Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh 12b6 trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu..................................................................................................................................................... 2
1.1. Lý do chon đề tài............................................................................................................................ 2
1.2 . Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 2
2. Nội dung của sáng kiến về công tác giáo dục nâng cao ý thức tự giác xây
dựng nề nếp tập thể của học sinh lớp 12B6 trường THPT Lê Lai................................. 2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm......................................................................... 2
2.2. Thực trạng nề nếp lớp B6 trước khi tôi chủ nhiệm...................................................... 2
2.3. Các biện pháp tiến hành nhằm nâng cao ý thức xây dựng nề nếp tập thể cho
học sinh 12B6............................................................................................................................................ 2
2.3.1. Tìm hiểu, nắm bắt thông tin từng học sinh.................................................................. 2
2.3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp mẫu mực, nhiệt tình, trách nhiệm.......................2
2.3.3. Xây dựng bảng nội quy lớp học chuẩn trên cơ sở nội quy nhà trường.........2
2.3.4. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực...............................2
2.3.5. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò, bạn bè trong lớp............................................... 2
2.3.6. Khuyến khích các em tham gia động tập thể và vui chơi lành mạnh.............2
2.3.7. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, ban nề nếp và cha mẹ học sinh..2
2.3.8 Luôn là tấm gương cho các em noi theo......................................................................... 2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................................... 2
3. Kết luận và kiến nghi....................................................................................................................... 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 2

1



1. Mở đầu
1.1. Lý do chon đề tài
Đất nước ta đang trên đà đổi mới và hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững. Bởi vây, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của
giáo dục. Và một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện.
Bản thân tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai nói
chung, chủ nhiệm lớp 12B6 nói riêng, việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự
giác chấp hành nề nếp trường lớp là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm xây
dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo
những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Ngoài ra còn có một ý
nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục ý thức tự giác là nó ảnh hưởng trực tiếp
đến phẩm chất đạo đức và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Qua thực
tế 10 năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai, tôi nhận thấy
đại đa số những lớp có kết quả học tập tốt đều là những lớp có tổ chức nề nếp
tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tập thể
các lớp có tinh thần tự giác cao sẽ góp phần xây dựng nề nếp tự giác tốt trong
nhà trường. Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi GVCN phải
xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em
một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt tập thể
một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt cho học tập. Đây là
vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo dục nhân cách
học sinh và là mối quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo và những người làm
giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu tìm hiểu qua các trang thông tin báo, mạng
cũng như qua công tác chủ nhiệm thực tiễn của bản thân trong 10 năm, tôi mạnh
dạn chon đề tài “ Một số giải pháp nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp
tập thể của học sinh 12B6 Trường THPT Lê Lai” với hy vọng chia sẻ chút
kinh nghiệm nhỏ của mình tích lũy được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm
cho các thầy cô giáo chủ nhiệm cùng học hỏi để giảm bớt gánh nặng cho nhà
trường về quản lý học sinh.

1.2 . Mục đích nghiên cứu.
Công tác chủ nhiệm trong các trường THPT nói chung và trường THPT Lê
Lai nói riêng trong hiện ngày nay luôn là một vấn đề trăn trở bởi lẽ, các em học
sinh phát triển quá sớm về thể chất nhưng nhận thức chưa trưởng thành, đứng
trước rất nhều những cám dỗ của cuộc sống hiện đại khiến các em trở nên qua
non nớt và cần lắm sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô.
Việc hình thành nhân cách chuẩn mực đạo đức cho các em không phải một
sớm một chiều có thể làm được mà đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, tìm tòi những
cách thức mới sao cho thuyết phục được các em tự giác noi theo.
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành cho các em lớp 12B6 ý thức
tự giác chấp hành nghiêm túc nề nếp trường lớp hòng chung tay với nhà trường
giảm nhẹ tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường, bản thân tôi là một
giáo viên chủ nhiệm đầy trăn trở, tôi luôn mong muốn tìm ra những hướng giải
quyết tốt nhất để hoàn thành sứ mệnh “chèo lái” của mình qua mỗi khóa học. Vì
vậy đề tài tôi chọn không nằm ngoài mục đích đó.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứa của tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là học sinh
lớp 12B6 qua 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017 ở Trường THPT Lê Lai
huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá kết quả thực hiện và duy trì nề
nếp của các em qua các năm học có chuyển biến tích cực như thế nào kể từ khi
tôi ứng dụng biện pháp quản lý mới của bản thân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài
liệu b. Phương pháp phỏng vấn
c. Phương pháp quan sát sư phạm

d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
e. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
2. Nội dung của sáng kiến về công tác giáo dục nâng cao ý thức tự
giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh lớp 12B6 trường THPT Lê Lai.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
"Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt…
của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp
hành những qui đinh của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại
lợi ích cho lớp, cho mình"[1]..
- Dựa trên cơ sở thực hiên quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và
THPT của Bộ giáo dục và đào tạo, ban hành kèm thông tư 58/2011/TT – BGĐT
ngày 12/12/2011.
- Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS và THPT
do BGDĐT in ấn ban hành tháng 6 năm 2011.
- Trên cơ sở bản thân có nhu cầu làm tốt công tác chủ nhiệm được nhà
trường giao cho cũng như xuất phát từ tình thương và trách nhiệm cho thế hệ trẻ
mai sau.
Tôi thiết nghĩ, việc hình thành cho các em tính tự giác chấp hành nề nếp
trường lớp là một cách thức đào tạo những con người mới cho thế kỉ 21 bởi lẽ:
"chúng ta đang sống trong một môi trường năng động tích cực của xu thế toàn
cầu hóa nên không thể đào tạo nên những con người thụ động, hèn nhát chấp
nhận sự sắp đặt chỉ bảo của người khác mà thực sự phải là con người biết làm
chủ mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng. Một thế hệ người tương lai
như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập
dượt, rèn luyện tính tự giác, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời
tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn"[3].
Thứ hai, trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện
có hiệu quả phương pháp giáo dục (PPGD) tích cực - lấy học sinh làm trung
tâm. Vậy không lẽ trong công tác chủ nhiệm (CN) chúng ta lại để tồn tại mãi

cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ vẫn là
đối tượng thực thi nhiệm vụ của thầy cô một cách vô điều kiện. Cần Phải đổi
mới, phải thực sự coi việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương
3


pháp tiến bộ và hiệu quả thiết thực nhất. Phải biến quá trình GD thành tự GD, tự
ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới
được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bi tụt hậu,
mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. [6].
Thứ ba, để thoả mãn nhu cầu tâm lý của tuổi vi thành niên. Học sinh THPT
trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể hiện mình.
Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, mà còn muốn
khám sphá chính bản thân mình. Hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý
thức muốn tự khẳng đinh mình, chứng tỏ mình, và cũng muốn tập thể công nhận
mình. Xây dựng ý thức tự giác và tinh thần tập thể không những thoả mãn tâm
lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẻ và
được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực như C.Mác và Ăngghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của
nhiều cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp” [11].
2.2. Thực trạng nề nếp lớp B6 trước khi tôi chủ nhiệm.
Đầu năm học 2015 – 2016, sau một thời gian nghỉ sản và quay trở lại
trường học, tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 11B6 thay cho một thầy
giáo khác chuyển sang làm tổ trưởng chuyên môn. Qua trao đổi và tìm hiểu sơ
bộ từ giáo viên chủ nhiệm cũ, tôi nhận thấy thành phần lớp khá phức tạp, nhiều
đối tượng học sinh cá biệt và có hoàn cảnh đặc biệt, kết quả thực hiện nề nếp,
học tập trong năm lớp 10 là tương đối thấp. Nhiều thầy cô kêu ca về sự trễ nải,
lười biếng của các em. Nội bộ lớp mất đoàn kết, thậm chí còn xảy ra xung đột
giữa các thành viên.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng công tác giáo dục đạo đức học
sinh trường THTP Lê Lai nói chung và học sinh lớp 12B6 nói riêng, tôi nhận

thấy có 2 vấn đề xảy ra.
a . Về phía giáo viên chủ nhiệm.
Đại đa số các giáo viên thường vấp phải tình trạng khó khăn chung như:
học sinh không tự giác chấp hành nề nếp: đi học muộn, nghỉ học vô lý do, trốn
tiết, thiếu dụng cụ học tập, lười học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, chống
đối giáo viên, chưa tự giác trong hoạt động tập thể, còn ỷ lại hay thiếu tự tin
trước đám đông, thụ động làm các công việc được giao như đến trực nhật muộn,
đi lao động thì thiếu dụng cụ…. Vì vậy, để lớp thực hiện tốt nề nếp đảm
bảo công tác thi đua trong nhà trường, đa số các giáo viên đều siết chặt nề nếp
bằng cách trách phạt thật nghiêm khắc, nặng nề hơn là đề nghi hội đồng nhà
trường kỉ luật những học sinh ương bướng, thậm chí nhiều giáo viên khắt khe
hơn tìm mọi cách để động viêc các em bỏ học tự nguyện. Điều này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý các em cũng như ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số
nhà trường, nhiều em bi đẩy ra xã hội qua sớm khiến các em dễ dàng bi xa ngã
rồi rơi vào con đường nghiện ngập và phạm tội. Vô hình dung chúng ta đánh
mất đi bản chất tốt đẹp của nghề trồng người, khiến các em mất đi niềm tin vào
bản chất giáo dục mà chung ta đang theo đuổi.
b.Về phía học sinh.
Do nhiều yếu tố khác nhau tác động cả bên trong lẫn bên ngoài khiến
nhiều học sinh liên tục vi phạm nề nếp trườmng lớp như: bản thân không tự
4


giác, chây lười, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu sự chia sẻ, đinh
hướng của người lớn, gia đình khó khăn, bạn bè lôi kéo, kích động, thiếu sự
đồng cảm chia sẻ của giáo viên…. Do đó các em dễ mắc phải các lỗi thường
xuyên gặp như: đi học muộn, nghỉ học vô lý do, trốn tiết đi chơi điện tử, không
học bài cũ, không làm bài tập về nhà, hút thuốc lá, không đồng phục, đeo thẻ….
Ngoài ra còn do một số giáo viên bộ môn qua dễ dãi trong việc điều tiết
lớp học khiến các em lờn, hoặc do nhiều giáo viên trẻ mới trường giảng dạy còn

thiếu kinh nghiệm khiến tiết học quá dài, các em cảm thất mệt mỏi nên sinh tâm
lý chán nản và hay ngủ gục trong giờ… Tất cả điều trên khiến các em thường
xuyên vi phạm nề nếp trường lớp, gây ảnh hưởng đến việc quản lý nề nếp lớp
học.
Vì lẽ đó tôi muốn chọn cách giáo dục tích cực hơn để giúp các em cải
thiện hành vi của mình, đồng thời hình thành nhân cách một cách tự nhiên nhẹ
nhàng nhất trong việc thực hiện nề nếp tập thể mang tính tự nguyện, tự giác
nhằm phát huy cao độ vai trò cá nhân nhân mỗi em. Đồng thời giúp tôi hoàn
thành sứ mệnh “ người lái đò” trong vai trò giáo viên chủ nhiệm trong quá trình
đang chủ nhiệm lớp 12B6 – trường THPT Lê Lai năm học 2015 – 2016 và 2016
– 2017 minh chứng.
2.3. Các biện pháp tiến hành nhằm nâng cao ý thức xây dựng nề nếp
tập thể cho học sinh 12B6.
2.3.1. Tìm hiểu, nắm bắt thông tin từng học sinh.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm muốn hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của
mình, muốn đề ra biện pháp giáo dục hiệu quả thì trước hết giáo viên đó phải
hiểu học sinh, phải nắm bắt được đầy đủ thông tin cần thiết từng học sinh.
Do vậy, ngay từ buổi đầu tiên nhận lớp, tôi tiến hành ngay công tác điều
tra qua phiếu mẫu sau đây và phát cho các em điền đầy đủ thông tin mà tôi yêu
cầu.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và tên………………………………………………………………
2. Ngày tháng năm sinh………………………………….. Dân tộc:………..
3. Là con thứ …………………………..trong gia đình.
4. Họ tên bố:……………………….. Nghề nghiệp………………………..
5. Họ tên mẹ :……………………….. Nghề nghiệp………………………..
6. Hoàn cảnh gia đình: ( khá giả, đủ ăn, nghèo, nghèo đặc biệt)………….
……………………………………………………………………………
7. Kết quả học tập năm học trước: ……………………………………….
8. Môn học yêu thích:………………………………………………………..

9. Môn học cảm thấy khó…………………………………………………
10. Sở thích:………………………………………………………………….
Sở trường, Sở đoản:……………………………………………………..
Những người bạn thân nhất: ……………………………………………..
……………………………………………………………………………
Ước mơ khi ra trường:……………………………………………………
5


Đia chỉ gia đình:…………………………………………………………
Số điên thoại của gia đình:………………………………………………
Qua mẫu phiếu này, tôi có thể nắm bắt một cách đầy đủ nhất thông tin về
các em để ghi vào sổ điểm cũng như sổ chủ nhiệm. Quan trọng hơn cả tôi đã có
nguồn tư liệu sinh động về từng đối tượng học sinh để bước đầu hiểu phần nào
đó về tâm sinh lý của các em, điều này sẽ rất có lợi cho tôi trong quá trình giảng
dạy, dẫn dắt, quản lý và giáo dục các em.
Cụ thể: Trong tổng số 38 em, lớp có tới 9 em thuộc hộ nghèo, trong có có
3 em hoàn cảnh rất đặc biệt.
Em Lê Thị Duyên sống tại làng Thống Nhất, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc
Lặc, là con cả trong gia đình có bố nghiện rượu, thường hay mắng chửi em vô lý
thậm chí đến tận trường học để chửi bới làm em rất xấu hổ, em trai sinh ra đã tật
nguyền bẩm sinh. Mẹ là lao động chính nhưng đau ốm thườn xuyên.
Em Phạm Đình Dương sống tại làng Xuân Thành, xã Kiên Thọ, huyện
Ngọc Lặc cũng là con cả trong gia đình, cách đây 4 năm em gái 8 tuổi đi học về
bi tai nạn giao thông cướp đi tính mạng, một thời gian sau bố em cũng bi tai biến
liệt toàn thân phải nằm một chỗ, mẹ sinh em bé đến nay mới được 2 tuổi. Mọi
gánh nặng cơm áo đè lên đôi vai của mẹ để em có cơ hội học hành.
Em Bùi Hạnh Minh làng Môn Tía, xã Nguyệt Ấn, bi bệnh tim bẩm sinh
nên sức khỏe yếu, hàng tháng phải đi tiêm truyền liên tục.
Từ hoàn cảnh các em trên tôi nhanh chóng nắm bắt tâm lý gần gũi động

viên kip thời về mặt tình cảm, cùng một số em trong ban cán sự lớp đến tận gia
đình các thăm hỏi chia sẻ khó khăn với gia đình các em, đồng thời phối hợp với
Ban giám hiệu nhà trường, hội chữ thập đỏ và các bạn trong lớp tìm cách giúp
đỡ các đối tượng học sinh trên về vật chất và tinh thần để các em có thêm nghi
lực tiếp tục đến trường đầy đủ.
Có lẽ được sự quan tâm kip thời của thầy cô và các bạn nên cả ba em đi
học rất chuyên cần và chăm chỉ, nhất là em Nguyễn Thi Duyên liên tục 2 năm
lớp 11 và 12 đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đạt giải khuyến khích học
sinh giỏi cấp tỉnh môn lich sử lớp 12.
Em Phạm Đình Dương có điểm tổng kết tăng vượt so với năm lớp 10 đạt
7.5 và 7,7 trong hai năm lớp 11 và 12 tôi chủ nhiệm. Cả 2 em Duyên và Dương
đều nằm trong số những học sinh thường được xét trao trặng học bổng của gia
đình giáo sư Lê Viết Ly, học bổng Doãn Tới, học bổng mía đường Lam Sơn.
Ngoài ra còn có em Lê Thương Thương làng Bứa, xã Phùng Giáo, tuy
sinh ra trong gia đình nhà giáo cả bố mẹ đều là giáo viên tiểu học nhưng em rất
lỳ lợm, có mối quan hệ ngoài xã hội khá phức tạp, ở trọ nhưng thường xuyên đi
học muộn hoặc nghỉ học vô lý do. Tôi phải tìm tới tận nhà trọ để động viên em
đi học hằng ngày, thậm chí mỗi sáng tôi tình nguyện làm chiếc đồng hồ báo thức
gọi điện thoại cho em vào lúc 6 giờ sáng nhắc nhở em dậy. Đôi khi tôi lại bắt
chuyện với em để tìm hiểu về tâm sinh lý của em hòng tạo cho em cơ hội chia sẻ
mong muốn, nguyện vọng của mình, tạo mối thân tình giúp em tin vào bản thân
6


sẽ thay đổi. Sau một thời gian kiên trì, đến học kì II, tình trạng đi học muộn và
nghỉ học của em đã cải thiện rõ rệt.

7



2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp mẫu mực, nhiệt tình, trách nhiệm.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là hết sức quan trọng
để có thể giúp tôi trong công tác quản lý các thành viên trong lớp. Năm học
trước đã có nhưng là do giáo viên chủ nhiệm chỉ đinh vì các em mới vào lớp 10
còn bỡ ngỡ và chưa hiểu gì về nhau, nhưng năm lớp 11 các em đã có một qua
trình học tập và làm việc cùng nhau, hiểu rõ về nhau nên các em hoàn toàn có
quyền tự quyết đinh ai sẽ là người được mình lựa chọn để lãnh đạo lớp. Ban cán
sự lớp bao gồm một cơ cấu đã có sẵn là:
Ban chấp hành chi đoàn-> Lớp trưởng -> Các lớp phó -> Các tổ
trưởng -> Các cán sự bộ môn
Lựa chọn đội ngũ cán sự lớp theo quan điểm: Chọn đúng người, giao đúng
việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những
cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vi trí. Đảm bảo có sự phân
công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vi trí,vai trò trách nhiệm
- Đảm bảo mỗi em nhận thức được vi trí, trách nhiệm (nội dung công việc
phải thực hiện) của mình trong cả vai trò độc lập và vai trò phối hợp theo quan
hệ dọc, ngang với những vi trí khác trong tập thể lớp trên cơ sở thực hiện các
nhiệm vụ có mối quan hệ phụ thuộc tích cực.
- Đảm bảo mỗi em được bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch, tổ chức
côngviệc, ghi chép,… thông qua hướng dẫn của GVCN, phát huy tối đa sự chủ
động, sáng tạo của từng em và thường xuyên rút kinh nghiệm qua thực tiễn công
việc.
- Đảm bảo luân phiên vai trò tự quản của HS sao cho nhiều HS có cơ hội
thể hiện khả năng và rèn luyện kĩ năng quản lí, gương mẫu đối với các bạn, đồng
thời qua đó HS nào cũng được trải nghiệm đầy đủ các vi thế. Đây cũng chính là
một biện pháp hình thành, giáo dục kỉ luật tích cực cho HS.
Sau đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vi trí trong bộ máy điều
hành lớp:
* Lớp trưởng là người chiu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN
lớp. Chiu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động

của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
đinh của nhà trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy
đinh, nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề
nếp tự quản trong HS.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn
luyện và đời sống.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét
học bổng, đề nghi thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp.
Cụ thể là : Quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng
hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng.
* Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc,
nhắc nhở việc thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ của cán sự bộ môn và tổng
hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng.
8


* Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao
động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần/
tháng.
* Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn
nghệ, tập các bài hát truyền thống và tổ chức các hoạt động khác cho lớp vào tiết
sinh hoạt 15 phút các ngày 2,4,6 hàng tuần và tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh
hoạt cuối tuần/ tháng.
* Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp
trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của các thành viên trong tổ qua
sổ theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng tuần để
xếp loại thi đua.
* Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành

tổ khi tổ trưởng vắng.
* Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục học sinh của
bàn.
* Nhiệm vụ đội cờ đỏ: Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỉ luật,
thực hiện nội quy của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, tháng cho lớp trưởng
và báo cáo giáo viên chủ nhiệm.
* Các cán sự chức năng như:
- Cán sự bộ môn: Điều hành tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo phân công
thờikhóa biểu. Có nhiệm vụ liên hệ với GV bộ môn, đề đạt nguyện vọng của
lớp, xin ý kiến GV bộ môn… nhằm giúp lớp học bộ môn có hiệu quả.
- Cán sự đời sống chiu trách nhiệm thu giữ quỹ lớp, quản lí chi tiêu cho
cáchoạt động chung của lớp, phối hợp với BCS lớp trong việc cơ cấu giải
thưởng và chuẩn bi phần thưởng cho các thành phần đươc khen thưởng ở cuối
tuần/tháng/học kì.
- Thư kí lớp: Bảo quản, ghi chép nhật kí, nghi quyết, biên bản họp lớp.
Như vậy, mỗi học sinh trong lớp cũng có thể tham gia làm cán sự lớp từ
lớp trưởng đến bàn trưởng, trong thời gian 2 đến 3 tháng, sau đó lại đổi nhiệm
vụ ở các vi trí khác. Với các vi trí từ lớp trưởng đến bàn trưởng trong 1 năm học
GVCN có thể đảo vi trí vài lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham
gia làm cán sự lớp ở những vi trí khác nhau. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các
em ở các vi trí cán sự lớp khác nhau, sao cho học sinh nhút nhát cũng có cơ hội
đảm nhiệm các công việc đơn giản như bàn trưởng để các em tự tin và tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn. GVCN cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm, qua đó các em biết chia
sẻ, học tập lẫn nhau, và tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao.
GVCN nên khuyến khích mỗi học sinh phát huy tính sáng tạo, cách điều hành
riêng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Với việc phân công trách nhiệm rõ ràng
cụ thể trên, tôi đã tạo cho mình một cỗ máy hoạt nhip nhàng, công suất và hiệu
quả kể cả khi tôi vắng mặt. Đồng thời giáo dục các em ý thức tự chủ hành vi của
mình trước tập thể chứ không vì cưỡng ép mới chiu tuân thủ .


9


2.3.3. Xây dựng bảng nội quy lớp học chuẩn trên cơ sở nội quy nhà
trường.
Muốn xây dựng ý thức tự giác cho học sinh trong lớp, ngoài việc xây dựng
đội ngũ cán bộ lớp giúp việc hiệu quả thì công việc tiếp theo là phải đưa ra bảng
nội quy lớp học chuẩn dựa vào đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm cũng như tuân
thủ theo nội quy nhà trường. Bảng nội quy lớp là kim chỉ nam cho mọi hành
động của các em trước các hành vi của mình. Điều này góp phần đinh hình cho
các em biết nên và không nên làm điều gì với mục đích ngăn cản những hành vi
chưa tốt, động viên khuyến khích ý thức hăng hái, đoàn kết xây dựng tập thể lớp
ngày càng vững mạnh.
Bảng nội quy phải được sự thông qua hội phụ huynh trong lớp và các em
để thảo luận bàn bạc bổ sung sửa chữa những điểm chưa phù hợp và thêm vào
những điểm khuyến khích các cá nhân tích cực trên tinh thần dân chủ tích cực.
Nội quy quy đinh rõ các thưởng phạt phân minh sau khi xếp loại hàng tuần qua
kết quả đánh giá theo dõi của ban cán sự lớp.
Sau khi được thống nhất thông qua, tôi in và phát cho mỗi em giữ một bản
trong năm học làm căn cứ phấn đấu và bảo vệ quyền lợi khi xếp loại ( có phụ lục
kèm theo). Đồng thời phát động phong trào thi đua giữa các tổ để giáo dục các
em ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
Trên cơ sở nội quy lớp cùng với ban các sự theo dõi đánh giá hàng tuần
một cách chặt chẽ sát sao, vào giờ sinh hoạt cuối tuần dưới sự chỉ đạo của lớp
trưởng và bí thư, các tổ trưởng tự giác lên xếp loại tổ viên. Để đảm bảo tính
khách quan giữa các tổ, tôi cho các em theo dõi chéo giữa các tổ với nhau, cứ 1
tháng lại thay đổi theo dõi một lần, cứ như vậy, tổ nào nhất sẽ được thưởng phần
quà giá tri 20.000 đồng, tổ bét sẽ phải trực nhật cả tuần. Riêng những bạn vi
phạm nặng ngoài việc hạ hạnh kiểm tuần, sẽ bi phạt mang phân chuồng hoai

mục để làm công trình thanh niên hoặc lao động dọn cỏ vườn cam nhà trường.
Những em có thành tích tiến bộ thì được tuyên dương trước lớp.Từ hoạt động thi
đua này, tôi đã đánh vào sự tự ái của các em cũng như ý thức tập thể để khỏi làm
ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ, nhiều em bi các bạn phê phán nhắc nhở
hoặc kèm cặp đã buộc các em phải thay đổi hành vi của mình mà tiến bộ lên.
Có lẽ vì vậy mà chỉ sau một thời gian thực hiện, nề nếp lớp tôi đã có sự
tiến bộ vượt bậc. Nhiều tháng liên tiếp trong hai năm học được xếp tốp đầu nhà
trường trong phong trào thi đua nề nếp cũng như xếp loại cuối năm.
Từ hiệu quả của bảng nội quy trên, nhiều giáo viên chủ nhiệm đã học tập
tham khảo và xin được chia sẻ để ứng dụng vào lớp mình chủ nhiệm và cũng
bước đầu đem lại hiệu quả tích cực như lớp 11A6 của cô Cao Quỳnh Như, lớp
10C1 của cô Lê Thi Liễu, Lớp 11A7 của cô Hòa Thi Loan….
2.3.4. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Năm học 2018 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi
đua xây dựng “ lớp học thân thiện, học sinh tích cưc” nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đặc biệt hình thành nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh
[1].Phong trào này đã được nhân rộng trong nhiều trường học nhưng chủ yếu là
bậc mầm non và tiểu học, còn các trường THPT thì hầu như hiếm, nhất là trường
THPT Lê Lai khi mà các em chiu nhiều áp lực về học tập khiến chúng ta
10


quên đi việc phải tạo cho các em cảm giác an toàn, hứng khởi khi đến lớp. Vì
vậy tôi muốn biến lớp học thành niềm tự hào của các em, thành nơi các em
muốn đến và cảm thấy an tâm mỗi ngày.
Một phong trào thi đua trang trí lớp học được các em bắt tay vào thực hiện
nhanh chóng, tôi giao cho các tổ tự trang trí và bảo quản đồ dùng cũng như công
tác vệ sinh khu vực tổ mình phụ trách: 4 tổ 4 góc lớp. Các em đã tự kiếm cây
xanh và các bình nhựa không dùng đến làm bình trồng cây treo và để cửa sổ của
tổ mình, một số em khéo tay hơn thì cắt hoa trang trí, vẽ báo trường, tranh ảnh

để treo.
Cùng với trang trí lớp là hoạt động thi tổng dọn vệ sinh lớp học để có một
môi trường sạch sẽ trong lành, công tác này được tiến hành đinh kì mỗi tháng
một lần vào khoảng chiều thứ 7 tuần thứ 4 của tháng. Công việc này tôi giao cho
lớp phó lao động và các tổ trưởng tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên với
các dụng cụ cụ thể gồm: giẻ lau, chổi, chậu, chổi lau sàn, nước rửa kính chổi
quét mạng nhện, bàn chải đánh rêu. Đồng thời, chỉ rõ những nhiệm vụ các em
cần làm: quét mạng nhện trần nhà, lau quạt, rèm cửa, của sổ, kính, cây trang trí,
bàn máy tính, bàn học, nền nhà, lan can và hàng tùng trước lớp. Tổ hoàn thành
tốt sẽ được cộng điểm thi đua của tháng để xét trao giải thưởng, tổ không hoàn
thành sẽ bi phạt chăm sóc hàng tùng trước lớp.
Thành quả chúng tôi nhận được là một lớp học luôn sạch sẽ, ngăn nắp gọn
gàng. Tạo sự hứng khởi cho cả giáo viên lần học sinh mỗi ngày đến lớp. Đồng
thời giáo dục cho các em ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh ngôi nhà chung của mình
mỗi ngày cũng như tạo không khí thi đua giữa các tổ, giúp các em hiểu nhau
hơn, cộng đồng trách nhiệm cao hơn trong bảo vệ môi trường cảnh quan xung
quanh mình.
2.3.5. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò, bạn bè trong lớp.
Một trong những yếu tố quan trọng để có thể giúp các em hình thành ý
thức tự giác trong phong trào xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh đó là phải
thiết lập được mối quan hệ thầy – trò, bạn bè trong lớp.
Trong mối quan hệ thầy – trò.
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chiu ơn - ban ơn; bề trên- kẻ dưới;
giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân cônghợp tác. Thầy thiết kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc- trò làm theo mẫu
của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi
yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu
học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng
mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không
phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan
hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện.

[6].
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế
nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức
kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
11


- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của các em. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi
đứng, nói năng, cách ăn mặc, thái độ,... để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí
do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ
các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em.
Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm
mất đi hình tượng mẫu mực đáng tôn thờ của các em. Thậm chí có em sẽ oán
hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có
nhiều người đến nhà vận động.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em
học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là
do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bi mất căn bản từ các
lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những
điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh
phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi
bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống
hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến
việc học của con cái, thậm chí các em còn bi mắng chửi, bi đánh đập ... Những
sóng gió đó đã tác động đến tâm lí hành vi, cản trở việc học tập của các em. Nếu
như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng

đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò
sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài,
làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp
riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng
nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu
nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kip thời, ca ngợi
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra
ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen,
tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng
hoàn thiện hơn.
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm
của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một
người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy
trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao
dung, đức vi tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa
học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân
hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như
vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
* Thiết lập mối quan hệ bạn bè.
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết
trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
12


Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ
bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học
bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò,
đặc biệt là những lớp cuối cấp. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay

nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay rỗi hay hờn giận. Còn các
em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì
nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng
học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này.
Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề
nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học
tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự
hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Trước hết việc phân chia chỗ ngồi cho các em phải đảm bảo tính khách
quan, qua tìm hiểu thông tin từ các em qua bản sơ yếu lý lich, tôi chia đều các
em có học lực khá, giỏi về các tổ để kèm các bạn yếu hơn. Đồng thời chia đều
học sinh các xã, chia đều số lượng học sinh nam trong lớp để đảm bảo tính cân
đối và tránh trường hợp các bạn chia bè phái cục bộ. Ngoài ra, tôi cắt cử những
học sinh thật sự gương mẫu có trách nhiệm kèm cặp những học sinh chưa ngoan
để nhắc nhở động viên các em cùng cố gắng. Bằng cách này tôi đã hạn chế được
rất nhiều các lỗi vi phạm nhỏ của các em.
Ví dụ như năm học 2015- 2016, trong lớp có 2 em : Trinh Thi Hồng và Vũ
Thi Nga học lực yếu, thường xuyên đi học muộn, nghỉ học vô lý do, lười học bài
cũ... Biết được điều đó, tôi đã mạnh dạn giao em Hồng cho em Nguyễn Thi Hà
giúp đỡ, giao em Vũ Thi Nga cho em Nguyễn Thi Quỳnh kèm cặp. Kết quả là cả
2 em đã tiến bộ rõ nét trong học tập vươn lên đạt học lực TB, việc chấp hành nề
nếp cũng cải thiện rất nhiều. Đồng thời các em đã trở thành những người bạn tốt
của nhau.
- Tôi khuyến khích phong trào “điều em muốn nói” để học sinh tự viết ra
những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của cô giáo, lớp trưởng, lớp
phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn.
Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả
lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì

tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học
sinh bi bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kip thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và
bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
- Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc
của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật tháng cho học sinh có ngày sinh nhật trong
tháng đó ngay tại lớp học trong giờ sinh hoạt cuối tuần của tuần cuối trong mỗi
13


tháng. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết đinh. Nhưng chủ yếu
chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục
ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Lớp có nhiều em gia đình thuần nông, gia cảnh
nghèo khó nên nhiều em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh nhật, chưa bao
giờ được nhận một món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ
chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.
2.3.6. Khuyến khích các em tham gia động tập thể và vui chơi lành
mạnh.
Lứa tuổi các em đang trưởng thành và muốn khẳng đinh, vì vậy tạo cơ hội
cho các em phát huy sự năng động, sáng tạo và sở trường cũng là một cách để
giáo dục các em khám phá chính bản thân mình, rèn luyện sự tự tin trước đám
đông, giúp các em chững chạc hơn khi bước ra ngoài xã hội. Vì vậy, khi tổ chức
cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em
“học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành
và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với
các em. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết
nối, đoàn kết các em lại với nhau.

Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi
có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt
ngoài giờ lên lớp.
* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa.
Trên tinh thần “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” , trong giờ sinh
hoạt 15 phút hằng ngày , thay vì sinh hoạt cứng nhắc dựa trên quy đinh đoàn
trường phân công gồm thứ 2,4,6 hát tập thể, thứ 3,5,7 chữa bài tập khiến các em
nhàm chán dẫn đến sinh hoạt ồn hoặc nói chuyện làm việc riêng trong lớp. Tôi
đã chủ động hướng dẫn các em tự tổ chức các hoạt động theo chủ đề cô hướng
dẫn. Ví dụ như tôi quy đinh thứ 2 lớp phó văn nghệ sẽ tập hát các bài truyền
thống, các buổi còn lại các em sẽ chơi các trò chơi do bí thư và lớp phó văn nghệ
phụ trách. Do lớp được lắp máy chiếu nên các em đã sử dụng làm phương tiện
đổi mới sinh hoạt tập thể như trò chơi đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, thảo luận về
một vấn đề liên quan đến văn hóa học đường như trang phục, đầu tóc chưa
chuẩn mực, hút thuốc lá, chơi game ... xem các đoạn video clip về lich sử dân
tộc, thời sự thế giới... [11]. Cũng có thể cho các em cùng tổ chức trò chơi ngắn
như: thượng đế cần gì, giải câu đố, con thỏ ăn bằng gì hoặc đọc các câu chuyện
ngắn ý nghĩa và mang tính giáo dục... Từ những nội dung phong phú trên, tôi đã
mang lại cho các em một tâm lý thoải mái trước khi bước vào tiết học, đồng thời
giúp các em rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể và tinh thần tự chủ trước hành
vi của mình.
* Khơi dậy và phát huy tiềm năng của các em qua họat động tập thể và
vui chơi lành mạnh ngoài giờ lên lớp.
Muốn học sinh có ý thức tự giác thì phải phát huy được thế mạnh của các
em, lôi cuốn các em vào các hoạt động tập thể nhằm phát huy cái tôi của các em.
Vì vậy, ngoài những giờ học chính khóa trên lớp, tôi thường tạo cho các em
những sân chơi nhỏ để các em thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình. Phải
nói rằng, lớp tôi có nhiều em có năng khiếu riêng nhưng chưa mạng dạn, do đó
14



tôi đã động viên các em năng nổ tham gia các cuộc thi do nhà trường hoặc lớp
phát động như rung chuông vàng, văn nghệ chào mừng 20/11, thi cắm hoa 8/3,
gói bánh chưng truyền thống, bước nhảy học đường, giải bóng chuyền vào dip lễ
kỉ nệm này thành lập Đoàn 26/3.
Đặc biệt tôi tổ chức hội thi thiết kế thời trang mang tên “Bộ sưu tập thiên
đường rác”. Mỗi tổ thiết kể 3 đến 4 bộ trang phục với chất liệu từ rác thải học
đường, chỉ sau một thời gian ngắn trong 3 ngày, tranh thủ giờ ra chơi hay cuối
mỗi buổi học các em thu lượm nguyên liệu và thiết kế nên những bộ trang phục
rác hài hước có, nghệ thuật có và hơn thế nữa là sự độc đáo có một không hai
của lứa tuổi học trò.
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi
cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan
trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học
sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh
ngày càng nâng cao. Ý thức trách nhiệm với lớp cũng nâng cao hơn hẳn. Thành
quả của sự cố gắng nỗ lực của các em từ các hoạt động tập thể đã được đoàn
trường ghi nhận và tặng giấy khen chi đoàn xuất sắc.
2.3.7. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, ban nề nếp và cha mẹ
học sinh.
Muốn giáo dục ý thức tự giác cho học sinh không chỉ tôn trọng nề nếp tập
thể mà cả ý thức tự học, ngoài vai trò giáo viên chủ nhiệm luôn sát sao cùng các
em thì giáo viên bộ môn, ban nề nếp cũng như cha mẹ các em là những yếu tố
vô cùng quan trọng để rèn luyện uốn nắn các em ở mọi nơi mọi lúc.
- Đối với giáo viên bộ môn, tôi trao đổi trực tiếp và nhờ cậy các thầy cô
quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ những em yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, còn
những em hay quậy phá mong thầy cô hay nhắc nhở giùm và có vấn đề gì đặc
biệt thì báo ngay lại cho tôi để tôi có biện pháp xử lý phù hợp.
- Đối với ban nề nếp nhà trường, do không phải lúc nào tôi cũng sát sao bên
cạnh các em được nên tôi nhờ thường xuyên theo dõi thông tin kip thời các em

vi phạm trật tự kỷ luật để nhắc nhở chấn chỉnh, giúp các em phải ý thức được
rằng ở mọi nơi mọi lúc các em luôn có người theo dõi, những trường hợp học
sinh ngang ngược tôi mời Ban giám hiệu phối hợp giáo dục.
- Đối với cha mẹ các em, việc đầu tiên trong buổi họp phụ huynh là tôi phải
lấy được số điện thoại để tiện liên lạc và quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp. Đề
nghi gia đình phối hợp chặt chẽ với tôi để quản lý các em. Trên cơ sở bảng nội
quy lớp, tôi thẳng thắn kính mong các bậc phụ huynh cùng tôi đốc thúc các em
chấp hành nghiêm túc nội quy trường lớp như không bao che cho con, nếu các
em có biểu hiện đặc biệt phải thông báo kip thời. Tôi quy đinh trừ trường hợp
học sinh ốm đau, nhà có đám hiếu thì không em nào được phép nghỉ, khi xin
nghỉ phải đích thân phụ huynh liên lạc tôi mới chấp nhận. Có những hôm các em
nghỉ vô lý do, lập tức tôi thông tin về gia đình để tìm hiểu lý do vì sao nghỉ để
theo dõi các em đến trường hay không. Vì vậy tình trạng các em nghỉ học vô lý
do đã cải thiện rõ rệt.
Một số trường hợp học sinh thường đi học muộn như em Nguyễn Thi Lan,
em Lê Thi Phương Dung, em Vũ Thi Nga, Lê Thi Thanh Hoa… Tôi liên lạc với
15


gia đình các em tìm hiểu lý do và động viên gia đình cố gắng đốc thúc các em
dạy sớm chuẩn bi sớm để đến lớp cùng các bạn. Nhờ sự phối hợp nhip nhàng
trên, tôi đã gặt hái thành quả sau những cố gắng miệt mài của mình các em đã tự
giác hẳn về nề nếp tập thể. Đồng thời không khí thi đua giữa các thành viên
trong lớp vì tập thể cũng được nâng cao.
2.3.8 Luôn là tấm gương cho các em noi theo.
Để học sinh tự giác chấp hành nề nếp và tham gia các hoạt động xây dựng
tập thể là cả một công trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi của giáo viên chủ nhiệm.
Chúng ta không thể làm tốt nếu chúng ta không đi đầu và gương mẫu. Muốn lời
nói của chúng ta có trọng lượng, chúng ta phải khiến các em nể phục chúng ta.
Vậy làm thế nào để các em phải nể phục mà tự giác chấp hành? Đây là một câu

hỏi lớn nhưng tôi đã làm được.
-Trước hết, tôi luôn tôn trọng giờ giấc đến trường. Chưa bao giờ tôi đến lớp
khi trống 15 phút đã điểm. Vì vậy khi các em đi học muộn, thấy cô đã ngồi trong
lớp tự khắc các em sẽ e ngại mà phải sửa đổi.
-Thứ hai, khi đứng trước các em tôi luôn trang phục chỉnh tề, đầu tóc gọn
gàng, đeo thẻ sơ vin. Khi phát hiện em nào trang phục còn sộc sệch, đối phó tôi
nhẹ nhàng nhắc nhỏ các em chỉnh sửa ngay ngắn hoặc em nào quên chưa đeo
thẻ thì nhắc nhở các em đeo vào.
- Thứ 3, để giáo dục sự chuyên cần của các em thì bản thân tôi cũng phải là
người chuyên cần trong công việc. Tôi luôn tự ý thức trách nhiệm của mình là
phải hoàn thành vai trò người thầy trên bục giảng khi lên lớp cũng như khi ở
nhà. Vì nếu tôi lười biếng, hay lơ là công việc, ỷ lại… tôi sẽ không thể nói được
các em. Trong năm học, tôi cố gắng thu xếp công việc cá nhân ổn thỏa để không
nghỉ việc chuyên môn, có những hôm tôi mệt phải truyền nhưng đến giờ sinh
hoạt cuối tuần vội rút kim và lên lớp trong khi tay còn chảy máu. Giường như sự
nỗ lực của tôi đã khiến các em phải nể trọng và cảm động tự nhắc nhở nhau
không nên ngang bướng và ngoan ngoãn hơn để khỏi phụ lòng cô.
- Thứ tư, lời nói luôn đi liền với việc làm để giáo dục ý thức hành vi cho
các em. Nếu trong một buổi lao động, giáo viên đứng chỉ tay thì cũng sẽ có
nhiều em cùng đứng với giáo viên nhưng nếu chúng ta cùng làm và hướng dẫn
các em thì tất cả các em sẽ cùng làm, tất nhiên công việc sẽ hoàn thành nhanh
chóng.
- Thứ 5, trong giao tiếp với các em theo tôi, giáo viên cần có lời nói gọn,
rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ
đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ
hiểu , hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em
phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các
em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại.
Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các
em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả

lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại
cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích các khái niệm,
cách trả lời ...). Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn
ở trường... giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài
16


lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chi mà các em có thể tin
tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng
nhân ái.
“Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân
minh, kip thời, công bằng đối với tất cả học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không
được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức
nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm,
lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công” [4]..
Như vậy, với những biện pháp giải quyết trên đây của tôi tuy chưa thật
hoàn hảo song tôi hy vọng sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm của các thầy cô giáo
trường THPT Lê Lai chút kinh nghiệm nhỏ để cùng nhau làm tốt “sứ mệnh
người lái đò” của mình qua mỗi khóa học. Để chung tay với nhà trường làm tốt
công tác quản lý học sinh và giúp các em tự tin vững bước ra xã hội khi chúng ta
không còn ở bên các em nữa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua hai năm ứng dụng kinh nghiệm nhỏ của cá nhân trong quá trình dìu dắt
và giảng dạy ở lớp B6 trường THPT Lê Lai, tôi đã thu lượm được kết quả rất
khả quan ý thức chấp hành nề nếp và tinh thần tự chủ trước tập thể của các em
được nâng lên rõ rệt so với năm học 2014 – 2015, điều này đã được nhà trường
và đoàn trường đánh giá cao và ghi nhận qua bảng thi đua xếp loại của ban nề
nếp cụ thể như sau:
*Năm học 2014 – 2015
Sĩ số lớp: 43

Xếp loại thi đua: Học kì I: xếp thứ 15. Học kì II: xếp thứ 13. Cả Năm: xếp
thứ 14/25 lớp.
*Năm học 2015 – 2016.
Sĩ số lớp: 42
Xếp lọai thi đua: Học kì I: xếp thứ 1. Học kì II: xếp thứ 1. Cả Năm: xếp thứ
1/24 lớp.
Đạt danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc. Chi đoàn có thành tích xuất sắc
trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.
*Năm học 2016 – 2017.
Sĩ số lớp: 38
Xếp lọai thi đua: Học kì I: xếp thứ 1. Học kì II: xếp thứ 3. Cả Năm: xếp thứ
2/23 lớp.
Đạt danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc. Chi đoàn có thành tích xuất sắc
trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.
- 100% lên lớp thẳng, 100% hạnh kiểm tốt.
- Có 2 giải ba và 1 khuyến khích bài dự thi " Em yêu lich sử xứ Thanh", 1
giải ba cuộc thi " Bác Hồ với Thanh Hóa....", 4 giải khuyến khích học sinh giỏi
cấp tỉnh các môn văn hóa.
- Không có học sinh bi trách phạt, kỉ luật trước toàn trường; học sinh đến
trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh
gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bi tai nạn giao
thông.
17


Từ thành quả lao động của cô và trò chúng tôi như trên, tôi nhận thấy muốn
quản lý tốt học sinh, uốn nắn các em thành những trò ngoan đòi hỏi chúng ta
phải dày công vun đắp bằng chính tình yêu thương của mình, sự bao dung vi tha
và cũng như thái độ ân cần của chúng ta, sự quan tâm đúng mực của cha mẹ thầy
cô và các cấp lãnh đạo sẽ là cách giáo dục tích cực nhất để giúp các em trưởng

thành hơn khi bước ra xã hội. Và tôi chắc chắn rằng nếu cả xã hội cùng chung
tay, chúng ta sẽ đào tạo được những học trò có ích cho xã hội.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Công tác giáo dục quản lý học sinh trong thời đại ngày nay không hề đơn
giản mà là quá trình xuyên suốt trong công tác giáo dục và đào tạo của người
giáo viên. Để có được một tập thể đoàn kết vững mạnh thì người cầm lái phải
vững tay, phải biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng xây dựng và bồi dưỡng tính
sáng tạo, ý thức tự chủ trước mọi hành vi của các em trước tập thể. Để làm được
điều này, không chỉ đơn thuần thông qua hoạt động học tập trên lớp, các tiết sinh
hoạt cuối tuần mà còn phải thông qua các hoạt động đa dạng như: hoạt động văn
hoá văn nghệ, thể dục, lao động, công tác xã hội tự nguyện như vệ sinh môi
trường, ....; đây là dip để các em thể hiện sự thống nhất giữa trí và đức giữa tình
cảm và lý trí, giữa nhận thức và hành động , giúp các em hiểu, yêu thương, giúp
đỡ nhau hơn và cũng thông qua các hoạt động này các em được giáo dục trong
tập thể, bằng tập thể; hơn thế nữa các em còn khẳng đinh được mình trong tập
thể. Và trên hết, thái độ, nhân cách, tình cảm của các em đối với xã hội, với quê
hương làng xóm,với cộng đồng ... sẽ hình thành và được chia sẻ.
Do đó, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững nguyên tắc giáo dục và nghệ
thuật thu hút để tổ chức học sinh tham gia một cách tự giác, tự kiểm tra đánh giá
hoạt động của mình một cách trung thực. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự
tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Kiến nghị
Với tư cách cá nhân của một giáo viên luôn đề cao tinh thần trách nhiệm
trong công việc giảng dạy cũng như chủ nhiệm, thông qua đề tài sáng kiến kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất những mong muốn của
tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của
công tác giáo dục học sinh trong nhà trường nói chung.
- Với giáo viên, cần có những hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm

như bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn; Cần tổ chức các hội nghi đinh kì,
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp của những giáo viên chủ
nhiệm giỏi để đưa chất lượng giáo dục toàn diện ngày cầng đi lên đáp ứng yêu
cầu đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng của ngành giáo dục hiện nay.
- Với sinh viên sư phạm, cần có môn học về phương pháp chủ nhiệm tách
riêng và dành quỹ thời gian xứng đáng cho môn học này thì sẽ giúp các thầy cô
mới ra trường, vào nghề không bỡ ngỡ nhiều với công tác chủ nhiệm lớp như
hiện nay.
- Ban giám hiệu, các tổ chức ban ngành và đoàn thanh niên cần tăng
cường phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm hơn nữa, tạo điều kiện
18


cho giáo viên chủ nhiệm những điều kiệm tốt nhất để hoàn thành cồng việc của
mình.
- Công tác chủ nhiệm thực sự là một nhiệm vụ rất quan trọng nhưng vất
vả đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết nên cần được chế độ ưu tiên, đãi ngộ hơn
nữa.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình làm công tác
chủ nhiệm, sự hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu
sót,vì thế tôi rất mong sự góp ý chân thành của bạn bè động nghiệp để chúng ta
cùng hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý và
giáo dục nhân cách cho học sinh.
Cuối cùng tôi xin trân thành cám ơn BGH, các đồng nghiệp trường THPT
Lê Lai đã giúp đỡ tôi hoàn thành SKKN này.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết,

hoàn toàn không sao chép của bất kì ai
( Kí và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Dinh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thi phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo ra
ngày 22/7/2008.
2. Mô đun THPT 35 “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ
thông ” của Bộ giáo dục và Đào tạo.
3. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Phan Trọng Ngọ, NXB Đại
học sư phạm Hà Nội.
4. Phương pháp quản trò -Trần Phiêu - NXB Thanh niên.
5. Nghi Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
6. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Lao động.
7. Luật giáo dục và những quy đinh mới nhất về giáo dục và đào tạo, NXB
Lao động.
8. Điều lệ trường phổ thông (Ban hành theo Quyết đinh số 07/2007/QĐBGD&ĐT ngày 02/04/2007).
9. Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm.
10. Sổ tay công tác giáo viên phổ thông.
11. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet.
- Nguồn:
- Nguồn:

20



PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP 12B6
Năm học 2016 2017

21


22


Các tổ trưởng đánh giá kết quả thực hiện nề nếp học tập của tổ bạn

Gương mặt tiêu biểu của tháng được tuyên dương
23


Tiết học lịch sử của học sinh lớp 12b6 – trường THPT Lê Lai

Một số hình ảnh về buổi tổng dọn vệ sinh lớp học
24


Một số hình ảnh về buổi tổng dọn vệ sinh lớp học

Thi gói bánh chưng truyền thống
25



×