Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài thảo luận Quản trị sản xuất (Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại một doanh nghiệp cụ thể)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.19 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------

BÁO CÁO TỔNG HỢP
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Đề tài thảo luận: Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu tại một doanh nghiệp cụ thể

Giáo viên hướng dẫn

: Trịnh Thị Nhuần

Thực hiện: Nhóm 6 - Lớp: H2006CEMG2911

HÀ NỘI – 2020


BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Giáo viên hướng dẫn: Trịnh Thị Nhuần
Mã lớp học phần: H2006CEMG2911
Nhóm: 6
Đề tài: Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại một doanh
nghiệp cụ thể
BẢNG PHÂN LOẠI
STT

HỌ VÀ TÊN

CÔNG VIỆC


PHÂN LOẠI

1

Trình Thị Út Thương

Làm ppt

A

2

Nguyễn Thị Hiền Thương

Khái niệm, mục tiêu của hoạch
A
định nhu cầu

3

Long Thị Thùy

Khái niệm, đặc điểm của NVL

Nguyễn Thị Thu Thủy

Yêu cầu, ý nghĩa của việc quản
A
lý NVL


5

Cao Thị Phương Thúy

Viết lời mở đầu, đánh giá NVL

A

6

Giáp Thị Thu Trang

Thực trạng hoạch định nhu cầu

A

7

Phan Thị Huyền Trang

Yếu tố, phương pháp HĐNC

A

8

Hà Hải Trang

Giới thiệu chung về Vinamilk


A

Vũ Thị Thùy Trang
(Nhóm trưởng)

Thực trạng NVL tại doanh
A
nghiệp, tổng hợp word

Nguyễn Thị Trinh

Quy trình sản xuất

4

9
10

A

A


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
I. Giới thiệu tổng quát..............................................................................................2
1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu............................................................2
2. Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu..................................................3
3. Hoạch định nhu cầu...............................................................................................5
3.1. Khái niệm của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu........................................5

3.2. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu...........................................6
3.3. Các yếu tố cơ bản của hoạch địch nhu cầu nguyên vật liệu............................7
3.4. Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu........................................10
II.Thực trạng hoạch định nhu cầu tại doanh nghiệp Vinamilk...........................14
1. Giới thiệu chung..................................................................................................14
2. Thực trạng nguyên vật liệu.................................................................................18
2.1. Đặc điểm............................................................................................................18
2.2. Phân loại và đánh giá.......................................................................................18
3. Quy trình sản xuất...............................................................................................20
4. Thực trạng hoạch định nhu cầu.........................................................................24
5. Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp Vinamilk.......................................................................................................29


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở
rộng thì tính cạnh tranh của nền kinh tế cũng ngày một tăng. Đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, yếu tố cạnh tranh là một yếu tố mang
tính quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là đối với
doanh nghiệp sản xuất. Để có thể trở thành nhà cung ứng hàng hóa mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất không chỉ đơn giản là tìm
kiếm khách hàng hay tùy ý sản xuất một số lượng hàng hóa nhất định. Việc xác
định rõ ràng nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất, doanh nghiệp
không chỉ thuận lợi trong việc sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tránh được
tổn thất với những chi phí không cần thiết. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần
phải có công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất một cách chi tiết,
rõ ràng, phù hợp với điều kiện kinh tế của doanh nghiệp. Để làm rõ được vai
trò và tầm quan trọng của việc hoach định nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất,
thông qua nội dung lý thuyết xoay quanh công tác hoạch định nhu cầu nguyên

vật liêu sản xuất. Từ đó nhóm 6 đã tìm hiểu và thảo luận về đề tài: “ Liên hệ
công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại một doanh nghiệp cụ thể”. Để
là rõ hơn về đề tài này nhóm 6 đã tìm hiểu về hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu tại công ty sản xuất sữa Vinamilk.

1


I. Giới thiệu tổng quát
1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng
vật hoá như: sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh
nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may
mặc… Đối tượng lao động được coi là nguyên vật liệu khi có sự tác động của
bàn tay con người vào đối tượng lao động và làm thay đổi tính chất hoá lý hoặc
tình trạng bên ngoài. Nói cách khác, lao động có ích của con người tác động
vào các đối tượng lao động tạo ra Nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu mang những đặc điểm cơ bản sau:
 NVL thường tham gia vào một chu kỳ sản xuất và tiêu hao toàn bộ hoặc
thay đổi hình dạng vật chất ban đầu để tạo thành hình thái của sản phẩm.
 NVL là một loại hàng tồn kho được doanh nghiệp dự trữ với mục đích
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Mỗi
một loại NVL nhất định lại gắn liền với một thời hạn bảo quản nhất định. Vì
vậy doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm này của NVL để có kế hoạch trong
việc thu mua, dự trữ và bảo quản NVL cũng như việc xuất NVL vào sản xuất.
Những đặc điểm của nguyên vật liệu trên xuất phát điểm quan trọng cho
công tác tổ chức hạch toán NVL từ khâu tính giá, hạch toán và hạch toán chi
tiết. Đối với từng doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà NVL có
vai trò cụ thể . Song nhìn chung, với vị trí là một trong ba yếu tố đầu vào
không thể thiếu của quá trình sản xuất. Việc sử dụng các loại Nguyên vật liệu

khác nhau vào quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
và do đó ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp sản xuất thì NVL có vai trò rất quan trọng, được thể hiện ở
các điểm sau:

2


 NVL là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong doanh
nghiệp, là một trong các yếu tố tham gia hình thành nên chi phí sản xuất kinh
doanh, chi phí Nguyên vật liệu là một bộ phận của giá thành sản phẩm. Từ đó
doanh nghiệp có thể xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ của doanh nghiệp.
 NVL là một loại hàng tồn kho được dự trữ để đáp ứng cho nhu cầu của
quá trình sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. NVL là thành phần thuộc về vốn
lưu động. Giá trị Nguyên vật liệu trong kho cuối niên độ không chỉ là giá trị
được thể hiện trên báo cáo TC nà còn là chỉ tiêu để đánh giá khả năng hoạt
động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu “Vòng quay vốn lưu động”. Nếu quá
trình thu mua, dự trữ và xuất dựng NVL được phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả sẽ
làm tăng nhanh vòng quay của vốn.
2. Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu
Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển khối lượng sản xuất công
nghiệp đòi hỏi ngày càng nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Đối với nước ta,
nguyên vật liệu trong nước còn chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất, một
số loại nguyên vật liệu còn phải nhập của nước ngoài. Do đó, việc quản lý
nguyên vật liệu phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí, đúng quy trình công
nghệ nhằm tạo ra sản phẩm tốt và có hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu một cách
khoa học và hiệu quả là sự đòi hỏi cấp bách. Hiện nay, nguyên vật liệu không
còn là khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nhưng vấn đề đặt

ra là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được
diễn ra thường xuyên đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất không gây ứ đọng
vốn kinh doanh. Chính vì lý do đó nên ta có thể xem xét việc quản lý nguyên
vật liệu trên các khía cạnh sau:

3


• Thu mua: nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xẩy ra biến
động do các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm
đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Cho nên khâu mua phải quản lý về khối lượng
quản lý có hiệu quả, chống thất thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu
sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành
sản phẩm.
• Bảo quản: việc dự trữ vật liệu hiện tại kho, bãi cần được thực hiện theo
đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hoá của
mỗi loại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng
phí vật liệu đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu.
• Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ
nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là
điều kiện hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh không quá ứ đọng vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình
sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ vật liệu
cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây dựng xác định mức tiêu hao vật
liệu.
• Sử dụng: sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý
nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng
thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt
nguyên tắc sử dụng đúng mức quy định sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm
bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành.

Do đó, công tác quản lý nguyên vật liệu là rất quan trọng nhưng trên thực
tế có những doanh nghiệp vẫn để thất thoát một lượng nguyên vật liệu khá lớn
do không quản lý tốt nguyên vật liệu ở các khâu, không xác định mức tiêu hao
hoặc có xu hướng thực hiện không đúng. Chính vì thế cho nên luôn luôn phải
cải tiến công tác quản lý nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế.

4


Ý nghĩa của việc quản lý nguyên vật liệu
• Đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ, đồng bộ và cung cấp kịp thời: Một
quá trình sản xuất muốn đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự liên tục của nguồn
nguyên vật liệu. Việc thiếu hụt nguyên vật liệu dù trong thời gian ngắn hay dài
cũng sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc đảm bảo
được nguồn nguyên vật liệu ổn định sẽ góp phần làm gia tăng năng suất lao
động, gia tăng sản lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thị trường.
• Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hợp lí, tiết kiệm: Đây là cách để
doanh nghiệp tối ưu chi phí, gia tăng được chất lượng sản phẩm với giá thành
vừa phải, từ đó sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Như vậy, chỉ với việc
quản lý nguyên vật liệu hiệu quả, doanh thu của doanh nghiệp đã có thể tăng
đáng kể, việc chiếm lĩnh thị trường và khả năng sinh lời vốn cũng được cải
thiện đáng kể.
• Đảm bảo công tác quản lý khác đạt hiệu quả cao: Các công tác quản lý
khác sẽ được đưa vào quy trình một cách nề nếp hơn như quản lý nguồn lao
động, quỹ lương, thiết bị, vốn…
Như vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát
triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ kiểm soát về mặt số lượng, chất lượng và
phân phối của nguyên vật liệu, mà từ đó, quản lý nguyên vật liệu còn ảnh
hưởng đến năng suất lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm, tình hình tài
chính, đầu tư và khả năng nâng cao doanh thu của doanh nghiệp.

3. Hoạch định nhu cầu
3.1. Khái niệm của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
- Hoạch định nhu cầu NVL là một nội dung cơ bản của quản trị sản xuất,
được xây dựng trên cơ sở trợ giúp của kĩ thuật máy tính được phát hiện và đưa
vào sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm 70. Cách tiếp cận MRP là xác
định lượng dự trữ NVL, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất, không cần dự trữ nhiều

5


nhưng khi cần sản xuất là có ngay. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức
chính xác, chặt chẽ đối với từng loại vật tư, đối với từng chi tiết và từng
nguyên liệu. ngoài ra sử dụng kỹ thuật máy tính đối với từng đơn đặt hàng
hoặc theo lịch sản xuất nguyên vật liệu dự trữ sao cho đúng thời điểm cần thiết.
Nhờ sự mở rộng ứng dụng máy tính vào hoạt động quản lý sản xuất, phương
pháp MRP đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được công tác lập kế hoạch
hết sức chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên vật liệu chính
xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn, giảm nhẹ các công việc tính toán hàng
ngày và cập nhật thông tin thường xuyên đảm bảo cung cá đúng số lượng và
thời điểm cần đáp ứng. Phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư tỏ ra rất có
hiệu quả, vì vậy nó không ngừng hoàn thiện và mở rộng ứng dụng sang các
lĩnh vực khác của doanh nghiệp. MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch
trình về những nhu cầu nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết sản xuất cho từng
giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc
lập và nhu cầu phụ thuộc.
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là việc xác định nhu cầu và lịch
trình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất. Một cách cụ
thể hơn, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu bao gồm việc xác định các loại
nguyên liệu, linh kiện, chi tiết,... cần cho sản xuất; số lượng và thời gian cần
cung cấp các loại nguyên vật liệu này, và điều độ quá trình cung cấp nguyên

vật liệu cho sản xuất.
3.2. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
- Đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm cho hoạt
động doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, chủng loại đúng thời gian và
thời điểm cần những nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm đó

6


- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu đến mức thấp nhất do xác định
được chính xác nhu cầu nguyên vật liệu theo số lượng và thời điểm cần cung
ứng mà không làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng và phục vụ khách hàng.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng nguyên vật liệu. MRP xác
định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở
ngại cho sản xuất.
- Tạo sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng nhờ việc đảm bảo
đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu sản phẩm của khách hàng.
- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ và thống nhất với
nhau, phát huy cao nhất năng lực sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiết kiệm
chi phí liên quan đến quá trình cung ứng nguyên vật liệu.
3.3. Các yếu tố cơ bản của hoạch địch nhu cầu nguyên vật liệu
Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu như sau:

Lịch trình sản
xuất tổng thể

Hồ sơ cấu trúc
sản phẩm


MRP

7

Hồ sơ nguyên vật
liệu


Lệnh sản xuất

Lệnh mua hàng

Báo cáo về dự trữ

a. Các yếu tố đầu vào cơ bản
Số lượng sản phẩm theo nhu cầu dự báo hoặc số lượng sản phẩm theo đơn
đặt hàng chính là yếu tố chủ yếu để xác định nhu cầu nguyên vật liệu. Nó cũng
là yếu tố được thu nhập từ lịch trình sản xuất. Tại đây, lịch trình sản xuất chỉ rõ
nhu cầu sản phẩm cần sản xuất và thời gian phải có. Đây là nhu cầu độc lập. Số
lượng cần thiết được lấy ra từ những người khác nhau. Như đơn đặt hàng của
khách, số liệu dự báo. thời gian thường lấy là đơn vị tuần. Hợp lý nhất là lấy
lịch trình sản xuất bằng tổng thời gian để sản xuất ra sảm phẩm cuối cùng.
Đó là tổng số thời gian cần thiết trong quá trình lắp ráp sản phẩm. Vấn đề
đặc biệt quan trọng trong MRP là sự ổn định trong kế hoạch sản xuất ngắn hạn.
Rất nhiều công ty quy định khoảng thời gian của lịch trình sản xuất trong
khoảng 8 tuần.
Bảng kê vật liệu và những thay đổi trong bảng kê hình thành nên hồ sơ
cấu trúc sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng, cần thiết để xác định nhu cầu
nguyên vật liệu về cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, và cũng là trật tự mà theo đó
các sản phẩm được làm ra.

Khi xác định bảng kê vật liệu của các loại sản phẩm người ta thường thiết
kế các loại hoá đơn nguyên vật liệu. Trong doanh nghiệp thường dùng 3 loại
hoá đơn nguyên vật liệu là hoá đơn theo nhóm bộ phận, chi tiết sản phẩm; hoá
đơn sản phẩm điển hình; hoá đơn cho những nguyên vật liệu bổ sung.
Còn đối với hồ sơ dự trữ cho biết lượng dự trữ nguyên vật liệu, bộ phận
hiện có. Nó dùng đê ghi chép, báo cáo tình trạng của từng loại nguyên vật liệu,
chi tiết bộ phận trong từng thời gian cụ thể. Hồ sơ dự trữ cho biết trong nhu
cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận và những thông tin chi tiết khác như người cung
8


ứng, độ dài thời gian cung ứng và độ lớn lô cung ứng. Hồ sơ dự trự nguyên vật
liệu, bộ phận cần phải chính xác, do đó đòi hỏi công tác theo dõi, ghi chép thận
trọng cụ thể chi tiết. Những sai sót trong hồ sơ dự trữ sẽ dẫn đến những sai sót
lớn trong MRP.
b. Các yếu tố đầu ra cơ bản
Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của MRP cần trả lời được các vấn
đề cơ bản sau:
• Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại linh kiện phụ tùng nào?
• Số lượng bao nhiêu?
• Thời gian khi nào?
Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản, tài liệu như lệnh
phát đơn đặt hàng kế hoạch, lệnh sản xuất nếu tự gia công, báo cáo về dự trữ.
Có nhiều loại tài liệu báo cáo hồ sơ nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận dự trữ.
Các báo cáo này gồm có báo cáo sơ bộ và báo cáo thứ cấp. Báo cáo sơ bộ liên
quan đến hoạch định và kiểm soát sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu. Còn báo
cáo thứ cấp liên quan đến việc kiểm soát và hoạch định kết quả thực hiện trong
quá trình sản xuất
c. Những yêu cầu của MRP
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu đem lại lợi ích rất lớn trong việc

giảm mức dự trữ trong quá trình chế biến, mặt khác nó duy trì, đảm bảo đầy đủ
nhu cầu nguyên vật liệu đúng thời điểm. Để MRP có hiệu quả cần thực hiện
những yêu cầu và điều kiện sau:
• Có chương trình phần mềm MRP và đủ hệ thống máy tính và để tính
toán và lưu trữ thông tin.
• Đào tạo cho đội ngũ cán bộ hiểu rõ về MRP và có khả năng ứng dụng
được nó.

9


• Nắm vững lịch trình sản xuất và đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật
về lịch trình sản xuất. Lịch trình sản xuất cho biết thời điểm, khối lượng và
chủng loại sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có. Số liệu này có thể lấy từ
các đơn đặt hàng, dự báo hoặc yêu cầu của kho hàng để dự trữ theo mùa vụ.
• Có hệ thống bảng kê vật liệu. Bảng kê vật liệu là danh sách của tất cả
các bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu để tạo ra một sản phẩm hoặc chi tiết cuối
cùng. Mỗi loại sản phẩm sẽ có bảng danh mục nguyên vật liệu riêng.
• Có hệ thống hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu hoàn chỉnh. Đây là hồ sơ lưu
trữ những thông tin về tình hình chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu như tổng nhu
cầu, lượng tiếp nhận theo tiến độ và dự trữ sẵn có. Ngoài ra còn có những
thông tin về nhà cung ứng, thời gian thực hiện đơn hàng và kích cỡ lô hàng,
những đơn hàng bị huỷ và những sự cố khác… Cũng giống như danh mục
nguyên vật liệu, hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu luôn được điều chỉnh và cập nhật
chẳng hạn như những thay đổi về dự trữ sẵn có, thời gian thực hiện, thời hạn
hoàn thành.
• Phải đảm bảo chính xác về báo cáo hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần
đảm bảo các báo cáo tồn kho phải chính xác vì đó là yếu tố quyết định việc
hoạch định lượng vật liệu chính xác.
• Biết thời gian cần thiết để cung ứng hoặc sản xuất nguyên vật liệu và

phân bổ thời gian cho mỗi bộ phận cấu thành. Các nhà quản trị cần nắm vững
thời điểm người tiêu dùng cần sản phẩm. Từ thời điểm đó nhà quản trị phải xác
định được thời gian chờ đợi, di chuyển, sắp xếp, chuẩn bị và thực hiện cho mỗi
bộ phận cấu thành sản phẩm. Sau đó tính toán và phân bổ thời gian phát lệnh
sản xuất hoặc cung ứng để kịp trả hàng đúng tiến độ.
3.4. Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịch trình sản xuất đối với nhu cầu độc lập
(sản phẩm cuối cùng) sau đó chuyển đổi thành nhu cầu về các bộ phận, chi tiết
và nguyên liệu cần thiết trong những giai đoạn khác nhau. MRP tính số lượng
10


chi tiết, bộ phận trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm trong mối quan
hệ chặt chẽ với lượng dự trữ hiện có và xác định chính xác thời điểm cần phát
đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó. MRP tìm
cách xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng tiếp
nhận và nhu cầu sản phẩm. Mối quan hệ này được phân tích trong khoảng thời
gian từ khi một sản phẩm được đưa vào phân xưởng cho tới khi rời phân xưởng
đó để chuyển sang bộ phận khác. Để xuất xưởng một sản phẩm trong một ngày
ấn định nào đó, cần phải sản xuất các chi tiết, bộ phận hoặc đặt mua nguyên vật
liệu, linh kiện bên ngoài trước một thời hạn nhất định. Quá trình xác định MRP
được tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Phân tích cấu trúc sản phẩm
Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến hành dựa trên
việc phân loại nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu
độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng
đặt. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc dựa trên
những đơn hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu
độc lập, nó được tính toán từ các quá trình phân tích sản phẩm thành các bộ
phận, chi tiết và nguyên vật liệu.

Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc của sản
phẩm. Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây của sản
phẩm. Mỗi hạng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết bộ
phận cấu thành sản phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:
- Cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành
phần cấu tạo của bộ phận là ta lại chuyển từ cấp i sang cấp i+1.
- Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa hai bộ
phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ
phận dưới là bộ phận thành phần. Mối liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời
gian (chu kỳ sản xuất, mua sắm...) và hệ số nhân. Số lượng các loại chi tiết và
11


mối liên hệ trong sơ đồ thể hiện tính phức tạp của cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm
càng phức tạp thì số chi tiết bộ phận càng nhiều và mối quan hệ giữa chúng
càng lớn. Để quản lý theo dõi và tính toán chính xác từng loại nguyên vật liệu,
cần phải sử dụng máy tính để hệ thống hóa, mã hóa chúng theo sơ đồ cấu trúc
thiết kế sản phẩm.
Theo nguyên tắc này tất cả các bộ phận, chi tiết đó được chuyển về cấp
thấp nhất. Nhờ đó tiết kiệm được thời gian và tạo ra sự dễ dàng trong tính toán.
Nó cho phép chỉ cần tính nhu cầu của bộ phận, chi tiết đó một lần và xác định
mức dự trữ đối với chi tiết, bộ phận cần sớm nhất chứ không phải với sản phẩm
cuối cùng ở cấp cao nhất.
Ví dụ: Sản phẩm cánh cửa thép của Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng
Hà Nội được phân cấp như sau :

Cấp 0

Cấp 2


Cánh cửa thép

Khung cửa

Cấp 1

Cây
khung 1

Cây
khung 2

Cấp 3

Khớp
nối 1,3

Khớp
nối 2,4

Thanh nan cửa

Thanh
nan tròn

12

Thanh
nan dẹt


Tấm đan cửa

Mặt
trước

Mặt sau


Từ nguyên tắc này, xí nghiệp có thể lên kế hoạch tổng quát với nhiều
phương án vật tư, sản xuất. Khi có đơn hàg cụ thể, dựa trên các nghiệp vụ đã
thực hiện, xí nghiệp dễ dàng cho ra một lịch trình sản xuất hoàn chỉnh, có thể
tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
 Bước 2: Xác định tổng nhu cầu và nhu cầu thực tế
Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc
NVL trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có hạơc lượng sẽ tiếp
nhận được. Tổng nhu cầu hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với
hạng mục cấp thấp hơn, tổng nhu cầu được tính trực tiếp số lượng phát đơn
hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước nó.
Đó là nhu cầu phát sinh do nhu cầu thực tế về một bộ phận hợp thành nào
đó đòi hỏi tổng nhu cầu của các bộ phận, chi tiết bằng số lượng đặt hàng theo
kế hoạch của các bộ phận trung gian trước nó nhân với hệ số nhân nếu có.
Nhu cầu thực tế là lượng nguyên vật liệu cần thiết trong từng khoảng thời
gian nhất định và được xác định như sau:
Nhu cầu thực tế = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ bảo hiểm
Trong đó:
- Dự trữ hiện có là số lượng nguyên vật liệu, chi tiết hiện có sẵn trong
kho và sẽ tiếp nhận trong thời gian tới
- Dữ trữ bảo hiểm là lượng dự trữ đề phòng một số trường hợp phát sinh
ngoài dự kiến
 Bước 3: Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc đơn hàng theo

nguyên tắc trừ lùi từ thời điểm sản xuất

13


Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho
chờ đợi, chuẩn bị, bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian
phân phối hay thời gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó, từ thời
điểm cần có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ phải tính ngược lại để
xác định khoảng thời gian cần thiết cho từng chi tiết bộ phận. Thời gian phải
đặt hàng hoặc tự sản xuất được tính bằng cách lấy thời điểm cần có trừ đi
khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ để cung cấp đúng lượng
hàng yêu cầu.
II. Thực trạng hoạch định nhu cầu tại doanh nghiệp Vinamilk.
1. Giới thiệu chung
Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các
sản phẩm từ sữa từ nguyên liệu tự nhiên tại Việt Nam. Trụ sở chính: số 10 phố
Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Vinamilk thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976 từ 3 nhà máy cũ của chế độ
cũ để lại là Thống Nhất, Trường Thọ và Bột Dielac. Đến nay Vinamilk đã trở
thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về
sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không
những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm
của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,…
Vinanmilk hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều
doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị
trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công
nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành
trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ,

Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho
sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên
14


doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân
phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở
rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm
5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ
đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng.
Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như:
sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua
uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh
khiết, cà phê, trà..... Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là
xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, công ty có trên 180
nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh
tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị
trường đều có giá cao hơn của Vinamilk.
Trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn
hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt,
Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt
Nam. Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng
nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ
trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa.
• Triết lý kinh doanh của Vinamilk: Vinamilk mong muốn trở thành sản
phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm
rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk
xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
• Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng ngườn dinh

dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm đới với cuộc sống cong người và xã hội.
15


• Cam kết của Vinamilk: “Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện
đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài
nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh
dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao
tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì
ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tư ơng lai thế hệ mai sau, bằng
tất cả tấm lòng”.
• Tầm nhìn Vinamilk: Sản phẩm Vinamilk với chất lượng quốc tế luôn
đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng.
• Chính sách chất lượng của công ty Vinamilk: Luôn thoả mãn và có
trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm
bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh theo luật định
• Mục tiêu của công ty:
+ Định vị thương hiệu như một niềm tự hào của người Việt Nam
+ Xây dựng giá trị tình cảm mới của thương hiệu Vinamilk - hiện thân
của cuộc sống
+ Không ngừng phát triển quy mô và tầm vóc, thực hiện mục tiêu phủ
hàng đến tận các xã phường trên toàn quốc
+ Vươn xa hơn đến các thị trường khó tính nhất: Mỹ, Nhật,…
 Chiến lược của công ty:
+ Đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh của công ty
+ Biến đối thủ thành đối tác.
+ Bắt tay với các tập đoàn lớn: Vinamilk đã hợp tác với các tập đoàn có
tên tuổi như Sabmiller Aisa B.V, Campina,… để cho ra đời những sản phẩm có
chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến nhất.


16


+ Vinamilk ngày càng đa dạng hoá các dòng sản phẩm với những mẫu mã
đa dạng đẹp mắt không chỉ bổ, ngon mà còn hấp dẫn, phù hợp với cuộc sống
hiện đại.
• Cơ cấu sản phẩm của công ty Vinamilk ngày càng đa dạng và phong
phú. Từ mặt hàng đầu tiên lúc mới thành lập (năm 1976) là sữa đặc có đường,
đến nay, Vinamilk đã có trên 100 nhãn hiệu bao gồm sữa đặc, sữa tươi ,kem,
sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng các loại, sữa đậu nành, nước ép trái cây
các loại…
• Công nghệ: Vinamilk đã bật mí về bí quyết thành công đó chính là “đi
tắt đón đầu về công nghệ”. Chỉ trong 5 năm gần đây, Vinamilk đã đầu tư gần
500 tỉ đồng nhập khẩu các thiết bị công nghệ của các nước tiên tiến như: Mỹ,
Đan Mạch, Ý, Hà Lan…
 Ý nghĩa logo của công ty Vinamilk có những đặc trưng chính sau:

 2 điểm lượn trên và dưới của logo tượng trưng 2 giọt sữa trong dòng sữa
 Biểu tượng trung tâm:
+ VINA: Việt Nam
+ Milk: Sữa
+ V: Victory (Thắng lợi, chiến thắng và tiến lên)
+ Màu xanh nền : Biểu tượng đồng cỏ, thiên nhiên, nguồn dinh dưỡng…
17


 Slogan “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã khẳng định mục
tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia của thương hiệu
Vinamilk, luôn luôn đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm

mang chất lượng tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế.

18


2. Thực trạng nguyên vật liệu
2.1. Đặc điểm
Sữa thanh trùng vinamilk là sản phẩm hướng tới đối tượng tiêu dùng
chính là trẻ em vì thế nên từng bước chuẩn bị, mua nguyên vật liệu, sản xuất là
vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm bao gồm sữa bò tươi, hộp
giấy, và ống mút ngoài ra còn một số khác như đường tinh luyện, vitamin,
khoáng chất, hương liệu tổng hợp.
2.2. Phân loại và đánh giá
a. Về hộp giấy
Theo báo cáo của Tổ chức Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc (FAO), mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 15
lít/năm chỉ bằng 1/4 nhu cầu cần có và khá thấp so với nhiều nước trong khu
vực và thế giới, như Thái Lan (34 lít/năm), Trung Quốc (25 lít/năm) và Anh
(112 lít/năm).
Để cải thiện điều đó, Vinamilk đã không ngừng cải tiến công nghệ sản
xuất sữa nhằm mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng với
mức giá hợp lý. Cho tới nay, Vinamilk đã đáp ứng gần 55% nhu cầu sữa nước
tại Việt Nam, và có mặt tại 31 quốc gia trên toàn thế giới, vượt qua những tiêu
chuẩn nhập khẩu khắt khe của thị trường quốc tế.
Nhằm đảm bảo lượng sữa khổng lồ trên đến tay người tiêu dùng mà vẫn
giữ trọn sự tươi ngon thuần khiết, các nhà máy sản xuất của Vinamilk cần có
nguồn cung cấp bao bì chất lượng cao và dồi dào, để cho ra hàng chục triệu
hộp sữa mỗi ngày. Do đó, Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì
hàng đầu thế giới là công ty Tetra Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức

để cung cấp những bao bì chất lượng hàng đầu. Tuy hai loại bao bì này khác
nhau về kích cỡ, màu sắc và cách đóng gói nhưng cả hai đều cùng dung tích và
19


đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn sự tươi ngon của sữa trong suốt 6 tháng mà
hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo quản nào.
b. Về sữa bò tươi
Để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố
gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ
năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách
trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng
vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ.
Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh
Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 -2015, thêm
4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động
như các trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh
và Tây Ninh.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống
cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang
trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang
trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk
là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu.
Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn
bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con
vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng
nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200
tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào phục vụ
nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu.
c. Về ống hút

Sử dụng ống hút của TENPACK. Tất cả các sản phẩm của TENPACK in
ấn được kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn thực thẩm của FDA Hoa Kỳ,
chứng nhận chất lượng của nguyên liệu nhựa tiếp xúc thực phẩm của cộng
20


đồng Châu Âu.
3. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất sữa thanh trùng của Vinamilk
Sơ đồ:
Sữa bò tươi

Kiểm tra chất lượng
Làm lạnh bảo quản
Ly tâm làm sạch
Tiêu chuẩn hóa
Thanh trùng
Đồng hóa

Bao bì vô trùng
Rót sản phẩm
Bảo quản lạnh

Sữa thanh trùng

Sữa bò tươi: Được lấy từ sữa tươi của những con bò khỏe mạnh, giàu các
dưỡng chất tự nhiên, tươi ngon và bổ dưỡng từ những nông trại rộng lớn trải

21



dài khắp Việt Nam. Việc thu mua sữa có thể tiến hành tại nhà máy hoặc qua
trạm thu mua trung gian.

Vắt sữa bò tươi tại nhà máy sữa Vinamilk

Kiểm tra chất lượng: Sữa bò tươi là yếu tố đầu tiên quan trọng ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng của sữa tươi chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như thức ăn, chu kỳ vắt sữa, giống, tình trạng sức khỏe, quá trình vận
chuyển, bảo quản,…Do đó, để đảm bảo chất lượng sữa cần có quá trình kiểm
tra chất lượng trước khi chế biến. Các mẫu sữa được mã hóa bằng ký hiệu và
được niêm phong trước khi chuyển về phòng thí nghiệm của nhà máy để phân
tích các chỉ tiêu hàm lượng chất béo, chất khô, hàm lượng axit, PH, tỷ trọng,
kháng sinh, vi sinh vật, tỷ lệ béo, độ tươi, độ đạm, độ đường (nhằm phát hiện
các trường hợp hộ pha đường vào trong sữa), điểm đóng băng (nhằm phát hiện
các trường hợp hộ dân pha nước vào trong sữa).. Riêng đối với sữa có tồn dư
kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu
dùng. Về nguyên tắc, chỉ sử dụng sữa loại 1 để đảm bảo chất lượng cao của sữa
thanh trùng.

22


×