Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn: Phật giáo trên vùng đất Quảng Trị trong các thế kỷ XVII–XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.49 KB, 66 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG


1.

Lý do chọn đề tài 
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
    (Trích bài thơ “Nhớ chùa” ­ Thích Mãn Giác)
Phật giáo, một tôn giáo có mặt từ  rất sớm, đã  ảnh hưởng mạnh mẽ 

sâu rộng đến đời sống của nhân dân. Hình ảnh ngôi chùa quá đỗi thân thuộc 
trong tâm thức người Việt. Chùa là nơi sinh hoạt của cộng đồng, ở  đó bất 
phân sang hèn, chủng tộc, lứa tuổi... Là nơi cầu bình an của người dân, là 
nơi tu học của tăng ni, cư  sĩ Phật tử, nơi truyền bá giáo lý đạo Phật với 
mục đích làm vơi đi nỗi khổ, hóa giải niềm đau. Nói cách khác, chùa là một  
biểu hiện cụ thể cho triết lý từ bi của Phật giáo, cho tinh thần hòa bình hòa 
hợp của người Việt Nam.
Đạo Phật đã truyền vào nước ta từ  rất sớm, ngay từ  buổi đầu công 
nguyên thông qua câu chuyện Chử  Đồng Tử  học đạo với một nhà sư   Ấn 
Độ là Phật Quang sau đó là sự hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu,  
thủ phủ của quận Giao Chỉ nước ta thời bấy giờ.


 Lịch sử Phật giáo Việt Nam hình như  quyện lẫn với lịch sử của dân  
tộc tạo thành một sợi dây khăng khít dài khắp mấy ngàn năm lịch sử, bước 
chân người Việt đi tới đâu thì văn hóa đạo Phật có mặt  ở  đó. Đến thế  kỷ 
XI – XIV trong các thời Lý – Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được  
xem là quốc giáo. Phật giáo là luồng tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng đến mọi 
mặt đời sống xã hội, mọi thành phần xã hội từ vua quan đến người dân. 
Đến thế  kỷ XV, XVI trong thời Hậu Lê, Nho giáo được đề  cao, Phật 
giáo dần dần trở thành thứ yếu. 
Trong các thế  kỷ  XVII – XIX, các chính quyền Trịnh – Nguyễn, Nhà 
Tây Sơn, tiếp đến là Nhà Nguyễn, các nhà nước phong kiến đã có những 


chính sách chấn hưng đạo Phật, có các hoạt  động như  chỉnh  đốn chùa  
chiền, đúc chuông, tạc tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng sĩ truyền 
đạo và hành đạo… Góp phần làm cho tinh thần Phật giáo được phục hưng,  
giáo lý Phật Đà được truyền bá rộng rãi hơn trong dân chúng. 
Đến nửa đầu thế  kỷ  XX, phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra  
mạnh mẽ đã một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của một tôn giáo mang  
tính chất “từ bi – hỷ xả”. Với nhiều điểm chung, dù Phật giáo là một triết 
thuyết từ nước ngoài truyền vào nhưng đã được các tầng lớp người dân tự 
nguyện tiếp thu và vận dụng vào đời sống thực tiễn đem lại hạnh phúc an  
lạc cho mọi người. Tư  tưởng Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng 
trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
Vấn đề nghiên cứu Phật giáo Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến cuối thế 
kỷ XIX có một ý nghĩa hết sức quan trọng, xuất phát từ  vị  thế của Quảng  
Trị trong thời kỳ này. 
Quảng Trị là một dải đất hẹp của Miền Trung, nơi chứng kiến nhiều 
thăng trầm của lịch sử  dân tộc. Đây cũng là thủ  phủ  đầu tiên của chúa 
Nguyễn trong thời kì tiến về  phương Nam tạo dựng cơ  đồ   ở  Đàng Trong 
trong thế kỷ  XVI. Khi Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn 

thủ  vùng Thuận Hóa (1558) đã đặt thủ  phủ  tại Ái Tử  thuộc Quảng Trị.  
Trong quá trình củng cố  quyền lực tại vùng đất phía Nam, các đời chúa 
Nguyễn nối tiếp Nguyễn Hoàng đã khuếch trương Phật giáo như một công  
cụ  tinh thần nhằm cố  kết nhân tâm, đồng thời với việc áp dụng những 
chính sách khai khẩn, di dân và nhập cư, xây dựng vùng cai trị  của họ 
Nguyễn  ở  Đàng Trong. Vùng đất Quảng Trị  được gọi là Cựu dinh thuộc 
trấn Thuận Hóa của xứ Đàng Trong gần 300 năm, khi triều Nguyễn thành  
lập năm 1802 được đổi tên thành dinh Quảng Trị.


Trong thế  kỷ  XX, Quảng Trị  từng là vùng giới tuyến, chia cách hai 
miền Nam – Bắc với vĩ tuyến 17 suốt 21 năm (1954 – 1975), trở thành vùng  
máu lửa, là tuyến đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ  cứu nước của 
nhân dân Việt Nam. Quá trình lịch sử giàu biến cố và thử thách đã hun đúc 
nên một vùng đất và con người Quảng Trị giàu truyền thống tốt đẹp, kiên 
cường, giàu lòng nhân ái, vị  tha…Trong những giá trị  tốt đẹp làm nổi bật 
đặc trưng lịch sử  – văn hóa của vùng đất này, có sự  đóng góp không nhỏ 
của văn hóa tinh thần Đạo Phật.
Việc nghiên cứu về mảnh đất Quảng Trị trên nhiều lĩnh vực đã có rất 
nhiều công trình sách vở, hội thảo khoa học, tuy nhiên về  Phật giáo  ở 
Quảng Trị trong lịch sử vẫn còn là vấn đề mới mẻ trong giới nghiên cứu ở 
trong và ngoài nước.
Nghiên cứu về  Phật giáo  ở  Quảng Trị  trong thế  kỷ  XVII – XIX một  
mặt có thể làm rõ được quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào 
nơi này như thế nào, đóng góp của Phật giáo ở Quảng Trị đối với nền Phật 
giáo chung trong cả  nước, góp phần làm sáng tỏ  sự   ảnh hưởng của Phật  
giáo đến đời sống tinh thần của nhân dân Quảng Trị. Phật giáo  ở  Quảng 
Trị thế kỷ XVII – XIX mang những đặc điểm chung của Phật giáo cả nước  
trong cùng giai đoạn, nhưng bên cạnh đó còn có những nét riêng mang đặc 
trưng lịch sử – văn hóa vùng. Chính vì vậy, việc lấy Phật giáo ở Quảng Trị 

thế  kỷ  XVII – XIX làm đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu Phật giáo Việt  
Nam  ở  vùng đất này trong cùng thời kỳ, qua các giai đoạn khác nhau. Kết 
quả  nghiên cứu có thể  đưa đến những nhận định về  đặc điểm và  ảnh 
hưởng to lớn của Phật giáo  ở  Quảng Trị, một di sản văn hóa quý báu để 
đời sau góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 


 Như vậy, việc nghiên cứu về Phật giáo ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII –  
XIX thực sự  có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Vì lý do này, tôi  
chọn đề tài “Phật giáo trên vùng đất Quảng Trị trong các thế kỷ XVII – 
XIX” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo nói chung và lịch sử  Phật giáo Việt Nam nói riêng đã được 

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm trên mọi khía 
cạnh như  triết học, giáo lý, tổ  chức…Về  phương diện lịch sử  có các tác 
phẩm tiêu biểu như: Bộ 3 tập “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (1992) của Lê 
Mạnh Thát, bộ  sách 7 tập nghiên cứu về  Phật giáo của tác giả  Nguyễn 
Hiền Đức với tập 2 “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” (1992), “Đạo Phật và  
dòng sử Việt ” (1995) của Hòa thượng Thích Đức Nhuận, “Việt Nam Phật  
giáo sử  lược”  (1996) của Hòa thượng Thích Mật Thể,  “Việt Nam Phật  
giáo sử  luận”  (2000) của Nguyễn Lang, Hà Văn Tấn  “Chùa Việt Nam”  
(2001), “Lịch sử  Phật giáo xứ  Huế”(2007) tác giả  Hòa thượng Thích Hải 
Ấn, Hà Xuân Liêm, bộ  2 tập “Chư  tôn thiện đức và cư  sĩ hữu công Phật  
giáo Thuận Hóa” (2007) của Hòa thượng Thích Hải Ấn, Hòa thượng Thích 
Trung Hậu; Hòa thượng Thích Thanh Từ  với tác phẩm  “Thiền tông Việt  
Nam cuối thế kỷ XX” (2010)…

Có thể thấy về cơ bản những cuốn sách này đề cập đến lịch sử  Phật 
giáo Việt Nam từ khi mới du nhập vào nước ta cho đến tận bây giờ qua các 
thời kỳ phát triển khác nhau. Qua đó cho thấy Phật giáo được truyền vào từ 
rất sớm và sự thịnh suy của Phật giáo Việt Nam luôn theo tiến trình lịch sử 
dân tộc.


Về  vấn đề  nghiên cứu Phật giáo Miền Trung có các bài viết: “Chính 
sách tôn giáo họ Nguyễn xứ Đàng Trong” (2005) của Trần Đình Hằng đăng 
trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3; Trương Minh Dục “Một vài đặc điểm  
của Phật giáo Miền Trung (trước 1954)” (2001) đăng trên tạp chí Nghiên 
cứu tôn giáo số  2; Các sách vở  bài viết nghiên cứu về  Phật giáo cũng như 
chính sách đối với Phật giáo của các đời chúa Nguyễn  “Chính sách tôn 
giáo của triều Nguyễn những kinh nghiệm lịch sử”  (2007) của tác giả Đỗ 
Bang đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và dân tộc số  6;  “Dưới thời  
chúa Nguyễn Phúc Chu, thiền phái Tào Động đã được truyền bá và phát  
triển  ở  Đàng Trong” (2010) của Hòa thượng Thích Phước Sơn, đăng trên 
nguyệt san Giác ngộ  số  186;  “Thiền Sư  Thích Đại Sán với chúa Nguyễn  
Phúc Chu” (2010) của tác giả Bùi Quang Hưng ở đại học Thành Công (Đài  
Loan) đăng trên tạp chí Hán Nôm số  4; Nguyễn Văn Kiệm (1993), “Chính 
sách tôn giáo của nhà Nguyễn đầu thế  kỷ  XIX” , trong tạp chí Nghiên cứu 
lịch sử  số 6; Nguyễn Duy Hới (2001), “Thái độ  của triều Nguyễn đối với  
Phật giáo và các đặc điểm cơ bản của Phật giáo Huế” , “Vài yếu tố Phật  
giáo Quảng Trị trên đất Đại Việt ” của tác giả Lâm Quang Huy đăng trên 
tạp chí Cửa Việt số 6. “Phật giáo Quảng Trị theo dòng lịch sử” (2017) của 
Hòa thượng Chủ  tịch Hội đồng trị  sự  giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích 
Thiện Nhơn đăng trên tạp chí Đạo Phật ngày nay; tác giả Trí Năng với bài  
viết “Phật giáo Quảng Trị đã bắt nhịp được với cả nước”  (2017) đăng trên 
nhật báo Giác ngộ. Hầu hết đây là những bài viết mang tính tổng quát. Vì 
nhiều lí do hiện tại cũng như lịch sử nên đã thiếu đi sách vở nghiên cứu về 

Phật giáo nói chung và mảnh đất Quảng Trị nói riêng nhất là vào giai đoạn 
từ thế kỷ XV đến XIX.


Trên đây là những sách, công trình nghiên cứu, bài viết tổng quát, tỉ mỉ 
về  Phật giáo Miền Trung. Tuy nhiên nhìn vào đó chúng ta còn thấy nhiều  
điểm   trống   vắng   về   nghiên   cứu   Phật   giáo   cụ   thể   của   các   vùng   thuộc 
Thuận Hóa cũ, điển hình như  tỉnh Quảng Trị. Rất ít hoặc không có các  
công trình nghiên cứu về  Phật giáo vùng đất này cho dù Quảng Trị  là tỉnh  
có số lượng tăng ni và Phật tử đông nhất cả nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phật giáo tỉnh Quảng Trị  thế  kỷ  XVII đến thế  kỷ  XIX, đây là giai  
đoạn lịch sử  phát triển lâu dài từ  thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn qua đến 
vương triều Nguyễn, cho thấy Phật giáo đã có những bước phát triển song 
hành với lịch sử dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Vùng đất Quảng Trị.
Về thời gian: Các thế kỷ XVII – XIX 

4. Mục đích nghiên cứu
Góp phần phục dựng một cách có hệ  thống diện mạo lịch sử  Phật 
giáo ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, từ đó làm sáng tỏ  sự du  
nhập của Phật giáo vào Quảng Trị, sự  phát triển của Phật giáo  ở  Quảng  
Trị qua các thời kỳ lịch sử, những đặc điểm và đóng góp của Phật giáo về 
mọi phương diện của đời sống nhân dân trên vùng đất này. 


5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu

Tài liệu cổ  đã được dịch thuật có liên quan đến vùng đất Quảng Trị 
bao gồm:  Ô châu cận lục  (1555) của Dương Văn An,  Phủ  biên tạp lục 
(1776) của Lê Quý Đôn,  Hoàng Việt nhất thống dư  địa chí  (1806) của Lê 
Quang Định, Đại Nam nhất thống chí (tập 1), Đại Nam thực lục của Quốc 
sử  quán triều Nguyễn,  Khâm định Đại Nam hội điển sự  lệ  của Nội các 
triều Nguyễn. Là nguồn có thể khảo cứu thông tin về vùng đất Quảng Trị, 
các chùa di tích ở Quảng Trị trong giai đoạn thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Đây là những thư  tịch được biên soạn mang tính chất liệt kê, mô tả 
theo thể loại biên niên lịch sử, địa lý – lịch sử, dư địa chí… Là một nguồn  
tài liệu rất quý báu đối với đề tài, giúp tác giả luận văn tiến hành khảo sát 
các đối tượng trên thực địa, là cơ sở để xác định khung niên đại tương đối  
về thời gian tồn tại của các chùa trên đất Quảng Trị.
Tư liệu trong các công trình nghiên cứu đã xuất bản, kỷ yếu hội thảo  
khoa học hiện lưu  ở  các cơ  quan lưu trữ  bao gồm:  Địa dư  Quảng Trị 
(1996), Tổ  đình Sắc Tứ  Tịnh Quang (2000)…Do Sở  văn hóa – Thể  thao –  
Du lịch Quảng Trị ấn hành, các bài nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Tôn 
giáo, tạp chí Cửa Việt, tạp chí Nghiên cứu lịch sử…
Tư liệu thực địa gồm:
Loại tài liệu văn bản: Các tài liệu cổ, các bản sắc phong chỉ cho việc  
thành lập các chùa và các văn bản Hán nôm có liên quan tới vấn đề  thành 
lập và tu bổ lại chùa ở Quảng Trị qua các thời kỳ.
Loại tài liệu truyền miệng: Thông qua quá trình đi thực địa thu thập tài 
liệu qua lời kể của các bậc Hòa thượng, các bậc lão thành, đây được xem  
là nguồn tài liệu khá phong phú và sinh động, từ đó người viết cố gắng đối 


chiếu, so sánh với các nguồn tài liệu khác để đưa ra những thông tin có giá 
trị nhất cho luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Trong việc nghiên cứu đề tài này người viết đã sử 

dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch 
sử. Đây là cơ sở khoa học có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc  
nghiên cứu các vấn đề lịch sử  – văn hóa, nhất là về tôn giáo. Bên cạnh đó  
người viết đã có sự  kết hợp phương pháp lịch sử  và phương pháp logic  
trong nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan, khoa học cho đề 
tài.
Phương pháp cụ thể: Người viết đã sử dụng phương pháp điền dã để 
điều tra, khảo sát thực tế, tìm tòi tài liệu, dựa trên những tài liệu có được  
để từ đó sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh, đối  
chiếu các nguồn tư  liệu thu thập được nhằm tìm ra những thông tin thiết  
thực hệ thống hóa xây dựng đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tìm hiểu sự 
phát triển Phật giáo ở Quảng Trị qua các thế kỷ XVII – XIX, trên cơ sở đó 
có nhận định về  những đặc điểm và  ảnh hưởng của Phật giáo, cung cấp 
một góc nhìn toàn cảnh về  sự  phát triển của Phật giáo  ở  Quảng Trị  trong 
giai đoạn này.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cho biết được sự phát  
triển của Phật giáo Quảng Trị  trong giai đoạn XVII – XIX, đồng thời sức  
ảnh hưởng cũng như  chính sách đối với Phật giáo của nhà nước phong 
kiến trong giai đoạn được nghiên cứu, và sự  phát triển tồn tại đó đã  ảnh 
hưởng đến Phật giáo ngày nay như thế nào. Đề tài nghiên cứu góp phần bổ 


sung cho mảng nghiên cứu về Phật giáo Quảng Trị đang rất ít hiện nay và 
có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương.
7. Bố cục của luận văn 
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của  
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát lịch sử – văn hóa vùng đất Quảng Trị

Trình bày điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành vùng đất và con người  
Quảng Trị, đặc trưng văn hóa tinh thần của cư dân Quảng Trị.
Chương 2. Sự phát triển của Phật giáo ở Quảng Trị trong các thế 
kỷ XVII – XVIII
Trình bày tổng quan về  đặc điểm của Phật giáo Đàng Trong.  Việc 
truyền bá Phật giáo  ở  Quảng Trị  trong các thế  kỷ  XVII – XVIII.  Sự  du 
nhập của một số  dòng thiền trên vùng đất này và vai trò của Phật giáo 
trong đời sống tinh thần của cư dân, đồng thời đưa ra một số ngôi chùa tiêu 
biểu, những vị danh tăng nổi tiếng đầu tiên đến Quảng Trị.
Chương 3. Sự phát triển của Phật giáo ở Quảng Trị trong thế kỷ 
XIX
Trình bày tổng quan về  Chính sách của vương triều Nguyễn đối với 
Phật giáo, sự phát triển của thiền phái Phật giáo Liễu Quán trên đất Quảng  
Trị. Quá trình thành lập, hoạt động và đóng góp của một số  ngôi chùa tiêu 
biểu và vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần của cư  dân Quảng 
Trị.


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ 
VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO QUẢNG TRỊ TRƯỚC THẾ KỶ XVII
Lịch sử vùng đất và con người Quảng Trị

1.1.

1.1.1.

Điều kiện tự nhiên




Vị trí địa lý

Trên dải đất hình chữ  S Việt Nam thì Quảng Trị  nằm  ở  đoạn giữa, 
với thế tựa lưng vào dãy Trường Sơn sừng sững hùng vĩ nhìn ra biển Đông 
trập trùng bao la rộng lớn. Ngay từ  thời xưa, đây là vùng đất thuộc biên  
giới Đại Việt và Chiêm Thành, nơi đây đã chứng kiến không biết bao nhiêu 
cuộc giao tranh khóc liệt của hai nhà nước phong kiến. Trải qua quá trình 
lịch sử lâu dài Quảng Trị bấy giờ được xem là vùng “phên dậu” phía Nam 
của đất nước. Hiện nay tỉnh Quảng Trị phía Bắc giáp với Quảng Bình, phía 
Nam giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây có đường biên giới với nước 
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông rộng lớn. 
Phải chăng khi lần đầu tiên đặt chân đến trấn thủ vùng đất này, Đoan quận 
công Nguyễn Hoàng đã nhìn thấy được tầm quan trọng có vị trí chiến lược  
của nó để  từ  đó, nơi đây được chọn là nơi đóng dinh sở  đầu tiên để  bắt  
đầu xây dựng một thời đại hùng mạnh, mở rộng lãnh thổ đất nước về phía  
Nam.


Địa hình
Quảng Trị  có địa hình phân bố  đa dạng theo không gian,  ở 
đây có sự  đan xen mạnh mẽ  giữa gò đồi, thung lũng, miền nội 
đồng   bằng   và   cồn   cát   ven   biển.   Từ   Tây   sang   Đông,   địa   hình 
Quảng Trị  tựu trung có năm vùng: vùng đồi núi, đồng bằng, cồn 
cát và đụn cát, biển, hải đảo. Vùng rừng núi Quảng Trị  chiếm 
80% diện tích đất tự nhiên, phần lớn là rừng rậm, được phân bố 


dọc theo phía Tây dãy Trường Sơn, càng đi về phía Đông đồi núi 
càng   thấp   dần.   Trong   khi   đó   diện   tích   đồng   bằng   Quảng   Trị 
tương đối nhỏ chỉ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên toàn 

tỉnh, nhưng đây là nơi tập trung đông dân cư  sinh sống với cây  
trồng chủ lực là lúa nước. Khi nhìn vào bản đồ ngày nay, chúng ta  
có thể thấy tỉnh Quảng Trị giống như một hình có năm cạnh gần 
bằng nhau, mà tâm điểm là vùng đất Tân Sở  (Ái Tử) vùng đất 
xưa kia chúa Nguyễn chọn làm dinh sở đầu tiên. Theo số liệu thì 
Quảng Trị là một tỉnh nghèo, bởi vốn dĩ nước ta là một nước làm 
nông   nghiệp,   ruộng   vườn   là   nguồn   lợi   chính   của   người   dân, 
nhưng tại  Quảng Trị  hầu hết diện tích là rừng núi và gò đồi 
chiếm   đến   80%   hoặc   là   bãi   cát   mênh   mông   chiếm   đến   7,5%. 
Phần đất canh tác rất nhỏ  hẹp chỉ  chiếm 11,5%, không những  
vậy đây là một trong những nơi thường xuyên phải gánh chịu 
những thiên tai hạn hán, bão lụt. Chính điều đó đã khiến cho đời 
sống   người   dân   thêm   bộn   phần   khó   khăn.   (Nguyễn   Đình   Tư,  
2011, tr.15)
Sở dĩ địa hình có hình dạng như vậy là do hoạt động kiến tạo của núi 
lửa từ  thời khai thiên lập địa, các ngọn núi lửa này đội nước biển mà lên. 
Trải qua hàng ngàn năm, các ngọn núi lửa nguội dần và ngưng hoạt động 
tạo thành những ngọn núi. Nơi hoạt  động trung tâm của núi lửa, nham 
thạch chồng chất lên nhiều, nên các ngọn núi đều cao, còn phía giáp biển  
nhan thạch chảy tràn ra ít hơn, nên các ngọn núi thường thấp hơn, lại thêm 
thời kỳ nước biển dâng cao, ăn sâu vào trong đất liền bao trùm luôn những  
ngọn núi thấp này. Trải qua quá trình bào mòn, phong hóa xâm thực mạnh 


mẽ của các đợt nước biển lên xuống đã bào mòn các đỉnh núi, khiến những  
ngọn núi ở đây trở nên thoai thoải, đầu tròn.
Quá trình xâm thực mạnh mẽ của nước biển cộng với quá trình phong  
hóa diễn ra hàng ngàn thế kỉ, điều đó là lý do để giải thích tại sao vùng đồi 
núi  ở  huyện Vĩnh Linh đến Hải Lăng đều là những ngọn đồi có độ  cao 
thấp từ 50m đến 100m, người ta hay gọi những nơi có độ cao thấp thế này  

là cồn hay hòn. Chính vùng đồi núi phía Tây Quảng Trị  đã là căn cứ  địa 
vững chắc cho quân cách mạng kháng địch trong suốt những năm tháng  
chiến tranh. Sách Đại nam nhất thống chí có ghi lại địa danh một số  hòn 
núi với sự tích như sau: tại huyện Vĩnh Linh có núi Linh Sơn, hình núi như 
voi phục, cao hơn ngàn trượng, bốn mặt rộng. Một ngọn núi tròn dẹp, có 
sông chảy  ở phía Đông Bắc. Hay ở phía Tây huyện Minh Linh có núi Hắc 
Thạch, toàn đá đen nên có tên gọi  ấy, thế  núi rất hiểm, bởi do không có 
đường đi nên còn được gọi là núi Chấn.  Ở  phía Tây huyện Địa Linh tức 
huyện Gio Linh ngày nay có núi Tiên, tức động Cồn Tiên sau này gọi là  
Cồn Tiên do có nhiều cồn cát bị bồi lấp ở đây, tầng núi cao chót vót có năm  
ngọn nổi cao. Có một phiến đá trông giống mai rùa, có hình ngang dọc như 
bàn cờ. Theo người dân kể lại rằng tương truyền xưa kia có tiên ngồi đây 
đánh cờ nên mới có tên gọi ấy.


Đặc điểm sông ngòi, đường bờ biển:

Ở  Quảng Trị  có các con sông như  sông Bến Hải, sông Hiếu Giang,  
sông Vĩnh Phước, sông Ái Tử, sông Ô Lâu, sông Vĩnh Định, sông Thạch  
Hãn trong đó sông Thạch Hãn là con sông dài nhất và có độ  sâu hơn các  
dòng sông còn lại. Các con sông cắt sẻ địa hình tạo thành những đồng bằng 
với nguồn nước tưới tiêu dồi dào phục vụ  sản xuất nông nghiệp với cây 


trồng chủ yếu là lúa nước và cũng tạo giao thông thuận tiện cho việc giao  
thương buôn bán giữa các vùng trong tỉnh.
Bờ  biển miền Trung nói chung và Quảng Trị  nói riêng có đặc điểm 
tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với 
đường   bờ   biển  dài   trên  75km,  mở   đầu   là  thôn   Thử   Luật  giáp   với  tỉnh 
Quảng Bình và điểm kết thúc nằm  ở  thôn Thâm Khê giáp với tỉnh Thừa  

Thiên ­ Huế. Trong các sách về  địa lý Quảng Trị  thường chia đường bờ 
biển thành hai nhịp khác nhau lấy điểm giữa là cửa biển Cửa Tùng. Trong  
sử sách không viết trong thời kỳ thuộc Chiêm Thành thì gọi là gì, nhưng từ 
khi Đại Việt sáp nhập vùng đất này vào bản đồ  hành chính thì có sự  thay  
đổi tên gọi tùy vào thời kỳ  lịch sử. Trong Hồng Đức bản đồ thiết lập vào 
niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), và sách Ô Châu cận lục của Dương Văn 
An viết vào năm 1555 đều thấy ghi tên cửa biển này là cửa biển Minh Linh 
lấy tên châu Minh Linh đặt tên cho cửa biển. Trong sách   Đại Nam nhất  
thống chí viết vào thời Tự  Đức và bản soạn thảo lại vào đời Duy Tân thì 
lại ghi là cửa Tùng Luật, tức là lấy tên thôn Tùng Luật đặt cho vùng biển  
này. Mãi sau này người Pháp đo đạc và lập lại bản đồ  thì bỏ  tên Luật đi,  
tên gọi Cửa Tùng tồn tại cho đến ngày nay.
Trên khoảng bờ biển này chúng ta gặp cửa sông Thạch Hãn  
gọi là Cửa Việt. Trong sách  Hồng Đức bản đồ  đã thấy ghi tên 
này, nhưng trong sách Ô Châu cận lục lại ghi là cửa Việt Khách. 
Theo Đại Nam nhất thống chí thì cửa này khi xưa gọi là cửa An 
Việt, đến đời Minh Mạng năm thứ nhất (1820) thì được đổi lại là 
thành cửa Việt Yên, nhưng trong các bản đồ của người Pháp ghi 
là Cửa Việt nên tên gọi đó được dùng để  gọi cho đến ngày nay. 
Bờ  biển Quảng Trị  trống trải nhất, không có qua một hòn đảo 


nào che chắn ở phía ngoài, trừ hòn đảo Cồn Cỏ nhỏ xíu, lại quay 
mặt đón ngọn gió Đông Bắc thổi hằng năm, địa thế của vùng đất 
này là hẹp ngang nhất nước,  đất phù sa do sông mang từ  dãy 
Trường Sơn đưa xuống chẳng những không được bao nhiêu mà 
còn bị sóng gió đẩy xuống phía Nam, nên từ ngàn xưa đến nay bờ 
biển Quảng Trị hầu như cố định, không vươn ra phía biển được  
mấy. (Nguyễn Đình Tư, 2011, tr.54)



Khí hậu:

Quảng Trị  là vùng đất nắng lắm mưa nhiều, với  địa hình có sườn 
chắn gió là dãy Trường Sơn nên  ở  đây vào mùa hè xuất hiện hiệu  ứng  
phơn người dân hay gọi là gió Lào, khí hậu khô cằn khắc nghiệt. Cùng với 
Quảng Bình và Thừa Thiên ­ Huế, tỉnh Quảng Trị nằm giữa một khu vực 
bao quanh bởi núi cao, phía Bắc có dãy Hoành Sơn với độ cao 1.700m, phía 
Tây có dãy Trường Sơn với độ cao trung bình 1.000m, phía Nam có dãy núi 
Hải Vân với độ cao 1.500m, phía Đông hướng mặt ra biển.
Chính vị  trí đó đã tạo ra cho vùng đất này một khí hậu đặc  
biệt khác hẳn với các vùng khác thuộc Trung Bộ. Qua thế  nằm  
giữa bắc vĩ tuyến 160°30’51’’ đến 107°23’48”, tỉnh Quảng Trị có 
khí hậu vùng nhiệt đới, nhưng phân biệt hai mùa nóng lạnh rõ 
rệt. Mùa nóng kéo dài hơn bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 dương 
lịch, tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 dương lịch. Nhiệt độ 
trung bình hằng ngày là 29,5°C, nhiệt độ  trung bình ban ngày là  
34°C và ban đêm là 25,3°C, tháng lạnh nhất là tháng giêng dương 
lịch tức là những ngày giáp Tết Nguyên Đán. (Nguyễn Đình Tư, 
2011, tr.62 ­ 63). 


Đó là khí hậu vùng đồng bằng, còn tại vùng rừng núi phía Tây chịu  
ảnh hưởng của độ  cao, độ   ẩm và gió như  vùng Khe Sanh thì khí hậu có 
phần thay đổi nhiều. Thời gian mùa lạnh thường kéo dài hơn khởi đầu từ 
tháng 11 đến hết tháng 3 dương lịch. Độ  lạnh ở  đây cũng thấp hơn nhiều.  
Tháng lạnh nhất vẫn là tháng giêng dương lịch, nhiệt độ ở đây trung bình là 
17,4°C, tháng nóng nhất là tháng 5 dương lịch sớm hơn  ở  đồng bằng 1  
tháng, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất nằm vào khoảng 26,3°C. Vì 
sườn núi phía Đông dãy Trường Sơn, tức phía Quảng Trị   ở  trong địa thế 

“phay”. Tức là dốc đứng cho nên khi vượt qua được dãy núi cao mà xuống  
đồng bằng, ngọn gió Tây Nam biến thành một loại gió gọi là gió FOCHN (1). 
Loại gió này rất khô khan và nóng, thổi với tốc lực rất mạnh. Vì nó thổi từ 
Lào qua nên vẫn được thường gọi với cái tên là gió Lào. Đồng thời trong  
mùa gió Tây Nam. Tại Quảng Trị có một loại gió mát dịu hơn thổi từ ngoài  
biển vào đất liền thường được gọi là gió Đông hay gió Nồm.
Tóm lại tại Quảng Trị ta có thể thấy với địa hình, địa thế  chủ  yếu là  
đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm một diện tích nhỏ, chính vì thế cư dân ở đây  
không có đủ  điều kiện để  sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó với khí hậu  
hai mùa rõ rệt, mùa nắng thì khắc nghiệt mùa mưa thì gió bấc thổi gây nên 
các hiện tượng lũ lụt, bão, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, kinh  
doanh và đời sống của cư dân bị hạn chế rất nhiều. Điều kiện kinh tế còn  
nhiều hạn chế, hằng năm vẫn phải chống chọi với các hiện tượng thời tiết  
cực đoan, cũng vì lẽ đó mà đã tạo nên cho người dân nơi đây tinh thần kiên 
cường và dũng cảm.
1.1.2.

Lịch sử vùng đất Quảng Trị

1 : FOCHN: thuật ngữ khí hậu học – gió “phơn”


Vùng đất Quảng Trị trước khi nước ta giành được chủ quyền là vùng 
tranh chấp giữa chính quyền đô hộ  Trung Quốc  ở  nước ta với quốc gia 
Lâm Ấp. Bắt đầu với tên gọi Việt Thường thời cổ đại sau đó theo dòng lịch 
sử  vùng đất này thay đổi với tên gọi khác nhau như  Tượng Lâm, Quận 
Nhật Nam hay thuộc Lâm Ấp và sau là Chiêm Thành.
Năm 1069 vua của Chăm Pa là Chế Cũ dấy loạn ở mặt Nam,  
vua Lý Thánh Tông đã thân chinh dẫn quân đi thảo phạt và đã bắt  
được   Chế   Cũ   đem   về.   Để   chuộc   tội,   vua   tôi   Chăm   Pa   đã   tự 

nguyện cắt đất xin dâng ba châu là Ma Linh, Địa Lý, Bố  Chính 
lên vua Lý rồi được tha về nước (Lê Gia Lai, 1994, tr. 61). 
Đầu năm 1226 triều Trần lên thay triều Lý, nhà nước trung  ương tập 
quyền dần dần hoàn thiện quy củ  từ  trung  ương đến địa phương, thời kì 
này nhân dân no ấm, thái bình. Lúc này nhờ chính sách khôn ngoan của Thái 
thượng hoàng Nhân Tông, nhà Trần vẫn luôn dành mối quan tâm đặc biệt  
đối với vùng biên giới phía Nam. Nhà Trần với ba lần chiến thắng giặc  
ngoại xâm phương Bắc đã làm cho Chăm Pa khiếp sợ  và phải quy thuận. 
Chính vào thời điểm này lịch sử đã ghi nhận đức hy sinh cao cả cho quyền  
lợi dân tộc của công chúa Huyền Trân. Trong chuyến viếng thăm Chăm Pa 
của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông năm 1301 đã hé mở con đường để 
Chế Mân thực hiện mong muốn lấy công chúa Đại Việt về làm vợ. 
“Về  phía Đại Việt trước những quan hệ  chính trị  lâu dài đã khiến  
thượng hoàng hứa gả con gái cho vua Chăm Pa. Năm 1306 vua Chăm là Chế 
Mân dâng biểu cầu hôn Công chúa lên vua Trần Anh Tông và dân hai châu:  
Châu Ô và Châu Rí làm vật sính lễ” (Nguyễn Văn Ngọc, 1991, tr.70). Từ 
đây cương vực lãnh thổ nước ta được mở rộng tới đèo Hải Vân. Tuy nhiên 
cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế  Mân năm 1307  


nhiều người không hiểu được tầm quan trọng của nó đã làm nhiều câu ca 
dao, bài ca để thương thay cho thân phận công chúa:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng mán thằng mường nó leo”
Sau khi tiếp nhận hai châu Ô, Rí, năm 1307 nhà Trần đã đổi Châu Ô  
thành Thuận Châu, Châu Rí thành Hóa Châu sau đó đã chọn người trong dân 
chúng ra làm quan. Cấp ruộng đất và miễn tô thuế  hai năm để  vỗ  về  dân 
chúng. Thuận Châu là phần đất từ  sông Hiếu – Cửa Việt đến sông Ô Lâu 
(trong đó có: Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong, Hải Lăng, Thị  Xã Quảng 
Trị), và Hóa Châu gồm tỉnh Thừa Thiên Huế, Tp Đà Nẵng và phía Bắc tỉnh 

Quảng Nam (đến sông Thu Bồn).
  Kể  từ  khi vua Lý Thánh Tông cầm quân chinh phạt Chăm Pa năm 
1069 đến khi Chế Bồng Nga chết năm 1389 thì quan hệ giữa Việt và Chăm 
Pa chỉ  có hòa bình không có chiến tranh, thân thiện nhất dưới triều vua 
Trần Anh Tông, còn lại là căng thẳng, xung đột liên miên. Chính vì lẽ  đó 
nên vùng đất từ dãy Hoành Sơn đến Hải Vân trong đó có Quảng Trị trở nên 
xơ  xác, tiêu điều, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân rất khổ  sở. Tuy vậy  
với những thành tựu đã đạt được trong bước đầu thực hiện chính sách khai 
hoang cũng như thiết chế hành chính là cơ sở để cho nhà nước phong kiến  
sau này phát triển.
Sau khi lên ngôi xây dựng một nhà nước phong kiến  ổn định, nhà Lê 
đã nhận thấy được tầm quan trọng của vùng đất này, vì vậy nhà nước 
thường xuyên cho dân di cư vào Quảng Trị sinh sống lập nghiệp. Điều đó 
đã được thể  hiện bằng tờ  chiếu di dân quy mô lớn, khuyến khích di dân,  
hoặc tiến hành đưa lực lượng tù binh, tội phạm vào khai phá… Bên cạnh 
những chính sách này chính quyền còn cho lập các đồn diền, đưa binh lính  


và dân nghèo đến khai phá đất đai, khi đã thành đất ruộng thì giao một phần 
cho họ  cày cấy theo thân phận nông nô tá điền. Ruộng đất đồn điền này  
thuộc sở  hữu trực tiếp của nhà nước, sau khi khai phá xong nhà nước cho 
thành lập làng xã và ruộng đất này trở thành ruộng đất công của xã thôn. 
“Ở Quảng Trị nữa đầu thế kỉ  XV làng xóm tập trung chủ  yếu ở  phía 
Bắc (phủ Tân Bình), nơi có lịch sử khai phá lâu đời hơn ở phía Nam (Châu 
Thuận),  ở  đây đất phì nhiêu” (Phan Khoang, 2001, Tr.54) nhất là ven các 
sông lớn thuận lợi cho sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng ruộng.
Chính sách khai hoang lập làng, lập đồn điền, khuyến khích di dân 
mang nhiều yếu tố tích cực của nhà nước phong kiến, cùng với sự ủng hộ 
của nhân dân đã đưa đến sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ thống làng xã 
ở Quảng Trị. Chính điều này đã phản ánh được bước phát triển mạnh mẽ 

của xã hội Việt Nam thời kì này. Đồng thời cho thấy hiệu quả to lớn trong  
công cuộc khai thác vùng đất Quảng Trị. Theo Ô Châu cận lục của Dương 
Văn An thì vùng đất Quảng Trị  gồm 3 huyện và 173 xã.  Ở  miền núi theo 
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: “châu Sa Bôi có 68 xã, châu Thuận Bình 
có 26 xã(2)” (Lê Quý Đôn, 1977, tr.19). Như vậy có thể  thấy với con số 173  
xã thôn trên là cả một quá trình tụ cư lâu đời, mà triều Lê sơ giữ một vị trí 
quan trọng.
Sang thế kỉ thứ XVI nhà Lê mất dần vai trò lãnh đạo, đất nước rơi vào  
tình cảnh hỗn loạn. Các tập đoàn phong kiến đua nhau tranh dành quyền  
lực, cuộc nội chiến kéo dài đã phân chia đất nước thành nhiều miền và đặt 
dưới quyền kiểm soát của những chính quyền riêng biệt khác nhau. Trước 
tình hình đó một cựu thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đã tổ chức lực lượng  
ở  Thanh Hóa chống nhau với họ  Mạc, lập Lê Duy Ninh lên làm vua với 
2 : Riêng tên từng xã cụ thể thì không thấy liệt kê


danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, mở  đầu thời kì trung hưng của nhà Lê.  
Nguyễn Kim đã chiếm vùng Thanh Nghệ  làm căn cứ, cát cứ   ở  phương 
Nam. Cũng trong thời gian đó con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm mưu  
toan tiếm quyền. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, tất cả quyền hành rơi vào 
tay Trịnh Kiểm. Bối cảnh đó càng làm cho tình hình đất nước thêm rối ren. 
Cuộc xung đột này đã dẫn tới sự chia cắt đất nước mà lịch sử gọi là Nam – 
Bắc triều với chính quyền nhà Mạc  ở  phía Bắc và vua Lê – Trịnh  ở  phía  
Nam. Năm 1592 sau khi đánh bại họ Mạc, Trịnh Kiểm lấn át vua Lê và từ 
đây thực quyền rơi vào tay họ Trịnh. Nội tình đất nước khủng hoảng, chính 
quyền họ  Trịnh tìm cách thủ  tiêu hậu duệ  Nguyễn Kim. Con trai đầu của  
Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị sát hại. Lo sợ cùng chung số phận, người 
con thứ  là Nguyễn Hoàng tìm cách nhờ  chị  của mình tức là vợ  của Trịnh  
Kiểm xin cho vào trấn thủ vùng Thuận – Quảng, vùng được xem là “Lam 
sơn chướng khí” thời bấy giờ. Trịnh Kiểm cũng cho rằng đưa Nguyễn 

Hoàng vào đó là có thể  dứt được một mối họa và cũng là để  không mang 
tiếng về đời sau. Ai nào ngờ  từ  đây Nguyễn Hoàng đã xây dựng cơ  đồ  bá  
vương cho dòng họ  mình. Nguyễn Hoàng chính thức vào trấn thủ  vùng 
Thuận Hóa năm 1558 và trấn thủ vùng Quảng Nam năm 1570, xây dựng lực 
lượng  chống  lại  họ  Trịnh.  Đây  là cơ  duyên  lịch  sử  của  vùng Thuận –  
Quảng. Cục diện chiến tranh, tranh giành quyền lực được phân biệt rõ nét 
của các thế lực phong kiến bắt đầu. Từ  đây vùng đất Quảng Trị  được ghi 
dấu trong lịch sử dân tộc bởi là nơi được Nguyễn Hoàng chọn làm đặt thủ 
phủ  và không phải ngẫu nhiên mà một con người đa tính toán, tài trí như 
Nguyễn Hoàng lại chọn vùng đất Ái Tử, Quảng Trị làm điểm mở đầu cho  
cả một sự nghiệp to lớn.


Nguyễn Hoàng sinh ngày Bính Dần (tức ngày 10) tháng 8  
năm  Ất Dậu (1525), (Lê – Thống Nguyên năm thứ  4. Minh – Gia  
Tĩnh   năm   thứ   4)   là   con   trai   thứ   hai   của   Nguyễn   Kim,   mẹ   là 
Nguyễn Thị  Mai con gái của Nguyễn Minh Biện, Đặc tiến phụ 
quốc thượng tướng quân thị vệ triều Lê (Đỗ Bang, 2006, tr.15).
Ông vốn là người tướng trẻ  tài ba, một người có khả  năng và nhiều 
tham vọng, sau khi cha chết anh rể  chuyên quyền, mâu thuẫn họ  Trịnh –  
Nguyễn tăng lên, để tránh sự bức hại của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng nhờ 
chị vận động xin cho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Dịp may đã đến lúc này  
vùng Thuận Hóa vẫn bị người Chăm quấy phá. Thuận ý của Trịnh Kiểm là 
sử  dụng Nguyễn Hoàng chống đỡ  mặt tấn công phía Nam của quân Mạc, 
với hy vọng Nguyễn Hoàng hoặc bị  giết chết trong miền đất hiểm vắng, 
hoặc sẽ bị trừ khử sau khi đã hoàn thành công việc diệt Mạc. “Nhưng thực 
tế   ấy đã xảy ra quá xa với bài tính của họ  Trịnh”. (Phan Huy Lê, 1960,  
tr.29). 
Về  sự  lựa chọn đất Thuận – Quảng của Nguyễn Hoàng, sách  Đại  
Nam thực lục tiền biên có nói đến một giai thoại:

Chúa   (Nguyễn   Hoàng)   nghe   tiếng  Nguyễn   Bỉnh   Khiêm  là 
người làng Trung Am, Hải Dương, đỗ  trạng nguyên triều Mạc 
làm đến chức Thái bảo, giỏi nghề  thuật số  nên ngầm sai người 
đến hỏi. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân mà ngâm 
lớn lắm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (nghĩa là một 
dãy núi ngang có thể dung thân muôn đời) sứ  giả đem câu ấy về 
thuật lại, chúa hiểu ý (Quốc Sử  Quán Triều Nguyễn,  Đại Nam  
nhất thống chí 2007, tr.27).


Bước đầu đặt chân lên mảnh đất Thuận Hóa (năm 1558), Nguyễn 
Hoàng đã chọn vùng đất Ái Tử (huyện Vũ Xương) làm nơi đặt thủ phủ của 
mình. Không phải ngẫu nhiên mà một con người đa mưu tài trí như Nguyễn 
Hoàng lại chọn nơi đây làm điểm mở  đầu cho cả  một sự  nghiệp to lớn.  
Trong tâm trí của ông, thực tế Quảng Trị lúc đương thời có một vị trí chiến  
lược đặc biệt lợi hại, thuận lợi cho cả thế thủ, thế công từ  mọi hướng và 
chính nơi đó có thể nuôi dưỡng tham vọng cho ông một cách bí mật và an  
toàn nhất, tránh khỏi mối hoài nghi của họ  Trịnh  ở  phía Bắc và mối uy  
hiếp quân Chăm Pa ở phía Nam.
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, ông đã từng bước dẹp yên các 
lực lượng chống đối, khôi phục và phát triển sức sản xuất. Các chúa sau đó  
đã tiếp bước ông, tích cực đề ra những chính sách về nội trị và ngoại giao, 
phát triển kinh tế. Những chính sách đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc 
xây dựng và củng cố một bộ máy chính quyền và quân đội… Lãnh thổ của 
chúa Nguyễn cai trị  được gọi là “xứ  Đằng Trong” hay Nam Hà, để  phân  
biệt với xứ Đằng Ngoài hay Bắc Hà của vua Lê và chúa Trịnh. Vì vậy nên 
Nguyễn Hoàng được gọi là “chúa Tiên”. Lãnh thổ  của Đoan quận công 
Nguyễn Hoàng gồm hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam, trải dài từ  sông 
Gianh phía Nam của dãy Hoành Sơn vào đến đèo Cù Mông (Bình Định, giáp 
ranh với Phú Yên). Chúa  Tiên đã chăm lo xây dựng và phát triển Đàng 

Trong sớm trở nên thịnh vượng và thái bình.
Sau khi quân Nguyễn bị Tây Sơn đánh bại, chúa Nguyễn và triều đình 
rút vào Gia Định, phần đất Quảng Trị thuộc về  chúa Trịnh với danh xưng  
như cũ. Đến năm 1786, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ làm tiết chế, Vũ Văn  
Nhậm làm Tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu quân đô đốc đem 
quân thủy bộ  ra đánh Thuận Hóa. Chỉ  trong mấy ngày đã làm chủ  được 


×