Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm môn luật hình sự việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.53 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1

NHÓM 1
THÀNH VIÊN NHÓM:
Trần Vũ Long - Lớp LKT K23A – 18A51010223 Nguyễn
Thị Tố Chinh - Lớp LKT K23A – 18A51010085 Trần Thị
Ngọc Anh - Lớp LKT K23A – 18A51010105 Nguyễn Thị
Thìn - Lớp LKT K23A – 18A51010030 Đỗ Thị Như Hoạ Lớp LKT K23A – 18A51010083

Năm 2020


BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1
Câu 1:
a, Trình bày hiệu lực của BLHS Việt Nam theo thời gian.
Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại Điều 7 BLHS. Cụ thể, khoản 1
Điều 7 BLHS quy định như sau: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội
là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”.
Các điều luật hình sự cũng như BLHS nói chung chỉ có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra
sau khi điều luật, bộ luật có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, luật hình sự Việt Nam đã quán triệt nguyên tắc có lợi cho người
phạm tội. Theo đó, những điều luật có nội dung không có lợi cho người phạm tội đều
không có hiệu lực trở về trước. Ngược lại, những điều luật có nội dung có lợi cho người
phạm tội được phép có hiệu lực trở về trước.
b, Thời điểm xảy ra vụ án là ngày 07/11/2016, theo anh/ chị việc áp dụng BLHS năm


1999 và năm 2015 trong cùng 1 vụ án khi quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ
thẩm có phù hợp không? Vì sao?
Theo nhóm em, việc áp dụng như vậy là hoàn toàn hợp lý.
- Áp dụng khoản 2 Điều 123; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xử phạt bị cáo Hồ Văn T 11 (mười một) năm
tù về tội “Giết người”.
Xét hiệu lực về thời gian, vụ án xảy ra là ngày 07/11/2016, khi đó BLHS năm 2015
đang có hiệu lực thi hành. Việc áp dụng BLHS năm 2015 trong trường hợp này theo em
là hợp lý.
- Áp dụng khoản 1 Điều 106 của Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung
năm 2009); điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2017), xử phạt bị cáo Hồ Văn T 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.
Như em đã phân tích ở trên, những điều luật có nội dung có lợi cho người phạm
tội được phép có hiệu lực trở về trước.
Khoản 1 Điều 106 BLHS năm 1999 quy định như sau:
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm”.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 106 BLHS năm 1999 có nội dung có lợi cho bị cáo
Hồ Văn T. Nên việc áp dụng theo khoản 1 Điều 106 BLHS năm 1999 trong trường hợp
này là hợp lý.
Câu 2.


a, Trình bày các vấn đề khái niệm tội phạm, các yếu tố của tội phạm, phân loại tội
phạm và cấu thành tội phạm.
Khái niệm tội phạm
Quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS

Có thể đưa ra một khái niệm khái quát hơn về tội phạm như sau: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật và phải chịu hình phạt”.
Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện bằng hành vi. Những gì mới chỉ trong tư
tưởng, nếu chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi cụ thể thì không thể là tội phạm. Tuy
nhiên, không phải hành vi nào cũng bị coi là tội phạm. Hành vi bị coi là tội phạm phải
thỏa mãn các dấu hiệu sau:
-

-

-

Tính nguy hiểm cho xã hội
Về mặt khách quan: gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Về mặt chủ quan: người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các
quan hệ xã hội phải có lỗi.
Tính có lỗi
Lỗi được hiểu là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó được thể hiện dưới dạng cố ý hay
vô ý.
Tính chịu hình phạt
Được coi là dấu hiệu của tội phạm là vì nó được xác định bởi chính những thuộc
tính khách quan bên trong của tội phạm đó là tính nguy hiểm cho xã hội và tính
trái pháp luật hình sự.
Các yếu tố của tội phạm
Bao gồm: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm

-


-

-

Khách thể:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
hành vi phạm tội xâm phạm.
Bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng đều gây ra hoặc đe dọa gây ra những
thiệt hại nhất định cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm là người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện
hành vi phạm tội cụ thể.
Cá nhân là chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện là có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Pháp nhân chỉ trở thành chủ thể của tội phạm nếu thỏa mãn các điều kiện
theo quy định tại Điều 75 BLHS đó là: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân
danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại và có sự chỉ đạo,
điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Bao gồm có:


-

-

-


-

+ Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,...).
Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt tâm lý bên trong của người phạm tội bao
gồm lỗi, mục đích phạm tội và động cơ. Trong đó, lỗi là nội dung được xác định là
quan trọng nhất.
Lỗi có 2 loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý
Lỗi cố ý gồm 2 hình thức: Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý gồm 2 hình thức: Lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Phân loại tội phạm:
Điều 9 BLHS năm 2015 quy định chi tiết về phân loại tội phạm:
Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức cao nhất
của khung hình phạt, tội phạm có 4 loại:
Tội phạm ít nghiêm trọng
Tội phạm nghiêm trọng
Tội phạm rất nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Cấu thành tội phạm:
Là tổng hợp những dấu hiệu chung đặc trưng cho một tội phạm cụ thể quy
định trong Luật hình sự.
Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong trong tất cả các CTTP là: Dấu hiệu
hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm; dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt
chủ quan của tội phạm và các dấu hiệu thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.
Phân loại CTTP:
Dựa theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà CTTP phản ánh:

+ CTTP cơ bản
Là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội.
+ CTTP tăng nặng
Là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có
mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể. + CTTP giảm nhẹ
Là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức
độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể.
Dựa theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:
+ CTTP hình thức
Là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
CTTP hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi
phạm tội.
VD: Tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,...
+ CTTP vật chất
Là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội gây ra hạu quả của tội phạm.


VD: Tội giết người
+ CTTP cắt xén
VD: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS năm
2015).
b, Chỉ rõ tội phạm, các yếu tố của tội phạm trong vụ án trên. Tội phạm trong vụ án
là loại tội phạm gì, có cấu thành tội phạm loại.
Tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”.
Phân tích các yếu tố của tội phạm, tội phạm trong vụ án trên là loại tội phạm gì, có
cấu thành tội phạm loại nào?
Thứ nhất, về tội “Giết người” (Điều 123 BLHS năm 2015).

Các yếu tố của tội phạm:
a, Khách thể:
- Xâm phạm đến tới tính mạng con người được nhà nước bảo hộ.
- Đối tượng tác động là con người đang sống.
b, Chủ thể:
-

Hành vi: Thực hiện các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác trái
pháp luật.
- Hậu quả: chết người (hoặc chưa chết người – xét về lỗi)
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến hậu quả.
c, Chủ thể: Là chủ thể thường, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở
lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
d, Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Hồ Văn T đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe của con người), nhận thức rõ được hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó (dẫn đến chết người).
Đây là tội phạm rất nghiêm trọng và có CTTP vật chất.
Thứ hai, xét về tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”
( Điều 109 BLHS năm 1999).
Các yếu tố của tội phạm:
a, Khách thể:
- Xâm phạm tới sức khỏe của người khác.
- Đối tượng tác động là con người đang sống.
b, Mặt khách quan:
-

Hành vi: Tác động đến thân thể của người khác, hành vi vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng.

Hậu quả: gây ra thương tích với tỷ lệ thương tật theo quy định hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác.


-

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến hậu quả.
c, Chủ thể: Chủ thể thường, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách
nhiệm hình sự.
d, Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Đây là tội phạm ít nghiêm trọng và CTTP vật chất.
Câu 3:
a. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Theo luật hình sự Việt Nam, TNHS chỉ có thể được đặt ra khi người phạm tội đã
có hành vi cụ thể, tức là khi họ đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Những gì xảy ra
trước đó như ý định phạm tội hay quyết định phạm tội không thể là đối tượng của TNHS.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước tiến triển nối tiếp nhau trong quá trình cố ý
thực hiện tội phạm.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra đối với lỗi cố ý trực tiếp, còn đối với
các tội có lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý thì chỉ có thể có trường hợp có tội và không có
tội vì ở những tội này, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên không
thể quy định có việc chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt để buộc họ phải chịu
TNHS về điều chưa xảy ra mà họ cũng không mong muốn xảy ra.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội
phạm. Được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến
mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách
nhiệm hình sự và hình phạt.
Quá trình thực hiện tội phạm trải qua 3 giai đoạn phạm tội:
-


Giai đoạn chuẩn bị phạm tội:

+ Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những
điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm
đó. Khoản 1 điều 4 BLHS quy định chuẩn bị phạm tội là việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ,
phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham
gia nhóm tội phạm, trừ TH thành lập hoặc tham gia nhóm tội quy định tại điều 109; điểm
a, khoản 2, điều 113 và điểm a, khoản 2, điều 299 BLHS.
+ Trong thực tế, CBPT có thể được thể hiện ở một số dạng như: Chuẩn bị công cụ,
phương tiện phạm tội, chuẩn bị kế hoạch phạm tội, như thu thập thông tin, lập kế hoạch,
dự kiến tình huống có thể xảy ra và cách đối phó với tình huống đó trong thực tế; thăm dò
địa điểm phạm tội, thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại, loại trừ những trở
ngại khách quan.
+ Và trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14, người chuẩn bị phạm tội quy
định tại các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121,
123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303, 324 của BLHS năm 2015 thì phải chịu
trách nhiệm hình sự.


- Giai đoạn phạm tội chưa đạt: Được quy định tại điều 15 BLHS. Theo đó, phạm
tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Đặc trưng của PTCĐ là trong giai đoạn
PTCĐ, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm, người phạm tội không thực hiện tội
phạm được đến cùng về mặt pháp lý , nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu
hiệu thuộc mặt khách quan của CTTp và người phạm tội không thực hiện được đến cùng
là do những nguyên nhân ngoiaf ý muốn của họ, còn bản thân người phạm tội vẫn mong
muốn tiếp tục được thực hiện tội phạm.
Phạm tội chưa đạt chia làm 2 giai đoạn:
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là giai đoạn phạm tội chưa đạt mà vì nguyên

nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả
nên hậu quả không xảy ra
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy
đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách
quan hậu quả đó không xảy ra
-

Giai đoạn tội phạm hoàn thành:

+ Là trường hợp phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Thời
điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục
đích của mình hay chưa. Thời điểm tội phạm hoàn thành sớm hay muộn tùy thuộc vào
việc xây dựng các dấu hiệu của CTTP.
+ Luật hình sự VN dựa theo cấu trúc của CTTP, chia CTTP thành CTTP vật chất và
CTTP hình thức. Với mỗi loại CTTp khác nhau thì thời điểm tội phạm hoàn thành cũng
khác nhau. Đối với tội phạm có CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra
hậu quả của tội phạm. Đối với tội phạm có CTTP hình thức hoàn thành ngay khi người
phạm tội đã thực hiện được hành vi của mình.
b. Trong vụ án trên tội phạm thực hiện ở giai đoạn nào. Vì sao?
Trong tình huống trên, trường hợp anh Hồ Văn T dùng dao đâm anh T1 là hành vi
phòng vệ chính đáng nên anh T không phải chịu TNHS đối với hành vi của mình. Tuy
nhiên, các hành vi sau đó đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cấu thành tội giết
người, nên anh T phải chịu TNHS về tội phạm giết người.
Hành vi của anh T đối với anh S ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Vì trường hợp
phạm tội của anh T đã thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP về mặt chủ quan, mặt khách
quan, chủ thể và khách thể.
Về mặt chủ quan, hành vi của T là thuộc lỗi cố ý trực tiếp, có mục đích, động cơ rõ
ràng khi thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Về mặt khách quan, hành vi của T được xác định rõ là gây nguy hiểm đến tính mạng,
sức khỏe của người khác, gây nên hậu quả là anh S bị tổn thương nặng.

Về mặt chủ thể, anh T đã đủ tuổi chịu TNHS, có khả năng nhận thức tính nguy
hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những
yêu cầu chung của xã hội.


Về mặt khách thể, anh T đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự.
Câu 4:
a. Điều 22 Bộ Luật hình sự quy định về phòng vệ chính đáng:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả
lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ
chính đáng không phải là tội phạm”.
Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
Là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể,
quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính
đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã
hội. Hành vi này có thể xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và
lợi ích chính đáng của công dân khác mà không nhất thiết phải xâm phạm đến quyền
hoặc lợi ích chính đáng của người phòng vệ. Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm
có thể là an ninh trật tự quốc gia, quyền nhân thân, quyền sở hữu.
- Hành vi tấn công có thể có đầy đủ 3 yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đó không
phải điều kiện bắt buộc vì có hành vi tuy không cấu thành tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi
phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém của những người
không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, khi đứng trước
sự tấn công không phải người bình thường nào cũng khẳng định được ngay đó là tội
phạm hay không phải tội phạm.
- Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng, nhưng
nó chỉ là cơ sở chừng nào còn đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành
vi tấn công đã thật sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn
chặn. Sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng.

Đó có thể chỉ là sự trả thù. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết
như trường hợp bình thường nếu đã cố ý phòng vệ quá muộn.
- Khi hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe doa sự tấn công
sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ chính đáng. Sự cho phép
này là cần thiết khách quan nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn
sự tấn công kịp thời và có hiệu quả. Nếu chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công
ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là trường hợp phòng vệ quá sớm và cũng phải chịu
trách nhiệm hình sự như trường hợp phòng vệ quá muộn.
Với quy định trên ta thấy, phòng vệ chính đáng được phát sinh trên cơ sở là khi có
hành vi đang xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm ngay tức khắc đến lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Một lưu ý là
phòng vệ chính đáng phải được thực hiện khi hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa
xảy ra. Do đó ta cũng có thể hiểu rằng phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn cũng
không được xác định là phòng vệ chính đáng.
Trách nhiệm hình sự khi khi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng: xảy ra 2
trường hợp.


Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội điều 136 BLHS 2015 :
1. “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến
2 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến
60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương

cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho
2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 03 năm”.
- Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội điều 126 BLHS 2015.
1. “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”.
b. Quan điểm của nhóm em về việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng của toà án cấp sơ thẩm.
Toà án nhân dân tỉnh quảng nam đã quyết định: áp dụng khoản 1 điều 106 của
BLHS 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) ; điểm b, s khoản 1, khoản 2 điều 51 của
BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) . xử phạt bị cáo hồ văn T 06 tháng tù về tội “Cố ý
gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.
Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội phạm này với tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là hậu quả và ý thức chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả.
Điều 106: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến một năm”.
Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích cho một người hoặc
dẫn đến chết một người thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1
Điều 106 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai


năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng và cũng thuộc

trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng.
Đối với trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của bị
cáo Hồ Văn T , khi xét xử Toà án Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam đã phân tích để người bị
hại và những người dự phiên toà thấy được hành vi xâm phạm của người bị hại và quyền
phòng vệ của người phạm tội.
Do cấu tạo của điều luật, nên trường hợp bị thương tật trên 31% và trường hợp dẫn
đến chết người đều quy định trong cùng một khung hình phạt. Do đó khi xét xử, nếu các
tình tiết khác của vụ án như nhau mà người bị hại chỉ bị thương tích từ 31% đến 60% thì
nói chung không nên áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội, chỉ áp dụng hình phạt
tù đối với người phạm tội trong trường hợp người bị hại bị thương tật từ 61% trở lên hoặc
dẫn đến chết người và có thể cho người phạm tội được hưởng án treo nếu có đủ các điều
kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 .
Toà án đã xem xét các tình tiết của vụ án và đã áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo
Hồ Văn T sáu tháng tù về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng.
Câu 5:
a. Các căn cứ để quyết định hình phạt là:
Theo điều 50 BLHS 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người
phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này,
Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Hội đồng xét xử sẽ quyết định hình phạt dựa vào các yếu tố sau:
+ Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Dấu hiệu này
được thể hiện qua động cơ phạm tội, yếu tố lỗi cố ý hay vô ý, hung khí sử dụng khi
phạm tội…..
+ Nhân thân người phạm tội, yếu tố này được xem xét thông qua việc người phạm tội
đã từng phạm tội hay chưa? Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật
+ Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng theo
quy định tại điều 51, điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên những tình tiết này
nếu đã được coi là tình tiết xác định tội, định khung hình phạt thì không được coi là
tình tiết giảm nhẹ.
b. Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án trên.
-

Tòa án nhân dân cấp sơ thâm đã căn cứ vào BLHS năm 2015 và BLHS năm 1999.

-

Cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.


Đối với tội “Giết người”, hành vi của Hồ Văn T không thuộc các trường hợp tăng
nặng quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 như: Giết 02 người trở lên, giết
người dưới 16 tuổi, giết phụ nữ mà biết là có thai,...
Trong trường hợp này, hành vi của Hồ Văn T có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội là rất lớn
Nên Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015.
Đối với tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”,
trong trường này, hành vi của Hồ Văn T có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn.
-

Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tòa án căn cứ vào điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 để áp dụng
với bị cáo Hồ Văn T.
c. Theo em có thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ: “Phạm tội trong trường hợp vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng” quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 để
quyết định hình phạt theo hướng giảm nhẹ đối với tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá
giới hạn của phòng vệ chính đáng”.
Vì: sau khi đi vệ sinh và bị đánh lần đầu thì Hồ Văn T đã rút dao trong túi ra rồi nói
“Tụi bay mà đánh tau nữa tau đâm đó”, rồi dùng con dao quơ qua, quơ lại từ phải
sang trái. Hành vi nói và quơ dao của Hồ Văn T đã thể hiện rõ rằng T chỉ đang muốn
phòng vệ cho bản thân khi bị đánh. Nhưng khi đó Trần T1 vẫn cứ xông vào để đánh T
nên mới bị dao đâm vào trúng bụng. Hồ Văn T chỉ muốn phòng vệ nhưng Trần T1 vẫn
xông vào đánh nên mới bị đăm, chứng tỏ hành vi phạm tội của Hồ Văn T là hành
vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
d. Theo em có thể có thể sửa quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm đối với tội
“Giết người” theo hướng tăng nặng hình phạt do có tình tiết tăng nặng “có tính chất côn
đồ”.
Vì: Hồ Văn T đã ra xe máy lấy dao bấm để thủ trong người, rồi đâm vào lưng, ngực
của anh Nguyễn Trường S, bụng anh Trần T1.
- Áp dụng điểm n, khoản 1, điều 12, BLHS 2015 ( sửa đội bổ sung năm 2017) xử
phạt bị cáo Hồ Văn T 17 năm tù giam về tội giết người.
- Áp dụng khoản 1 điều 106 của bộ luật hình sự 1999 ( sửa đội bổ sung năm 2009), áp
dụng điểm c khoản 1, điều 51, BLHS 2015, xử phạt bị cáo Hồ Văn T 8 tháng tù giam.
- Áp dụng khoản 1 điều 55 BLHS 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017) tổng hợp mức án
đối với Hồ Văn T là 17 năm 8 tháng tù giam.
e. Giả sử bị cáo là người 17 tuổi, căn cứ và quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ
thẩm, thì mức phạt là 8 năm 7 tháng tù.




×