Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích và điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội trên thiết bị di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 108 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
LỜI CAM ĐOAN ............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MỤC LỤC ................................................................................................................................ I
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ VI
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................3
5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................3
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................................4
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................5
TỔNG QUAN ĐIỀU TRA SỐ THIẾT BỊ DI ĐỘNG ....................................................5
VÀ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI......................................................................................5
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA SỐ .............................................................................5
1.1.1 Giới thiệu về điều tra số ........................................................................................5
1.1.2 Chứng cứ số ............................................................................................................5
1.1.3 Quy trình điều tra số ..............................................................................................6
1.2 ĐIỀU TRA SỐ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ............................................................7
1.2.1 Sự cần thiết điều tra số trên thiết bị di động.......................................................8
1.2.2 So sánh điều tra số thiết bị di động với điều tra số máy tính ...........................9
1.2.3 Những thách thức điều tra số trên thiết bị di động ......................................... 10
1.3 GIỚI THIỆU ĐIỀU TRA SỐ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI ............................. 12
1.3.1 Sơ lược mạng xã hội ........................................................................................... 12


1.3.2 Một số ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay........................................... 13


1.3.3 Điều tra số ứng dụng mạng xã hội .................................................................... 15
1.4 CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ DI ĐỘNG ....................................................................... 16
1.4.1 Thiết bị di động................................................................................................... 16
1.4.2 Bộ nhớ thiết bị di động....................................................................................... 17
1.4.3 Thẻ SIM ............................................................................................................... 18
1.4.4 Hệ điều hành thiết bị thông minh...................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 25
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA SỐ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ....... 25
2.1 CHỨNG CỨ SỐ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ...................................................... 25
2.2 QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỐ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ................................ 26
2.2.1 Chuẩn bị ............................................................................................................... 26
2.2.2 Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 27
2.2.2.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu............................................................ 28
2.2.3 Phân tích và điều tra ........................................................................................... 31
2.2.4 Báo cáo ................................................................................................................. 33
2.3 ĐIỀU TRA SỐ THẺ SIM.......................................................................................... 34
2.4 ĐIỀU TRA CƠ SỞ DỮ LIỆU SQLITE .................................................................. 35
2.5 ĐIỀU TRA DỮ LIỆU ĐÁM MÂY ICLOUD ........................................................ 37
2.6 MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ĐIỀU TRA SỐ THIẾT BỊ DI ĐỘNG PHỔ
BIẾN HIỆN NAY ............................................................................................................. 37
2.6.1 Phần mềm Oxygen Forensics Detective .......................................................... 38
2.6.2 Phần mềm Magnet AXIOM .............................................................................. 39
2.6.3 Phần mềm MOBILedit Forensic Express ........................................................ 40
2.6.4 Phần mềm UFED Physical Analyzer ............................................................... 41
2.6.5 Phần mềm Elcomsoft iOS Toolkit .................................................................... 42
2.7 CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ IPHONE ......................................................................... 42
2.7.1 Chuẩn định dạng hệ thống ................................................................................. 42
2.7.2 Phân vùng thiết bị iPhone .................................................................................. 43
2.7.3 Cấu trúc thư mục và tệp tin trong hệ điều hành iOS ...................................... 43



2.7.3.1 Cấu trúc thư mục ......................................................................................... 43
2.7.3.2 Loại tệp tin trong hệ điều hành iOS .......................................................... 45
2.7.4 Bảo mật trong thiết bị iPhone............................................................................ 48
2.7.4.1 Bảo mật phần cứng ..................................................................................... 49
2.7.4.2 Bảo vệ dữ liệu .............................................................................................. 49
2.7.4.3 Chuỗi khoá Keychain .................................................................................. 49
2.7.4.4 Hộp cát (Sandbox)....................................................................................... 50
2.7.4.5 Bảo mật người dùng.................................................................................... 50
2.7.4.6 Kỹ thuật jailbreak hệ điều hành iOS ......................................................... 51
2.8 PHÂN TÍCH ĐIỀU TRA CHỨNG CỨ SỐ TRÊN THIẾT BỊ IPHONE ........... 51
2.8.1 Thu thập dữ liệu số thiết bị iPhone ................................................................... 51
2.8.1.1 Thu thập dữ liệu số với ứng dụng iTune................................................... 52
2.8.1.2 Thu thập dữ liệu số thiết bị iPhone với phần mềm MOBILedit Forensic
.................................................................................................................................... 57
2.8.2 Phân tích và điều tra số trên thiết bị iPhone .................................................... 58
2.8.3 Báo cáo kết quả phân tích và điều tra số trên thiết bị iPhone ....................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................... 66
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 67
PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA SỐ MỘT SỐ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG .......................................................................................................... 67
3.1 CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA SỐ MỘT SỐ ỨNG
DỤNG MẠNG XÃ HỘI .................................................................................................. 67
3.1.1 Công cụ thực hiện điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội ....................... 67
3.1.2 Kịch bản thực hiện điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội ...................... 68
3.2 THU THẬP DỮ LIỆU SỐ CÁC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK,
WHATSAPP, LINE.......................................................................................................... 70
3.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA CHỨNG CỨ SỐ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK, WHATSAPP, LINE ................................................................................ 72

3.3.1 Phân tích và điều tra chứng cứ số ứng dụng mạng xã hội Facebook ........... 72
3.3.2 Phân tích và điều tra chứng cứ số ứng dụng mạng xã hội WhatsApp ......... 79
3.3.3 Phân tích và điều tra chứng cứ số ứng dụng mạng xã hội Line .................... 84


3.4 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK, WHATSAPP, LINE ................................................................................ 90
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................................... 96
1. KẾT LUẬN....................................................................................................................... 96
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt
NIST
UDID
IMEI
JTAG
SIM
ICCID
PDA
GPS
GPRS
CDMA
GSM
HFS
OS
PIN

SMS
Raw
IC
ASCII
SSH
SHA1
AES
Plist

Ý nghĩa Tiếng Anh

Ý nghĩa Tiếng Việt

National Institute of Standards and
Technology
Unique Device Identified
International Mobile Equipment
Identity
Joint Test Action Group

Viện công nghệ và tiêu chuẩn
Hoa Kỳ
Định danh thiết bị duy nhất
Định danh thiết bị di động
toàn cầu

Mô đun nhận dạng chủ thuê
bao
Mạch tích hợp nhận dạng thẻ
Integrated Circuit Card Identifier

SIM
Personal Digital Assistant
Thiết bị số hỗ trợ cá nhân
Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
General Packet Radio Service
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
Code Division Multiple Access
Đa truy cập phân chia theo mã
Global
System
for
Mobile Hệ thống thông tin di động
Communications
toàn cầu
Hierarchical File System
Hệ thống tập tin phân cấp
Operating System
Hệ điều hành
Personal Identification Number
Mã số cá nhân
Short Message Service
Dịch vụ tin nhắn ngắn
Dữ liệu thô
Integrated Circuits
Mạch điện tử tích hợp
American Standard Code for Chuẩn mã trao đổi thông tin
Information Interchange
Hoa Kỳ
Secure Shell

Giao thức kết nối bảo mật
Secure Hash Algorithm 1
Thuật toán bảo mật hàm băm
Advanced Encryption Standard
Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến
Property lists
Tệp tin Plist
Subscriber Identity Module


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chuẩn định dạng SIM cards ................................................................................ 19
Bảng 1.2 Một số hệ điều hành thiết bị di động phổ biến.................................................. 21
Bảng 2.1 Loại chứng cứ số trên thiết bị di động ............................................................... 25
Bảng 2.2 Lệnh truy vấn SQL trong điều tra số thiết bị di động ...................................... 36
Bảng 2.3 Vị trí tệp tin sao lưu trên máy tính bởi iTune.................................................... 53
Bảng 2.4 Dữ liệu số trên thiết bị iPhone ............................................................................ 60
Bảng 3.1 Một số công cụ phục vụ điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội ............... 67
Bảng 3.2 Một số hoạt động người dùng trên các ứng dụng mạng xã hội ...................... 68
Bảng 3.3 Thư mục lưu dữ liệu ứng dụng Facebook ......................................................... 73
Bảng 3.4 Tên miền ứng dụng Facebook và Facebook Messenger.................................. 73
Bảng 3.5 Thông tin tài khoản Facebook............................................................................. 73
Bảng 3.6 Miền ứng dụng WhatsApp trên hệ điều hành iOS ........................................... 79
Bảng 3.7 Dữ liệu ứng dụng Line ......................................................................................... 84
Bảng 3.8 Miền cài đặt ứng dụng Line trong hệ điều hành iOS ....................................... 84


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình điều tra số do viện tiêu chuẩn NIST đề xuất


7

Hình 1.2 Các lĩnh vực điều tra số

8

Hình 1.3 Gia tăng thiết bị thông minh từ năm 2009 đến năm 2019

9

Hình 1.4 Biểu đồ thống kê số lượng tài khoản đăng ký mạng xã hội

13

Hình 1.5 Thẻ nhớ microSD

17

Hình 1.6 Chuẩn SIM điện thoại di động

20

Hình 1.7 Kiến trúc hệ điều hành Android

22

Hình 2.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu từ thiết bị di động

29


Hình 2.2 Đầu đọc thẻ SIM

34

Hình 2.3 Thông tin lưu trong thẻ SIM

35

Hình 2.4 Lược đồ điều tra cơ sở dữ liệu SQLite

35

Hình 2.5 Cơ sở dữ liệu ứng dụng tin nhắn sms.db

37

Hình 2.6 Phần mềm điều tra số Oxygen Forensics Detective

39

Hình 2.7 Phần mềm điều tra số Magnet AXIOM

40

Hình 2.8 Phần mềm MOBILedit Forensic Express

40

Hình 2.9 Kết quả kiểm nghiệm phần mềm


41

Hình 2.10 Thư mục trong hệ điều hành iOS

44

Hình 2.11 Cơ sở dữ liệu tin nhắn sms.db

48

Hình 2.12 Kiến trúc bảo mật thiết bị iPhone

48

Hình 2.13 Kiến trúc hộp cát

50

Hình 2.14 Sao lưu dữ liệu iPhone bằng phần mềm iTune

52

Hình 2.15 Thư mục sao lưu dữ liệu thiết bị iPhone với phần mềm iTune

53

Hình 2.16 Dữ liệu sao lưu của thiết bị iPhone với phần mềm iTune

54


Hình 2.17 Tệp tin sao lưu thiết bị iPhone với phần mềm iTune

55

Hình 2.18 Tệp tin Info.plist

55

Hình 2.19 Thông tin trong tệp tin Info.plist

56

Hình 2.20 Tệp tin Status.plist

56

Hình 2.21 Thông tin lưu trong tệp Status.plist

56

Hình 2.22 Tệp tin Manifest.plist

57

Hình 2.23 Thông tin kết nối thiết bị iPhone với MOBILedit Forensic

57

Hình 2.24 Sao lưu dữ liệu số thiết bị iPhone với phần mềm MOBILedit Forensic


58


Hình 2.25 Cấu trúc thư mục hệ điều hành iOS

58

Hình 2.26 Dữ liệu phân tích điều tra bởi phần mềm Oxygen Detective Forensic

61

Hình 2.27 Thông tin thiết bị iPhone được trích xuất

61

Hình 2.28 Chi tiết thông tin thiết bị được trích xuất

62

Hình 2.29 Thông tin danh bạ điện thoại

62

Hình 2.30 Thông tin nhắn SMS, MMS và Email messages

63

Hình 2.31 Ứng dụng cài đặt trong thiết bị iPhone

63


Hình 2.32 Thông tin mật khẩu lưu trong tệp keychain-backup.plist

64

Hình 2.33 Xuất báo cáo điều tra số từ phần mềm Oxygen Forensic Detective

65

Hình 3.1 Các bước thực hiện điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội

69

Hình 3.2 Thu thập dữ liệu một số ứng dụng mạng xã hội với phần mềm iTune

71

Hình 3.3 Dữ liệu thô thu thập từ thiết bị iPhone

71

Hình 3.4 Xử lý dữ liệu thô bằng phần mềm Oxygen Forensic Detective

72

Kết quả sau khi xử lý, thu được số lượng thông tin liên quan đến hoạt động người dùng
trên ứng dụng mạng xã hội Facebook, WhatsApp, Line như hình dưới đây:

72


Hình 3.5 Số lượng thông tin người dùng tạo ra trên ba ứng dụng mạng xã hội

72

Hình 3.6 Thông tin tài khoản người dùng ứng dụng Facebook

74

Hình 3.7 Thông tin tài khoản Facebook trong tệp keychain-backup.plist

74

Hình 3.8 Thông tin tài khoản Facebook trong tệp Facebook.plist

75

Hình 3.9 Danh bạ liên hệ tài khoản Facebook và Facebook Messenger

76

Hình 3.10 Nội dung trao đổi tin nhắn trong ứng dụng Facebook Messenger

76

Hình 3.11 Thông tin nhóm người dùng trong ứng dụng Facebook Messenger

77

Hình 3.12 Hoạt động trao đổi tin nhắn nhóm của ứng dụng Facebook Messenger


77

Hình 3.13 Nhật ký gọi thoại trên ứng dụng Facebook Messenger

78

Hình 3.14 Dữ liệu truy cập website trong ứng dụng Facebook

78

Hình 3.15 Điều tra chứng cứ theo dòng thời gian trên ứng dụng Facebook

79

Hình 3.16 Thư mục dữ liệu ứng dụng Line

79

Hình 3.17 Cấu trúc tên miền ứng dụng WhatsApp

80

Hình 3.18 Thông tin tài khoản người dùng trên WhatsApp

80

Hình 3.19 Cơ sở dữ liệu danh sách liên lạc trên ứng dụng WhatsApp

81


Hình 3.20 Danh sách liên lạc trên ứng dụng WhatsApp

81

Hình 3.21 Nhật ký gọi thoại trong ứng dụng WhatsApp

82


Hình 3.22 Nội dung trao đổi tin nhắn trên ứng dụng WhatsApp

82

Hình 3.23 Tin nhắn đa phương tiện

83

Hình 3.24 Dòng thời gian hoạt động người dùng trong WhatsApp

83

Hình 3.25 Cấu trúc thư mục ứng dụng Line trong hệ điều hành iOS

84

Hình 3.26 Thông tin tài khoản người dùng trên ứng dụng Line

85

Hình 3.27 Cơ sở dữ liệu Line.sqlite


86

Hình 3.28 Danh bạ liên lạc người dùng trong ứng dụng Line

86

Hình 3.29 Bảng cơ sở dữ liệu đồng bộ danh bạ điện thoại với tài khoản ứng dụng Line 87
Hình 3.30 Nội dung tin nhắn trên ứng dụng Line

87

Hình 3.31 Tin nhắn đa phương tiện trong ứng dụng Line

88

Hình 3.32 Nhật ký gọi thoại trong ứng dụng Line

89

Hình 3.33 Dòng thời gian hoạt động người dùng trong ứng dụng Line

89

Hình 3.34 Bảng đồ mối quan hệ các tài khoản mạng xã hội Line

90

Hình 3.35 Chứng cứ người dùng liên quan ứng dụng mạng xã hội


90

Hình 3.36 Chứng cứ số trong ba ứng dụng mạng xã hội sau điều tra

91

Hình 3.37 Chứng cứ số hoạt động trao đổi tin nhắn trên ứng dụng Facebook Messenger
92
Hình 3.38 Chứng cứ số hoạt động trao gọi thoại trên ứng dụng Facebook Messenger 92
Hình 3.39 Chứng cứ số hoạt động trao đổi tin nhắn trên ứng dụng WhatsApp

93

Hình 3.40 Chứng cứ số hoạt động gọi thoại trên ứng dụng WhatsApp

93

Hình 3.41 Chứng cứ số hoạt động trao đổi tin nhắn trên ứng dụng Line

94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điều tra số thiết bị di động thuộc lĩnh vực điều tra chứng cứ số, không chỉ
giới hạn trong thiết bị di động mà bao gồm cả thiết bị GPS, máy tính bảng, thiết bị
PDA và điện thoại thông minh. Mục tiêu chính trong điều tra số thiết bị di động là
khôi phục, thu thập, trích xuất dữ liệu từ bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thẻ SIM, dữ liệu

lưu trữ đám mây,… mà không làm thay đổi dữ liệu hay gây hư hỏng phần cứng thiết
bị di động.
Trong những năm gần đây với sự gia tăng của thiết bị di động (bao gồm PDA,
điện thoại thông minh, thiết bị GPS, máy tính bảng,…) và được người dùng sử dụng
rộng rãi [1]. Dữ liệu người dùng tạo ra được lưu trữ trên thiết bị, giao tiếp dữ liệu
giữa các thiết bị di động rất lớn, đây là nguồn dữ liệu phong phú để khai thác nhiều
thông tin liên quan đến vụ án tội phạm. Điều tra số thiết bị di động cho phép người
điều tra thu thập dữ liệu liên quan về một đối tượng dựa trên hoạt động truyền thông
bằng thiết bị di động [2].
Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của hình thức giao tiếp
trực tuyến còn gọi là mạng xã hội. Bằng cách tham gia vào các trang web, các dịch
vụ của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, người dùng đã tham gia vào mạng xã hội.
Đối với hầu hết mọi người đều sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để trao đổi thông
tin và nhắn tin. Điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta rất thuận tiện. Việc sử dụng
ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại thông minh ngày càng tăng, khoảng 91% người
dùng điện thoại thông minh truy cập mạng xã hội. Mạng xã hội ẩn chứa nhiều nguy
cơ tìm ẩn, công cụ mạnh mẽ cho các hoạt động tội phạm. Do đó, hiểu biết về các loại
chứng cứ liên quan hoạt động của người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động rất
quan trọng, các chứng cứ này được dùng làm bằng chứng hiệu quả để chứng minh có
hoặc không có hoạt động tội phạm [3, 4]. Những chứng cứ liên quan đến hoạt động
người dùng mạng xã hội như: Tên và mật khẩu đăng nhập ứng dụng, thông tin người
dùng, bài viết, tin nhắn đa phương tiện, tin nhắn văn bản, lịch sử truy cập của người
dùng, vị trí địa lý, mốc thời gian, dữ liệu người dùng xoá,…[5]. Những thông tin
người dùng liên quan đến ứng dụng mạng xã hội trên thiết bị di động ngày càng quan
trọng trong việc điều tra tội phạm [6].


2

Vì vậy phân tích và điều tra chứng cứ số trên các ứng dụng mạng xã hội rất

cần thiết, giúp các nhà điều tra có chứng cứ liên quan đến hoạt động người dùng mạng
xã hội để bổ sung vào hồ sơ điều tra, làm bằng chứng tại toà án.
Nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích điều tra chứng cứ số của ba ứng
dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay Facebook, WhatsApp, Line. Các ứng dụng này
được cài đặt trên điện thoại Apple iPhone chạy hệ điều hành iOS phiên bản 10.3.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những chứng cứ số quan trọng liên quan đến hoạt động người dùng
trên ba ứng dụng mạng xã hội Facebook, WhatsApp, Line, các chứng cứ đó có thể là
thông tin tên và mật khẩu đăng nhập ứng dụng, thông tin người dùng, các bài viết, tin
nhắn đa phương tiện, tin nhắn văn bản, lịch sử truy cập của người dùng, vị trí địa lý,
mốc thời gian, dữ liệu người dùng xoá,…
Để thực hiện được vấn đề trên tác giả đã áp dụng Quy trình điều tra số thiết
bị di động của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ (NIST) vào hoạt động phân
tích điều tra số trên thiết bị di động, nhằm thu thập, phân tích và điều tra, xây dựng
báo cáo chi tiết kết quả điều tra số trên ba ứng dụng mạng xã hội Facebook,
WhatsApp, Line. Kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ cho cơ quan thực thi luật pháp
trong việc xác định tất cả chứng cứ số liên quan đến mạng xã hội. Cơ sở triển khai
điều tra số trên những thiết bị di động và các ứng dụng mạng xã hội khác.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng quy trình phân tích điều tra số trên thiết bị di động của NIST vào
hoạt động điều tra để đảm bảo chất lượng, phương pháp thực nghiệm và kết quả
tin cậy.
Thực nghiệm điều tra trên ba ứng dụng mạng xã hội phổ biến Facebook,
WhatsApp, Line, dữ liệu được thu thập, trích xuất từ điện thoại iPhone cài hệ điều
hành iOS phiên bản 10.3. Sử dụng các công cụ điều tra số thiết bị di động chuyên
dụng phổ biến hiện nay như Oxygen Forensic Detective, Magnet IEF, Magnet
AXIOM, MOBILedit Forensic Express, Elcomsoft Phone Breaker,..đ ể thực nghiệm
điều tra số.



3

Nghiên cứu được thực hiện từ dữ liệu các hoạt động thực tế người dùng trên
ba ứng dụng mạng xã hội nói trên, mô phỏng điều tra như hoạt động điều tra số trong
thực tế.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện điều tra số đối với ba ứng dụng mạng xã hội phổ
biến và không phổ biến hiện nay Facebook, WhatsApp, Line.
Điều tra được thực hiện trên điện thoại di động Apple iPhone, cài đặt hệ điều
hành iOS.
Trong điều kiện giới hạn về công cụ bao gồm phần mềm, thiết bị phần cứng
hỗ trợ và kỹ thuật điều tra, nghiên cứu này tác giả chỉ thực hiện điều tra số đối với
thiết bị iPhone đã mở mật khẩu bảo mật người dùng.
5. Tổng quan nghiên cứu
Số vụ án liên quan đến mạng xã hội ngày càng tăng, những nhà điều tra tội
phạm đã tìm ra một số phương pháp điều tra giúp thu thập được nhiều chứng cứ liên
quan đến mạng xã hội. Các nghiên cứu gần đây thuộc lĩnh vực này như:
Bader và Baggili thực hiện điều tra thông tin liên quan đến bạn bè trên ứng
dụng mạng xã hội Facebook. Lessard và Kessler thực nghiệm điều tra số trên điện
thoại HTC Hero, đã tìm thấy thông tin hồ sơ người dùng, giải mã mật khẩu và các
thông tin liên quan đến ứng dụng mạng xã hội Twitter và Facebook. Vào năm 2012,
Mutawa và cộng sự tiến hành phân tích, điều tra ba ứng dụng mạng xã hội Facebook,
Twitter, MySpace, thực nghiệm trên ba thiết bị di động BlackBerry, iPhone và thiết
bị di động chạy hệ điều hành Android. Zhang và Wang đã nghiên cứu tìm những
chứng cứ liên quan đến ứng dụng mạng xã hội QQ, WeChat, Sina Weibo, Skype và
các ứng dụng mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc (Zhang và Wang, 2013). HaiCheng Chu, Szu-Wei Yang, Ching-Hsien Hsu, Jong Hyuk Park đã điều tra hoạt động
của người dùng trên ứng dụng Facebook cài đặt trên điện thoại thông minh [1]. Công
trình điều tra các ứng dụng mạng xã hội phổ biến Facebook, Twitter, LinkedIn và
Google+ được cài đặt trên thiết bị thông minh chạy hệ điều hành iOS, Android đã
khai thác các chứng cứ liên quan của hoạt động người dùng trên mạng xã hội như:

thông tin hồ sơ người dùng, hoạt động thêm, xoá bài viết, cập nhật hình ảnh,…của
các tác giả Farhood Norouzizadeh Dezfouli, Ali Dehghantanha, Brett Eterovic-Sori,


4

Kim-Kwang, Raymond Choo [5]. Trong bài luận văn của Masoud. H. Al Tawqi, ông
đã thiết kế quy trình điều tra số thiết bị di động [7]. Meanwhile, Tso và cộng sự sử
dụng iTune để sao lưu dữ liệu điện thoại iPhone 4 cài đặt hệ điều hành iOS phiên bản
4.3.5, họ tiến hành phân tích điều tra các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Skype,
Viber và một số ứng dụng khác, trong nghiên cứu này đã đưa ra từng tên và vị trí các
tệp chứa dữ liệu các ứng dụng mạng xã hội [8, 9]. Jung Hyun Ryu và cộng sự đã áp
dụng quy trình điều tra của NIST tiến hành điều tra mạng xã hội Instagram, nghiên
cứu của ông tiến hành trên điện thoại iPhone 6S, áp dụng phương pháp thu thập dữ
liệu cục bộ, sử dụng các phần mềm miễn phí để thực hiện điều tra [8]. Và nhiều công
trình nghiên cứu khác liên quan đến việc khai thác chứng cứ số các ứng dụng mạng
xã hội trên thiết bị di động.
6. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn chia thành ba chương:
Chương 1. Tổng quan điều tra thiết bị di động và ứng dụng mạng xã hội:
Giới thiệu về điều tra số, chứng cứ số, tìm hiểu thiết bị động, hệ điều hành
thiết bi di động. Giới thiệu điều tra chứng cứ số trên thiết bị di động, chứng cứ số liên
quan các hoạt động người dùng trên các ứng dụng mạng xã hội, vị trí các chứng cứ
này được lưu trữ trong bộ nhớ thiết bị di động. Tìm hiểu quy trình điều tra số, những
thách thức phải đối mặt khi thực hiện điều tra số trên thiết bị di động. So sánh sự khác
nhau cơ bản giữa điều tra số thiết bị di động với điều tra số trên máy tính.
Chương 2. Kỹ thuật phân tích và điều tra số trên thiết bị di động:
Tìm hiểu những dữ liệu lưu trữ trên thiết bị di động có thể khai thác để thu
thập thông tin phục vụ điều tra. Nghiên cứu quy trình điều tra số trên thiết bị di động
do NIST đề xuất. Áp dụng quy trình này vào phân tích và điều tra số trên thiết bị di

động iPhone.
Chương 3. Phân tích và điều tra số một số ứng dụng mạng xã hội trên thiết
bị di động:
Áp dụng quy trình điều tra số trên thiết bị di động để thu thập, phân tích và
điều tra chứng cứ số liên quan đến hoạt động người dùng trên ứng dụng mạng xã hội
phổ biến Facebook, WhatsApp, và không phổ biến Line.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐIỀU TRA SỐ THIẾT BỊ DI ĐỘNG
VÀ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
1.1 Tổng quan về điều tra số
1.1.1 Giới thiệu về điều tra số
Điều tra số (Digital Forensics) là một nhánh của ngành khoa học điều tra,
đề cập đến việc sử dụng các phương pháp, công cụ kỹ thuật khoa học đã được
thẩm định để thu thập, bảo quản, phân tích, lập báo cáo và trình bày những thông
tin thực tế từ các nguồn dữ liệu số với mục đích tạo điều kiện hoặc thúc đẩy việc
tái hiện lại các sự kiện nhằm tìm ra hành vi phạm tội hay hỗ trợ cho việc dự đoán
các hoạt động trái phép như cố ý xâm nhập, tấn công hoặc gây gián đoạn quá trình
làm việc của hệ thống [10].
Theo tổ chức DFRWS (Digital Forensics Research Work Shop) định nghĩa
về điều tra số “Mục tiêu của điều tra số là khôi phục, trích xuất và phân tích điều tra
dữ liệu thô được lưu trữ trên thiết bị điện tử và thiết bị số mà không làm thay đổi dữ
liệu hiện có trên thiết bị”. Trong những năm qua, điều tra số đã phát triển, cùng với
sự phát triển nhanh chóng của máy tính và các thiết bị số khác, xuất hiện nhiều nhánh
điều tra số khác nhau dựa trên loại thiết bị số có liên quan, điều tra số bao gồm điều
tra máy tính, điều tra mạng máy tính, điều tra thiết bị di động, điều tra thiết bị IoT,
điều tra số đám mây, điều tra mạng xã hội [11].

1.1.2 Chứng cứ số
Thời gian qua có nhiều định nghĩa khác nhau từ các đơn vị, tổ chức về lĩnh
vực điều tra chứng cứ số, đa phần họ tập trung ở khía cạnh bằng chứng được công
nhận tại toà án, đơn cử như đề xuất của tổ chức Tiêu chuẩn về bằng chứng kỹ thuật
số (SWGDE):
“Chứng cứ số là bất kỳ thông tin có giá trị được lưu trữ hoặc truyền đi dưới
dạng số” [12].
Theo đề xuất của Tổ chức Quốc tế bằng chứng máy tính (IOCE): “Bằng
chứng số là thông tin được lưu trữ hoặc truyền đi tồn tại dưới dạng nhị phân có giá
trị tin cậy tại toà án”.


6

Trong khi các định nghĩa trước đây đều tập trung vào những bằng chứng
chứng minh hành vi tội phạm, vào năm 2006, Carrier đã mở rộng định nghĩa về bằng
chứng kỹ thuật số như sau:
“Dữ liệu số hỗ trợ hoặc bác bỏ giả thuyết về các sự kiện kỹ thuật số hoặc
trạng thái của dữ liệu số” [12].
Xuất phát từ quan điểm tiêu chuẩn hoá, ngoài những hướng cho điều tra số
trên thiết bị cầm tay như ấn phẩm hướng dẫn của tổ chức NIST, còn có tiêu chuẩn từ
ISO/IEC phát hành năm 2012, hướng dẫn ISO 27037 về nhận dạng, thu thập và bảo
quản chứng cứ số được chấp nhận tại toà án ở nhiều quốc gia khác nhau. Nó không
chỉ dành riêng cho thiết bị máy tính hay thiết bị di động, mà dành cho bằng chứng kỹ
thuật số nói chung. Các tiêu chuẩn này hướng đến áp dụng trên phạm vi toàn cầu, vì
tội phạm liên quan kỹ thuật số không có phạm vi biên giới [12].
1.1.3 Quy trình điều tra số
Trong cộng đồng khoa học điều tra số, Reith (2002) mô tả lĩnh vực điều tra
số như sau:
“Điều tra số là khoa học tương đối mới. Xuất phát từ đồng nghĩa điều tra

máy tính, được định nghĩa mở rộng bao gồm điều tra trên tất cả lĩnh vực kỹ thuật
số. Trong khi đó, điều tra số máy tính như: sử dụng công cụ và kỹ thuật để thu
thập tìm ra chứng cứ số trên máy tính”. “Điều tra máy tính là kỹ thuật thu thập,
phân tích và báo cáo dữ liệu số bằng phương pháp chấp nhận được tại toà án. Nó
có thể sử dụng để phát hiện và ngăn chặn tội phạm trong bất kỳ tranh chấp nào.
Điều tra số máy tính tuân theo quy trình tương tự như các lĩnh vực điều tra khác
và đối mặt với những thách thức” [13].
Kent, Chevalier, Grance, và Dang làm việc tại NIST đã đề xuất quy trình điều
tra số với bốn giai đoạn: Thu thập, Điều tra, Phân tích, Báo cáo [11, 14, 15]. Đây là
quy trình chuẩn cơ bản cho kỹ thuật điều tra số thường hay áp dụng trong các cuộc
điều tra.


7

Hình 1.1 Quy trình điều tra số do viện tiêu chuẩn NIST đề xuất
Thu thập: Đây là bước xác định, dán nhãn, ghi nhận và thu thập dữ liệu từ
các nguồn dữ liệu có liên quan, nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của dữ liệu.
Điều tra: Xử lý dữ liệu dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng kết hợp các
phương pháp tự động và thủ công, đồng thời đánh giá và trích xuất dữ liệu cụ thể có
liên quan đến vấn đề cần điều tra, trong khi vẫn giữ được tính toàn vẹn của dữ liệu.
Phân tích: Phân tích kết quả điều tra bằng cách sử dụng các phương pháp
và kỹ thuật hợp pháp để có được thông tin hữu ích nhằm giải quyết các câu hỏi cho
việc thực hiện thu thập điều tra.
Báo cáo: Báo cáo kết quả phân tích được bao gồm các hoạt động trong quá
trình điều tra, công cụ, quy trình được sử dụng để điều tra, nguồn dữ liệu để điều tra,
nguồn dữ liệu bổ sung để điều tra, và các kiến nghị,…
1.2 Điều tra số trên thiết bị di động
Điều tra số trên thiết bị di động thuộc lĩnh vực của điều tra số, tập hợp các
phương pháp khoa học với mục tiêu trích xuất bằng chứng số phù hợp với luật

pháp. Trích xuất bằng chứng số bao gồm khôi phục và phân tích dữ liệu lưu trữ
trong bộ nhớ thiết bị di động [16]. Theo tài liệu hướng dẫn “Guidelines on Mobile
Device Forensics” của NIST, điều tra số trên thiết bị di động thuộc lĩnh vực khoa
học khôi phục chứng cứ số từ thiết bị di động bằng điều kiện và phương thức có
thể chấp nhận [15].


8

Hình 1.2 Các lĩnh vực điều tra số
Bằng chứng số trên thiết bị di động được định nghĩa là thông tin và dữ liệu
số được lưu trữ, truyền hoặc nhận bởi một thiết bị di động được sử dụng để điều tra.
Nó có thể được sử dụng làm bằng chứng trong điều tra.
Nguyên tắc chính điều tra số thiết bị di động là dữ liệu giữ nguyên gốc
không bị sửa đổi, điều này vô cùng khó, một số công cụ điều tra yêu cầu phải kết
nối với thiết bị di động, một số phương thức thu thập dữ liệu yêu cầu gỡ một vài
phần cứng, hay cài bộ nạp khởi động trước khi trích xuất dữ liệu điều tra. Tuân theo
phương pháp và hướng dẫn thích hợp là rất quan trọng đối với điều tra các thiết bị
di động, nó mang lại dữ liệu có giá trị cao nhất. Như với bất kỳ sự thu thập bằng
chứng nào, không tuân thủ quy trình thích hợp trong quá điều tra có thể dẫn đến mất
dữ liệu, thay đổi bằng chứng hoặc khiến nó không thể chấp nhận bởi các nhà chức
trách thực thi luật pháp [15].
1.2.1 Sự cần thiết điều tra số trên thiết bị di động
Theo báo cáo của Statista, số người dùng điện thoại di động trên thế giới sẽ
đạt 5 tỷ vào năm 2019. Thế giới đang chứng kiến sự thay đổi công nghệ, người dùng
đang chuyển dần từ máy tính sang thiết bị di động. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự tăng
trưởng thực tế của điện thoại thông minh từ năm 2009 đến năm 2019 [16]:


9


Hình 1.3 Gia tăng thiết bị thông minh từ năm 2009 đến năm 2019
(Nguồn: />Theo Gartner Inc báo cáo rằng lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đạt 52 triệu
terabytes trong năm 2015, tăng 52% so với năm 2014, và ước tính đạt 173 triệu
terabyte vào năm 2018.
Điện thoại di động được sử dụng cho các nhiệm vụ giao tiếp, truyền thông
như nhắn tin, gửi email, chat, chụp hình, quay phim, lưu trữ dữ liệu, truy cập mạng
internet,…Cùng với sự thông dụng của điện thoại di động, thì hoạt động tội phạm
liên quan đến thiết bị di động ngày càng tăng. Dữ liệu thu được từ điện thoại trở thành
nguồn bằng chứng vô giá cho các cuộc điều tra liên quan đến vụ án hình sự, dân sự,
chính trị, quân sự. Vì vậy, điều tra số trên thiết bị di động quan trọng trong thời kỷ
nguyên thiết bị di động phát triển.
1.2.2 So sánh điều tra số thiết bị di động với điều tra số máy tính
Sự khác biệt chính giữa điều tra số thiết bị di động so với điều tra số máy tính
là các nhà điều tra phải thực hiện điều tra trên nhiều loại thiết bị phần cứng thiết bị di
động, và phần mềm được nhúng vào phần cứng của thiết bị. Mỗi loại thiết bị được
sản xuất ở các công ty khác nhau, với phần cứng và phần mềm độc quyền, không theo
một chuẩn phổ quát nào. Mỗi thiết bị di động được nhà sản xuất trang bị tính năng
bảo mật khác nhau. Thời gian phát hành các phiên bản thiết bị di động rất ngắn. Mục


10

đích của các công cụ điều tra thiết bị di động là trích xuất dữ liệu từ thiết bị di động
mà không làm thay đổi dữ liệu, với sự thay đổi nhanh chóng về phần cứng phần mềm
của thiết bị di động, nên không có một công cụ điều tra nào có thể cập nhật đầy đủ và
kịp thời [2].
1.2.3 Những thách thức điều tra số trên thiết bị di động
Khi điều tra thiết bị di động các nhà điều tra phải đối mặt những thách thức
như kỹ thuật truy cập thiết bị để trích xuất dữ liệu, lưu trữ, và đồng bộ dữ liệu trên

nhiều thiết bị, thiết bị bị hư hỏng, dữ liệu bị xóa [17]. Điều tra số trên thiết bị di động
có những điểm khác với điều tra số trên máy tính, dưới đây là những khó khăn trong
lĩnh vực này:
• Sự khác nhau về phần cứng: Trên thị trường tràn ngập các loại điện thoại
khác nhau từ nhiều nhà sản xuất, vòng đời phát triển ngắn. Chúng thường
khác nhau về kích thước, chủng loại, phần cứng, hệ điều hành. Trong bối
cảnh thiết bị di dộng phát triển mỗi ngày, điều quan trọng các nhà điều tra
thiết bị di động phải thích ứng với sự thay đổi và luôn cập nhật kỹ thuật
điều tra trên lĩnh vực này [17].
• Hệ điều hành thiết bị di động: Không giống như máy tính cá nhân, sử hệ
điều hành Windows phổ biến trong thời gian dài. Nhiều hãng sản xuất thiết
bị di động sử dụng nền tảng hệ điều hành riêng cho sản phẩm của hãng,
iOS của Apple, Android của Google, RIM của BlackBerry, Windows
Phone của Microsoft, webOS của hãng HP, Ubuntu OS cho thiết bị di
động,… Hơn nữa các phiên bản hệ điều hành thiết bị di động luôn được
cập nhật phiên bản hằng năm, tạo thêm nhiều khó khăn cho các nhà điều
tra [17].
• Bảo mật trên các nền tảng hệ điều hành di động: Nền tảng thiết bị di động
hiện đại đều trang bị tính năng bảo vệ dữ liệu và thông tin người dùng.
Những tính năng hoạt động như một rào cản trong việc thu thập và điều
tra. Ví như, mã hoá dữ liệu từ lớp phần mềm đến lớp phần cứng, như vậy
muốn trích xuất dữ liệu bắt buộc phải giải mã. Rào cản mã hoá trên thiết
bị iPhone của Apple đã ngăn chặn các nhà điều tra an ninh Mỹ FBI bẻ
khoá thiết bị iPhone của kẻ tấn công tại San Bernardino [16].


11

• Thiếu tài nguyên: Ngày càng tăng số lượng điện thoại di động, các công
cụ hỗ trợ điều tra cũng sẽ tăng lên. Các phụ kiện thu thập dữ liệu, chẳng

hạn như cáp USB, pin và bộ sạc cho các điện thoại di động khác nhau,
phải được trang bị đầy đủ.
• Đảm bảo dữ liệu nguyên gốc: Một trong những quy tắc cơ bản trong điều
tra số là đảm bảo dữ liệu trên thiết bị thay đổi. Nói cách khác, mọi nỗ lực
trích xuất dữ liệu từ thiết bị sẽ không làm thay đổi dữ liệu có trên thiết bị
đó. Nhưng điều này là không thể đối với thiết bị di động bởi vì chỉ cần
thay đổi chức năng trên thiết bị thì dữ liệu sẽ thay đổi. Ngay cả khi thiết
bị ở trạng thái tắt máy, nhưng các ứng dụng nền vẫn hoạt động. Ví dụ,
trong hầu hết các điện thoại di động, đồng hồ báo thức vẫn hoạt động ngay
cả khi điện thoại bị tắt. Việc chuyển đổi đột ngột từ trạng thái này sang
trạng thái khác có thể dẫn đến việc mất hoặc sửa đổi dữ liệu.
• Kỹ thuật ngăn chặn điều tra: Kỹ thuật ẩn dữ liệu, xóa dữ liệu, giả mạo dữ
liệu, che giấu mã nguồn,..làm cho việc điều tra khó khăn.
• Đặt lại thiết bị di động: Việc đặt lại chế độ điện thoại về trạng thái ban đầu
của nhà sản xuất sẽ làm dữ liệu người dùng trước đó bị xóa hết.
• Khôi phục mật khẩu: Nếu thiết bị được bảo vệ bằng mật mã, điều tra viên
muốn truy cập vào thiết bị, thì buộc phải bẻ khoá thiết bị, nếu không thành
công, dữ liệu trên thiết bị có thể tự huỷ với nghệ tự bảo vệ dữ liệu. Với
công nghệ thiết bị phần cứng và phần mềm trên thiết bị di động thông minh
hiện nay, nhà sản xuất đã áp dụng nhiều phương thức xác thực chính chủ
của thiết bị như truy cập thiết bị bằng mật mã từ 4 đến 6 ký tự, nhận dạng
vân tay, nhận dạng mống mắt, nhận dạng khuôn mặt, xác thực hai bước,...
Đây là cản trở lớn nhất cho các điều tra viên.
• Thiếu các công cụ điều tra: Có nhiều loại thiết bị di động, một công cụ duy
nhất có thể không hỗ trợ tất cả thiết bị hoặc thực hiện tất cả các chức năng
cần thiết, vì vậy kết hợp các công cụ cần phải được sử dụng, bao gồm công
cụ phần cứng và phần mềm. Chọn đúng công cụ cho một điện thoại cụ thể
có thể khó khăn.



12

• Chương trình độc hại: Thiết bị có thể chứa phần mềm độc hại, chẳng hạn
như virut hoặc Trojan. Các chương trình độc hại như vậy có thể lan truyền
trên các thiết bị khác qua kết nối có dây hoặc không dây.
• Thiết bị không người lái: Thiết bị không người lái ngày càng nhiều và
thông minh, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Điều tra số các thiết
bị này không hề đơn giản. Thu thập dữ liệu những thiết bị này chủ yếu lấy
dữ liệu từ thẻ nhớ mở rộng. Việc truy cập vào hệ thống thông thường bằng
kỹ thuật thu thập vật lý. Bên cạnh đó khi tiếp nhận điều tra các thiết bị này
thường trong tình trạng không hoạt động, hoặc không nguyên vẹn do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
• Vấn đề pháp lý: Thiết bị di động có thể được là công cụ sử dụng để thực
hiện hành vi tội phạm, tội phạm có thể sử dụng ở những nơi khác nhau,
vượt qua ranh giới địa lý. Điều tra viên nên nhận thức được bản chất của
tội phạm và luật từng địa phương.
1.3 Giới thiệu điều tra số ứng dụng mạng xã hội
1.3.1 Sơ lược mạng xã hội
Giáo sư J. A. Barnes đã giới thiệu thuật ngữ mạng xã hội vào năm 1967 để
mô tả sự tập hợp những cá nhân có mối liên hệ với nhau về công việc, gia đình, cùng
sở thích, quan điểm,... [18]. Các mạng này có thể hoạt động ở nhiều cấp độ, từ cấp độ
gia đình đến cấp quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân,
tổ chức và thậm chí cả các quốc gia. Trong hình thức đơn giản nhất của nó, mạng xã
hội là một bản đồ của các mối quan hệ có liên quan giữa các cá nhân, tổ chức, quốc
gia,…Phân loại theo nền tảng mạng xã hội, được chia thành các hai loại sau [18]:
❖ Mạng xã hội trực tuyến:

Với sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, internet phổ biến rộng toàn cầu, tạo
điều kiện xây dựng các mạng xã hội trực tuyến. Mạng xã hội trực tuyến có phạm vi
phủ sóng rộng, các thành viên trong mạng dễ dàng kết nối và chia sẻ tài nguyên.

Những mạng xã hội trực tuyến đầu tiên được gọi là nhóm tin tức
(www.usenet.com) được thiết kế và xây dựng vào năm 1979 bởi các sinh viên Tom
Truscott và Jim Ellis tốt nghiệp Trường Đại học Duke [18]. Từ đó, mạng xã hội trực


13

tuyến tăng trưởng liên tục về kích thước và số lượng. Vào tháng 2 năm 2010, mạng
xã hội trực tuyến khổng lồ Facebook vượt qua con số 370 triệu người đăng ký.
❖ Mạng xã hội di động

Mạng xã hội di động là mạng xã hội nơi các cá nhân có cùng sở thích và trò
chuyện với nhau thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng của họ. Giống như
mạng xã hội dựa trên nền tảng web, mạng xã hội di động diễn ra trong cộng đồng ảo.
Nhiều trang web mạng xã hội dựa trên nền tảng web, chẳng hạn như Facebook
và Twitter,… đã tạo ra các ứng dụng di động để cung cấp cho người dùng quyền truy
cập tức thì và thời gian thực từ bất kỳ nơi nào có kết nối internet.
1.3.2 Một số ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay
Theo số liệu thống kê trên trang web , cung cấp
thông tin về các mạng xã hội phổ biến nhất từ tháng 7 năm 2019 dựa trên số lượng
tài khoản đang hoạt động, Facebook dẫn đầu (2,3 tỷ tài khoản), mạng xã hội video
Youtube (2 tỷ tài khoản) đứng vị trí thứ hai, thứ ba là WhatsApp (1,6 tỷ tài khoản),
thứ tư thuộc về Facebook Messenger (1,3 tỷ tài khoản) [19].

Hình 1.4 Biểu đồ thống kê số lượng tài khoản đăng ký mạng xã hội
(Nguồn: />a. Ứng dụng mạng xã hội Facebook


14


Mark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với các
bạn sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng như Eduardo Saverin, Andrew
McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes.
Facebook là một trang web cung cấp dịch vụ mạng xã hội, được điều hành
bởi công ty Facebook Incorporation. Mục tiêu của nó cung cấp cho mọi người sức
mạnh để chia sẻ, làm cho thế giới mở và kết nối hơn [20].
Facebook có thể truy cập được từ hầu như mọi thiết bị có khả năng kết nối
internet, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến điện thoại
thông minh. Sau khi đăng ký tài khoản trên Facebook, người dùng có thể tạo ra một
hồ sơ tùy chỉnh cho biết tên, nghề nghiệp, trường học...,có thể thêm bạn bè, trao đổi
tin nhắn, đăng thông tin trạng thái, chia sẻ ảnh, video và liên kết, cũng như nhận thông
báo về hoạt động của những người khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham gia
vào các nhóm cộng đồng giữa những người cùng có một sở thích chung nào đó (được
gọi là Fanpage) giúp họ có thể tương tác với những người dùng khác dễ hơn. Người
dùng cũng có thể phân loại bạn bè của họ, báo cáo hoặc chặn những người gây khó
chịu [21].
Facebook Messenger là ứng dụng phần mềm tin nhắn tức thời được phát triển
bởi công ty Facebook, được tích hợp trên ứng dụng trò chuyện của Facebook và được
xây dựng trên giao thức truyền thông điệp MQTT (Message Queue Telemetry
Transport). Facebook Messenger cho phép người dùng Facebook trò chuyện với bạn
bè bằng ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động và trang web chính.
b. Ứng dụng mạng xã hội WhatsApp
WhatsApp là một ứng dụng mạng xã hội dành cho máy tính và thiết bị di động
thuộc sở hữu của công ty Facebook. Theo số liệu thống kê từ trang web
, đến tháng 8 năm 2018 WhatsApp có 1,5 tỷ người dùng, xếp
vị trí thứ ba trong danh sách các ứng dụng mạng xã hội được nhiều người dùng nhất
thế giới, đứng sau mạng xã hội Facebook, mạng xã hội Youtube.
WhatsApp cung cấp những chức năng chính sau:
• Tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện.
• Gọi thoại, gọi video với bạn bè và với nhóm liên lạc.



15

• Chia sẽ tệp tin dạng pdf, word, excel, hình ảnh, video,…có kích thước tối
đa 100 megabyte.
• Tính năng trò chuyện nhóm, người dùng có thể chia sẻ tin nhắn, ảnh và
video với 256 người cùng lúc.
• Tin nhắn được mã hoá đầu cuối.
c. Ứng dụng mạng xã hội Line
Line là ứng dụng mạng xã hội sử dụng được trên đa nền tảng thiết bị, với số
lượng 217 triệu tài khoản hoạt động hằng tháng trên toàn thế giới. Mạng xã hội này
được điều hành bởi Line Corporation tại Nhật Bản thuộc chi nhánh của tập đoàn tìm
kiếm internet khổng lồ Hàn Quốc Naver Corporation. Được tạo ra để đối phó với trận
động đất Tohoku 2011, Line ban đầu được thiết kế như một phương thức liên lạc dựa
trên internet mà không phải dựa vào cơ sở hạ tầng viễn thông bị hư hại sau đó. Line
đặc biệt thống trị thị trường nhắn tin di động tại quốc gia Nhật Bản với 54 triệu người
dùng cũng như các thị trường khu vực khác như Thái Lan và Indonesia.
Những tính năng chính ứng dụng Line cung cấp cho người dùng:
• Tin nhắn hình ảnh, video và tin nhắn thoại.
• Gọi thoại và gọi video.
• Chức năng tin nhắn, gọi thoại nhóm.
• Chia sẻ thông tin, trạng thái với bạn bè bằng ứng dụng Timeline.
• Lưu tin nhắn, ảnh và video yêu thích vào ứng dụng Keep.
• Chia sẻ video trực truyến.
• Kết nối với bạn bè xung quanh bằng cách lắc điện thoại cùng nhau hoặc
trao đổi ID, mã QR với nhau.
1.3.3 Điều tra số ứng dụng mạng xã hội
Trong những năm gần đây cùng với sự ra đời nhiều ứng dụng mạng xã hội,
số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng. Mạng xã hội dùng để kết nối

nhóm người có cùng quan điểm, sở thích lại với nhau, dùng chia sẻ thông tin, hình
ảnh. Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích to lớn trong đời sống hàng ngày, cũng như
hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có hàng loạt mối đe doạ tìm ẩn cho
người sử dụng mạng xã hội. Tội phạm có thể lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các


16

hành vi phạm tội, như lừa đảo, đánh cắp thông tin, tội phạm liên quan đến chính trị,
tôn giáo [3].
Bằng chứng liên quan đến mạng xã hội đã được sử dụng trong một số trường
hợp như năm 2009, khi Daniel Knight Hyden trở thành người đầu tiên bị truy tố vì
các bài viết của mình trên Twitter, các trường hợp gần đây hơn, chẳng hạn khi một
cặp vợ chồng bị bắt tại Ohio, họ bị cáo buộc cướp ngân hàng với bằng chứng đăng
hình ảnh tiền vừa cướp được trên mạng xã hội Facebook,...
Điều tra số mạng xã hội áp dụng kỹ thuật phân tích và điều tra máy tính, thực
hiện thu thập thông tin từ các ứng dụng mạng xã hội trực tuyến (ví dụ: Facebook,
Twitter, LinkedIn và bất kỳ mạng xã hội khác) sau đó lưu trữ, phân tích và điều tra,
báo cáo kết quả làm bằng chứng tại tòa án. Đối với lĩnh vực điều tra mạng xã hội,
thường có rất nhiều dữ liệu để thu thập, nhưng kết quả tuỳ thuộc vào kiến thức, kinh
nghiệm cũng như công cụ hỗ trợ điều tra. Điều tra số các ứng dụng mạng xã hội không
chỉ giới hạn trong các ứng dụng mạng xã hội truyền thông lớn mà còn có thể điều tra
các dịch vụ trực tuyến, blog, hoặc trang web cá nhân, diễn đàn và thậm chí cả các
trang web của chính phủ có thể kết nối với mạng xã hội hoặc cung cấp các chức năng
tương tự. Về cơ bản, theo quan điểm của điều tra viên, điều tra mạng xã hội là tìm
kiếm bằng chứng nằm ở đâu và thu thập nó theo phương thức nào mà không vi phạm
bất kỳ quy định luật pháp [22].
Điều tra số ứng dụng mạng xã hội trên thiết bị di động, thực hiện bằng cách
áp dụng kỹ thuật điều tra số trên thiết bị di động, nhằm thu thập dữ liệu liên quan hoạt
động người dùng trên các ứng dụng mạng xã hội, tiến hành điều tra và phân tích dữ

liệu thu thập được, lập báo cáo kết quả điều tra [22].
1.4 Công nghệ thiết bị di động
1.4.1 Thiết bị di động
Thiết bị di động được hiểu là bất kỳ các thiết bị kỹ thuật số nào có bộ nhớ
trong và khả năng giao tiếp, bao gồm các thiết bị PDA, GPS và máy tính bảng. Thiết
bị di động có đầy đủ các thành phần như một máy tính cá nhân gồm: Bộ vi xử lý, bộ
nhớ trong (ROM), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số,
màn hình,.... Các thiết bị di động thường sử dụng một hệ điều hành độc quyền như
Palm, Windows Phone, RIM, Symbian, Linux, iOS hoặc hệ điều hành nguồn mở


×