Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23 chương trình lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.78 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
KHAI THÁC THÔNG TIN TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC
BÀI 6 VÀ BÀI 23 CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 12 THPT
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.

Người thực hiện: Phạm Thị Hồng
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử


THANH HOÁ NĂM 2019

MỤC LỤC:
1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài:................................................................................................................................. 2
1.2 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề................................................................................................................. 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.................................. 5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề................................................................... 6
2.3.1. Định hướng cho học sinh tìm hiểu các tài liệu tham khảo.................................... 6
2.3.2. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học............................................ 6
2.3.3. Sưu tầm các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử phù hợp


với giai đoạn, thời kỳ lịch sử.................................................................................................................. 7
2.3.4. Sưu tầm các thông tin mới nhất mang tính chất thời sự......................................... 7
2.3.5. Khai thác các thước phim tư liệu.......................................................................................... 8
2.3.6. Biện pháp tích hợp......................................................................................................................... 8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 15
3.1. Kết luận.................................................................................................................................................. 15
3.2.Kiến nghị................................................................................................................................................ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 17

1


2


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây, đổi mới giáo dục đã được thực hiện một cách toàn diện
Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng đã được nhiều
người quan tâm và được xem là đóng vai trò chủ yếu trong việc phát huy tính tích
cực chủ động trong nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một
quá trình thường xuyên, lâu dài và có nhiều yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau.
Điều quan trọng nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hứng thú, thực sự yêu thích môn
học, chứ không chỉ mang tính hình thức
Đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện ở tất cả các bộ môn,
trong đó có bộ môn lịch sử. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng giúp trang
bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản giá trị lịch sử nhân loại, về quá khứ của
dân tộc. Từ đó, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước cho các em. Tuy nhiên,

hiện nay vai trò của môn lịch sử chưa được coi trọng, hầu hết học sinh ngại và
chán học môn sử. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn sử càng trở
nên cấp thiết. Trong thực tế, đã có nhiều biện pháp đề ra để đổi mới phương
pháp giảng dạy bộ môn như: sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ hóa kiến thức,
lập bảng hệ thống kiến thức… để học sinh ghi nhớ các sự kiện, nhưng khai thác
tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những
biện pháp mang lại hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng cần thiết giúp học sinh
hiểu sâu các sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử và phát huy được tư duy sáng
tạo của học sinh .Từ đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách
sống cho các em.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có những mâu thuẫn trong thực tiễn giáo dục là
đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhưng học sinh không chịu
nghiên cứu bài học, không khai thác được các thông tin tư liệu gây trở ngại rất
lớn cho giáo viên và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh. Hiện nay
chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Để góp phần vào việc đổi
mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi đã trình bày
một số vấn đề về: “Khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23
chương trình lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh”. Sở dĩ tôi chọn bài 6 và bài 23 vì đây là hai bài tiêu biểu cho phần lịch sử
thế giới và phần lịch sử Việt nam .Ở bài 6 nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giớ thứ hai cho đến năm 2000. Đây là bài
học hấp dẫn, có nhiều kiến thức phong phú giúp các em hệ thống kiến thức cơ
bản về tình hình nước Mĩ qua các giai đoạn, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của
Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để lí giải tại sao Mĩ là nước giàu mạnh nhất
thế giới và chi phối đến tình hình kinh tế, chính trị và mối quan hệ quốc tế, từ đó
3


các em có thể hiểu được tình hình phức tạp của thế giới hiện nay. Bài 23 là bài
nói về quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng

hoàn toàn miền Nam (1973-1975), đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa mùa xuân năm 1975. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, là
mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, chiến thắng này có ý nghĩa giáo dục tư
tưởng, tình cảm lớn đối với học sinh. Năm nay nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày
giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, tôi nghiên cứu bài học này
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết kinh nghiệm này với mục đích
- Ghi chép lại những phương pháp dạy học mà tôi đã thực hiện trong nhiều
năm qua.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp về những việc mình đã làm trong công tác
giảng dạy.
- Rèn luyện tính năng động, say mê trong sáng tạo, cố gắng học tập để nâng
cao hơn nữa về chuyên môn bắt kịp sự phát triển của xã hội.
- Qua đây tôi cũng muốn thay đổi phương pháp học của học sinh trong bộ
môn lịch sử, phát triển các năng lực mở rộng hiểu biết cho các em và thực hiện
tốt đổi mới phương pháp dạy và học mà Bộ giáo dục đề ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là các em học sinh và giáo viên ở
trường THPT Chu Văn An - thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm lần này cho hai bài học cụ thể ở lớp 12 là bài 6 và
bài 23. Mỗi bài có thông tin tư liệu khác nhau nên các khai thác khác nhau.
Trong bài học ngoài việc khai thác nhiều hơn về tranh ảnh tôi còn dụng biện

pháp tích hợp văn học và âm nhạc làm cho giờ học phong phú sinh động và tạo
xúc cảm lịch sử cho các em.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong trường phổ thông môn học lịch sử có vai trò quan trọng hướng tới
mục tiêu giáo dục để phát triển học sinh. Nhưng để làm được điều đó cần phát
huy vai trò chủ thể của các em trong học tập, nắm bắt được đặc điểm nhận
4


thức của học sinh thì mới định hướng cho các em suy nghĩ và hiểu sâu những
kiến thức.
Cũng như các môn học khác, học lịch sử là một quá trình tiếp thu thông tin,
sử dụng thông tin. Mỗi học sinh phải tự thực hiện bởi sự giúp đỡ của các thầy cô
với tài liệu và phương tiện bổ trợ.
Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh diễn ra theo trình tự và tuân thủ
các nguyên tắc của con đường biện chứng mà Lê Nin đã nêu: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trước hết
học sinh phải nhận thức những sự kiện lịch sử cụ thể. Nhưng quá khứ đã xảy ra
thì không trở lại nên các em không thể quan sát được các sự kiện vì vậy nhận
thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác, tri giác mà chỉ thông qua những tài
liệu gián tiếp để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, đây là giai đoạn nhận thức
cảm tính.
Ở giai đoạn tiếp theo, bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng học sinh khái
quát, phân tích, đánh giá những kiến thức cụ thể để hình thành khái niệm và rút
ra ý nghĩa bài học. Từ đó để các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Trong tư duy lịch sử bao giờ cũng có mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức
mới, cần phải sử dụng kiến thức trong quá khứ để hiểu biết hiện tại và tương lai,
làm sao cho hành động trong thực tiễn phù hợp với yêu cầu trình độ của học
sinh.

Như vậy quá trình học lịch sử không được trực tiếp quan sát, thực hành thí
nghiệm như các môn tự nhiên. Vì thế giáo viên cần phải có phương pháp tái
hiện lại những sự kiện lịch sử một cách sinh động để các em xích lại gần với quá
khứ, chủ động tiếp thu kiến thức phát triển tư duy.
Ngoài việc đi sâu tìm hiểu nhận thức lịch sử của học sinh, chúng ta cần
phải quan tâm tới các yếu tố khác như: vai trò của giáo viên, cơ sở vật chất, môi
trường học tập, đặc biệt là tâm lí lứa tuổi học sinh.
Ở học sinh THPT nhất là học sinh lớp 12, đây là lứa tuổi quyết định sự
hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, tự nhiên, các nguyên
tắc, quy tắc ứng xử giao tiếp. Trong đó quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi mạnh
mẽ. Các em luôn luôn muốn học hỏi, tiếp thu những điều mới lạ để khẳng định
mình. Tuy nhiên, các em chưa thực sự trưởng thành để hoàn toàn chủ động tiếp
thu kiến thức như người lớn. Giáo viên phải ý thức được rằng mình đang giảng
dạy một lứa tuổi đầy biến động, giai đoạn mang tính bước ngoặt quyết định cuộc
đời một con người. Vì vậy những bài giảng lịch sử vừa phải mang tính giáo dục
tình cảm đạo đức cho học sinh, vừa gây được sự hấp dẫn, hứng thú cho các em
trong môn học.
Trên cơ sở những vấn đề nêu ra, cùng với những kinh nghiệm trong quá
trình dạy học, tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp khai thác thông tin tư liệu
5


trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh. Điều đó
không quá khó cũng không mất nhiều thời gian mà lại phù hợp với đặc trưng
tâm lí lứa tuổi. Thực hiện tốt phương pháp trên, làm cho giờ học trên lớp bớt áp
lực, căng thẳng tạo sự thoải mái phấn khích trong học tập, phát huy tư duy độc
lập sáng tạo cho các em.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong
những năm gần đây thực hiện chương trình cải cách giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhiều phương pháp dạy học mới được triển khai ở trương

phổ thông như: dạy học vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy
học hợp tác trong nhóm…Nhiều thiết bị máy móc hiện đại cũng được đưa vào
phục vụ cho giảng dạy như máy vi tính, màn hình chiếu, băng đĩa, giáo án điện
tử…
Với các phương pháp trên học sinh có điều kiện quan sát được nhiều hình
ảnh, tiếp cận với đồ dùng trực quan sinh động giúp các em phát triển được tư
duy, có sự kết hợp giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đã tạo nên sự chuyển biến
tích cực trong dạy và học ở trường phổ thông.
Tuy nhiên quá trình đổi mới trên chưa thực hiện một cách triệt để, toàn
diện và sâu sắc nên vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Đối với giáo viên: Qua tìm hiểu giáo án và dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy
khi giảng bài giáo viên mới chỉ lồng ghép hình ảnh, coi đó như một phương tiện
minh họa và đi sâu vào miêu tả giải thích, học sinh ngồi dưới quan sát nhiều em
chỉ ngồi nhìn các hình ảnh đẹp và bình luận, chưa chủ động tiếp thu và khai thác
kiến thức của bài học nên kết quả đạt được không cao. Tuy hình ảnh đưa ra
nhiều nhưng những thông tin mà giáo viên đưa đến phần lớn là thông tin một
chiều, giáo viên vẫn là người chủ động truyền tải kiến thức còn học sinh chỉ tiếp
thu một cách bị động không khắc sâu được kiến thức cho các em.
Với phương pháp thảo luận nhóm, nhiều học sinh thụ động ỷ lại vào bạn,
trả lời câu hỏi sơ sài mang tính đối phó. Về cơ bản vẫn là giáo viên phát vấn học
sinh trả lời, không khuyến khích được sự tò mò, hứng thú của các em làm cho
môn học nhàm chán.
- Đối với học sinh: Hoạt động nhận thức của các em chưa trở thành trung
tâm của quá trình dạy học, về cơ bản vẫn học sinh nghe giảng và ghi chép, do đó
không hiểu sâu được kiến thức cơ bản, kỹ năng học tập lịch sử không cao.
Nguyên nhân của tình trạng trên là học sinh ít được giao nhiệm vụ và tạo
điều kiện thuận lợi để tự mình tìm hiểu về quá khứ, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
sử không sinh động đối với học sinh. Vì vậy không phát huy được tính tích cực,
chủ động của các em, làm cho tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.


6


2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng cho học sinh tìm hiểu các tài liệu tham khảo
Sau mỗi bài học, ngoài việc nhấn mạnh kiến thức trọng tâm cho học sinh
giáo viên phải hướng dẫn cho các em về nhà chuẩn bị bài mới, đây là một việc
làm quan trọng đối với học sinh. Nhưng để các em làm tốt được việc này thì cần
phải có sự định hướng của giáo viên. Trước hết là giáo viên hướng dẫn cho các
em đọc nội bài mới trong sách giáo khoa và sau đó yêu cầu các em sưu tầm tài
liệu tham khảo trong một phạm vi nhất định.Tùy vào từng bài học mà giáo viên
hướng cho các em tìm hiểu tài liệu khác nhau, có bài cần tìm hiểu về trận đánh,
có bài thì cần tìm hiểu về nhân vật lịch sử...
Ví dụ: Bài khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975), giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu tài liệu
có liên quan đến trận đánh ở Phước long, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch
Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, các nhân vật lịch sử....
Về tài liệu tham khảo:
Thứ nhất: Sách tham khảo viết về những sự kiện lịch sử trong nước và thế
giới như: Đại thắng mùa xuân năm 1975 - TS Hoàng Phong Hà, Cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975 do NXB Quân đội, đọc truyện Đại thắng mùa
xuân của Văn Tiến Dũng, sách viết về Hồ Chí Minh, các tổ chức Quốc tế…
Thứ hai: Báo chí, tạp chí, tập san như: Nhân chứng và sự kiện, Những bí ẩn
lịch sử, Nhìn lại lịch sử…
Thứ ba: Các cuốn hồi kí, tiểu thuyết....
Đây là một biện pháp có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả dạy
học, tăng cường hứng thú học tập của học sinh, phát trển được năng lực nhận
thức cho các em.Việc sưu tầm tài liệu còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh kĩ
năng thực hành bộ môn, mở rộng hiểu biết kiến thức lịch sử
2.3.2. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học

Ví dụ:
- Ảnh Bác Hồ trong thời gian hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Trong các giai đoạn lịch sử từ 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1954 -1969
- Chân dung các Tổng Bí Thư qua các thời kỳ lịch sử
- Tranh ảnh về các Hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, tranh ảnh về
các trận đánh lịch sử như: Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh
- Tranh ảnh về các Hội nghị Quốc tế…
Tranh ảnh phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử, hoạt động xã hội trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Việc học sinh tự khai thác và tìm hiểu tranh ảnh
lịch sử là một biện pháp để tái hiện lại phần nào quá khứ, làm phong phú kiến
thức. Trên cơ sở quan sát sẽ gây xúc cảm mạnh mẽ đối với các em và khắc sâu
kiến thức về sự kiện, nhân vật lịch sử.
7


2.3.3. Sưu tầm các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
phù hợp với giai đoạn, thời kỳ lịch sử.
Học tập lịch sử là nhận thức những điều đã xảy ra trong quá khứ để hiểu
hiện tại và tương lại. Nhiệm vụ của học sinh là phải tiếp xúc với những dấu vết
của quá khứ qua các câu chuyện lịch sử mà các em đã biết qua sách báo hoặc
nghe kể. Sau đó kể lại vào bài học để cung cấp những thông tin có giá trị hữu
ích. Việc sưu tầm các câu chuyện lịch sử tạo cho học sinh tính tự giác, thói quen
suy nghĩ độc lập, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình. Trong nhiều trường
hợp học sinh còn phân tích, đánh giá được các sự kiện, nêu ra ý kiến khác nhau
xuất phát từ cơ sở khác nhau.
Ví dụ:
- Sưu tầm các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử: Bác Hồ, Tổng bí thư Trần
Phú, Bế Văn Đàn, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Đại tướng Văn tiến Dũng, trung tướng Đồng Sỹ
Nguyên, Tô Vĩnh Diện, Lê Mã Lương…

- Sưu tầm câu chuyện có liên quan đến trận đánh lịch sử: Chiến dịch Điện
Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh…
- Các câu chuyện có liên quan mối quan hệ quốc tế.
2.3.4. Sưu tầm các thông tin mới nhất mang tính chất thời sự
Thế giới luôn luôn có sự vận động và phát triển, mỗi một ngày qua đi có rất
nhiều các thông tin được cập nhật từ các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội. Trong
mỗi bài học, học sinh nên dùng hiểu biết của mình trong quá khứ để hiểu được
bản chất phát triển của thế giới ngày nay. Ngược lại những thông tin mà các em
thu thập được sẽ là những bằng chứng để học sinh hiểu sâu hơn các sự kiện lịch
sử trong bài học, biết liên hệ kiến thức lịch sử với thực tế góp phần mở rộng
hiểu biết của các em.
Ví dụ:
- Tin tức thế giới được cập nhật nhiều nhất hiện nay là mối quan hệ căng
thẳng giữa Nga và U-crai-na, đặc biệt là khi U-crai-na tăng thêm danh sách các
mặt hàng cấm nhập khẩu từ Nga vào nước này cuộc khủng hoảng chính trị ở
Ucraina, mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mĩ làm cho mối quan hệ trở nên
căng thẳng Sự kiện này dường như đang khơi lại mâu thuẫn Đông – Tây trong
thời kỳ chiến tranh lạnh.
- Các vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, cuộc đàm phán giữa Mĩ và
Triều Tiên để giải quyết vấn đề hạt nhân qua cuộc gặp cấp cao lần thứ nhất tại
Xin-ga-po và lần thứ hai vào ngày 27 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, đây sự kiện
chính trị được cả dư luận quốc tế quan tâm. Việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên vẫn nằm trong chính sách diễn biến hòa bình của Mỹ, trong chiến lược toàn
cầu phản cách mạng mà Mỹ đã đề ra sau chiến tranh thế giới thứ hai.
8


- Ngoài ra còn có nhiều tin tức mang tính thời sự khác như: vấn đề ở Syri,
Ai Cập, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Iran, lực lượng nhà nước Hồi giáo tự
xưng IS bị tiêu diệt… cũng nằm trong chiến lược trên cái mà Mỹ gọi là “Cách

mạng sắc màu”, vấn đề chống khủng bố của thế giới.
2.3.5. Khai thác các thước phim tư liệu

Việc khuyến khích học sinh tìm hiểu phim tư liệu lịch sử có tác dụng lớn
trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em tái hiện được quá khứ lịch sử
chân thực, sinh động về các trận đánh, hội nghị, nhân vật lịch sử, làm phong phú
nội dung bài học gây xúc cảm mạnh mẽ đối với các em.
Ví dụ:
- Phim tư liệu trong nước: Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ khi Người đọc
bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2- 9 - 1945 đến khi Người ra đi ngày 2 - 9 1969…
- Phim tư liệu của nước ngoài nói về nhân vật lịch sử, chiến thắng lịch sử:
“Cuộc chiến giữa hổ và voi” nói về chiến dịch Điện Biên Phủ của một nhà đạo
diễn nước ngoài. Tác giả đã lí giải được vì sao Pháp lại thua Việt Nam trong
chiến dịch Điện Biên Phủ; “Mười nghìn ngày chiến tranh ở Việt Nam” nói về
cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; “Cuộc trò chuyện với Đại tướng
Võ Nguyên Giáp”…
2.3.6. Biện pháp tích hợp

Từ việc tìm hiểu các thông tin tư liệu lịch sử trên giáo viên cần giáo dục tư
tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh đó là: Tự hào về quê hương đất nước, về
những chiến công, biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập dân
tộc, tinh thần quốc tế vô sản. Qua bài thơ, bài văn, bài hát, những địa danh lịch
sử tạo cho học sinh có xúc cảm mãnh liệt về lịch sử dân tộc, nâng cao tinh thần
yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các em.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu chiến dịch Điện Biên Phủ
GVđặt câu hỏi: Em có thể cho biết vị trí địa lý của Điện Biên Phủ và đọc
một bài thơ nói về trận đánh lịch sử này?
Qua sưu tầm những bài thơ đã học các em có thể đọc những câu thơ rất nổi
tiếng của nhà thơ Tố Hữu:
Bài: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Hay khi dạy về cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở mục III Bài 22 giáo
viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về vị trí của thành cổ Quảng Trị để hiểu được tại
sao năm 1972 ta lại chọn Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu và sưu tầm bài
thơ nói về sự hi sinh to lớn của các chiến sĩ của ta tại thành cổ Quảng Trị:
Ví dụ bài thơ của Lê Bá Dương.
Qua tấm gương của các anh hùng liệt sỹ đã giáo dục cho các em tinh thần
dũng cảm, có bản lĩnh ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, tinh thần tự lực tự
9


cường để xây dựng quê hương và bảo vệ đất nước. Từ đó đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu đúng như lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Điều
thiết thực nhất là chúng ta hãy phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong cuộc
chiến đấu mới để chống lại nghèo nàn, lạc hậu xây dựng cuộc sống ấm no, tự do
hạnh phúc”. Qua đây cũng giáo dục cho các em có lập trường tư tưởng chính trị
vững vàng, kiên định theo con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Những biện pháp trên đây cho thấy dạy học lịch sử chỉ đạt được kết quả
cao khi học sinh trực tiếp, tiếp cận với các nguồn tư liệu, tự lập ra các giả thiết
để suy nghĩ hình thành nhận thức về lịch sử. Điều cốt lõi là cần phải hướng dẫn
cho học sinh khai thác các thông tin tư liệu một cách hứng thú, tích cực, tự lập.
Giáo viên dạy lịch sử không chỉ là người cung cấp thông tin mà chủ yếu là
người tổ chức hướng dẫn và giúp học sinh xử lý, tiếp nhận các thông tin đó. Khi
học sinh tự tạo ra được những hình ảnh cụ thể thì sẽ tự khám phá ra bản chất
quy luật chứ không phải ghi nhớ những gì giáo viên đã trình bày trong sách giáo
khoa.
Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng cụ thể ở bài dạy sau:
Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
Tiết 8 - Bài 6. Nước Mĩ
Ở bài học này cần cần đạt được các mục tiêu như sau:
-Kiến thức: Học sinh hiểu được quá trình phát triển chung của nước Mĩ từ

sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, nhận thức được vai trò cường
quốc hàng đầu của Mĩ trong đời sống kinh tế và quan hệ quốc tế. Hiểu được
thành tựu khoa học- kĩ thuật cảu Mĩ.
-Thái độ: Tự hào về những thắng lợi của nhân dân ta trước đế quốc Mĩ, ý
thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước.
-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp so sánh hiểu được thực
chất cảu vấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp giải quyết
vấn đề, tự học.

+Năng lực chuyên biệt: Tái hiện các sự kiện, sưu tầm tài liệu, khai thác
kênh hình có liên quan đến bài học.
Để đạt được mục tiêu của bài học đề ra, sau khi học xong bài 5 Các nước
Châu Phi và Mĩ La Tinh, giáo viên sau khi hướng dẫn hoạt động luyện tập, vận
dụng mở rộng thì yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách đọc trước nội
dung sách giáo khoa bài 6, đọc tài liệu tham khảo qua sách báo, mạng Internet,
sưu tầm tranh ảnh và câu chuyện có liên quan đến bài học và thông tin thời sự
cập nhật như: Bản đồ của nước Mĩ, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, thành
tựu khoa học – kĩ thuật, thông tin thời sự mới nhất giữa Mĩ và triều Tiên, Mĩ và
Nga, tìm hiểu vụ khủng bố 11-9-2001, các tranh ảnh có liên quan bài học.
10


Mục I: Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973
Mục a: Về kinh tế:
Trong mục này trên cơ sở đã định hướng cho học sinh tôi yêu cầu các em
tìm hiểu nền kinh tế nước Mĩ qua bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
Qua tìm hiểu biểu đồ, đọc SGK và quan sát hình ảnh học sinh đã trả lời:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh
mẽ + Công nghiệp chiếm 56,4% tổng sản lượng thế giới
+Nông nghiệp bằng hai lần các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật bản
cộng lại
+Tài chính chiếm 50% trữ lượng vàng thế giới…
→ 20 năm sau chiến tranh Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế
giới Bằng nguồn tư liệu trên HS trả lời câu hỏi thứ hai giáo viên đặt ra:
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ?
Dựa vào bản đồ Mĩ, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và tranh ảnh về các
tập đoàn công nghiệp Mĩ HS trả lời được:
- Mĩ là nước có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực
dồi dào trình độ kĩ thuật cao…
- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và
phương tiện chiến tranh
- Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại nâng cao năng suất hạ giá
thành sản phẩm
- Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn
có sức sản xuất cạnh tranh lớn và hiệu quả trong và ngoài nước
- Các chính sách biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan
trọng Mục b: Về khoa học –kĩ thuật
Cũng dựa vào tranh ảnh thành tựu khoa học kĩ thuật Mĩ là nước khởi đầu
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai và đạt được thành tựu lớn.
Ở phần này GV cho HS trình bày hiểu biết của các em về trung tâm Hàng
không vũ trụ Ken-nơ-dy: Là nơi đặt các tên lửa của NASA gần mũi Ca-na –veral ở đảo Merrit bang Flodia- Hoa kỳ dài 34 dặm, rộng 6 dặm gồm 17000 người
làm việc, các chuyến bay được điều khiển từ khu vực phóng 39, được tiến hành
bởi không quân Hoa kỳ. Năm 1958 NASA biến thành nơi phóng tên lửa. Tổng
cộng có 12 lần phóng, chuyến bay đầu tiên có người là 3/1965. Chương trình
Apolo có tên lửa phóng mới 3 tầng…
Mục d: Về đối ngoại:
Sau khi HS trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ GV đặt câu hỏi:


11


Hiện nay Mĩ có tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu nữa không? Bằng
chứng nào đó là gì?
Trên cơ sở đã nắm bát được những thông tin mới nhất về thời sự trên bán
đảo Triều Tiên HS có thể trả lời:
Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu bằng biện pháp diễn biến hòa
bình, bằng chứng mới nhất là Mĩ đã yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thì
Mĩ mới dở bỏ lệnh cấm vận. Thông tin này giúp cho HS có cái nhìn toàn cảnh
về thế giới, bản chất của các mối quan hệ từ đó các em có ý thức xây dựng và
bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Mục II Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991
Mục b: Về đối ngoại
GV yêu cầu HS đưa ra bức tranh có liên quan đến mục của bài học là:
Cuộc gặp giữa tống Mĩ Bus (cha) và Gooc-ba-chôp
GV đặt câu hỏi: Bức hình này nói lên nội dung gì?
Qua tìm hiểu khai thác tư liệu HS sẽ trả lời:
- Tháng 12 năm1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh,
mở ra thời kì quan hệ quốc tế mới
Mục III Nước Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000
Mục b: Về đối ngoại
Giáo viên yêu cầu học sinh khai thác thông tin về vụ khủng bố ngày 11- 92001 và đặt câu hỏi: Em biết gì về vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 ở nước Mỹ?
Qua tìm hiểu học sinh trả lời: Vụ khủng bố diễn ra vào thứ 3 ngày 11- 9 2001 khi nhóm không tặc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing. Hai chiếc
lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại thế giới tại Manhattan,
thành phố New York. Trong vòng 2 giờ cả hai tòa tháp đều bị sụp đổ. Chiếc máy
bay thứ 3 đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mĩ tại Lầu Năm Góc và
chiếc cuối cùng rơi xuống một cánh đồng.
GV đặt câu hỏi 2: Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố ngày 11 - 9 - 2001

đã tác động đến chính sách đối ngoại của Mĩ như thế nào?
HS trả lời: Mĩ lấy lý do chống khủng bố đem quân đánh nhiều nơi như Irac,
Apganixtan…để “bẻ lái” cho chính sách ngoại giao, luôn giữ vai trò của cường
quốc lớn trong quan hệ quốc tế.
GV sơ kết bài học: Luyện tập kiến thức trọng tâm, vận dụng và mở rộng và
hướng dẫn học chuẩn bị bài mới.

12


Như vậy qua thông tin tư liệu khai thác được tôi đã giúp học sinh nắm được
những mục tiêu bài học đề ra, đặc biệt là khắc sâu kiến thức cho các em về toàn bộ quá
trình phát triển của nước Mĩ, thành tựu khoa kĩ thuật mà Mĩ đạt được là rất lớn. Rèn
luyện cho các em năng lực tự nghiên cứu bài học, kĩ năng phân tích tổng hợp, đánh giá
vấn đề.

Tiết 42, 43 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Ở bài học này mục tiêu cần đạt được như sau:

-Kiến thức: Nắm được tình hình hai miền Nam, Bắc sau hiệp định Pa-ri, âm
mưu hành động của Mĩ, chủ trương của ta.Những thắng lợi quân sự tạo thế và
lực để giải phóng Miền Nam. Trình bày chủ trương kế hoạch giải phóng Miền
Nam, diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, nguyên nhân, ý
nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào của cách mạng Việt Nam góp phần vào
thắng lợi của cách mạng thế giới
-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, sưu tầm tài liệu tranh ảnh, phân
tích đánh giá thời cơ.
- Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: hợp tác giải quyết vấn

đề, tự học
+ Năng lực chuyên biệt: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá vấn đề
Với mục tiêu bài học đặt ra sau khi học xong bài 22, giáo viên luyện tập
kiến thức trọng tâm, vận dụng mở rộng và hướng dẫn học sinh sưu tầm các tranh
ảnh về Dinh độc lập, quân ta giải phóng cố đô Huế, Hội nghị Bộ chính trị…câu
chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử, vị trị địa lý, trận đánh của Phước Long, Tây
Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn qua sách báo, mạng Internet, các thước phim
tư liệu. Sưu tầm một số bài thơ, bài hát nói về các chiến dịch trên, đặc biệt là
chiến dịch Hồ Chí Minh. Với yêu cầu trên giúp các em chuẩn bị đầy đủ nội dung
bài học, chủ động khai thác, mở rộng kiến thức hiểu biết của mình, giờ học lịch
sử hấp dẫn sinh động hơn.
Mục II: Miền Nam đấu tranh chống bình định, lấn chiếm, tạo thế và
lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
Trên cơ sở đã tìm hiểu thông tin tư liệu như vị trí địa lý, diễn biến của trận
đánh ở Phước Long GV đặt câu hỏi đối với HS: Hãy trình bày hiểu biết của em
về chiến thắng Phước Long?
HS có thể trả lời: Phước Long là một tỉnh cũ của Đông Nam Bộ thành lập
năm 1956 do tổng thống Việt Nam cộng hòa kí tách ra từ Biên Hòa và Thủ Dầu
Một gồm 4 quận, năm 1975 sát nhập vào tỉnh Sông Bé, năm 1996 tách ra thành
Bình Phước và Bình Dương, tỉnh Bình Phước hiện nay là tỉnh Phước Long cũ.

13


Đây là trận đụng độ lớn giữa quân giải phóng Miền Nam và quân đội Việt Nam
cộng hòa
Một trận đánh trinh sát chiến lược của quân ta thử sức cả hai bên và
thăm dò phản ứng của Mĩ. Đây là trận đánh do quân đoàn 4 tiến hành do thiếu
tướng Hoàng Cầm làm tổng tư lệnh, kết quả giải phóng được đường 14 tỉnh
Phước Long với 50 vạn dân. Chiến thắng trên có ý nghĩa lịch sử quan trọng

- Chứng tỏ khả năng lớn mạnh của quân ta
- Sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn
- Sự can thiệp bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ
Đây là thắng lợi dẫn đến Bộ chính trị đề ra kế hoạch quyết tâm giải phóng
miền Nam
Mục II Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc. Mục II Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Qua các tư liệu HS đã chuẩn bị bài học ở nhà GV có thể đặt câu hỏi:
Em hãy xác định vị trí địa lý của Tây nguyên và cho biết vì sao Tây Nguyên
được chọn là địa bàn mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
Dựa vào lược đồ HS có thể trả lời:
Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đăk Nông, Lâm Đồng,
Phía Bắc giáp Quảng Nam, Quảng Ngãi, phía Đông giáp Bình Đình đến Bình
Thuận, phía Nam giáp Bình Phước, phía Tây giáp Cam-pu-chia và Lào, được
bao bọc bởi dãy Trường Sơn nam.
Với vị trí địa lý trên Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Ai nắm được
Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương” vì đây là địa bàn chiến lược
quan trọng, Tây Nguyên được coi là nóc nhà chung của Đông Dương là ngã ba
Đông Dương với cửa khẩu Bờ Y vì vậy Bộ chính trị đã quyết định chọn Tây
Nguyên là địa bàn tấn công đầu tiên.
GV có thể đặt câu hỏi tiếp theo:
Khi tấn công vào Tây Nguyên ta đã đánh vào tỉnh nào trước, vì sao?
Qua tìm hiểu HS có thể trả lời: quân ta đánh vào Buôn Ma Thuột trước.
Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định đây là “điểm huyệt” của cuộc tấn công.
Trong cuốn hồi ức “Tổng hành dinh mùa xuân đại thắng” Đại tướng Võ Nguyên
Giáp kể: “trong buổi làm việc với anh Hoàng Minh Thảo nhà nghiên cứu kế
hoạch quân sự ý kiến trước hết là nên đánh Buôn Ma Thuột vì đây là thị xã lớn
nhất, là nơi hiểm yếu, là nơi sơ hở nhất của địch”. Qua đó HS thấy được tầm
quan trọng về vị trí chiến lược của Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột.
Sau đó GV viên yêu cầu HS tường thuật diễn biến của chiến dịch trên bản

đồ và nêu ý nghĩa của chiến dich Tây Nguyên.
Tương tự với chiến dịch Huế-Đà Nẵng GV cũng yêu cầu HS xác định vị trí
trên bản đồ và tường thuật diễn biến.
14


Mục c: Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4)
GV cho HS khai thác tông tin về Hình 81-SGK Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ
Chí Minh. Ngồi giữa là Lê Đức Thọ đại diện Bộ Chính Trị ngồi giữa (tóc bạc
trắng), Văn Tiến Dũng ngồi bên phải, Phạm Hùng ngồi bên trái. Từ trái qua phải
gồm: thiếu tướng Lê Ngọc Hiển, thiếu tướng Hoàng Dũng, trung tướng Trần
Văn Trà… Qua đây HS nắm được người trực tiếp chỉ huy của chiến dịch là Đại
tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh, Phạm Hùng làm chính ủy và Lê Đức Thọ. Bộ
chỉ huy chiến dich đang họp bàn kế hoạch cho Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra
vào 8-4-1975 tại căn cứ Tà Thiết- Tây Ninh mang mật danh B2.
Trong mục này GV yêu cầu HS tìm hiểu diễn biến của chiến dịch và tường
thuật trên bản đồ. Qua tìm hiểu HS thấy được năm cánh quân của ta tiến vào các
vị trí then chốt: Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh chiếm quận 1,3 và họp
điểm tại Dinh Độc Lập, hướng Tây Bắc Quân đoàn 3 cùng các trung đoàn và sư
đoàn chặn đánh sư 25 của Quân lực Việt nam cộng hòa và hợp điểm tại dinh
Độc Lập, hướng Đông bắc Quân đoàn 4 đánh chiếm Biên Hòa- Đồng Nai về
quận 1, 2,3, hướng Tây Nam Đoàn 232 và Sư 5,Sư 9 đánh chiếm Tân An, Mĩ
Tho, chia cắt Sài Gòn với Miền Tây, đánh Long An không cho địch rút lui về
Sông Cửu Long.
GV cho HS trình bày một số bài thơ, bài hát nói về chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ví dụ Tố Hữu có bài thơ cảm xúc trào dâng khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng trong chùm thơ “Toàn thắng về ta”
Trào dâng nước mắt cứ rưng rưng
Cả Việt Nam tiến công cả miền Nam nổi dậy
Dồn dập tim ta trăm trận thắng tưng bừng

Toàn thắng về ta thật trọn vẹn…
GV có thể đặt câu hỏi: Em hãy trình bày cảm xúc của mình khi đọc bài thơ
về chiến dịch Hồ Chí Minh?
Học hết mục II giáo viên có thể trình chiếu các đoạn băng về cuộc tiến
quân của quân ta vào Sài Gòn và hình ảnh người dân Sài Gòn mừng chiến thắng
và cho cả lớp hát bài “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà hoặc bài
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” để các em được trở lại không khí hào
hùng của của đất nước trong ngày giải phóng và giáo dục tinh thần tự hào dân
tộc cho học sinh.
Sau đó GV cho HS tìm hiểu phần còn lại của bài học, luyện tập, vận dụng
mở rộng và chuẩn bị bài mới.

15


Sau khi học bài 23 thông qua các tư liệu học sinh khai thác được tôi cũng
đã hướng dẫn các em nắm được mục tiêu của bàu đề ra, khắc sâu hơn các kiến
thức cơ bản như thắng lợi quân sự lớn tạo thế và lực để giải phóng Miền Nam,
chủ trương kế hoạch giải phóng Miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 qua ba chiến dịch. Qua bài học này tôi đã rèn luyện cho các em kĩ
năng khai thác các tư liệu, kĩ năng phân tích vấn đề và năng lực tự nghiên cứu
bài học.
2.4. Hệ quả của sáng kiến kinh nghiệm

Những kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện đã tác động tích cực đến cả giáo
viên và học sinh
- Đối với học sinh:
+ Việc khai thác thông tin tư liệu giúp học sinh chủ động nghiên cứu bài
học ở nhà, xây dựng bài học trên lớp không bị thụ động như trước.
+ Các em được phát triển các năng lực của mình, tạo cho giờ học sôi nổi

hấp dẫn
+ Chất lượng bài học được nâng cao
- Đối với giáo viên:
Khi học sinh chủ động khai thác tài liệu cho bài học giáo viên giảm được
việc thuyết trình diễn giải, phải nói nhiều, thực hiện tôt phương pháp đổi mới
giáo dục lấy người học làm trung tâm.
- Kết quả điều tra khảo
sát + Bằng phiếu điều tra
+ Bằng quan sát trực
tiếp + Kiểm tra tự luận
+ Bảng kết quả đối chứng:
Năm học
Lớp
12A3

2015 – 2016
Dưới TB
Trên TB
26,6%
73,4%

2017 – 2018
Dưới TB
Trên TB
18.9%
81,1%

12A5

35,4%


64,6%

24,2%

75,8%

12A6

30,6%

67,4%

18.9%

79,1%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc vận dụng phương khai thác thông tin vào dạy học lịch sử là một việc
làm có hiệu quả cao nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu kiến
16


thức một cách chủ động và mở rộng hiểu biết. Mặt khác sử dụng phương pháp
này sẽ tăng cường khả năng tự học cho học sinh, giảm bớt những hoạt động của
giáo viên, rèn luyện ý thức tự giác trong học tập.
Biện pháp này tuy không mới nhưng là cần thiết nếu được kết hợp tốt trong
một tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những nội dung thể
hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng bài

học mà giáo viên yêu cầu học sinh khai thác thông tin tư liệu lịch sử ở mức độ
khác nhau. Nếu không sử dụng hợp lí sẽ làm giảm chất lượng bài học, mất thời
gian. Trong quá trình hướng dẫn khai thác tư liệu giáo viên nên hướng cho học
sinh vào nội dung bài học, biết phân tích, nhận xét đánh giá vấn đề bằng sự hiểu
biết của các em.
Để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh, giáo viên nên hướng cho các em tìm
hiểu nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trau dồi kinh nghiệm với đồng nghiệp để
vững chắc trong kiến thức, vững vàng trong phong cách tạo sự hấp dẫn cho bài
giảng.
Tôi đã áp dụng phương pháp này ở các bài học lịch sử lớp 12. Kết quả đạt
được là rất khả quan. Học sinh chăm chỉ, say mê với môn học lịch sử, không khí
giờ dạy sôi nổi hơn rất nhiều. Chính vì thế mà tôi thấy yêu nghề hơn và mong
muốn được đóng góp nhiều hơn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử.
3.2. Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy đối với môn học lịch sử cần phải có các phương
tiện vật chất như phòng học bộ môn, màn hình ti, băng đĩa tư liệu lịch sử để
chiếu cho các em xem các thước phim tư liệu quan trọng liên quan các sự kiện
lớn của lịch sử dân tộc. Nhưng hiện nay ở trường THPT vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu này, vì vậy tôi mạnh dạn kiến nghị với nhà trường và Sở giáo dục đào
tạo tạo điều kiện cho chúng tôi có những cơ sở vật chất trên đây để công tác dạy
và học tốt ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác

Người thực hiện


Phạm Thị Hồng

17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Cơ bản - Năm 2008. (Nxb giáo dục)
2) Sách giáo viên Lịch sử 12 – Nâng cao - Năm 2008. (Nxb giáo dục)
3) Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001. (Nxb giáo dục)
4) Những mẩu chuyện lịch sử - Năm 2001. (Nxb giáo dục)
5) Tâm lí học đại cương - Năm 2001. (Nxb giáo dục)
6) Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 – Năm 2003. (Nxb giáo dục)
7) Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
8) Phim tư liệu của Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
9) Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học THPT. (Nxb giáo dục)

19



×