Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế tác động của bất ổn chính trị đến giá trị tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.93 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................4
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................5
I.1.

Bất ổn chính trị.........................................................................................5

I.2.

Giá trị tiền tệ.............................................................................................6

I.3.

Mối quan hệ giữa bất ổn chính trị và giá trị tiền tệ..................................7

II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỤ THỂ CỦA BẤT ỔN CHÍNH TRỊ TỚI GIÁ TRỊ
TIỀN TỆ..................................................................................................................8
II.1.

Các đợt bầu cử..........................................................................................8

II.2.

Bất ổn xã hội.............................................................................................9

II.3.

Xung đột xuyên quốc gia........................................................................10


II.4.

Trưng cầu dân ý......................................................................................11

II.5.

Các kỳ họp và hội nghị thượng đỉnh quốc tế..........................................12

II.6.

Các phát biểu và bình luận của các quan chức chính phủ......................13

III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ....................................................14
III.1.

Đức (1923):.........................................................................................14

III.2.

Zimbabwe (2000 - 2009):....................................................................16

III.3.

Venezuela (2014 - nay):.......................................................................17

IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................................21
IV.1.

Giải pháp cho các bất ổn chính trị:......................................................22


IV.2.

Giải pháp cho các chính sách tiền tệ:..................................................22

IV.3.

Biện pháp chống lạm phát:..................................................................23

KẾT LUẬN...............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26

1


LỜI NÓI ĐẦU
Cấu trúc của giá trị tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập
kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ
quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức
độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì
thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị,
và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ
tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ
thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ
lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, các chế độ tiền tệ
đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia.
Với sự thay đổi ngày càng khó lường trên bàn cờ chính trị quốc tế, giá trị tiền tệ
lại càng đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Không đơn thuần chỉ là
các lợi ích nhóm, các đảng phái, mà ngày nay các cuộc bất ổn chính trị đang diễn ra
với nhiều hình thức phức tạp và quy mô lớn hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến giá trị đồng tiền của các quốc gia liên quan. Chính vì vậy việc nghiên cứu mối

quan hệ giữa bất ổn chính trị và giá trị tiền tệ là một vấn đề vô cùng cấp thiết.
Mặc dù phần lớn các nghiên cứu về khía cạnh chính trị trong giá trị tiền tệ quốc
tế chủ yếu diễn ra trong thời gian gần đây nhưng nó đã đem đến các cách tiếp cận
thú vị về mặt lý thuyết, các tranh luận mang tính phân tích và các kết luận thực
nghiệm. Dựa vào thành quả của nghiên cứu đó, nhóm chúng em đã xây dựng và
đóng góp thêm các nội dung để hoàn thiện tiểu luận nghiên cứu “Tác động của bất
ổn chính trị đến giá trị tiền tệ”.
Hi vọng tiểu luận này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu theo một cách đơn giản nhất,
khoa học nhất về vấn đề bất ổn chính trị và giá trị tiền tệ. Trong bài viết không thể
tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được ý kiến đánh giá cũng như
đóng góp của cô và các bạn.

2


I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.1. Bất ổn chính trị
- Khái niệm:
Bất ổn chính trị là sự khủng hoảng chính trị diễn ra trong một đất nước có
nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị, giữa các giai cấp, giữa
các sắc tộc, giữa các tầng lớp xã hội, xoay quanh vấn đề giành chính quyền; duy trì
và sử dụng quyền lực nhà nước; tham gia vào công việc của nhà nước hoặc xác định
hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Khủng hoảng chính
trị có thể diễn ra dưới hình thức bạo động hay bất bạo động
- Nguyên nhân:
Bản chất cốt lõi của chính trị là có chính quyền bằng việc nắm quyền lực Nhà
nước một cách chính danh: Hành động trên cơ sở đúng hiến pháp, được nhân dân

bầu chọn chính thống, các quốc gia trên thế giới công nhận hợp pháp. Chỉ một trong
ba điều trên vi phạm thì có thể một lực lượng được lên nắm chính quyền nhưng đều
gây ra những bất ổn và mâu thuẫn nội tại trong ngoài triền miên, nên thực tế không
có ích gì cho đất nước khi nó tiếp tục tồn tại ngoại trừ nó cố giữ quyền lực vì chính
nó. Nhưng có chính quyền có được cả ba điều trên rồi, nhưng chính quyền vẫn có
thể tự gây ra khủng hoảng chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy: các khủng hoảng
chính trị luôn xảy ra từ các vấn đề xấu trong nước bị tích tụ, cộng hưởng với các áp
lực quốc tế, cùng với những sự tranh giành ảnh hưởng lợi ích của các nước lớn có
những quan tâm về địa kinh tế chính trị của họ.
- Hậu quả:
Những bất ổn mọi mặt về an ninh, kinh tế xã hội kéo dài…có thể lây truyền, kéo
đất nước xuống sâu tăm tối, loạn lạc, đặc biệt khi trong lòng nó chưa sẵn có những
3


lực lượng xã hội chính danh có tính tổ chức cao với cương lĩnh tiến bộ và đủ uy tín
rộng rãi hòng có thể kịp thời đứng lên phất cờ góp phần quan trọng chấn chỉnh và
xây dựng mới tốt hơn.
Rơi vào ảnh hưởng có tính chi phối của một quốc gia nào đó mà trở thành: mặt
trận, vùng đệm, quân cờ, lực lượng, thế trận. Do họ bị giật dây bởi sức mạnh quyền
lực mềm, những cương tỏa về chính trị và kinh tế mang tính “nô dịch” của thời đại
“đế quốc mềm”. Điều này sẽ khó gỡ và nguy hiểm hơn nhiều so với tình cảnh thuộc
địa cổ điển.
Một chính quyền mới rồi sẽ phải ra đời, với những sửa đổi hiến pháp, cải cách
kinh tế xã hội toàn diện với những cam kết rõ ràng mạnh mẽ với nhân dân và quốc
tế. Nhưng nói chung sẽ rất yếu đuối và tự phân thân khi phải nhận rất nhiều sự trợ
giúp của nhiều nước khác…Những lĩnh vực kinh tế cốt lõi của đất nước sẽ tuột khỏi
tay doanh nghiệp trong nước.
I.2. Giá trị tiền tệ
- Các khái niệm liên quan:

Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể
trao đổi được. Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng
một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một
Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.
Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền
mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định.

4


I.3. Mối quan hệ giữa bất ổn chính trị và giá trị tiền tệ
Các nhà đầu tư đặt tiền của họ ở các quốc gia ổn định với nền kinh tế mạnh và
hệ thống chính trị ổn định. Những bất ổn chính trị sẽ kéo đồng nội tệ đi xuống. Do
đó, các nhà đầu tư rút tài sản của họ về và đầu tư vào những đồng tiền mạnh hơn.
Tất cả những điều này lại dẫn đến việc nền kinh tế bị tổn thương, và khiến tiền tệ rớt
giá nghiêm trọng.
Nói cách khác bất ổn chính trị tác động đến giá trị tiền tệ chủ yếu qua giới đầu
tư. Chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau.

5


II.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỤ THỂ CỦA BẤT ỔN CHÍNH TRỊ TỚI GIÁ TRỊ
TIỀN TỆ
II.1. Các đợt bầu cử
Các đợt bầu cử là một trong những sự kiện quan trọng nhất có ảnh hưởng đến

tiền tệ nội địa. Bất luận các chính phủ mới sẽ đem lại điều gì cho quốc gia và tiền tệ

thì thị trường đều xem chúng như những rủi ro. Sự trì trệ trong các cuộc bầu cử sẽ
làm tiền tệ giảm giá bởi chậm trễ đồng nghĩa với bất ổn. Và các kết quả ngoài dự
đoán lại có tác động lớn nhất đến thị trường qua đó gây ra biến động cao.
Trong con mắt của giới đầu tư, các cuộc bầu cử là những sự kiện gây xáo trộn
mạnh nhất trên thị trường tiền tệ. Những tác động của các cuộc bầu cử lên giá trị
tiền tệ đều xuất phát từ tâm lý lo ngại của chính những nhà đầu tư đối với nền kinh
tế trong các đợt bầu cử. Nền chính trị ở một số nước nhất là những nước có nhiều
đảng phái, phe cánh chính trị rất phức tạp. Nền chính trị càng phức tạp thì các cuộc
bầu cử đều diễn ra rất căng thẳng do các phe phái chính trị đều muốn giành quyền
lực về phía mình. Các cuộc bầu cử thường đi kèm với những sự kiện chính trị xã hội
khác như biểu tình, bạo động,… Những sự kiện đó gây ảnh hưởng đến tiến độ của
cuộc bầu cử. Trong một cuộc bầu cử, nhà đầu tư sẽ xem xét đến mức độ căng thẳng
và tiến độ của cuộc bầu cử để đưa ra nhận định về độ rủi ro của nó từ đó đưa ra
được quyết định của mình trên thị trường. Nếu các cuộc bầu cử diễn ra vô cùng căng
thẳng và đang có dấu hiệu bị trì trệ, đại đa số nhà đầu tư sẽ coi đó là sự bất ổn đồng
nghĩa với việc mức độ rủi ro sẽ cao và bắt đầu đưa ra quyết định an toàn là rút vốn
ra khỏi thị trường. Ngoài ra, kết quả của cuộc bầu cử cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến thị trường tiền tệ nhất là những kết quả đi ngược lại dự đoán và mong muốn của
giới đầu tư.
6


Một ví dụ điển hình cho việc các bầu cử ảnh hưởng mạnh đến tiền tệ là cuộc bầu
cử Mỹ năm 2016. Cuộc bầu cử đã kết thúc với phần thằng thuộc về ứng cử viên
Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ngay sao khi Trump đắc cử tổng thống, đồng USD
đã ngay lập tức tăng nhanh giá trị thậm chí giá trị đồng USD đã tăng mạnh tới mức
xấp xỉ đồng Euro và cao hơn nữa so với đồng Yên . Chỉ trong tháng 11/2016, tỷ giá
của đồng EUR, đồng Yên,… so với đồng USD đã giảm mạnh. Dưới đây là đồ thị thể
hiện đà giảm của tỷ giá USD/EUR sau khi cuộc bầu cử diễn ra
Nguyên nhân khiến đồng USD tăng nhanh giá trị là do các nhà đầu tư đặt cược

rằng chi tiêu tài chính và những khoản giảm thuế mà Tổng thống đắc cử Donald
Trump đề xuất sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ, và làm dấy lên khả năng Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong tháng tới. Việc đồng USD tăng giá
mạnh khiến các ngân hàng trung ương của các nước khác như Mexico, Trung Quốc,
… phải can thiệp vào tỷ giá của đồng nội tệ của mình so với đồng USD bằng những
cách khác nhauđể nhằm ổn định tình hình thị trường. Từ ví dụ trên, chúng ta có thể
thấy được sự ảnh hưởng lớn của các cuộc bầu cử không chỉ đối với tiền tệ của một
nước mà của nhiều nước khác.
II.2. Bất ổn xã hội
Bất ổn xã hội xảy ra khi xuất hiện mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫn đó là có
thể là mâu thuẫn giữa giai cấp cầm quyền với nhân dân, mâu thuẫn giữa các tôn giáo
sắc tộc khác nhau,…. Dòng vốn là thứ vốn luôn e sợ tình trạng bất ổn xã hội. Bất ổn
xã hội làm hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. làm cho nền kinh tế bị trì trệ
suy thoái nặng nề. Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ cảm thấy e ngại khi đã và đang đầu
tư vào thị trường dẫn đến việc thoái vốn hàng loạt. Điều này khiến nền kinh tế càng
thêm bị tổn thương, đồng nội tệ càng rớt giá.

7


Trường hợp của Hồng Kong là minh chứng cho tác động tiêu cực của bất ổn xã
hội đối với giá trị tiền tệ. Vào nửa cuối năm 2019, hàng loạt cuộc biểu tình của
người dân Hồng Kong đã diễn ra xuất phát từ việc phản đối đạo luật dẫn độ do
Trung Quốc. Không những vậy, những cuộc biểu tình còn xoáy sâu vào mâu thuẫn
giữa chính quyền đặc khu Hồng Kong và người dân khiến cho bất ổn xã hội ở Hồng
Kong diễn ra trầm trọng. Chính vì những cuộc biểu tình mà nền kinh tế của Hồng
Kong bị tổn thương nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất – kinh doanh dịch vụ ở Hồng
Kong bị đình trệ cùng với đó là sự biến động theo chiều hướng tiêu cực của thị
trường đã khiến Hồng Kong đánh mất dần sự tin tưởng của nhà đầu tư. Rất nhiều
nhà đầu tư cùng một số doanh nghiệp nước ngoài đã rút lui khỏi thị trường Hồng

Kong đã làm cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, những
người phản đối chính quyền còn lập kế hoạch rút một lượng tiền mặt lớn ra khỏi các
ngân hàng với mục đích gây sức ép lên giá trị của đồng Đô la Hồng Kong (HKD)
buộc chính quyền phải nhượng bộ. Điều này khiến cho HKD – đồng tiền vốn được
định giá 1 USD bằng 7,75 đến 7,85 HKD từ năm 2005 – rớt giá mạnh. Nhiều
chuyên gia dự báo rằng mức định giá này sẽ bị phá vỡ trong tương lai. Tuy vậy, một
số chuyên gia khác lại cho rằng điều này sẽ khó có thể xảy ra được. Nhưng cho dù
như thế nào đi chăng nữa, qua ví dụ của Hồng Kong chúng ta thấy được rằng giá trị
của tiền tệ chịu sự ảnh hưởng của bất ốn xã hội.
II.3. Xung đột xuyên quốc gia.
Xung đột xuyên quốc gia là việc hai hay nhiều quốc gia đối đầu với nhau, có
mâu thuẫn với nhau trên nhiều phương diện chính trị, quân sự, kinh tế,… Xung đột
xuyên quốc gia gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự ổn định của nền kinh tế bằng việc
các nước có xung đột áp dụng các biện pháp trừng phạt, trả đũa, cấm vận kinh tế lên
nhau. Điều này làm các nhà đầu tư lo ngại, coi đây là một rủi ro khiến họ cảm thấy
không an toàn khi đầu tư vào nền kinh tế. Khi đó, những nhà đầu tư sẽ quyết định
8


rút vốn và đầu tư vào nơi khác khiến nền kinh tế ở các quốc gia có xung đột bị tổn
thương dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Xung đột xuyên quốc gia không chỉ ảnh hưởng
đến một hay hai đồng tiền mà có thể ảnh hưởng đến nhiều đồng tiền khác nhau.
Việc đồng Rúp của Nga mất giá nghiêm trọng là một dẫn chứng cụ thể cho việc
xung đột xuyên quốc giả ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Các lệnh trừng phạt của Mỹ Phương Tây đối với Nga làm cho đồng Rúp ngày càng sụt giảm giá trị. Điển hình là
lệnh trừng phạt vào ngày 8/8/2018 nhằm đáp trả việc Nga sử dụng chất độc thần
kinh Novichok để mưu sát cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia của ông
này tại thành phố Salisbury thuộc miền Nam nước Anh hồi tháng 3 đã khiến đồng
Rúp sụt giá 3% trong phiên giao dịch ngay sau đó. Cũng do sự ảnh hưởng bởi các
lện trừng phạt trước đó, tỷ giá đồng USD so với Rúp đạt mức cao nhất kể từ tháng
11/2016, với 1 USD đổi 66,7099 Rúp. Kể từ cuối tháng 7/2018, USD đã tăng giá

5,8% so với Rúp, nâng tổng mức tăng từ đầu năm lên 14,6%. Rõ ràng, tác động của
xung đột xuyên quốc gia lên giá trị đồng tiền là không thể chối cãi.
II.4. Trưng cầu dân ý.
Khi điều gì đó đe dọa đến sự đoàn kết của một quốc gia hay một khối chính trị
thì nó chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ. Hơn nữa, các quyết định
được đưa ra cũng có ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài, dẫn đến sự thay đổi trong các quyết định đầu tư và làm ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ.
Ví dụ:
Vào tháng 9/2014, Scotland quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về
việc tách ra khỏi Vương quốc Anh. Đồng bảng Anh đã phải chịu áp lực rất lớn trong
suốt thời gian trước khi trưng cầu diễn ra. Tin tức dự đoán về kết quả của cuộc trưng
cầu đã khiến đồng bảng Anh lên xuống liên tục.
9


Cho đến nay, tiến trình đàm phán Brexit là sự kiện quan trọng nhất, có tác động
đến đồng bảng Anh mạnh hơn bất kỳ dữ liệu kinh tế nào. Mặc dù cuộc trưng cầu này
đã diễn ra hơn 2 năm trước, song nó vẫn có ảnh hưởng không hề nhỏ lên đồng GBP.
Đồng GBP đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm. Thêm nữa, hiện
nay đang dấy lên những lo ngại về việc Anh sẽ rời EU mà không đạt được bất kì
thỏa thuận nào về thương mại và những vấn đề quan trọng khác, khiến cho đồng
GBP vẫn đang biến động không ngừng.
II.5. Các kỳ họp và hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Các kỳ họp của quan chức các nước luôn quan trọng. Thông qua đó ta có thể tìm
thấy manh mối về quan hệ giữa các nước cũng như về tình hình thế giới. Khi đó, các
nhà đầu tư sẽ xác định được thái độ của mình trong việc đầu tư, làm cho nền kinh tế
10



sẽ có sự thay đổi. Các kỳ họp bàn về các sự kiện trọng đại như khủng hoảng ở Hy
Lạp hay việc Ý gia nhập sâu vào Liên Minh Châu Âu tác động lớn đến thị trường.
Ví dụ: dự đoán cho rằng Ý có thể rời khỏi Liên Minh Châu Âu đã tạo nên một
xu thế giảm giá trong trung hạn đối với đồng euro.
Hay gần nhất là thông tin về việc Anh và EU đạt được nhiều thỏa thuận quan
trọng trong năm 2018, làm cho đồng GBP có xu hướng hồi phục.

II.6. Các phát biểu và bình luận của các quan chức chính phủ.
Thị trường theo dõi sát sao các bình luận và phát biểu của các quan chức chính
phủ. Đôi khi các bình luận này có thể làm khuynh đảo mọi kỳ vọng của thị trường,
làm ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế, từ đó
gây nên tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.

11


Ví dụ: vào tháng 1/2018 khi đồng USD đã yếu đi và thị trường kỳ vọng Cục Dự
Trữ Liên Bang sẽ hỗ trợ đồng tiền này thì Bộ Trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã
phát biểu rằng việc đồng USD yếu đi là điều có lợi cho Mỹ. Sau khi có bình luận
như trên thì đồng USD đã rớt giá và chạm mức đáy trong phiên, cụ thể là đồng USD
giảm 0,8% so với đồng Euro, còn 1,24 USD/Euro, và giảm giá 1% so với đồng Yên
Nhật trong phiên ngày 24/1/2018.
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ
III.1. Đức (1923):
Vào đầu những năm 20 của thế kỉ trước, một nước Đức vừa thua trận từ chiến
tranh thế giới lần thứ I phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Sau khi dồn toàn lực
cho cuộc chiến và nhận lại thất bại, nước Đức vốn đã kiệt quệ nay lại bị buộc phải
trả lượng chiến phí khổng lồ cho phe thắng trận theo hòa ước Versailles, gồm việc
nhượng lại các khu mỏ ở Saar Basin cho Pháp 1, hay phải thực hiện các khoản thanh
toán lên tới hơn 750.000.000$ một năm cho các nước đồng minh 2. Đi cùng với kết

cục của cuộc chiến, hai phe phái cũng được lập ra: một bên là cánh tả, ủng hộ việc
thành lập một chính quyền cộng sản còn một bên là cánh hữu, ủng hộ một thể chế
chuyên quyền đi theo con đường dân tộc chủ nghĩa. Sự đối đầu quyết liệt giữa 2 phe
phái chính trị đã dẫn đến sự hỗn loạn chính trị. Các cuộc đình công, cuộc nổi dậy và
cuộc đảo chính do cả hai phe khởi xướng diễn ra liên tục từ năm 1919 đến năm 1923
khiến đất nước ngày càng lún sâu vào vòng xoáy chia rẽ chính trị sâu sắc. Đỉnh
điểm của sự hỗn loạn là cuộc đảo chính bất thành năm 1923 diễn ra ở Munich đã
làm dân chúng mất lòng tin vào chính phủ từ đó khiến cho nền kinh tế Đức kiệt quệ
nghiêm trọng, sản xuất bị ngưng trệ, hàng hóa không có đủ để bán khiến chính phủ
không thể thu lợi từ thương mại. Điều này dẫn đến việc Đức phải in càng nhiều
1 Library of Congress. (1919). Treaty of peace with Germany (Treaty of Versailles), Artical 45

2 Taussig, F. (1920). Germany's Reparation Payments

12


đồng tiền Mark với số lượng cực lớn để lấy tiền trả chiến phí theo hòa ước Versailles
cũng như trả nợ cho nước ngoài.
Việc ngân hàng TW phát hành số lượng lớn đồng Papiermark để mua ngoại tệ
bồi thường chi phí chiến tranh đã khiến đồng Papiermark sụt giá nghiêm trọng, làm
xuất hiện lạm phát phi mã. Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi
tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng lên tới 29.500%. 3Đồng Papiermark mất
giá trị đến nỗi người dân Đức đã đem tiền để đi đốt lò vì nó còn rẻ hơn so với việc
mua củi và than.Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mác
(Papiermark) để đổi lấy 1 USD4. Thất bại trong việc áp dụng các chính sách thắt
lưng buộc bụng, do lo sợ việc mất đi vị thế chính trị, Chính phủ Cộng hòa của Đức
in tiền tràn lan khiến các tổ chức tín dụng lớn e ngại về khả năng thanh toán khoản
nợ mà nước này từng vay, cũng như chính người dân Đức đánh mất niềm tin vào
chính phủ tự do, dân chủ.

Sau một thời gian dài lâm vào tình trạng lạm phát, chính phủ Đức lập một ngân
hàng trung ương đặc biệt và cho phát hành loại tiền tệ mới là Rentenmark với tỷ giá
4,2 Rentenmark/USD đồng thời giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền Papiermark. Nhờ giải
pháp này, kinh tế Đức đã dần ổn định và đi vào quỹ đạo.
III.2. Zimbabwe (2000 - 2009):
Ở Zimbabwe, sự xung đột giữa các đảng phái chính trị và giữa các sắc tộc làm
cho tình hình chính trị ở quốc gia này trở nên bất ổn. Chính quyền Zimbabwe do
tổng thống Robert Mugabe bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, lợi dụng tham nhũng để
duy trì quyền lực5. Các chính sách của chính phủ tỏ ra không hiệu quả trong việc ổn
3 Badkar, M. (2011). The 10 worst hyper-inflation horror-stories of the past century. [online] Business Insider. Available
at: [Accessed 11 Dec. 2019]
4 Badkar, M. (2011). The 10 worst hyper-inflation horror-stories of the past century. [online] Business Insider. Available
at: [Accessed 11 Dec. 2019]
5 Dugger, C. (2008). Accounts of violence spread in Zimbabwe

13


định tình hình chính trị. Những cuộc bạo động diễn ra triền miên trong suốt những
năm đầu thế kỉ 21. Những mâu thuẫn giữa các phe phái chính trị và giữa các sắc tộc
vẫn không được giải quyết ổn thỏa dẫn đến sự chia rẽ nội bộ sâu sắc. Đặc biệt phải
kể đến sự mâu thuẫn giữa cộng đồng người da đen đa số và cộng đồng người da
trắng thiểu số đã khiến những người da trắng – nguồn lực kinh tế chủ yếu của
Zimbabwe – phải rời khỏi đất nước dẫn đến nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng.
Những điều trên dẫn đến tình trạng nghèo đói của người dân Zimbabwe và nợ công
của chính phủ. Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng
trung ương nước này in thêm tiền để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm
phát trầm trọng.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009, ngân hàng dự trữ Zimbabwe đã 3 lần
tung ra đồng tiền mới. Năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới thứ hai (ZWN)

đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar (ZWD) trước kia.
Tỷ giá đã giảm từ 24 ZWD trên USD năm 1998 tới 250.000 ZWD hay 250 ZWN
trên 1 USD theo tỷ giá chính thức. Năm 2008. Zimbabwe tiếp tục thay đổi tờ tiền
của mình với mệnh giá tương đương với đồng tiền cũ như sau 1 ZWR = ZWD. Năm
2009, đồng tiền thứ tư ZWL xuất hiện thay thế cho ZWR với mệnh giá tương đương
là 1 ZWL = ZWD. Điều này cho thấy đồng tiền của Zimbabwe mất giá nghiêm
trọng như thế nào. Lạm phát diễn ra cực kỳ trầm trọng. Lạm phát đã tăng từ một tỷ
lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000%
vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.
Ngân hàng dự trữ Zimbabwe đã thực hiện chính sách “Phi tiền tệ hóa”, xóa bỏ
đồng dollar Zimbabwe. Chính phủ cũng cho phép người dân dùng ngoại tệ như
USD, đồng rand của Nam Phi để thay thế cho đồng tiền cũ. Ngoài ra, người dân
cũng được phép dùng tiền ảo Bitcoin để thực hiện các giao dịch. Và mới đây nhất,
vào tháng 06/2019, Chính phủ Zimbabwe đã cấm việc sử dụng đồng USD cũng như
14


những loại ngoại tệ khác, mở đường cho việc phát hành một đồng tiền mới vào
tháng 11 cùng năm: đồng dollar Zimbabwe. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học lại cho
rằng điều này sẽ không thể thay đổi quá nhiều cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra
tại quốc gia này.
III.3. Venezuela (2014 - nay):
Nguồn gốc của những bất ổn chính trị hiện tại ở Venezuela bắt nguồn từ khi cố
tổng thống Hugo Chavez vẫn đương nhiệm. Năm 2004, giá dầu thô bắt đầu tăng một
cách chóng mặt. Khi Chavez nhận chức vào cuối những năm 90, giá dầu là hơn 10$
một thùng, còn vào giai đoạn từ năm 2004, giá dầu có những lúc lên tới hơn 100$ 1
thùng.

Giá F.O.B dầu thô của Venezuela giai đoạn từ 1975 - 2015


Từ đồ thị trên, ta có thể thấy giá dầu gần như đã tăng gấp đôi chỉ trong khoảng
từ năm 2004 tới 2005 và có xu hương tiếp tục tăng cho đến khi chạm đỉnh vào năm
2012. Chính nhờ đó, nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô của
Venezuela bắt đầu bùng nổ. Ông Chavez đã tận dụng điều này để chi tiền cho việc
trợ cấp lương thực, cải thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, do
15


ông ko giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ cùng với việc chi tiêu ko hạn
chế, vay nợ nước ngoài để nhập khẩu nhu yếu phẩm cũng như chi cho các chương
trình xã hội này đã dẫn đến thâm hụt ngân sách, nợ công ngày càng tăng cũng như
nền sản xuất trong nước bị đình trệ. Vào năm 2012, xuất khẩu dầu chiếm tới 95% 6
sản lượng xuất khẩu của Venezuela. Cùng năm, nợ công của Venezuela đã lên tới
106 tỉ USD7.
Và khi tổng thống Maduro lên nắm quyền năm 2013, việc giá dầu giảm mạnh
năm 2014 đã khiến chính phủ của ông phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặt ra.
Với việc giá dầu giảm, chính phủ ko thể nhập khẩu nhu yếu phẩm đầy đủ như trước
kia. Ông có thể cho phép đồng Boulivar giảm giá trị tuy nhiên điều này sẽ khiến giá
cả hàng nhập khẩu tăng vọt, bởi h đây Venezuela đã ko còn đủ lượng USD để trả
cho các nhu yếu phẩm họ vẫn thường nhập khẩu. Quan trọng hơn là điều này sẽ làm
ảnh hưởng tới tín nhiệm của chính tổng thống Maduro. Thay vào đó ông Maduro đã
chọn giữ mức tỉ giá hối đoái cao như cũ và thắt chặt kiểm soát đối với tiền mặt, cũng
như cố gắng kiểm soát giá cả. Tuy nhiên, các giải pháp trên đều ko đem lại hiệu quả.
Các nguồn cung nhu yếu phẩm hoặc cạn kiệt hoặc chuyển sang chợ đen. Lúc này,
giải pháp hợp lí nên là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Nhưng cuối cùng, Chính phủ
Venezuela chọn cách in thêm tiền để trang trải chi tiêu. Khi giá dầu tiếp tục giảm kết
hợp cùng với một số yếu tố dẫn tới sản lượng dầu sụt giảm, các nhà đầu tư bắt đầu
tìm kiếm các nguồn cung khác, khiến giả đồng Boulivar tiếp tục giảm.
Sản lượng dầu thô trung bình hàng năm của Venezuela (1997 - 2017)


6 Watts, J., Lopez, V. (2012). Venezuela election result set to upset global oil politics. [online] The Guardian. Available
at: [Accessed 11 Dec. 2019]
7 Caruso-Cabera, M. (2014). Why Venezuela is so desperate, in 5 easy charts. [online] CNBC. Available at:
/>[Accessed 11 Dec. 2019]

16


Sản xuất dầu thô Venezuela Venezuela đã có xu hướng giảm trong hai thập kỷ,
nhưng nó đã sụt giảm đáng kể trong hai năm từ 2016 - 2018. Sản lượng dầu thô ở
Venezuela đã giảm từ 2.3 triệu thùng mỗi ngày (b/d) vào tháng 1 năm 2016 xuống
còn 1.6 triệu thùng/ngày vào tháng 1 năm 2018. Sự kết hợp của giá dầu thô toàn cầu
tương đối thấp và sự quản lý sai lầm của ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela
đã dẫn đến những điều này tăng tốc giảm trong sản xuất. Điều này khiến việc tiết
kiệm bằng đồng nội tệ trở nên vô nghĩa. Và người dân venezuela bắt đầu chuyển đổi
tiền tiết kiệm của mình sang hết đồng USD, khiến giá trị của đồng boulivar tiếp tục
giảm sâu hơn.

Sự giảm giá trị của đồng Bolivar (tháng 7/2017 - tháng 8/2018)
17


Có thể thấy, giá trị đồng Bolivar của Venezuela đã giảm cực kì sâu so chỉ trong
vòng một năm. Giá trị đồng Bolivar trên thị trường chợ đen còn tụt giá thê thảm hơn
thế nữa khi trong cùng ngày 18/08/2018, tỉ giá hối đoái trên thị trường chợ đen giữa
đồng Bolivar và đồng USD đã gấp gần 27 lần tỉ giá chính thức.
Vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để
chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ đưa ra 1 loạt biện pháp. Đầu tiên là phá giá
đồng Boulivar tới 95%. Tỉ giá hối đoái thay đổi từ 250.000 Boulivar - 1 USD thành
6 triệu Boulivar - 1 USD8. Sau đó, phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là

Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao). Đồng tiền mới này ít hơn năm số 0 so với
đồng tiền cũ của Venezuela (nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng 100.000
8 Thomson, E. and Zerpa, F. (2018). Venezuela Adds to Chaos With One of Biggest Currency Devaluations Ever.
[online] Bloomberg. Available at: [Accessed 11 Dec. 2019]

18


đồng Bolivar cũ), cùng với đó là tăng mức lương tối thiểu lên hơn 3000%. Những
biện pháp này đặt áp lực lớn lên các công ty trong việc trả lương cho công nhân,
cũng như chưa đảm bảo rằng sẽ giải quyết đc cốt lõi vấn đề là việc in tiền của Chính
phủ. Thêm vào đó, đồng Sovereign Bolivar mới sẽ gắn liền giá trị với đồng tiền mã
hóa Petro, do Chính phủ Venezuela phát hành dựa trên giá dầu. Đây thực sự là biện
pháp ko thể tệ hơn vì đồng petro cũng do Chính phủ tùy ý phát hành, ko đc giao
dịch trên một nền tảng được công nhận nào. Và với khoản nợ lên tới hơn 150 tỉ USD
theo World Bank, nhiều nhà kinh tế cho rằng dù cho có một sự thay đổi toàn diện
trong bộ máy lãnh đạo của Venezuela thì nền kinh tế nước này vẫn cần rất nhiều
năm để phục hồi.
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để giải quyết tận gốc mọi vấn đề, việc cần phải giải quyết đầu tiên chính là
chấm dứt những bất ổn chính trị đang diễn ra trước khi nghĩ tới giải pháp cho những
vấn đề về tiền tệ.
IV.1. Giải pháp cho các bất ổn chính trị:
Tình hình chính trị ở mỗi nước tại mỗi thời điểm lại khác nhau. Chính vì thế,
không có một công thức chung nào có thể giải quyết được mọi bất ổn chính trị. Một
nghiên cứu của IMF cho thấy: bất ổn chính trị thường xảy ra khi các nước tổ chức
bầu cử9. Như vậy, ta có thể rút ra kết luận là không nên tổ chức bầu cử để giảm thiểu
tối đa khả năng bất ổn chính trị xảy ra? Trái lại, nghiên cứu trên cho rằng kết luận
chính xác ở đây phải là Ngân hàng TW nên chuẩn bị trước một số biến pháp trước
bầu cử. Có thể kể đến một số biện pháp như sử dụng hạn mức tín dụng,... Ngoài ra,


9 Bussière, M. and Mulder, C. (1999). Political Instability and Economic Vulnerability. [online] IMF. Available
at: [Accessed 11 Dec. 2019]

19


chính phủ cũng cần đảm bảo minh bạch thông tin cho cử tri thông qua các thông báo
chính thức.
IV.2. Giải pháp cho các chính sách tiền tệ:
Giải pháp thứ nhất được thực hiện là theo dõi sát diễn biến vĩ mô, thị trường
tiền tệ trong và ngoài nước để chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành
phù hợp. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường
tiền tệ, tạo thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường
vốn, ổn định thị trường ngoại tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán,
tín dụng theo định hướng đề ra.
Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị
trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết kiệm
chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh để ổn định lãi suất huy động và có điều
kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay
nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Thứ ba, tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải
pháp và các công cụ CSTT nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, cân nhắc thận trọng việc bán
can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ mất cân đối để đảm
bảo tỷ giá không biến động quá mức, gây tâm lý bất ổn trên thị trường, hạn chế các
yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệ làm ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền và kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng như với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.


20


IV.3. Biện pháp chống lạm phát:
Khi lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ gây ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng trầm
trọng đến đời sống nhân dân lao động và sự tăng trưởng kinh tế. Ở mỗi nước tỷ lệ
lạm phát khác nhau với những nguyên nhân và tác động khác nhau. Do đó chính phủ
ở các nước sẽ có những biện pháp khác nhau. Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể chính
phủ sẽ áp dụng biện pháp tình thế và các biện pháp có tính chiến lược.
Từ lịch sử chống lạm phát ở các nước sẽ có những biện pháp điển hình sau:
Đầu tiên biện pháp tình thế mà các nước thường áp dụng là giảm lượng tiền
cung ứng trong lưu thông. Đây được gọi là biện pháp thắt chặt lượng cung tiền tệ
hay còn gọi là đóng băng tiền tệ. Cụ thể là Ngân hàng trung ương ngừng thực hiện
các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc
mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền để
bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, để làm giảm lượng tiền cung ứng
thì ngân hàng trung ương sẽ bán các chứng khoán ngắn hạn, bán ngoại tệ, phát hành
các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế. Và ngân hàng cũng có
thể ấn định mức lãi suất cao, từ đó sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân
hàng, doanh nghiệp gửi tiền không kỳ hạn, dẫn đến lượng tiền trong lưu thông giảm.
Tiếp đến, để khắc phục lạm phát chính phủ có thể sử dụng biện pháp thắt chặt
chi tiêu của mình như giảm cầu tiêu dùng của chính phủ, làm giảm sự tăng nhanh
của tổng cầu. Nhà nước cũng có thể hạn chế tăng tiền lương làm giảm lượng cầu chi
tiêu của dân cư. Ngoài ra chính phủ có thể đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài…
Một biện pháp nữa được áp dụng là cải cách tiền tệ khi tỷ lệ lạm phát tăng quá cao
trong khi các biện pháp nêu trên chưa đạt được hiệu quả.

21



Cùng với những biện pháp tình thế, các nước còn sử dụng các biện pháp chiến
lược nhằm tác động đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế và làm cho cơ số tiền tệ
ổn định bền vững. Đó là các biện pháp:
Đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá, mở rộng lưu thông hàng hoá. Hàng hoá
trong nước ngày càng nhiều, quỹ hàng tăng lên với số lượng ,chủng loại đa dạng
phong phú. Ngoài ra chính phủ còn nhập hàng hoá về để bổ sung cho hàng hoá thiếu
hụt trong nước. Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ để bán cho dân chúng, phát triển
các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu và ngành du lịch.
Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh hoàn hảo: Sản phẩm để người
tiêu dùng chấp nhận được là yếu tố quan trọng. Như vậy cần phải cạnh tranh giá cả
bằng việc tìm mọi cách giảm chi phí.
Biện pháp chiến lược khác là kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế
quản lý hành chính. Điều này sẽ làm giảm mức chi tiêu thường xuyên của Ngân
sách nhà nước. Mặt khác cần phải tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách
nhà nước dựa trên việc tăng các khoản thu cho Ngân sách một cách hợp lý chống
thất thu như thất thu về thuế và điều chỉnh các khoản chi phí.

22


KẾT LUẬN
Bất ổn chính trị vẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta, ở một nơi nào đó trên thế
giới. Rõ ràng điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung và giá
trị tiền tệ quốc tế nói riêng. Mối quan hệ này hết sức mật thiết, và dường như bất ổn
chính trị thường mang lại các kết quả thiếu tích cực cho các quốc gia. Đồng tiền
nước sở tại mất giá sẽ gần như là điều tất yếu nếu bất ổn chính trị kéo dài một thời
gian đủ lâu. Chính vì vậy việc hiểu rõ các tác động của bất ổn chính trị đến giá trị
tiền tệ là điều vô cùng quan trọng để từ đó chúng ta có thể phòng ngừa rủi ro bằng
việc giải quyết các bất ổn chính trị càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, bất ổn chính trị chưa bao giờ là điềm lành đối với bất kỳ quốc gia
nào, và ở bất kỳ thời điểm nào. Hi vọng qua tiểu luận “Tác động của bất ổn chính
trị đến giá trị tiền tệ” này, các bạn có thể hiểu được mối quan hệ trên một cách đơn
giản nhất.
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm chúng em. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới
giảng viên hướng dẫn – cô Kim Hương Trang, đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong
việc xây dựng nội dung tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi
những sai sót. Chúng em mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để cùng
hoàn thiện hơn nội dung tiều luận này.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Sherisse Pham (2019), Protesters are calling for a run on the Hong Kong
dollar. Here's why that won't work, CNN, địa chỉ:
/>2.
Darya Bobrova (2018), Thị trường tiền tệ và chính trị: mối tương quan là gì?,
FBS, địa chỉ: vnfbs.com/analytics/tips/thi-truong-tien-te-va-chinh-tri-moi-tuongquan-la-gi-11270
3.
Diệp Vũ (2018), Đồng Rúp Nga lao dốc sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ,
VnEconomy, địa chỉ: />4.
Minh Nga (2016), Những nguy cơ từ đồng USD mạnh lên do tác động của kết
quả bầu cử Mỹ, Bnews, địa chỉ: />5.
Darya Bobrova (2018), Thị trường tiền tệ và chính trị: Mối tương quan là
gì ?, Forex Broker trực tuyến, nguồn dẫn: />6.
Library of Congress. (1919). Treaty of peace with Germany (Treaty of
Versailles), Artical 45.
7.

Taussig, F. (1920). Germany's Reparation Payments
8.
Badkar, M. (2011). The 10 worst hyper-inflation horror-stories of the past
century. [online] Business Insider. Available at:
[Accessed 11 Dec.
2019]
9.
Badkar, M. (2011). The 10 worst hyper-inflation horror-stories of the past
century. [online] Business Insider. Available at:
[Accessed 11 Dec.
2019]
10. Dugger, C. (2008). Accounts of violence spread in Zimbabwe
11. Watts, J., Lopez, V. (2012). Venezuela election result set to upset global oil
politics. [online] The Guardian. Available at:
[Accessed 11 Dec. 2019]
12.
Caruso-Cabera, M. (2014). Why Venezuela is so desperate, in 5 easy charts.
[online] CNBC. Available at: />

economic-mess-why-venezuela-is-so-desperate-in-5-easy-charts.html [Accessed 11
Dec. 2019]
13. Thomson, E. and Zerpa, F. (2018). Venezuela Adds to Chaos With One of
Biggest Currency Devaluations Ever. [online] Bloomberg. Available at:
[Accessed 11 Dec. 2019]
14.
Bussière, M. and Mulder, C. (1999). Political Instability and Economic
Vulnerability. [online] IMF. Available at:
[Accessed 11 Dec. 2019]

25



×