Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 271 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ KIM CHUNG

ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số chuyên ngành: 9 22 20 24
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
và số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án

Đinh Thị Kim Chung

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn


Hiệp đã luôn dành thời gian cùng tâm huyết ủng hộ, động viên về mặt tinh thần
và hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn thành
luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ 3
chuyên đề, Hội đồng Seminar cấp Khoa, Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã hướng
dẫn và góp ý cho tôi những ý kiến có giá trị khoa học giúp tôi xác định đúng
hướng và từng bước hoàn thiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học,
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo
điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Viện Ngôn ngữ học, Tạp chí Nhân lực
Khoa học Xã hội, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư đã tạo điều kiện cho
tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện
Quốc gia, Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện Khoa học xã
hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận tài liệu phục vụ cho luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Khoa Ngoại ngữ kinh tế - Trường Đại học
Kinh tế quốc dân - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và các sinh viên đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A


: Action (Hành động, sự vật, sự kiện)

BTNV

: Biểu thức ngữ vi

ĐTNV

: Động từ ngữ vi

H

: Hearer (Người nghe)

HĐNN

: Hành động ngôn ngữ

IFIDS

: Illocutionary force indicating devices (các dấu
hiệu chỉ dẫn ở lời)

FTA

: Face threatening acts (hành động đe dọa thể diện)

LS


: Lịch sự

S

: Speaker (Người nói)

PNNV

: Phát ngôn ngữ vi

t

: Time (thời gian)

TTT

: Từ tình thái

TTTT

: Tiểu từ tình thái

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ..................................................................................................... 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 8
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trên
thế giới .........................................................................................8
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở Việt
Nam ............................................................................................ 11
1.2 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 16
1.2.1 Lý thuyết hành động ngôn ngữ....................................................... 16
1.2.2 Hành động ngôn ngữ “trì hoãn” ................................................... 29
1.2.3 Lịch sự và các phương tiện thể hiện lịch sự trong hành động ngôn ngữ
trì hoãn .................................................................................................... 41
1.2.4 Một số vấn đề về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và đối chiếu
ngôn ngữ ........................................................................................ 44
1.3 Tiểu kết.................................................................................................. 45
Chương 2 ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRỰC
TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................ 47
2.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh ...................... 47
2.1.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh biểu đạt trực tiếp
thông qua các từ ngữ chuyên dùng ......................................................... 47
iv


2.1.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh biểu đạt trực tiếp
thông qua các kiểu kết cấu chuyên dùng ................................................ 52
2.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong tiếng Việt ...................... 63
2.2.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Việt biểu đạt trực tiếp

thông qua các từ ngữ chuyên dùng ......................................................... 63
2.2.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Việt biểu đạt trực tiếp
thông qua các kiểu kết cấu chuyên dùng ................................................ 70
2.3 Sự tương đồng và khác biệt về HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh
và tiếng Việt ................................................................................................ 81
2.3.1 Những điểm tương đồng................................................................. 81
2.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................... 83
2.4 Tiểu kết.................................................................................................. 86
Chương 3 ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN GIÁN
TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................ 88
3.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh...................... 89
3.1.1 Trì hoãn bằng hành động “đề nghị” ............................................. 89
3.1.2 Trì hoãn bằng hành động “thông báo” ......................................... 92
3.1.3 Trì hoãn bằng hành động “hứa” ................................................... 95
3.1.4 Trì hoãn bằng hành động “từ chối” .............................................. 98
3.1.5 Trì hoãn bằng hành động “giải thích” ........................................ 100
3.1.6 Trì hoãn bằng hành động “lảng tránh” ...................................... 101
3.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Việt.................... 103
3.2.1 Trì hoãn bằng hành động “đề nghị” ........................................... 104
3.2.2 Trì hoãn bằng hành động “thông báo” ....................................... 105
3.2.3 Trì hoãn bằng hành động “hứa” ................................................. 106
3.2.4 Trì hoãn bằng hành động “từ chối” ............................................ 108
3.2.5 Trì hoãn bằng hành động “lảng tránh” ...................................... 109

v


3.3 Sự tương đồng và khác biệt của hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp
trong tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................... 110
3.3.1 Những điểm tương đồng............................................................... 111

3.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................. 112
3.4 Tiểu kết................................................................................................ 113
Chương 4 ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT LỊCH SỰ CỦA
HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 114
4.1 Các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong
tiếng Anh ................................................................................................... 115
4.1.1 Các yếu tố bên trong phát ngôn “trì hoãn”................................. 115
4.1.2 Các yếu tố bên ngoài của phát ngôn “trì hoãn” (thành phần rào
đón) ....................................................................................................... 122
4.1.3 Thái độ của người phát ngôn hành động ngôn ngữ “trì hoãn” .. 125
4.1.4 Đánh giá khái quát mức độ lịch sự của các phát ngôn “trì hoãn”
trong tiếng Anh...................................................................................... 126
4.2 Các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong
tiếng Việt ................................................................................................... 129
4.2.1 Các yếu tố ngôn ngữ bên trong phát ngôn “trì hoãn” ................ 129
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài phát ngôn “trì hoãn” (Thành phần rào đón)
............................................................................................................... 137
4.2.3 Thái độ của người phát ngôn ra hành động ngôn ngữ trì hoãn .. 139
4.2.4 Đánh giá khái quát mức độ lịch sự của phát ngôn “ trì hoãn” trong
tiếng Việt ............................................................................................... 141
4.3 Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương thức
lịch sự trong HĐNN trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt .............. 143
4.3.1 Những điểm tương đồng............................................................... 143
4.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................. 144
vi


4.4 Tiểu kết................................................................................................ 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ................47
Bảng 2.2: Các từ ngữ chuyên dùng trong BTNV trì hoãn trong tiếng Anh............48
Bảng 2.3: Các kiểu kết cấu của HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh ...........53
Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của các động từ, tính từ mang nghĩa...........................64
trì hoãn trong tiếng Việt ..............................................................................................64
Bảng 2.5. Tần xuất các từ/ cụm từ chỉ khoảng thời gian trong tiếng Việt ..............67
Bảng 2.6: Tần xuất các từ tình thái trì `hoãn chuyên dùng trong tiếng Việt..........67
Bảng 2.7: Các dạng kết cấu của HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Việt ..........70
Biểu đồ 2.1: Tần xuất sử dụng các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng............................84
trong tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................................84
Bảng 3.1: Tỷ lệ các HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt.........88
Bảng 3.2: Các HĐNN biểu đạt mục đích phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh ......89
Bảng 4.1: Minh họa mức độ lịch sự của phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh .....127
Bảng 4.2 Mức độ lịch sự của các phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh .................129
Bảng 4.3: Minh họa mức độ lịch sự của phát ngôn trì hoãn trong tiếng Việt .....142
Bảng 4.4: Mức độ lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn trong tiếng Việt.............143

viii


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Tần xuất sử dụng các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng ................... 84
trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 84
Biểu đồ 3.1: Tần xuất các HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng
Việt................................................................................................................. 111

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngữ dụng học (pragmatics), với trọng tâm
nghiên cứu cơ chế vận hành và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong những
ngữ cảnh nhất định, là một trong những chuyên ngành được các nhà khoa học
trên thế giới và ở Việt Nam đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tuy được đặt tên từ
những năm 30 của thế kỷ trước, trong mô hình tam phân kết học-nghĩa họcdụng học (syntactics-semantics-pragmatics) của Ch. Moris, nhưng đến những
năm 60, với công trình “How to do things with words” (Hành động như thế nào
bằng lời nói) của J. Austin, ngữ dụng học mới thực sự có được nền tảng lý luận
của nó ở mảng hành động ngôn ngữ (speech acts) (HĐNN)1. Quan điểm Nói
tức là làm (When I say, (...) I do) của Austin [87, 6] và Nói là hành động tuân
theo điều kiện (Talking is performing acts according to rules) của Searle [114,
22] đã thực sự thu hút rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu đến
bình diện hành động, tương tác liên nhân của ngôn ngữ. Nghiên cứu về HĐNN
chính là nghiên cứu bản chất hành động nói năng của con người để có thể lý
giải và trả lời những câu hỏi như: Mục đích thực sự của một câu nói là gì?
Chúng ta làm gì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói?...
Đối với HĐNN trì hoãn, chúng tôi cho rằng đây là một đề tài nghiên cứu
nhiều hứa hẹn và thú vị vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện hành động này
rất phong phú và mang đặc thù của từng ngôn ngữ. Phải ở một “tình huống”

1


Khái niệm speech acts được các nhà Việt ngữ học dịch thành các tên gọi khác

nhau: hành vi ngôn ngữ, hành vi nói, hành vi ngôn từ, hành vi nói năng, hành động
ngôn từ, hành động ngôn ngữ, hành động nói... Trong luận án, chúng tôi lựa chọn
cách dịch speech acts là hành động ngôn ngữ (HĐNN).

1


nào đó với lý do nào đó người ta mới thực hiện việc trì hoãn. Hơn nữa, HĐNN
trì hoãn cũng là hành động dễ đe dọa thể diện của người nói cho nên trong tiếng
Anh và tiếng Việt có những chiến lược và phương thức thực hiện để giảm thiểu
sự mất thể diện này.
Tuy tiếng Anh và tiếng Việt có từ vựng, phát âm, ngữ pháp khác nhau
nhưng luận án vẫn đặt ra giả thuyết rằng: bên cạnh những điểm khác biệt thì
các HĐNN nói chung và HĐNN trì hoãn nói riêng (dựa trên cứ liệu tiếng Anh
và tiếng Việt mà luận án thu thập được) sẽ có những điểm tương đồng nào đó.
Việc nghiên cứu HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh so sánh, đối chiếu với HĐNN
trì hoãn trong tiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, tính
lịch sự, cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của cả hai dân tộc là vô cùng
quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp liên văn hóa Anh-Việt, đồng thời
hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo định hướng giao tiếp.
Cho đến nay, ở trong nước đã có một vài công trình về HĐNN trì hoãn ở cấp
độ bài báo hoặc luận văn thạc sĩ, chưa có công trình ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu
sâu các hành chức của HĐNN trì hoãn theo hướng so sánh đối chiếu giữa hai
ngôn ngữ Anh – Việt. Đây chính là khoảng trống mà luận án khai thác.
Với mong muốn tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong các chiến lược
trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các đặc điểm của yếu tố lịch
sự trong việc sử dụng các chiến lược trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt,

chúng tôi quyết định chọn “Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong
tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc sử
dụng các cách biểu đạt trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các
phương tiện biểu đạt lịch sự và giá trị dụng học của chúng khi thực hiện HĐNN

2


trì hoãn trong cả hai ngôn ngữ.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích đã đề ra, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
1/ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành động
ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ trì hoãn; chỉ ra khoảng trống cần nghiên cứu
và xác định hướng nghiên cứu của luận án.
2/ Xây dựng khung lý thuyết liên quan đến đề tài.
3/ Khảo sát HĐNN trì hoãn trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt với các
cách biểu đạt trực tiếp và gián tiếp; so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt trong việc thực hiện các cách biểu đạt HĐNN trì hoãn
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4/ Tìm hiểu các phương tiện biểu đạt lịch sự trong việc thực hiện HĐNN
trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt; so sánh, đối chiếu để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện biểu đạt lịch
sự của người Anh/Mỹ và người Việt.
3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và

tiếng Việt.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với tư cách HĐNN trì hoãn thuộc nhóm kết ước, đề tài nghiên cứu các
nội dung liên quan đến cấu trúc, ngữ nghĩa của HĐNN trì hoãn trực tiếp và
gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt; và các phương tiện biểu đạt lịch sự
trong việc thực hiện HĐNN trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt.
3.3 Tư liệu nghiên cứu
Luận án ý thức rằng, nguồn ngữ liệu lấy từ các ngôn ngữ tự nhiên trong

3


các cuộc hội thoại hằng ngày thông qua hình thức ghi âm là nguồn ngữ liệu lý
tưởng nhất trong nghiên cứu về vấn đề giao tiếp. Tuy nhiên, việc ghi âm các
cuộc hội thoại hằng ngày gặp không ít khó khăn (sự đồng ý cho phép ghi âm từ
người được ghi âm, chi phí gỡ băng tốn kém...). Do vậy, hầu hết các công trình
nghiên cứu ngôn ngữ học chọn ngữ liệu trong các tác phẩm văn học làm tư liệu
nghiên cứu. Về vấn đề này, quan điểm của luận án cho rằng các đoạn hội thoại
trong các tác phẩm văn học ít nhiều cũng được xây dựng trên mô hình giao tiếp
đời thường, tuy thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương nhưng tác phẩm văn
học thường phản ánh, tái hiện đời sống và lấy chất liệu của đời sống hiện thực
để phản chiếu, vì vậy hội thoại trong tác phẩm văn học tương đối gần với giao
tiếp hội thoại hằng ngày nên chúng vẫn phản ánh được ngôn ngữ giao tiếp đời
thường ở mức độ nhất định, tuân theo những quy định chung về giao tiếp. Vì
những lý do trên, tư liệu nghiên cứu trong luận án là các lời thoại được thu thập
từ nguồn chính là các tác phẩm tiểu thuyết. Luận án sử dụng ngữ liệu từ các
tiểu thuyết được ưa chuộng của các tác giả nổi tiếng trong văn học Anh/Mỹ và
văn học Việt. Tuy số lượng tiểu thuyết trong hai ngôn ngữ không tương đương
(tiếng Anh: 47 cuốn; tiếng Việt 32 cuốn) nhưng theo thống kê của chúng tôi
dung lượng số trang trong hai nguồn ngữ liệu là tương đương do các truyện có

độ “dày”, “mỏng” khác nhau. Trong văn học Anh/Mỹ, từ 47 tiểu thuyết luận án
tìm được169 đoạn thoại có chứa HĐNN trì hoãn. Trong văn học Việt Nam, từ
32 tiểu thuyết luận án tìm được 190 đoạn thoại chứa HĐNN trì hoãn. Các ví dụ
bằng tiếng Anh được chúng tôi tạm dịch tương đương sang tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu và thủ pháp nghiên cứu như sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này dùng để mô tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của

4


HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4.2. Phương pháp phân tích hội thoại
Luận án sử dụng phương pháp phân tích hội thoại để nhận diện HĐNN
trì hoãn được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp, từ đó phân tích ngữ
liệu trong các đoạn thoại.
4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Luận án sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu HĐNN trì
hoãn trực tiếp và HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Để
tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong tiếng
Anh và tiếng Việt, luận án sử dụng nguyên tắc đối chiếu song song.
Ngoài ra luận án còn sử dụng kết hợp một số thủ pháp khác như: thủ pháp
thống kê phân loại để thu thập ngữ liệu phân loại chúng theo hình thức và các
phương tiện biểu hiện; thủ pháp mô hình hóa để mô hình hóa các biểu thức của
HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt; thủ pháp cải biến để đánh giá
các phương tiện có giá trị lịch sự hay bất lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án là một công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ

thống các cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng
Anh và tiếng Việt, góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt của HĐNN trì
hoãn trong hai ngôn ngữ. Thứ hai, luận án đi sâu tìm hiểu các phương tiện biểu
đạt mức độ lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn, từ đó góp phần đánh giá khái
quát mức độ lịch sự của từng phát ngôn trì hoãn, so sánh, đối chiếu những nét
tương đồng và khác biệt về các phương tiện biểu đạt lịch sự của người Anh/Mỹ
và người Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua khối tư liệu cụ thể, luận án góp phần làm rõ khái niệm HĐNN
5


trì hoãn, các biểu thức của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp, làm rõ sự
tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Thêm nữa, cũng từ góc độ dụng học, luận án tiến hành tìm hiểu các phương
tiện lịch sự biểu hiện qua việc sử dụng chiến lược trì hoãn trực tiếp và trì hoãn
gián tiếp của người Anh/Mỹ và người Việt.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc
nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp
cho người Việt và môn tiếng Việt cho người nước ngoài, nâng cao chất lượng
dạy-học tiếng Anh và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ và bản ngữ. Đồng
thời, kết quả luận án cũng góp phần quan trọng cho công tác biên phiên dịch
Anh-Việt và Việt-Anh.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu

trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến HĐNN nói chung và HĐNN trì hoãn
nói riêng, đồng thời trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm: khái
quát hóa các lý thuyết về HĐNN, xác lập một số khái niệm liên quan đến
HĐNN trì hoãn, lý thuyết về hội thoại, lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý
thuyết về lịch sự và một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến HĐNN
trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 2: Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong
tiếng Anh và tiếng Việt
Chương này đi sâu miêu tả và phân tích các đặc điểm của HĐNN trì hoãn

6


trực tiếp thông qua các dấu hiệu chỉ dẫn ở lời (IFIDS), bao gồm các động từ
ngữ vi trì hoãn, các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng, các kiểu kết cấu trì hoãn
chuyên dùng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ kết quả thu được, luận án tiến
hành đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng HĐNN
trì hoãn trực tiếp của hai ngôn ngữ này.
Chương 3: Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong
tiếng Anh và tiếng Việt
Trong chương 3, căn cứ vào dấu hiệu về ngữ cảnh, thái độ và suy ý của
người nói và người nghe, luận án tập trung nhận diện và miêu tả các HĐNN
khác có đích ở lời là HĐNN trì hoãn. Từ kết quả thu được, luận án tiến hành
đối chiếu sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng HĐNN trì hoãn gián
tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 4: Đối chiếu các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động
ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương này tìm hiểu các phương tiện biểu đạt lịch sự trong hai ngôn
ngữ, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các phương tiện này trong
tiếng Anh và tiếng Việt.


7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trên thế giới
Trên thế giới có hai hướng chính nghiên cứu về HĐNN: lý thuyết và ứng
dụng. Hướng nghiên cứu lý thuyết tiêu biểu với hai tác giả Austin (1962) và
Searle (1969). Thứ nhất, Austin là người có công đầu tiên trong việc xây dựng
lý thuyết HĐNN. Năm 1962, sau khi Austin mất, tập hợp vở ghi các bài giảng
của ông ở Trường Đại học Harvard liên quan đến HĐNN được học trò in thành
sách với tên gọi How to Do Things with Words (Hành động như thế nào bằng
lời nói) [84]. Trong [87], Austin đã phát biểu một mệnh đề rất quan trọng mà
bất kì ai khi đọc nó đều ghi nhớ, đó là nói tức là làm (When I say, (…) I do)
[87,6]. Austin nhấn mạnh nói năng là hành động giống hành động khác của con
người, có điều hành động đó được thực hiện bằng lời nói, nó gây ra biến đổi
nào đó trong thực tế và ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận. Thứ hai, Searle
(1969), nhà triết học ngôn ngữ người Mỹ, cũng là học trò của Austin, đã kế
thừa và tiếp tục phát triển lý thuyết HĐNN của Austin. Đối với Searle, HĐNN
có thể diễn giải là Nói là hành động tuân theo điều kiện (Talking is performing
acts according to rules) [115, 22]. Mỗi HĐNN sẽ được thực hiện theo những
điều kiện khác nhau. Theo Searle, một HĐNN được thực hiện đồng thời ba
hành động: hành động phát ngôn (utterance act), hành động mệnh đề
(propositional act), hành động tại lời (illocutionary act). Trong đó, hành động
phát ngôn tương đương với hành động tạo lời của Speaker (S), dùng các đơn vị
ngôn ngữ để tạo ra lời nói; hành động mệnh đề là nội dung của lời nói và nội
dung này có thể đánh giá theo tiêu chí chân trị; hành động tại lời là sự bày tỏ
chủ ý, ý định của S trong câu.

Trên thực tế, lý thuyết HĐNN của Austin và Searle có những nét tương

8


đồng và khác biệt. Về mặt tương đồng, công trình của Austin và Searle đều có
chung mục đích nghiên cứu về HĐNN, mặc dù chúng có tên gọi khác nhau. Lý
thuyết của Austin và Searle đều liên quan đến ngữ dụng học. Cả hai tác giả đều
quan tâm đến hành động gián tiếp, một dạng đặc biệt của hành động tại lời. Về
mặt khác biệt, Austin quan tâm đến hiệu quả nhiều hơn cách bày tỏ của người
nói. Trong khi đó, Searle cho rằng HĐNN chính là dùng lời nói để bày tỏ ý của
mình. Khác với Austin, Searle không quan tâm đến hiệu quả của HĐNN mà
quan tâm đến cách bày tỏ của người nói nhiều hơn nội dung và cần người nghe
cắt nghĩa. Austin phân HĐNN thành 3 kiểu: hành động tạo lời, hành động tại
lời, hành động mượn lời. Còn Searle chú ý đến 3 loại HĐNN của con người:
hành động phát ngôn, hành động mệnh đề và hành động tại lời.
Trong công trình Pragmatics (Dụng học – Một số dẫn luận nghiên cứu),
Yule (1996) đã xem ngữ dụng học là ngành khoa học tập trung vào nghiên cứu
ý nghĩa thuộc về người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh, những cách giúp thông báo
được chuyển tải nhiều hơn những gì nói ra bằng lời, thể hiện khoảng cách tương
đối. Yule cũng cho rằng HĐNN bao gồm ba hành vi có liên quan đến nhau:
hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động ngoài lời. Trong công trình
này, Yule cũng đưa ra quan điểm và luận định của mình về HĐNN trực tiếp.
Ngoài ra, trong nghiên cứu về lý thuyết HĐNN, không thể không kể đến
công trình nghiên cứu Speech Act Theory and Pragmatics (Lý thuyết về HĐNN
và Ngữ dụng học) của John Searle, Ference Kiefer và Manfred Bierwisch (chủ
biên, 1980). Trong nghiên cứu này, nhiều bài viết liên quan đến lý thuyết về
HĐNN của Austin và Searle được đề cập, chẳng hạn: bài Semantic Structure
and Illocutionary Force (Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung) của Manfred
Bierwisch; bài Situational Context and Illocutionary Force (Ngôn cảnh tình

huống và lực ngôn trung) của Wolfgang Motsch; bài Some Remarks on Explicit
Performatives, Indirect Speech Acts, Locutionary Meaning and Truth –Value

9


(Một số nhận xét về câu ngôn hành tường minh, hành động ở lời gián tiếp, ý
nghĩa tạo lời và chân trị) của Francois Recanati; bài Illocutionary logic and Self
– Defeating Speech acts (Lô gích của hành động ở lời và thất sách của hành
động) của Daniel Vanderveken ... Nói chung các tác giả kể trên đã bàn đến
những khía cạnh khác nhau của HĐNN với tư cách là một trong những trụ cột
của ngữ dụng học hiện đại (cùng với quy chiếu, hàm ngôn hội thoại, lí thuyết
hội thoại).
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính lý thuyết kể trên, các nghiên cứu
có tính ứng dụng trên thế giới có thể kể đến một số tác giả và công trình tiêu
biểu sau:
Các vấn đề về phát ngôn ngôn hành và HĐNN trong tiếng Anh được G.N
Leech (1983) thảo luận khá kỹ trong công trình Principles of Pragmatics
(Những nguyên lí ngữ dụng học). Trong công trình này, Leech không quan tâm
lắm đến việc phân loại các HĐNN theo cách thức khác so với Austin hay Searle
vì lực ngôn trung là một vấn đề khá mập mờ, không phải đối tượng nghiên cứu
của ngữ pháp mà là của ngữ dụng học.
Về vấn đề phân loại HĐNN, Anna Weirzbicka (1987) đã rất thành công
với công trình English speech act verbs (Động từ ngôn hành trong tiếng Anh).
Tác giả chủ trương dùng siêu ngôn ngữ (metalanguage) của ngữ nghĩa, gồm
các nhân tử ngữ nghĩa (semantic prime) để giải nghĩa 270 động từ ngôn hành
trong tiếng Anh và quy chúng về 37 nhóm: ra lệnh (order); cầu xin (ask 1); hỏi
(ask 2); mời gọi (call); cấm (forbid); cho phép (permit); biện luận (argue); trách
mắng (reprimand); giễu (mock); phê phán (blame); buộc tội (accuse); công kích
(attack); cảnh báo (warn); khuyến cáo (advise); cho tặng (offer); khen ngợi

(praise); hứa hẹn (promise); cám ơn (thank); tha thứ (forgive); than phiền
(complain); cảm thán (exclaim); đoán định (guess); gợi ý (hint); kết luận
(conclude); kể (tell); thông tin (inform); tóm tắt (sum up); chấp nhận (admit);

10


xác tín (assert); củng cố (confirm); nhấn mạnh (stress); tuyên bố (declare); rửa
tội (baptize); ghi chú (remark); trả lời (answer); thảo luận (discuss); trò chuyện
(talk).
Có thể nói, công trình English speech act verbs (Động từ ngôn hành trong
tiếng Anh) được coi như một cuốn từ điển chỉ dẫn cách sử dụng các động từ
nói năng tiếng Anh nhằm thực hiện các HĐNN. Tiêu chí phân loại của Searle
và Weirzbicka hỗ trợ lẫn nhau: tiêu chí của Searle giúp phân loại các hành động
lớn, các tiêu chí của Weirzbicka giúp phân loại các hành động cụ thể. Một đóng
góp quan trọng của công trình này là đã trình bày rõ ràng các điều kiện thuận
ngôn (hay điều kiện thành công) của các động từ nói năng tiếng Anh, được
dùng theo lối tiêu biểu của chúng.
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở Việt Nam
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, ở Việt Nam, những vấn đề liên quan
đến ngữ dụng học đã được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Cũng giống
như trên thế giới, ở Việt Nam nghiên cứu về HĐNN chủ yếu theo hai hướng:
lý thuyết và ứng dụng.
Thứ nhất, về hướng nghiên cứu lý thuyết:
Bài viết Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ [Ngôn
ngữ, số 2/1982] của tác giả Hoàng Phê được cho là mở đầu cho ngành ngữ dụng
học. Sau đó là các bài viết của Đỗ Hữu Châu: Các yếu tố dụng học của tiếng
Việt [Ngôn ngữ số 4/1985], Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học
hiện nay [Ngôn ngữ số 1 và 2/1992].
Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu (1993) đã nhìn

nhận ngữ dụng học như một bộ môn khoa học thuộc ngôn ngữ học. Trong
chương bàn về ngữ dụng học, tác giả đã đưa ra khái niệm HĐNN, phân biệt
biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu
lực ngôn trung của các HĐNN.

11


Nguyễn Đức Dân (1998), trong Ngữ dụng học, đã nêu những cơ sở lý
thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có HĐNN. Ngoài những nội dung
giới thiệu quan điểm của Austin và Searle, tác giả phân tích khá kỹ các động từ
ngữ vi, biểu thức ngữ vi và các dấu hiệu ngữ vi (thuật ngữ của tác giả). Trong
đó, các động từ ngữ vi được giải thích kỹ hơn cả. Tác giả chỉ ra những hiện
tượng mơ hồ giữa động từ ngữ vi và động từ trần thuật, giữa câu ngữ vi và câu
trần thuật. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số cách phân biệt hai loại câu này.
Về dấu hiệu ngôn hành, tác giả nhấn mạnh: “ngoài động từ ngữ vi còn có những
dấu hiệu ngữ vi khác nữa. Đó là những cấu trúc ngữ pháp và những từ ngữ có
quan hệ logic - ngữ nghĩa nhất định” [12,49], đồng thời cũng chỉ ra con đường
hình thành của những dấu hiệu này. Tác giả cho rằng biểu thức ngữ vi và phát
ngôn ngữ vi là một, không phân biệt các biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi.
Nguyễn Văn Khang (1999), trong Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề
cơ bản, khi trình bày về tính xã hội của sự nói năng đã nêu khái quát lý thuyết
của Austin, Searle và hướng nghiên cứu HĐNN như một hành vi xã hội.
Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn Dụng học Việt ngữ, đã trình bày
những vấn đề ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt.
Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
khi trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của
việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái,
nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn) đã nêu khái quát lý thuyết HĐNN của
Austin, phân loại HĐNN, và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa

đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các từ tình thái
trong tiếng Việt đối với việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn.
Đỗ Việt Hùng (2011) trong Ngữ dụng học, ngoài phần trình bày những
lý thuyết chung về HĐNN, tác giả cho rằng sự kiện lời nói được tạo bởi một
nhóm các HĐNN, thống nhất với nhau để thực hiện một HĐNN trung tâm.

12


Thứ hai, hướng nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết HĐNN để nghiên cứu
các HĐNN cụ thể, ở Việt Nam tập trung vào các hướng sau:
Một là: hướng nghiên cứu các HĐNN như một sự kiện lời nói trong
tương tác hội thoại. Về hướng này, có thể kể đến một số các sự kiện lời nói đã
được nghiên cứu như: Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt [Nguyễn Thị Hoàng
Yến, 2006]; Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong tiếng Việt [Dương Tuyết
Hạnh, 2007]; Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt [Nguyễn Thị
Thanh Ngân, 2012]; Hành vi ngôn ngữ thề trong tiếng Việt [Nguyễn Thu Nga,
2014]; Hành vi cầu khiến trong ca dao người Việt [Nguyễn Thị Hài, 2015]…
Nét chính của các công trình này là nghiên cứu một HĐNN cụ thể, xác lập cấu
trúc biểu thức ngữ vi tường minh và hàm ẩn của HĐNN đó, xác định cấu trúc
đặc thù của từng sự kiện lời nói với các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi
đáp, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự thể hiện HĐNN
được nghiên cứu.
Hai là: hướng nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thể hiện HĐNN
giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm
rất nhiều. Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như: Một số khác biệt giao
tiếp lời nói Việt Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen [Nguyễn Quang,
1998]; Một số đặc điểm văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt
(có sự đối chiếu với tiếng Anh) [Nguyễn Phương Chi, 2004]; Phương thức biểu
hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt [Trần Chi

Mai, 2004]; Hành động lời nói phê bình của người Việt và người Mỹ gốc Anh:
nghiên cứu giao văn hóa [Hoàng Thị Xuân Hoa, 2007]; Nghiên cứu đối chiếu
hành vi bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt [Siriwong Hongsawan, 2009];
Hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Nhật đối chiếu với tiếng Việt [Ngô
Hương Lan, 2015]; Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
[Nguyễn Thị Mai Hoa, 2016]; Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

13


trong tiếng Anh và tiếng Việt [Đỗ Thị Thúy Vân, 2019]... Trong các công trình
này, các tác giả trọng tâm miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và
cách thức biểu đạt một loại HĐNN cụ thể giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ
khác, tìm ra những tương đồng, khác biệt và bước đầu lí giải sự khác biệt đó từ
góc độ văn hóa hoặc phân tầng xã hội.
Ba là: hướng tìm hiểu các phương tiện biểu đạt lịch sự của một HĐNN
cụ thể trong tiếng Việt, hoặc xem xét các yếu tố lịch sự trong việc thực hiện
một HĐNN cụ thể trong tiếng Việt đối chiếu với một ngôn ngữ khác cũng được
các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Ở hướng này có thể kể đến các công
trình của tác giả Vũ Thị Thanh Hương [44], [45], [46], tác giả đi sâu tìm hiểu
tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt và đi đến kết luận lịch sự và gián tiếp
không thực sự đồng nhất với nhau trong ngôn ngữ Việt. Theo tác giả, lịch sự
trong tiếng Việt bao hàm lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực. Trong nghiên
cứu của mình, Vũ Tiến Dũng (2003) đã đi sâu tìm hiểu hành động xưng hô để
thấy rằng xưng hô trong tiếng Việt gắn với bình diện lịch sự chuẩn mực nhiều
hơn. Gần đây, trong luận án Lịch sự trong hành động ngôn từ phê phán của
người Việt và người Anh, [Lê Thị Thuý Hà, 2015] đã hệ thống hóa các quan
điểm, cách thức và phương tiện biểu đạt lịch sự của các nghiên cứu đi trước.
Dựa trên lý thuyết lịch sự kết hợp, tác giả chỉ ra rằng trong cả ngôn ngữ Anh
và ngôn ngữ Việt, gián tiếp không phải lúc nào cũng lịch sự, trực tiếp không

phải lúc nào cũng bất lịch sự. Theo tác giả, gián tiếp quá đôi khi lại trở lên bất
lịch sự hơn trực tiếp.
1.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trì hoãn
Về nghiên cứu HĐNN trì hoãn, theo quan sát của chúng tôi, trên thế giới
và ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến HĐNN trì hoãn chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm nhiều. Trong luận văn thạc sĩ, Đinh Thị Vân Anh (2009)
bước đầu tìm hiểu về lý thuyết HĐNN nói chung và HĐNN trì hoãn nói riêng,

14


mô tả các cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại tìm hiểu các cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn
trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các biểu thức ngữ vi trì hoãn tường
minh và biểu thức ngữ vi hàm ẩn. Các mô tả và phân loại còn bị chồng chéo,
chưa rõ ràng. Hơn nữa, đích ngôn trung trì hoãn biểu đạt gián tiếp thông qua
các HĐNN khác chưa được bàn đến trong nghiên cứu này. Nguyễn Thị Hiền
(2014) bên cạnh việc đưa ra các lý thuyết liên quan đến HĐNN trì hoãn, các
cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp, tác giả chỉ ra những
yếu tố văn hóa trong giao tiếp của người Việt qua HĐNN trì hoãn. Tuy nhiên,
một số kết luận được nhận định trong nghiên cứu chưa thực sự thuyết phục.
Đồng thời, HĐNN trì hoãn trong luận văn chỉ được khảo sát trong các tác phẩm
văn học của các tác giả Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, xem cách
biểu đạt hành động trì hoãn là một nét phong cách tác giả.
Có thể thấy bức tranh toàn cảnh về việc nghiên cứu HĐNN đã khá
phong phú song vẫn cần những nghiên cứu mang tính thực tiễn bởi số lượng
HĐNN của con người nói chung là rất nhiều. Trong mỗi ngôn ngữ cụ thể,
sự biểu hiện của các HĐNN lại càng đa dạng, tinh tế mang đặc trưng văn
hóa, cách ứng xử của mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Nhìn tổng thể, có thể nói
vấn đề lý thuyết HĐNN đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và

Việt Nam nghiên cứu khá sâu rộng; các hướng nghiên cứu về các HĐNN
cụ thể trong tiếng Việt; đối chiếu các HĐNN cụ thể trong tiếng Việt với
ngôn ngữ khác đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, theo
những trình bày của chúng tôi trên đây, các vấn đề nghiên cứu liên quan
đến HĐNN trì hoãn mặc dù đã được đề cập đến nhưng vẫn còn nhiều
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu kiểm chứng, bổ sung, đó là: cơ sở lý
thuyết liên quan đến HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt chưa
thật đầy đủ, thiếu tiêu chí nhận diện và phân loại HĐNN trì hoãn; thiếu

15


×