Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.31 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Th.s Phùng Đình Dụng
1

Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường là một xu thế tất
yếu của kỷ nguyên thông tin. Không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng
của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Vấn đề triển khai ứng dụng
CNTT trong nhà trường Việt Nam không phải là cần thiết hay không cần thiết mà
phải là triển khai ứng dụng như thế nào. Để ứng dụng có hiệu quả, cần tận dụng
các thế mạnh, ưu điểm nổi bật của CNTT và tránh những hiệu ứng ngược của nó,
đồng thời cần xem xét đến tính đặc thù ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị. Bài viết này
xin đề cập đến một vài giải giáp có tính khả thi và khả năng ứng dụng rộng ở nhiều
loại hình trường, cấp học
2
.
I. THÀNH LẬP BỘ MÁY TỔ CHỨC – NHÂN LỰC
I.1 Cơ sở xác định giải pháp
Về phương diện khoa học, việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường
cần phải thực hiện một cách đồng bộ và được quản lý một cách thống nhất. Không
có sự chỉ đạo, quản lý sẽ không có cơ sở để kiểm tra, đánh giá.
Theo quan điểm hệ thống, quá trình giáo dục trong nhà trường, nếu xét ở
phương diện cục bộ, là một hệ thống khép kín; xét ở phương diện rộng (cùng với
các quá trình vận động khác trong thế giới khách quan) là một hệ thống mở với tập
hợp nhiều phần tử tương tác biện chứng, tác động chặt chẽ với nhau tạo thành một

1
Giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp.HCM.
2
Các giải pháp này đã triển khai có hiệu quả ở nhiều trường thí điểm trong dự án “Công nghệ thông tin trong giáo
dục và quản lý” do VVOB (Bỉ) hợp tác với Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp.HCM thực hiện.


hệ thống tối ưu. Vì vậy, khi triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường cần xem
xét một cách hệ thống, toàn diện.
Về phương diện thực tiễn, việc ứng dụng CNTT trong nhà trường Việt Nam
hiện nay đã được triển khai trong toàn bộ hệ thống, ở nhiều mức độ khác nhau và
đã đạt một số thành công nhất định. Để những thành công ấy ngày càng nhiều và
mang tính bền vững, nhà trường cần xây dựng một “cơ chế” vận động. Đó chính là
việc xây dựng một bộ máy tổ chức – nhân sự nhằm triển khai ứng dụng CNTT
trong nhà trường.
I.2 Mục tiêu
Nhằm chỉ đạo kịp thời và hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà
trường.
I.3 Nội dung giải pháp
I.3.1 Lãnh đạo trường ra quyết định thành lập bộ máy tổ chức – nhân sự
nhằm tư vấn cho hiệu trưởng triển khai và quản lý tốt việc ứng dụng CNTT trong
trường học; tư vấn cho giáo viên phương pháp và hình thức khai thác CNTT trong
dạy - học có hiệc quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Bộ máy tổ chức -
nhân sự này gồm:

o Nhóm hỗ trợ: là cán bộ phụ trách CNTT của Sở, Phòng và
Hiệu trưởng - những người có khả năng ra ra quyết định liên
quan đến bộ máy tổ chức – nhân sự và việc triển khai ứng dụng
CNTT. Nhóm hỗ trợ có trách nhiệm xác định tầm nhìn, sứ
mạng và chiến lược triển khai ứng dụng CNTT trong nhà
trường trong một giai đoạn nhất định, đồng thời có các quyết
định quản lý hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng CNTT.
o Nhóm điều hành: người được hiệu trưởng uỷ quyền điều hành
các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường. Nhóm điều
hành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai, phân công
công việc cho từng bộ phận, giám sát và quản lý việc ứng dụng
CNTT trong nhà trường.

o Nhóm điều phối: gồm điều phối kỹ thuật và điều phối sư phạm.
+ Điều phối kỹ thuật: là người am hiểu về CNTT, có trách nhiệm:
o Tư vấn kế hoạch mua sắm thiết bị cần thiết;
o Chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì thiết bị;
o Quản lý các tài nguyên (phần mềm, bài giảng, tư liệu ....)
o Tập huấn cách sử dụng các phần mềm cho GV;
o Điều phối việc sử dụng thiết bị của GV và học sinh theo yêu
cầu của từng tiết học;
o Xây dựng qui trình sử dụng thiết bị, nội qui sử dụng thiết bị cho
GV và học sinh;
o Hỗ trợ kỹ thuật về cho GV trong tiết học khi cần thiết.
+ Điều phối sư phạm: là người am hiểu các nghiệp vụ quản lý trường học
và phương pháp sư phạm, có nhiệm vụ:
o Trợ giúp cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý;
o Trợ giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy - học;
o Tổ chức thảo luận về việc ứng dụng CNTT như thế nào cho
hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm thực hiện;
o Chịu trách nhiệm trao đổi về các phương án ứng dụng CNTT
cùng các thành viên trong nhóm thực hiện;
o Tổ chức thảo luận đánh giá các phần cứng, phần mềm, tiện ích,
các trang web… giáo dục cho các thành viên trong nhóm thực
hiện;
o Tổ chức thảo luận trong nhóm thực hiện về việc xây dựng mô
hình giáo án của một tiết dạy có ứng dụng CNTT, các tiêu chí
đánh giá hiệu quả một tiết học có ứng dụng CNTT…
+ Nhóm thực hiện: là tất cả giáo viên, cán bộ phòng, ban tham gia giảng
dạy.
I.3.2 Để bộ máy tổ chức – nhân sự này hoạt động hiệu quả và bền vững, cần
thiết phải đưa kết quả các hoạt động của bộ máy này vào tiêu chuẩn xét thi đua
từng học kỳ, năm học…

II. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
II.1 Cở sở xác định giải pháp
Tiềm năng của CNTT là rất lớn. Việc ứng dụng đa dạng các phần mềm, tiện
ích CNTT trong các hoạt động trên lớp sẽ giúp phát huy những ưu điểm, khắc phục
những hạn chế trong đặc điểm học tập của người học. Qua khảo sát thực trạng cho
thấy, giáo viên chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và máy chiếu để
trình diễn nội dung bày giảng. Điều này dễ dẫn đến lối dạy học thụ động, lấy người
dạy làm trung tâm, “thầy chiếu, trò đọc, chép”… Sử dụng đa dạng các phần mềm
để hỗ trợ trong các hoạt động trên lớp sẽ giúp tạo cho người học nhiều cơ hội khám
phá thông tin, tri thức, rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin…
Trên cở sở mô hình 5E và các phần mềm hiện có (trên thị trường và tại
trường), chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số hoạt động và phần mềm liên quan giúp
giáo viên nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học của mình. Về
phần cứng, giáo viên nên sử dụng phòng lab trong dạy học sẽ phát huy được những
ưu điểm của CNTT.
II.2 Mục tiêu
Giúp giáo viên có khả năng lựa chọn phần mềm phù hợp với từng hoạt động
trên lớp.
II.3 Nội dung giải pháp
II.3.1 Sử dụng phần mềm cho giai đoạn kích thích động cơ học tập:
Hoạt động Phần mềm, tiện ích Giải thích Ghi chú
Minh hoạ,
mô phỏng,
dẫn nhập
bài mới

- website:

trang web chứa
các tư liệu về phim ảnh

(giáo viên có thể tìm
những tư liệu phim ảnh
phù hợp với chuyên đề
của mình tại đây

Windows Movie
Maker
Phần mềm dùng
để ghép, biên tập các
hình ảnh, đoạn phim và
xuất ra thành tập tin
video
Xe
m phụ lục
Photostory for
Windows, Photostory
Platinum, ProShow…
Phần mềm để
ghép nối hình kỹ thuật
số thành tập tin video
Xe
m phụ lục
(Photostory
Platinium)
kiểm
tra bài củ,
ôn tập
Hotpotatoes Tạo 5 dạng trắc
nghiệm khách quan
Xe

m phụ lục
Powerpoint tương
tác
tạo trắc nghiệm,
trò chơi…
Xe
m phụ lục


×