Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn sinh học ở trường THPT lê la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU NHANH
VÀ NHỚ LÂU KHI GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI

Người thực hiện: Hòa Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................... 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm......................................................... 2
2.1.1 Trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ:.................................................... 2
2.1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT......................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 4
2.2.1. Về phía giáo viên.............................................................................................. 4
2.2.2. Về phía học sinh................................................................................................ 5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết


vấn đề............................................................................................................................. 5
2.3.1.Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước nội dung bài học....................................... 5
2.3.2. Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học ............................................................ 8
2.3.3. Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức....................................................... 13
2.3.4. Sử dụng mạng xã hội đinh hướng học sinh tìm kiếm thông tin, làm thêm các
bài tập vận dụng...........................................................................................................
2.3.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa..................................................................

2.3.6 Tăng cường sử dụng
học........................................

14
16
TN – thực hành trong dạy

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................

17

2.4.1. Thái độ của học sinh đối với môn học............................................................

17

2.4. 2. Kết quả làm bài khảo sát của học sinh...........................................................

18

3. Kết luận, kiến nghị..............................................................................................


18

3.1. Kết luận.............................................................................................................

18

3.2. Kiến nghị...........................................................................................................

19


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT

Kiểm tra


SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

NST

Nhiễm sắc thể

SH

Sinh học

TN

Thí nghiệm


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở trường THPT Lê Lai, tôi thấy việc
học bài của nhiều HS chưa tốt, các em mau quên và dẫn đến kết quả thi chưa
cao. Trao đổi với HS tôi tìm ra nguyên nhân là do em không hiểu bài, không có
thời gian học bài cũ, do lượng kiến thức lớn, dàn trải ở nhiều môn học khác
nhau, thậm chí nhiều HS không học bài là do không thích môn học, không xác
định được mục tiêu, động lực của việc học và một phần do người dạy chưa có
phương pháp lôi cuốn HS.

Thực tế cho thấy, những HS có kết quả học tập tốt chưa hẳn là do các em
có trí thông minh, phần nhiều là do khả năng ghi nhớ tốt do có phương pháp rèn
luyện khả năng ghi nhớ tốt. Mặt khác, một HS có kết quả học tập không tốt
không hẳn là do em đó lười học mà có thể do em chưa có phương pháp học hiệu
quả, người dạy học chưa khơi gợi, đánh thức được tiềm năng ghi nhớ của HS.
Kiến thức ở các cấp học luôn có sự đổi mới nhưng cũng thể hiện tính kế
thừa, đồng tâm, xoắn ốc nối tiếp các năm học với nhau. Để tiếp thu kiến mới,
HS phải dựa vào nền tảng kiến thức cũ. Sẽ là vô cùng khó khăn nếu HS cứ trăn
trở làm sao để có thể dung nạp kiến thức thêm vào bộ nhớ của mình? Tại sao
mình rất chăm chỉ học mà vẫn cứ “chữ thầy trả lại cho thầy”….?
Môn SH trong trường THPT là một môn khoa học tự nhiên nhưng có đặc
điểm là lượng kiến thức lý thuyết rất nhiều, trừu tượng…để nhớ được kiến thức
đa số HS chọn phương pháp học thuộc lòng. Cách học của phần lớn HS hiện nay
là học vẹt, tức là đọc bài nhiều lần cho đến khi thuộc thì thôi. Cách này làm mất
nhiều thời gian, HS không hiểu rõ bản chất của vấn đề, chỉ cần quên một từ thôi
là có thể quên cả đoạn, khi gặp câu hỏi ở mức độ thông hiểu hoặc vận dụng HS
sẽ lúng túng, không trả lời được. Cách học này làm kiến thức sẽ bị lãng quên chỉ
trong một thời gian ngắn. Mặt khác, để làm các bài tập vận dụng trong SH thì
HS không những cần nắm chắc kiến thức mà còn phải hiểu rõ nội dung vấn đề,
đây là điều mà với cách học vẹt HS không thể làm được.
Việc ghi nhớ kém một phần do HS chưa có phương pháp học phù hợp,
song phần còn lại cũng cần đề cập đến vai trò của người dạy. Trong hoạt động
giáo dục, GV chính là người dẫn dắt, định hướng để HS tiếp cận được kiến thức
mới. Như vậy, hiệu quả học tập của HS phụ thuộc vào phương thức, đường đi
mà người thầy đã vạch ra. Trong quá trình dạy học môn SH hiện nay nói riêng
và nhiều môn khác nói chung, nhiều GV chỉ lo truyền tải hết nội dung kiến thức
bài học mà chưa tìm biện pháp để HS hiểu bài, nhớ nội dung bài học nhanh hơn,
hiệu quả hơn.
Việc tiếp thu kiến thức ngay trên lớp của HS rất quan trọng, nếu GV có
phương pháp làm cho kiến thức đơn giản, gần gũi, sinh động hơn… hay nói

cách khác là cách thức làm cho bài học trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn thì HS có
thể ghi nhớ ngay tại lớp. Sau vài lần củng cố, kiến thức đã nằm tương đối chắc
chắn trong bộ nhớ của HS.
1


Từ những vấn đề được nêu ở trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy
và học bộ môn SH, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu
bài nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn SH ở trường THPT Lê Lai”.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp được một số kinh nghiệm dạy học làm tăng khả năng ghi nhớ
cho HS khi dạy môn SH lớp ở trường THPT Lê Lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm dạy học làm tăng khả năng ghi nhớ cho HS khi dạy
môn SH lớp ở trường THPT Lê Lai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra:
+ Phỏng vấn HS về phương pháp học, về hứng thú đối với bộ môn SH.
+ Thu thập ý kiến của GV dạy môn SH ở các trường THPT Lê lai về thực
trạng và những nguyên nhân của việc ghi nhớ kém ở HS.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm nhằm KT giả thuyết đã
đưa ra.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ:
Trí nhớ là một quá trình sinh lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân
dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và sự tái tạo sau đó ở

trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy
nghĩ trước đây [1].
Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống và hoạt động của con người:
- Nhờ có ghi nhớ mà chúng ta tích lũy được kinh nghiệm sống. Nếu
không có kinh nghiệm sống thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ rất khó khăn, mà
kinh nghiệm lại là nhờ trí nhớ.
- Nhờ có nhận lại và nhớ lại mà ta có thể đem những kinh nghiệm sống để
ứng dụng vào thực tiễn.
- Không có trí nhớ, trong học tập sẽ không tư duy được.
Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định. Mà
hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú nên trí nhớ cũng có nhiều
loại, như: Trí nhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic; trí nhớ bằng mắt,
bằng tay…; trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định; trí nhớ ngắn hạn và
trí nhớ dài hạn…
Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều
quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau:
2


- Quá trình ghi nhớ: Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động ghi nhớ cụ
thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri
giác trên vỏ não.
+ Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ
trước, nó không đòi hỏi sự nỗ lực nào của ý chí mà dường như được thực hiện
một cách tự nhiên.
+ Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo mục đích từ trước, có sự cố
gắng cũng như thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định.
Loại ghi nhớ này được thực hiện:
+) Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần
một cách đơn giản. Biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này là học vẹt.

+) Ghi nhớ có ý nghĩa: Là sự ghi nhớ được dựa trên sự thông hiểu nội
dung tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ lôgic giữa các bộ phân của tài
liệu đó.
- Quá trình gìn giữ: Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã
hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
- Quá trình nhận lại và nhớ lại:
Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối
tượng đó.
Nhớ lại là quá trình tái hiện lại sự vật, hiện tượng khi không gặp lại
chúng.
Cơ chế sinh lí là quá trình khôi phục lại đường liên hệ thần kinh tạm thời
do kích thích trước đây gây ra.
- Quên và cách chống quên:
Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được, hay nhận lại, nhớ
lại sai.
Cách chống quên: Thường xuyên củng cố đường dây liên hệ thần kinh
tạm thời đã được thành lập. Cụ thể:
+ Tiến hành ôn tập ngay sau khi học.
+ Phải ôn tập thường xuyên.
+ Vận dụng nhiều giác quan tham gia vào ôn tập.
+ Ôn tập phải kết hợp với thực hành, luyện tập.
+ Ôn tập phải kết hợp với nghỉ ngơi.
+ Giảng dạy chống nhồi nhét, ghi nhớ có điểm tựa [1]
2.1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông

- Đặc điểm của hoạt động học tập: Ở trường THPT, việc học tập của các
em phức tạp hơn một cách đáng kể. Muốn lĩnh hội sâu sắc môn học, HS phải có
trình độ tư duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc lập ở lứa tuổi này. Thái
độ học tập cũng có sự thay đổi, HS bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo
quan điểm tương lai của mình. Có thái độ lựa chọn đối với từng môn học và đôi

khi chỉ chăm học những môn học được cho là quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến tương lai. Ở lứa tuổi này, các hứng thú và khuynh hướng học tập đã trở nên
3


xác định và rõ ràng hơn, điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào
sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. [2]
- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Do cơ thể được hoàn thiện nên tạo
điều kiện cho sự phát triển trí tuệ. Cảm giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức
độ của người lớn. Điều này làm cho năng lực cảm thụ được nâng cao. Trí nhớ
cũng được phát triển rõ rệt, HS đã biết sử dụng nhiều phương pháp ghi nhớ chứ
không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự chú ý của HS THPT cũng
phát triển. Hoạt động tư duy của HS THPT phát triển mạnh, thời kỳ này HS có
khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng
lực như phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được phát triển. [3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
Trong những năm gần đây, thực hiện theo quan điểm chỉ đạo đã được nêu
trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ GV nói chung và GV dạy môn
SH nói riêng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học [4]. Tuy nhiên, trong
quá trình dạy học vẫn còn một số hạn chế:
- Một bộ phận GV vẫn còn sử dụng lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. HS bị động học theo những nội dung mà GV truyền tải nên kiến
thức thu nhận được ít và nhanh chóng bị lãng quên.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập trong nhiều giờ học trên lớp còn
nghèo nàn, ít gây được hứng thú học tập cho HS do đó làm giảm đi sự chú ý của
các em đối với bài học.
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Nhiều GV còn chưa

thật tích cực sử dụng chúng như một kênh khai thác và giúp HS khắc sâu kiến
thức, ngay cả hệ thống kênh hình trong SGK đôi khi còn bị “bỏ quên” hoặc sử
dụng hời hợt.
- GV chưa làm tốt công tác hướng dẫn HS tự làm việc với SGK. Có điều
này là do GV chưa chú ý đến công tác độc lập của HS với SGK, chưa định
hướng cho HS thấy rõ vai trò của việc đọc sách hoặc những câu hỏi cho HS còn
chung chung, thiếu địa chỉ cụ thể để các em tập trung nghiên cứu.
- Việc gây ấn tượng chưa hiệu quả: Ấn tượng để lại dấu vết rất lâu trên vỏ
não. Nếu tận dụng được quy luật ấn tượng thì HS sẽ có thể ghi nhớ thông tin
nhanh và lâu hơn. Tuy nhiên, việc tạo ấn tượng trong các giờ học chưa được
nhiều GV quan tâm, làm “lãng phí” cơ hội ghi nhớ của HS.
- Công tác ôn tập, củng cố kiến thức chưa hiệu quả.
- Chưa chú trọng đến việc làm thí nghiệm, thực hành và hướng dẫn học
sinh làm thí nghiệm, thực hành.
4


2.2.2. Về phía học sinh
Với những kiến thức đã học, khả năng ghi nhớ của nhiều HS chưa tốt do
những nguyên nhân:
- Chưa có thói quen ghi chú, hệ thống những kiến thức chính của mỗi bài,
mỗi chương đã học.
Nhiều HS hiện nay đang duy trì cách học rập khuôn theo những gì được
thầy cô cho ghi lại trong sách vở. Cách học này làm mất nhiều thời gian trong
khi kiến thức không được hệ thống lại một cách đầy đủ, chỉ một bên bán cầu đại
não được sử dụng nên hiệu quả ghi nhớ không cao.
- Hoạt động củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức chưa thường xuyên.
- Thói quen học vẹt.
Nhiều HS thường có thói quen học thuộc lòng theo những nội dung đã
được học nhưng lại không hiểu gì về các nội dung đó. Chính điều này dẫn đến

kiến thức không thể lưu giữ được lâu trong trí nhớ và hiệu quả vận dụng kiến
thức rất thấp.
- HS chưa tạo thành thói quen đọc bài mới trước khi đến lớp. Học bài cũ
là công việc thường xuyên đối với HS, song nhiều em lại không có thói quen
đọc bài mới trước khi đến lớp.
- Kĩ năng đọc của HS chưa tốt, lúng túng trong việc xác định trọng tâm
của bài. Nhiều HS chưa rèn luyện được cho mình kĩ năng đọc, điều này dẫn đến
mất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1.Yêu cầu HS nghiên cứu trước nội dung bài học
* Yêu cầu HS nghiên cứu trước sách giáo khoa
Để HS có thể tiếp thu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn, GV nên yêu cầu HS
nghiên cứu trước nội dung bài học ở nhà bằng cách nghiên cứu trước SGK. Tuy
nhiên, không hẳn cứ đọc là sẽ lĩnh hội được những thông tin cần thiết. Trong
quá trình giảng dạy, GV cần hướng dẫn phương pháp để HS đọc sách có hiệu
quả hơn. Để làm được điều này, GV cần chú ý đặt ra những câu hỏi rõ ràng về
yêu cầu để HS tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ… trong
sách. Bên cạnh đó GV cần lưu ý HS một số kĩ năng:
- Đầu tiên, hãy đọc mỗi bài từ phần tóm tắt cuối bài, qua đó HS có thể
hình dung ra những nội dung chính của mỗi bài, thuận lợi cho quá trình đọc chi
tiết sau này.
- Thứ hai, nên đọc nội dung theo từng cụm 5 – 7 từ để cải thiện tốc độ và
nắm được các ý cơ bản của bài học.
- Thứ ba, tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài
5


học, tiêu đề của từng mục.
Ví dụ: Khi dạy bài 36 – Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể

trong quần thể, mục I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể, trong
SGK có viết:
“Quá trình hình thành một quần thể sinh vật thường trải qua các giai
đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi
trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống
của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại
thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ
với nhau qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn
định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh”.[8]
Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc
ghi nhớ những từ khóa. Hãy thử KT bằng đoạn thông tin ở dưới:
“…, hình thành quần thể ... một số cá thể … phát tán…môi trường mới…
không thích nghi…tiêu diệt …di cư …. Thích nghi….. quần thể mới”.
- Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất
thời gian trong quá trình xem lại sau này.
Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ
giúp HS biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập
trung sự chú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn.
Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu của
HS với SGK thì điều quan trọng là GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các em tìm
kiếm. Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoàn thành… và thông tin
có được từ SGK qua đó HS xác định được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc
đọc thông tin trong sách. Cần lưu ý các câu hỏi trong sách, ở mỗi mục vì những
câu hỏi này thường đòi hỏi HS phải làm việc nhiều hơn với SGK, qua đó sự ghi
nhớ cũng tốt hơn.
Ngoài làm việc với SGK ở trên lớp vào mỗi buổi học, GV cũng có thể
giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để HS thực hiện tại nhà. GV có thể thiết kế
nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cá nhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để HS tìm kiếm
thông tin. Làm được việc này thì tốc độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh
hơn, GV có thêm thời gian giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tình huống

mới giúp HS hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Ví dụ: Khi dạy bài về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, GV có
thể thiết kế bảng theo mẫu và giao cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm về
chuẩn bị trước:
? Hãy nghiên cứu thông tin ở mục II SGK bài 36, hoàn thành bảng:
Nội dung
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ canh tranh
Khái niệm
Điều kiện
Ý nghĩa
Mức độ phổ biến
Ví dụ
6


Hoặc khi dạy về các quá trình tự nhân đôi ADN hay phiên mã, dịch mã,
GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở các mục tương ứng trong SGK để
hoàn thành bảng:
Đặc điểm
Thời điểm và nơi xảy ra
Diễn biến
Kết quả
Nguyên tắc tổng hợp

Nội dung

* Yêu cầu học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu khác:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa
giúp HS tiếp cận nhiều nguồn tri thức. Việc tìm kiếm thông tin không còn bó

hẹp trong phạm vi quyển SGK mà có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: máy
tính, điện thoại, ti vi, báo chí…
Để làm tốt việc này, GV cần thiết kế và giao nhiệm vụ liên quan đến nội
dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn cho các
kiến thức đã có sẵn trong SGK. GV cần giám sát quá trình thực hiện của HS để
tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác không liên quan. Như
vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần,
các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thú học tập hơn, phát triển thêm nhiều
kĩ năng khác.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 6 – ĐB số lượng NST, GV có thể giao nhiệm vụ
cho các nhóm HS tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet để thực
hiện yêu cầu:
Nhóm
1
2
3

4

Nhiệm vụ
Thế nào là ĐB số lượng NST? ĐB lệch bội và đa bội có gì giống và
khác nhau?
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐB số lượng NST là gì?
Nêu các bệnh ở người liên quan đến ĐB số lượng NST. Sưu tầm hình ảnh
minh họa

ĐB số lượng NST có ý nghĩa như thế nào?

(Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: ĐB số lượng NST; lệch
bội, đa bội; nguyên nhân ĐB số lượng NST, hội chứng Đao, tớc nơ, claiphento,

dưa hấu không hạt, nho không hạt…)
2.3.2. Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học
Trí nhớ hoạt động tuân theo quy luật “Ấn tượng mạnh mẽ” tức là sức
mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại trong trí nhớ, ấn tượng
càng mạnh thì khả năng ghi nhớ càng tốt.
Áp dụng quy luật này trong dạy HS học, có thể thực hiện theo các hướng:
7


- Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan
Như đã nói ở trên, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ
là hình ảnh thu nhận được bằng trực quan. Dựa vào đặc điểm này và trên thực tế
các phương tiện trực quan phục vụ cho dạy HS học tương đối phong phú, GV có
thể sử dụng một cách hợp lí, tăng cường tính trải nghiệm cho HS để các em ghi
nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn.
- Gây ấn tượng trong quá trình dẫn dắt vào bài hoặc vào một mục mới
của bài:
Ví dụ: Khi dạy bài 36 – Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể, mục II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, GV có thể chiếu
2 đoạn video ngắn về sự hỗ trợ trong đàn trâu rừng và sự cạnh tranh khi tranh
giành con cái gây sự chú ý của HS để đặt vấn đề vào mục:
GV: Các em hãy quan sát hai đoạn video ngắn sau, từ đó hãy trả lời câu hỏi:
“Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các con trâu trong 2 đoạn video trên?”

Sau khi HS đã quan sát, nhận xét, các em sẽ cảm thấy tò mò, đặt ra câu
hỏi “Tại sao?” thì GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể.
- Gây ấn tượng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học:
Trong quá trình tìm hiểu nội sung bài học, GV có thể lồng ghép những
câu chuyện thực tế, những đoạn video phù hợp, những đoạn thơ, thậm chí phổ

nhạc theo bài hát làm cho bài học thêm phần sinh động hơn.
Ví dụ 1: khi dạy bài Nguyên phân – SH 10 tôi đã “chế nhạc” cho bài học
dựa trên bài hát “Quê hương” của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch như sau:

8


Nguyªn Ph©n
Nh¹c: Gi¸p V¨n Th¹ch
Lêi : Hßa Loan

Nguyên

hai

tế

gian rồi

1

S

thằng

bào mỗi

lại

với


S nó

N

Cho

lại

GIỮA



một

lần

chia

G

2

nhân

quá

Nguyên

phân


thành

thiện

động

phân

cho

phân gồm hai

giai

Trung

gian là

G

1

đôi

ta

kép

bước tiếp




xoắn

hai

lâu

chuẩn

dài

bị vật

Nhân

nhiễm thể

CUỐI ra

trình

em

chặng

tít

tế


ơi

đường

em

bào

ơi

G

Nguyên

Sang

rồi.

Sau đó cho một “ca sĩ” của lớp trình bày, GV quay video lại và đăng lên
nhóm facebook, chia sẻ lên nhóm Messenger. Tiết mục đã được học sinh ủng hộ
nhiệt tình.

9


Ví dụ 2: khi dạy bài “Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của
gen” - SH 12, tôi lồng ghép đoạn thơ sau:
GEN cùng tương tác
KIỂU HÌNH cũng có thể Thay

Với MÔI TRƯỜNG bình thường
đổi theo môi trường MỀM
DẺO thật thân thương Ta gọi là
Thành KIỂU HÌNH dễ thương
THƯỜNG BIẾN. Kiểu gen
Trái đất thêm tươi đẹp.
không thay đổi Chỉ THAY ĐỔI
TẬP HỢP CÁC KIỂU HÌNH
KIỂU HÌNH Giúp THÍCH
Của cùng một kiểu gen Tuỳ
NGHI thật nhanh. Gián tiếp
môi trường thân quen Gọi là
cho TIẾN HÓA.
MỨC PHẢN ỨNG.
Ví dụ 3: khi dạy bài 33, sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất –
SH 12 tôi đã chế lời bài hát “Tấm cám, truyện Hậu Hoàng kể” đang rất thịnh
hành trong giới trẻ thành bài hát (Phụ lục 7)
Sau đó, tôi sử dụng phần mềm Adobe Premiere Pro CC xóa phần lời gốc
của video, chèn lời mới do HS hát lại vào thành 1 video hoàn chỉnh. Tôi chia sẻ
video lên nhóm Messenger , nhóm facebook được các em HS hưởng ứng nhiệt
tình và nhớ bài rất lâu.
* Tạo ấn tượng bằng cách thức trình bày
Trong chương trình SH, ở một số chương có thể bắt gặp những bài với nội
dung được trình bày tương tự nhau. Dựa vào đặc điểm này, GV có thể tạo ra
cách thức trình bày giống nhau, qua đó HS khi đã nắm được nội dung này thì dễ
dàng để liên hệ và nhớ tới nội dung kia, đồng thời cũng thuận lợi cho HS khi trả
lời các câu hỏi so sánh.
Ví dụ 1: Khi dạy về phần ĐB, GV có thể trình bày một số nội dung theo cùng
cách thức:


Nội
dung
Khái
niệm

ĐB gen
Là những biến
đổi trong cấu
trúc của gen

- ĐB thay thế 1
Các
cặp nu
dạng - ĐB thêm hoặc
mất 1 cặp nu
- Tác động lí,
Nguyên hóa, SH
- Rối loạn sinh
nhân lí, hóa sinh của
tế bào
Cơ chế - Sự kết cặp
không
đúng

ĐB cấu trúc NST
Là những biến đổi
trong cấu trúc của
NST
- Mất đoạn
- Lặp đoạn

- Đảo đoạn
- Chuyển đoạn
- Tác động lí, hóa,
SH
- Rối loạn sinh lí,
hóa sinh của tế bào
- Tiếp hợp, trao đổi
chéo bất thường.

ĐB số lượng NST
Là những biến đổi về số
lượng NST xảy ra ở một,
một số hoặc toàn bộ cặp
NST tương đồng.
-Lệch bội: thể không, thể
một, thể ba…
- Đa bội: Tự đa bội, dị đa
bội.
- Tác động lí, hóa, SH
- Rối loạn sinh lí, hóa sinh
của tế bào

Rối loạn trong phân li của
một, một số hoặc toàn bộ
10


trong nhân đôi
AND
- Tác động của

các tác nhân gây
ĐB
- Có lợi, có hại
hoặc trung tính
- Phụ thuộc vào
môi trường, tổ
hợp gen.

- Các tác nhân tác
các cặp NST trong quá
động trực tiếp làm trình nguyên phân hoặc
đứt gãy, phá vỡ cấu giảm phân.
trúc NST

Gây chết hoặc Gây chết, giảm sức
giảm sức sống.
sống, giảm khả năng sinh
- Làm mất hoặc
sản.
Hậu
giảm khả năng sinh
quả
sản.
- Tăng cường hoặc
giảm sự biểu hiện
của tính trạng.
- Cung
cấp - Sử dụng ĐB mất
- Cung cấp nguyên liệu
nguyên liệu sơ đọan để xác định vị cho tiến hóa

và chọn
cấp chủ yếu cho trí của gen trên
giống.
Vai trò tiến hóa.
NST, loại bỏ gen - Sử dụng ĐB lệch bội xác
- Là
nguồn xấu.
định vị trí của gen trên
nguyên liệu cho
- Cung cấp nguyên NST
chọn giống
liệu cho tiến hóa và - Góp phần hình thành loài
chọn giống.
mới
Ví dụ 2: Khi dạy các bài trong II – Các quy luật di truyền, GV có thể
trình bày một số nội dung theo cùng cách thức:
quy
Cơ sở tế bào
Điều kiện
Ý nghĩa
Nội dung
luật
học
nghiệm đúng
- Mỗi tính trạng
- Trong tế bào - Các
NST Giải
thích
do một cặp alen
sinh dưỡng, các phân li

bình tương
quan
quy định, một có NST
tồn tại thường
trong trội
lặn,
Quy nguồn gốc từ bố, thành cặp nên giảm phân.
không
dùng
một có nguồn gen tồn
tại - Phân li và tổ
F1
làm
luật
gốc từ mẹ.
thành cặp
hợp các NST là giống.
phân li
- Khi giảm phân, - Phân li tổ hợp ngẫu nhiên.
các alen phân li NST dẫn đến - Sức sống các
đồng đều về các phân li và tổ giao
tử

giao tử
hợp các gen.
ngang nhau.
Quy - Các cặp nhân tố - Các cặp alen - Các
NST - Tạo nguồn
luật di truyền (cặp nằm trên các phân li
bình biến

dị tổ
phân li gen) quy định cặp NST tương thường
trong hợp là nguồn
độc lập các tính trạng đồng khác nhau. giảm phân.
nguyên
liệu
khác nhau phân - Sự phân li độc - Mỗi gen nằm cho tiến hóa
li độc lập với lập và
tổ hợp trên 1NST

chọn
nhau trong quá ngẫu nhiên của - Phân li và tổ
giống;
-

11


trình hình thành các cặp NST hợp các NST là - Giải thích
giao tử.
tương
đồng ngẫu nhiên.
được sự đa
trong giảm phân - Sức sống các dạng, phong
hình thành giao giao
tử
là phú của sinh
tử dẫn đến sự ngang nhau.
giới.
phân li độc lập

- Dự
đoán
và sự tổ hợp
được kết quả
ngẫu nhiên của
phân li kiểu
các cặp
alen
hình ở đời
tương ứng.
sau
Tương tác gen là - Các gen không - Mỗi gen nằm Giải thích,
sự tác động qua tác động riêng trên 1NST
mở rộng cho
lại giữa các gen rẽ.
- Phân li và tổ
QL
mendel
trong quá trình
hợp các NST là về cách tác
hình thành một - Các
cặp gen ngẫu nhiên.
động
giữa
Quy kiểu hình.
không alen nằm - Sức sống các các
gen
luật
- thực chất
các trên các

cặp giao
tử
là không alen.
tương gen không tương NST
tương ngang nhau
- Giải thích
tác gen tác với nhau mà đồng khác nhau, - 2
hay nhiều sự đa dạng
chỉ có sản phẩm phân li độc lập gen cùng tác trong
sinh
của chúng tương và tổ hợp ngẫu động qui định giới.
tác với nhau để
nhiên
trong một tính trạng.
tạo nên
kiểu giảm phân hình
hình.
thành giao tử.
* Tạo ấn tượng bằng hình thức làm nảy sinh mâu thuẫn
HS thường dễ bị thu hút sự chú ý bởi những điều mới lạ, trong đó có
những điều mâu thuẫn với những gì được cho là đúng. Trong dạy học cần
thường xuyên tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái mới, từ đó kích
thích HS tìm hiểu để thỏa trí tò mò. Mâu thuẫn và lời giải cho mâu thuẫn đó
chính là những yếu tố sẽ được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ của HS.
Ví dụ: Khi dạy bài 11 – Liên kết gen - hoán vị gen, để dẫn dắt HS vào bài
và cũng nhằm thu hút sự chú ý, GV đưa ra bài tập.
BT: Ở ruồi giấm cho biết gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với
gen b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen v
quy định cánh cụt. Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài
và thân đen cánh cụt thu được F1. Cho ruồi đực F1 lai phân tích. Xác định kết

quả thu được ở đời con của phép lai phân tích.
Vì mới chỉ được học các quy luật di truyền của Menđen nên HS sẽ cho
rằng các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau. Như vậy đời con của
phép lai phân tích sẽ có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1
thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
Thực tế, sau khi nghiên cứu về TN của Moocgan thì kết quả không đúng
như vậy. Từ đó, trong suy nghĩ của HS đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự sai khác
12


về kết quả ở F1? Quy luật phân li độc lập của Menđen liệu có sai không? → HS
tập trung để tìm ra câu trả lời.
2.3.3. Tăng cường củng cố, vận dụng kiến
thức * Củng cố kiến thức:
Việc củng cố kiến thức là vô cùng quan trọng. Đây chính là quá trình giúp
chuyển từ ghi nhớ tạm thời sang ghi nhớ bền lâu. Có nhiều cách khác nhau để củng
cố bài học, trong đó củng cố bằng sơ đồ tư duy là một giải pháp khá hiệu quả.
Trong sơ đồ tư duy thông tin được lưu trữ, sắp xếp bằng cách sử dụng từ
khóa, hình ảnh chủ đạo. Trong trường hợp này, cả hai bán cầu đại não được sử
dụng đồng thời, hiệu quả ghi nhớ do đó được tăng cường.
Các bước để vẽ sơ đồ tư duy gồm: GV sử dụng phần mềm iMindMap,
Xác định từ khóa → Vẽ chủ đề ở trung tâm → Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh
cấp 1) → Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3 → Thêm các hình ảnh minh họa.
GV cần hướng dẫn chung và khi HS đã thành thạo, GV có thể yêu cầu các
em tự xây dựng sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, cho từng chương hoặc cả chương
trình học.
Một số ví dụ về xây dựng sơ đồ tư duy trong quá trình củng cố các bài
hay các chương của chương trình SH 12:
Ví dụ 1: Sơ đồ tư duy sau khi học xong bài 4 - ĐB gen – SH 12 (GV thiết kế)


13


Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy sau khi học xong chương IV – Ứng dụng di truyền học –
SH 12 (Phụ lục) – HS thiết kế.
Ví dụ 3: Sơ đồ tư duy sau khi học xong bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất
và năng lượng – SH 10. (phụ lục) – HS thiết kế.
* Vận dụng kiến thức: Ở cấp độ này, HS phải biết sử dụng kiến thức đã học để
giải quyết một vấn đề cụ thể. Đó có thể là giải một bài tập, tìm hiểu và giải quyết
tình huống gắn liền với thực tiễn,… Vận dụng giúp HS tiếp cận kiến thức theo
nhiều hướng khác nhau, đòi hỏi phải hiểu bản chất của kiến thức, phải nhớ thông
tin và biết lựa chọn những nội dung phù hợp để thực hiện yêu cầu được giao.
Nhằm giúp HS ghi nhớ tốt hơn, lâu hơn, nắm vững kiến thức hơn, GV có thể
sử dụng những câu hỏi, bài tập ở mức vận dụng phù hợp với trình độ của HS để các
em có thể thực hiện trên lớp hoặc về nhà. Đây cũng có thể coi là môt lần củng cố
kiến thức sâu sắc hơn đối với HS, giúp các em lưu giữ lại kiến thức lâu hơn.
Ví dụ 1: Sau khi học bài nguyên phân, GV có thể giao bài tập cho HS vận
dụng kiến thức:
Ở lúa nước có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Dựa trên diễn biến từng kì của
quá trình nguyên phân, hãy hoàn thành bảng sau:
Số NST
Số tâm

Bộ NST Trạng thái
Số crômatit
NST
đơn
động
Kì trung
gian

Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 9: Quy luật Men Đen: Quy luật phân li độc
lập, GV có thể giao bài tập:
Cho phép lai: P: AaBbDd x AABbdd
Xác định ở F1:
- Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbdd.
- Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ.
2.3.4. Sử dụng mạng xã hội định hướng HS tìm kiếm thông tin, làm thêm các
bài tập vận dụng.
GV có thể sử dụng mạng xã hội để giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức
bài học trên lớp; hướng dẫn HS tự học ở nhà; thông báo các thông tin liên quan
đến học tập, định hướng các nội dung bổ ích, lý thú giúp HS mở rộng thế giới
quan và nâng cao hiểu biết. Để làm được điều GV cần lập một nhóm facebook
(group) hoặc nhóm chat trên Messenger, Zalo, thường xuyên đăng tải nội dung
bài học hoặc một bài tập nhỏ để các em có thể trao đổi, giải đáp thắc mắc… Tôi
thường giới thiệu các em đường link đến trang Youtube có vi deo phù hợp với
nội dung bài học. Tuy nhiên, các video chất lượng tốt thường là video nước
14


ngoài, GVphải hướng dẫn HS chuyển phần phụ đề sang tiếng Việt để nắm bắt
nội dung video tốt hơn bằng cách vào phần cài đặt ở cuối video chọn phụ đề
chọn dịch tự động chọn tiếng Việt.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài quang hợp ở thực vật, GV cung cấp đường
link sau:
/>v=FVd3cJxbKwE&feature=share&fbclid=IwAR3LWRSgnlFcMnIuDC2bhCKIp4nL_GgWCqyXfdhBM3rPqlssQkJFiMzm20


Càii
đặtt
phụ
đề

Sau đó GV đưa ra các câu hỏi mà HS cần trả lời được khi xem xong đoạn
video đã cho.
GV lưu ý, các video chất lượng tốt thường là video nước ngoài, các em
nên chuyển phần phụ đề sang tiếng Việt để nắm bắt nội dung video tốt hơn bằng
cách vào phần cài đặt ở cuối video chọn phụ đề chọn dịch tự động chọn tiếng
Việt.
Ví dụ 2: trước khi học bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất GV
cung cấp đường link cho HS:
/>v=ufCiGz75DAk&feature=share&fbclid=IwAR3ZS-WJIy (Phụ lục 5)
Qua đó, HS có cái nhìn tổng thể về vận chuyển các chất qua màng sinh
chất, phân biệt được hai hình thức vận chuyển chủ động và thụ động.
GV có thể hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu tham khảo,
các bài tập cơ bản và nâng cao. Ví dụ, trên trang Violet.vn, HS có thể tự tìm
thêm tài liệu học tập, từ tổng hợp kiến thức, lý thuyết bài học, tới bài tập vận
dụng đơn giản tới nâng cao, hoặc các đề KT và thi thử. Việc này vô cùng hữu
ích, đặc biệt đối với HS lớp 12 sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia.

15


2.3.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Để giảm bớt những căng thẳng của những giờ học trên lớp, để khắc sâu,
mở rộng kiến thức đồng thời khơi gợi những đam mê, yêu thích với môn học,
GV có thể kết hợp với ban chuyên môn tổ chức các buổi ngoại khóa quy mô

toàn trường hoặc quy mô lớp học, nhóm HS yêu thích SH.
Ví dụ, buổi ngoại khóa quy mô một lớp như sau:
GV chia lớp thành 4 đội: Đội TIÊU HÓA, đội HÔ HẤP, đội TUẦN
HOÀN, đội HỆ THẦN KINH.
Nội dung của buổi ngoại khóa như sau:
+ Phần 1: Khởi động: Các đội trả lời nhanh 10 câu hỏi ngắn trong vòng 1
phút.
+ Phần 2: Hiểu ý đồng đội: Mỗi đội có 5 từ hoặc cụm từ, chọn 2 người
chơi, một người giải thích, một người đoán từ cần tìm trong vòng 3 phút. Yêu
cầu người giải thích không được sử dụng từ trực tiếp, từ đồng nghĩa, tiếng nước
ngoài hoặc tiếng địa phương.
Phần 3: Thuyết trình về sự tiến hóa, đặc điểm, vai trò của hệ cơ quan mà
đội mình mang tên.
Phần 4: Trình diễn thời trang: Mỗi đội sẽ thiết kế những trang phục thời
trang phù hợp với tên của đội mình. (phụ lục 9)

2.3.6 Tăng cường sử dụng TN – thực hành trong dạy học
TN, thực hành là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, hỗ trợ đắc lực cho tư
duy sáng tạo, đặc biệt là những TN tự làm giúp HS có ấn tượng rất lâu, thôi thúc
các em đặt và giải quyết các câu hỏi trong quá trình làm TN. GV có thể định
hướng HS tiến hành TN thực hành trong các hoạt động:
16


* Tiến hành TN trước giờ học
Trước giờ học, GV giao nhiệm vụ cho HS làm TN trước ở nhà, sau đó
chụp ảnh hoặc quay video lại quy trình tiến hành, rút ra nhận xét. Đến lớp các
em có thể đưa ra những thắc mắc về kết quả TN. Qua bài học các em sẽ tìm ra
câu trả lời và khắc sâu thức.
Ví dụ, trước khi học bài “Vận chuyển các chất trong cây” – SH 11, GV

yêu cầu HS làm TN sau:
Chọn 1 cành cây thân gỗ trưởng thành (hoa hồng, bưởi, táo…), cắt 1
khoanh vỏ tầm 3 cm, để lại phần gỗ. Theo dõi sự sinh trưởng thân, lá, và sự biến
đổi của vết cắt.
GV yêu cầu HS thử giải thích hiện tượng.

Phình
trên vết
cắt

* Tiến hành TN, thực hành trong quá trình dạy bài mới
Những nội dung TN, thực hành đơn giản, dễ làm, cần ít thời gian thì GV có thể
hướng dẫn HS tiến hành ngay tại lớp trong quá trình làm bài mới giúp HS tiếp
thu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng
Ví dụ: Khi học bài Sinh sản hữu tính ở thực vật – SH 11, GV cho HS quan sát cấu
tạo của hoa ngay trên lớp và yêu cầu nêu các bộ phận cấu tạo của hoa. (Phụ lục 6)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Thái độ của HS đối với môn học
Khảo sát thái độ học tập của HS ở thời điểm đầu năm cho kết quả:
Thái độ của
Không
Ít
Quan tâm Quan tâm
HS

quan tâm
quan tâm
nhiều
số
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
10 A5 (Thực
37
07 18,9 16
43,2 10 27,0 04
10,8
nghiệm)
10A6 ( Đối chứng) 37
06 16,2 16
43,2 12 32,4 03
8,1
17


Từ kết quả trên cho thấy, thái độ quan tâm của HS hai lớp đối với bộ môn
có thể xem như ngang nhau và cùng ở mức thấp (khoảng 40% ).
Sau quá trình áp dụng các giải pháp của đề tài, kết quả khảo sát thái độ
học tập của HS hai lớp cuối học kỳ I năm học như sau:
Thái độ
Không
Ít
Quan tâm Quan tâm
của

quan
tâm
quan
tâm
nhiều

HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
số
Lớp
10 A5 (Thực
37 01
2,7
09
24,3 18 48,6 09 24,3
nghiệm)
10A6 ( Đối
37 04 10,8 21
56,6 09 24,3 03
8,1
chứng)
Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS có hứng thú học tập với bộ môn không những
không tăng lên mà còn bị giảm xuống, do mới tiếp cận với chương trình THPT

có nhiều nội dung khó, việc ghi nhớ không hề dễ dàng. Qua phỏng vấn ý kiến
của HS ở lớp thực nghiệm, nhiều em cho rằng cách ghi nhớ mới dễ thực hiện,
hiệu quả cao, các em cảm thấy thoải mái hơn với cách làm việc này, chính vì
vậy các em hứng thú hơn. Như vậy, những giải pháp đưa ra đã bước đầu phát
huy tác dụng.
2.4. 2. Kết quả làm bài khảo sát của HS
Vào thời điểm cuối học kì I, GV tiến hành cho HS làm bài KT (Phụ lục
2) dưới dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận, nội dung tổng hợp các kiến thức đã
học trong từng kì để đánh giá mức độ ghi nhớ, hiểu và nắm vững kiến thức của
HS.
Kết quả cụ thể:

Lớp
Sĩ số Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
10A5
37
02
16
13
06
10A6
37
0
09
16
12
Như vậy, tỉ lệ bài xếp loại khá, giỏi của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp

đối chứng, số bài bị điểm thấp không nhiều. Điều đó cho thấy ở lớp thực
nghiệm, khả năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức đều tốt hơn so với lớp đối chứng,
đây là hiệu quả từ việc củng cố thường xuyên, đúng cách và biết tư duy ghi nhớ
bằng nhiều cách.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Quan tâm đến việc tăng khả năng tiếp thu cho HS khi học bộ môn SH lớp
bằng những giải pháp cụ thể:
- Tăng cường công tác nghiên cứu của HS với SGK và nhiều nguồn tài
18


liệu khác. Tạo ra cho HS thói quen đọc sách và trang bị cho HS những kĩ năng
cần thiết để đọc sách hiệu quả hơn.
- Bằng nhiều biện pháp khác nhau như khai thác hiệu quả của hình ảnh,
video, hiệu quả của âm thanh, từ ngữ, của những mâu thuẫn giữa cái đã có với
cái chưa có. Tất cả nhằm mục đích tạo cho HS ấn tượng, sức hút đối với giờ
học, tăng cường sự tập trung, chú ý. Đó là tiền đề của sự ghi nhớ.
- Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức. Đây là công việc quan trọng
để chuyển từ ghi nhớ tạm thời sang ghi nhớ bền lâu. Vận dụng giúp cho kiến
thức được khắc sâu, để giải quyết những tình huống cụ thể, hiệu quả ghi nhớ bền
vững hơn.
- Sử dụng mạng xã hội đinh hướng HS tìm kiếm thông tin, làm thêm các
bài tập vận dụng.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp HS thêm hứng thú với môn học,
đảm bảo hiệu quả tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Những giải pháp trên bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực về kết
quả. HS có thêm những kĩ năng nhất định nhằm cải thiện hiệu quả ghi nhớ, sự
hứng thú tạo thêm động lực cho việc học, chính điều này cũng thôi thúc GV tiếp
tục tìm tòi hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.2. Kiến nghị
Do thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm của bản thân vẫn còn hạn chế
nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Đối với GV bộ môn: Rất mong bạn bè đồng nghiệp tham khảo đề tài,
đóng góp ý kiến để đề tài được tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả hơn
nữa trong thực tiễn dạy học.
- Đối với Ban giám hiệu: Rất mong Ban giám hiêụ nhà trường tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu chuyên môn của GV về thời gian cũng như
trao đổi, chia sẻ thêm những kinh nghiệm, động viên GV tích cực tìm tòi, nghiên
cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để giúp học sinh tiếp
thu bài tốt và nhớ lâu hơn trong quá trình giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng tôi vẫn còn những hạn chế và thiếu sót. Kính mong qúi thầy, cô quan tâm
và chia sẻ để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Tôi
xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Hòa Thị Loan
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình tâm lí học đại cương, NXB CAND Hà
nội, 2007
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), TS Nguyễn văn Lũy, TS Đinh Văn

Vang – “Giáo trình tâm lí học đại cương”, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
3. Lê Văn Hồng, Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại
học QG Hà Nội, 2001.
4. />5. Ngô Văn Hưng (chủ biên) – “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn SH THPT”, NXB Giáo dục, 2009.
6. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) – SGK SH 10 – NXB giáo dục năm 2011
7. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) – SGK SH 11 – NXB giáo dục năm 2011
8. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) – SGK SH 12 – NXB giáo dục năm 2011

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP
CAOTRƯỜNGHƠNXẾPTHPTLOẠILÊTỪLAICTRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hòa Thị Loan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc –
Thanh Hóa

PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cấp đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN


(Ngành GD cấp

Kết quả
đánh giá
xếp loại

huyện/tỉnh;

(A, B,

Tỉnh...)

hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU NHANH
1. VÀ

Vận

NHỚ

dụng một

LÂU


số trò

KHI

nhằm nâng cao hiệu quả giờ

chơi

GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI

dạy môn SH lớp 12 ở trường

Tỉnh

C

2014

THPT Lê Lai
2. Một số biện pháp giáo dục kỉ
luật tích cực góp phần nâng
cao hiệu quả giáo dục tại lớp

C
Tỉnh

2015


Người thực hiện: Hòa Thị Loan

12 A5 trường THPT Lê Lai
3.

Nâng cao hiệ uChức quảvụ:sử GVdụng

thí nghiệm trong dạy học
SH 11 ở

SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Tỉnh Sinh HọcB phần thực vật -

2018

trường trung học phổ thông
Lê Lai

21


THANH HOÁ NĂM 2019


×