thu thập các thông tin để đánh giá một cách khách quan các vấn đề đặt ra
trong luận văn.
 Phương pháp thu thập tài liệu – thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu
khoa học,sách, tạp chí,… liên quan tới đề tài, làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân
tích của luận văn.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

6
 Phương pháp hệ thống hóa – thống kê dữ liệu theo các chủ đề một nhằm giúp
cho việc phân tích được chính xác, khoa học thông qua các dạng bảng biểu hay sơ
đồ,...
 Phương pháp phân tích tổng hợp – trên cơ sở tài liệu thu thập, thống kê, phân
tích có hệ thống các thông tin nhằm làm sáng tỏ vấn đề đưa ra.


8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về không gian sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong, quận 5.
Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.
Chương 3: Áp dụng, đề xuất giải pháp cho việc thiết kế KTCQ sân vườn trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

7

Hình 1 Bản đồ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5, TP.HCM (nguồn: internet)


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

8

Hình 2 Bản đồ vị trí trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 (nguồn: tác giả)


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

9

PHẦN B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về không gian sân vườn Trường THPT Chuyên Lê
Hồng Phong, quận 5
1.1. Tổng quan về đề tài
1.1.1. Giới thiệu đề tài
Không giống như các loại hình kiến trúc khác, thiết kế kiến trúc cảnh quan và tổ
chức không gian các trường trung học phổ thông có vai trò hết sức quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thẩm mỹ kiến trúc cũng như góp phần
mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Công tác thiết kế kiến trúc cảnh quan trong các trường THPT là sắp xếp bố cục
những chức năng hoạt động và yếu tố cảnh quan thành một không gian hay một tổ hợp
không gian có những những hình dáng phù hợp với công trình về quy mô, kích thước thể
hiện được yêu cầu chức năng sử dụng. Ngoài ra muốn thiết kế kiến trúc cảnh quan không
gian phù hợp với chức năng công trình trường học cần phải quan tâm đến:
Hình thái kiến trúc của trường học – yếu tố cảnh quan sân vườn trường học luôn
cần phải gắn liền với kiến trúc đặc trưng của ngôi trường đó. Nghiên cứu hình thái kiến
trúc giúp việc thiết kế trở nên hòa hợp với ko gian cảnh quan xung quanh và làm tôn vinh
nét đẹp kiến trúc của trường
Bố cục không gian trường – rất quan trọng trong việc tổ chức các không gian
theo hướng liên kết, hướng bố cục đối xứng, bất đối xứng,.. tùy vào cở sở thiết kế không
gian của trường học để đề xuất không gian cảnh quan cho đúng và phù hợp.
Hệ thống mảng xanh trường học – chiếm một phần quan trọng trong việc thiết
kế cảnh quan trường. Mảng xanh là bộ mặt của không gian cảnh quan của trường, không
chỉ có chức năng che mát, giảm nhiệt độ mà còn tăng tính thẩm mĩ cho ngôi trường.
Hệ thống hạ tầng kĩ thuật của trường học – việc nghiên cứu hạ tầng của trường
học rất hữu ích trong việc thiết kế hệ thống thoát nước mưa trong trường học, để từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp trong việc chống ngập lụt khi mưa xuống trong sân trường.

1.1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.1.2.1. Tổng quan
Trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh

(tên tiếng Anh là Le Hong Phong High School for The Gifted) là 1 trường Trung học phổ
thông Công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1927 và là một
trong 3 trường Trung học đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn, với tên Trường Trung học
Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Đây được xem là một trong 5 trường Trung học Phổ thông chuyên có chất lượng
giáo dục tốt nhất miền Nam hiện nay. Trường thu hút học sinh giỏi miền Nam và Nam
Trung Bộ đăng ký thi tuyển, hằng năm có tỷ lệ đậu đại học cao.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

10

1.1.2.2. Lịch sử hình thành
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường
Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm
trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn. Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve
được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán. Ngày 28 tháng
11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ
Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người
bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của
Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của
phân hiệu.
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928,
Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành
lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp
bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup
Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée).
Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc
Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh

Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Pétrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50
năm.

1.1.2.3. Địa điểm xây dựng
1.1.2.4. Phong cách “kiến trúc Đông Dương”
Không chỉ nổi bật với lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng mà nhắc
đến trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều người đều biết đây với tư cách là một
tổng hoà công kiến trúc đẹp, gói gọn trong khuôn viên xanh, rộng rãi lên tới 2.72 hecta.
Với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang lát gạch caro ẩn nấp
phía dưới những mái vòm cong độc đáo được xem là những điểm nhấn đặc biệt của ngôi
trường.
Trường THPT Lê Hồng Phong dưới bàn tay tài hoa của Ernest đã trở thành ngôi
trường tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Tây tổng hòa với nền giao thoa văn hóa
bản địa Á Đông, tạo ra lối kiến trúc Đông Dương, tiêu biểu cho một thời kì lịch sử Việt
Nam. Không gian kiến trúc của trường cũng là điển hình về giao lưu văn hóa Việt Nam và
phong cách Art Deco, thể nghiệm sự thích nghi kỹ thuật mới vào điều kiện khí hậu bản
địa.
Khuôn viên trường bao gồm ba dãy phòng học và một dãy hành lang trước bao
quanh sân lớn ở giữa theo đúng như bản vẽ của kiến trúc sư. Các phòng học có hành lang
thoáng đãng phía trước dẫn dắt, tạo sự thông thoáng, đón và tận dụng tối đa sáng trời.
Hành lang được vận dung, thiết kế theo kiểu ống vòm để mang lại sự cách điệu cho toàn
bộ công trình. Lan can hành lang không xây đặc toàn bộ mà được đục thành những lỗ
hoặc đặt gạch vuông thông gió.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

11

1.1.3. Một số đề tài nghiên cứu liên quan

Trường học thời Pháp thuộc - một thể loại công trình công cộng, được hình thành
cùng với hàng loạt các thể loại công trình công cộng khác từ những năm đầu Pháp chiếm
đóng Sài Gòn đã trở thành biểu tượng kiến trúc tiêu biểu không thể thiếu trong tổng thể
đô thị và là hình tượng không thể phai trong lòng biết bao thế hệ học sinh Sài Gòn xưa
bởi những giá trị hữu hình và vô hình mà nó đạt được. Chính sự tồn tại “bền vững” theo
thời gian, chúng trở thành cơ sở và nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu đánh giá –
nhận xét, phân tích - so sánh, đề cập và bình luận,… khi chủ đề nói về kiến trúc cảnh
quan của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nói riêng và kiến trúc cảnh quan thời
Pháp thuộc ở Sài Gòn nói chung.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ Giá trị di sản kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc trong mối
tương quan giữa bảo tồn và phát triển đô thị (giới hạn trong những kiến trúc Pháp tại Sài
Gòn,...) của PGS.TS.KTS.Nguyễn Khởi đã phân tích về lịch sử xây dựng, giá trị nghệ
thuật kiến trúc và giao lưu văn hóa của một số công trình tiêu biểu theo tiêu chí công
năng; đúc kết các yếu tố có giá trị bảo tồn của kiến trúc Pháp thuộc tại Tp.HCM và định
hướng bảo tồn và phát huy giá trị của những công trình này. Nghiên cứu giúp ta có cái
nhìn bao quát, nhận diện được những giá trị nổi trội của các công trình kiến4 trúc thời
Pháp thuộc và trong đó có đề cập tới kiến trúc các trường trung học. Tuy nhiên do mục
tiêu nghiên cứu đã đặt ra nên đề tài này không đi sâu vào vấn đề TỔ CHỨC CẢNH
QUANtrường trung học.
Luận văn thạc sĩ trường Đại học (ĐH) Kiến trúc TP.HCM của KTS.Đặng Mạnh
Hùng (2012) Kiến trúc trường THPT tại TP.HCM. Tính cấp thiết của đề tài là hình thức
kiến trúc mặt đứng của trường THPT không được chú trọng trong hơn 2 thập niên qua tại
TP.HCM do đó cần điều chỉnh để có giải pháp tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ
kiến trúc. Đề tài tập trung phân tích tổng quát hiện trạng hình thức kiến trúc của các
trường THPT tại TP.HCM cùng với một số khác ở Việt Nam và một số hình thức kiến
trúc xu hướng mới của các trường trung học ở nước ngoài nhằm rút ra những nguyên tắc
thiết kế, khả năng vận dụng để đề xuất giải pháp thiết kế trường THPT trên địa bàn
TP.HCM. Tác giả có đề cập đến kiến trúc nhưng không phân tích về yếu tố cảnh quan các
trường TH thời Pháp thuộc.
Luận văn thạc sĩ trường ĐH Kiến trúc TP.HCM của KTS.Đỗ Trần Mỹ Thúy

(2007). Xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc trường học và khả năng vận dụng tại
TP.HCM. Tác giả đã nêu ra những xu hướng phát triển không gian mặt bằng và bố cục
tổng thể trường học mà một số quốc gia đã áp dụng thành công trong công tác hỗ trợ học
sinh bậc trung học để tìm ra những điểm tương đồng nhằm vận dụng trong công việc thiết
kế trường THPT tại TP.HCM. Đề tài không đi sâu vào việc thiết kế cảnh quan trường
THPT.
Luận văn thạc sĩ trường ĐH Kiến trúc TP.HCM của KTS.Nguyễn Chí Quang
(2007). Tìm hiểu giải pháp thiết kế kiến trúc tổng mặt bằng của các công trình kiến trúc
công cộng tiêu biểu ở TP.HCM giai đoạn Pháp thuộc (1862-1954). Trong nội dung


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

12
nghiên cứu tác giả đã đề cập đến giải pháp thiết kế tổng mặt bằng của các công trình kiến
trúc công cộng tiêu biểu mà5 trong đó có trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, song chỉ
phân tích tổng thể mặt bằng chứ không đi sâu vào phân tích tổ chức không gian kiến trúc
của công trình này.
Luận văn thạc sĩ trường ĐH Kiến trúc TP.HCM của KTS.Trần Huê Long (2004).
Định hướng phát triển mô hình trường THPT Năng Khiếu TP.HCM. Với mong muốn
TP.HCM sẽ là nơi đi tiên phong trong việc đào tạo ra những nhân tài-với mô hình trường
THPT Năng Khiếu, tác giả đã tập trung nghiên cứu về cách tổ chức không gian mặt bằng
cho hệ thống trường THPT năng khiếu- một trường học có tính chất chuyên biệt và chỉ
mô tả mặt bằng khối tổng thể các trường THPT tiêu biểu thời Pháp.
Tất cả những tài liệu vừa nêu là những gợi ý quan trọng cho việc quyết định lựa
chọn đề tài đề cương tốt nghiệp của tác giả, đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ
ích trong suốt quá trình nghiên cứu.

1.2. Tổng quan về hiện trạng
1.2.1. Hiện trạng về điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu, từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc, có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng bức xạ mặt trời khá lớn. Thành phố Hồ Chí Minh trải từ
vĩ tuyến 10°10′ - 10°38′ Bắc, thuộc phân vùng khí hậu IIc của Việt Nam. Tổng kết đặc
điểm nổi bật của khí hậu tại TP.HCM là:
 Nhiệt độ trung bình (TB) trong năm 27,40C.
Nhiệt độ TB tháng cao nhất : tháng 4 (34,60C ).
Nhiệt độ TB tháng thấp nhất : tháng 1 (21,10C).
 Độ ẩm TB trong năm 78%.
Độ ẩm trung bình tháng cao nhất : tháng 7,8 (83%)
Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất : tháng 3 (65%)
 Chế độ gió
Thịnh hành trong mùa khô: Gió Đông Nam chiếm 20-40%
Gió Đông chiếm 20-30%.
Thịnh hành trong mùa mưa: Gió Tây Nam chiếm 66%.
 Bức xạ mặt trời:
Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình 11,7Kcal/tháng
Lượng bức xạ cao nhất: 14,2Kcal/tháng
Lượng bức xạ thấp nhất: 10,2Kcal/tháng


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

13
Tổng xạ trên mặt bằng cao nhất tháng 3 6616W/m2/ngày
 Chế độ mưa: khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt nắng và mưa
Mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Nắng từ tháng 12 đến tháng 04.
Lượng mưa trung bình trong năm là 159 ngày đạt 1929mm (trong khoảng từ 1392
– 2318mm).41
 Khu vực xây dựng không bị ảnh hưởng của giông và sương mù.

Hầu như không chịu tác động trực tiếp của bão, lốc xoáy lớn ...
 Điều kiện thủy văn theo các số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè:
Mực nước trung bình: -2,2m
Mực nước cao nhất với tần suất P=10%= 1.45m
Tần suất (P)
Hmax
Hmin

1%
1.55
-1.98

10%
1.45
-2.2

25%
1.4
-2.32

50%
1.34
-2.46

75%
1.31
-2.58

99%
1.23

-2.87

 Chuyển động biểu kiến của mặt trời:
Mặt trời chiếu lệch ở hướng Bắc vào tháng 5,6,7; chiếu gần và trên thiên đỉnh khá
ngắn vào khoảng thời gian giữa tháng 8-7 và 4-5, các tháng còn lại mặt trời chiếu
lệch ở hướng Nam và lệch xa nhất vào tháng 12.

1.2.2. Hiện trạng hình thái kiến trúc
Trường THPT Lê Hồng Phong, hình ảnh Khuê Văn Các với 2 tầng lớp mái ngay
trên mặt đứng khối tháp sảnh chính kết hợp các cung vòm cuốn 7 trên các cột dạng thức
Doric dọc theo hành lan khối lớp học và lan can có khe thông gió, hệ thống thông gió trên
cao là những bông gió gốm sứ màu xanh, mái hiên trên các cửa sổ, màu vôi vàng chủ đạo
cho hệ thống tường ngoài,… là hình ảnh văn hóa truyền thống của người bản xứ và cấu
trúc lớp học có quan tâm tới yếu tố khí hậu địa phương, sử dụng đa phần vật liệu địa
phương,… đã thể hiện khá rõ phong cách Đông – Tây.
Trường THPT Lê Hồng Phong khi mới xây dựng nằm trong khuôn viên khu đất
rộng cùng với trường Đại học Tổng Hợp (đại học Khoa học Tự Nhiên) và Đại học Sư
Phạm, tọa lạc trên các trục đường Nguyễn Văn Cừ – An Dương Vương – Trần Bình
Trọng – Trần Phú, gần sát vòng xoay Ngã Bảy – Lý Thái Tổ. Đặc biệt đường Nguyễn
Văn Cừ nối dài với trục đường Nguyễn Thị Minh Khai chính là con đường nối tiếp khu
trung tâm Sài Gòn với khu trung tâm Chợ Lớn hay tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Thành
phố Mỹ Tho, chạy từ chợ Bến Thành đến vòng xoay - chạy dọc theo đường Trần Phú –
qua khu đô thị ven đô Chợ Lớn để đi về thành phố Mỹ Tho. Việc bố trí ngôi trường nằm


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

14
trên truyến giao thông liên đô thị đồng thời gần như nằm ở giữa hai trung tâm Sài Gòn –
Chợ Lớn đã giúp người dân ở khu vực xung quanh cũng như học sinh các vùng lân cận đi

lại dễ dàng. Do quá trình đô thị hóa mà hiện nay khuôn viên trường đã bị xâm chiếm để
làm nhà ở, làm công ty,… làm cho khuôn viên trường không còn rộng rãi - nguyên vẹn
như ban đầu, ngôi trường chỉ còn lối tiếp cận ở cổng chính - số 235 đường Nguyễn Văn
Cừ và lối hẻm vào từ đường Trần Bình Trọng, thuộc phường 4, quận 5, đồng thời giáp
ranh với quận 1 và quận 3.

Hình 3 Các khối nhà khu A, khu B vẫn còn giữ nét kiến trúc trường học Pháp (nguồn: tác giả)

Hình 4 Khối nhà khu C mới được trùng tu lại, sơn lại mới, giữ lại nét kiến trúc Pháp (nguồn: tác giả)


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

15

Hình 5 . Khối nhà thi đấu xây mới hoàn toàn, mang dáng dấp kiến trúc hiện đại. (nguồn: tác giả)

1.2.3. Hiện trạng cây xanh
Tùy vào không gian cảnh quan từng cụm công trình khác nhau sẽ có những loại cây được
trồng khác nhau, nhưng sự khác biệt tương đối ít.
 Sân trước (lối vào chính):
o Cây sứ đại
o Mai tứ quý
o Cỏ lá gừng
o Ắc ó
o Chiều tím
o Mai chỉ thiên
o Cây bàng
o Cây bàng vuông
o Nguyệt quế

o Trầu bà
o Kim đồng
o Tóc tiên hồng
o Dâm bụt
o Sim tím


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

16

Hình 6 Sân trước (lối vào chính) (nguồn: internet)

Hình 7 Khu A – hành lang giữa (nguồn: tác giả)


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

17
 Khu A – hành lang giữa:
o Cây đại phú
o Lim xẹt
o Phượng
o Ắc ó
o Cỏ lá gừng

 Khu B – khu tin học:
o Mận
o Bạch trinh biển
o Móng bò

o Cỏ lá gừng
o Cau
o Đủng đỉnh
o Bách hợp

 Khu C – khu thí nghiệm, tự học:
o Hoàng nam
o Cây khế
o Cỏ lá gừng
o Ắc ó

 Khu căn tin:
o Me tây
o Phượng
o Nguyệt quế
o Trạng nguyên
o Cau
o Dầu rái
o Vạn niên thanh
o Hoa giấy
o Cây lan

 Khu Lam Sơn – thể dục thể thao:
o Bồ đề
o Cỏ lá gừng
 Khu nhà gửi xe:
o Dầu rái
o Có lá gừng



Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

18

1.2.4. Hiện trạng không gian trống

Hình 8 Không gian sân trường bên trong làm sân khấu (nguồn: tác giả)

Hình 9 Không gian sân trường bị chiếm dụng làm sân khấu 2


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

19

Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc thiết kế KTCQ sân vườn Trường
THPT Chuyên Lê Hồng Phong, quận 5
2.1. Cơ sở về kinh tế - xã hội
2.2.1. Nhu cầu thực tế từ xã hội
Mặc dù chỉ chiếm 9,2% diện tích tự nhiên cả nước nhưng Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam hiện đóng góp trên 30% vào GDP cả nước. Trong bản báo cáo của UBND
TP.HCM với Chính phủ ngày 14-5 về tình hình hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng về KT-XH, năm 2013, theo kế hoạch đã đề ra, GDP thành phố dự kiến tăng
từ 9,5% trở lên, gấp 1,7 lần so với kế hoạch của cả nước (5,5%) [36]. Dự kiến từ nay đến
năm 2015, các mặt KT-XH của TP đều phát triển và đạt được chỉ tiêu đã đề ra. Kinh tế
phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện, cho phép chi phí đầu tư vào việc học
tăng lên. Người dân sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí đáng để để con em họ được hưởng
những tiện nghi và chất lượng giáo dục tốt hơn. Bên cạnh đó, với áp lực dân số tại
TP.HCM, năm 2011 là 7.521.000 người [40], nghĩa là cứ tính theo tiêu chuẩn phân bố số
học sinh trên cho tổng dân số (45-60 chỗ học/1000dân)[8], thì hệ thống trường công lập

và cả dân lập có sự đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng kịp, trên thực tế, con số yêu cầu
lớn hơn rất nhiều.
Minh chứng cho khả năng đáp ứng mục tiêu đó là việc ra đời và phát triển rầm rộ
hệ thống trường trung học phổ thông dân lập (THPTDL) và trung học phổ thông tư thục
(THPTTT) trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Từ 2000 đến nay, loại hình trường
THPTTT cao cấp phát triển khá mạnh mẽ. Một số trường áp dụng chương trình học hoàn
toàn của nước ngoài; một số khác kết hợp giáo trình nước ngoài với giáo trình của Bộ
giáo dục và đạo tạo Việt Nam. Với mức học phí khá cao (400-600USD/tháng đối với
trường Việt Nam giáo trình quốc tế; 8.000- 10.000USD/năm đối với trường 100% nước
ngoài), các trường tư thục phần lớn đã cho thấy sự đầu tư tiện nghi và chất lượng giáo dục
tương xứng với số tiền mà phụ huynh học sinh đã bỏ ra: chương trình học có tính quốc tế,
hoạt động dạy-học, quy mô học sinh/lớp theo phương pháp giáo dục mới, gần gũi và đưa
học sinh là trọng tâm của buổi học, tiện nghi chiếu sáng, thông gió, cách âm đầy đủ,
phương tiện dạy học trực quan – áp dụng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến v.v…
Ngày nay, trong xã hội diễn ra khá phổ biến việc “tìm và chạy trường cho con”. Lý
do thì rất nhiều nhưng yếu tố giáo viên và các yếu tố như: Cơ sở vật chất của trường, điều
kiện dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp… đã tác động không nhỏ đến việc chạy
trường của phụ huynh bởi học sinh đến trường không chỉ học mà các em còn cần được
vui chơi, tận hưởng không gian lành mạnh khác trong trường. Đây là những vấn đề cấp
thiết mà các trường học sắp được thành lập cần quan tâm và có lịch trình dự kiến đa dạng
hóa và nâng cao mức tiện nghi dạy-học, tiện nghi phục vụ, giải trí, rèn luyện cho học sinh.

2.2.2 Chủ trương đổi mới của Nhà nước


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

20
Từ khi chủ trương xã hội hóa giáo dục được chính thức ban hành vào năm 1999,
đến nay, đã có thêm rất nhiều các Thông tư, Nghị định, Nghị quyết được ban hành nhằm

khuyến khích và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kèm theo những quy chế quản lý
liên tục được cập nhật, sửa đổi để nâng cao hiệu quả vận hành của công tác này. Có thể
điểm qua một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo
dục được ban hành trong thời gian gần đây nhất như:
- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế,
văn hóa, Thể dục thể thao.
- Thông tư 91/2006/TT-BTC – 2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn Nghị định
số 53/2006/NĐ-CP – 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ
sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
- Thông tư 135/2008/TT-BTC – 2008 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn Nghị
định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể thao, môi trường
- Quyết định 693/QĐ-TTg – 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số Danh mục chi
tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong
lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trong Quyết định
1466/QĐ-TTg - 2008.
- Thông tư liên tịch 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT Hướng dẫn quản lý, sử dụng
kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 –
2015…
Những cơ sở pháp lý trên cùng nhiều sự quan tâm khác của các cấp, các ngành đã
tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục ngày
một được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, có hai nguồn lực chính trong
quá trình huy động xã hội hóa giáo dục gồm: Nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân
lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị,...) phục vụ giảng46 dạy và học tập; Nguồn lực phi
vật chất (việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ
trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm)...Kinh nghiệm cho thấy, trong
nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ
nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có
thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng nòng cốt

trong việc triển khai công tác XHHGD, mà bản thân vai trò của nhà trường, cán bộ quản
lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vị trí quan trọng trong quá trình
giảng dạy và giáo dục trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc phải song hành quan tâm, đổi
mới chất lượng dạy và học bên cạnh phát triển cơ sở vật chất. Đổi mới phương pháp dạyhọc, sàng lọc, nâng cấp chương trình giáo dục, quản lý tiêu chuẩn sư phạm,
v.v… là những cơ sở cần thiết để kiện toán nền giáo dục. Có thể thấy những nổ lực trên
thông qua một số chính sách, nghị quyết, văn bản pháp lý như: (Phụ lục 07)


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

21
- Chỉ thị 25/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện
phân ban trung học phổ thông
- Chỉ thị 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2008 - 2009
- Quyết định 07/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010
- Thông tư 47/2012/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường
trung học cơ sở, trường trung học, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt
chuẩn quốc gia
Từ nhu cầu thực tế của xã hội và chính sách tạo điều kiện thuận lợi từ Nhà nước,
kiến trúc trường học có thêm nhiều cơ hội để đóng góp tích cực vào hệ thống cơ sở vật
chất phục vụ cho giáo dục - đào tạo ngày một tốt hơn. Vấn đề còn lại cho đội ngũ thiết kế
là cần xác định quan điểm sáng tác kiến trúc không chỉ phù hợp với yêu cầu công năng
mà còn phải thích nghi với tiến trình phát triển chung của kiến trúc thế giới.

2.2. Cơ sở về pháp lý
 Theo TCVN 8794:2011 “Trường trung học - Yêu cầu thiết kế” - Yêu cầu về quy
hoạch tổng mặt bằng:

Diện tích sử dụng đất được quy định như sau:
 Diện tích xây dựng công trình: không quá 45%
 Diện tích sân cây xanh: không nhỏ hơn 30%
 Diện tích sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 25%
Chú thích:
1 – Trường hợp khu đất xây dựng trường học nằm tiếp giáp với công viên, vườn hoa thì
cho phép giảm 10% diện tích cây xanh trong trường.
2 – Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tang diện tích xây dựng
công trình nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Theo TCVN 8794:2011 “Trường trung học - Yêu cầu thiết kế” - Yêu cầu giải
pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan:
Các sân tập thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học không nhỏ hơn 15m và có ngăn
cách bằng dải cây xanh.
Khu sân chơi, bãi tập:
 Diện tích sân trường không nhỏ hơn 25% diện tích mặt bằng của trường.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

22
 Sân trường phải bằng phẳng, có cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh.
 Tùy thuộc điều kiện cụ thể, trường trung học phổ thông có thể bố trí các sân tập
thể dục thể thao riêng cho từng môn hoặc sân thể thao tập trung cho học sinh.
 Sân thể dục thể thao phải ngăn cách với khối phòng học bằng dải cây xanh cách
ly và có tiêu chuẩn diện tích từ 0.35m2/học sinh đến 0.40m2/học sinh nhưng
không được nhỏ hơn 350m2.

 Theo TCVN 8794:2011 “Trường trung học - Yêu cầu thiết kế” - Yêu cầu về công
tác hoàn thiện:

Khi hoàn thiện sân vườn phải đảm bảo:
 Vườn cây bãi cỏ, sân trường phải đúng vị trí, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt
chung của học sinh.
 Đúng loại cây cỏ đã được quy định và có chất lượng tốt.
Phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng công trình và các thiết bị (nhất là các thiết bị
ngoài trời). Chăm sóc vườn hoa, cây xanh để duy trì môi trường giáo dục xanh,
sạch, đẹp.
 Theo TCVN 4319:2012 “Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế” - Yêu cầu về khu đất xây dựng công trình:
 Khu đất để xây dựng nhà và công trình công cộng phải bố trí sân vườn, cây
xanh, bãi đổ xe… và phân khu chức năng rõ ràng, bố trí lối ra vào thuận
tiện trong sử dụng và sơ tán khi có tình huống khẩn cấp.

2.3. Cơ sở về quy hoạch
2.3.1. Địa điểm xây dựng
Dựa trên Quyết định 02/2003/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, chỉ tiêu xây
dựng trường học công lập không thể đáp ứng kịp với số lượng học sinh thực tế do nhiều
lý do khách quan, mà theo như kết quả khảo sát, lý do chính là sự thiếu đồng bộ trong
khâu quản lý và quy hoạch sử dụng đất trong thời gian dài khiến cho quỹ đất công rơi vào
tình trạng: có vị trí phù hợp thì không đủ quy mô, đất đủ diện tích thì lại nằm ở những vị
trí có bán kính phục vụ chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng băm nhỏ vị trí xây dựng trường
học. Việc lựa chọn vị trí xây dựng trường đảm bảo an toàn và yên tĩnh trong điều kiện
hiện nay tại TP.HCM là điều khó có thể thực hiện 100%. Khảo sát hiện trạng cho thấy,
ngoài những trường học có lịch sử lâu đời do sự biến dạng của đô thị mà ngày nay nằm
sâu trong khu dân cư, thì hầu hết các trường xây mới sau này đều được bố trí ở những vị
trí thuận lợi tiếp cận cả trong đô thị cũ và khu ở mới quy hoạch. Điều này hoàn toàn hợp
lý về mặt tổ chức tiếp cận và thoát người. Tuy nhiên, sự eo hẹp về diện tích đất xây dựng
đòi hỏi kiến trúc trường học cần có bố cục hợp lý để tránh việc chiếm dụng các khoảng
sân trời, khoảng lùi, tầm nhìn của khuôn viên và phải phù hợp với yêu cầu an ninh, quy



Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

23
hoạch chiều cao chung trong từng khu vực, xem đó là tiêu chí để kiến trúc trường học là
một bộ phận quan trọng của cảnh quan đô thị.

2.3.2.

Giao thông tiếp cận

Mạng lưới giao thông tại TP.HCM đang gặp khá nhiều khó khăn do áp lực dân số
cơ học tăng nhanh. Công tác cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật giao thông chưa theo kịp
đà phát triển chung của thành phố. Các trường học sau 1975 ở quận trung tâm dần mất đi
lợi thế khoảng lùi, tầm nhìn do mở rộng đường xá phục vụ nhu cầu kinh tế-xã hội. Các
trường tư thục xây mới theo đó cũng gặp vướng mắc trong việc giải quyết vịnh đậu xe,
sân bãi phục vụ do thường áp sát mặt đường. Việc lựa chọn vị trí đất thõa mãn bán kính
phục vụ đã khó, nay yêu cầu về giao thông tiếp cận, thoát người trong trường học lại càng
bất cập hơn. Tắc nghẽn giao thông là hình ảnh phổ biến trước cửa các trường học tại các
quận trung tâm vào giờ tan tầm.

2.3.3.

Tầng cao

Sự thiếu hụt quỹ đất cho xây dựng trường học là vấn để nan giải không chỉ ở
TP.HCM gặp phải mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia tiên tiến khác. Để giải quyết
vấn đề này, nhiều trường học đã thiết kế cao hơn 4 tầng (Singapore, Trung Quốc, v.v..).
Giải pháp bỏ trống tầng trệt để nhường chỗ cho các hoạt động vui chơi, sân bãi, cây xanh,

hay đưa khuôn viên cảnh quan lên các tầng cao đều đem lại hiệu quả không thua kém gì
so với giải pháp truyền thống bố trí tất cả trên mặt đất. Mật độ xây dựng không đổi, hệ số
sử dụng đất tăng lên và đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho các hạng mục chức năng. Vấn đề này
đã được các cấp chính quyền ghi nhận và được cụ thể hóa trong điều 4.2.4 TCVN
8794:2011, cho phép trường trung học được xây cao trên 4 tầng, miễn sao phù hợp với
quy hoạch được duyệt của khu vực. Trong bối cảnh đô thị hóa, nhà cao tầng mọc lên ngày
càng nhiều thì việc sống trong môi trường cao tầng đối với các em trong độ tuổi trung học
không còn là điều xa lạ. Mặt khác, các giải pháp kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, thoát
nạn đối với lĩnh vực xây dựng của Việt Nam ngày nay không còn mới mẻ. Vì vậy thiết kế
trường học cao tầng sẽ là giải pháp trong tương lai, là bước đệm để kiến trúc trường học
phong phú hơn trong hình thức biểu hiện.

2.3.4.

Mối quan hệ với chức năng khác trong đô thị

Trong những giới hạn về điều kiện xây dựng trường học tại TP.HCM đã nêu ở 2
mục trước, việc quy hoạch mạng lưới trường học cũng cần xem xét them một số khả năng
giải quyết theo hướng chia sẻ tiện ích với các chức năng công công và giáo dục khác như:
- Liên kết các cấp học và ngành học trong cùng môi trường, giải pháp này được
thực hiện từ khá lâu nhưng hầu như chưa có công trình nào quan tâm đến hình thức kiến
trúc phù hợp với nhiều lứa tuổi học sinh. Ngay đến việc thiết kế trường học các cấp độc
lập với nhau mà hình thức công trình cũng không có khác49 biệt giữa các cấp học. Hiện
nay, chỉ có kiến trúc trường mầm non là dễ dàng nhận diện do tiêu chuẩn thiết kế liên


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

24
quan đến kích thước và phương pháp sư phạm có sự khác biệt rõ rệt so với 3 cấp học còn

lại. Giải pháp liên kết cấp học cho phép bớt được diện tích đất xây dựng các khối phục vụ
học tập riêng biệt, giảm chi phí vận hành, nhờ đó diện tích cây xanh, sân bãi được mở
rộng để bố trí nhiều hơn các loại hình không gian giải trí, học tập, nghỉ ngơi, cải thiện
cảnh quan và vi khí hậu.
- Liên kết chức năng giữa trường học và trường học. Một trong số các giải pháp
cân đối cơ cấu nguồn nhân lực là liên kết chức năng đào tạo nghề, năng khiếu với giáo
dục phổ thông. Việc liên kết này cho phép không những tận dụng nguồn giáo viên và cơ
sở vật chất của nhau, mà còn cho phép cải thiện nâng cao tiện nghi giáo dục trong các
trường có liên kết để thỏa mãn các yêu cầu dạyhọc. Ở TP.HCM hiện nay, các trường như
Lý Tự Trọng, Lê Thị Hồng Gấm, … là ví dụ điển hình, trong đó, hình thức kiến trúc
trường phổ thông năng khiếu có sự chuyển biến theo xu hướng kết hợp này với 2 khối nhà
học và thực hành có kiến trúc khác nhau rõ rệt. Tuy cách tổ hợp hình khối có phần tương
phản tách biệt, nhưng điều này cho thấy việc kết hợp các nội dung, chương trình học có
liên hệ mật thiết với hình thức kiến trúc. Từ đây, có thể tiến tới việc định hình quy hoạch
các trường THPT có chức năng dạy khác nhau thành cụm như làng đại học quốc gia
TP.HCM để tiện chia sẻ môi trường học tập – vui chơi và tạo thuận lợi trong giao thông.

2.3.5.

Khái niệm ‘Không gian công cộng’:

Xem xét trên góc độ quản lý nhà nước, không gian công cộng (KGCC) chưa được
chính thức định nghĩa, đề cập hay quy định cụ thể gì trong hiến pháp, pháp luật nói chung
và các quy chuẩn quy phạm kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc nói riêng.
Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng 2008 (hiện đang được điều chỉnh sửa đổi).
Chương II, Mục 2.3.1. Các khu chức năng đô thị khái niệm KGCC không được
nhắc đến trực tiếp, nhưng có một câu nói về “Các khu vực xây dựng các khu cây xanh
công viên, vườn hoa đô thị” là một trong các loại “khu chức năng” trong đô thị. Điều này
ám chỉ các KGCC, nhưng thể hiện là các KGCC có tính chất thiên nhiên (cây xanh vườn
hoa) hơn là các KGCC mang tính chất xã hội.

Mục 2.4. Quy hoạch các đơn vị ở, trong đó có mục 2.4.1 Yêu cầu đối với quy
hoạch các đơn vị ở: có nhắc đến “Quy hoạch các đơn vị ở phải đảm bảo cung cấp nhà ở
và các dịch vụ thiết yếu hàng ngày (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, văn hoá
thông tin, chợ, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn…)
của người dân trong bán kính đi bộ không lớn hơn 500m nhằm khuyến khích sử dụng
giao thông công cộng và đi bộ”. Ở đây, KGCC không được nhắc đến trực tiếp mà được
nhắc đến gián tiếp bằng cụm từ “không gian dạo chơi, thư giãn”.
Mục 2.4.2. có quy định “Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi
với bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận thực tế gần nhất) không lớn hơn 300m”
và “Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người trong đó
đất cây xanh nhóm nhà phải đạt tối thiểu 1m2/người”.


Nguyễn Hoàng Gia Bảo – Thiết kế KTCQ sân vườn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.

25
Trong mục 2.5 Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, KGCC không
có trong danh mục các công trình dịch vụ công cộng (gồm các loại chính là giáo dục, y tế,
thể dục thể thao, văn hóa và thương mại). Và do đó cũng không có quy định về định mức
diện tích cho KGCC ở các cấp độ.
Tuy nhiên, mục 2.6 về Quy hoạch cây xanh đô thị, có mục 2.6.1 Hệ thống cây
xanh đô thị: lại gộp các chức năng quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo … vào
nhóm “Cây xanh sử dụng công cộng” và sau đó được quy định chỉ tiêu diện tích đầu
người cho từng loại đô thị: đô thị đặc biệt trên 7m2/người, đô thị loại V trên 4m2/người.
Như vậy, trong hệ thống quy hoạch chính thống của Việt Nam chưa có khái niệm
KGCC; đặc biệt không có sự khẳng định và trình bày rõ rệt về nguyên lý quy hoạch cho
loại KGCC chính thống với tư cách là một hạ tầng chính trị, mặc dù trên thực tế các
quảng trường chính trị vẫn được quy hoạch và tạo dựng khá hoành tráng.
Còn KGCC với tư cách là hạ tầng xã hội thì có được nhắc đến và có một số yêu
cầu quy định sơ sài dưới hình thức của hệ thống không gian dành cho cây xanh. Có lẽ vì

vậy mà các không gian này thường được trồng cỏ xanh ở mọi chỗ mọi nơi mà may mắn
nó được vẽ ra. Việc thể hiện các KGCC này trên bản quy hoạch là các không gian xanh,
và sau đó được triển khai thực hiện đúng như vậy, thành các bồn cỏ, vườn hoa, cây xanh,
ở một góc độ nào đó là việc xử lý máy móc, phiến diện, và giảm đi rất nhiều hiệu quả sử
dụng của không gian, vì nó không có mấy chức năng phục vụ sinh hoạt xã hội của người
dân, ngoài mục đích tạo cảnh quan và làm mềm hiệu ứng thị giác.
Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, các loại KGCC đã xuất hiện ở Việt Nam do những lý
do chính trị xã hội và kinh tế, một cách vô thức hay hữu thức cho dù một cuộc nhận diện
bài bản về mặt lý luận về khái niệm này chưa bao giờ được đưa ra một cách chính thức.
So với phương Tây, việc sử dụng KGCC như một “công cụ” tương tác giữa nhà nước và
xã hội, hay quan niệm đầy đủ về nó như một loại cơ sở hạ tầng xã hội, một ‘hàng hóa
công’ cũng chưa thực sự rõ ràng.

2.4. Cơ sở trào lưu kiến trúc tiến bộ
Kiến trúc trường học trên thế giới ngày nay không chỉ thuần túy chú trọng đến chất
lượng cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu truyền đạt kiến thức, rèn luyện thể chất và phát
huy năng khiếu nghệ thuật, mà còn hòa nhập với xu thế phát triển tiến bộ chung của nền
kiến trúc đương đại. Các phong cách kiến trúc hiện đại như kiến trúc công nghệ cao
(high-tech), giải tỏa kết cấu (deconstruction) … đều đã được áp dụng vào trong loại hình
kiến trúc trường học. Vì thế kiến trúc trường học ở các nước tiên tiến đa dạng, phong phú
và có vai trò là điểm nhấn quan trọng trong cảnh quan đô thị. Qua đó, kiến trúc trường
học cũng là nhân tố đại diện cho sự phát triển và ảnh hưởng to lớn của nền kiến trúc
đương đại tại mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, một trong
những xu hướng chủ đạo của kiến trúc Hiện đại là nỗ lực đưa kiến trúc đến với phát triển
bền vững. Đã có nhiều tổ chức hỗ trợ phát triển mô hình kiến trúc trường học bền vững
được thành lập như tổ chức: trường sinh thái (Eco-school), lớp học về trái đất


×