Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.65 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5

Người thực hiện : Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Dân Lý
SKKN thuộc môn: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2019
0


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tên danh mục
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm
2.3.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học
2.3.4. Xây dựng nội quy và tổ chức lớp chủ nhiệm
2.3.4. Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh
2.3.5. Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục học sinh
2.3.6.Tạo hứng thú học tập, tổ chức dạy học cá nhân
2.3.7. Dạy học kết hợp giáo dục kĩ năng sống
2.3.8. Xây dựng biện pháp nêu gương
2.4.Hiệu quả của sáng kiến

2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
2
2
2
3
3
3
5
5
7
7
9
11
12
15
18
18
22
22
23

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong bất cứ một môi trường học tập nào, muốn nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh thì việc đầu tiên cần phải làm đó là “Xây dựng tốt
công tác chủ nhiệm lớp”. Bởi vì, công tác chủ nhiệm tốt sẽ giúp học sinh có tính
tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động; bên cạnh đó còn tạo cho
học sinh nhiều thói quen tốt. Lớp học cũng chính là một xã hội thu nhỏ để học
sinh được trải nghiệm những ứng xử cuộc sống. Xây dựng tốt công tác chủ
nhiệm sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo
đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Ở bậc Tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm
chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình
phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành.
Không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức,
điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp
mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình
thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường
với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một
vai trò vô cùng quan trọng.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy mấy năm qua là một giáo viên chủ
nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp có
hiệu quả . Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5” đúc kết từ nhiều năm qua để cùng trao
đổi với bạn bè đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Để xây dựng tốt công tác chủ nhiệm lớp thì vai trò của giáo viên chủ
nhiệm lớp rất quan trọng. Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tốt
là điều trăn trở đối với tôi trong nhiều năm qua. Nhiều năm làm chủ nhiện lớp,
tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất

lượng công tác chủ nhiệm lớp 5” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh và hưởng ứng tích cực vào phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện - Học sinh tích cực”.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về tầm quan trọng, áp dụng một
số kinh nghiệm của cá nhân trong công tác chủ nhiệm lớp và kết quả của công
tác chủ nhiệm lớp mang lại trong giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
2


Phương pháp thu thập thông tin: Dùng để thu thập các thông tin của từng
học sinh.
Phương pháp trò chuyện: Dùng để hỏi chuyện các đồng nghiệp có kinh
nghiệm; hỏi chuyện với học sinh; hỏi chuyện với phụ huynh…
Phương pháp giao nhiệm vụ: Dùng để giao nhiệm vụ cho học sinh.
Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra
cái tốt, cái hạn chế và biện pháp khắc phục
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận .
Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giáo
viên phổ thông.
Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học.
Căn cứ Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm
lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên của người giáo viên là
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhưng công tác chủ nhiệm không phải là một

công việc đơn giản, nó luôn là một vấn đề trăn trở đối với hầu hết giáo viên Tiểu
học. Làm thế nào để xây dựng được một tập thể vững mạnh phù hợp với lứa tuổi
học sinh. Nhân cách học sinh được phát triển bằng con đường nào? Làm thế nào
để nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực phẩm chất của học sinh? Việc giáo
dục học sinh cá biệt là một vấn đề hết sức nan giải.
Về tâm lý, trẻ em lớp 1, 2 còn rất ngây ngô, dễ tin và rất nghe lời cô giáo.
Nhưng đối với các em lớp 3, 4, 5 các em có thay đổi một chút: biết phân biệt
đúng sai, biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản, biết nói lên ý kiến của
mình; nhận ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bài học. Do đó, người giáo viên
phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh lớp mình
phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân
hậu, biết yêu thương học sinh như con mình.
2.2.Thực trạng.
*Thuận lợi
Những giáo viên được giao làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn nhiệt
tình với công tác. Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với nhà trường, hội phụ
huynh học sinh, hội đồng sư phạm, các tổ chức đoàn, đội, sao nhi đồng, tìm
hiểu, học hỏi, thảo luận để tìm ra các biện pháp giúp công tác chủ nhiệm có hiệu
quả thường xuyên qua hàng tuần, hàng tháng, học kì và qua các đợt phát động
phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp .
3


Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học
sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo
dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành
công đáng kể.
Đa số học sinh ở gần nhà nhau nên việc xây dựng đôi bạn học tập rất
thuận lợi.Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình.
* Khó khăn

Vẫn còn một vài giáo viên năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp còn hạn
chế, chưa nắm vững được đặc điểm, tình hình học sinh của lớp, chưa có kế
hoạch cụ thể, sự phối kết hợp với các lưc lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường còn chưa tốt,chưa tạo hứng thú, động cơ, phương pháp học tập cho học
sinh,việc dạy lồng ghép kĩ năng sống còn chưa được quan tâm sâu sát, phương
pháp tổ chức, cách thức làm công tác chủ nhiệm chưa khoa học, chưa phát huy
được tính tự giác tích cực của học sịnh.
Cụ thể: Qua khảo sát đầu năm của lớp 5D tôi nhận thấy lớp còn một số
mặt hạn chế cần phải khắc phục sau:
- Lớp còn một số em chưa tự giác học tập.
- Đội ngũ cán bộ lớp còn chưa biết cách quản lí lớp.
- Một số em bố mẹ đi làn ăn xa kỹ năng chuẩn bị bài, soạn sách trước khi
đi học, vệ sinh tuổi dậy thì còn kém.
- Sự hợp tác với bạn trong sinh hoạt cũng như trong học tập còn chưa cao.
- Một số ít phụ huynh chưa quan tâm, chưa có biện pháp và thời gian
hướng dẫn các em học tập. Một số phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn học
sinh học ở nhà. Mặt khác một vài phụ huynh ngại đi họp vì một lí do nào đó nên
việc trao đổi tình hình học tập của giáo viên với phụ huynh còn gặp khó khăn.
Tôi đã khảo sát chất lượng lớp đầu năm như sau:
* Khảo sát chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt lớp 5D năm 2018-2019
Về chất lượng văn hóa hai môn Toán và Tiếng Việt qua kết quả
khảo sát chất lượng đầu năm đã thu được :
Môn
Số HS 30

ĐIỂM TOÁN

ĐIỂM TIẾNGVIỆT

9-10


7-8

5-6

dưới 5

9-10

7-8

5-6

dưới 5

2

10

12

6

1

8

17

4


Về môn học và các hoạt động giáo dục
Năng lực :
-Tự phục vụ, tự quản: Tốt:10/30
Đạt:16/30
- Giao tiếp, hợp tác : Tốt:10/30 Đạt:16/30
- Tự học và giải quyết vấn đề :
Tốt: 10/30
đạt: 4/30.

Chưa đạt: 4/30
Chưa đạt: 4/30
Đạt: 16/30
Chưa
4


Phẩm chất :
- Chăm học, chăm làm tích cực tham gia các hoạt động xã hội:
Tốt: 10/30 Đạt:14/30
Chưa đạt: 6/30
- Tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm: Tốt:10/30
Đạt: 16/30
Chưa đạt: 4/30
- Trung thực, kỹ luật, đoàn kết
: Tốt: 10/30
Đạt: 16/30
Chưa đạt: 4/30
- Yêu quý gia đình, bạn bè và những người khác:
Tốt: 10/30

Đạt: 18/30
Chưa đạt: 2/30
Qua khảo tôi nhận thấy lớp có những khó khăn và thuận lợi trên.
Từ những thuận lợi khó khăn như trên tôi đã đưa ra các biện pháp như
sau.
2.3.Các giải pháp thực hiện.
2.3.1.Tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Việc nắm được đặc điểm, tình hình của lớp, phân loại đối tượng học sinh
là bước không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học.Vì thế sau khi nhận lớp
ngay từ đầu năm tôi đã bắt tay ngay vào việc điều tra nắm đặc điểm, tình hình
học sinh bằng các hình thức :
- Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp các năm học trước.
- Tìm hiểu qua hồ sơ của học sinh.
- Trò chuyện với từng học sinh hỏi thăm gia cảnh của các em.
- Trò chuyện với bạn của học sinh để hiểu thêm về học sinh, hoàn cảnh
gia đình của học sinh.
- Trò chuyện với phụ huynh của học sinh.
- Trò chuyện với giáo viên chñ nhiÖm cò cña líp.
Qua các hình thức điều tra ở trên tôi đã nắm đặc điểm, tình hình học sinh
của lớp như sau :
* Nhóm học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Stt
Họ và tên
Ngàysinh
1
Nguyễn Đình Viên 4 11 .2008
* Nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Con ông, bà
Nguyễn Đình Giang


Nơi ở
Thôn 3

Họ và tên
Ngàysinh
Con ông, bà
Nguyễn Anh Kiệt
14.06 .2008
Nguyễn Thu Hương
( Không có bố,mẹ đi làm ăn xa ở với người quen.)
* Nhóm học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình chưa quan tâm .

Nơi ở
Thôn 6

Stt
1

Stt
Họ tên
1 Trịnh Hữu Huy
2 Lê Văn Duy
3 Trương Doãn Tuấn

Ngày sinh
23.08.2008
14.12.2007
01.11.2008


Con ông,bà
Trịnh Văn Hưng
Lê Văn Quynh
Trương Doãn Thơ

Nơi ở
Thôn 5
Thôn 1
Thôn 3

*Nhóm học sinh nhanh nhẹn hoạt bát.
5


Stt
1
2
3
4
5
7
8

Họ tên
Đào KhánhLinh
Lê Trâm Anh
Đào Minh Anh
Đào Xuân Sang
Phan Hoài Trang
Nguyễn Kiều Trang

Đào Phương Thảo

Ngày sinh
16.05.2008
10.10.2008
17.12.2008
26.04.2008
11.08.2008
10.01.2008
04.02.2008

Con ôngbà
Đào Xuân Dương
Lê Văn Thắng
Đào Khả Tuân
Đào Xuân Sơn
Phan Như Kiêu
Nguyễn Đức Dũng
Đào Tiến Dũng

Nơi ở
Thôn 3
Thôn P.Thiều
Thôn P.Thiều
Thôn P.Thiều
Thôn P.Thiều
Thôn 6
Thôn 7

* Nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học.

Stt
Họ tên
Ngày sinh Con ông,bà
1 Nguyễn Anh Kiệt
14.06.2008 Nguyễn Thị Hương
2 Trịnh Hữu Huy
14.05.2009 Trịnh Văn Hưng
*Nhóm học sinh có hạn chế về sức khỏe .
Stt
Họ tên
1 Đào Thùy Linh

Ngày sinh
29.10. 2008

Con ông,bà
Đào Anh Tuấn

Nơi ở
Thôn 6
Thôn 5
Nơi ở
Thôn 2

Tập thể học simh lớp 5D
Từ những điều tra ban đầu về đặc điểm lớp tôi đã nắm được cơ bản về
tình hình, thực trạng của học sinh lớp mình chủ nhiệm, phân học sinh theo nhóm
và xây dựng kế hoạch năm học của lớp theo, từng tuần, từng tháng, từng kì phù
hợp với kế hoạch của trường trong năm học.
6



Từ những đặc điểm trên giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy
học, hỗ trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh
cũng như tập thể lớp một cách có hiệu quả.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học đó chính là mục tiêu,
phương hướng và giải pháp để thực hiện chương trình giáo dục, để xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ vào tình hình thực trạng của lớp 5D, bám sát
kế hoạch năm học của nhà trường đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng mặt giáo dục
đến cuối năm học cụ thể như sau :
Về môn học và các hoạt động giáo dục
Năng lực:
- Tự phục vụ, tự quản:Tốt:20/30 Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
- Giao tiếp, hợp tác :Tốt:20/30
Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
- Tự học và giải quyết vấn đề: Tốt:20/30 Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm tích cực tham gia các hoạt động xã hội:
Tốt: 20/30
Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
- Tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm:Tốt:20/30 Đạt:10/30 Chưa đạt:
0/30
- Trung thực, kỹ luật, đoàn kết: Tốt:20/30
Đạt:10/30
Chưa

đạt: 0/3
- Yêu quý gia đình, bạn bè và những người khác:Tốt:20/30 Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
Giáo dục thể chất :tốt
Nề nếp học tập : tốt
Nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp : tốt
Hoàn thành chương trình Tiểu học: : 30 em tỉ lệ 100%,
Học sinh được khen thưởng : 16 em
Cháu ngoan Bác Hồ : 16 em
Danh hiệu thi đua cuối năm : Lớp tiên tiến xuất sắc. Chi đội vững mạnh .
Từ chỉ tiêu phấn đấu ở trên tôi dựa vào đó để cụ thể hóa vào “Sổ kế hoạch giáo
viên phụ trách lớp” hàng tháng, từng học kì, cả năm học.
Tóm lại : Sau khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học tôi đã
tìm được chiến lược giáo dục cũng như giải pháp giáo dục để hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ năm học .
2.3.3. Tổ chức lớp và xây dựng nội quy lớp chủ nhiệm.
*Tổ chức lớp:
Để có lớp đoàn kết vững mạnh ban cán sự lớp góp phần quyết định vì vậy tôi
chọn những học sinh năng lực hoạt bát và có năng lực học tập vào mạng lưới
cán sự lớp. Các sự lớp luân phiên nhau để tạo sự mới mẻ về cách quản lý lớp tạo
động lực cho các em phấn đấu. Đó là các em: (Khánh Linh, Sang, Kiều Trang,
Đào Huy, Trâm Anh). Thành lập cán sự bộ môn để giúp giáo viên trong việc
7


chữa bài. Môn Toán:( Sang ,Trường), Tiếng Việt: (Trâm Anh ,Kiều Trang) Tiếng
Anh: (Khánh Linh, Hoài Trang)...Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau. Xây dựng nội quy riêng của lớp, có khen phạt kịp thời :
*Nội quy của lớp:
Tuân thủ theo nội quy của nhà trường bên cạnh đó còn có một số nội quy riêng:

* Những điểm trừ:
- Không đi muộn học.
- Soạn sách vở và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học.
*Những điểm cộng:
- Hăng say phát biểu bài trong giờ học.
- Được nhiều điểm hoàn thành tốt trong tuần.
* Những điểm cộng, trừ như trên sẽ ghi vào sổ ghi của tổ,căn cứ vào đó
cuối mỗi tuần xếp loại từng thành viên trong tổ.
Cuối mỗi tuần có tiết sinh hoạt, tổ trưởng lên báo cáo, sau đó lớp trưởng
nhận xét trước lớp về các mặt hoạt động trong tuần .Để giúp tổ trưởng và lớp
trưởng làm tốt công việc của mình, giáo viên chủ nhiệm nên xây dựng các loại
sổ theo dõi về chuyên cần, phần theo dõi về bài tập ở nhà, vi phạm kỷ luật. Các
nội dung trên được theo dõi từng ngày và tổ trưởng quản lí sổ này. Sau mỗi
tháng giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp tổng kết những ưu, nhược điểm
của mỗi tuần công khai trên bảng thi đua.
Cuối mỗi tháng căn cứ vào xếp loại mỗi tuần trong tháng chọn ra 4 bạn
được nhiều điểm cộng nhất sẽ được khen thưởng.

Bảng xếp loại học sinh trong tháng 3

8


Một số hình ảnh về cán sự lớp, học sinh được khen thưởng trong tháng.
2.3.4. Xây dựng nề nếp học tập.
* Xây dựng phong trào học tập.
Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh trong nhà trường. Thành tích
học tập của học sinh là thước đo của quá trình rèn luyện và phấn đấu của các
em.Vì vậy giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp cụ thể là:

Việc truy bài đầu giờ: Mỗi buổi học đều có 15 phút đầu giờ dành cho việc
truy bài, vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc,
thường xuyên. Các tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ, ban cán sự kiểm
tra các tổ trưởng, giáo viên kiểm tra ban cán sự .
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần phân “Nhóm học tập” ở nhà và phân
công “Đôi bạn cùng tiến”. Em hoàn thành tốt kèm em chưa hoàn thành để giúp
bạn theo kịp với phong trào của lớp.
Phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em thực hiện tốt 2 giờ vàng ngọc (từ
7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút mỗi tối).
Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn phương pháp học để giúp các em học
tập có hiệu quả, gây không khí hứng thú trong học tập. Trong học tập học sinh
phải có thái độ học tập đúng, không lười học, không gian lận trong thi cử, các
phương tiện học tập phải chuẩn bị sẵng sàng.
Qua việc xây dựng phong trào học tập, kết quả học tập của lớp được nâng
cao rõ rệt. Cụ thể: Đôi bạn cùng tiến Huy- Việt Anh, Kiều Trang- Thùy Linh đã
có kết quả vượt bậc hơn kế hoạch đề ra. Kết quả học tập của lớp được nâng cao,
không còn học sinh chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

9


Hình ảnh về đôi bạn cùng tiến.
*Xây dựng phong trào rèn chữ viết.
Về “Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện một
cách nghiêm túc và thường xuyên: Phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện
những tật chữ phổ biến để có kế hoạch rèn luyện học sinh trong từng thời gian.
Phải chăm kiểm tra thường xuyên đến sách vở, chữ viết của học sinh trong từng
thời gian, phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở nhà.Tuyên
truyền vận động phụ huynh tham gia vào việc rèn luyện cho con em mình giữ
gìn sách vở.Trong khi giảng dạy giáo viên cố gắng trình bày bảng như cách trình

bày vở học sinh làm cho bảng đen trở thành giấy mẫu cho học sinh noi theo.

Một số vở viết của học sinh.

10


2.3.5. Kết hợp với gia đình phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.
Ảnh hưởng của gia đình với học sinh vô cùng to lớn vì vậy giáo viên chủ
nhiệm lớp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học
sinh mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Sau khi nhận lớp, tôi tổ chức họp phụ huynh để giáo viên và phụ huynh
có điều kiện gặp gỡ, trao đổi về tình hình chung của lớp, các chỉ tiêu phấn đấu
của lớp, đồng thời trao đổi thông tin về học sinh và thảo luận về các biện pháp
giáo dục.
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình vì học sinh Tiểu học chủ yếu là
sống ở gia đình và nhà trường, ảnh hưởng của xã hội chưa lớn, vai trò của bố mẹ
rất quan trọng vì thế tôi đã phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng giáo
dục học sinh.

Hình ảnh đến thăm gia đình học sinh Lê Việt Anh.
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục
trong năm học bằng các hình thức sau:
- Cung cấp số điện thoại của bản thân cho phụ huynh, đồng thời cũng xin
số điện thoại của phụ huynh để liên lạc khi cần .
11


- Thông tin thường xuyên qua sổ liên lạc (mỗi năm ít nhất 4 lần giữa kì I,
cuối kì I, giữa kì II, cuối kì II )

- Họp phụ huynh ít nhất 2 lần/ năm (đầu năm học, cuối năm học )
- Đến thăm gia đình học sinh khi thấy cần thiết.
- Gửi giấy mời phụ huynh đến trường để trao đổi vào bất cứ thời điểm
nào nếu cần.
Chẳng hạn: Vào đầu năm học em Nhật , Trương Tuấn, Kiệt thường xuyên
quên sách vở và đồ dùng học tập ở nhà. Em Huyền Trang, Hữu Huy, Duy , Đức
không thuộc bài cũ, ít chú ý nghe giảng. Mặc dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần
nhưng các em vẫn chưa tiến bộ. Tôi quyết định mời phụ huynh các em đến lớp
để trao đổi và yêu cầu phụ huynh quan tâm, nhắc nhở con em mình. Chỉ một
tháng sau, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học
sinh mà các em đã tiến bộ rõ rệt.
2.3.6. Tạo hứng thú học tập và dạy học cá nhân.
Việc tạo hứng thú, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học
sinh , xây dựng động cơ, phương pháp học tập nâng cao chất lượng học tập là
việc làm then chốt, cơ bản, trọng tâm mà giáo viên, phụ huynh và các lực lượng
giáo dục khác đều hết sức quan tâm. Để giải quyết vấn đề này tôi đã thực hiện
theo các giải pháp sau:
2.3.6.1.Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
Trong mọi hoạt động nếu có hứng thú, có niềm đam mê thì kết quả thu
được bao giờ cũng tốt hơn. Vì thế tôi đã tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng
những hình thức sau:
Xây dựng cảnh quan lớp học bằng cách trang trí các chậu cây cảnh, các
tranh ảnh giúp học sinh yêu thích lớp học, đưa thiên nhiên vào môi trường lớp
học .
Góc sinh nhật là nơi tạo không khí vui tươi trong lớp. Giúp các em biết
quan tâm đến bạn bè. Tạo điều kiện để các em biết cách tổ chức các buổi kỉ
niệm nho nhỏ. Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp...

Góc sinh nhật của lớp.
12



Góc trình bày sản phẩm: Sản phẩm của các em làm ra thông qua các giờ
học tôi cho các em chưng bày tạo hứng thú học tập cho các em.

Một số sản phẩm của học sinh.

13


Từ những công cụ trong lớp, tôi có thể hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa
của việc xây dựng các công cụ cũng như việc sử dụng chúng để tham gia vào
các hoạt động học tập.Thông qua đó tôi có thể phát hiện và nuôi dưỡng các tiềm
năng; giải đáp những băn khoăn, lo lắng; giúp các em phát triển niềm đam mê,
sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kĩ năng sống khác, các em yêu
trường mến lớp hơn.
2.3.6.2.Quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối
tượng học sinh là việc làm rất quan trọng vì mỗi học sinh đều có những ưu
điểm, nhược điểm khác nhau. Giáo viên cần giúp các em phát huy những ưu
điểm và khắc phục những nhược điểm để các em phát triển toàn diện hơn .
Để làm tốt nhiệm vụ này học sinh tôi phải tận dụng triệt để thời gian trên
lớp gần gũi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên giúp đỡ các em trong quá trình
học tập... và phải tận tụy với học sinh chẳng hạn :
* Đối với học sinh hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt :
Tôi đã đề nghị với Ban giám hiệu tạo điều kiện cho học sinh được mượn
sách giáo khoa, sách tham khảo và giảm một số khoản đóng góp khác. Đề nghị
với Ban giám hiệu miễn một vài khoản tiền đóng góp theo quy định. Phát động
phong trào ủng hộ quà tết cho các bạn gặp khó khăn.Trong dịp tết vừa qua, lớp

tôi đi đầu trong phong trào ủng hộ quà tết cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài việc làm như trên tôi còn thường xuyên động viên, nhắc nhở các
bạn trong lớp động viên bạn, tránh trêu chọc, nói những câu gây buồn tủi cho
bạn, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong lao động.

Hình ảnh trao quà Tết cho học sinh.
14


* Đối với nhóm học sinh nhanh nhẹ tháo vát :
Tôi sắp xếp cho các em vào ban cán sự lớp để phát huy hết khả năng của
các em, đồng thời cũng giao việc kèm thêm các bạn khác để giúp bạn và cũng là
giúp mình học tập, rèn luyện mỗi ngày một tốt hơn .
* Đối với nhóm học sinh lầm lì ít nói :
Tôi đã đưa các em vào hoạt động trò chơi hoạt động theo nhóm … cùng
với nhóm học sinh nhanh nhẹn tháo vát … để các em tự giúp đỡ nhau, giao cho
các em làm tổ trưởng, tổ phó, tập cho các em kĩ năng nói qua trò chơi…
Ví dụ : Lớp tôi có em Nguyễn Anh Kiệt là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
em không có bố chỉ có mẹ, mẹ đi làm ăn xa để em ở với người quen nên em bị
tự kỉ ở thể nhẹ .Suốt này lầm lì, chỉ chơi những trò chơi một mình.Tôi phải
khuyến khích chơi hòa đồng với các bạn , nhờ ban cán sự lớp quan tâm hơn rủ
bạn cùng chơi. Qua một thời gian em bắt đầu hòa đồng với các bạn.
* Đối với nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học:
Cử học sinh tháo vát kèm cặp đến gọi bạn cùng đi học và nhắc nhở bạn
soạn sách vở, bơm mực đầy đủ trước khi đi học và nhắc bạn trang phục chỉnh tề
mới cùng đi học.Tôi còn thường xuyên nhắc nhở các em vào cuối mỗi buổi học,
thậm chí có những hôm tôi còn gọi điện vào buổi sáng sớm để nhắc nhở các
em .
*Đối với nhóm học sinh hạn chế về sức khỏe:
Tôi đặc biệt quan tâm tới nhóm hạn chế về sức khỏe, các em rất cần sự

chia sẻ an ủi, động viên về tinh thần cũng như trong việc học, phải dành thời
gian cho các em không chỉ ở lớp mà tôi còn đến nhà giúp em làm bài .Ngoài ra
tôi còn nhắc nhở cán sự lớp giúp đỡ em trong học tập cũng như các hoạt động
khác .
Ví dụ : Lớp tôi có em Đào Thùy Linh thường xuyên nghỉ học vì ốm đau, vì
thế việc học của em bị gián đoạn. Tôi đã liên lạc với huynh trưởng và cùng huynh
trưởng tới thăm em nhiều lần. Đồng thời tôi cũng cùng thành viên của hội chữ thập
đỏ đến thăm em, động viên em cùng gia đình . Mặt khác tôi còn thường xuyên vào
nhà giảng bài để giúp em theo kịp chương trình, theo kịp các bạn.

Qua việc quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học
sinh tôi thấy học sinh lớp tôi đã có sự chuyển biến rõ nét, các em đã biết yêu
thương, giúp đỡ cùng nhau học tập tiến bộ, các em thường chia sẻ với cô từ
những điều nhỏ nhất nên tôi cũng cảm thấy ấm áp hơn, yêu nghề hơn.
2.3.7. Dạy học kết hợp kĩ năng sống:
Hiện nay đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác
nhau : một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá chu đáo của phụ huynh vì
sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những con em sống
trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái,
môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một
15


thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống.Vì vậy, việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua học tập, sinh hoạt ở trường là điều
hết sức cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong quá trình dạy học tôi đã
tích cực dạy kĩ năng sống theo quy định, dạy lồng ghép các kĩ năng sống vào
các môn học đặc biệt là môn Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học và Giáo dục hoạt
động ngoài giờ lên lớp theo trình tự cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
của con người. Bên cạnh đó tôi hướng dẫn các em tham gia các hoạt động như:

- Hướng dẫn các em tham gia chương trình tuyên truyền, phòng ngừa các
bệnh: “Giun truyền qua đất”.
- Hướng dẫn các em tham gia cuộc thi tìm hiểu kiến thức “An toàn giao
thông”
- Hướng dẫn các em tham gia chương trình chăm học, chăm làm như:Chăm
sóc vườn hoa cây cảnh của trường. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tham gia vệ sinh
xung quanh nơi mình ở...

Học sinh chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Hướng dẫn các em tham gia chương trình hoạt động ngoại khóa: Như
viếng nghĩa trang liệt sĩ...

16


Một số hình ảnh viếng nghĩa trang liệt sĩ.

17


Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh ngày một yêu trường lớp hơn,
vui vẻ hào hứng hơn trong học tập và tích cực hơn trong các hoạt động tập thể .
2.3.8.Xây dựng biện pháp nêu gương.
*Sự nêu gương của giáo viên.
Sự gương mẫu của giáo viên chủ nhiệm là yếu tố vô cùng quan trọng.
Giáo viên luôn là “Thần tượng” của các em nhỏ là tấm gương sáng cho các em
noi theo. Do đó mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, hành động của giáo viên phải hết sức tế
nhị, dịu dàng. Chẳng hạn khi kiểm tra sách vở của học sinh về bao bọc và chữ
viết sạch, đẹp thì giáo viên cũng nên cũng nên cho học sinh xem giáo án của
mình để học sinh thấy được cách trình bày và sự bảo quản giáo án sạch sẽ, trình

bày rõ ràng.
Muốn học sinh cẩn thận không cẩu thả khi trình bày bảng giáo viên cần
lưu ý viết chữ rõ ràng, sử dụng thước khi gạch chân . Hoặc một khi giáo viên đã
phê bình học sinh đi muộn thì giáo viên cũng không đến lớp muộn.
*Sự nêu gương của học sinh.
“ Học thầy không tày học bạn” vì vậy việc nêu gương của giáo viên là
chưa đủ. Học sinh Tiểu học hay bắt chước nhau,làm theo những gì bạn làm. Vì
vậy tôi luôn dùng biện pháp nêu gương để giáo dục học sinh.
Ví dụ: Trong lớp tôi thường chọn những học sinh có năng lực, học tập tốt,
phẩm chất đạo đức tốt biểu dương như: em Đào Khánh Linh chăm học, lời ăn
tiếng nói chuẩn mực, năng nổ trong mọi hoạt động. Em Nguyễn Kiêu Trang
chăm học, chăm làm chu toàn trong mọi công việc biết vượt khó để học tập tốt.
Ngoài ra, Tôi khen thưởng ngay khi học sinh đạt thành tích tốt trong học tập, có
hành vi đạo đức tốt,những em có tiến bộ trong học tâp cũng như việc làm tốt tôi
đều nêu gương kiệp thời.Vì vậy học sinh lớp tôi đạt kết quả học tập cũng như
đạo đức tốt.

2.4.Hiệu quả của sáng kiến:
2.4.1. Đối với giáo viên:
Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp
của mình để đồng nghiệp tham khảo. Qua khảo sát tôi thấy giáo viên tự tin hơn
trong công tác chủ nhiệm lớp, không còn lúng túng khi nhận lớp hoặc tiếp cận
với các đối tượng học sinh.
2.4.2. Đối với học sinh:
Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy những thay đổi
tích cực từ phía học sinh, cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội. Học sinh
của tôi đã tự tin chiếm lĩnh kiến thức mới, các kĩ năng hợp tác, chia sẻ, kĩ năng
giao tiếp,… tiến bộ rõ rệt. Các em thực sự làm chủ trong quá trình học tập. Chất
lượng dạy học ngày càng tăng cao, lớp tôi chủ nhiệm đạt được kết quả như sau :


18


- Một số em chưa tự giác học tập trong đầu năm nay đã tự giác học tập
không cần nhắc nhở.
- Đội ngũ cán bộ lớp đã biết cách sắp xếp công việc, phân công hợp lí và
biết cách quản lí lớp tốt.
- Một số em bố mẹ đi làn ăn xa đã biết chuẩn bị bài, soạn sách trước khi
đi học, biết cách vệ sinh tuổi dậy thì.
- Sự hợp tác với bạn trong sinh hoạt cũng như trong học tập tốt.
- Phụ huynh đã biết quan tâm, dành thời gian hướng dẫn các em học tập.
Phụ huynh không còn ngại khi gặp cô giáo để trao đổi về học sinh.
Chất lượng giữa học kỳ II, năm học 2018 – 2019 lớp 5D.
Môn
Số HS 30

ĐIỂM TOÁN

ĐIỂM TIẾNGVIỆT

9-10

7-8

5-6

dưới 5

9-10


7-8

5-6 dưới 5

15

8

7

0

8

17

5

0

Về môn học và các hoạt động giáo dục
Năng lực :
- Tự phục vụ, tự quản: Tốt:20/30
Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
- Giao tiếp, hợp tác : Tốt 20/30
Đạt:10/30 Chưa đạt: 0/30
- Tự học và giải quyết vấn đề:
Tốt :20/30 Đạt
:10/20

Phẩm chất :
- Chăm học, chăm làm tích cực tham gia các hoạt động xã hội:
Tốt: 20/30
Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
- Tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm: Tốt: 20/30 Đạt:10/30
Chưa
đạt: 0/30
- Trung thực, kỹ luật, đoàn kết:
Tốt: 20/30 Đạt:10/30
Chưa
đạt: 0/30
- Yêu quý gia đình, bạn bè và những người khác:
Tốt: 20/30
Đạt:10/30
Chưa đạt: 0/30
Giáo dục thể chất :tốt
Nề nếp học tập : tốt
Nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp : tốt
Đạt giải nhất cuộc thi văn nghệ do nhà trường tổ chức.
Hai học sinh đạt giải ba cuộc thi tuyên truyền, phòng chống“Các bệnh
giun truyền qua đất” cấp huyện.
Bốn học sinh đạt giải ba cuộc thi “ Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”
cấp huyện.
Lớp luôn đứng đầu các phong trào của nhà trường và đoàn thể tổ chức

19


Giải Ba cuộc Thi “ Tuyên truyền, phòng chốngcác bệnh giun truyền

qua đất” Cấp huyện
20


Học sinh tham gia hội thi” Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”.

Giải ba cuộc Thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”
cho học sinh Tiểu học cấp huyện.
21


Giải nhất cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp 5D ở trường Tiểu học Dân Lý trong
những năm qua tôi đã rút ra bài học cụ thể . Nói chung công tác chủ nhiệm lớp ở
cấp Tiểu học rất phong phú và phức tạp. Nó đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt
tình, yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình. Chúng ta phải thực sự yêu học sinh, chỉ có
tình yêu thương mới giúp chúng ta cảm hóa được tất cả học sinh. Muốn giáo dục
học sinh có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp đồng bộ các hình thức
như:
-Tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm.
- Tổ chức và xây dựng nội quy lớp chủ nhiệm.
- Xây dựng nề nếp học tập.
- Kết hợp gia đình trong việc giáo dục học sinh.
22


- Tạo hứng thú học tập, tổ chức dạy học cá nhân.

- Dạy học kết hợp kỹ năng sống.
- Xây dựng biện pháp nêu gương.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả khả
quan, tôi cũng mạnh dạn đưa ra. Mặc dù vậy tôi tin rằng vẫn còn những hạn chế
nhất định. Tôi kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của Ban giám hiệu cùng bạn bè đồng
nghiệp để tôi làm tốt hơn về công tác chủ nhiệm lớp trong những năm tới.
3.2. Kiến nghị
Về chuyên môn: Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của
trường, cụm trường nhằm trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn
vướng mắc, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện công tác
chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học.
Về cơ sở vật chất: Đề nghị các cấp xây dựng, nâng cấp các phòng học,
các phòng chức năng , các thiết bị dạy học , ứng dụng công nghệ thông tin ,
truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh theo hướng tích cực một
cách hiệu quả.
Trên đây là những biện pháp về công tác chủ nhiện lớp mà tôi đã thực
hiện và thu được rất nhiều khả quan. Rất mong được đồng nghiệp góp ý cho
kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Thanh Hóa, ngày 8 tháng 04 năm 2019

Cam kết không coppy
Người viết

Lê Thị Huyền

23



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học: Module TH 34 “Công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học”
2. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ
thông.
3. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học.
4. Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

\

24


×