Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bài thảo luận tổ chức và định mức lao động (Phân tích hoạt động tổ chức lao động tại công ty Cổ phần May Mười. Lịch sự phát triển hoạt động tổ chức lao động, thực trạng và đề xuất phương hướng hoàn thiện hoạt động tổ chức lao động của công ty)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.96 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................2
Phần 1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức lao động trong doanh nghiệp. . .3
1.1

Khái niệm về tổ chức lao động.........................................................3

1.2

Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động....................................3

1.3

Các nguyên tắc và hình thức của tổ chức lao động..........................3

1.4

Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động..................................5

1.4.1 Phân công và hợp tác lao động.....................................................5
1.4.2 Tổ chức và phục vụ nơi làm việc...................................................6
1.4.3 Tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động....................9
Phần 2. Thực trạng tổ chức lao động ở công ty May Mười.................9
2.1. Giới thiệu khái quát công ty May 10..................................................9
2.2. Lịch sử phát triển hoạt động tổ chức lao động của công ty May 10.10
2.2.1. Cơ cấu tổ chức lao động và đặc điểm lao động của May 10......10
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 năm trở lại đây của công ty May
10.........................................................................................................11
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức lao động của
công ty May 10.....................................................................................12


2.3 Thực trạng và đánh giá thực trạng tổ chức lao động ở công ty May
Mười........................................................................................................13
2.3.1. Phân công lao động ở công ty May 10.......................................13
2.3.2 Hợp tác lao động ở công ty May Mười.........................................16
2.3.3 Tổ chức nơi làm việc tại Công ty May 10.....................................17
2.3.4 Phục vụ nơi làm việc tại May 10..................................................19
2.3.5 Tạo điều kiện lao động thuận lợi tại công ty May 10...................21
Phần 3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức lao động ở Công ty May Mười
và kết luận...............................................................................................23
3.1 Đề xuất giải pháp hoan thiện tổ chức lao động tại công ty May Mười
................................................................................................................23
3.2 Kết luận.............................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................26
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1.......................................................................27
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2.......................................................................28
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3.......................................................................29
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 4...............................................30
1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn
đề về lao động và những gì xung quanh nó là vấn đề đáng quan tâm hàng
đầu bên cạnh các yếu tố về tài chính, mặt bằng, công nghệ.... Trong đó
hoạt động tổ chức lao động có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố tạo nên
thành công và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động tổ chức lao
động giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả lao động cao, đảm bảo tính
khoa học, củng cố mối quan hệ lao động và đảm bảo an toàn phát triển
toàn diện cho doanh nghiệp. Muốn đạt được những mục đích đó doanh
nghiệp cần phải đào tạo và nâng cao đội ngũ lao động, đánh giá lao động

thường xuyên và phân công lao động và công việc một cách hợp lý để đạt
được hiệu quả. Tuy nhiện, việc tổ chức lao động của một doanh nghiệp
không phải việc dẽ dàng do đó mà các doanh nghiệp vẫn vấp phải nhiều
khó khăn, xảy ra các vấn đề cần phải khắc phục.
Chính vì vậy mà nhóm 4 chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiêm cứu,
tìm hiểu với đề tài “Phân tích hoạt động tổ chức lao động tại công ty Cổ
phần May Mười. Lịch sự phát triển hoạt động tổ chức lao động, thực trạng và đề xuất
phương hướng hoàn thiện hoạt động tổ chức lao động của công ty”
Để làm rõ đề tài trên, nhóm 4 thực hiện theo 3 phần
Phần 1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức lao động trong doanh nghiệp
Phần 2. Thực trạng tổ chức lao động ở Công ty May Mười
Phần 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức lao động ở công ty May Mười và kết luận

2


Phần 1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức lao động trong doanh nghiệp
1.1 Khái niệm về tổ chức lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người và đều diễn ra dưới sự
kết hợp của 3 yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và người lao
động
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động
lên đối tượng lao động trong sự kết hợp 3 yếu tố của quá trình lao động và
mối quan hệ giữa những người lao động/tập thể người lao động với nhau
trong quá trình lao động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động
* Mục đích tổ chức lao động
-

Nhằm đạt kết quả lao động cao


-

Đảm bảo tính khoa học

-

Sự an toàn, phát triển toàn diện người lao động

-

Góp phần củng cố mối quan hệ của con người trong lao động

* Nhiệm vụ
- Kinh tế: Đảm bảo yếu tố kỹ thuật công nghệ với con người trong quá
trình sản xuất để khai thác, phát huy các tiềm năng lao động và các yếu tố
nguồn lực khác nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả của sản xuất.
- Về tâm sinh lý: Phải tạo cho người lao động được làm việc trong môi
trường và điều kiện tốt bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên, môi
trường văn hóa – xã hội, nhân khẩu học, tạo sự hấp dẫn trong công việc,
tạo động lực cho người lao động
- Về mặt xã hội: Tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện
về cả thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động không chỉ thành phương tiện
để con người sống và phát triển mà còn trở thành nhu cầu sống thông qua
giáo dục, động viên con người trong lao động.
1.3 Các nguyên tắc và hình thức của tổ chức lao động
* Các nguyên tắc của tổ chức lao động
- Nguyên tắc khoa học: đòi hỏi các biện pháp của tổ chức lao động
phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, nguyên

lý khoa học
- Nguyên tắc tác động tương hỗ: khi nghiên cứu và thiết kế tổ chức lao
động, các vấn đề cần xem xét các mối quan hệ tác động tương hỗ, hữu cơ
qua lại với nhau.

3


- Nguyên tắc đồng bộ: đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao
động phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ các vấn đề liên quan bao gồm
các công việc, các nhiệm vụ, các bộ phận, các cấp quản trị có liên quan.
-

Nguyên tắc kế hoạch:

+ Các biện pháp phải được kế hoạch hóa chặt chẽ, trên cơ sở những
phương pháp khoa học.
+ Gắn với các mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch của tổ chức/doanh
nghiệp.
- Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao
động: Dựa trên cơ sở người lao động hiểu rõ công việc, nhiệm vụ. Khuyến
khích người lao động tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các
biện pháp tổ chức lao động.
Nguyên tắc tiết kiệm: do nguồn nhân lực là nguồn lực quý hiếm, phải
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây là nguồn lực đặc biệt nên tổ
chức lao động phải đảm bảo các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động, đảm
bảo công ăn việc làm, thực hiện trách nhiệm xã hội đầy đủ với người lao
động, đảm bảo cho người lao động phát triển tự do, toàn diện.
-


* Các hình thức tổ chức lao động
Tổ chức lao động của ông Taylor F.W
-

Chuyên môn hóa: mỗi người lao động thực hiện 1 hoặc 1 vài công
việc

- Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, những động
tác/thao tác đơn giản dễ thực hiện
- Cá nhân hóa: việc bố trí hợp lý, ít quan hệ với những chỗ làm việc
khác để tăng nhịp độ sản xuất.
-

Định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành nhiệm vụ một công việc

- Tách bạch việc thực hiện với kiểm tra: do người thực hiện nhiệm vụ
và người giám sát là những người khác nhau: để đảm bảo tính khách quan
trong đánh giá hoàn thành công việc
- Tách bạch giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện: tách bạch giữa người
quản lý với nhân viên thực hiện
Tổ chức lao động của những người kế tục của Taylor
-

Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc

-

Bedaux và bấm giờ

-


Maynard và bảng thời gian

 Taylor và những người kế tục của Taylor đã thúc đẩy sản xuất hàng
loạt tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn
song khó được người lao động tiếp nhận vì sự căng thẳng về tâm lý, tính
đơn điệu, người lao động kém hứng thú vì hạn chế sáng tạo trong lao
4


động, sự căng thẳng, nhịp độ làm việc cao cũng dẫn đến tai nạn lao động
và gia tăng sự vắng mặt, mâu thuẫn nội bộ tăng dẫn đến năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm không được như mong muốn của Taylor và
những cộng sự, tổ chức lao động theo Taylor và cộng sự như đã nói ở trên
đã coi như một đinh vít trong cỗ máy, một robot vô tri vô giác, họ quên đi
hiệu quả hoạt động, phụ thuộc vào yếu tố con người trong hoạt động sản
xuất.
Các hình thức mới của tổ chức lao động:
-

Đổi chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ:

+ Đổi chỗ làm việc nhằm tránh swh nhàm chán và căng thẳng, đơn điệu
đồng thời tạo điều kiện để nhân viên hiểu rõ, đầy đủ nhiệm vụ liên quan
đến nhóm làm việc để phối hợp tốt hơn trong công việc, nâng cao trình độ
nghề nghiệp.
+ Mở rộng nhiệm vụ: đưa thêm các công việc có liên quan đến các công
việc mà nhân viên đang làm để chu kỳ hoạt động của nhân viên được kéo
dài, tránh sự căng thẳng, mệt mỏi do công việc, nhiệm vụ được triển khai
có chu kỳ ngắn.

- Làm phong phú nhiệm vụ: Là đưa thêm vào những công việc hấp
dẫn hơn, lành nghề hơn, nâng cao trách nhiệm nhân viên với việc tạo động
lực làm việc cho họ.
- Nhóm bán tự quản: Là hình thức tổ chức lao động theo đó việc mở
rộng nhiệm vụ, làm phong phú nhiệm vụ không chỉ bó hẹp cho một cá
nhân người lao động mà triển khai trong một đơn vị trong doanh nghiệp,
theo đó lãnh đạo doanh nghiệp giao việc thực hiện toàn bộ nhiệm vụ cho
nhóm người lao động để họ tự tổ chức các hoạt động nhằm đạt được mục
tiêu đề ra theo sự phân cấp.
- Tổ chức hoạt động nhóm: bao gồm 5 bước
+ Bước 1: Tập hợp các thành viên
+ Bước 2: Xác định mục tiêu thực hiện của nhóm
+ Bước 3: Xác định nguyên tắc làm việc của nhóm
+ Bước 4: Phân công công việc
+ Bước 5: Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc
1.4 Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động
1.4.1 Phân công và hợp tác lao động
* Phân công lao động
Khái niệm: Phân công lao động là sự chia nhỏ công việc để giao cho
từng người hay một nhóm người lao động trong doanh nghiệp thực hiện
phù hợp với khả năng của họ
Phân công lao động phải đáp ứng các yêu cầu:
5


- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao động
tương ứng với trình độ phát triển của doanh nghiệp
- Phải lấy yêu cầu về công việc là tiêu chuẩn chọn người lao động có
khả năng, trình độ, phẩm chất phù hợp
- Phải tính đén khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động

Phân loại phân công lao động gồm:
- Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động
theo nhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức năng nhất
định
- Phân công lao động theo công nghệ: là phân công lao động theo các
loại công nghệ có tính chất, quy trình công việc thực hiện chúng
- Phân công lao dộng theo mức độ phức tạp của công việc: là phân
công lao động theo tính chất công việc là phức tạp hay giản đơn
Chỉ tiêu đánh giá trình độ phân công lao động
Để đánh giá trình độ phân công lao đông của doanh nghiệp, người ta sử
dụng công thức tính hệ số phân công lao động
KPC = 1 Trong đó: T ca: thời gia làm việc của 1 ca làm việc
n : Số người lao động trong nhóm phân tích
tk: Thời gian lao động của người lao động làm việc không đúng
nhiệm vụ được phân công
KPC cao nhất là 1, khi K PC càng tiệm cận 1 thì mức độ chuyên môn hóa
lao động của doanh nghiệp càng cao, mọi người lao động đều làm đúng
nhiệm vụ được phân công, phân công lao động của doanh nghiệp này là
tốt
* Hợp tác lao động
Khái niệm: Hợp tác lao động là hình thức liên kết, phối hợp các hoạt
động riêng lẻ, độc lập với nhau một cách có kế hoạch thành một quá trình
thóng nhất, đảm bảo sự nhịp nhàng, đông bộ các hoạt động trong quá
trình lao động để đạt được mục tiêu chung
Các hình thức hợp tác lao động trong doanh nghiệp gồm:
- Hợp tác lao động về mặt không gian: Là hình thức hợp tác giữa các
nhóm/ bộ phận chuyên môn hóa trong một doanh nghiệp
- Hợp tác về mặt thời gian: là tổ chức cho các cá nhân làm việc từng
ngày, tận dụng năng lực của thiết bị và điều kiện thể lực, tâm lý người lao
động

Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá sự hợp tác giữa các lao động trong 1 tổ chức/ doanh nghiệp,
người ta dùng công thức
6


Kht = 1Trong đó: TLP : thời gian lãng phí do phục vụ không tốt, dẫn đến nhưng
trệ hoạt động trong 1 ca làm việc
Kht cao nhất là 1, khi Kht của doanh nghiệp càng tiệm cận 1 thì doanh
nghiệp đó có mức độ hợp tác lao động càng cao
1.4.2 Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
* Tổ chức nơi làm việc
Khái niệm: tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm
thiết kế nơi làm việc, trang trí cho nơi làm việc những thiết bị, dngj cụ cần
thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định trong sản xuất của
doanh nghiệp
Nhiệm vụ của tổ chức nơi làm việc:
Tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt
động của nhân viên với năng suất cao, đảm bảo cho hoạt động được liên
tục và nhịp nhàng.
Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về môi trường, vệ sinh an toàn
lao động, hứng thú cho người lao động làm việc
-

Cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến

Nội dung của tổ chức nơi làm việc
Gồm thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc và bố trí, sắp xếp nơi
làm việc
- Thiết kế nơi làm việc là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho nơi làm

việc tương ứng với các loại hình công việc, nhằm đảm bảo tính khoa học
và hiệu quả đối với hoạt động của người lao động. Việc thiết kế nơi làm
việc được tiến hành theo trình tự:
(1) Chọn các thiết bị phụ, các dụng cụ công nghệ, các trang bị của tổ
chức thực hiện cho quá trình sản cuất sao cho phù hợp
(2) Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu
(3) Thiết kế các thao tác lao động hợp lý và tạo các tư thế lao động
thuận lợi cới đặc điểm nhân thái hock và nhân chủng học của người lao
động.
(4) Xây dựng hệ thông phucj vụ theo chức năng
(5) Tính các chi tiêu kĩ thuật của noi làm việc
(6) Dự kiến các yếu róo của điều liệm lao động tại các nơi làm việc như
ánh sáng, độ ẩm, độ bụi, tiếng ồn,....
- Trang bị nơi làm việc: là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị,
dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và
chắc năng lao động.
+ Trang bị nơi làm việc cần các thiết bị:
7


o Thiết bị chính: là những thiết bị mà người lao động dùng để trực tiếp
tác động vào đối tương lao động, là những thiết bị bắt buộc phải có
o Thiết bị phụ: là những thiết bị giúp cho người lao động thực hiện hiệu
quả quá trình lao động với hiệu quả cao hơn
- Bố trí, sắp xếp nơi làm việc: là sự sắp xế các loại máy móc, vật dụng,
khu vuẹc sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứ
nguyên vật k=liệu, lối đi, văn phòng làm việc,...
+ Các dạng bố trí nơi làm việc
o Bố trí chung: là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc trong
phạm vi của một bộ phận hay của một phân xưởng sao cho phù hợp với sự

chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm
o Bố trí bộ phận: là sắp xếp các yếu tố trang trí trong quá trình lao
động ở từng nơi làm việc
+ Yêu cầu đối với bố trí nơi làm việc:
o Xác định đúng diện đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản
xuất ngắn nhất
o

Phải phù hợp với thị lực của người lao động

o

Tạo được tư thế làm việc hợp lý

* Phục vụ nơi làm việc
Khái niệm: Phục vụ nơi làm ciệc là cung cấp cho nơi làm việc tại doanh
nghiệp các như cầu cần thiết để quá trình lao động diễn ra tại nơi àm việc
được bình thường, liên tục và hiệu quả
Chức năng của phục vụ nơi làm việc:
- Chuẩn bị sản xuất: gồm có giao nhiệm vụ sản xuất cho từng nơi làm
việc; chuẩn bị các tài liệu các brn vẽ kỹ thuật và chuẩn bị nguyên, vậy liệu
để bắt đầu tiến hành sản xuất; cung cấp cho nơi làm việc các dụng cụ cắt
gọt, sụng cụ đo, dụng cụ công nghệ, đồ giá; và thực hiện bảo quản, kiểm
tra chất lượng dụng cụ, sủa chữa dụng cụ khi cần thiết
- Phục vụ kho tàng: gồm kiểm kê; phân loại bảo quản nguyên, vật liệu
của sản phẩm, dụng cụ, phụ tùng; làm các thủ tục giao nhận
- Phục vụ xây dụng và sửa chữa noi làm việc: sửa chữa theo kỳ hạn
những công trình xây dựng, các phòng sản xuất, nơi làm việc; đường đi lại
trong khu vực sản xuất

- Phục vụ sinh hoạt, văn hóa nơi làm việc: giữ gìn vệ sinh nơi làm việc,
dọn dẹp các phế liệu, phế phẩm; cung cấp nước uống, thức ăn bồi
dưỡng,...
Các nguyên tắc phục vụ nơi làn việc

8


- Phục vụ phải theo chức năng: Việc xây dựng hệ thống phục vụ nơi
làm việc phải theo các chức năng phục vụ riêng biệt, phải căn cứ vào nhu
cầu sản xuất về số lượng và chất lượng, phải căn cứ vào từng chức năng
để tổ chức và phục vụ được đầy đủ và chu đáo.
- Phục vụ phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất: Xây dựng kế hoạch phục
vụ sao cho việc phục vụ nơi làm việc phải hợp với tình hình sản xuất, sử
dụng một cách có hiệu quả tác động và thiết bị, giảm bớt thời gian lãng
phí do chờ đợi phục vụ.
- Phục vụ phải mang tính dự phòng: Hệ thống phục vụ phải chủ động
đề phòng những hỏng hóc thiết bị để đảm bảo hệ thống sản xuất được liên
tục trong mọi tình huống. Để đảm bảo được yếu tố này thì phải luôn có
được sự chuẩn bị sẵn sàng.
- Phục vụ phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác nhau:
Phục vụ phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác nhau trên
quy mô toàn doanh nghiệp để đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ, không để
thiếu một nhu cầu nào.
- Phục vụ phải mang tính linh hoạt: Hệ thống phục vụ phải linh hoạt,
phải đảm bảo nhanh chóng loại trừ các hỏng hóc, thiếu sót, không để sản
xuất chính bị đình trệ.
- Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao: Điều này đòi hỏi cần có đội
ngũ lao động có trình độ tay nghề làm việc tận tuỵ, hết sức cố gắng vì
công việc của doanh nghiệp.

- Phục vụ phải mang tính kinh tế: Chi phí phục vụ phải ít nhất có thể
được, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ. Không thể sử dụng
chi phí một cách lãng phí.
Các hình thức phục vụ nơi làm việc
- Phục vụ tập trung: Là hình thức trong đó tất cả các nhu cầu phục vụ
theo chức năng đều do các trung tâm phục vụ đáp ứng. Chủ yếu áp dụng
với những loại hình sản xuất hàng loạt, cho phép sử dụng một cách có hiệu
quả lao động và thiết bị phục vụ, có thể áp dụng được các hình thức tiên
tiến, cho phép tiến hành cơ giới hoá, tự động hoá công tác phục vụ.
- Phục vụ phân tán: Là hình thức phục vụ trong đó các chức năng phục
vụ không tập trung mà các phân xưởng, các bộ phận sản xuất tự đảm
nhiệm lấy việc phục vụ của mình. Cụ thể mỗi phân xưởng, mỗi bộ phận có
thể tự có một đội ngũ phục vụ riêng.
Phục vụ hỗn hợp: Là hình thức phục vụ kết hợp 2 hình thức phân tán
và tập trung. Cụ thể: Sẽ có những bộ phận thực hiện phục vụ tập trung (áp
dụng đối với các bộ phận nhu cầu phục vụ lớn và nhu cầu ổn định) và có
những bộ phận phục vụ phân tán (nhu cầu phục vụ ít và không ổn định).
=> Nó phát huy ưu điểm của cả hai hình thức trên, là hình thức áp dụng
phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.
9


Các chế độ phục vụ
- Phục vụ trực nhật: Được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện
(phục vụ khi có những hỏng hóc, sai hỏng đột xuất, không có một kế
hoạch cụ thể nào).
Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên
nhân là do lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị. Lãng
phí là do khi máy móc hỏng hóc, đi vào sửa chữa thì người lao động không
được làm việc, công suất của máy không được thực hiện

=> Được áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
- Phục vụ theo kế hoạch dự phòng: Các công việc phục vụ được tiến
hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức phục vụ được lên kế hoạch từ
trước, bao nhiêu lâu thì phục vụ một lần. Khoảng cách thời gian phục vụ
dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị.
=> Chế độ phục vụ này đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng liên tục,
giảm được tổn thất thời gian của lao động chính và công suất của máy
móc thiết bị. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.
- Phục vụ theo tiêu chuẩn: Chế độ phục vụ được tính toán và quy định
thành tiêu chuẩn và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn đó.
=> Đây là chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất đề phòng được mọi hỏng hóc
của thiết bị, loại trừ được các lãng phí thời gian ở nơi làm việc và đạt hiệu
quả kinh tế cao. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng khối với điều kiện là
sản xuất liên tục và ổn định.
1.4.3 Tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động
Khái niệm: Tạo điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tóo môi rường
xung quanh tác động đến người lao động và hoạt động lao động của họ.
Có 5 yếu tố cơ bản thuộc về điều kiện lao động:
- Điều kiện về tâm, sinh lý: đảm bảo sự căng thẳng về thể lực, tinh
thần, sự nhàm chán, tính đơn điệu trong lao động
- Điều kiện về môi trường tự nhiên thuận lợi: đảm bảo yêu cầu về
không gian rộng thoáng, đảm bảo vệ sinh và tiếng ồn, độ ô nhiễm bức xạ
thấp
- Điều kiện về thẩm quyền: đảm bảo quyền quyết định của người tổ
chức lao động
- Điều kiện tâm lý xã hội tại nơi làm việc: tạo bầu không khí, văn hóa
trong nhóm, bộ phận, tổ chức/doanh nghiệp; các chế đô khuyến khích
thưởng phạt hợp lý
- Các điều kiện, chế độ làm việc, nghỉ ngơi: tạo các điều kiện cơ sở vật

chất, kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, không gian hoạt động, chế
10


độ làm việc đảm bảo công việc hợp với khả năng chuyên môn, trình độ,
tính cách, …
Các hoạt động tạo điều kiện lao động thuận lợi:
Cải thiện các điều kiện đảm bảo các yếu tố tâm sinh lý của người
lao động
Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy
phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động, kỷ luật lao động
Tăng cường đầu tư nghiên cứu cải tiến ứng dụng các thành tựu khoa
học và kĩ thuật bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động
-

Tổ chức nơi làm việc khoa học, hợp lý

Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, bảo hộ lao động cho người lao
động
Phần 2. Thực trạng tổ chức lao động ở công ty May Mười
2.1. Giới thiệu khái quát công ty May 10
Công ty cổ phần May 10 có tên giao dịch quốc tế là Garment 10 Joint
Stock Company (viết tắt: Garco 10 JSC) là một doanh nghiệp sản xuất
hàng may mặc thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex). Loại hình sản
xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Công ty
được thành lập năm 1946 với địa chỉ: 765A Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng Long Biên - HN
Tầm nhìn: Đưa May 10 trở thành Tập đoàn đa quốc gia với mô hình sản
xuất kinh doanh và dịch vụ, trong đó sản xuất kinh doanh sản phẩm may
mặc là lĩnh vực hoạt động cốt lõi. Đưa sản phẩm thời trang mang nhãn
hiệu May 10 từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng

Tổng công ty trở thành một điểm hình văn hóa doanh nghiệp, đóng góp
ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Sứ mệnh: Cung cấp những
sản phẩm thời trang chất lượng cao với phong cách thiết kế riêng biệt,
sang trọng, hiện đại. Đưa thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu toàn
cầu.Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của mọi thành viên, cổ đông và khách
hàng của May 10.Lan tỏa những giá trị văn hóa đến cộng đồng. Chiến lược
nguồn lực: Chúng tôi luôn tin tưởng rằng đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, giàu kỹ năng và kinh nghiệm, với thái độ làm việc tốt là
yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu May 10. Do đó chúng toi
đã và đang tập chung những điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân
lực, kể cả trong đào tạo và tuyển dụng. Quan trọng hơn chúng tôi đã tạo ra
môi trường là việc chuyên nghiệp để mỗi thành viên phát huy được tối đa
năng lực các nhân.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
1946: Thành lập các xưởng may quan trang ở chiến khu Việt Bắc
1952: Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc thành
xưởng May 10
11


1956: Chuyển về Gia Lâm- Hà Nội hợp nhất xưởng May 10, xưởng May
40 và thợ may quân nhu Liên khu V tập kết ra Bắc, lấy tên chng là Xưởng
May 10
1959: Xưởng May 10 được vinh dự đón Bác Hồ về thăm ngày
08/01/1959.
1961: Đổi tên thành Xí nghiệp May 10 trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ
1992: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty May 10.
2005: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty Cổ phần May 10
2010: Chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty May 10 - CTCP
Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ:Công ty May 10 chuyên sản

xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa
và thị trường quốc tế. Hàng hóa đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo
con đường gia công toàn bộ sản phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc sản
xuất trực tiếp. Cơ cấu mặt hàng khá đa dạng và phong phú. Sản phẩm của
công ty mang một số nhãn mác như: Gate, Bigman, Jackhot, Freland,
Pharaon, Chambray, ... các mặt hàng chủ yếu của công ty gồm: sơ mi nam
nữ các loại, veston các loại, Jacket các loại, quần âu giành cho nam nữ các
loại, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, ... trong đó sơ mi nam nữ, Jacket là
sản phẩm mũi nhọn của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty.
2.2. Lịch sử phát triển hoạt động tổ chức lao động của công ty May
10
2.2.1. Cơ cấu tổ chức lao động và đặc điểm lao động của May
10
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị

Cơ quan tổng giám
đốc
Phòng chức
năng tham
mưu giúp
việc

Hệ thống
siêu thị

Khách sạn
nhà hàng


Xí nghiệp
thành viên

Liên doanh,
liên kết hợp
tác sản xuất

Khối
trường

12


2.2.1.2. Đặc điểm lao động
- Về quy mô và cơ cấu lao động:
+ Lao động trực tiếp chiếm hơn 90,2%; Lo động gián tiếp chỉ chiếm
9.8%; tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt là lao động trực
tiếp thể hiện tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
+ Lực lượng lao động có tuổi bình quân cao, từ 30-40 tuổi; điều này giúp
công ty có đội ngũ nhân viên lâu năm, tâm huyết và giàu kinh nghiệm. Tuy
nhiên lại tạo ra hạn chế đó là hạn chế về trình độ, kỹ năng, sức khỏe, để
có thể nắm bắt và tiếp thu những công nghệ mới, sự đổi mới, cách thức
quản lý mới
- Về chất lượng lao động:
+ Công ty đã mở rộng các trường đào tạo công nhân kỹ thuật may, thời
trang; phối hợp với các trường Bách Khoa Hà Nội, trường Mỹ thuật Công
nghiệp Hà Nội,.. đào tạo các khóa học tại chức về chuyên ngành may,
quản trị kinh doanh, thiết kế thời trang,...
- Về đội ngũ thiết kế:
+ May 10 đã đầu tư khá hiện đại, đồng thời đã tuyển 4 nhà thiết kế

chuyên
nghiệp
về
làm việc: Quang Huy, Đức Hải, Việt Hà, Thương Huyền, họ đều là những
nhà
thiết
kế
thời trang chuyên nghiệp đã tham gia nhiều cuộc thi thiết kế trong và
ngoài
nước

đã
đạt được nhiều giải thưởng .
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 năm trở lại đây của công
ty May 10
Năm 2014, Tổng Công ty May 10-CTCP tiếp tục thể hiện bản lĩnh của
một doanh nghiệp lớn và giàu truyền thống nhất ngành may mặc Việt Nam
với tổng doanh thu đạt 2.188 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2013. Nộp
ngân sách 44,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Thu nhập bình quân
đạt 6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,3%. Cổ tức chia 18%.
Năm 2015, kết quả sản xuất kinh doanh của May 10 đạt doanh số cao,
đạt 2.688 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22%. Như
vậy, so với năm 2000, tổng doanh thu năm 2015 tăng 14,5 lần; lợi nhuận
tăng 13 lần; nộp ngân sách nhà nước 16,6 lần, thu nhập của người lao
động tăng 4,8 lần…
Năm 2016, tổng doanh thu đạt 2.943,88 tỷ đồng, tăng 3,29% so với kế
hoạch và tăng 7,42% so với năm 2015.
Năm 2017, tổng doanh thu đạt 3.046,26 tỷ đồng, tăng 1,54% so với kế
hoạch và tăng 3,48% so với năm 2016
Năm 2018, tổng doanh thu đạt 3.045 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm

2017
13


Năm 2019, tình hình sản xuất kinh doanh của May 10 có nhiều biến
động, đơn hàng khan hiếm do tình trạng chung ở tất các các doanh nghiệp
dệt may đều gặp phải.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực bền bỉ của tập thể gần 12,000 người lao động,
kế thừa những thành quả mà May 10 đang có, tiếp tục đoàn kết, đổi mới
công tác quản lý, tìm các giải pháp cho thị trường trong nước và quốc tế...
đã đưa May 10 cán đích 3.380 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2018.
Đặc biệt lợi nhuận mà May 10 đạt được tăng hơn 4% so với năm trước
tương đương với 81 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt
8.150.000đ/người/tháng.
Trong năm 2019, ngoài các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, May 10 đã phát triển các khách hàng mới, đạt doanh thu 194,4
tỷ đồng. Cụ thể là các khách hàng như: ANF, KNS, JFG, DYM, BNB, đặc biệt
là khách hàng mới là ANF và BNB chuyển sản xuất về Việt nam do chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức lao động
của công ty May 10
2.2.3.1. Môi trường bên trong
Thứ nhất là sự thay đổi về quy mô: quy mô May 10 ngày càng được mở
rộng và nâng cao hơn chính vì vậy số lượng lao động cần nhiều hơn để đạt
được kết quả kinh doanh cao việc tổ chức nơi làm việc một cách khoa học,
hợp lý là vấn đề cần thiết, và khi quy mô được mở rộng, lao động mới được
thêm vào, lao động cũ luôn chuyển để sắp xếp lại khoa học hơn.
Thứ hai là điều kiện làm việc còn nhiều bất cập: yếu tố về bảo hộ còn
hơi thấp, các máy móc thiết bị làm việc ở một số nơi còn cũ, chưa được
cập nhật mới, ...., việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

góp phần nâng cao năng suất lao động và công tác tổ chức cho NLĐ được
hoàn thiện và nâng cao hơn.
Thứ ba là trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề của NLĐ, số lượng:
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác tổ chức lao động.
Thứ tư là năng lực của nhà quản lý vẫn còn những hạn chế và thiếu sót:
việc tổ chức hợp lý sẽ làm cho NLĐ cảm thấy phù hợp và yêu thích công
việc, gây tâm lý tích cực cho NLĐ chính vì vậy để sắp xếp được hiệu quả
nhà quản lý cần có những năng lực cao hơn và đầy đủ hơn về các công tác
tổ chức quản lý...
Thứ năm là các chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh: khi nhà quản
trị đặt ra các mục tiêu lớn hay nhỏ thì các bộ phận sản xuất tiếp nhận
hoàn thành các mục tiêu đó, để có thể hoàn thành một cách hiệu quả, thì
cần tổ chức lao động một cách hợp lý hơn.

14


Thứ sáu là kết cấu hàng hóa kinh doanh, May 10 chủ yếu là về các sản
phẩm may mặc, chính vì vậy đó là một đặc thù cần tổ chức sao cho phù
hợp với ngành, khác biệt hiệu quả hơn đối thủ.
2.2.3.2.Môi trường bên ngoài
Thứ nhất là do sự ảnh hưởng từ biến động của môi trường kinh tế, chính
trị pháp luật: sự ổn định hay gián đoạn của các yếu tó này cũng tác động
tới điều kiện sản xuất kinh doanh của May 10 và từ đó tác động đến việc
tổ chức, tổ chức lại cơ cấu tổ chức lao động cho phù hợp.
Thứ hai là môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: là doanh nghiệp sản
xuất may mặc việc chống ô nhiễm môi trường, gần gũi với thiên nhiên, tạo
điều kiện làm việc thoải mái hiệu quả cho NLĐ.
Thứ ba là môi trường văn hóa xã hội: ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và
cuộc sống của con người tạo điều kiện kích thích NLĐ làm việc và ngược

lại. Qua đó doanh nghiệp phải có các biệp pháp tổ chức lao động sao cho
phù hợp với môi trường văn hóa xã hội của các chi nhánh xí nghiệp ở từng
địa phương,
Thứ tư là cách mạng cộng nghệ 4.0 tác động rất lớn tới sản xuất kinh
doanh của May 10, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh
doanh góp phần nâng cao năng suất lao động và công tác tổ chức cho NLĐ
được hoàn thiện và nâng cao hơn.
2.3 Thực trạng và đánh giá thực trạng tổ chức lao động ở công ty
May Mười
2.3.1. Phân công lao động ở công ty May 10
Tại Công ty May 10 sử dụng hình thức phân công lao động theo chức,
phân chia bộ máy lao động theo các bộ phận, phòng ban để có thể chia
nhỏ các bước thực hiện công việc và dễ quản lí, kiểm soát việc thực hiện
sản xuất. Phân công lao động theo chức năng cụ thể như sau:
- Cơ quan Tổng Giám đốc: là cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm cao
nhất trong doanh nghiệp, đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng
giám đốc là phó tổng giám đốc. Cơ quan tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trước tổng công ty, bộ và nhà nước về mọi hoạt động tại doanh nghiệp.
+ Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh tại công ty.
+ Phó tổng giám đốc là người giúp việc tổng giám đốc, được uỷ quyền
thay mặt tổng giám đốc giả quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng
mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định
của mình.Quản lý điều hành các xí nghiệp may 1,2,3,4,5, trường công
nhân may và thời trang, phòng QA, các phòng phụ trợ :cơ điện, thêu, bao
bì và phòng kỹ thuật.
+ Giám đốc điều hành là người giúp việc tổng giám đốc, được uỷ quyền
thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng
15



mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định
của mình.Quản lý điều hành các xí nghiệp địa phương và phòng kho vận.
+ Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của nhà
mà mà mình quản lí.
+ Giám đốc bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mà họ
được cấp trên giao.
- Văn phòng công ty: văn phòng công ty là đơn vị tổng hợp, vừa có chức
năng về giải quyết nghiệp vụ quản lí sản xuất kinh doanh, vừa có nhiệm
vụ phục vụ hành chính và xã hội. Hơn nữa, có chức năng tham mưu giúp
tổng giám đốc về:
+ Công tác cán bộ
+ Lao động tiền lương
+ Hành chính quản trị
+ Y tế nhà trẻ
+ Bảo vệ quân sự
+ Công tác nhân sự
+ Giải quyết các chế độ chính sách
+ Công tác tổ chức sản xuất
+ Công tác đào tạo công nhân kĩ thuật
+ Công tác phòng chống cháy nổ
+ Công tác quân sự địa phương
+ Công tác thống kê báo cáo
+ Các hoạt động xã hội khác theo chính sách và pháp luật hiện hành
- Phòng nhân sự: là bộ phận có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp,
bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viện, xây dựng các
quy chế về tuyển dụng, phân bố tiền lương, tiền thưởng; thực hiện chính
sách đối với lao động; lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như
nhân sự của công ty.
- Phòng kế hoạch: là bộ phận tham mưu cho cơ quan tổng giám đốc,

quản lí công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản
xuất, tổ chức kinh doanh thương mại (FOB). Tham gia đàm phán kí kết hợp
đồng kinh tế, soạn thào và thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục
xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự ủy quyền của tổng giám đốc. Xây dựng
và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn
thành kế hoạch của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
- Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho cơ quan tổng giám đốc,
tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong nước, công tác cung
cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời
16


sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo
giới thiệu sản phẩm. Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong
nước, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thi
trường trong nước, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công
ty tại thị trường trong nước, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao
- Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp việc tổng giám
đốc về công tác kế toán tài chính của công ty, quản lý tài chính trong công
ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong công ty, định kỳ
lập báo cáo kết quả tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng
vốn mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
- Phòng kĩ thuật:
Là phòng tham mưu giúp việc tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật
công nghệ, kỹ thuật cơ điên, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng

dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ
kỹ thuật mới, nghiên cứ đổi mới máy móc thiế bị theo yêu cầu của công
nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng đời sống: có trách nhiệm chăm lo điều kiện ăn ở,, sinh hoạt khác
cho công nhân viên tại công ty.
- Phòng Y tế: Có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho người lao động tại công
ty.
- Ban đầu tư và phát triển:
Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây
dựng cơ bản trực thuộc tổng giám đốc, có chức năng :
+Tham mưu cho tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển công ty.
+ Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các
công trình xây dựng cơ bản.
+ Bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công
ty.
- Phòng kiểm tra chất lượng (QA):
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan tổng giám đốc trong
công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêuchuẩn
quốc tế ISO9002, duy trì và bảo đảm hệ thống chất lượng hoạt động có
hiệu quả. Kiểm tra, kiẻm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của
quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
đã quy định.

17


- Năm xí nghiệp may tại trụ sở chính (xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2,
xí nghiệp may 3, xí nghiệp may 4, xí nghiệp may 5) và năm xí nghiệp may
nằm ở các tỉnh ngoài ( xí nghiệp may Hoa Phượng tại Hải Phòng, xí nghiệp
may Đông Hưng tại Nam Định, xí nghiệp may Hưng Hà tại Thái Bình, xí

nghiệp may Thái Hà tại Thái Bình, xí nghiệp may Vị Hoàng tại Thái Bình):
Mỗi xí nghiệp may thành viên là đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức
sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến
nhập thành phẩm vào kho theo quy định
- Ba phân xưởng phụ trợ nằm tại công ty:
+ Phân xưởng cơ điện: Là đơn vị phụ trợ sản xuất có chức năng cung
cấp năng lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị, chế
tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề có liên quan cho quá trình sản xuất
chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
+ Phân xưởng thêu-giặt-dệt: Là một đơn vị phụ trợ trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các bước công nghệ thêu - giặt sản
phẩm và tổ chức triển khai dệt nhãn mác sản phẩm.
+ Phân xưởng bao bì: Là một phân xưởng phụ trợ, sản xuất và cung cấp
hòm hộp carton, bìa lưng, khoanh cổ, in lưới trên bao bì hòm hộp carton
cho công ty và khách hàng.
- Trường công nhân may kĩ thuật và thời trang (nằm bên cạnh trụ sở
chính của công ty): Là đơn vị trực thuộc cơ quan tổng giám đốc có chức
năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều
hành và công nhân kỹ thuật các ngành nghề, phục vụ cho quy hoạch cán
bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế. Công tác
xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh di học tập, tu nghiệp ở
nước ngoài.
=> Đánh giá:
- Ưu điểm:
+ Hình thức phân công lao động theo chức năng tại Công ty May 10
đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giải quyết xuyên suốt mọi vấn đề trong
công ty. Các phòng ban chức năng được phân công nhiệm vụ cụ thể do đó
phát huy được hết khả năng chuyên môn của từng cá nhân và gắn chặt
trách nhiệm rõ ràng. Theo hình thưc phân công lao động này sẽ có mô
hình dễ quản lý, dễ kiểm soát, kết cấu náy tạo điều kiện, khả năng nghiệp

vụ được nâng cao tạo nên sự ổn định trong điều hành và dễ dàng cho việc
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
+ Khắc phục tình trạng quản lý phân tán kém hiệu quả của bộ máy quản
lý - bao gồm các phòng nghiệp vụ và xí nghiệp thành viên. Công ty đã dần
dần tìm ra hình thức phân công lao động theo chức năng, tổ chức bộ máy
hợp lý để đáp ứng quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược chung đã đề
ra. Điều lệ của công ty quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng
18


phòng ban đó.Vì vậy phân công lao động theo chức năng với bộ máy và
phong cách quản lý mới công ty đã dần dần xoá được sự ngăn cách giữa
hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ với các xí nghiệp thành viên tạo
sự gắn bó, sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai khối trong bộ máy quản lý.
Cũng chính vì vậy công việc trong công ty được diễn ra khá trôi chảy, nhịp
nhàng, ăn khớp với nhau. Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận, cá nhân trong công
ty được phân công công việc thích hợp với đơn vị đó, hoạt động của từng
bộ phận được phối hợp rất hài hoà để cùng đạt được những mục tiêu
chung của công ty.
- Nhược điểm: Phân công lao động theo chức năng gồm nhiều phòng
ban, nhiều bộ phận khiến công tác tổng hợp kết quả hoạt động gặp nhiều
khó khăn cho nhà quản trị cấp cao.
2.3.2 Hợp tác lao động ở công ty May Mười
* Hợp tác lao động theo không gian:
Quá trình sản xuất sản phẩm phải có tính dây chuyền và liên kết. Đây
vừa là một đặc trưng đồng thời là một yêu cầu trong quá trình sản xuất.
Trong xưởng may, có rất nhiều bộ phận làm việc được thành lập. Mỗi bộ
phận đảm nhiệm một khâu sản xuất riêng, một chức năng riêng. Và chức
năng đó chính là một mắt xích quan trọng trong quy trình công nghệ sản
xuất quần áo. Tất nhiên mỗi bộ phận cần làm tốt vai trò và công việc của

mình. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, mà giữa các bộ phận phải có
gắn kết tốt. Tức là các khâu sản xuất phải có sự liên kết và phụ thuộc lẫn
nhau. Có như vậy thì sản phẩm hay lô sản phẩm mới đạt chất lượng tiêu
thụ.
- Tại phòng quy trình, dựa vào tài liệu kĩ thuật của khách hàng để
thiết lập quy trình công nghệ may lắp của từng sản phẩm trong mã hàng.
Sau đó sẽ lập bảng phân công việc, xây dựng bản mẫu, thiết lập định mức
tiêu hao của nguyên phụ liệu…
- Tại tổ thiết kế, Phó phòng sẽ giao cho các tài liệu kỹ thuật của khách
hàng, từ đó xem xét phân công từng việc cho nhân viên thiết kế. Tổ thiết
kế có nhiệm vụ thiết kế ra mẫu mỏng, mẫu cứng, chỉnh sửa tài liệu kĩ
thuật của khách hàng sau đó báo cáo với lãnh đạo và khách hàng nếu có
gì sai sót.
- Sau khi thiết kế mẫu cứng, tổ thiết kế gửi bản thảo xuống cho phòng
giác sơ đồ cắt để giác sơ đồ trên máy. Nhiệm vụ của phòng giác sơ đồ cắt
là vẽ sơ đồ phác ra giấy, phục vụ cho công đoạn cắt.
- Tổ may mẫu chế thử sẽ dựa vào yêu cầu kĩ thuật và yêu cầu của tổ
thiết kế, tổ may mẫu phải may ra những sản phẩm y như sản phẩm mẫu
phía khách hàng gửi tới, nếu có khác phải được khách hàng chấp nhận.
Sau khi hoàn thành các giai đoạn phía trên, một bản mẫu hoàn chỉnh
sẽ được gửi xuống xưởng may để hoàn thiện. Đây là bước chính của quá
-

19


trình. Việc may sản phẩm sẽ tuân thủ theo đúng mẫu thiết kế. Người may
chỉ cần sử dụng vải đã cắt sẵn, chỉ và máy móc đã chuẩn bị. Việc may này
cũng được chia cho nhiều nhóm làm việc. Có nhóm may ống áo, ống quần.
Có nhóm may thân áo, cổ áo… Sau khi mỗi nhóm hoàn thành thì các bộ

phận được lắp ráp lại với nhau. Cuối cùng là tiến hành ủi tạo hình sản
phẩm. Sau khi trang phục được may hoàn chỉnh nó sẽ được mang đi hoàn
thiên. Các công đoạn hoàn thiện bao gồm:
 Làm sạch sản phẩm. Vì trong khâu nhập vải, cắt vải và may có thể
quần, áo sẽ bị bẩn. Do đó nó cần được tẩy sạch.


Tiếp đó quần áo sẽ được ủi là cẩn thận, phẳng phiu.



Cuối cùng là gấp và đóng gói sản phẩm.

- Sản phẩm cuối cùng sẽ được Phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra lại
một lần nữa trước khi mang giao cho khách. Có hai phương pháp kiểm định
là: kiểm tra các bán thành phẩm ngay sau khi cắt và kiểm tra các thành
phẩm ngay sau công đoạn may. Tùy vào hoàn cảnh và loại sản phẩm để
nhà quản trị sẽ chọn phương pháp kiểm định.
* Hợp tác lao động theo thời gian:
Sắp làm việc phù hợp cho công nhân tại các phân xưởng sản xuất
trong nhà máy để đáp ứng được tiến độ sản xuất.
Công nhân tại các xưởng được bố trí các ca làm việc phù hợp:
thường thường công nhân làm việc ban ngày, khi có nhưng đơn hàng lớn,
phía công ty sẽ sắp xếp làm thêm ca tối. Và công ty áp dụng chế độ đảo ca
thuận nghỉ ngày chủ nhật.


Hành chính: làm từ 8h-17h.

 Ca: chia làm ca ngày và đêm. Ca ngày làm việc theo khung giờ của

nhóm hành chính. Ca đêm làm việc từ 21h-6h sáng ngày hôm sau.
Hợp tác về mặt thời gian có sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa
các phân xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như
các cá nhân trong từng đơn vị nhỏ để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất,
đúng kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Tổ chức các ca làm việc trong
một ngày đêm, có chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của
sản xuất, vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, hình thức
này có nhược điểm đó chính là kết thúc mỗi ca, tổ trưởng của ca trước cần
báo cáo lại tình hình hoạt động của ca mình cho tổ trưởng sau.
=> Đánh giá:
-

Ưu điểm

Hợp tác theo không gian chính là ít xảy ra sai sót và đạt được kết quả
như định trước, đúng thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm do công
việc được lên kế hoạch trước.
20


Nhìn chung, hợp tác lao động tại công ty May Mười diễn ra rất nhịp
nhàng, hiệu quả. Bằng chứng là năm 2019, Tổng công ty May 10 - CTCP
đạt tổng doanh thu 3.380 tỷ đồng, tăng 5,55% so với kế hoạch và tăng
11,76% so với năm 2018; nộp NSNN đạt 52,17 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 81,5
tỷ đồng.
-

Nhược điểm

Phụ thuộc nhiều vào việc nhà quản trị lên kế hoạch công việc, trong quá

trình sản xuất phải kiểm tra chất lượng sản phẩm liên tục để kịp thời sửa
chữa nếu có sai sót ở khâu nào.
2.3.3 Tổ chức nơi làm việc tại Công ty May 10
- Thiết kế nơi làm việc (là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi
làm việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động của công nhân)
+ Công ty May 10 đã nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị của nước
ngoài với công suất cao và trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị,
dụng cụ cần thiết cho nhân viên làm việc theo yêu cầu của công việc và
người lao động. Công ty rất chú trọng vào việc đổi mới trang thiết bị công
nghệ, hiện đại hoá sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động.
+ Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật: Các đơn vị sản xuất của công ty phân bố chủ
yếu ở miền Bắc với tổng diện tích sản xuất khoảng 30.500 m2, 8000 nhân
viên có năng lực sản xuất 15.200.000 sản phẩm/năm
+ Công ty đã nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất hiện đại từ Ba Lan,
Pháp, Đức và một số nước khác. Nhờ có các trang thiết bị hiện đại này mà
công ty đã sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao,
nhờ tiết kiệm chi phí.
+ Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của công ty là máy chuyên dùng,
phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như: Nhật, Mĩ, Đức, Hungary.
Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng
được mọi yêu cầu của khách hàng. Các công đoạn sản xuất được chuyên
môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn. Mặt khác do đặc
điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến hiện đại nên công
ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công ty cũng
kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên
doanh. Do đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa
phương, tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương
để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiên cả hai bên cùng có lợi.

=> Từ việc sử dụng các trang thiết bị máy móc sản xuất hiện đại cùng
việc bố trí, sắp xếp nguồn nhân lao động đã rút ngắn được thời gian sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động...

21


- Trang bị nơi làm việc (là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc thiết bị,
dụng cụ... cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất
và chức năng lao động. Nơi làm việc thường được trang bị thiết bị chính và
thiết bị phụ)
+ Trang thiết bị chính:
 Máy móc tại cụm lót ở nhà máy tại Hưng Hà - Thái Bình được xếp
song song, khoảng cách mỗi máy xấp xỉ 50cm đủ để NLĐ làm việc mà
không gặp khó khăn. Khoảng cách giữa mỗi hàng máy đảm bảo trên 1m,
NLĐ dễ dàng đi lại và vận chuyển nguyên vật liệu đến vị trí làm việc.
 Tại khu vực máy ép, máy móc được đặt cạnh nhau và quay lưng vào
nhau.
 Tại khu vực là, ở giữa 2 hàng máy móc có đồng hồ đo nhiệt độ để
NLĐ biết và giữ nhiệt độ là vải ở mức thích hợp.
+ Trang thiết bị phụ:
 Bóng đèn được trang bị khắp xưởng để cung cấp đầy đủ ánh sáng
cho NLĐ làm việc.
 Mỗi xưởng đều trang bị máy lọc nước cho NLĐ đến uống nước, mỗi
máy lọc nước đều trang bị sẵn cốc chén để sử dụng.


Mỗi xưởng đều có máy lọc không khí để hạn chế bụi cho NLĐ.

 Ở mỗi của vào xưởng may đều treo những câu slogan để kích thích

không khí, tạo động lực làm việc cho NLĐ.
 Mỗi xưởng sản xuất đều có quạt trần hoặc điều hòa không khí để
làm mát cho NLĐ tùy vào tính chất sản phẩm gia công.
 Trong kho có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị chữa cháy và được treo nội
quy phòng chống cháy nổ, thiết bị bốc xếp, vận chuyển,…
- Bố trí nơi làm việc (là việc sắp xếp một cách hợp lý trong không gian
tất cả các phương tiện vật chất của sản xuất tại nơi làm việc)
+ Bố trí chung: Công ty sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc với
kho phụ liệu, kho nguyên liệu, xưởng may, điểm nghiên cứu ứng dụng và
phát triển sản phẩm, phòng kỹ thuật phù hợp với sự chuyên môn hóa nơi
làm việc và quy trình công nghệ
+ Bố trí bộ phận: Với tất cả nguyên vật liệu, sản phẩm được lưu giữ tại
kho theo từng khu vực theo “hướng dẫn ghi mã kí hiệu và sắp xếp hàng
hóa trong kho”, theo từng khách hàng, lô hàng, không để lẫn sai vị trí quy
định
Khu vực tạm nhập: Nguyên đai nguyên kiện
Khu vực chưa kiểm tra: Nguyên cuộn
Khu vực đã kiểm tra – Đạt
Khu vực đã kiểm tra – Không đạt, chờ xử lý
22


+ Bố trí riêng: trang bị đầy đủ các loại dụng cụ, thiết bị từng yếu tố cho
cá nhân. Ngoài ra, các vật liệu, dụng cụ, nút điều khiển, thùng chứa vật
liệu đều được đặt trong tầm với.
=> Đánh giá
- Ưu điểm:
+ Thiết kế nơi làm việc hiện đại, phù hợp để nâng cao năng xuất của
NLĐ và hoàn thành mục tiêu của DN.
+ Từ việc sử dụng các trang thiết bị máy móc sản xuất hiện đại cùng

việc bố trí, sắpxếp nguồn nhân lao động đã rút ngắn được thời gian sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.
+ Trang bị nơi làm việc hợp lí, khoa học, dễ nhận diện. Ngoài những
trang thiết bị chính được bố trí khoa học, an toàn lao động cho NLĐ và
đảm bảo dễ dàng trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu đến thiết bị thì
trang thiết bị chính cũng rất hợp lí, cần thiết để hỗ trợ cho quá trình của
NLĐ.
+ Bố trí nơi làm việc chuyên môn hóa, dễ dàng cho quá trình kiểm soát
công việc sản xuất của từng xưởng. Việc chuyên môn hóa nơi làm việc với
quy trình công nghệ cũng làm tăng năng suất của công ty.
-

Nhược điểm:

+ Nhiều máy móc thiết bị đặt cạnh nhau sẽ gây tiếng ồn lớn, NLĐ lại
không được trang bị cách dụng cụ hỗ trợ nên sẽ ảnh hưởng đến thính giác
của NLĐ. Ngoài ra nhiệt độ của máy hoạt động lâu sẽ lớn hơn nên ở một số
xưởng dùng quạt trần còn bị nóng.
2.3.4 Phục vụ nơi làm việc tại May 10
Hình thức phục vụ: Tại May 10 hiện nay tồn tại cả hai hình thức phục vụ
đó là cả phục vụ tập trung và phục vụ phân tán.
Các công đoạn sản xuất được chuyên môn hoá cao. Công đoạn chuẩn bị
tại kho nguyên, phụ liệu được chia làm 2 bộ phận: kho nguyên liệu và kho
phụ liệu, điều hành trực tiếp những kho này là thủ kho, dưới có các nhân
viên làm công tác vận chuyển, cấp phát…Các vật tư, phụ liệu và sản phẩm
được xếp đỡ từ phương tiện vẩn chuyển từ nhà cung cấp trong tình trạng
bao gói như ban đầu, các vật liệu máy móc, thiết bị, hóa chất khi tháo dỡ
vận chuyển có sự giám sát thực hiện của cán bộ chuyên ngành. Các sản
phẩm này được kiểm tra, bảo quản và lưu kho trong từng khu vực quy
định.

* Phục vụ tập trung:
- Tất cả các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các nhà cung cấp
trong ngành dệt may đáp ứng sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật, Mỹ,
Đức, Hungary về máy móc, các dây chuyền, thiết bị lớn.
- Các thiết bị tập trung như:
23


+ Máy tính: thực hiện công việc design, quản lý, giám sát hoạt động sản
xuất, quản lý nhân lực.
+ Đèn chiếu sáng, điều hòa, máy hút bụi phục vụ môi trường làm việc
tốt nhất
+ Các trang thiết bị bảo hộ lao động ( quần, áo, mũ, gang tay, khẩu
trang), các thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
và sức khỏe cho người lao động
- Các nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc là chính do sự đa dạng
và giá thành phù hợp.
+ Dây chuyền sản xuất HASHIMA và các thiết bị GHIDINI trong ngành
dệt may công nghiệp.
* Phục vụ phân tán:
- Tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất tự đảm nhiệm lấy việc phục
vụ của mình, từ việc nhận nguyên, phụ liệu để trực tiếp sản xuất theo mỗi
công đoạn riêng đến việc đảm bảo xử lý các trục trặc, bảo quản máy móc,
thiết bị trong quá trình sản xuất.
- Mỗi phân xưởng có 1 quản lý phụ trách, có một công việc riêng và hoạt
động các máy móc, thiết bị chuyên biệt như
+ Máy kiểm tra MANSANG- Hong Kong dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều
dài cuộn vải trước khi đưa vào sản xuất
+ Các loại máy ep mex KANNEGIENSSER-CH Liên bang Đức ép thủy lực
theo phương thảng đứng với hệ làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết

dinh tốt không làm biến dạng sản phẩm.
+ Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hàng SCHMIDT- Mỹ và
LECTRASYSTEM-CH Pháp dùng để thiết kế thời trang, thiết kế mẫu
+ Các loại máy thêu TAJMA-Nhật Bản cùng một lúc thêu được 20 sản
phẩm
với
9
loại chỉ khác nhau.
Nguyên tắc phục vụ:
- Áp dụng hiệu quả tối ưu công nghệ khoa học tiên tiến, máy móc vào
sản xuất vì việc quản lý sản xuất của May 10 vô cùng chặt chẽ, kiểm soát
đến từng giây của quy trình.
- Phục vụ tốt nhất từ công cụ lao động ( chất lượng, năng suất, độ chính
xác) đến môi trường làm việc ( đạt chuẩn theo quy định của nhà nước) để
đạt chất lượng sản phẩm tối đa.
Chế độ phục vụ: Tại may 10 áp dụng chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn,
các máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu đều có tiêu chuẩn cụ thể, được áp
dụng để đánh giá đo lường cũng như khắc phục những hư hại, sai lệch
trong quá trình làm việc để đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại
trừ được các lãng phí thời gian ở nơi làm việc, và đạt hiệu quả kinh tế cao.
24


= > Đánh giá
-

Ưu điểm:

+ May 10 đầu tư gần 300 tỷ đồng vào đổi mới máy móc nên chất lượng
sản phẩm cao và doanh thu tăng.

+ Việc phục vụ nơi làm việc của May 10 thực hiện rất kỹ lưỡng nên chất
lượng sản phẩm cao.
+ Kết hợp tốt hai hình thức phục vụ, có sự đầu tư hiệu quả.
-

Nhược điểm:

Do sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức hỗn hợp nên sẽ khá khó quản lý
công ty.
2.3.5 Tạo điều kiện lao động thuận lợi tại công ty May 10
Hiện nay May 10 đang tập trung nhân lực vào sản xuất khẩu trang và
quần áo bảo hộ phòng dịch để cung cấp, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19, các đơn hàng may mặc, gia công của
Tổng Công ty May 10 sụt giảm mạnh, nhưng để bảo đảm đời sống cho cán
bộ công nhân viên, đơn vị đã chuyển sang chế độ làm việc luân phiên tại
nhiều phân xưởng. Khó khăn chồng chất khó khăn khi gần đây nhiều người
lao động làm việc ở các bộ phận như: Trường Cao đẳng nghề Long Biên,
Trường Mầm non, khách sạn, siêu thị phải tạm nghỉ việc.
Tuy nhiên trong khó khăn đơn vị đã có những cách đi mới để duy trì hoạt
động, giúp công nhân có việc làm. Cụ thể, để bảo đảm đời sống người lao
động, Công đoàn Tổng Công ty đã tham mưu với Ban Giám đốc để bố trí
việc làm khác cho những công nhân bịnghỉ việc ở các đơn vị. Trong số đó,
nhiều người được hướng dẫn nhanh để vào làm việc tại các công đoạn đơn
giản của Xưởng may khẩu trang như: Cắt, gập, đóng túi khẩu trang... Tại
đây, những công nhân lành nghề sẽ làm các công đoạn khó và hướng dẫn
để những người lao động chuyển đổi làm các công đoạn đơn giản hơn.
Do thêm người vào dây chuyền sản xuất nên các công đoạn được chia
ra. Người lao động chia sẻ công việc, đồng nghĩa với chia sẻ thu nhập. Để
người lao động đồng lòng, sẵn sàng san sẻ khó khăn với doanh nghiệp,
Công đoàn Tổng Công ty và lãnh đạo Tổng Công ty đã tuyên truyền về

thực trạng, chính sách của đơn vị hiện nay.
Điều kiện làm việc trong tổng công ty rất tốt, nhà xưởng thoáng mát,
sạch sẽ, thu nhập ổn định, các chế độ của người lao động được chăm lo
đầy đủ nên ai cũng yên tâm làm việc và muốn gắn bó với tổng công ty. Để
đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người lao động và học viên, mới đây tổng
công ty đã đầu tư xây dựng, khánh thành thêm ký túc xá 6 tầng với sức
chứa 200 người. Nhiều công nhân và học viên Trường Cao đẳng nghề Long
Biên thuộc tổng công ty cho biết, với sự hỗ trợ của tổng công ty, mọi người
ở đây rất thoải mái vì có bảo vệ 24/24; có cầu thang máy và cầu thang bộ;
có internet miễn phí cho tất cả các phòng; mỗi phòng đều có điều hòa,
25


×