MỤC LỤC
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.2.1
.
2.3.2.2
.
2.3.2.3
.
2.3.2.4
.
2.3.2.5
.
2.3.2.6
.
2.3.2.7
.
2.3.2.8
.
2.3.2.9
.
2.3.3.
2.3.4.
Trang
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp
Nắm bắt hình thức, mục đích, yêu cầu, phạm vi kiến thức
đọc hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản
Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
1
1
2
3
3
3
3
3
4
5
5
Các Phương thức biểu đạt
10
Các phương thức trần thuật và hình thức ngôn ngữ
13
Các phép liên kết
13
Các kiểu câu
14
Các biện pháp tu từ và tác dụng
14
Các hình thức lập luận của đoạn văn
15
Các thao tác lập luận
15
Các thể thơ
18
Các viết đoạn văn
Một số kinh nghiệm xác định các đơn vị
19
20
7
7
2.3.5.
2.4.
3.
3.1.
3.2.
Những điều cần lưu ý khi làm phần đọc hiểu
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC MINH HỌA
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
23
24
25
25
26
27
Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng đối
với ngành giáo dục, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính
chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp giảng dạy truyền thống ngày càng
bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chính vì vậy, một trong những thách thức đặt ra cho hệ
thống giáo dục quốc dân nói chung là cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy,
sao cho có thể tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung
thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng
đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ
năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả… như Bác Hồ từng mong muốn:
"Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước
Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của
các em" [11].
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá ở các bộ môn nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong
nhiều năm qua và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trước đây, việc hình
thành, bồi dưỡng năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trong học tập môn Ngữ
văn chưa được chú trọng đúng mức. Lối dạy học truyền thụ tri thức một chiều, kéo
dài làm cho học sinh trở thành những người tiếp thu kiến thức thụ động, việc học
của học sinh thiếu sự sáng tạo, chủ động, thiếu các kỹ năng cần thiết để xử lý các
tình huống mới nảy sinh trong quá trình học tập. Trong dạy học văn, việc chú trọng
đến đọc hiểu văn bản được xem là một đề xuất có tính đột phá trong việc đổi mới
dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, là một yêu cầu bức thiết đối với việc
đào tạo nguồn nhân lực và góp phần khắc phục lối học cũ.
1
Từ năm học 2014 – 2015 cho đến nay (năm học 2016 – 2017), Bộ Giáo dục
và Đào tạo tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá trong kỳ thi trung học phổ
thông quốc gia, thể hiện rõ trong cấu trúc đề thi môn ngữ văn gồm có 2 phần, phần
đọc hiểu và làm văn. Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục
và Đào tạo, các trường trung học phổ thông lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm
tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ
thông thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp.
Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ
năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ
điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Như vây, co thê thây, bên canh ky
năng viêt văn ban, ky năng đoc - hiêu văn ban la môt phân quan trong trong viêc
giang day cung như đanh gia chât lương hoc tâp môn Ngư văn. Vi vây, rèn ky năng
đoc - hiêu văn ban la điêu cân thiêt phai trang bi cho hoc sinh.
Đoc - hiêu văn ban la môt trong hai phân băt buôc cua đê thi trung học phổ
thông quốc gia. Phần này chiêm 30% số điểm trong toàn bài thi. Để làm tốt phần
đọc hiểu cũng không phải là dễ, học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức trong đó
chu yêu la kiên thưc vê Tiêng Viêt bao gồm tư ngư, ngư phap, phong cach ngôn
ngư… Cac biên phap nghê thuât va tac dung cua biên phap đo trong môt đoan văn,
đoan thơ; cam nhân, nêu nôi dung, đăt nhan đê, sưa lôi văn ban... Nhưng kiên thưc
nay không mơi nhưng chưa đươc hê thông bai ban và chưa đươc rèn luyên thương
xuyên. Câu hỏi trong phần đọc hiểu được thể hiện theo ba mức độ: nhận biết, thông
hiểu và vận dụng. Vi vây, viêc ôn luyên va chuân bi các kiến thức, biện pháp làm
bài cho học sinh là một việc làm cần thiết để giúp học sinh có được kỹ năng cần
thiết khi học, làm bài thi, nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, xuất phát từ mục
đích đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt phần
Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, trước hết là để trang bị cho bản thân một hệ thống
kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để giảng dạy tốt hơn môn
Ngữ văn.
Đề tài hướng tới việc bổ trợ những kỹ năng cần thiết cho học sinh giúp học
sinh biết đọc hiểu văn bản một cách sáng tạo, từ đó ứng dụng vào giao tiếp thực
2
tiễn và đặc biệt là có thể làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông
quốc gia môn Ngữ văn.
Đề tài này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong
quá trình giảng dạy.
Mục đích, yêu cầu, phạm vi, cách thức ra đề phần Đọc - hiểu trong đề thi
trung học phổ thông quốc gia.
Cách thức, kỹ năng làm phần Đọc – Hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ
thông quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; thống kê; so sánh; phân loại; tổng
hợp; phương pháp hệ thống
Trao đổi cũng với tổ chuyên môn, lấy ý kiến góp ý, bổ sung từ các đồng
nghiệp để có thể thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Cung cấp cho học sinh hệ thống phương pháp, cách thức làm phần đọc hiểu
trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu cần thiết của giáo dục Việt
Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra về phẩm chất năng lực cho
người học. Sự đổi mới phải đồng bộ trên tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ
văn: “Trong định hướng phát triển chương trình sau năm 2015, môn Ngữ văn được
coi là môn học công cụ, theo đó năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng
thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực chuyên biệt, ngoài ra, năng lực tư
duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học (là các năng
lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học
của môn học” [10]. Trong học tập môn Ngữ văn việc đánh giá năng lực đọc - hiểu
của học sinh là một trong những thang bậc dùng để đánh giá năng lực học tập của
học sinh đối với môn học này: “Khi đánh giá năng lực chuyên biệt cũng như năng
lực chung trong môn học Ngữ văn cần thông qua việc đánh giá các năng lực học
tập cơ bản của môn học, đó là: năng lực đọc – hiểu, năng lực viết, năng lực nói –
3
trình bày.” [10]. Năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận
dụng tổng hợp các kiến thức Tiếng Việt, về các loại hình văn bản (bao gồm các văn
bản học và văn bản thông tin) và kĩ năng phương pháp đọc, khả năng thu thập các
thông tin, cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. Với
tác phẩm văn chương, đọc - hiểu là phải thấy được nội dung, mối quan hệ ý nghĩa
của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích, tư tưởng của tác giả
gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ
ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản; hình tượng nghệ
thuật… Từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã đọc vào thực tiễn đời sống. Đọc hiểu văn bản đề cao vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động
đọc và như vậy mới đáp ứng yêu cầu điều 22 Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh,
phải phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học […] rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn” [11].
Rèè̀n luyện năng lực đọc - hiểu cho học sinh là một việc làm quan trọng, kết
quả của việc đọc – hiểu phản ánh trình độ năng lực của học sinh trong học tập và
rèè̀n luyện. Cho nên hiện nay trong đề thi THPTQG có thêm phần Đọc – Hiểu để
đáp ứng yêu cầu đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng hình thành phát
triển năng lực.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Theo yêu cầu của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ
văn, từ năm học 2014 – 2015, đề thi Tốt nghiệp THPT đã có sự thay đổi so với
trước đây. Trong đề thi, ngoài phần Làm văn có thêm phần Đọc – Hiểu chiếm
khoảng 3 điểm, phạm vi kiến thức khá rộng, bao gồm kiến thức về tiếng Việt, kiến
thức về làm văn. Các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu thường xoay quanh nội dung,
nghệ thuật, chủ đề của văn bản, đồng thời có thể yêu cầu các em trình bày suy nghĩ
của mình về vấn đề đặt ra trong văn bản (với câu hỏi này, các em chỉ trả lời ngắn
gọn theo dung lượng đề bài yêu cầu, khoảng 5 – 7 dòng). Để làm được phần này
đòi hỏi người học phải có năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng
kiến thức cơ bản.
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu, hướng dẫn, rèè̀n luyện năng lực đọc hiểu
văn bản cho học sinh THPT, tôi nhận thấy năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh
còn nhiều hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân, một trong nhưng nguyên nhân
4
đó là do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm thụ hộ
học sinh diễn ra khá phổ biến; là do những kiến thức cơ bản học sinh tích lũy được
từ tiểu học đến THCS, THPT đã bị mai một nhiều. Vì vậy học sinh cần được bổ
sung lại một cách có hệ thống và bài bản những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho đọc
hiểu văn bản.
Việc bổ trợ, trang bị lại các kiến thức cần thiết giúp cho học sinh làm tốt
phần đọc - hiểu trong đề thi THPTQG cũng không phải là dễ dàng, gặp khá nhiều
trở ngại như hạn chế về thời gian, khối lượng kiến thức nhiều. Nhiều giáo viên môn
Ngữ văn đã rất lo lắng, trăn trở về vấn đề này. Hơn nữa, hiện nay, chưa có nhiều tài
liệu thiết thực để phục vụ cho việc dạy học cũng như kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
Từ thực tế trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp nâng cao
năng lực đọc - hiểu văn bản cho học sinh, đó là hệ thống hóa những kiến thức cơ
bản (giúp học sinh năm bắt được bản chất) và cách nhận diện cùng một số kinh
nghiệm khi làm bài. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản liên quan đến phần đọc –
hiểu văn bản đã được chắt lọc, lựa chọn, sắp xếp thành một hệ thống từ đơn giản
đến phức tạp để học sinh dễ học, dễ nhớ và thuận lợi trong làm bài.
2.3. Các giải pháp
2. 3.1. Nắm bắt hình thức, mục đích, yêu cầu, phạm vi kiến thức phần
đọc – hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia
a. Về hình thức:
Phần đọc - hiểu thường chọn những văn bản trong chương trình lớp 10, 11,
12 hoặc là một đoạn văn, thơ, bài báo, lời phát biểu trong chương trình thời sự…
ngoài SGK phù hợp với trình độ nhật thức và năng lực của học sinh. Các câu hỏi
phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần tiếng việt, làm văn như:
- Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đoạn văn; các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện
pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? Các ý cơ bản?
- Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửa lỗi văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận,
đánh giá của bản thân về một chi tiết nghệ thuật hay một vấn đề… trong ngữ liệu.
5
- Cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một từ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra.
- Trong văn bản có một chỗ để trống, yêu cầu tìm từ thích hợp điền vào.
b. Phạm vi:
Ngữ liệu được dùng là một bài, đoạn thơ hoặc văn xuôi, một trích đoạn bài
báo hoặc một lời nói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật)
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được
học trong chương trình).
- Văn bản nhật dụng: Loại văn bản có nội dung gần gũi, thời sự đối con
người và cộng đồng trong hiện tại như: Vấn đề về chủ quyền biển đảo, thiên nhiên,
môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy… Văn bản nhật dụng có thể
dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản, song có thể nghiêng nhiều về
văn học sử, phong cách tác giả, thủ pháp tu từ… Ở đây việc đọc văn đã tích hợp tự
nhiên với tri thức tiếng Việt và làm văn.
c. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – Hiểu:
Câu hỏi được đưa ra theo ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
* Với cấp độ nhận biết:
Học sinh chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản là có thể nhận diện đối
tượng. Chẳng hạn nhận biết về kiểu, loại, phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ
ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ… trong văn bản.
* Với cấp độ thông hiểu: Yêu cầu học sinh phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của văn bản? Tóm tắt nội dung của văn bản? Với câu hỏi
này, cần đọc kĩ văn bản, có thể dựa vào nhan đề và những câu văn mở đầu và kết
thức của bản để xác định nội dung chính.
- Nếu một văn bản không có nhan đề, đề bài có thể yêu cầu đặt cho nó một
nhan đề.
- Trả lời được các câu hỏi vì sao?
- Phân tích được ý nghĩa và tác dụng của việc ngắt nhịp (nếu ngữ liệu là văn
bản thơ, tùy bút, văn chính luận).
6
- Giải thích một số từ ngữ trong đoạn văn, chọn một số câu giải thích, chỉ ra
câu có cách giải thích đúng.
- Giải thích ý một đoạn văn trong đó cho một số cách hiểu, chỉ ra cách hiểu
sai hoặc đúng ở trong đó, hoặc tự diễn đạt cách hiểu của mình.
- Khái quát tư tưởng văn bản, cho một số cách khái quát, tìm cách khái quát
đúng ở trong đó hoặc tự viết lời khái quát.
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ
ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
* Với cấp độ vận dụng: Yêu cầu học sinh phải trả lời được những câu sau:
- Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
- Ý nghĩa của một số từ ngữ đặc biệt trong văn bản, thường là những từ ngữ
được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn chứ không phải là những từ ngữ chỉ có
nghĩa trực tiếp.
- Trích ra một ý trong văn bản, yêu cầu phát triển thành một đoạn văn, hoặc
viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ riêng của bản thân.
2.3.2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản.
Để hình thành năng lực §ọc - hiểu cho học sinh, giáo viên giúp học sinh ôn
tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản để phục vụ tốt cho công tác đọc
– hiểu, bao gồm kiến thức trên các lĩnh vực sau đây:
- Kiến thức về từ loại (khái niệm, phân loại từ) danh từ, động từ, tính từ, trợ
từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ thuần Việt, từ Hán Việt… Hiểu được các loại nghĩa của
từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu hiện, nghĩa biểu
thái…
- Kiến thức về câu (khái niệm, phân loại câu); các loại câu phân loại theo cấu
tạo ngữ pháp; các loại câu phân loại theo mục đích nói;
- Kiến thức về các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói
giảm, nói tránh, điệp từ, điệp ngữ, phép đối…). Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp
vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu. Tu từ về từ ngữ: So sánh, nhân
về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng… Có
kỹ năng nhận biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong một văn bản thơ hoặc
văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
- Kiến thức về văn bản:
7
Kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, nghệ thuật, chính
luận, báo chí, khoa học, hành chính công vụ)
Kiến thức về phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh,
nghị luận và hành chính công vụ).
Kiến thức về các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết
minh, nghị luận và hành chính công vụ).
2.3.2.1. Nhận diện các phong cách ngôn
ngữ a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Là ngôn ngữ dùng trong giáo tiếp sinh hoạt hằng ngày, hoàn cảnh giao tiếp
không mang tính nghi thức; giàu cảm xúc, ít trau chuốt, dùng để thông tin, trao đổi
ý nghĩ, tình cảm… trong cuộc sống. Tồn tại ở dạng nói và dạng viết (chuyện trò,
nhật kí, thư từ, tin nhắn). Ngôn ngữ khẩu ngữ, bình dị, tự nhiên.
- Đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
- Cách nhận biết: Nếu văn bản trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của nhân
vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt.
b. Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập
nghiên cứu và phổ biến khoa học. Tồn tại ở hai dạng: dạng nói (bài giảng, phát
biểu, nói chuyện khoa học…) và viết (giáo án, sách, vở…).
- Đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu trượng; tính lí trí, lô gích; tính khách
quan, phi cá thể.
- Cách nhận biết: Văn bản có nội dung khoa học, nhiều thuật ngữ thuộc các
ngành khoa học, câu đủ thành phần, trình bày theo phần, chương, mục, không sử
dụng các phép tu từ.
c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được lựa chọn, sắp xếp, tinh luyện từ
ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ, chủ yếu dùng trong các
tác phẩm văn chương (Văn xuôi, truyện, thơ, kịch), không chỉ có chức năng thông
tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể:
8
- Phạm vi: Dùng trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu
thuyết, phê bình, hồi kí…). Ngoài ra còn có trong văn bản chính luận, báo chí, lời
nói hằng ngày.
- Cách nhận biết: Nếu văn bản trích trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, tùy bút, ca dao… thì nó thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
d. Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính để điều hành, quản lý xã
hội, giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác, giữa người này với người
khác… trên cơ sở pháp lí.
- Có 2 chức năng: chức năng thông báo thể hiện ở các thông tư, nghị định,
báo cáo, văn bằng, chứng chỉ, hóa đơn, hợp đồng, đơn từ…; chức năng sai khiến:
thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cấp trên gửi cho cấp dưới,
nhà nước đối với nhân dân, tập thể với cá nhân.
- Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định; sử dụng lớp từ hành chính
với tần số cao; câu thường dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu, gồm nhiều ý, mỗi
ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
- Đặc trưng: Tính minh xác; tính công vụ.
- Cách nhận biết: Căn cứ dấu hiệu mở đầu, kết thúc, các từ ngữ được dùng.
Có phần quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu văn bản. Có cơ quan chức năng ở cuối văn bản.
Có lớp từ hành chính được sử dụng với tần số cao.
e. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc là lời nói miệng trong
các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh
giá, bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ về những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội,
văn hóa, tư tưởng,… theo một quan điểm chính trị nhất định; với mục đích tuyên
truyền, cổ động, giáo dục thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức, hành
động đúng, tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết.
- Đặc điểm phương tiện diễn đạt: Sử dụng ngôn ngữ thông thường, lớp từ
ngữ chính trị; câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phan đoán lô gich trong
một hệ thống lập luận; sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ,
lập luận.
9
- Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị. Tính chặt chẽ trong diễn
đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải rõ ràng, rành
mạch. Tính truyền cảm, thuyết phục.
- Cách nhận biết: Nội dung văn bản liên quan đến những sự kiện, vấn đề
chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng; có thể hiện quan điểm của người nói, người
viết; dùng nhiều từ ngữ chính trị (như dân tộc, dân chủ, chính quyền, chủ quyền, tự
do…); được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở sách giáo khoa hoặc lời phát
biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,
chính trị…
h. Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản
ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chung, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã
hội. Tồn tại ở hai dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn trong các buổi phát thanh,
truyền hình…) và viết (báo in).
- Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những văn bản thông tin đại chúng, thể loại
tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận
thời sự, thư bạn đọc… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
- Về từ vựng: sử dụng lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng
đặc trưng; về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch
lạc; về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tư từ để tăng hiệu quả diễn
đạt.
- Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn
- Nhận biết: Căn cứ vào nguồn bài viết đề bài trích dẫn (một bản tin báo nào?
Ngày nào? Sự kiện diễn ra ở đâu?). Với bản tin và phóng sự, có thời gian, sự kiện,
nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự.
2.3.2.2. Các phương thức biểu
đạt a. Phương thức biểu đạt tự sự
Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc
kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Ngoài ra, còn tập trung khắc họa tính
cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con
người và cuộc sống.
Cách nhận biết: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những
câu văn trần thuật, có tư tưởng chủ đề, có ngôi kể thích hợp. Tự sự thường được sử
10
dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ
(khi muốn kể sự việc).
Ví dụ: “Mỵ không nói. A Sử cũng không nói thêm nữa. A Sử bước lại, nắm
Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mỵ
vào cột nhà. Tóc Mỵ xõa xuống, A Sử quấn tóc luôn lên cột, làm cho Mỵ không cúi,
không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra
ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Đoạn văn trên được viết chu yêu theo phương thức biểu đạt tự sự.
b. Phương thức biểu đạt miêu tả
Là dùng ngôn ngữ tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người, làm cho
người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc nhận biết
được thế giới nội tâm của con người như đang hiện ra trước mắt.
Cách nhận biết: Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo,
màu sắc,.. của người và sự vật (tả người, tả cảnh, tả tình…)
Ví dụ: “Trăng đang lên. Mặt sông lấp lóng ánh vàng, Núi Trùm cát đứng
sừng sững bên bờ sông thành một khối tim sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh
trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơm man vỗ
nhẹ vào hai bên bờ cát”.
(Trích Trong cơn gió lốc - Khuất Quang Thụy).
Đoạn văn trên tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng.
c. Phương thức biểu đạt biểu cảm
Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung
quanh.
Cách nhận biết: Có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người
viết hoặc của nhân vật trữ tình. (Cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc
của nhân vật trong truyện).
Ví dụ: Đọc đoạn thơ và chỉ ra phương thức biểu đạt.
Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng
đước Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa.
11
Đã qua, thuở âm u bóng tang, tàn lụi cỏ
cây Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày!(...)
Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc
sống Của tự do, hy vọng, tình thương...
(Trích Vui thế hôm nay, Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)
Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm
d. Phương thức biểu đạt thuyết minh:
Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải... những tri thức (về đặc điểm, phương
pháp) của một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa
biết.
Đặc trưng: Các luận điểm đưa ra đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài được
nói tới. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm.
Các phương pháp thuyết minh: nêu đĩnh nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ,
dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
Cách nhận biết: Có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối
tượng, cung cấp kiến thức về đối tượng, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng nào
đó.
Ví dụ: “Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này,
hiếm có loài hoa nào mà sự sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan được người phương Đông tôn là “loài hoa hoa vương giả” (vương giả chi
hoa). Còn người phương Tây thì làn là “nữ hoàng của các loài hoa”. Họ lan
thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm các loài sống bám
trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Cò nhóm địa lan lại gồm những loài
có rễ năm trong đất hay lớp thảm mục…” [3]
Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu
rõ về loài hoa này.
e. Phương thức biểu đạt nghị luận
12
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc
lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người
khác đồng tình với ý kiến của mình. (Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận).
Cách nhận biết: Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết. Nghị luận
thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.
Ví dụ: Đọc đoạn trích và chỉ ra phương thức biểu đạt
Sự thông cảm cùng một lúc là phương tiện và mục đích của sự trao đổi giữa
con người với nhau. Thế mà giáo dục nhằm mục đích làm cho con người cảm
thông nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các giáo trình của chúng ta. Hành tinh
này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía. Bởi tầm quan trọng của nó, cần
có một đổi mới về tâm thức ở mọi cách giáo dục và ở mọi giới tuổi nhằm phát triển
sự thông cảm. Đó phải là công việc của nền giáo dục trong tương lai.
Sự thông cảm lẫm nhau giữa những con người, gần gũi như xa, từ nay phải
trở thành cốt tử thì các liên hệ loài người mới có thể thoát ra khỏi tình bạn man dã
của sự bất thông cảm.
Từ đó nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về sự bất thông cảm, đến tận gốc rễ,
phương thức và tác dụng của nó. một nghiên cứu như vậy càng trở nên cần thiết
khi nó liên quan đến, không phải cách biểu hiện mà là những gốc rễ của kỳ thị
chủng tộc, của bài hoại, của khinh miệt. Cùng lúc, nó sẽ tạo ra một trong những cơ
sở chắc chắn nhất của nền giáo dục phụng sự hòa bình.
(Edgar morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri thức)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là nghị luận
h. Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ:
Dùng để trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách
nhiệm giữa người với người trên cơ sở pháp lý.
Cách nhận biết: Bố cục của văn bản theo khuôn mẫu (Đầu tiên là quốc hiệu,
tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản…; lớp từ hành chính dùng với tần số cao;
các từ ngữ, câu chỉ một ý…)
2.3.2.3. Các phương thức trần thuật và hình thức ngôn ngữ:
- Các phương thức trần thuật:
Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp, xưng
tôi); trần thuật từ ngôi thứ hai, người kể chuyện tự giấu mình; trần thuật từ ngôi thứ
13
ba, người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của
nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp).
- Các hình thức ngôn ngữ: Có hai hình thức ngôn ngữ:
Ngôn ngữ trực tiếp gồm ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ đối thoại giữa các
nhân vật với nhau trong truyện hoặc chỉ là những lời độc thoại nội tâm của nhân
vật), ngôn ngữ của người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật).
Ngôn ngữ nửa trực tiếp (ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa lời của nhân vật
với lời của người kể chuyện)
2.3.2.4. Các phép liên kết:
Để trả lời câu hỏi: Đoạn văn, câu văn sử dụng phép liên kết nào? Cần nắm
được các phép liên kết cơ bản và đặc trứng của nó:
Các phép liên kết
Phép lặp từ ngữ
Phép liên tưởng(đồng
nghĩa/trái nghĩa)
Đặc điểm nhận diện
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu
trước
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
các từ ngữ đã có ở câu trước (Đó là, Họ, Nàng…)
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với
câu trước (và, với,..)
Ví dụ: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân
dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ
tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường của chúng ta phải hơn hẳn trường học
của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa”.
(Về vấn đề giáo dục - Hồ Chí Minh )
Các phép liên kết sử dụng là: Phép lặp: “Trường học của chúng ta”. Phép
thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.
2.3.2.5. Các kiÓu câu:
- Câu chia theo mục nói (Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu
cầu khiến).
- Câu chia theo cấu trúc, chức năng ngữ pháp: Câu chủ động, câu bị động;
câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn, câu ghép.
14
2.3.2.6. Các biện pháp tu từ và tác dụng:
Bao gồm các phép: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá (phóng đại,
thậm xưng), nói giảm (khinh ngữ), điệp từ, điệp ngữ, đối, tương phản – đối lập,
phép liệt kê, phép điệp câu trúc, câu hỏi tu từ, cách sử dụng từ láy…
Ví dụ: Đoc văn ban sau va chỉ ra biên phap nghê thuât tu tư tư vưng được sử
dụng và tac dung cua biên phap tu tư ây?
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
- Trong hai câu thơ đâu, tac gia dân gian sư dung biên phap nghê thuât tu tư
tư vưng: So sanh (công cha - nui Thai Sơn, nghia me - nươc trong nguôn)
- Tac dung: So sanh công cua cha vơi nui Thai Sơn cho thây công lao to lơn,
vi đai không gi sanh đươc cua cha. So sanh nghia me vơi nươc trong nguôn cho
thây tinh me ngot ngao, vô tân, trong sang. Ca hai hinh anh so sanh cho thây ân
nghia cua cha me thât to lơn va sâu năng. Chi co nhưng gi to lơn bât diêt cua thiên
nhiên ky vi mơi sanh băng.
2.3.2.7. Các hình thức lập luận của đoạn văn:
Các phương pháp lập luận đoạn văn gồm: Phương pháp diễn dịch (câu chốt,
câu nêu ý khái quát đạt ở đầu đoạn); phương pháp quy nạp (câu chốt, câu nêu ý
khái quát đặt ở cuối đoạn); phương pháp song hành (không có câu chốt, câu chủ đề,
tất cả các câu cùng tập trung hướng tới một chủ đề chung); phương pháp móc xích;
Phương pháp tổng phân hợp (có hai câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn nhưng hai
câu này không giống nhau).
2.3.2.8. Các thao tác lập
luận: Có 6 thao tác lập luận
a. Thao tác lập luận giải thích:
Là thao tác vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận, cắt nghĩa sự vật, hiện
tượng, khái niệm một cách rõ ràng, giúp người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề, hiểu
đúng ý mình. Trong văn nghị luận, giải thích làm cho người đọc hiểu rõ được tư
tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí
tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
15
Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề. Đặt ra hệ thống
câu hỏi để trả lời.
Ví dụ: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy
hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã,
ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử
chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.
Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa
phải”. (Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
b. Thao tác lập luận chứng minh:
Là đưa ra những cứ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý
kiến để thuyết phục người đọc, nghe và tin tưởng vào vấn đề. Dùng những bằng
chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng,.
Cách chứng minh: xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù
hợp (số liệu, lý lẽ,…). Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với
vấn đề cách chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gích, chặt chẽ và hợp lý.
Ví dụ: “Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang một triết lí nhân văn
sâu sắc. Đó là lòng biết ơn với những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho chúng ta. (…) Quan điểm đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối
ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt
đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà,
thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang
hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao
lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân
làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta
đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần
cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo
để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ
trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là
những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành
quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng,
phát triển những di sản đó”.
c. Thao tác lập luận so sánh:
16
Là thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt
của sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật. Mục đích là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối
tương quan với đối tượng khác.
- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng
một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
Ví dụ: “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con
rồng nhỏ” có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị
trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tết rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo,
những không bao giời quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội
trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có
thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy
nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của
ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà
chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang
một nước khác”.
(Chữ ta – Bản lĩnh Việt Nam – Hữu Thọ)
d. Thao tác lập luận bình luận:
Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề, sự việc, hiện tượng
… đúng hay say, hay hay dở, tốt hay xấu, lợi hay hại… để nhận thức đối tượng,
cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận; đề
xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng; thể rõ chủ kiến của
mình.
- Ví dụ: “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của dân tộc,
là yêu tố quan trọng nhất giúp giải phong các dân tộc bị thống trị. (…). Bất cứ
người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm
hy vọng gải phóng giống nòi (…) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ
tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ sự tự do của chính mình (…)”.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẻ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Ngữ
văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr. 90)
e. Thao tác lập luận phân tích.
17
Là cách chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ thành
nhiều bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định để xem xét kĩ lượng nội dung
và những mối liên hệ bên trong (nội dung), bên ngoài (hình thức) của đối tượng.
Ví dụ: “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều hôm nay là
vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn
không dứt đầm khăn. “Dầu chong… khăn” bởi nàng chỉ xót đau rồi đau xót chứ
chưa tìm được phương kế nào. Bàng hoàn mang ý quang quẩn quẩn quanh lại
thêm những bàn hoàn nên càng thêm rối rắm (…)
(Đến với thơ hay – Lê Trí Viễn – NXB Giáo dục 2001
h. Thao tác lập luận bác bỏ:
Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai, trên cơ sở đó
đưa ra nhận định đúng đắn của mình.
- Cách bác bỏ: Nếu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý
kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu. Ý nhỏ phải
nằm hoàn toàn trong phạm vị của ý lớn. Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý
lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số
hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi
những những vòng tròn nhỏ. Mỗi quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng
một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.
Ví dụ: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẻ đẻ,
đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở
nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An
Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn
Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang
nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẻ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Ngữ
văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr. 90)
2.3.2.9. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Ngũ ngôn; thất ngôn; lục bát và các loại biến
thể của nó; song thất lục bát; thơ tự do…
2.3.3. Cách viết đoạn văn:
18
Để đọc hiểu thường có một câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ,
nêu cảm nhận của bản thân về vấn đề liên quan đến văn bản được trích dẫn. Để làm
tốt phần này học sinh cần nắm được:
Thế nào là đoạn văn? Là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở
một mức độ nào đó lô gích ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ
dàng. Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ
chấm xuống dòng.
Để viết được đoạn văn hay, trước tiên cần xác định rõ: Đề bài yêu cầu viết về
cái gì? (nội dung của đoạn văn), viết bao nhiêu dòng? (dung lượng). Tìm ý và tiến
hành viết thành đoạn văn.
Ví dụ: Bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Trên cơ sở bài ca dao em hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ về công lao của
cha mẹ:
Hoc sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
nêu được những ý cơ bản sau:
- Khẳng định công lao to lơn cua cha me vơi con cai: công sinh thanh, công
dương duc.
- Nêu ro trach nhiêm cua con cai vơi cha me: hiêu vơi cha me.
- Phê phan nhưng cach cư xư không đung đao con.
- Nêu nhân thưc va hanh đông cua ban thân.
* Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề:
- Sau khi tìm được ý chính của đoạn văn, tiến hành viết câu mở đầu. Với
nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề, câu mở đầu nên dẫn dắt từ nội dung của văn bản được
trích. Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng đơn giản nhất là
trình bày theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai ý
cho câu mở đầu). Ngoài ra, học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau miễn là
đáp ứng đúng yêu cầu của đề thi.
19
- Viết các câu nối tiếp câu mở đầu: Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy
nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
- Viết câu kết: Với nhiệm vụ kết thức vấn đề dù đoạn dài hay ngắn thi câu
kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu
cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
* Kiểm tra chỉnh sửa hoàn thiện bài làm.
Trong quá trình làm bài luôn phải kiểm tra và hoàn thiện bài làm một cách
tốt nhất. Nếu bài viết yêu cầu nêu quan điểm, cảm nhận của cá nhân, có thể trình
bày quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật. Cần có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm)
2.3.4. Một số kinh nghiệm xác định các đơn vị kiến thức trong phần đọc
– hiểu
Thứ nhất: Để xác định phương thức biểu đạt của văn bản, chúng ta có thể
dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Nếu đoạn trích cho thấy có sự diễn biến, có
câu chuyện được kể (tự sự); nhiều từ ngữ biểu lộ cảm xúc(biểu cảm); nhiều từ khen
chê, bộc lộ thái độ (nghị luận); nhiều từ ngữ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng
(thuyết minh); có nhiều từ láy, từ gợi tả trạng thái sự vật, sự việc (miêu tả); nhiều từ
hành chính nêu yêu cầu, trách nhiệm, nguyện vọng (hành chính – công vụ).
Ví dụ: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào
mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn.
Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân
giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa
của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt
sen, chả chìa, mọc, vây…
(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng) Đoan
văn trên đã sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, miêu tả mâm cỗ Tết
thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của Lí làm ra để thết đãi cả gia đình.
Để xác định chính xác phương thức biểu đạt cần lưu ý:
- Phương thức nghị luận (sử dụng nhiều lập luận, lí lẽ, dẫn chứng; nhiều từ
khen chê, bộc lộ thái độ) chủ yếu xuất hiện trong văn nghị luận.
- Các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự thường chủ yếu xuất hiện trong
các văn bản nghệ thuật: Nếu văn bản chủ yếu khắc họa, tái hiện đặc điểm, trạng
20
thái, tính chất… của đối tượng thì đó là phương thức miêu tả; nếu văn bản chủ yếu
bộc lộ cảm xúc của người viết thì đó là biểu cảm; nếu văn bản chủ yếu kể lại diễn
biến sự việc đã xẩy ra thì đó là phương thức tự sự.
Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng
bao giờ cũng có một phương thức chính. Trong thơ chủ yếu sử dụng hai phương
thức biểu cảm và miêu tả, phương thức tự sự có sử dụng nhưng không nhiều. Trong
văn xuôi chủ yếu sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm…
- Nếu đề bài yêu cầu: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản, thì
chỉ cần nêu một phương thức chính. Nếu câu hỏi là xác định phương thức hoặc
những phương thức biểu đạt thì có thể trả lời nhiều phương thức. Không phải mỗi
văn bản chỉ có một phương thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các hình
thức khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chủ đạo.
Thứ hai: Nhận biết phong cách ngôn ngữ bằng cách dựa vào xuất xứ ghi
dưới phần trích của đề bài, các từ ngữ, kiểu câu được sử dụng để chọn: phong cách
báo chí (văn bản trích từ báo nào; có tin tức sự kiện gì mới), khoa học (vănn bản
giáo khoa, đề tài nghiên cứu, có nhiều thuật ngữ chuyên ngành khoa học); nghệ
thuật (các tác phẩm thơ, văn xuôi, truyện, kịch; có hình tượng…). sinh hoạt (nếu là
nhật kí, thư từ, tin nhắn, hội thoại), chính luận (vấn đề được bàn là vấn đề chính trị
xã hội, văn hóa), hay hành chính công vụ (khuôn mẫu, lớp từ hành chính). Ngữ liệu
để dùng đọc hiểu không chỉ được trình bày theo một phong cách ngôn ngữ duy nhất
mà thường kết hợp nhiều phong cách khác nhau. Ví dụ phong cách ngôn ngữ chính
luận và báo chí thường đi kèè̀m với nhau; phong cách nghệ thuật và sinh hoạt cũng
có thể đi kèè̀m với nhau. Vì vậy khi gặp những văn bản loại này học sinh phải chú ý
nếu không sẽ không được điểm tối đa.
Ví dụ: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn sau:
Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội
tham gia buổi học ngoại khóa mang tên “Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa
bình”. Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất nước, một lòng
hướng về biển Đông.
Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi
dưỡng lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về
chủ quyền lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
21
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo
thành dải chữ S bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa.
Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan Huy Chú còn được nghe kể về
chiến công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức
được trách nhiệm của bản thân đối với lớp.
(Theo Dân trí)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Đối với đoạn văn trên có
thể được dựa trực tiếp vào phần ghi chú để xác định phong cách ngôn ngữ được sử
dụng trong đoạn văn.
Thứ ba: Nhận biết các phép tu từ từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa: So sánh
(Thường có các từ ngữ như tựa, bằng, hơn, khác với…); ẩn dụ (Dùng tên sự vật này
gọi tên sự vật khác trên cơ sở có điểm tương đồng – giống nhau).
Ví dụ: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó
trong đoạn thơ sau:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng.
(Trích Biển – Xuân Diệu)
Trong bốn câu thơ tac gia sư dung biện pháp nghệ thuật so sánh: Bờ - lặng lẽ
mơ màng suốt ngàn năm bên sóng, nghê thuât nhân hoa.
Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp và khẳng định tình yêu thủy chung, vĩnh hằng của
bờ.
Hoán dụ (Dùng tên sự vật này gọi tên sự vật khác trên cơ sở tương cận –
quan hệ gần gũi. Ví dụ dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể: Một tay gây dựng cơ
đồ.Tay ở đây để chỉ người, chỉ Từ Hải; dùng vật bao chứa nói vật được chứa Thôn
Đoàn ngồi nhớ thôn Đông. Nghĩa là người thôn Đoàn nhớ người thôn Đông;
Điệp từ ngữ (Lặp lại có chủ đích từ hoặc cụm từ); nói quá, nói giảm (Phóng
đại hoặc thu hẹp vấn đề hơn mức bình thường); chơi chữ…; tu từ cú pháp (lặp cấu
trúc câu, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê, chêm xen, im lặng…)
Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng được nói đến, tăng thêm
sức gợi cảm, gợi hình, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng trở nên hấp dẫn, sâu sắc.
22
Thứ tư: Đọc kỹ đoạn văn trong đề bài, nắm được nội dung, ý nghĩa. Để đặt
nhan đề cho văn bản nên chọn từ khóa trong câu chủ đề (Câu chủ đề đa số nằm ở
đầu đoạn, các trường hợp nằm cuối hoặc giữa đoạn không nhiều) để đảm bảo tính
ngắn gọn, súc tích. Để nêu đại ý hay cảm xúc bằng đoạn văn ngắn 7 đến 10 dòng
về đoạn trích, cần trả lời các câu hỏi: Đoạn trích viết về ai? Vấn đề gì? Biểu hiện
như thế nào? Đặt trong tình huống bản thân để nêu hành động cần thiết.
Thứ năm: Nếu văn bản trong đề thi là một ngữ liệu mới, học sinh cần bình
tĩnh và tiến hành đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng
qua nhan đề (nếu có), cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng, từ đó
hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.
2.3.5. Những điều cần lưu ý khi làm phần Đọc – Hiểu:
Thứ nhất: Học sinh cần nắm được phương pháp và kĩ năng đọc hiểu một
văn bản; các yêu cầu cụ thể của phần đọc - hiểu trong đề thi; nắm vững các kiến
thức cơ bản như: các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận; các biện pháp tu
từ từ vựng và tu từ cú pháp; các phong cách ngôn ngữ; cách xác định chủ đề, câu
chủ đề hoặc nội dung của một văn bản… híng dÉn, cñng cè kiÕn thøc cho häc
sinh b»ng së ®å t duy
Thứ hai: Trước khi đặt bút làm bài, học sinh cần đọc kỹ các câu hỏi, gạch
chân những từ quan trọng để xác định chính xác nội dung cần trả lời. Ví dụ như:
Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích sẽ khác với nêu các phương thức
biểu đạt trong đoạn trích. Tiến hành trả lời từng câu hỏi, câu dễ trả lời trước câu
khó trả lời sau, nhưng không nên bỏ bất cứ câu nào, ý nào. Riêng với phần đọc
hiểu, nên trình bày ngắn gọn, trực tiếp vào vấn đề theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”, trả lời
câu hỏi nào thì ghi lại câu hỏi đó hoặc nhắc lại ý được hỏi. Câu trả lời cần chính
xác, đầy đủ, ngắn gọn. Không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi
thành đoạn văn ngắn, hoàn chỉnh.
Thứ ba: Phân bố thời gian hợp lí, tốt nhất dành 30 – 40 phút cho phần đọc
hiểu, viết không quá hai mặt giấy thi. Sử dụng kí hiệu thống nhất như trong đề bài.
Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc,
trôi chảy, có chất văn.
Thứ tư: Để đạt điểm tối đa, khi xác định phong cách ngôn ngữ, thao tác lập
luận hoặc phương thức biểu đạt trong văn bản, nên giải thích ngắn gọn 2 – 3 dòng
(dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận hoặc phương thức
23
biểu đạt mà các em chọn). Khi xác định biện pháp tu từ, nên chỉ rõ biện pháp ấy
được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào.
Thứ năm: Để xác định chính xác nội dung của một văn bản, cẩm tìm câu
văn nêu vấn đề nổi bật mà văn bản đề cấp; xác định chính xác nội dung của từng
đoạn văn bản, rồi tổng hợp thành nội dung bao quát toàn văn bản. Với loại câu hỏi
nêu nội dung, ý nghĩa câu thơ, cần chú ý đọc thật kỹ câu thơ tìm hình ảnh, từ ngữ
quan trọng, sau đó đặt vào toàn văn bản để tìm ra câu trả lời.
Thứ sáu: Ở những phần yêu cầu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một vấn
đề nào đó, để đạt điểm cao, nên trình bày với độ dài 7, 8 dòng (Tùy theo yêu cầu
của đề). Có thể viết theo lối diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp nhưng tốt
nhất viết theo lối diễn dịch. Cần bám sát mà câu chủ đề nêu ra; chỉ cần viết từ 3 - 5
câu: Câu 1 nêu lại chủ đề mà đề bài yêu câu, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chủ
đề ấy. Sau khi làm xong, cần kiểm tra lại và sửa lỗi (nếu có).
Với những câu tóm tắt nội dung nên vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản để
thực hiện. Với những câu thông hiểu nên sử dụng cách giải mã từ ngữ, hình ảnh,
câu văn bằng các thao tác của tư duy, rồi tìm ra các lớp nghĩa tường mình, hàm ẩn,
biểu trưng… Với văn bản nghệ thuật cần cảm thụ và lý giải các giá trị nghệ thuật
như: ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết… đến các giá trị nội dung.
Thứ bảy: Chú ý nguồn dẫn để xác định phong cách ngôn ngữ và phương
thức biểu đạt. Nếu gặp nguồn dẫn lấy trên mạng thì phần lớn là phong cách báo chí,
phương thức biểu đạt nghị luận. Ví dụ: theo dantri@.com. Hoặc
Vietnamnet@.comyahoo. Nếu văn bản là 1 bài thơ thì thường là phong cách nghệ
thuật và phương thức biểu cảm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Quá quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn, bản thân tôi thấy
đạt nhiều kết quả. Học sinh tiếp thu và làm bài tốt hơn ở phần đọc – hiểu trong đề
thi THPT quốc gia. Trước đây khi làm bài học sinh thường trả lời lan man, dài
dòng, không đúng trọng tâm, khiến cho phần đọc – hiểu không đạt điểm cao. Từ
khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt
phần Đọc – Hiểu đề thi THPT quốc gia, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho học sinh, các em đã có thể đọc - hiểu các loại văn bản và làm tốt phần đọc
– hiểu trong đề thi.
24