Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp tại phường tân thành thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2013 2017​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THIÊN HƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TÂN THÀNH
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khoá học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THIÊN HƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TÂN THÀNH
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K46 - ĐCMT N02
: Quản lý Tài nguyên
: 2014 - 2018
: ThS. Nguyễn Quý Ly

Thái Nguyên, năm 2018


i


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em đã tiến
hành thực tập tốt nghiệp tại phòng địa chính UBND phường Tân Thành từ
ngày 14/08/2017 đến ngày 30/11/2017. Thời gian thực tập đã kết thúc và em
đã có kết quả cho riêng mình.
Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thiện khóa luận
tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và các thầy cô giáo trong Khoa. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo: ThS. NGUYỄN QUÝ LY, người đã trực tiếp, tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin tỏ lòng sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo trong
khoa đã dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn UBND phường Tân
Thành đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và cũng như khả năng của bản thân có hạn nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của
các thầy các cô để khóa luận của em được hoàn thiện tốt hợn. Một lần nữa em
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Thiên Hương



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số, lao động của phường Tân Thành tính đến đầu
năm 2013 ......................................................................................... 31
Bảng 4.2: Cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2013 ........................................... 39
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của phường Tân Thành . 42
Bảng 4.4: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 ..... 44
Bảng 4.5: Cơ cấu diện tích đất trước và sau quy hoạch Phường Tân Thành. 49
Bảng 4.6: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp ............................. 55
Bảng 4.7: Kế hoạch sử dụng đất từng năm (2013 – 2017) của đất phi nông
nghiệp .............................................................................................. 59
Bảng 4.8: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từng năm (giai đoạn 20132017) của đất phi nông nghiệp ........................................................ 60
Bảng 4.9: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo từng năm của đất
phi nông nghiệp (giai đoạn 2013- 2017)......................................... 61
Bảng 4.10: Ý kiến của các hộ điều tra về sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,
điều kiện hạ tầng ............................................................................. 66


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ chu chuyển kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp kỳ đầu 2017 ...................... 56
Hình 4.2: Sơ đồ chu chuyển kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp kỳ cuối 2020 ..................... 58


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của cụm từ, cụm từ viết tắt

STT

Từ, cụm từ viết tắt

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

4

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

5

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


6

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

7

CP

Chính phủ

8



Nghị định

9



Quyết định

10

TT

Thông tư


11

NQ

Nghị quyết

12

CT

Công trình

13

SX

Sản xuất

14

KD

Kinh doanh

15

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


16

CD

Chuyên dùng

17

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các
nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm
trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống
trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố
định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp
lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho
đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích

đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật
đất đai 1993 năm 1998, năm 2001, năm 2003; Đặc biệt, Luật đất đai năm
2013 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất
đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị
định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất
của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ
dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá
trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các
công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay
càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ vmà còn với


2

các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này,
mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến
lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai
được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước
mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh
mẽ trên khắp cả nước.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận
tại điều 22 của Luật đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử
dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Phường Tân Thành là một Phường nằm ở cửa ngõ phía đông nam của
Thành phố Thái Nguyên một Thành phố đang phát triển
Là phường được quy hoạch đô thị hoá nên nhiều khu dân cư mới được

hình thành phường được chia thành 16 tổ dân phố. Có những công trình khi
hoàn thành sẽ mang lại cảnh quan chung về phát triển đô thị hiện đại trên địa
bàn phường. Vì vậy việc đưa ra phương hướng quản lý và sử dụng đất theo đúng
quy hoạch, kế hoạch là vấn đề hết sức cần thiết. để giải quyết vấn đề này thì việc
đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đưa ra phương
hướng sử dụng thích hợp là việc rất quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tình hình sử dụng đất trên, được sừ đồng ý
của ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên – trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên - Đại Học Thái Nguyên. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: ThS. Nguyễn
Quý Ly, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp tại phường Tân Thành thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2017”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn
phường Tân Thành thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
- Những đề xuất việc sử dụng đất phi nông nghiệp đạt hiệu quả của
phường Tân Thành thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của
phường Tân Thành thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất.
- Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất.
- Đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
đạt hiệu quả hơn
1.3. Ý nghĩa của đề tài

- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và trang bị
những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập tài liệu và sử lý thông tin của
sinh viên trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất phi nông nghiệp
đưa ra phương hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nội dung đất phi nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm về đất
Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt trái đất, có
khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường
sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loại động
vật nhỏ.
V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người nga tiên phong trong lĩnh vực khoa
học đất cho rằng: Đất như là một thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển
riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất
được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các
yêu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất
có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị
thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và
một loạt các dạng hình của các sinh vật sống chết.
Nguồn: Krasil’nikov,N.A.(1958) vi sinh vật đất và các thực vật bậc cao hơn.
Đất là vô cũng quan trọng cho mọi loại hình sử sống trên trái đất vì nó
hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loại thực vật lại
cung cấp thức ăn và ôxy cũng như hấp thụ Cacbon điôxít.

Thành phần
Các loại đất dao động trong một khoảng rộng về thành phần và cấu trúc
theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông quá quá trình phong


5

hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác
động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá
theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các
thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc
tính khác của các loại đất.
Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: Tầng đất bề mặt, là
lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình
sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông
thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không
khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong
các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa
thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của
thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong
một hệ sinh thái cụ thể.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất
người ta chia đất ra làm 3 loại chính: Đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các
tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:
- Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
- Đất thịt: 45% cát, 40% limon và 15% sét.
- Đất sét: 25% cát, 30% limon và 45% sét.
- Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.Ví dụ: Đất cát
pha, đất thịt nhẹ...

Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật
được gọi là đất cổ. Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt
động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các
hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó


6

thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các
chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay
khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có
thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng
như làm tăng sự xói mòn đất.
Độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa
các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết
định năng suất cây trồng. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì
nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời
tiết thuận lợi.
Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được
nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng
chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. Tiến hóa tự
nhiên của đất Một ví dụ về sự tiến hóa tự nhiên của đất từ đá diễn ra trên các
dòng dung nham đã nguội trong các khu vực ấm áp dưới tác động của lượng
mưa nhiều và lớn. Thực vật có thể thích nghi và sinh trưởng rất mau trong
những khí hậu như vậy trên các dung nham bazan đã nguội, thậm chí ngay cả
khi ở đó có rất ít các chất hữu cơ. Các loại đá xốp có nguồn gốc từ dung nham
bên trong có chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng. Các
chất hữu cơ dần dần được tích lũy; nhưng trước khi điều đó xảy ra, chủ yếu là

các loại đá xốp trong đó rễ cây có thể mọc cũng có thể được coi là đất.
Các quá trình hóa học trong đất:
Phong hóa giải phóng các ion, chẳng hạn như kali (K+) và magiê
(Mg2+) vào trong các dung dịch đất. Một số bị hấp thụ bởi thực vật, và phần
còn lại có thể liên kết với các hợp phần đất (chất hữu cơ, khoáng sét) hoặc tồn


7

tại tự do trong dung dịch đất. Cân bằng về hàm lượng các ion trong các hợp
phần đất khác nhau là cân bằng động - bị chi phối bởi các quá trình trao đổi
và hấp phụ cation, anion. Sự chuyển dịch cân bằng có thể xuất phát từ những
thay đổi lý học, hóa học của đất.
Cùng với quá trình chua hóa đất, các cation hấp thụ bởi khoáng sét có
thể bị trao đổi (bởi H+) và bị rửa trôi. Ngoài ra, axit hóa đất cũng là một trong
những nguyên nhân thúc đẩy quá trình phong hóa khoáng sét, giải phóng một
số ion độc hại đối với thực vật Al3+(Al3+ là một trong những thành phần
chính cấu tạo nên các silicat của đất). Bón vôi (vôi bột hoặc vôi tôi) được coi
là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và ngăn chặn quá trình chúa
hóa đất đai.
Mặc dù các nguyên tố như nitơ, kali và phốtpho là cần thiết nhất để
thực vật sinh trưởng có thể có rất nhiều trong đất, nhưng chỉ có một phần nhỏ
của các nguyên tố này nằm ở dạng hóa học mà thực vật có thể hấp thụ được.
Trong các quá trình như cố định đạm và hóa khoáng, các loại vi sinh vật
chuyển hóa các dạng vô ích (chẳng hạn như NH4+) thành các dạng có ích
(chẳng hạn NO3-) mà cây cối có khả năng sử dụng được. Các quá trình trao
đổi, chuyển hóa, tương tác giữa thổ quyển (đất), thủy quyển (nước), khí quyển
(không khí) và sinh quyển (quyển sống) thông qua các chu trình sinh địa hóa
(chu trình nitơ và chu trình cacbon...) giúp cho vòng tuần hoàn của các
nguyên tố này được khép kín.

Các thành phần hữu cơ của đất có nguồn gốc từ các mảnh vụn thực vật
(xác lá cây), các chất thải động vật (phân, nước tiểu, xác chết v.v) và các chất
hữu cơ chưa phân hủy khác. Các chất này khi bị phân hủy, và tái tổ hợp tạo ra
chất mùn, là một loại chất màu sẫm và giàu các chất dinh dưỡng. Về mặt hóa
học, chất mùn bao gồm các phân tử rất lớn, bao gồm các este của các axít
cacboxylic, các hợp chất của phenol, và các dẫn xuất của benzen. Thông qua


8

quá trình khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất bị phân giải và cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển. Các chất hữu cơ cũng đảm
bảo độ xốp cần thiết cho việc giữ nước, khả năng tưới tiêu và quá trình ôxi
hóa của đất.
Khô hạn của đất sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của ôxy không khí vào đất,
đồng thời gia tăng quá trình oxy hóa đất và giảm hàm lượng chất hữu cơ đất.
Mộtví dụ về điều này có thể xem ở các loại đất tại khu vực Everglades của
Florida, ở đó người ta đã tưới tiêu cho nông nghiệp, chủ yếu trong sản xuất
mía đường. Nguyên thủy, đất đai ở đây rất giàu các chất hữu cơ, nhưng quá
trình ôxi hóa và sự nén đất đã dẫn tới sự phá hủy cấu trúc đất và các chất dinh
dưỡng và làm thoái hóa đất
Các quá trình hóa học trong đất:
Phong hóa giải phóng các ion, chẳng hạn như kali (K+) và magiê
(Mg2+) vào trong các dung dịch đất. Một số bị hấp thụ bởi thực vật, và phần
còn lại có thể liên kết với các hợp phần đất (chất hữu cơ, khoáng sét) hoặc tồn
tại tự do trong dung dịch đất. Cân bằng về hàm lượng các ion trong các hợp
phần đất khác nhau là cân bằng động - bị chi phối bởi các quá trình trao đổi
và hấp phụ cation, anion. Sự chuyển dịch cân bằng có thể xuất phát từ những
thay đổi lý học, hóa học của đất.
Cùng với quá trình chua hóa đất, các cation hấp thụ bởi khoáng sét có

thể bị trao đổi (bởi H+) và bị rửa trôi. Ngoài ra, axit hóa đất cũng là một trong
những nguyên nhân thúc đẩy quá trình phong hóa khoáng sét, giải phóng một
số ion độc hại đối với thực vật Al3+(Al3+ là một trong những thành phần
chính cấu tạo nên các silicat của đất). Bón vôi (vôi bột hoặc vôi tôi) được coi
là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và ngăn chặn quá trình chúa
hóa đất đai.


9

Mặc dù các nguyên tố như nitơ, kali và phốtpho là cần thiết nhất để
thực vật sinh trưởng có thể có rất nhiều trong đất, nhưng chỉ có một phần nhỏ
của các nguyên tố này nằm ở dạng hóa học mà thực vật có thể hấp thụ được.
Trong các quá trình như cố định đạm và hóa khoáng, các loại vi sinh vật
chuyển hóa các dạng vô ích (chẳng hạn như NH4+) thành các dạng có ích
(chẳng hạn NO3-) mà cây cối có khả năng sử dụng được. Các quá trình trao
đổi, chuyển hóa, tương tác giữa thổ quyển (đất), thủy quyển (nước), khí quyển
(không khí) và sinh quyển (quyển sống) thông qua các chu trình sinh địa hóa
(chu trình nitơ và chu trình cacbon...) giúp cho vòng tuần hoàn của các
nguyên tố này được khép kín.
Các thành phần hữu cơ của đất có nguồn gốc từ các mảnh vụn thực vật
(xác lá cây), các chất thải động vật (phân, nước tiểu, xác chết v.v) và các chất
hữu cơ chưa phân hủy khác. Các chất này khi bị phân hủy, và tái tổ hợp tạo ra
chất mùn, là một loại chất màu sẫm và giàu các chất dinh dưỡng. Về mặt hóa
học, chất mùn bao gồm các phân tử rất lớn, bao gồm các este của các axít
cacboxylic, các hợp chất của phenol, và các dẫn xuất của benzen. Thông qua
quá trình khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất bị phân giải và cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển. Các chất hữu cơ cũng đảm
bảo độ xốp cần thiết cho việc giữ nước, khả năng tưới tiêu và quá trình ôxi
hóa của đất.

Khô hạn của đất sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của ôxy không khí vào đất,
đồng thời gia tăng quá trình oxy hóa đất và giảm hàm lượng chất hữu cơ đất.
Mộtví dụ về điều này có thể xem ở các loại đất tại khu vực Everglades của
Florida, ở đó người ta đã tưới tiêu cho nông nghiệp, chủ yếu trong sản xuất
mía đường. Nguyên thủy, đất đai ở đây rất giàu các chất hữu cơ, nhưng quá
trình ôxi hóa và sự nén đất đã dẫn tới sự phá hủy cấu trúc đất và các chất dinh
dưỡng và làm thoái hóa đất


10

2.1.2. Quá trình hình thành đất
2.1.2.1.Khái niệm
Quá trình hình thành đá rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: Sinh
học, hóa học, lý học, lý – hóa học tác động tương hổ lẫn nhau:
- Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng.
- Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng.
- Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các hợp chất hóa học mới.
- Sự xâm nhập của nước vào đất và mất nước từ đất.
- Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và mất năng
lượng từ đất, làm cho đất lạnh đi.
Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra
đồng thời với quá trình hình thành đất.
Thực chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh học,
thưc hiện do hoạt động sống của sinh học (động vật, thực vật và vi sinh vật).
Trong vòng tuần hoàn này sinh vật đã hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng và
các khí từ khí quyển để tổng hợp nên chất hữu cơ (quang hợp). Các chất hữu cơ
này vô cơ hóa nhờ vi sinh vật và là nguồn thức ăn cho sinh vật ở thế hệ sau.
Thực vật của vòng đại tuần hoàn đia chất là quá trình phong hóa đá để
tạo thành mẫu chất. Còn bản chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu

tuần hoàn sinh học, vì có tiểu tuần hoàn sinh học đất mới được hình thành,
những nhân tố cơ bản cho độ phì nhiêu của đất mới được tạo ra.


11

Quan hệ giữa vòng tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học
Dòng bức xạ
sóng ngắn

Dòng bức xạ
sóng dài

Năng lượng đại chất

Chuyển vận nước

Giới hạn và vòng
tuần hoàn địa chất

Dòng năng lượng
Dòng vật chất

Giới hạn của vòng tiển
tuần hoáninh vật học


12

2.1.2.2. Các yếu tố hình thành đất

Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đất
dưới tác dụng của sinh vật và các yếu tố môi trường. Các yếu tố tác động vào
quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình
thành đất.
Docuchaev người đầu tiên nêu ra 6 yếu tố hình thành đất và gọi đó là
yếu tố phát sinh học.
(1) Đá mẹ
- Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho
nên nó là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và cơ học
của đất.
Thành phần và tính chất đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được
biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị
biến đổi sâu sắc do các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất.
(2) Khí hậu
Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua:
- Nước mưa
- Các chất trong khí quyển: O2, CO2, NO2
- Hơi nước và năng lượng mặt trời
- Sinh vật sống trên trái đất.

Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:
- Trực tiếp: nước và nhiệt độ.

Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và
tham gia tích cực vào phong hóa hóa học.
Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa
tan và tích lũy chất hữu cơ.


13


- Gián tiếp: Biểu hiện qua thế giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ

đạo cho quá trình hình thành đất: Biểu hiện qua quy luật phân bố địa lý theo
vĩ độ, độ cao và khu vực.
(3) Yếu tố sinh học
- Cây xanh có vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp nên chất hữu cơ từ

những chất vô cơ của đất và của khí quyển – nguồn chất hữu cơ của đất.
- Vi sinh vật phân hủy, tổng hợp và cố định nitơ (N)
- Các động vật có xương và không xương xới đảo đất làm cho đất tơi

xốp, đất có cấu trúc.
Xác sinh vật là nguồn chất hữu cơ cho đất, có thể nói vai trò của sinh
vật trong quá trình hình thành đất là: tổng hợp, tập trung, tích lũy chất hữu cơ,
phân giải và biến đổi chất hữu cơ.
(4) Yếu tố địa hình
- Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt các chất hòa tan

sẽ khác nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và
trũng. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn.
- Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất.
- Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều

hướng và cường độ của quá trình hình thành đất.
(5) Yếu tố thời gian
Yếu tố này được coi là tuổi của đất. Đó là thời gian diễn ra quá trình
hình thành đất và một loại đất nhất định được tạo thành đó là tuổi.
Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển
của đất càng rõ rệt.

Ngày nay hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối
với quá trình hình thành đất. Do vậy một số tác giả có xu hướng đưa vào yếu
tố thứ 6 của quá trình hình thành đất.


14

(6) Yếu tố con người
Trong quá trình sửdụng đất để trồng trọt con người đã có tác động đến
đất rất sâu sắc, làm cho đất thay đổi rất nhanh chóng, có thể làm cho đất ngày
càng màu mỡ hoặc thoái hóa đi.
Con người có thể xúc tiến sự hình thành đất trồng trọt sớm hơn và làm
cho đất ngày c àng màu mỡ; nhưng nếu du canh du cư, phát rừng làm rẫy, thì
sau vài vụ gieo trồng đất sẽ bị kiệt quệ, mất sức sản xuất.
Sử dụng đất hợp lý là cách tác động tích cực vào đất để “bắt” đất cung cấp
nhiều sản phẩm nhất, khai thác đất lâu dài và độ phì đất ngày càng được nâng cao
2.1.2.3.Sự phát triển của quá trình hình thành đất
1.Đất được hình thành, không ngừng tiến hóa gắn liền với sự tiến hóa
của sinh giới. Sự sống xuất hiện trên trái đất đánh dấu sự khởi đầu của
quá trình tạo thành đất.
2.Sinh vật đơn giản (vi khuẩn, tảo) tham gia đầu tiên vào quá trình tạo
thành đất. Chúng sống trên các sản phẩm đầu tiên của phong hóa vật lý
các đá, sau đó làm giàu chất hữu cơ cho sản phẩm phong hóa.
3. Sau vi khuẩn, tảo xuất hiện các sinh vật tiến hóa hơn như mộc tặc,
thạch tùng, dương xỉ, rêu và sau đó là thực vật bậc cao, làm cho đất phát triển
về cường độ và chất lượng.
4. Khi thực vật xanh bao phủ khắp mặt đất, hệ thống rễ của chúng phát
triển đa dạng ăn sâu vào lớp đá phong hóa, thì lượng chất hữu cơ, mùn, chất
dinh dưỡng, đạm tích lũy nhiều, hình thành độ phì ổn định. Đánh dấu giai
đoạn chất lượng của quá trình hình thành đất.

5. Sự tiến hóa của sinh giới từ đơn giản đến phức tạp được hoàn thiện
qua hàng triệu năm, nên quá trình phát triển để hình thành đất cũng lâu dài
như vậy.


15

2.1.2.4. Các chức năng của đất
Đất có 5 chức năng:
(1) Môi trường để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
(2) Địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải hữu cơ
và khoáng.
(3) Nơi cư trú cho các động vật đất.
(4) Địa bàn cho các công trình xây dựng.
(5) Địa bàn để cung cấp nước và lọc nước.
2.2. Khái niệm, vị trí, vai trò của đất phi nông nghiệp
Đất hay còn gọi là thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của Trái đất, được
hình thành lâu đời do kết quả biến đổi tự nhiên của nhiều yếu tố: Đá gốc,
động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Các thành phần chính của đất là
chất khoáng (chất vô cơ, chất hữu cơ), nước, không khí, mùn và các loại sinh
vật. Các thành phần trong đất được hình thành và biến động phụ thuộc vào
quá trình hình thành đất, sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học
trong đất và tác động của con người.
Đất là một dạng tài nguyên của con người, giá trị tài nguyên đất được
đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì nhiêu (độ mầu mỡ của đất), do
vậy đất được coi là một loại tài sản của con người. Căn cứ vào mục đích sử
dụng đất, người ta chia đất thành hai loại chính: Đất nông nghiệp (đất để
trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản) và đất phi
nông nghiệp (đất để ở, đất sản xuất, kinh doanh, đất xây dựng cơ sở hạ
tầng…).

1. Khái niệm đất phi nông nghiệp
Theo Điều 10 của Luật đất đai năm 2013, nhóm đất phi nông nghịêp
bao gồm các loại đất:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;


16

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
mọi hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng; làm đồ gốm
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi;
đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của
Chính phủ;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây
dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến
phà, bến xe ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấp
nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống
đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí;
đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu
vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôi
dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện văn hoá xã, tượng đài, bia tưởng
niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp
xiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở
cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; đất để
chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải.
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;


17

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo
tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá
nghệ thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục
đích kinh doanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà
nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm,
trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ
sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ
sản xuất nông nghiệp.
1. Vị trí, vai trò của đất phi nông nghiệp
Đất đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là điều kiện tiên quyết cho sự sống của con người và các loài động
thực vật trên Trái đất. Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng. Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên,

nguồn lực, và là yếu tố hàng đầu rất quan trọng không thể thiếu.
Ngoài vai trò là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp, đất
giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế
giới. Nếu không có đất thì con người không có nơi sinh sống và sẽ không có


18

bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động nào và không thể có sự
tồn tại của loài ngư
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau:
- Là nơi cư trú của con người. Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở,
thành phố, làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó.
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất
để phục vụ cho cuộc sống của con người. Như: xây dựng khu quân sự, doanh
trại quân đội, kho lương, đạn dược…sử dụng vào các mục đích quốc phòng,
an ninh; xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp để phục vụ mục đích
quản lý hành chính; xây dựng các công trình giao thông, đường xá, trạm, bến
để phục vụ nhu cầu đi lại; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, khu công
nghiệp để sử dụng vào sản xuất hàng hoá, cung cấp đồ dùng, vật dụng; xây
dựng trung tâm thương mại, chợ, siêu thị để phục vụ hoạt động trao đổi hàng
hoá, giao thương; xây dựng công viên, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thể
dục, thể thao để đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ; đất
để xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa trang, …
Hiện nay, mọi hoạt động của con người đều dựa vào đất và đều tiến
hành trên mặt đất. Nếu không có đất, chúng ta không có chỗ để xây nhà,
không có chỗ để thực hiện các sinh hoạt thiết yếu của con người, không có
chỗ để sản xuất, kinh doanh… và con người sẽ không thể tồn tại.
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá đối với cho con người, cung
cấp các loại quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây

dựng (cát, sỏi, đá, gạch, làm đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất
vật chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đất phi nông nghiệp
và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng
nhất để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơ


19

bản để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, đưa nước ta trở
thành nước có nền công nghiệp phát triển
2.2.1.1. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng
ổn đinh và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và
mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công
dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy,
sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi
phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất
và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. “Với vai trò là
nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai

một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các
điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện,
quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:


×