Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, khơi gợi tinh thần yêu nước của học sinh trường THPT lang chánh thông qua tiết học lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.87 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC, KHƠI GỢI TINH
THẦN YÊU NƯỚC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG
CHÁNH THÔNG QUA TIẾT HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (Tiết
46-Sách giáo khoa Lịch sử 10, Chương trình cơ bản)

Người thực hiện:

Đỗ Thanh Hiền

Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực:

Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2019
0


MỤC LỤC
Mục
1
1.1.


1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.
3.
3.1.
3.2.

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tìm hiểu về vị trí địa lí, khí hậu, sông ngòi của huyện:
Tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của huyện:
Tích hợp tục ngữ, phương ngôn của địa phương để tìm hiểu
về sinh hoạt, sản xuất, phong tục tập quán của địa phương:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận:
Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

1

Trang
2
2
2-3
3
3
4
4
4-5
5
5-8
8-11
11-19
19-20
21
21
21


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.

“Trồng người” một nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý của sự nghiệp giáo
dục đã được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật
giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tại
nhiều bất cập như hiện nay chất lượng của bộ môn ngày càng xuống thấp, học
sinh nói “không” với bộ môn ngày một nhiều, là một giáo viên dạy môn lịch sử
bản thân tôi không khỏi cảm thấy buồn và suy nghĩ: làm sao cho các em cảm
thấy yêu thích môn học? vì lịch sử dân tộc Việt nam là những trang sử rất vẻ
vang và đáng tự hào và tôi nhận thấy rằng muốn cho học sinh hiểu lịch sử dân
tộc trước hết các em phải hiểu, biết được lịch sử địa phương nơi mình sinh sống.
Huyện Lang Chánh nơi mà các em sinh sống có rất nhiều các di tích lịch
sử, các giá trị văn hóa…gắn liền với các các bước đi của lịch sử dân tộc, nhưng
đa phần em không hiểu hết ý nghĩa của những di tích đấy. Vậy tại sao GV không
giúp cho các em hiểu được những giá trị lịch sử đó, có hiểu được lịch sử quê
hương mình các em mới càng tự hào và yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn
lên và từ đó càng thêm yêu lịch sử dân tộc.
Chính vì vậy cho nên tôi đã chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc, khơi gợi tinh thần yêu nước của học sinh trường THPT Lang Chánh
thông qua tiết học lịch sử địa phương (Tiết 46- Sách giáo khoa lịch sử 10,
Chương trình chuẩn ”, qua đó giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương
Lang Chánh cũng như giáo dục các em lòng tự hào, gắn bó với quê hương mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Dạy lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm
cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa,
anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình
yêu quê hương đất nước trong các em.

Trên đất Lang Chánh, mỗi ngọn núi dòng sông, bản làng đều gắn với
những truyền thuyết, sự tích về cuộc chiến đấu, anh dũng hy sinh của Bình Định
Vương và quân sỹ Lam Sơn nhưng bản thân các em đôi khi không biết, không
để ý, không hiểu hết những ý nghĩa của nó chính vì vậy bản thân tôi muốn các
em có một cái nhìn khái quát, hiểu hơn về núi, sông, bản làng, những phong tục
2


tập quán, lối sống cũng như những dấu tích lịch sử nơi mình sinh sống, từ đó sẽ
hun đúc hơn lòng yêu quê hương đất nước trong các em HS.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy GV có thể sử dụng phương pháp tích
hợp, học sinh được vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
(Địa Lí, CNTT, Ca dao, tục ngữ..) cùng với việc vận dụng những vốn hiểu biết
đã có( qua những câu chuyện kể của ông bà, bố, mẹ, điển tích...của địa phương)
vào trong bài học giúp bài học trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn với HS,
góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp giáo dục lòng yêu quê hương
đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc cho học sinh trên địa bàn huyện
Lang Chánh qua việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử địa phương, một số di
tích trên địa bàn huyện Lang Chánh.
- Thời gian thực hiện: đầu học kì II , năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy
học như sau:
- Phương pháp tích hợp: tích hợp môn Địa lí, môn công nghệ thông tin, ca
dao, tục ngữ, điển tích của địa phương Lang Chánh vào trong bài học.
- Phương pháp trực quan: quan sát tranh, gợi nhớ, liên tưởng
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: các mảnh ghép
- Phương pháp điều tra, thống kê mức độ tiếp thu bài của học sinh.

- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích
hợp...

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một
sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, không gian nhất định. Trong cuốn “Lịch sử địa phương” của Trương Hữu
Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn Am cho rằng
nguồng sử liệu địa phương gồm có sử liệu hiện vật, sử liệu viết, sử liệu dân tộc
học hay sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miêng. Theo Phan Ngọc Liên-Trần
Văn Trị trong “phương pháp dạy học lịch sử”, nguồn tài liệu LSĐP được sử
dụng trong dạy học lịch sử bao gồm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu
địa danh học, ngôn ngữ học, tài liệu truyền miệng...
Tài liệu thành văn là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng, giữ vị trí
quan trọng hàng đầu ( Địa chí huyện, Địa chí Tỉnh, Intenet..) tài liệu hiện vật
bao gồm các di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc nghệ thuật (chùa, đình..)là
những bằng chứng khách quan chân thực của lịch sử. Tài liệu truyền miệng bao
gồm các câu chuyện lịch sử, ca dao, tục ngữ, hò vè...tài liệu dân tộc học nghiên
cứu đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán các dân tộc.. Đây là những nguồn tài
liệu phong phú nếu biết gạt bỏ đi những yếu tố hoang đường, hư cấu sẽ giúp GV
khai thác tốt để giảng dạy lịch sử địa phương. Với những tài liệu này giúp HS có
sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về
các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật
ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương
đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi

ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương,
đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung
những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.
Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú
trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua.Và do
quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù
trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này. Đây
không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn
tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương.
Qua khảo sát học sinh trước khi học tiết lịch sử địa phương với những câu hỏi:
1. Em biết gì về thác Ma Hao, Chùa Mèo, núi Phù Rinh...?
2. Nêu những câu tục ngữ, phương ngôn của địa phương mà em biết để nói
về kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán của địa phương em?
4


Kết quả thu được
Lớp
Sĩ số
HS trả lời được
HS không trả lời được
10A8
38
7
18%
31
82%
10A9

37
5
13%
32
87%
10A10
39
8
20%
31
80%
10A11
39
8
20%
31
80%
Bảng thống kê trên cho thấy hiểu biết về lịch sử địa phương của các em rất
hạn chế
Không những thế đây còn là phần chương trình có khả năng dung nạp lớn
nhất mọi hình thức học tập (Trên lớp, ở nhà, nội khoá, ngoại khoá, điền dã.....)
Cũng là phần có điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát huy tính năng động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy - học tích cực, HS và GV
có thể sử dụng phương pháp tích hợp-liên môn khi giảng dạy và học tập.
Như vậy việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các di
tích lịch sử, các phong tục tập quán của địa phương, qua đó giáo dục truyền
thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong các em học sinh. Việc giáo
dục Lịch sử địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh
đối với việc học môn lịch sử.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương, GV có thể đặt trước vấn đề
cho học sinh về nhà chuẩn bị, nghiên cứu, tìm hiểu trước:
- Thông qua kiến thức môn Địa lý, CNTT tìm hiểu về vị trí địa lí, thiên
nhiên, sông ngòi của huyện Lang Chánh?.
- Thông qua những câu chuyện kể của ông, bà, bố, mẹ, những hiểu biết của
bản thân em hãy cho biết những thắng cảnh nào địa phương em gắn với các sự
kiện lịch sử tiêu biểu của huyện?.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ địa phương gắn liền với phong tục
tập quán, sản xuất, sinh hoạt...của huyện, những chuyện kể lịch sử của địa
phương thông qua ông-bà, bố, mẹ...?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử trên địa bàn em sinh
sống?
2.3.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, khí hậu, núi sông của huyện Lang Chánh
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức của môn Địa lí và kiến thức của môn
CNTT để tìm hiểu về vị trí địa lí, khí hậu, núi, sông của huyện?.
Với những kiến thức đã học và tìm hiểu trước, HS sẽ có được cái nhìn khái
quát về vị trí địa lí của huyện và sẽ trả lời được.
GV nhận xét, chốt ý và bổ sung, GV giới thiệu lược đồ huyện Lang Chánh

5


Lang Chánh là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa. Thị trấn Lang Chánh cách Thành phố Thanh Hóa 101km.Vùng đất Lang
Chánh có dạng gần như lá cờ Tổ quốc gắn vào kinh tuyến 105 00 Đ
- Phía Tây Nam giáp huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào) trên tuyến biên giới dài 7km.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quan Sơn.
- Phía Bắc giáp huyện Bá Thước.

- Phía Đông giáp huyện Ngọc Lạc với đường địa giới gần trùng với thung
lũng sông Âm.
- Phía Nam giáp huyện Thường Xuân với đường địa giới chạy trên đường
chia nước giữa hệ thống sông Âm và hệ thống sông Khao
GV đặt câu hỏi: Vị trí địa lí như vậy mang lại cho Lang Chánh những
thuận lợi gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Ở vào vị trí địa lý này, Lang Chánh có điều kiện
giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước thông qua
Quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh
GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học từ môn Địa lí và thông qua
những hiểu biết em hãy cho biết khí hậu của huyện? Hiện nay huyện có bao
nhiêu xã và thị trấn?
HS sẽ liên hệ với kiến thức của môn Địa lí lớp 9 ( bài 41,42,43: Tìm hiểu
địa lí tỉnh, thành phố) để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét chốt ý: Tổng (S) tự nhiên toàn huyện 58.631ha ( đứng thứ 8
toàn tỉnh) với 01 thị trấn và 10 xã. Địa bàn nằm trọn trong vùng nhiệt đới nên có
nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Dựa vào những hiểu biết của bản thân em hãy cho
biết Lang Chánh có những ngọn núi, con sông nào gắn với lịch sử dân tộc?
6


HS dựa vào những kiến thức hiểu biết của mình, tích hợp với môn Địa lí,
CNTT để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung thêm kiến thức: Mỗi ngọn núi, con sông của huyện
Lang Chánh đều gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Địa danh Núi Chí Linh (hay Linh Sơn) thuộc dãy núi Pù Rinh là một vùng
núi hiểm yếu bậc nhất ở thượng nguồn sông Chu, thuộc phần lớn địa phận 2 xã
Giao An và Trí Nang, là căn cứ nổi tiếng trong 10 năm chống giặc Minh của Lê

Lợi, nơi cửa núi có dấu tích “ Lê lai liều mình cứu chúa”.
“Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh nghĩa quân đã 3 lần rút lên núi
Chí Linh vào những năm 1418, 1419, 1422. Lần thứ nhất hơn mười ngày chỉ ăn
củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn. Lần thứ hai trải qua ba tháng
tuyệt lương, phải tìm măng tre, nứa và các loại cây, củ có thể ăn được để sống
qua ngày Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ngênh địch, chiến đấu anh
dũng và hy sinh lẫm liệt. Câu chuyện nổi tiếng về lòng trung thành trong sử Việt
còn lưu truyền đến tận ngày hôm nay qua câu ca dao: Hai mốt Lê Lai, hai hai
Lê Lợi.... Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị,
Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường chạy thoát.. Lần thứ ba Lê Lợi phải
cho giết cả voi, ngựa và cả con ngựa của mình cưỡi để nuôi quân”. [1]
Sự gian khổ ở Chí Linh đã lựa chọn thể hiện trong bài "Bình Ngô Đại cáo"
để nói lên những thời điểm cam go đầy thử thách của 10 năm kháng chiến:
"Khi Linh sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi huyện quân không một đội....".[2]
( Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi)
Có 3 con sông lớn gắn liền với mảnh đất Lang Chánh là Sông Âm, Sông
Cảy, Sông Sạo.

7


Ngoài 3 hệ thống sông chính, trên địa bàn các xã của huyện Lang Chánh
còn có nhiều hệ thống khe, suối, thác dày đặc. Một trong những thác tiêu biểu
gắn với lịch sử là thác Ma Hao, gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi .

Danh thắng thác Ma Hao (Lang Chánh) gắn với truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn.

Thác Ma Hao( thác chó ngáp) ở làng Năng Cát xã Trí Nang, là ngọn nguồn
sông Cảy. Thác Ma Hao gắn với truyền thuyết về nghĩa quân và Lê Lợi “tương

truyền một lần, Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi
Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một thác cao chảy xiết. Quân
giặc lại đuổi sát phía sau, nên Lê Lợi và quân lính phải mạo hiểm đầm mình
vượt thác qua bờ bên kia. Còn con chó do sức đã kiệt, suối lại rộng không thể
theo được chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé
đàn chó của giặc rồi nhảy xuống dòng nước xoáy. Quân giặc rút đi, Lê Lợi sai
quân lính tìm xác con chó quý và truyền lệnh chôn cất nó tử tế. Từ đó, thác có
tên theo tiếng người Thái là Ma Háo (chó ngáp) lâu dần người dân đọc chệch
đi là Ma Hao” [3].
2.3.2. Tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của huyện.
GV yêu cầu học sinh thông qua những hiểu biết của các em,thông qua
những câu chuyện kể của ông bà, bố, mẹ, và những hiểu biết của bản thân, em
hãy nêu các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu lịch sử gắn liền với làng, xã nơi
các em sinh sống và học tập?
HS liên hệ với những kiến thức đã học ở bài 19 Những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV của lịch sử lớp 10, và vận dụng kiến thức
của các môn khác như Văn học, CNTT, những hiểu biết của bản thân để trả lời
câu hỏi.
GV nhận xét, chốt ý : Các di tích lịch sử của huyện đa phần đều gắn liền
với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm
lược, đó là: sự tích núi Pù Rinh- nơi đỉnh cao Bình Định Vương quan sát địch và
8


nghị bàn việc quân cơ với các tướng lĩnh cùng nghĩa quân, Chùa Mèo, thác Ma
Hao, bản Năng Cát (xã Trí Nang); Làng Húng - nơi Bình Định Vương phát hiện
ra loại rau có hương thơm lạ và đặt tên cho làng là làng Húng; Làng Hiên gắn
với sự tích Chủ tướng Lam Sơn một lần đi qua làng được dân bản nấu cho ăn
món rau hiên với lươn, nhưng ông chỉ ăn rau mà không đụng đến thịt lươn để
nhường quân sĩ ốm yếu, cảm động trước lòng yêu thương nghĩa binh của Lê

Lợi, sau này làng được mang tên là làng Hiên ; Suối Vớ (xã Giao An), thác Hón
Lối (xã Giao Thiện) ...
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thông qua những hiểu biết của em ( qua Intenet,
chuyện kể của ông bà, bố-mẹ) em hãy trình bầy những hiểu biết của em về một
trong những di tích trên?
HS suy nghĩ, trên cơ sở những hiểu biết đã tìm hiểu trả lời, các nhóm khác
bổ sung
GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu thêm cho HS
* Suối Lá (Huối Vớ): chảy qua địa phận thôn Chiềng Nang ở xã Giao An,
tương truyền là nơi Nguyễn Trãi, trong những ngày “nằm gai nếm mật” đã cho
người dùng mật, bôi lên lá cây dòng chữ “Lê Lợi vi vương, Lê Lai vi tướng,
Nguyễn Trãi vi thần” [4] . Sau đó, kiến rừng ăn mật, vô tình đục thủng lá cây, để
lại dòng chữ trên lá rồi thả xuống khiến cho quân sỹ tin tưởng đây là mệnh trời,
thêm dốc lòng đánh giặc.

*Suối Láu: Cạnh suối Vớ có suối Láu (Tiếng Thái là rượu) , theo truyền
thuyết, nơi đây thủ lĩnh Lê Lợi đã cho đổ rượu xuống suối, cùng ba quân múc
uống như trong bài cáo Bình Ngô có đoạn "Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước
sông chén rượu ngọt ngào”.

9


Các cô gái dân tộc Thái bên dòng thác Hón Lối

Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp thành phố, Di tích danh lam thắng cảnh Thác Hón Lối.

+ Chùa Mèo: Nằm cách trung tâm thị trấn Lang Chánh 1km, chùa Mèo là
một ngôi chùa nức tiếng linh thiêng, được xây dựng từ thế kỷ XIII, ban đầu có
tên là chùa Chu, do được Công chúa nhà Trần Chu Huyền cùng nhà Lang

Mường Chếnh xây dựng. Chùa có địa thế đẹp, tả thanh long, hữu bạch hổ (núi
Pù Bằng và Bù rinh) mặt trước hướng ra sông Âm, đã từng được xếp vào hạng
“đệ tam linh tự” ba ngôi chùa đẹp, thiêng nhất nước Nam “nhất Hương, nhì Hà,
ba Chu” (chùa Hương, chùa Hà và chùa Chu, tức chùa Mèo). Với sự tích Chùa
Mèo, người dân nơi đây truyền kể: “Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, một lần Chủ
tướng Lam Sơn cùng nghĩa quân lánh nạn trong chùa trước sự truy lùng gắt
gao của giặc Minh, thấy trong chùa chỉ còn lại con mèo, ông đã sai nghĩa quân
đem theo con mèo cùng đi lánh nạn. Lòng thương cảm và trách nhiệm của Chủ
tướng ngay cả đối với con vật nuôi bé nhỏ đã thổi bùng ngọn lửa căm thù giặc,
quyết giành lại non sông, cởi ách xâm lăng của giặc Minh làm nức lòng quân sĩ
xông lên diệt giặc. Sau khi giành thắng lợi, ngôi chùa đã được Lê Lợi cho tu
sửa
10


và đổi tên thành chùa Mèo để ghi nhớ sự kiện đó. Ngôi chùa hiện tọa lạc tại
làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến”.[5]

Chùa Mèo.

2.3.3. Tích hợp tục ngữ, phương ngôn của địa phương để tìm hiểu về
sinh hoạt, sản xuất, phong tục, tập quán của địa phương.
GV đặt câu hỏi : Nêu những câu tục ngữ, phương ngôn mà em biết nói về
những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống, tập quán, làng nghề của địa
phương nơi mà các em sinh sống?
HS suy nghĩ, liên hệ với những hiểu biết của bản thân thông qua những câu
ca dao, tục ngữ ...truyền miệng của ông, bà, bố, mẹ để trả lời, HS khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung thêm tư liệu cho HS
- Trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp ứng xử, người Thái ở
Thanh Hóa nói chung, Lang Chánh nói riêng qua nhiều thế hệ tích lũy được

nhiều kinh nghiệm, tạo nên 1 nguồn tri thức phong phú, đó là những câu tục
ngữ, phương ngôn. Nội dung tục ngữ Thái phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật
các chủ đề về khuyến nông, khuyến lâm, dạy cách làm người, cách giữ bản
mường tồn tại và phát triển, điều đó thể hiện qua các câu tục ngữ sau:
11


“ Háy têm ta Báu pán nà hới nọi”.
Dịch:
“Nương bao la không bằng ruộng nhà một thửa”.
Hay
“Pí đáy sớ đáy khoai
Dịch:
Pí xia sớ tái giác”.
“ Làm nương rẫy năm được thì được trâu
Năm mất thì chết đói”.[6]
(Làm nương rẫy phụ thuộc vào thiên nhiên, nếu năm nào mưa gió thuận
hòa thì năm đó được mùa, còn năm nào thời tiết khắc nghiệt thì mất mùa, cuộc
sống bấp bênh. Mặt khác, làm nương rẫy là phá rừng, hủy hoại môi sinh, môi
trường ảnh hưởng đến đời sống con người, chỉ làm ruộng nước mới chủ động
nên người Thái cho rằng dù nương rẫy rộng bao nhiêu cũng không chắc ăn bằng
một thửa ruộng con).
Hay
“Kháu dú nà, pa dú nặm
Chăm chắng đáy kín, non nghin tai giác”
Dịch:
“Lúa dưới ruộng, cá dưới nước
Khéo làm có ăn, siêng nằm chết đói”. [6]
Về khuyến lâm nhận thức của người Thái trong bảo vệ rừng vô cùng sâu sắc.
“Tái pá phăng, nhằng pa liệng”.

Dịch:
“Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”.
Hay
“Giữ rừng cho muôn đời phát triển
Để cho muôn mó nước tuôn trào”
Ai nhớ được câu ấy thì thành người”.[6]
Về khuyến học, người Thái rất coi trọng việc học hành, tôn trọng thầy giáo,
cô giáo, đồng thời khuyên mọi người phát huy tính tự lực, tự cường, không ỷ lại.
“Bố mẹ dạy không bằng thầy giáo dạy
Thầy giáo dạy không bằng mình tự suy”.
Hay
“Học khôn học đến khi chết Học
khéo học đến già”. [6]
Trong giao tiếp ứng xử hàng ngày, cộng đồng người Thái cũng chú ý và
giáo dục cho mọi người cái nên làm, cái không nên làm:
“Nói phải suy nghĩ
Đi phải nhìn”
Hay
“Muốn ăn ngọt thì trồng chuối”.
Muốn có tội thì trộm trâu
Muốn mất đầu thì yêu vợ người ta”.
Hoặc
“Khách đến nhà đừng đánh chó
Có bạn đến chớ đánh con”.[6]
( Địa chí huyện Lang Chánh)
- Bên cạnh người Thái, tục ngữ, phương ngôn của người Mường ở Lang
Chánh cũng rất phong phú với nội dung chủ yếu là ca ngợi những sản vật, những
nét đẹp của địa phương mình, dân tộc mình.
12



Luồng Lang Chánh nổi tiếng khắp trăm miền, luồng là một nguồn kinh tế
quan trọng của đồng bào các dân tộc Lang Chánh, vì thế từ bao đời nay vẫn lưu
truyền câu ca:
“Luồng Châu Lang đổi vàng, đổi bạc
Thác Ma Hao- chó ngáp cụt đường”.
Rượu Chiềng Nưa ngon nổi tiếng, ruộng Chiềng Khạt ( thuộc xã Đồng
Lương ngày nay) nhiều ruộng tốt. Người Chiềng Đôn khéo tay, giỏi đan lát:
“Rượu Chiềng Nưa, ruộng to Chiềng Khạt
Vót lạt Chiềng Đôn, cơm ngon Chiềng Ngày”.
Mường Nang thuộc Giao An xưa có rất nhiều con gái đẹp:
“Con gái đẹp Mường Nang
Luồng vàng Châu Chếch
Cá dưới, cơm trên Mường Ban”.
Vùng Yên Khương có nhiều người nổi tiếng trong việc chữa bệnh bằng cây
cỏ, lá thuốc. Rừng Yên Khương có nhiều thảo dược quý:
“Chóng mặt thì đến Yên Khương
Đau ngực thì qua Mường Đáng”.
Hay
“ Lúa nếp Đồng Lương
Luồng, bương Quang Hiến”.
(Đồng lương là nơi đồng ruộng bằng phẳng, thích hợp với lúa nếp.Quang
Hiến là nơi trung tâm cây luồng, bương của Lang Chánh)
Hoặc
“ Trống chiêng làng Ảng
Khung dệt làng Giáng
Mõ rộn làng Tiu”.[6]
(Làng Ảng xưa có nhiều nghệ nhân trống Chiêng. Làng Giáng có nhiều
người khéo tay thêu dẹt đẹp).
- Ở Lang Chánh nghề dệt thủ công truyền thống rất phát triển, kinh nghiệm

nhuộm màu dân gian được ghi vào thành ngữ để dễ nhớ.
Ví dụ:
“Muốn đen nhuộm vỏ
Muốn đỏ nhuộm Pang (Vang)
Muốn vàng nhuộm nghệ”.[6]
- Bên cạnh đó, đồng bào Lang Chánh còn có mộ đời sống tinh thần rất
phong phú: Ở vùng mường Chếch xưa, ta được nghe những điệu hát giao duyên
gọi là Xường, đến các bản làng của người Thái sẽ được thưởng thức những bản
nhạc không lời của nhịp khua luống, những điệu Khặp ngọt ngào...
GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về những câu tục ngữ, phương ngôn
của huyện?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý: Có thể nói tục ngữ, phương ngôn của người Thái,
người Mường huyện Lang Chánh rất phong phú, đa dạng, là kho tàng kiến thức
phong phú cho các thế hệ trẻ.
13


GV nêu câu hỏi để tổng kết: Em có nhận xét gì về lịch sử của huyện, em sẽ
làm gì để bảo vệ, giữ gìn, những di tích lịch sử, những nét đẹp truyền thống trên
địa bàn em sống?
- HS suy nghĩ liên hệ với những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý: Có thể nói Lang Chánh là 1 trong những huyện miền
núi có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử cho đến
hôm nay, Lang Chánh từng được biết đến với tư cách là vùng đất cổ, một vùng
đất giầu bản sắc văn hóa dân tộc, giầu tiềm năng về tài nguyên và truyền thống
anh hùng, sáng tạo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là xứ
sở của Vua luồng” với những kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc như sử thi Đẻ
đất đẻ nước”, những bản tình ca như Inh Lai, Nàng Ờm- chàng Bông
Hương...truyền thống đó đang được nhân dân các dân tộc Lang Chánh giữ gìn,

phát huy. Thế hệ trẻ Lang Chánh ngày nay cần phải ra sức học tập, không ngừng
phấn đấu,giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đưa huyện nhà ngày 1
phát triển.
Phần củng cố, GV có thể cho HS chơi trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức:
Ô chữ gồm 9 từ hàng ngang( tương đương 9 câu hỏi)có liên quan đến lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh của quê hương Lang Chánh.
Từ khóa hàng dọc gồm 9 chữ cái. Đây là tên một địa danh gắn liền với Lê
Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ ở các huyện miền núi thuộc miền
Tây tỉnh Thanh Hóa?.

Các câu hỏi:
Ô chữ 1: Người anh hùngđã liều mình cứu chúa trong cuộc khởi nghĩa LamSơn?
Ô chữ 2: Tên 1 dòng thác nổi tiếng ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 3: Quê hương Lang Chánh gắn liền với dòng sông nào?
Ô chữ 4: Tên 1 làn điệu dân ca của người Mường ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 5: Tên một món ăn có sử dụng nguyên liệu gạo nếp và ống nữa?
Ô chữ 6: Tên 1 xã vùng cao biên giới củ huyện Lang Chánh?
Ô chữ 7: Hát Khặp là làn điệu dân ca của dân tộc nào ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 8: Tên 1 ngọn núi mà nghĩa quân Lam Sơn đã 3 lần rút quân lên?
Ô chữ 9: Ngôi chùa nổi tiếng của huyện Lang Chánh tên là gì?
14


KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA
TIẾT 46:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn lịch sử địa phương huyện Lang
Chánh nói riêng, Thanh Hoá nói chung về các mặt đời sống và văn hoá tinh

thần, truyền thống lịch sử xưa và hiện nay.
2. Giáo dục:
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của
địa phương Lang Chánh -Thanh Hoá trong sự giao lưu với cả nước.
3. Kỹ năng:
Phân tích, ghi nhớ, thuyết trình, liên hệ, tích hợp, sử dụng CNTT....
II. Thiết bị, tài liệu dạy-học;
-GV: Lịch sử Việt Nam, Dư địa chí Lang Chánh, Lịch sử tỉnh Thanh Hóa,
Địa Lý lớp 9 , máy tính kết nối Intenet.... máy chiếu; băng hình...
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về các di tích lịch sử của huyện theo yêu cầu cuả
giáo viên. Chuẩn bị giấy, bút dạ để thảo luận nhóm
III. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan: Quan sát tranh, xem video
- Sử dụng kỹ thuật dạy học: Các mảnh ghép
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
IV. Tiến trình tổ chức dạy-học:
1. Ổn định lớp.
2.Dẫn dắt bài mới.
3. Tổ chức dạy-học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1: Cá nhân
1. Vị trí địa lý, sông
GV giới thiệu Lược đồ huyện Lang Chánh cho HS
ngòi, khí hậu của huyện.
và yêu cầu HS trình bầy vài nét về vị trí địa lý của
huyện trong lược đồ của tỉnh Thanh?
HS liên hệ với những kiến thức đã học ở môn Địa lý
- Lang Chánh là huyện
trả lời câu hỏi

GV nhận xét, chốt ý, bổ sung tư liệu:
miền núi biên giới nằm ở
15


Lang Chánh là huyện miền núi biên giới nằm ở phía
Tây của tỉnh Thanh Hóa. Thị trấn Lang Chánh cách
Thành phố Thanh Hóa 101km. Vùng đất Lang
Chánh có dạng gần như lá cờ Tổ quốc gắn vào kinh
tuyến 105 00 Đ
- Phía Tây Nam giáp huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) trên tuyến
biên giới dài 7km.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quan Sơn.
- Phía Bắc giáp huyện Bá Thước.
- Phía Đông giáp huyện Ngọc Lạc với đường địa
giới gần trùng với thung lũng sông Âm.
- Phía Nam giáp huyện Thường Xuân với đường địa
giới chạy trên đường chia nước giữa hệ thống sông
Âm và hệ thống sông Khao
*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân.
Vị trí địa lí như vậy mang lại cho Lang Chánh
những thuận lợi gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Ở vào vị trí địa lý này,
Lang Chánh có điều kiện giao lưu thuận lợi với các
địa phương khác trong tỉnh và cả nước thông qua
Quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh
GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học từ môn
Địa lí và thông qua những hiểu biết em hãy cho biết

khí hậu của huyện? Hiện nay huyện có bao nhiêu
xã và thị trấn?
HS sẽ liên hệ với kiến thức của môn Địa lí lớp 9
( bài 41,42,43: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố) để
trả lời câu hỏi.
GV nhận xét chốt ý: Tổng (S) tự nhiên toàn huyện
58.631ha (đứng thứ 8 toàn tỉnh) với 01 thị trấn và
10 xã. Địa bàn nằm trọn trong vùng nhiệt đới nên có
nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV tiếp tục đặt câu hỏi :Dựa vào những hiểu biết
của bản thân em hãy cho biết Lang Chánh có
những ngọn núi, con sông nào gắn với lịch sử dân
tộc?
HS dựa vào những kiến thức hiểu biết của mình,
tích hợp với môn Địa lí , CNTT để trả lời câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung thêm kiến thức: Mỗi ngọn
núi, con sông của huyện Lang Chánh đều gắn liền
với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
16

phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa

-Khí hậu: nhiệt đới nên
có nguồn năng lượng dồi
dào

-Lang Chánh gắn liền với
núi Chí Linh nơi 3 lần Lê

Lợi rút quân lên núi,
-Có 3 con sông lớn gắn
liền với mảnh đất Lang
Chánh là Sông Âm, Sông
Cảy, Sông Sạo, ngoài ra
còn có nhiều hệ thống
sông ngòi, thác.


Địa danh Núi Chí Linh (hay Linh Sơn) thuộc dãy
núi Pù Rinh là một vùng núi hiểm yếu bậc nhất ở
thượng nguồn sông Chu, thuộc phần lớn địa phận 2
xã Giao An và Trí Nang, là căn cứ nổi tiếng trong 10
năm chống giặc Minh của Lê Lợi, nơi cửa núi có
dấu tích “ Lê lai liều mình cứu chúa”.
* Hoạt động 1: Cả lớp
-GV trình bày: mảnh đất Lang Chánh có nhiều các
di tích, địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.
- GV đặt câu hỏi: thông qua những hiểu biết của
các em,thông qua những câu chuyện kể của ông bà,
bố, mẹ, và những hiểu biết của bản thân, em hãy
nêu các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu lịch sử gắn
liền với làng, xã nơi các em sinh sống và học tập?
- HS dựa vào những hiểu biết của mình trả lời câu
hỏi:
- GV nhận xét, chốt ý: Các di tích lịch sử của huyện
đa phần đều gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Lê
Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm
lược, đó là: sự tích núi Pù Rinh- nơi đỉnh cao Bình

Định Vương quan sát địch và nghị bàn việc quân cơ
với các tướng lĩnh cùng nghĩa quân, Chùa Mèo, thác
Ma Hao, bản Năng Cát (xã Trí Nang); Làng Húng nơi Bình Định Vương phát hiện ra loại rau có hương
thơm lạ và đặt tên cho làng là làng Húng; Suối Vớ
(xã Giao An), thác Hón Lối (xã Giao Thiện) ...
* Hoạt động 2: Cá nhân
- GV đặt câu hỏi : Em biết gì về những địa danh
lịch sử trên?
- HS liên hệ với những kiến thức đã học ở bài 19;
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ TK
X-XV của lịch sử lớp 10, và vận dụng kiến thức của
các môn khác như Văn học, CNTT để trả lời câu
hỏi.
- GV bổ sung thêm tư liệu: Suối Lá (Huối Vớ):
chảy qua địa phận thôn Chiềng Nang ở xã Giao An,
tương truyền là nơi Nguyễn Trãi, trong những ngày
“nằm gai nếm mật” đã cho người dùng mật, bôi lên
lá cây dòng chữ “Lê Lợi vi vương, Lê Lai vi tướng,
Nguyễn Trãi vi thần, sau đó, kiến rừng ăn mật, vô
tình đục thủng lá cây, để lại dòng chữ trên lá rồi thả
xuống khiến cho quân sỹ tin tưởng đây là mệnh trời,
thêm dốc lòng đánh giặc.
17

2. Tìm hiểu về các di
tích lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của huyện
-Núi Pù Rinh
-Thác Ma Hao,
-Làng Húng.

- Làng Hiên
-Suối Lá (Huối Vớ)
- Suối Láu
- Chùa Mèo...

3. Tìm hiểu về phong


Tiếp đến GV cho HS trình bày thêm về các địa danh
khác.
* Hoạt động 1: Cả Lớp, Cá nhân
-GV nêu câu hỏi: Nêu những câu tục ngữ, phương
ngôn mà em biết nói về những kinh nghiệm sản
xuất, kinh nghiệm sống, tập quán, làng nghề của
địa phương nơi mà các em sinh sống?
- HS liên hệ với những kiến thức đã biết, vận dụng
kiến thức của môn CNTT, và những hiểu biết của
bản thân trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét chốt ý, bổ sung tư liệu. Có rất nhiều
các câu tục ngữ, phương ngôn của đất Lang Chánh
nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm
sống, học tập .
+Nội dung tục ngữ Thái phong phú, đa dạng, trong
đó nổi bật các chủ đề về khuyến nông, khuyến lâm,
dạy cách làm người, cách giữ bản mường tồn tại và
phát triển.
+ Tục ngữ, phương ngôn của người Mường ở Lang
Chánh cũng rất phong phú với nội dung chủ yếu là
ca ngợi những sản vật, những nét đẹp của địa
phương mình, dân tộc mình...

- Bên cạnh đó, đồng bào Lang Chánh còn có mộ đời
sống tinh thần rất phong phú: Ở vùng mường Chếch
xưa, ta được nghe những điệu hát giao duyên gọi là
Xường, đến các bản làng của người Thái sẽ được
thưởng thức những bản nhạc không lời của nhịp
khua luống, những điệu Khặp ngọt ngào...
* Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm đặt câu hỏi tổng kết:
+N1 . Em có nhận xét gì về lịch sử của huyện, em
sẽ làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử
trên địa bàn em sống?
+N2. Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những
thành tựu tiêu biểu của quê hương em?
- Các nhóm suy nghĩ, liên hệ với kiến thức đã học,
cử đại diện trình bầy, các nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét các nhóm, kết luận:
Để giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của
huyện cần phải: trân trọng, tự hào những giá trị
truyền thống tốt đẹp. Phấn đấu học tập để đưa giá trị
văn hoá của quê hương hoà nhập vào cộng đồng và
giao lưu với thế giới.Tuy vậy “hoà nhập” nhưng
chúng ta không để “hoà tan” văn hoá của địa
18

tục, tập quán, sản xuất,
sinh hoạt của
địaphương.
- Đời sống vật chất:
Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủ công nghiệp

ngoài ra còn có chăn
nuôi, đánh bắt cá...

-Đời sống tinh thần: ca
múa nhạc, các chò chơi
dân gian phát triển =>Đời
sống vật chất, tinh thần
phong phú đa dạng.


phương, của dân tộc
4. Củng cố:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức:
Ô chữ gồm 9 từ hàng ngang( tương đương 9 câu hỏi)có liên quan đến lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của quê hương Lang Chánh.
Từ khóa hàng dọc gồm 9 chữ cái. Đây là tên một địa danh gắn liền với Lê
Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ ở các huyện miền núi thuộc miền
Tây tỉnh Thanh Hóa?.
Các câu hỏi:
Ô chữ 1: Người anh hùngđã liều mình cứu chúa trong cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn?
Ô chữ 2: Tên 1 dòng thác nổi tiếng ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 3: Quê hương Lang Chánh gắn liền với dòng sông nào?
Ô chữ 4: Tên 1 làn điệu dân ca của người Mường ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 5: Tên một món ăn có sử dụng nguyên liệu gạo nếp và ống nữa?
Ô chữ 6: Tên 1 xã vùng cao biên giới củ huyện Lang Chánh?
Ô chữ 7: Hát Khặp là làn điệu dân ca của dân tộc nào ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 8: Tên 1 ngọn núi mà nghĩa quân Lam Sơn đã 3 lần rút quân lên?
Ô chữ 9: Ngôi chùa nổi tiếng của huyện Lang Chánh tên là gì?


5. Bài tập về nhà:
1.Tiếp tục tìm hiểu về các địa danh gắn với lịch sử của huyện trong cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ?.
2. Tìm hiểu về lịch sử của huyện trong thời kì kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ?.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Có thể nói qua thời gian áp dụng sáng kiến này tôi thấy:
- Giờ học lịch sử địa phương thật nhẹ nhàng, thoải mãi hơn, không còn khô
khan cứng nhắc nữa, chất lượng giảng dạy của tiết học được nâng cao hơn, học
sinh tỏ ra hứng thú với giờ học vì các em có thời gian được tự nghiên cứu, tìm
hiểu về những cái mà mình đã thấy, đã nghe, đã biết nhưng lại chưa hiểu hết về
nó, đó là những cái rất gần gũi, thân thuộc với bản thân các em nhưng các em lại
19


chưa có điều kiện để tìm hiểu, qua tiết học này HS được vận dụng kiến thức của
nhiều môn học( Địa lý, CNTT, những câu tục ngữ, phương ngôn, những câu
chuyện truyền miệng của địa phương) vào tiết học, các em đã hiểu hơn về những
giá trị văn hóa của huyện nhà, từ đó càng củng cố tình yêu quê hương đất nước,
lòng tự hào dân tộc trong mỗi học sinh.
- Qua tiết học về Lịch sử địa phương, các em biết giữ gìn, bảo vệ công
trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa ở ngay chính địa phương, nơi các em
đang học tập và sinh sống. Khơi dậy niềm tự hào về di tích lịch sử ở địa phương.
Biết giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử của địa phương với bạn bè. Từ đó, nhằm
phát triển toàn diện nhân cách học sinh trong thời đại mới.
Thực nghiệm giảng dạy được tổ chức tại lớp: 10A10 và 10A11 là hai lớp
có HS học tương đối đều nhau, tiếp thu tốt. Lớp 10A10 tôi dạy thực nghiệm,
10A11 tôi dạy đối chứng, không áp dụng phương pháp của đề tài. Trước khi
thực nghiệm đề tài tôi sử dụng câu hỏi để kiểm tra cả 2 lớp : Em hãy nêu hiểu

biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: thời gian, kẻ thù, địa bàn, diễn biễn
chính, kết quả và ý nghĩa?
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
bài Lượng
Lượng
Lượng
Lượng
10A10
39
0
0%
15
38%
21
54%
3
8%
10A11
39

0
0%
16
41%
20
51%
3
8%
Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút
bằng câu hỏi như sau:
Nêu những hiểu biết của em về một di tích lịch sử của huyện Lang Chánh
mà em biết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Theo em chúng ta phải
làm
gì để giữ gìn, bảo tồn những di tích lịch sử trên?
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
bài Lượng
Lượng
Lượng
Lượng

10A10
39
6
15% 23
59%
10
26%
0
0%
10A11
39
1
2% 18
46%
18
46%
2
6%
Bảng kết quả trên đã chứng minh tiết học lịch sử địa phương thực sự có
hiệu quả đối với HS.
- Với bản thân GV, thông qua tiết học lịch sử địa phương này GV có điều
kiện để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của huyện, được vận dụng kiến thức của
nhiều môn học( Địa lí, CNTT, ca nhạc ...) vào trong giờ dạy, qua đó góp phần
củng cố thêm kiến thức, kĩ năng của GV.
- Với nhà trường, tiết học lịch sử địa phương góp phần bổ trợ cho những
giờ học ngoại khóa cũng như những tiết học ngoài giờ lên lớp, học sinh tỏ ra
hứng thú, hiểu biết hơn về lịch sử khi tham gia vào các cuộc thi do nhà trường tổ
20



chức( cuộc thi Rung chuông vàng”, Em yêu biển đảo...) chào mừng các ngày lễ
lớn 8/3, 26/3..
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận: Có thể nói, tiết học “Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc,
khơi gợi tinh thần yêu nước của học sinh trường THPT Lang Chánh thông
qua tiết học lịch sử địa phương (Tiết 46- Sách giáo khoa lịch sử 10, Chương
trình chuẩn ” là rất cần thiết, giúp HS hiểu hơn về lịch sử của địa phương từ đó
hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự học, tự
tìm hiểu, liên hệ, thuyết trình, và vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào
trong bài học.
Trên thực tế giảng dạy, tôi thấy phương pháp này có hiệu quả rất cao trong
việc giúp HS đi từ biết đến hiểu lịch sử, quan trọng hơn là rèn luyện được kĩ
năng tự học,tự nghiên cứu.Vì vậy mặc dù SKKN còn nhiều hạn chế nhưng
thông qua kinh nghiệm thực tiễn này, tôi hy vọng sẽ có nhiều GV có tâm huyết
với nghề, yêu nghề và có nhiều phương pháp giảng dạy ưu việt hơn để HS thật
sự coi lịch sử là một môn học lí thú và hữu ích cho các em.
3.2. Kiến nghị:
Về phía Bộ GD&ĐT: Cho biên soạn và in ấn các tài liệu về lịch sử địa
phương cho học sinh, dành thêm 1-2 tiết nữa cho phần lịch sử địa phương để HS
có thời gian để tìm hiểu và GV có thêm thời gian thảo luận cùng HS.
Trang bị thêm một số đồ dùng dạy học liên quan đến bộ môn lịch sử địa
phương . Cho in ấn những SKKN đạt giải cao trong mỗi năm học và phổ biến
rộng rãi trong các trường học.
Giáo viên phối hợp với các tổ chức trong nhà trường tổ chức cho HS những
chuyến tham quan thực tế ở các di tích lịch sử của huyện, phối hợp với nhà
trường chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương cùng với lịch sử dân
tộc trong đó HS được thực hiện nhiều vai trò như hướng dẫn viên du lịch...
Trên đây là SKKN được đúc rút từ thực tiễn dạy học mà tôi thực sự thấy
hữu ích để giúp HS yêu và thích học lịch sử hơn. Đây có thể là ý kiến chủ quan
của riêng cá nhân tôi, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp- những

người GV có kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn để tôi được hoàn thiện hơn về kỹ
năng nghề nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Đình Bảy

Đỗ Thanh Hiền

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3. Internet: Báo Văn hóa và Đời sống
4. Địa chí Tỉnh Thanh Hóa –tập I: Địa lý và lịch sử. Nhà xuất bản văn hóa
thông tin Hà Nội
5. Internet: Báo điện tử Thanh Hóa. Nhà xuất bản Thanh Hóa
6. Địa chí huyện Lang Chánh. Nhà xuất bản từ điển bách khoa, 2010
7. Sách giáo khoa Lịch Sử 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
8. Sách giáo viên Lịch Sử 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Sách giáo khoa Địa lí 9, Sách giáo khoa Địa lí 12. Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.

10. Tài liệu tập huấn Dạy họcLịch sử Bộ Giáo dục và đào tạo – Vụ Giáo
dục phổ thông

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG SỞ GD&ĐT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả:
Đỗ Thanh Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lang Chánh
TT
1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp dạy học
lịch sử ở trường THPT.
Lồng ghép, giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong
dạy học lịch sử ở trường
THPT
Tích hợp môn Địa lí, CNTT,

Ca dao, Tục ngữ, Điển tích
địa phương, Âm nhạc trong
dạy học lịch sử địa
phương( Tiết 51-Lịch sử lớp
10)
Phương pháp sử dụng sơ đồ
tư duy, tích hợp kiến thức liên
môn trong giảng dạy lịch sử
lớp 10 (Tiết tự chọn: Văn hóa
cổ đại).

Kết quả
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
Cấp đánh

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD&ĐT

C

2008-2009

Sở GD&ĐT

C


2011-2012

Sở GD&ĐT

B

2015-2016

Sở GD&ĐT

C

2017-2018

23



×