Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.1 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP - EXECUTIVE MBA

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ Ở
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong
công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế.
Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ ngành Thuế đã gặp phải một số khó khăn, hạn chế sau:
- Thứ nhất, chính sách, văn bản pháp quy về thuế cũng như các mẫu biểu đầu vào của các ứng dụng hiện nay thay đổi liên tục, trong khi theo quy định của
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP và theo quy định của Luật Đấu thầu, thời gian để Tổng cục Thuế xây dựng một dự án CNTT nhằm nâng cấp các ứng dụng để đáp
ứng các yêu cầu nghiệp vụ mới mất khoảng 14 tháng. Do đó, ảnh hưởng đáng kể đến việc các ứng dụng CNTT trong ngành Thuế.
- Thứ hai, việc nâng cấp, bổ sung và triển khai hạ tầng CNTT hiện nay của ngành Thuế chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ triển khai, mở rộng của các
ứng dụng CNTT và cơ sở dữ liệu ngày càng tăng.
- Thứ ba, nguồn nhân lực CNTT hiện nay của ngành Thuế còn tương đối mỏng và chất lượng nhân lực chưa được đảm bảo.
Đề tài “Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam”


KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành thuế.

Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam.



Chương 3: Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế đến năm
2025.


CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
NGÀNH THUẾ

Khái niệm về công nghệ thông tin



Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ
yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Khái niệm thuế



“Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước,
phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực
tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính
con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật”.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM




Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam:



Tổ chức, quản lý hệ thống CNTT ngành thuế

TỔNG CỤC THUẾ
(CỤC CNTT)

CỤC THUẾ CÁC TỈNH
(PHÒNG TIN HỌC)

CHI CỤC THUẾ
(ĐỘI KÊ KHAI – KẾ TOÁN THUẾ TIN HỌC)

Sơ đồ Tổ chức bộ máy CNTT ngành thuế


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam:



Tổ chức, quản lý hệ thống CNTT ngành thuế

Tại cấp Tổng cục




Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc

Tại cấp Cục



Phòng Tin học giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ

Tại cấp Chi cục Thuế



Đội KK-KTT-TH triển khai, vận hành quản lý

Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng giúp Tổng

chức triển khai, vận hành quản lý hệ thống

hệ thống phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật

cục trưởng Tổng cục Thuế xây dựng, triển khai,

phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công

tại Chi cục.

quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu


nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá

chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công

công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội bộ

nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá

ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ

công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội bộ

người nộp thuế.

ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ
người nộp thuế.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam Phạm vi ứng dụng CNTT trong ngành thuế

Phạm vi ứng dụng trên toàn ngành
Thuế từ cơ quan cấp Trung ương
(Tổng cục) tới cơ quan cấp địa phương
(Cục, Chi cục Thuế). Đồng thời có
mối liên hệ với các cơ quan; Tổ chức
bên ngoài (các cơ quan Bộ, Ban,

Ngành khác, người dân và Doanh
nghiệp).


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam



Hiện trạng đầu tư ứng dụng CNTT trong ngành thuế

Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng mạng và truyền thông

Hạ tầng máy chủ

Bảo mật và an ninh thông tin

Phát triển ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT phục vụ công

Hệ thống ứng dụng trao đổi

Ứng dụng CNTT trong quản lý


trong nội bộ cơ quan Thuế

tác quản lý thuế

thông tin với cơ quan ngoài

nội bộ ngành Thuế

Xây dựng CSDL tập trung về

Ứng dụng CNTT phục vụ

Người nộp thuế

người dân và doanh nghiệp


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20142017



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2014-2018



Hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý thuế

Hệ thống ứng dụng CNTT ngành Thuế đã góp phần hiện đại hóa công tác quản lý thuế cũng như
quản lý nội bộ của ngành, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thuế, phục
vụ người dân và doanh nghiệp.

Chuyển đổi từ hệ thống xử lý dữ liệu phân tán sang dữ liệu tập trung.
Chuyển đổi từ thông báo thuế giấy sang tự khai tự nộp thông qua hệ thống khai nộp điện tử.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ngành thuế :



Những thành tựu đạt được

Hệ thống Quản lý thuế tập trung đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác
quản lý thuế đang triển khai phân tán tại cục thuế và chi cục thuế, đã đáp
ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng
ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán
thuế nội địa, quản lý nợ.

Tổng cục Thuế đã triển khai hoàn thuế điện tử trên cả nước. Có 7.243 DN
trên tổng số 8.032 DN do Cục Thuế quản lý tham gia hoàn thuế đạt tỷ lệ
90.17%. Tổng số hồ sơ điện tử đã giải quyết hoàn là 16.078 hồ sơ với tổng
số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 90.009 tỷ đồng

Triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử thông qua 50 Ngân hàng thương mại.

Triển khai thí điểm hóa đơn điện tử, hóa đơn có mã xác thực tại tp Hà

Có trên 686.315 DN đăng ký sử dụng dịch vụ này với cơ quan thuế (đạt tỷ


Nội,tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan

lệ 98,16%) trên tổng số trên 699.162 DN đang hoạt động. Số tiền thuế thu

thuế với 7.352.548 hóa đơn đã được xác thực, tổng doanh thu xác thực là

được qua dịch vụ là 583.597 tỷ đồng.

hơn 85.157 tỷ đồng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam:



Những thành tựu đạt được đối với người nộp thuế

Khai thuế điện tử

Nộp thuế điện tử

Hoàn thuế điện tử


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM




Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam:



Những thành tựu đạt được đối với người nộp thuế

Chuyển đổi từ cơ chế hành chính "Xin-Cho" sang cơ chế hành chính ”Dịch vụ"

Tuyên ngôn “Cơ quan thuế là người bạn đồng hành của người dân và doanh nghiệp”


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ngành thuế:



Một số hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Dù hệ thống dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử đã vận hành khá tốt song hiện tại ngành thuế vẫn chưa có dịch vụ hỗ trợ người sử dụng một
cách chuyên nghiệp, đồng thời việc thông tin về các dịch vụ đến cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế.

Mặc dù ngành thuế đã xây dựng cổng thông tin điện tử làm kênh giao dịch chính với NNT trên mạng internet nhưng giao diện chưa hướng tới

hướng dẫn, hỗ trợ NNT mà chủ yếu là cung cấp thông tin về chính sách thuế.

Phần mềm hỗ trợ kê khai, nộp thuế được nâng cấp nhiều lần nhưng vẫn chậm tiến độ so với hiệu lực của văn bản pháp quy.

Chất lượng dịch vụ thuế điện tử chưa đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế do sự hạn chế về hạ tầng của dịch vụ khai thuế qua mạng, dịch vụ
nộp thuế điện tử tại thời điểm cao điểm.

Năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp và cán bộ thuế chưa tương thích với yêu cầu vận hành thuế điện tử hiện tại.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM



Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ngành thuế



Một số hạn chế và nguyên nhân

Nguyên nhân các hạn chế




Thứ nhất, chính sách, văn bản pháp quy về thuế cũng như các mẫu biểu đầu vào của các ứng dụng hiện nay thay đổi liên tục.
Thứ hai, việc nâng cấp, bổ sung và triển khai hạ tầng CNTT hiện nay của ngành Thuế chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ triển khai, mở rộng của
các ứng dụng CNTT.






Thứ ba, nguồn nhân lực CNTT hiện nay của ngành Thuế còn tương đối mỏng và chất lượng nhân lực chưa được đảm bảo.
Thứ tư, việc triển khai dịch vụ thuế điện tử mới chỉ được áp dụng đối với các công việc cơ bản như kê khai thuế, tra cứu thông tin của NNT.
Thứ năm, vai trò của các tổ chức trung gian trong mô hình áp dụng dịch vụ thuế điện tử còn chưa thực sự được chú trọng, do đó ảnh hưởng đến phạm
vi áp dụng cũng như tính hiệu quả của công tác kê khai, nộp thuế...



Thứ sáu, trình độ về CNTT tại một số doanh nghiệp còn thấp, việc sử dụng các dịch vụ thuế do cơ quan thuế cung cấp còn nhiều lúng túng.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ ĐẾN NĂM 2025



Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam

Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về thuế để hỗ trợ

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ NNT thông qua

Hiện đại hóa quản lý nội bộ ngành thông qua

người nộp thuế thông qua Web, smartphone

việc cung cấp mở rộng các dịch vụ điện tử về

hệ thống “Một cửa’ tạo ra môi trường làm


hoặc hệ thống trả lời tự động.

thuế; Hoá đơn điện tử.

việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thuê chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia
Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết

Xây dựng các hệ thống backup để đảm bảo

cao cấp trong nước có trình độ và kinh

bị, hiện đại và đồng bộ.

dịch vụ thuế được ổn định 24/7.

nghiệm thực tế để đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực CNTT trong ngành Thuế.


KẾT LUẬN

Để thực hiện lộ trình ứng dụng CNTT giai đoạn đến năm 2025, ngành thuế cần chuẩn hoá nghiệp vụ, đảm bảo kinh phí, bố trí đội ngũ có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại.
Luận văn đã đề xuất nhóm giải pháp tổng thể nhằm phát triển các ứng dụng CNTT trong ngành thuế và các chương trình nhằm đẩy mạnh ứng dụng
CNTT hướng tới các mục tiêu trọng điểm và có tác dụng tạo động lực trong quá trình phát triển. Trong các chương trình có nội dung cung cấp dịch vụ thuế
điện tử được luận văn đề xuất thực hiện nhằm đạt được các lợi ích tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí giao dịch, phòng chống tham nhũng, chống gian lận về
thuế và tạo thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT và cơ quan thuế, góp phần đảm bảo tăng số thu cho NSNN, tăng tính cạnh tranh của Việt

Nam trên trường quốc tế. Trong các dịch vụ thuế điện tử, đề xuất mở rộng hệ thống ứng dụng cung cấp hóa đơn điện tử có ý nghĩa mang tính đột phá để giải
quyết các tồn tại trong công tác quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam.


XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!



×