Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.54 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu.................................................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 2
2. Nội dung của sáng kiến................................................................................................................. 3
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................................... 3
2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử tại trường THPT Lê Lai......................................... 3
2.3. Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11-Trường THPT Lê Lai hiểu
đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20............................4
2.3.1. Đặt Việt Nam vào bối cảnh chung của thế giới và khu vực.................................4
2.3.2. Con đường dẫn đến mất chủ quyền dân tộc.................................................................. 5
2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tư duy phân tích, đánh
giá tích cực cho học sinh...................................................................................................................... 9
2.3.4. Sử dụng phương tiện trực quan sinh động.................................................................. 10
2.3.5. Biểu đồ hóa tinh thần chiến đấu của nhân dân và triều đình............................. 13
2.3.6. Bài tập nhận thức...................................................................................................................... 15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................................. 16
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................................................ 17
3.1. Kết luận........................................................................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị........................................................................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 19


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài


Đất nước ta, dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành
tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào, như Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử Việt Nam, đó là
đạo lý muôn đời của dân tộc “ uống nước nhớ nguồn”.
Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ và không thể
thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của
đất nước. Chính vì thế mà môn lịch sử đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc học
nhưng đối với học sinh hiện nay đều xem môn học lịch sử chỉ là môn học phụ,
rất nhàm chán không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh
phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì”? Và tại sao phải học
lịch sử”? Lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng.
Học lịch sử là không cần thiết và học chỉ lấy điểm điều kiện cho qua thôi”.
Việc dạy học lịch sử ở trường THPT Lê Lai cũng vậy, tôi nhận thấy thái
độ của các em đối với môn học khá hời hợt, coi thường và đôi khi nhiều em còn
bỏ qua không thèm đụng đến vì các em cho rằng ngoài là môn học khô khan với
những con số thì còn nhiều sự kiện hiện tượng khó hiểu, khó mường tượng khi
chỉ được miêu tả bằng những dòng chữ loằng ngoằng. Nhất là khi giảng dạy cho
các em về nội dung bài 19 và 20(SGK lịch sử lớp 11- cơ bản), cả một chặng
đường dài của lịch sử với những biến cố lớn lao cho đến ngày nay còn nhiều nội
dung phải tranh cãi nhưng chỉ phân phối vẻn vẹn 4 tiết học khiến giáo viên rất
khó có thể truyền thụ một cách sâu sắc đặc biệt là trong việc tìm hiểu nguyên
nhân mất nước ta dưới thời nhà Nguyễn.
Tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Vũ Quang Hiển về nhận định:
“Không có học trò dốt sử, mà chỉ có những người thầy chưa giỏi về dạy sử” [6]
. Song làm thế nào để các em cảm thấy dễ dàng đón nhận những kiến thức thầy
cô truyền đạt một cách chủ động, biết đánh giá vấn đề một cách khách quan,
đúng với thực tế lại là một điều còn khó hơn .
Mặt khác, giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc, yêu thích say

mê hơn đồng thời phát huy tính tích cực và năng lực phân tích các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử…nhằm bồi dưỡng kĩ năng và hình thành nhân cách,
phẩm chất đạo đức cho các em, bản thân tôi rất tâm huyết với bộ môn cùng
nhiều năm giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, qua dự giờ
thao giảng… tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một kinh nghiệm nhỏ về: Biện
pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước
ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản) ở Trường
THPT Lê Lai.
Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ góp phần giúp đồng nghiệp tiến hành
giảng dạy bài học 19, 20 lịch sử lớp 11 một cách đơn giản mà hiệu quả cao.
Giúp các em chủ động trong việc nhận thức đánh giá khách quan các sự kiện
1


hiện tượng lịch sử một cách thấu đáo hòng nâng cao lòng tự hào truyền thống
dân tộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đối với giáo viên: Với mong muốn mang kiến thức lịch sử đến gần với
các em, hiện thực hóa các sự kiện lịch sử vốn mông lung trong quá khứ để giúp
thế hệ trẻ có cái nhìn nhận đúng đắn về quá khứ. Trong phạm vi nhỏ của đề tài,
tôi muốn giúp các em học sinh khối 11 trường THPT Lê Lai có cái nhìn đúng
đắn, khách quan hơn về lịch sử dân tộc thời kì Pháp đặt chân đến xâm lược và lý
do đi đến việc mất nước trách nhiệm đó thuộc về ai. Để các em đánh giá đúng về
công tội của triều đình vua chúa Nguyễn cũng như giúp các em rút ra được bài
học trong thời kì hiện tại cần phải làm gì để giữ nước và bảo vệ vững bền chủ
quyền biển đảo dân tộc. Vì vậy, đề tài tôi chọn không nằm ngoài mục đích đó.
Đối với học sinh: Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh đã góp phần quan trọng trong việc tuyển
chọn và phân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh; thúc đẩy học sinh cố
gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá

sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực
tiễn. Đồng thời giải toả gánh nặng tâm lí bộ môn và xây dựng cho các em tình
yêu với môn học nhiều giá trị này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tôi tập trung vào đối tượng học sinh khối 11 Trường
THPT Lê Lai năm học 2017 - 2018 nhằm đánh giá tổng kết lại quá trình thực
nghiệm phương pháp mới để thay đổi nhận thức của học sinh khi học xong hai
bài 19 và 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản). Từ đó rút ra những kinh nghiệm mới
cho bài học tiếp theo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Để có được nguồn tài liệu chính thống đảm bảo nội dung cần nghiên cứu,
việc phân tích tổng hợp tài liệu sẽ giúp tôi thu thập thông tin chính xác khi đưa
ra vấn đề cần luận giải cho học sinh.
b. Phương pháp lịch sử và lôgic
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôi sử dụng hai phương
pháp cơ bản trên nhằm liên kết nội dung mang tính hệ thống chặt chẽ , phối hợp
với kiến thức các nghành khoa học liên quan như triết học, quân sự, kinh
tế...nhằm xâu chuỗi các vấn đề, các sự kiện để làm nổi bật bối cảnh lịch sử Việt
Nam lúc bấy giờ.
c. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Tôi đặt nhà Nguyễn vào bối cảnh cụ thể của thế giới và khu vực để thấy
được những biến động phức tạp mà đất nước ta phải đối mặt. Đồng thời đưa các
em đến với những con số, những dẫn chứng cụ thể và phân tích quy luật phát
triển để tìm ra sự thật
2



2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Thi hào Wiliam.A Ward đã từng nói: "Người thầy trung bình chỉ biết nói ,
người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, còn người
thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng"[2].
Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ
trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra
mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc
dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân.
Chính vì thế ta phải giúp học sinh hiểu vì sao phải học lịch sử. Càng quan
trọng hơn là chúng ta phải giúp học sinh hiểu tường tận về nguồn gốc lịch sử
dân tộc, hiểu sâu sắc về từng bước chuyển mình của mỗi một thời kì để các em
có thể chủ động nhìn về quá khứ một cách khách quan. Đó không chỉ là sự hiểu
biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp ta hành động tốt hơn về hiện tại và tương lai.
Vì vậy, việc nâng cao nhận thức khách quan để đánh giá những sự kiện đã diễn
ra trong lịch sử nói chung và việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp trong
thời kì cầm quyền của vương triều phong kiến Nguyễn nói riêng là một điều vô
cùng quan trọng.
Trên cơ sở vận dụng lý luận vào quá trình thực nghiệm xin được nêu lên
kinh nghiệm giải quyết khó khăn vừa nêu trên qua đề tài: Biện pháp tạo hứng
thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ
XIX trong bài 19, 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản) ở Trường THPT Lê Lai
2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử tại trường THPT Lê Lai
2.2.1. Thực trạng chung
Qua những năm giảng dạy lịch sử ở trường THPT Lê Lai tôi thấy lịch sử
là một môn học khô khan, ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh
rất thụ động và hầu như không yêu thích bộ môn lịch sử.
Bên cạnh đó, một số giáo viên có thâm niên chủ yếu dạy chay theo lối
truyền thống hoặc ngại sử dụng công nghệ thông tin khiến tiết học trở nên nhàm
chán. Còn học sinh lại coi môn học là phụ không cần thiết nen lơ là không chú ý

khiến chất lượng môn học không cao.
2.2.2. Thực trạng dạy bài 19, 20 – lịch sử lớp 11 tại trường THPT Lê
Lai * Về phía giáo viên.
Khi giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11 bài 19 và 20 Việt Nam thời cận đại ,
các em sẽ tìm hiểu về một giai đoạn có thể nói là hết sức cam go với những diễn
biến phức tạp mà cho đến nay vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu đang tranh
cãi thảo luận sôi nổi. Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, đã từng có
những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, như cho là “ phản động toàn
diện”, là “ cõng rắn cắn gà nhà” là “ rước voi về dày mã tổ”, để rồi cam tâm bán
nước cho giặc. Vì vậy để đánh giá nhìn nhận lại một cách khách quan đúng đắn
về vấn đề nước ta rơi vào tay thực dân Pháp – trách nhiệm có phải hoàn toàn
thuộc về nhà Nguyễn hay không đòi hỏi một thời lượng rất dài để trình bày.
3


Tuy nhiên số tiết học dành cho giai đoạn kháng chiến bảo vệ độc lập cuối
thế kỉ XIX chỉ gói gọn trong bài 19 và 20 với vẻn vẹn 4 tiết học. Vì vậy dung
lượng kiến thức quá lớn khiến giáo viên khó có thời gian để chỉ cho học sinh
thấy một cách cặn kẽ quá trình chúng ta mất nước như thế nào và do đâu.
*Về phía học sinh
Một vấn đề tôi cho là rất nguy hiểm đó là sự nhận thức về quá khứ của các
em quá nông cạn, có cái nhìn hoàn toàn sai lệch về lịch sử giai đoạn 1858 –
1884 khi Pháp tới xâm lược và biến nước ta trở thành thuộc đia. Đại đa số học
sinh khi được hỏi về nguyên nhân mất nước, các em đều đổ lỗi do Nhà Nguyễn
ngu dốt, hèn hạ... do cái nhìn chủ quan phiếm diện. Bởi vậy, trách nhiệm của
người làm thầy đứng trên bục giảng không chỉ dạy cho các em kiến thức cơ bản
mà còn phải biết chỉ ra cho các em cách nhìn nhận sự việc bằng sự suy xét của
lý trí. Có như vậy các em mới nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với vân
mệnh tổ quốc trong bất kì hoàn cảnh nào, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác để
sẵn sàng đối phó với nhiều âm mưu thủ đoạn hòng chống phá chính quyền cách

mạng nước ta.
2.3. Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11-Trường THPT Lê Lai
hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20.
2.3.1. Đặt Việt Nam vào bối cảnh chung của thế giới và khu vực Muốn
học sinh hiểu bài sâu sắc và có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân
mất nước ta cuối thế kỉ XIX, trước tiên trước giáo viên cần làm rõ hoàn cảnh
khách quan tất yếu đẩy nước ta đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân
phương Tây đến dòm ngó và xâm lược.
- Cách thức tổ chức
Sau khi cho học sinh tìm hiểu về tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, giáo
viên khái quát bối cảnh chung thế giới và khu vực ngắn gọn thông qua việc trình
chiếu để các em có thể so sánh

4


- Mục đích cần đạt: Bằng kiến thức đã học, các em liên hệ với các nước
châu Á cuối thế kỉ XIX và hiểu được khó khăn Việt Nam phải đối mặt: Cũng
như nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản, Xiêm… xu thế
trên cho thấy Việt Nam tất yếu trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế
quốc thực dân. Từ đó các em hiểu rằng chúng ta không thể tránh được họa bị đế
quốc xâm lược.
2.3.2. Con đường dẫn đến mất chủ quyền dân tộc.
Đối với nội dung này, giáo viên nên sử dụng bảng thống kê so sánh, đối
chiếu để đạt hiệu quả nhận thức cao nhất
* Bước ngoặt thời gian.
Đây là một quá trình lâu dài, diễn biến phức tạp và nội dung lịch sử diễn ra
nhiều sự kiện chuyển biến liên tục. Vì vậy, giáo viên cần phân chia mốc thời
gian diễn ra các sự kiện chính nhằm giúp học sinh dễ dàng theo dõi quá trình
Pháp đánh chiếm nước ta như thế nào? Triều đình và nhân dân đã làm gì để đối

phó lại mưu đồ cướp nước của thực dân Pháp, từ đó các em hiểu được con
đường đi đến mất nước không phải là tất yếu mà là một quá trình đánh mất cơ
hội cứu nước của vua quan nhà Nguyễn.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên chia quá trình mất nước theo các giai
đoạn như sau và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rồi khái quát nội dung các sự
kiện chính theo 3 nội dung : quá trình thực dân Pháp,thái độ triều đình và tinh
thần của nhân dân ta. Sau đó giáo viên trình chiếu hoặc đưa ra bảng thống kê đã
chuẩn bị sẵn cho học sinh theo dõi đối chiếu.
Thời gian

Quá trình Thái độ triều đình
Pháp xâm
chiếm
Triều đình cùng nhân dân

phối
hợp chống Pháp, gây cho
Thực
dân chúng nhiều khó khăn, thất
Giai đoạn 1:
Pháp đánh bại
1858 – 1862 Đà Nẵng và kế hoạch đánh nhanh thắng

Tinh thần
nhân dân

của

Triều đình
cùng

nhân dân phối
hợp chống Pháp,

gây cho
chúng nhiều khó
khăn, thất bại
kế hoạch
đánh
Gia Định
nhanh buộc Pháp
phải nhanh thắng nhanh
chuyển sang chinh phục buộc Pháp
phải
từng gói nhỏ.
chuyển sang chinh
phục từng gói nhỏ.
Giai đoạn 2: Pháp
lần - Triều đình có sự phân hóa Nhân dân tự động
1862
– lượt
đánh thành hai phe chủ chiến và
chống Pháp và
trước
chiếm
3 chủ hòa
bước
đầu chống
1873
tỉnh
miền - Bước đầu xa dời quần

Phong kiến
đầu
Đông
chúng nhân dân, Kí với
hàng.
và
Tây Pháp hiệp ước
5


Nam
Bộ
Nhâm Tuất 1862 vi phạm
một
cách một phần chủ quyền dân
dễ dàng.
tộc.
- Triều đình bỏ rơi
nhân
dân ảo tưởng thu hồi chủ
Pháp
mở quyền bằng
con đường Nhân dân tiếp
thương thuyết

rộng đánh + Kí với Pháp hiệp ước đi
Giai đoạn 3: chiếm Bắc từ thủ để hòa sang chủ hòa
kì và thôn vô điều kiện)
1873 - 1884 tính
cả + Hiệp ước 1883,1884 (đi

nước.
sâu hơn một bước trên con
đường đầu hàng thực dân
Pháp biến Việt Nam trở
thành
nước
thuộc
địa nửa phong kiến).

tục

dâng cao tinh thần
chủ động
kháng
chiến
chống Pháp
và
phong kiến
đầu
hàng.

- Mục đích cần đạt: Trên cơ sở theo dõi, tìm tòi kiến thức sách giáo
khoa, các em nắm được một cách khái quát nội dung từng bước tiến của cả 3 lực
lượng: Quá trình đánh chiếm của thực dân Pháp, sự phân hóa của triều đình và
tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân trong mọi hoàn cảnh, đồng thời
các em sẽ thâu tóm được con đường ngắn nhất đi đến mất nước là do thái độ và
chính sách bảo thủ chủ quan sai lầm của nhà Nguyễn trong việc từng bước quay
lưng lại với nhân dân, đẩy nhân dân ra xa mình nhưng đồng thời lại dần bắt tay
với thực dân Pháp thông qua các hiệp ước 1862, 1874,1883 và 1884 bán rẻ chủ
quyền dân tộc.

* Quá trình đi đến đầu hàng của triều Nguyễn.
Chính là các hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình đã lần lượt kí kết với
Pháp trong giai đoạn lịch sử chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Cũng giống
nội dung trên, giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa lập bảng thống
kê các biến cố lớn đánh dấu bước đầu hàng của vua quan triều đình nhà
Nguyễn .
Cách làm này giúp học sinh đánh giá một cách chính xác quá trình phân hóa
đi đến đầu hàng thực dân Pháp của vua quan nhà Nguyễn phát triển theo khuynh
hướng nào? Chứng tỏ điều gì? Qua đó các em có thể nêu ra chính kiến nhận xét
của mình về những việc làm của nhà Nguyễn.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm rồi yêu cầu
các em theo dõi nội dung hiệp ước được phân công sau đó nhận xét và đánh
giá về bản hiệp ước đó. Sau khi học sinh các tổ thảo luận trình bày phần
công việc của mình, giáo viên có thể dùng máy chiếu hắt hoặc trình chiếu
power point phần chuẩn bị sẵn để các em theo dõi. Từ đó rút ra quá trình
từng bước đi đến đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn là cả một chặng
đường dài đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.
6


STT Hiệp ước

1

2

3

4


Nhâm
Tuất 1862

Nội dung cơ bản
- Triều đình Huế nhượng hẳn
cho Pháp 3 tỉnh miền Đông
Nam kì.
- Bồi thường 20 triệu quan.
- Mở 3 của biển Ba Lạt,
Quảng Yên và Đà Nẵng cho
Pháp và Tây Ban Nha tự do ra
vào buôn bán.

Pháp rút quân khỏi Hà Nội
và Bắc kì.
- Triều đình nhà Nguyễn
Giáp Tuất chính thức thừa nhận 6 tỉnh
1874
Nam kì là đất thuộc Pháp,
công nhận Pháp có quyền đi
lại buôn bán kiểm soát và điều
tra tình hình ở Việt Nam.
- Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ
của thực dân Pháp, Nam kì là
xứ thuộc địa, Bắc kì là đất bảo
hộ, Trung kì giao cho triều
Hắc măng đình quản lý.
Đại diện của Pháp ở Huế
1883
trực tiếp điều khiển các công

việc ở Trung kì.
Mọi giao thiệp của Việt
Nam với nước ngoài đều do
Pháp nắm giữ…
Căn bản dựa trên Hiệp ước
Hắc măng, nhưng được sửa
Pa tơ nốt chữa một số điều để xoa dịu
1884
dư luận và mua chuộc thêm
một số phần tử phong kiến
đầu hàng….

Nhận xét
Đây là hiệp ước cắt đất
cầu hòa đầu tiên của triều
đình Huế, đi ngược lại ý
chí và nguyện vọng của
nhân dân
Vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền dân tộc
- Tạo điều kiện cho Pháp
có dã tâm xâm lược ra toàn
cõi nước ta.
Tính chất bán nước và
cướp nước ngày càng được
thể hiện rõ ràng thông qua
Hiệp ước, đất đai bị mất
nhiều hơn, chủ quyền dân
tộc ngày càng vi phạm
nghiêm trọng.

- Đánh dấu quá trình đi từ
thủ để hòa sang chủ hòa vô
điều kiện
- Hai hiệp ước đặt cơ sở lâu
dài cho quyền đô hộ giặc
Pháp ở Việt Nam.
- Việt Nam chia thành 3
miền với 3 chế độ chính trị
khác nhau nằm trong chính
sách chia để trị của Pháp.
- Đến đây, nhà nước phong
kiến Việt Nam với tư cách
một nhà nước độc lập có
chủ quyền
đã hoàn toàn
sụp đổ. Nước Việt Nam
hoàn toàn
trở thành một
nước thuộc địa nửa phong
kiến.

- Mục đích cần đạt: Giúp học sinh đánh giá một cách chính xác quá trình
phân hóa đi đến đầu hàng thực dân Pháp của vua quan nhà Nguyễn phát triển
theo khuynh hướng nào? Chứng tỏ điều gì? Qua đó các em có thể nêu ra chính
kiến nhận xét của mình về những việc làm của nhà Nguyễn.
7


Học sinh lớp 11C1 tích cực thảo luận nhóm
2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tư duy phân

tích, đánh giá tích cực cho học sinh.
Trong qúa trình dạy, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự sách giáo khoa để học
sinh dễ dàng nắm bắt theo tiến trình thời gian, song mỗi một giai đoạn chúng ta
cần nhấn mạnh những điều quan trọng thông qua hệ thống câu hỏi giúp học sinh
có thể tư duy khách quan theo nhận định của mình. Từ đó, học sinh nhanh chóng
khắc sâu các sự kiện lịch sử cơ bản quan trọng trong mỗi giai đoạn để hình thành
tri thức tổng hợp cho toàn bài.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở phù
hợp với yêu cầu từng giai đoạn lịch sử.
Giai đoạn 1:
1. Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên?
2. Vì sao sau khi thất bại ở chiến sự Đà Nẵng, Pháp đã quay mũi tấn công vào
Gia Định?
3. Triều đình và nhân dân đã chiến đấu thế nào? Gây cho Pháp khó khăn gì?
Giai đoạn 2:
1. Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua
việc kí Hiệp ước?
2. Em suy nghĩ gì về hành động của Trương Định?
3. Đánh giá trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong việc để mất 3 tỉnh miền
Tây Nam kì?
Giai đoạn 3:
1. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý
8


2. Chiến thắng Cầu Giấy lần 1( 21/12/1873) ảnh hưởng đến cục diện chiến
trường như thế nào?
3. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần 2 có điểm gì khác với trận Cầu Giấy lần 1?
4. Hiệp ước Hắc măng chứng tỏ điều gì? Em hãy nhận xét, đánh giá?
5. Vì sao triều đình Nguyễn liên tiếp kí 3 hiệp bất bình đẳng với Pháp?

6. Nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân
dân ta từ 1858 – 1884 bị thất bại?
- Mục đích cần đạt : Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
tích cực, do đó thường dùng cho học sinh khá giỏi nhằm giúp các em bổ trợ kiến
thức cho các đối tượng yếu kém và cùng nhau đưa ra ý tưởng cùng giải quyết
vấn đề đồng thời giúp các em khắc phục được những hạn chế trong việc học vẹt,
bê toàn bộ sách giáo khoa để trả lời nhưng không đọng lại trong đầu các em cảm
súc ấn tượng của bài học, mất đi giá trị giáo dưỡng lòng yêu nước và ý thức tự
vệ trước khó khăn gặp phải.
2.3.4. Sử dụng phương tiện trực quan sinh động
Việc “dạy chay” đối với bài 19, 20 sẽ rất khó trong việc định hướng cho
các em thấy hoạt động chống Pháp của nhân dân ta và triều đình Nguyễn, vì vậy
giáo viên kết hợp với tư liệu trực quan sinh động sẽ kích thích sự chú ý theo dõi
và tạo ấn tượng trong đầu các em.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên có thể sử dụng một vài hình ảnh: tranh
ảnh, lược đồ tiêu biểu minh họa trong mỗi giai đoạn, sau đó cho các em quan sát
thảo luận và đưa ra nhận xét. Các sự kiên được mô phỏng cụ thể về không gian,
đối tượng, phạm vi sẽ giúp học sinh dễ hình dung hơn về đối tượng các em cần
đánh giá.
Trên cơ sở đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới
đây cho em thấy điều gì? Hãy nêu cảm nghĩ của em về nó? Hoặc dựa vào lược
đồ thái độ của triều đình và nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm
lược (1858 – 1884) em có nhận xét gì?

9


Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
(10-12-1861)


Triều đình kí hiệp ước nhâm tuất (1862)
10


Lược đồ thái độ của triều đình và nhân dân trong cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1858 – 1884)

- Mục đích cần đạt: Một vài hình ảnh trực quan tiêu biểu tác động trực
tiếp vào nhãn quan nhằm giúp các em nêu lên suy nghĩ của mình và cho cái em
cái nhìn toàn diện, sâu sắc . Từ đó có sự so sánh trực diện về vấn đề chống Pháp
của nhân dân và triều đình để bảo vệ vận mệnh nguy nan của tổ quốc.
2.3.5. Biểu đồ hóa tinh thần chiến đấu của nhân dân và triều đình.
Đây là một phương pháp tư duy trực quan rất hiệu quả khi áp dụng cho
nội dung bài học nhằm đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức đánh giá khách
quan về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân
Pháp.
Sau khi các em học song bài 20, giáo viên có thể củng cố bài thông qua
khái quát toàn bộ vấn đề bằng biểu đồ và cho các em quan sát trên máy chiếu
hoặc do giáo viên tự chuẩn bị sẵn ở nhà, các em dễ dàng nhận ra con đường đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình phát triển theo những
khuynh hướng trái ngược nhau.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên yêu cầu học sinh hãy quan sát biểu đồ
và trả lời câu hỏi :
11


12


- Mục đích cần đạt: học sinh thảo luận và nêu ý kiến của mình. Qua đó

các em dễ dàng hiểu không phải ngay từ đầu triều đình đã đầu hàng thực dân
Pháp.
- Triều đình đã phối hợp cùng với nhân dân chống pháp để bảo vệ chủ quyền
dân tộc ngay từ buổi đầu tiên khi Pháp đặt chân lên bán đảo Sơn Trà. Song
đường lối nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực
dân Pháp , bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp nên từng bước sai
lầm nghiêm trọng thêm qua việc kí liên tiếp với Pháp 4 bản hiệp ước đánh mất
chủ quyền độc lập dân tộc.
- Nhân dân hoàn toàn ngược lại, chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần
cương quyết, dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân vẫn tiếp tục kháng
chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, làm nên nhiều
chiến thắng to lớn như hai trận Cầu Giấy lần 1 và 2, gây cho Pháp nhiều khó
khăn hoang mang khiếp sợ.
→Như vậy trên con đường đầu hàng thực dân Pháp , triều đình nhà Nguyễn
đã từng bước xa dời nhân dân, quay lưng lại với nhân dân. Đó cũng chính là
một sai lầm lớn trong đối sách của nhà Nguyễn khiến sức mạnh bảo vệ chủ
quyền của họ bị suy giảm.
Trong ví dụ trên , các em sẽ theo dõi lại toàn bộ tiến trình Pháp xâm lược
nước ta, thái độ của triều đình và hành động của nhân dân trước vận mệnh nguy
nan của tổ quốc chỉ trong một biểu đồ . Như vậy biểu đồ không chỉ giúp các em
thâu tóm một hành trình dài mà còn kích thích tư duy trực quan để ghi nhớ sự
kiện và nâng cao kĩ năng đánh giá khách quan vấn đề. Khắc phục được lối tư
duy luẩn quẩn và tình trạng học vẹt, học máy móc theo sách giáo khoa.

Các em hăng say phát biểu trong giờ học
1
3


2.3.6. Bài tập nhận thức.

Sau khi áp dụng các biện pháp dạy học nói trên, nhằm giúp các em có thể
đánh giá bao quát toàn bài để tổng kết kiến thức, giúp các em hiểu sâu sắc bài
học, từ đó có thể đánh giá đúng đắn những sự kiện lịch sử trong giai đoạn này
một cách khách quan, giáo viên cần đưa ra bài tập nhận thức theo hướng tư duy
độc lập để các em củng cố lại kến thức. Vì vậy tôi đã yêu cầu các em trả lời câu
hỏi trong 5 phút với nội dung sau:
Có ý kiến cho rằng: Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là không tất
yếu, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Tại sao?( hãy sử dụng kiến thức lịch sử cụ thể để luận giải cho quan
điểm của em). [1].
Bằng sự hiểu biết của mình thông qua bài học cùng với sự liên hệ thực tiễn,
phần lớn các em đều đưa ra một nhận định chung:
Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là không tất yếu, trách nhiện hoàn
toàn thuộc về nhà Nguyễn. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên vì:
- Nước ta bị xâm lược là tất yếu nhưng việc mất nước không phải là tất yếu:
+ Trong thực tế, đã có những quốc gia giành thắng lợi trong việc đương đầu với
cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững nền độc lập dân
tộc như: Nhật Bản, Xiêm đã tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để
phát triển đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo; Ê ti ô pi a
kháng chiến chông ngoại giành thắng lợi…
+ Thực tế trên chiến trừơng, nhiều lần quân ta có cơ hội đánh bại ý chí xâm lược
của thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta (1858,1860, 1873).
- Trách nhiệm mất nước thuộc về nhà Nguyễn:
+ Trước họa xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, thậm
chí phản động, không thực hiện cải cách duy tân, từ chối cả những đề nghị cải
cách của những người có tâm huyết để tăng cường tiềm lực cho quốc gia.
+ Đối với Pháp: Ngay từ đầu nhà vua và một số quan lại đã có tư tưởng sợ
Pháp, ảo tưởng qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập.
+ Đối với nhân dân, triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào
nhân dân, không phát động dược cuộc chiến tranh nhân dân.

+ Triều đình không có đường lối , phương phương pháp kháng chiến đúng đắn.
Như vậy, triều đình Huế vừa sợ Pháp, vừa sợ nhân dân . Sợ nhân dân nên không
dám dựa vào nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp. Sợ Pháp thì có
thái độ ngược lai, dựa vào Pháp, cầu hòa với Pháp… Điều đó thể hiện thái độ sai
lầm của nhà Nguyễn: chống lại nhân dân , bước đầu đầu hàng thực dân Pháp.
Vì vậy, họa mất nước là có thể tránh được, tức là không tất yếu, nhưng với
chính sách của nhà Nguyễn, mất nước trở thành tất yếu. Trách nhiệm chính
thuộc về nhà Nguyễn.
Tuy nhiên, những lớp không dạy theo phương pháp này, phần đa các em rất
cay nghiệt khi phản đối chính sách đầu hàng của nhà Nguyễn, các em giải thích
một cách luẩn quẩn, không nêu rõ luận điểm vì sao nhà Nguyễn lại làm như vậy
1
4


hoặc chửi mắng cả vương triều nhà Nguyễn … Như vây, lối tư duy các em
không thoát ra khỏi sự bế tắc và ôm đồm cả một triều đại có tội là chưa đúng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tổng hợp kết quả của các lớp thu được trong bài tập nhận thức trên
tôi nhận thấy rằng:
Các lớp 11C1 ứng dụng những biện pháp dạy học nói trên cho 2 bài học 19
và 20, các em học tập rất sôi nổi, tích cực chủ động nắm bắt vấn đề một cách
hứng thú, say mê .
Lớp 11C3 dạy theo phương pháp truyền thống: tiết học trầm,học sinh ít
hoạt động, không hứng thú, không tích cực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức
không cao và không đạt được hiệu quả theo yêu cầu kiến thức.
Điều này chứng tỏ, những cơ sở lý thuyết mà sáng kiến nêu ra có căn cứ
khoa học, có khả năng áp dụng thực tiễn vào nhà trường THPT Lê Lai để nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
Kết quả

Bảng thái độ của học sinh đối với tiết học.
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường Không thích
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SLHS
Thực nghiệm
37%
6%
0%
13
20 57%
2
0
11C1 (35 HS)

3

Đối chứng
11C3 (32HS)

7


9,4%

10

21,9%

12

31%

37,7%

Bảng kiểm tra nhận thức
Giỏi
SL
%

Khá
SL
%

Thực nghiệm
11C1 (35HS)

12

34,3%

18


51,4
%

5

14,3
%

0

0%

0

0%

Đối chứng
11C3 (32HS)

0

%

10

30,2
%

17


53,1
%

5

16,7
%

0

0%

Lớp
SLHS

TB
S
%
L

Yếu
S
%
L

Kém
SL
%


3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Qua các tiết dạy bài 19 và 20 ở các lớp khác nhau, tôi nhận thấy việc nâng
cao nhận thức đánh giá khách quan sự kiện lịch sử bằng một số biện pháp nói
trên là một cách thức tổ chức dạy học tích cực , có ý nghĩa to lớn góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT
Lê Lai. Đặc biệt cách dạy này có nhiều tác dụng trong việc khắc sâu kiến thức
với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, giúp các em nắm bài kĩ hơn. Không chỉ
vậy cách làm này góp phần to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng học sinh
trong mọi hoàn cảnh lịch sử cũng như trong cuộc sống. Trên thực tế, đổi mới
1
5


cách thức tổ chức dạy học không dễ dàng ở hầu hết cán bộ giáo viên, nhưng đây
là hoạt động tương hỗ cho thầy và trò trong việc lĩnh hội kiến thức một cách
sáng tạo, khoa học để áp dụng vào thực tế đòi sống. Điều này đòi hỏi nhiều công
sức lao động sáng tạo miệt mài, ý thức trách nhiệm cao của mỗi giáo viên.
Nhìn chung để có một giờ dạy tốt, hiệu quả thì người người viên lịch sử cần
trở thành một đạo diễn toàn năng luôn tìm kiếm, khám phá những điều mới
nhằm thu hút sự chú ý người học từ cách giảng dạy nhẹ nhàng, sôi nổi hay
phương pháp tích cực…để hướng tới mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ
môn.
Mỗi bài học phải là một công trình nghiên cứu, nó đòi hỏi mỗi thầy cô phải
nắm vững lý luận và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để phát huy
đúng giá trị của môn học trong rèn luyện tư tưởng và hình thành nhân cách cho
các em. Vì vậy, người ta đã coi “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc
soi đường đi đến tương lai” [2].
3.2. Kiến nghị
Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị

dạy học. Tuy nhiên đối với bộ môn lịch sử thì các thiết bị còn quá ít, nhất là thiết
bị dạy học ở trường THPT Lê Lai. Vì vậy, muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy,
theo tôi cần có những yêu cầu sau:
- Các trường học cần cung cấp đầy đủ ở mức cần thiết các thiết bị dạy học lịch
sử nhằm thay đổi căn bản tình trạng dạy chay phổ biến hiện nay, trong đó chú
trọng các loại hình:
+ Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, băng ghi âm lời nói các nhân vật lịch sử,
băng ghi hình và sự kiện được khôi phục.
+ Bản đồ, sơ đồ, các bảng thống kê, bảng so sánh…
- Nhà trường cần mua một số tư liệu tài liệu tham khảo, tranh ảnh , mô hình hiện
vật liên quan đến bộ môn lịch sử.
- Tổ chức phong trào sưu tầm, xây dựng thiết bị tự tạo cho học sinh và giáo viên
ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
- Tổ chuyên môn nên tổ chức cho học sinh thăm quan học tập ngoại khóa ở các
di tích lịch sử địa phương gần nhất vào hàng năm…
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch
sử, sự hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót nên
tôi rất mong sự góp ý chân thành của bạn bè động nghiệp để chúng ta cùng
hướng tới mục tiêu cao nhất là năng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy bộ môn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trường THPT Lê Lai đã
giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

Thanh Hóa ngày 25 tháng 5 năm 2018
16


CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết,
hoàn toàn không sao chép của bất kì ai
( Kí và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Dinh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bài Tập trắc nghiệm và câu hỏi tự luận lịch sử 11
[2]. Nguồn Internet.
nguồn www.shopkienthuc.com)
www. thư viện giáo án điện tử.
Nguồn:


18



×