Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH PHI CƠ

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
BỀN VỮNG CHO VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA NHÀ MÁY
SẢN XUẤT VÁN MDF THUỘC TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Ở
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH PHI CƠ

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
BỀN VỮNG CHO VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA NHÀ MÁY
SẢN XUẤT VÁN MDF THUỘC TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Ở
TỈNH KIÊN GIANG



Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số

: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
TS ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 07/2019

2


XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
BỀN VỮNG CHO VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA NHÀ MÁY
SẢN XUẤT VÁN MDF THUỘC TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Ở
TỈNH KIÊN GIANG

HUỲNH PHI CƠ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:


GS.TS. BÙI CÁCH TUYẾN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN DUY NĂNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. NGÔ AN
Trường Đại học Văn Hiến

4. Phản biện 2:

PGS.TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Phi Cơ
Ngày sinh: 09/11/1990; Nơi sinh: Thừa Thiên – Huế.

Địa chỉ liên lạc: Lô M, đường số 1, KCN Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu
Thành, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: 0935.655.452; Email:
Quá trình đào tạo:
- Năm 2008: Tốt nghiệp THPT tại trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng
– thành phố Huế.
- Năm 2012: Tốt nghiệp Ngành kỹ sư Quản lý Tài nguyên rừng & Môi
trường, trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế.
- Tháng 10-2016 theo học Cao học ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình công tác:
- Từ tháng 11/2014 đến nay: Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang.

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Phi Cơ

5


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy TS. Đinh Quang Diệp, thầy đã trực tiếp
giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn và liên tục tạo điều kiện, nhắc nhở, động viên tôi nỗ
lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và đồng nghiệp tại nhà máy
sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Cảm ơn đại gia đình “CHQLTN&MT 2016” đã luôn đồng hành, sẵn lòng hỗ
trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, con xin gửi tấm lòng ân tình đến cha mẹ, đã luôn bên cạnh nhắc
nhở động viên con không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt được những mục tiêu trong
học tập cũng như trong cuộc sống.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2019

Huỳnh Phi Cơ

6


TÓM TẮT
Đề tài: “Xây dựng phương án quản lý tài nguyên rừng bền vững cho vùng
nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang” nhằm mục tiêu nghiên cứu giải pháp quản lý bền
vững tài nguyên rừng vùng nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF. Đề tài
được thực hiện trên địa bàn huyện Hòn Đất và huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
trong thời gian từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019. Qua nghiên cứu thu
được kết quả như sau:

1. Vùng nguyên liệu nhà máy sản xuất ván MDF có điều kiện tự nhiên đặc
biệt là đất đai rất thích hợp cho phát triển trồng rừng tràm Úc (Melaleuca
leucadendra)
2. Tài nguyên rừng vùng nguyên liệu nhà máy sản xuất ván MDF, tất cả là
rừng tràm ta (Melaleuca cajuputi), được trồng từ năm 1997 đến năm 2013, năng
suất thấp. Kế hoạch từ năm 2019 trở đi thực hiện khai thác diện tích 615,98 ha/năm
và diện tích khai thác sẽ được trồng lại rừng ngay năm sau đó, vị trí khai thác sẽ
được lựa chọn theo nguyên tắc tuổi rừng cao khai thác trước. Tiến hành khai thác
trắng, khai thác đồng loạt tại khu vực rừng đã được khoanh vùng để khai thác trong
một năm, diện tích khai thác từ năm 2019 trở đi là 615,98 ha/năm, và rừng tuổi cao
đến thấp, đến năm 2024 sẽ đi vào ổn định về loại rừng khai thác và năng suất.
3. Tình hình quản lý tài nguyên rừng tại vùng nguyên liệu nhà máy sản xuất
ván MDF còn một số tồn tại nhất định, cần khắc phục trong thời gian tới như công
tác xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên rừng bền vững một cách chặt chẽ, chi tiết
và tính khả thi cao, thực hiện tốt các công tác giám sát, đánh giá và các hoạt động
quản lý rừng.
4. Các giải pháp trong quá trình thực hiện phương án quản lý tài nguyên rừng
bền vững: Giải pháp về chính sách; giải pháp công tác bảo vệ rừng; giải pháp khoa
học, công nghệ và giải pháp về nhân lực.

7


ABSTRACT
The Thesis: "Developing a sustainable management of forest resources for
the material area of MDF board factory of Vietnam Rubber Industry Group in Kien
Giang Province" in order to research the sustainable management solution.
Sustainable forest resources in material areas of MDF board factory. The project
was implemented in Hon Dat and An Minh districts, Kien Giang province from
August 2018 to June 2019. Through the study, the following results were obtained:

1. The material area of the MDF plank factory, especially the land, is very
suitable for the development of Australian Melaleuca plantation (Melaleuca
leucadendra).
2. The forest resources in the material area of the MDF board plant, all of
which is Melaleuca cajuputi, were planted from 1997 to 2013, with low
productivity. The plan from 2019 onwards is to exploit the area of 615.98 ha / year
and the exploited area will be replanted the next year, the exploitation location will
be selected according to the principle of high age of forest exploitation. before.
Carry out white exploitation, simultaneous exploitation in forest areas that have
been zoned for one year exploitation, the exploited area from 2019 onwards is
615.98 ha / year, and high to low age forests, to by 2024, it will be stable in terms of
exploited forests and productivity.
3. The situation of managing forest resources in the material area of MDF
board factory has some certain shortcomings, which need to be overcome in the
coming time such as the development of sustainable forest resource management
plan one Strict, detailed and highly feasible, well implementing monitoring,
evaluation and forest management activities.
4. Solutions in the process of implementing a sustainable forest resource
management plan: Policy solutions; solutions for forest protection; scientific
solutions, technology and human resources solutions.

8


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

9



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FSC

Forest Stewardship Council

FM

(Hội đồng quản lý rừng)
Forest Management Certification

GPS

(Chứng nhận quản lý rừng bền vững)
Global Positioning System

ISO

(Hệ thống định vị toàn cầu)
International Organization for Standardization

MDF

(Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế)
Medium Density Fibreboard

OTC
PCCCR
PEFC


(Ván sợi mật độ trung bình)
Ô tiêu chuẩn
Phòng cháy chữa cháy rừng
Programme for the Endorsement of Forest Certification

QLRBV
REDD+

(Chương trình chứng thực rừng)
Quản lý rừng bền vững
Reduced Emission from Deforestation And Forest Degradation

RT
TK
UBND
UNDP

(Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng)
Rừng trồng
Tiểu khu
Uỷ ban nhân dân
United Nations Development Programme

VRG

(Chương trình phát triển Liên hợp quốc)
Vietnam Rubber Group

WWF


(Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
World Wide Fund For Nature
(Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên)

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

10


11


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

12


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
“Rừng vàng biển bạc” là lời khẳng định rõ ràng về giá trị rất lớn của tài
nguyên rừng. Trước thực trạng tài nguyên rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp, giảm
sút về chất và lượng. Do đó công tác quản lý bảo vệ rừng là vô cùng cấp thiết. Tỉnh
Kiên Giang là một trong số các tỉnh miền Tây Nam Bộ có những cánh rừng sản
xuất, rừng phòng hộ rộng lớn là rừng tràm, có giá trị rất lớn về kinh tế cũng như

môi trường. Rừng tràm có nhiều lợi ích về kinh tế, cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ,
bên cạnh đó, rừng tràm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật. Mặt khác,
tràm là cây có khả năng sống chung với lũ, chịu được đất phèn. Do đó phân bố và
phát triển tại các vùng đất ngập nước ở nhiều khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Rừng tràm có vai trò rất lớn trong bảo vệ môi
trường, môi sinh, đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xâm nhập mặn, chống cát bay,
v.v. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác rừng tràm chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy
cần có phương án khai thác và tái sinh rừng hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.
Trong những năm trước đây, các nghiên cứu về gỗ tràm tuy không nhiều
nhưng cũng đủ để khẳng định gỗ tràm có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến
công nghiệp với nhiều loại sản phẩm có giá trị như: Bột giấy, ván MDF, ván dăm,
gỗ ghép thanh, v.v. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đến tháng 3/2015, Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất ván
MDF Kiên Giang với công suất 120.000 m 3/năm tại Kiên Giang với nguyên liệu
chính là gỗ tràm.
Trong quá trình được giao khai thác, quản lý và tái sinh rừng tràm tại tỉnh
Kiên Giang, Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang (sau đây gọi tắt là nhà
máy) được UBND tỉnh Kiên Giang giao cho 3.898,5 ha rừng tràm để làm vùng
nguyên liệu nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khoảng 62.000 m 3/năm đáp ứng
25,8% nhu cầu của nhà máy. Trước nhu cầu thị trường rất lớn và nguyên liệu không

13


đáp ứng công suất của nhà máy. Do đó việc đánh giá tài nguyên rừng của vùng
nguyên liệu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cũng như sản lượng rừng
là rất cần thiết, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát từ
thực tiễn đó, đề tài: “Xây dựng phương án quản lý tài nguyên rừng bền vững cho
vùng nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao
su Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang” được thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, xây dựng phương án quản lý bền vững tài nguyên rừng tại vùng
nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng bao gồm diện tích đất rừng và sản lượng
rừng tại vùng nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án
quản lý tài nguyên rừng bền vững.
Đánh giá tình hình quản lý tài nguyên rừng tại vùng nguyên liệu của nhà máy
sản xuất ván MDF tỉnh Kiên Giang.
Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quản lý tài nguyên rừng bền
vững.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên rừng thuộc vùng nguyên liệu
của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ở
tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng được điều tra, khảo sát là người dân sinh sống gần vùng nguyên
liệu thuộc nhà máy sản xuất ván MDF Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng, tình hình trồng, quản lý,
chăm sóc và khai thác rừng. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án quản lý bền vững tài

14


nguyên rừng thuộc vùng nguyên liệu của nhà máy sản xuất ván MDF thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn hai huyện Hòn

Đất và An Minh thuộc tỉnh Kiên Giang.
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu về hiện trạng rừng, tình hình khai thác,
trồng rừng và hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất ván MDF được thu thập từ
năm 2014 đến năm 2018.
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần
xây dựng các phương án QLRBV trước thực trạng tài nguyên rừng ngày càng bị suy
kiệt về chất và lượng.
Ý nghĩa thực tiễn: Các phương án đề tài đề xuất có ý nghĩa quan trọng, giúp
cơ quan chức năng cũng như đơn vị quản lý, được Nhà nước giao rừng có các định
hướng và thực hiện hiệu quả việc khai thác, tái tạo và nâng cao chất lượng rừng tại
tỉnh Kiên Giang, đảm bảo phát triển bền vững.

15


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Quản lý tài nguyên rừng bền vững
1.1.1. Tài nguyên rừng
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Phạm Minh Thảo (2005): Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng
là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh
vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật
thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Theo Điều 3, Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và
phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày
10/6/2009, một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả ba tiêu chí sau:
Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân
gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 m trở lên (trừ rừng mới trồng và một số

loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa, v.v, có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ môi trường và cảnh quan. Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái
sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây
sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000
cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa, v.v, không được coi
là rừng.
Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.

16


Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dãi cây rừng phải có
chiều rộng tối thiểu 20 m và có từ ba hàng cây trở lên. Cây rừng trên các diện tích
tập trung dưới 0,5 ha hoặc dãi rừng hẹp dưới 20 m được gọi là cây phân tán.
Trong cẩm nang lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(2006) đã dẫn theo Morozov đưa ra khái niệm về rừng: Rừng là một tổng thể cây
gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất
và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
1.1.1.2. Vai trò của rừng
Theo Kimmins (2004), rừng đóng vai trò rất quan trọng với hành tinh:
Rừng là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm
nhiệt đới.
Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên
vật liệu cần thiết cho con người.
Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, dược liệu, du lịch, giải trí, v.v.
Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ khí cacbonic, tái sinh khí oxy, điều hòa khí

hậu cho khu vực.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô cùng quan trọng:
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí
quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu.
Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ
cũng như hướng gió.
Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến
vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn.
Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước
mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này.

17


Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng, khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.
Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là
ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quý.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy
(rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000 kg oxy
tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m 2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ
không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 – 50C. Rừng bảo vệ và
ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có
độ che phủ 75 % hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10 % lượng đất vùng
đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các
loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi Quốc gia là
một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng.
1.1.1.3. Phân loại
Theo Quyết định số 24/VBHN-BNNPTNT ngày 06/5/2014 về việc ban hành

quy chế quản lý rừng. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân
thành các loại sau đây:
Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu dể bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch. Rừng đặc dụng được chia thành các loại: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên
nhiên; khu rừng văn hoá - xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.
Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm
sản khác, đặc sản rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng sản

18


xuất được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ
điều kiện quy định dể sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh, nông – lâm kết
hợp.

19


1.1.2. Quản lý tài nguyên rừng
Theo Phùng Ngọc Lan (1998), khoa học về quản lý rừng đã được hình thành
từ cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử
dụng gỗ được lâu dài, liên tục. Khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn, chủ rừng
muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị

diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương
mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng.
Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm
mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý
thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có
thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý, quy
hoạch rừng. Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ
đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của
khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm
dụng vào nguồn tài nguyên rừng. (Phạm Hoài Đức, 2012)
1.1.3. Quản lý tài nguyên rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC - FM
1.1.3.1. Quản lý tài nguyên rừng bền vững
Theo Đào Công Khanh (2015), những chủ rừng có rừng sinh trưởng tốt, năng
suất cao, ít bị sâu bệnh hại hay cháy rừng, cây rừng không bị chặt trộm, đất rừng
không bị xói mòn hay thoái hóa, v.v, bên cạnh đó lại có kế hoạch quản lý khoa học,
biết phát huy những lợi thế do thiên nhiên mang lại, tuân thủ pháp luật. Do đó, đạt
hiệu quả kinh tế cao và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và cộng
đồng địa phương; việc duy trì nghề rừng hoàn toàn thuận lợi. Nhưng ngược lại, có
chủ rừng khác lại không đạt được như vậy vì rừng xấu, hiệu quả kinh tế kém, đất
rừng ngày càng bị thoái hóa hoặc khô cằn, không có một kế hoạch quản lý hiệu quả,
công việc sản xuất kinh doanh rừng gặp nhiều trở ngại, thậm chí có thể phải ngừng
lại. Chủ rừng thứ nhất quản lý rừng tốt hơn, việc sản xuất kinh doanh được duy trì
“bền vững” hơn chủ rừng thứ hai, từ đó mà xuất hiện cách gọi “quản lý rừng bền
vững”, ngược lại với cách quản lý kém hiệu quả, được gọi là “quản lý rừng không

20


bền vững”. Khó có thể có một định nghĩa chung về QLRBV được mọi người nhất
trí, nhưng chung quy các định nghĩa đều thống nhất là QLRBV phải đảm bảo ba

mục tiêu cơ bản là:
Giữ vững sản xuất lâm nghiệp ổn định và phát triển lâu dài, đạt hiệu quả kinh
tế cao.
Bảo vệ và duy trì được diện tích và năng suất của rừng, không gây ô nhiễm
môi trường sống.
Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương như tạo công
ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập.
Tại hội thảo “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, cơ hội
và thách thức” năm 2004 ở thành phố Quy Nhơn, Nguyễn Ngọc Lung đã dẫn theo
định nghĩa của tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế thì “QLRBV là quá trình quản lý những
lâm phần (khu rừng) ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đã
được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch
vụ rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền, năng suất của rừng
trong tương lai và không gây ra những tác động xấu đối với môi trường tự nhiên, xã
hội. Hoặc theo tiến trình Helsinki: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo
cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng
tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và trong
tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng ở cấp địa phương,
Quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.
Qua hai khái niệm trên, có thể nhận thấy mục tiêu chung của QLRBV là đảm
bảo sự ổn định về diện tích, đa dạng sinh học của rừng, ổn định năng suất kinh tế và
duy trì môi trường sinh thái của rừng. Tuy nhiên, QLRBV cần linh hoạt trong việc
áp dụng của công cụ quản lý rừng dựa trên sự phù hợp của từng địa phương được
Quốc gia và Quốc tế chấp nhận.
Mục tiêu của QLRBV là đảm bảo bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội:
Về kinh tế: Bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả
ngày càng cao.

21



Về môi trường: Duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và ĐDSH của
rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Về xã hội: Phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với
xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân,
cộng đồng địa phương.
Như vậy, có thể hiểu QLRBV là cách quản lý nhằm đảm bảo được các lợi ích
lâu dài, bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường cho con người cả ở thế hệ hiện
tại và các thế hệ của con cháu trong tương lai.
1.1.3.2. Chứng chỉ rừng
Cộng đồng Quốc tế, Chính phủ, các cơ quan Chính phủ và các tổ chức môi
trường, xã hội, v.v, đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng
rừng của họ đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các
sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền
vững. Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình đặc biệt
là gỗ, được khai thác từ rừng đã được quản lý một cách bền vững. Chứng chỉ rừng
được coi là công cụ mềm để thiết lập QLRBV nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu
phát triển kinh tế, đảm bảo các mục tiêu về môi trường và xã hội. Để xác nhận
QLRBV thì phải tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ rừng. (Dương Duy Khánh
(2011)
Vì vậy: Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản
lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về QLRBV do tổ chức chứng chỉ
hoặc tổ chức được uỷ quyền chứng chỉ cấp.
Như vậy, QLRBV là mục tiêu, còn chứng chỉ rừng như là một trong những
công cụ hay biện pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đó.
1.1.3.3. Chứng chỉ rừng FSC - FM
Khái quát về chứng chỉ FSC - FM
FSC là một tổ chức Quốc tế, phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 02/1996
tại Mexico, hiện nay trụ sở chính của FSC được đặt tại Born (Đức), nhằm đem đến


22


những giải pháp, khuyến khích và kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp
với môi trường, có lợi ích xã hội và đạt hiệu quả kinh tế.
FSC đã thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về việc quản lý rừng
có trách nhiệm. Hình thành một chương trình thừa nhận các tổ chức chứng nhận
(bên thứ ba độc lập) và ủy quyền cho các tổ chức này chứng nhận những nhà quản
lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng theo tiêu chuẩn của FSC.
FSC - FM: Chứng nhận quản lý rừng, dành cho các đơn vị trồng và khai thác
rừng. Chứng nhận khu rừng/đơn vị quản lý rừng xác định đã tuân thủ theo 10
nguyên tắc FSC, phù hợp các nguyên tắc về môi trường, kinh tế, xã hội. (Đinh
Quang Diệp, 2017)
Phân loại chứng chỉ FSC
Chứng nhận FSC được thực hiện thông qua các tổ chức chứng nhận được
FSC công nhận. FSC không thực hiện việc chứng nhận cho các hoạt động về rừng
cũng như sản xuất.
Có 03 loại chứng nhận FSC đang được các tổ chức chứng nhận cung cấp:
FSC - FM (FSC - Forest Management Certificate) – Chứng nhận quản lý
rừng: Yêu cầu cho một khu rừng xác định phải tuân thủ các yêu cầu liên quan đến
các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế. Chứng nhận cho đơn vị trồng rừng
và khu rừng, với chứng nhận này ta có nguyên liệu FSC.
FSC - CoC (FSC - Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận chuỗi hành
trình sản phẩm: Yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ
các nguồn gốc được chứng nhận, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC
và dấu chứng nhận của tổ chức chứng nhận. Với chứng nhận này các nhà máy có
thể sản xuất và thương mại các loại nguyên liệu và sản phẩm FSC.
FSC - CW (FSC - Controlled Wood Certificate) – Chứng nhận đánh giá gỗ
có kiểm soát FSC: Yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao
dịch từ các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC. Nguyên liệu gỗ được gọi là gỗ có kiểm

soát FSC, gỗ này cao hơn gỗ hợp pháp nhưng chưa đạt đến điều kiện của gỗ FSC,
gỗ này trộn với gỗ FSC để có sản phẩm pha trộn FSC. (Dương Duy Khánh, 2011)

23


Nội dung của chứng chỉ FSC - FM
Có 10 nguyên tắc của FSC kết hợp các bổ sung cần thiết về quản lý rừng
được áp dụng đối với các loại rừng trên toàn thế giới, tạo nên tiêu chuẩn quản lý
rừng FSC:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật.
Nguyên tắc 2: Quyền của người lao động và điều kiện làm việc.
Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.
Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng.
Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.
Nguyên tắc 6: Tác động và giá trị môi trường.
Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.
Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.
Nguyên tắc 9: Rừng có giá trị bảo tồn cao.
Nguyên tắc 10: Thực hiện các hoạt động quản lý. (Dương Duy Khánh, 2011)
Lợi ích của việc được cấp chứng chỉ FSC - FM
Theo Dương Duy Khánh (2011), những lợi ích chủ yếu do chứng chỉ rừng
mang lại gồm:
Về mặt môi trường: Góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự
nhiên.
Về mặt xã hội: Thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội và cuộc
sống của con người.
Về mặt kinh tế: Giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng, các
sản phẩm từ rừng được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của tổ
chức này, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 – 30% so

với các sản phẩm cùng loại.

24


Về mặt thương hiệu: Thương hiệu của đơn vị được cấp chứng chỉ sẽ được
nâng tầm, đơn vị có thể sử dụng chứng chỉ để truyền thông cho các sản phẩm của
mình.
Đơn vị có chức năng cấp chứng chỉ FSC tại Việt Nam
FSC đã ủy quyền cho những cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ
rừng như:
SGS – Chương trình QUALIOR – nước Anh.
BM TRADA Certification – nước Anh.
Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng – Hoa Kỳ.
Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood – Hoa Kỳ.
SKAL – Hà Lan.
Silva Forest Foundation – Canada.
GFA Terra System – Đức.
South African Bureau for Standards (SABS) – Nam Phi.
Institute for Martokologic – Thụy Sĩ.
1.2. Tình hình quản lý tài nguyên rừng bền vững - chứng chỉ rừng trên thế giới
và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo Phùng Ngọc Lan (2006), trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX,
nhân loại đứng trước thảm hoạ suy thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra
nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi môi trường, trong đó có phong trào QLRBV.
QLRBV là sáng kiến của cộng đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ
cam kết chỉ sử dụng và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ
nào được khai thác hợp pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy,
chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc

mọi chủ rừng đảm bảo QLRBV về cả ba phạm trù: Kinh tế, môi trường, xã hội.
Các hệ thống chứng chỉ rừng Quốc tế đều tập trung xây dựng, phát triển và
hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ
rừng trong hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt đối với

25


×