Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

DIỆN MẠO VĂN HÓA -XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE TRONG CÁC THẾ KỶ XVII - XX L

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 210 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------







NGÔ VĂN ĐỨC







DIỆN MẠO VĂN HÓA
-
XÃ HỘI
CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE

TRONG CÁC THẾ KỶ XVII - XX









LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ










Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------






NGÔ VĂN ĐỨC








DIỆN MẠO VĂN HÓA
-
XÃ HỘI
CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE

TRONG CÁC THẾ KỶ XVII - XX




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH THANH




Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỤC LỤC


trang
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE .........................9
1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................9
1.2. Quá trình kiến tạo, bồi đắp vùng đất Bến Tre ........................................10
1.3. Địa hình ..................................................................................................11
1.4. Thổ nhưỡng ............................................................................................14
1.5. Khí hậu ...................................................................................................17
1.6. Sông ngòi ...............................................................................................19
1.7. Thủy văn ................................................................................................21
1.8. Thực vật .................................................................................................23
1.9. Động vật .................................................................................................27
Chương 2. DIỆN MẠO VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
TRONG CÁC THẾ KỶ XVII – XX .................................................33
2.1. Đời sống xã hội ......................................................................................
33
2.2. Đời sống vật chất ...................................................................................45
2.2.1. Sinh hoạt kinh tế ......................................................................45
2.2.2. Cách ăn uống, trang phục, nhà ở, đường sá và phương tiện
đi lại ..............................................................................66
2.3. Đời sống tinh thần .................................................................................86
2. 3.1. Phong tục tập quán ..................................................................86
2.3.2. Tín ngưỡng – Tôn giáo ............................................................94
2.3.3. Giáo dục ................................................................................113
2.3.4. Văn học ..................................................................................121


Chương 3. CON NGƯỜI BẾN TRE ......................................................................138

3.1. Con người Bến Tre trong đấu tranh với thiên nhiên ............................138
3.2. Đấu tranh với xã hội .............................................................................147
3.3. Đặc điểm tính cách của con người Bến Tre .........................................168
KẾT LUẬN ............................................................................................................176
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................188
PHỤ LỤC ...............................................................................................................195



MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu, Bến Tre được nhiều người biết đến không chỉ với cái tên “xứ dừa”, mà
còn là vùng đất anh hùng, nơi tôi may mắn được sinh ra và lớn lên. Tôi nhận thức
được rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về lịch sử của vùng đất này là
trách nhiệm của bản thân.
Bến Tre là một bộ phận của vùng đất Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất mới, vùng
đất có nhiều đóng góp quan trọng đối với lịch sử dâ
n tộc trên nhiều phương diện,
trong đó có phương diện văn hóa.
Sống trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên khác nhau, cư dân
mỗi vùng, miền, mỗi địa phương có những biểu hiện đặc thù về phẩm chất, tính
cách, có cả những mặt tích cực và hạn chế. Nghiên cứu những nét đặc thù về văn
hóa, những truyền t
hống, phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người Bến Tre để
phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế ở hiện tại và
tương lai là việc làm hết sức cần thiết.
Trong bài viết “Nghiên cứu lịch sử địa phương ở Nam Bộ” in trong tập sách
Nam Bộ đất và người, Tiến sĩ Lê Hữu Phước cho rằng: “trong nhiều công trình lịch
sử địa phương đã có (kể cả những tập địa chí), trong khi phần lịch sử đấu tranh

đư
ợc khắc họa đậm nét, thì những nội dung về lịch sử xây dựng, kinh tế – văn hóa –
xã hội lại chưa được thể hiện tương xứng” [57, tr.145]. Tìm hiểu những vấn đề về
văn hóa – xã hội của vùng đất Nam Bộ nói chung, từng địa phương trong vùng đất
Nam Bộ nói riêng vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với người nghiên cứu lịch sử.
Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài nghiê
n cứu của luận văn là “Diện
mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII – XX”.
Việc nghiên cứu đề tài còn có ý nghĩa góp thêm cơ sở khoa học để lãnh đạo
Tỉnh hoạch định chính sách văn hóa – xã hội cho tỉnh nhà, trong bối cảnh Đảng và
Nhà nước đang chủ trương xâ
y dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
không chỉ ở cấp vĩ mô, toàn quốc mà cụ thể ở cấp vùng, cấp địa phương.

Chúng ta biết rằng, tình yêu đất nước bắt nguồn từ tì
nh yêu quê hương, nơi
chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với cuộc đời của mỗi con người ngay từ thời thơ ấu.
Trang bị tri thức lịch sử địa phương để qua đó bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước,
yêu quê hương cho thế hệ trẻ, vì thế, hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu đề tài, tôi hy
vọng sẽ mở rộng hiểu biết của mình về lịch sử địa phương, sử dụng kết quả nghiê
n
cứu phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh.
Việc nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre, ở một mức
độ nhất định, còn là việc làm nhằm góp thêm tư liệu để nghiên cứu diện mạo văn
hóa – xã hội vùng đất Nam Bộ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHI
ÊN CỨU
“Diện mạo văn hóa – xã hội” được hiểu là bức tranh văn hóa – xã hội được phản
ánh qua tư liệu lịch sử. Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần mà

con người đã sáng tạo ra trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và xã hội. Văn
hóa là một mảng của đời sống xã hội, gắn bó hữu cơ với tổ chức cuộc sống của
cộng đồng cư dân. Văn hoá vừa là sản phẩm mà một cộng đồng dâ
n cư tạo ra, vừa
là nhân tố tác động đến hoạt động của cộng đồng dân cư.
Vùng đất Bến Tre là một bộ phận của Nam Bộ, mà Nam Bộ là một phần không
thể tách rời của Việt Nam. Lịch sử khai phá, xây dựng và phát triển của vùng đất
Bến Tre với những diễn biến phức tạp về chính trị, xã hội, văn hóa nằm
trong bối
cảnh chung của vùng đất Nam Bộ và chịu chung sự chi phối của bối cảnh cả nước.
Do vậy, nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội Bến Tre từ thế kỉ XVII – XX không
thể tách rời diện mạo văn hóa – xã hội Nam Bộ cũng như diện mạo văn hóa – xã hội
Việt Nam trong giai đoạn nà
y. Trên quan điểm như thế, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận văn được xác định là:

- Những yếu tố tác động đến diện mạo văn hóa và mối quan hệ giữa các yếu tố
đó như: điều kiện tự nhiên, cư dâ
n, con người trong đấu tranh với thiên nhiên, trong
đấu tranh xã hội, … tại vùng đất Bến Tre vào các thế kỉ XVII - XX, trong bối cảnh
của khu vực Nam Bộ và cả nước.
- Những mảng, những lĩnh vực cụ thể của đời sống vật chất, đời sống tinh
thần, đời sống xã hội của cư dâ
n sống trên vùng đất Bến Tre.
- Không gian nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội là vùng đất Bến Tre, bao
gồm cả những nơi trước đây không thuộc Bến Tre, nhưng hiện nay nằm trong địa
phận Bến Tre. Thời gian nghiên cứu được xác định trong khoảng các thế kỷ XVII –
XX, tức là từ khi có người Việt, người Hoa đến khai phá vùng đất Bến Tre cho đến
thời điểm kết thúc một kỷ nguyên (năm
2000), mở ra một kỷ nguyên mới.

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về diện mạo văn hóa - xã hội của Bến Tre,
có ba dạng: thứ nhất là những công trình có đề cập hoặc ít, hoặc nhiều tới Bến Tre
trong đồng bằng sông Cửu Long; thứ hai là các công trình chung về tỉnh, trong đó
có đề cập phần nà
o về diện mạo văn hóa – xã hội; thứ ba là những công trình nghiên
cứu một mảng nào đó của diện mạo văn hóa – xã hội vùng đất Bến Tre.
Ở dạng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu, nghiên cứu về những vấn đề có liên
quan đến văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre (những
yếu tố tác động đến văn hóa, những vấn đề về văn hóa – xã hội):
- Phủ biên tạp lục của Lê Q
uý Đôn được viết khoảng năm 1776, khi ông giữ
chức Hiệp trấn tham vấn quân cơ ở Thuận Hóa. Đây là tập bút ký, cung cấp nhiều
sử liệu quý về vùng đất phương nam như cảnh quan, tài nguyên, dân cư, chế độ
ruộng đất, thuế khóa, binh chế… Từ thế kỷ XVIII trở về trước, vùng đất Bến Tre
được đề cập trong Phủ biên tạp lục với tên gọi chung là vùng sông Tiền.
- Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết dưới thời vua
Gia Long đề cập đến nhiều mặt như vị trí, giới hạn, t
ên các phủ, huyện, tổng, xã,
thôn, phong tục, tín ngưỡng, quần áo, nhà cửa, hội hè,… của vùng đất Gia Định nói
chung, trong đó có Bến Tre.

- Nhà văn Sơn Nam
nghiên cứu Nam Bộ dưới nhiều góc độ, như tên gọi của
các công trình nghiên cứu: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đất Gia Định xưa, Nói
về miền Nam - Cá tính miền Nam – Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Đình miếu và lễ
hội dân gian miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và Văn
minh miệt vườn.
- Toan Ánh trong các công trình nghiên cứu về Nếp cũ – Con người Việt
Nam, Tín ngưỡng Việt Nam, khi đề cập đến diện mạo một số mặt văn hóa cả nước

nói chung, Nam
Bộ nói riêng, tác giả có đề cập đến một số hiện tượng văn hóa Bến
Tre.
Sau năm 1975, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ, trong đó có
văn hóa Bến Tre, tiêu biểu như: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường
với Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu L
ong, Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 1990; Huỳnh Lứa với Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII,
XVIII, XIX, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2000; Thạch Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh với Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb
Khoa học xã hội xuất bản năm 1992; Hồ Bá Thâm -Văn hóa Nam Bộ vấn đề và phát
triển, Nxb Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2003; Nguyễn P
hương Thảo với Huyền
thoại miệt vườn, Nxb Văn hóa Thông tin xuất bản 1994, Văn hóa dân gian Nam Bộ
những phác thảo, Nxb Giáo dục xuất bản năm 1994; Trần Hồng Liên với Phật giáo
ở Nam Bộ từ thế kỉ 17 đến 1945, Nxb TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996; Viện
tôn giáo với công trình Bước đầu tìm hiểu Đạo Cao Đài (công trình của nhiều tác
giả, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1995); Lê Anh Dũng với công trình Lịch sử
Đạo C
ao đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 – 1926, Nxb Thuận Hóa xuất bản năm 1996…
Ở dạng thứ hai, diện mạo văn hóa – xã hội của Bến Tre được đề cập phần nào đó
trong các công trình nghiên cứu nhiều mặt về tỉnh, tiêu biểu là:
- Cuốn Monographie de la province de Bến Tre (Địa phương chí tỉnh Bến Tre)
do người Pháp công bố năm 1930, trình bày khá hệ thống về vị trí địa lý, tự nhiê
n,
sông ngòi, khí hậu, thủy lợi, tình hình kinh tế, cây trồng… nhưng nhìn chung còn sơ
lược.

- Tác giả Huỳnh Minh, trong nhiều sách khảo cứu các tỉnh, thành ở Nam Bộ
đư

ợc xuất bản vào những năm 60, đã đề cập vùng đất Bến Tre trong “Vĩnh Long
xưa”, “Định Tường xưa”, “Kiến Hòa (Bến Tre) xưa”. Các tập sách này đã phác
họa vùng đất Bến Tre qua một số chi tiết về lịch sử, địa lý, nhân vật, giai thoại,
huyền thoại, di tích, thắng cảnh, cây dừa, địa danh năm xưa…
- Trong công trình nghiên cứu Tỉnh Bến Tre
trong lịch sử Việt Nam từ năm
1757 đến 1945 của tác giả Nguyễn Duy Oanh, Phủ Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất
bản năm 1971, tuy nội dung còn sơ lược, nhưng có thể tìm được những tư liệu về
vùng đất Bến Tre trên các lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, việc tổ chức
hành chính của chính quyền họ Nguyễn và thực dâ
n Pháp, một số phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp, một số nhân vật lịch sử.
- Ba Tri đất và người của nhiều tác giả, Ban chấp hành Đảng bộ Ba Tri xuất
bản năm 1984, ngoài phần tư liệu về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn bó với Ba
Tri, một số địa danh từng có những chiến công oanh liệt của nhân dân trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, một số ngành nghề truyền t
hống, công trình còn đề cập
một số di tích văn hóa của Ba Tri, về hát sắc bùa Phú Lễ…
- Bình Đại địa chí của Huỳnh Văn Tháp, Phan Ngọc Đằng chủ biên, Ủy ban
nhân dân huyện Bình Đại xuất bản năm 1987, cung cấp nhiều tư liệu ở nhiều lĩnh
vực như địa lý, lịch sử, dân cư, kinh tế, văn hóa, giáo dục… của cù lao An Hóa nói
chung, huyện Bình Đại nói riêng trong các thế kỷ XVII – XX.
- Địa chí Bến Tre, do Thạch
Phương, Đoàn Tứ chủ biên, cùng nhiều cộng tác
viên trong các ngành khoa học khác nhau, do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm
2001 là công trình nghiên cứu tỉ mỉ, công phu, đề cập đến nhiều mặt về tự nhiên,
dân cư, lịch sử đấu tranh cách mạng, văn hóa, giáo dục,… của vùng đất Bến Tre từ
thế kỷ XVII – XX.
Ở dạng thứ ba, những công trình sưu tầm nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến
một số lĩnh vực văn hóa của Bến Tre như: Dân c

a Bến Tre (Lư Nhất Vũ, Lê Giang,
Ty Văn hóa thông tin Bến Tre xuất bản 1981); Văn học dân gian Bến Tre (Nguyễn
Phương Thảo, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1988); Hát sắc bùa Phú Lễ Ba

Tri – Bến Tre ( Huỳnh Ngọc Trảng, N
xb TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992);
Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre (Nguyễn Phương Thảo – Nguyễn Nhị Hà sưu
tầm, tuyển chọn, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1996); Tìm hiểu một số hiện
tượng văn hóa dân gian Bến Tre (Nguyễn Chí Bền, Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 1997); Tang lễ người già ( của tác giả Lư Văn Hội, Sở Văn hóa thông tin tỉnh
Bến Tre xuất bản năm 2002)…
Nhìn chung, công trình nghiê
n cứu về vùng đất Bến Tre có khá nhiều. Mỗi
công trình nghiên cứu đề cập một hoặc một số vấn đề có liên quan đến diện mạo
văn hóa – xã hội của vùng đất này. Hiện chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và
có hệ thống về diện mạo văn hóa – xã hội vùng đất này qua các thời kỳ từ thế
XVII – XX.
4. PHƯƠNG P
HÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic:
- Luận văn thuộc chuyên ngành khoa học lịch sử, do vậy, chúng tôi sử dụng
phương pháp lịch sử làm phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu. Bức
tranh văn hóa – xã hội được miêu tả dưới góc độ lịch sử, trong bối cảnh, không gian
và thời gian cụ thể.
- Phác họa bức tranh nghĩa là phải miêu tả, nhưng không chỉ dừng lại ở đó m
à
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề đặt ra và giải quyết ở luận văn còn được phân tích,
khái quát, nhận định, xem xét trong các mối liên hệ nhân quả, xem xét tính kế thừa,
phát triển, mối liên hệ quá khứ - hiện tại- tương lai… Nói cách khác, người viết còn
kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu

luận văn.
4.2. Phương ph
áp tiếp cận hệ thống:
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng không tồn tại riêng lẻ mà nó luôn nằm
trong một hệ thống và chịu sự tác động, chi phối bởi các sự vật, hiện tượng khác.
Diện mạo văn hóa – xã hội của Bến Tre trong các thế kỉ XVII – XX được xem như
một bộ phận diện mạo của khu vực Nam Bộ và của cả nước và
o khoảng thời gian
này.

- Các yếu tố, các lĩnh vực cụ thể của văn hóa đư
ợc xem xét trong cùng một hệ
thống, chịu chung tác động của những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, lịch sử.
- Với cách tiếp cận hệ thống, các yếu tố, các lĩnh vực cụ thể của văn hóa còn
được xem xét trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng lẫn nhau.
4.3. Phương pháp liên ngành:
Xã hội loài người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngà
nh khoa học. Trong
nghiên cứu lịch sử, việc sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các ngành khoa
học có liên quan là rất cần thiết, giúp cho việc miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên
cứu được rõ ràng, làm cơ sở cho việc vững chắc cho việc giải thích, so sánh, đối
chiếu các nguồn tư liệu khác nhau.
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng những thà
nh tựu, kết quả
nghiên cứu ở một số ngành có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như:
khảo cổ học, địa lý học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, tôn giáo,… để so
sánh, đối chiếu, miêu tả, dựng lại bức tranh văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre
trong các thế kỉ XVII – XX.
4.4. Phương pháp khảo sát điền dã:
Tư liệu khảo sát điền dã cung cấp cho nhà

nghiên cứu những hình ảnh, những
câu chuyện, những hoạt động thực tế, sinh động. Đây là một trong những nguồn tư
liệu quý giá trong công tác nghiên cứu lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu đề tài,
người viết đã trực tiếp khảo sát, tiếp xúc với các di tích, hiện vật lịch sử, văn hóa;
phỏng vấn những người am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm
thu
thập thêm thông tin, tư liệu, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu với tư liệu thành văn,
góp phần miêu tả bức tranh văn hóa - xã hội.
4.5. Phương pháp so sánh:
- Việc sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết,
nhằm tìm ra sự giống nhau, khác nhau, nét chung, nét riêng, mối quan hệ nhân quả,
sự kế thừa, phát triển của các sự kiện, hiện tượng. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài, chúng tôi đã sử dụng phương phá
p so sánh lịch đại để tìm ra sự giống nhau,
khác nhau, kế thừa, phát triển theo thời gian của các yếu tố, hiện tượng văn hóa.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương phá
p so sánh đồng đại để nhận diện sự
giống nhau, khác nhau, những điểm chung, những nét đặc thù của diện mạo văn hóa
– xã hội Bến Tre với khu vực Nam Bộ và cả nước trong từng thời điểm, giai đoạn.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thông qua việc chọn lọc và phân tích tư liệu lịch sử, luận văn dựng lại bức
tranh toàn cảnh về văn hóa-xã hội của Bến Tre qua các thời kì, trong các thế kỉ
XVII-XX.
Luận văn cung cấp thê
m những thông tin về diễn trình văn hóa-xã hội của địa
phương nhằm bổ sung tư liệu về vùng đất này, làm cơ sở cho việc biên soạn, giảng
dạy lịch sử địa phương nhằm bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương,
đất nước, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả, truyền thống mà


các thế hệ cha anh đã xây dựng.
Ở một mức độ nhất định, luận văn còn góp thêm cơ sở khoa học để lãnh đạo
Tỉnh hoạch định chính sách văn hóa-xã hội của tỉnh nhà.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn đư
ợc chia thành 3 chương.
Chương I: Điều kiện tự nhiên của vùng đất Bến Tre
Chương II: Diện mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre trong các
thế kỉ XVII- XX
Chương 3: Con người Bến Tre







Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
1.1. Vị trí địa lý
Bến Tre hiện nay là 1 trong 13 tỉnh nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng
đất Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao lớn là: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù
lao Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long: sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông
Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ qua nhiều thế kỉ.
Nhìn trên bản đồ, vùng Bến Tre có hình chiếc quạt, đầu nhọn nằm ở thượng
nguồn, các sông lớn giống như nan quạt xòe ra phía Biển Đông. Diện tích tự nhiên
của Bến Tre là 2.315,01km
2
. Phía Bắc, Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, ranh giới

chung là sông Mỹ Tho; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh,
ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp Biển Đông, bờ biển dài 65km.
Về tọa độ địa lý, điểm cực nam của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9
0
48’ bắc, thuộc
huyện Thạnh Phú; cực Bắc nằm trên vĩ độ 10
0
20’ bắc, thuộc huyện Châu Thành;
điểm cực đông nằm trên kinh độ 106
0
48’ đông, thuộc huyện Bình Đại; điểm cực
Tây nằm trên kinh độ 105
0
57’ đông, thuộc huyện Chợ Lách.
Đường bộ đi từ thị xã Bến Tre đến thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang
và Long An) dài 86km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu, qua thị xã Bến Tre, phà Hàm
Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên dài 35,39km. Quốc lộ 57 nối với quốc lộ
60 ở thị trấn Mỏ Cày, qua Chợ Lách, sang Vĩnh Long, đoạn trên đất Bến Tre dài
40,65km. Bến Tre có 6 tỉnh lộ. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 từ ngã ba chợ Xếp đến
quốc lộ 57,
dài 10 km. Tỉnh lộ 883, từ ngã tư huyện Châu Thành đến Thới Thuận,
Bình Đại, dài 58,33km. Tỉnh lộ 883B từ ngã ba Đê Đông đến bờ biển xã Thừa Đức
dài 8,1km. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú dài 24,45km.
Tỉnh lộ 885 từ Thị xã đến Tiệm Tôm, Ba Tri dài 45,5km. Tỉnh lộ 886 từ ngã tư Phú
Khương đến ngã ba Phú Hưng, tiếp giáp với đường tỉnh 885, dài 5,3km
. Tỉnh lộ 887
từ Thị xã đến ngã ba Sơn Đốc, dài 23,57km. Tỉnh lộ 888 từ ngã ba Thom, Mỏ Cày
đến Khâu Băng, Thạnh Phú, dài 51,62km.

Trước đây, từ ba cù la

o của Bến Tre, có thể đến miền Đông, miền Tây Nam
Bộ bằng ghe thuyền đi sông, có thể xuống vùng Cà Mau, ra miền Trung bằng ghe
thuyền đi biển. Ngược lại từ miền Trung vào, miền Đông xuống, miền Tây lên,
người ta cũng có thể sử dụng những phương tiện tương tự như vậy. Từ khi có tàu
thủy, ghe máy, sự giao lưu càng thuận tiện, tấp nập hơn. Đặc điểm địa lý này đã tác
động đến nhiều mặt đến suốt quá trình hình thành, phát triển Bến Tre.
1.2. Q
uá trình kiến tạo, bồi đắp vùng đất Bến Tre
Về lịch sử phát triển địa chất, theo kết quả nghiên cứu của ngành địa chất
học[66, tr.187], vùng đất Bến Tre được hình thành ở giai đoạn sau cùng của sự bồi
tụ đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền với quá trình phân nhánh của sông Cửu
Long.
Đầu thời kỳ cận sinh, cách nay 70 triệu năm, một cuộc biển tràn nhỏ đã dìm
phần cực nam của Bến Tre xuống dưới nước mặn, cùng lúc với khu vực Trà Vinh

và Vĩnh Long. Vào thời điểm cách nay khoảng 40 triệu năm, biển rút ra, để lại trầm
tích đất liền thô hạt. Đây là trầm tích chứa nước ngọt đầu tiên, nằm ở độ sâu trên
500m
, bên dưới khu vực thị xã Bến Tre.
Thời tân sinh cách nay 30 triệu năm, một cuộc biển tràn làm ngập toàn bộ
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, biển lùi ra chút ít, nhưng khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, trừ An Giang (nhờ móng đá Bảy Núi khá cao), vẫn còn chìm
trong biển nước. Tiếp theo, biển lùi thật nhanh, để lại trầm tích đất liền chứa nước
lợ. Cách nay khoảng 8 triệu năm, một lần nữa biển lại tràn, lấp gần trọn khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, đưa nước mặn đột nhập phù sa nước lợ trước đó, làm
cho cả vùng đồng bằng bị mặn. C
uộc biển tràn lần này chấm dứt cách nay khoảng 3
– 4 triệu năm. Riêng khu vực Ba Tri, cách nay khoảng một triệu năm lại còn một
cuộc biển tràn cục bộ. Đất Bến Tre chỉ mới xuất hiện trên mực nước biển từ khoảng
4.500 năm trở lại đây.


Theo tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường, khoảng 4.500 năm – 5.000
năm cách đây, có một cồn sông khá lớn xuất hiện ở phía dưới khu vực Chợ Lách
hiện tại. Sau đó, một số giồng cát được hình thành ở phía đầu cồn, dấu vết ngày nay

hiện c
òn ở phía nam Chợ Lách. Một cù lao lớn thứ hai xuất hiện ở khu vực Châu
Thành, tạo nên một cửa sông mới, đó là cửa sông Mỹ Tho. Cùng lúc đó, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông được hình thành. Các con sông này lấn biển và bồi đất rất
nhanh chóng, tạo nên các giồng cát nằm sát nhau.
Trước kia, Bến Tre vốn là những cù lao được hình thành riêng lẻ do phù sa
của sông Tiền lắng đọng. Những nhánh sông chia cắt các cù lao cũng bị phù sa dần
dần lắp nghẽn. Các cù lao dần dần đư
ợc chắp lại với nhau, tạo nên Bến Tre như hiện
tại. Trên địa bàn Bến Tre, dấu tích của những dòng sông cổ bị lấp vẫn còn ở nhiều
nơi như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Đó là những dải đất phèn,
những vùng đất thấp với nhiều hợp chất hữu cơ, đặc biệt là những dòng nước ngọt
ngầm sâu hàng chục mét.
Thực trạng sông Ba Lai hiện nay đang tái lập hình ảnh của các dòng sông cổ
bị lấp. Sự bồi tích nhanh của sông Mỹ Tho làm
cho sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu phía
trên. Do vậy, lòng sông đã bị xóa hẳn ở đoạn qua huyện Châu Thành, gần xóa ở
đoạn qua huyện Giồng Trôm, sắp sửa bị xóa ở huyện Bình Đại. Xu thế bồi tụ vùng
cửa sông ven biển ở Bến Tre vẫn đang tiếp diễn.
1.3. Địa hình
Bến Tre t
hấp và bằng phẳng, độ cao trung bình từ 1 – 2m so với mực nước
biển, có hướng thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
Phần đất cao thuộc khu vực Chợ Lách, Châu Thành, nằm ở phía bắc và tây
bắc thị xã Bến Tre. Đây là khu vực của cồn sông cổ bị lũ hàng năm mang phù sa

phủ lấp. Ngoài ra, ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, rải rác
trên bề mặt địa hình còn có các giồng cát. Giồng là kết quả tác động của dòng sông
và sóng biển. Các giồng có dạng vòng cung hay rẻ quạt, cao từ 3 - 5m
, chạy dài từ 5
– 7km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, song song với đường bờ biển. Ở các khu
vực này, nhiều địa danh mang từ giồng ở phía trước, như Giồng Trôm, Giồng Tre,
Giồng Chuối…
Giồng là đất lý tưởng cho cây dừa phát triển. Ngay cả những giồng mới ven
biển, dừa cũng mọc được nhờ có lớp cát dày, độ thoát nước cao, không có phèn. Đất

giồng là cát pha, nên không co r
út, dễ nén, độ thoát nước cao, thích hợp cho việc
xây dựng các công trình bán kiên cố. Giồng cổ là nền móng tốt cho nhà nhiều tầng,
sân bay. Có nơi, giồng chuyển thành bưng, có đất cát pha sét. Đất này có thể được
dùng làm gạch ép.
Giữa hai giồng thường là một vùng trũng, được gọi là phẳng giữa giồng.
Những phẳng giữa giồng rộng trên 1000m bắt đầu có tầng sinh phèn ở độ sâu 0,5 –
1m, bên dưới lớp phù sa mới nhất. Nếu đào
bới ở những nơi này sẽ làm dậy phèn
lên.
Phẳng giữa giồng là nơi thích hợp cho các loại cây trồng như lúa, mía, hoa
màu, với điều kiện phải có nước tưới, vì những khu vực này thường bị nhiễm phèn.
Khi làm công tác thủy lợi, cần tránh việc làm dậy phèn ở sâu bên dưới.
Ngoài đất giồng, đê tự nhiên hay đê sông cũng là phần đất cao. Đê thành lập
vào mùa lũ, khi nước sông dâng lên cao, tràn qua hai bên bờ. Vật liệu thô, theo
dòng nước trôi lơ lửng trên mặt nước, cũng t
ràn vào hai bên bờ. Năm này sang năm
khác, vật liệu thô kế tiếp nhau lắng xuống, tạo ra bờ đê cao hơn đất liền bên trong.
Đê tự nhiên là nơi cao ráo, có nhiều điểm nổi bật về nông nghiệp so với các loại đất
khác ở các trũng. Mỗi năm, đê được bồi thêm phù sa mới, mang độ phì cao cho đất.

Đất đê giữ độ ẩm tốt vào mùa nắng. Sau đất giồng, đê tự nhiên là nền m
óng tốt hơn
hết so với các đơn vị bồi tích khác. Đất ở đê rất phù hợp cho việc sử dụng làm đất
thổ cư, trồng cây ăn trái.
Phía sau đê sông là khu đất thấp hơn, được gọi là bưng sau đê. Đất của bưng
sau đê không có phèn. Nếu có phèn là do thảm thực vật úng thối tại chỗ tạo nê
n, với
tổng lượng lưu huỳnh không quá 1%. Loại phèn nước ngọt này, nói chung, không
gây hại đến cây trồng.
Bưng sau đê ở Bến Tre thường phủ lên cồn sông cổ, đất ẩm, không phèn, nên
bưng sau đê rất thích hợp đối với cây lúa, rau màu và cây dừa. Đây là một loại đất
nông nghiệp khá tốt, song diện tích không lớn so với các loại đất khác.
Trầm tích do lũ đưa về, gồm cát lơ lửng trong lòng nước và sạn sỏi chạy dài
trên đáy s
ông. Chúng tích tụ lại thành lượn, gọi là lượn cát sông. Ban đầu lượn cát

nằm dưới mặt nước, về sau nhô dần lên khỏi mặt nước và có thực vật phủ lên, trở
thành cồn sông hoặc cù lao. Dọc các sông lớn c
òn có rất nhiều cù lao (cồn), được
hình thành. Trên sông Mỹ Tho có Cồn Phụng, Cồn Tàu. Sông Hàm Luông có Cồn
Ốc, Cồn Linh. Sông Cổ Chiên có Cồn Phú Đa, Cồn Dung…
Đối với nông nghiệp, cù lao hay cồn sông có giá trị kinh tế khá cao. Đất cồn
không có phèn, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Phần đất thấp, từ 1 – 1,5m
, gồm có 2 dạng. Trước hết, đó là khu vực các lòng
máng của các lòng sông cổ và mới, đã bị lấp hoàn toàn hoặc một phần bởi trầm tích
lũ, cụ thể là các khu vực như Phước An, Phước Tú (Châu Thành), Phong Phú, Phú
Hòa (Giồng Trôm). Dạng thứ hai là những vũng mặn cổ, hiện cũng đã được lấp đầy
từng phần như xóm chợ cũ, Mỹ Hòa (Ba Tri), Bình Quới (Giồng Trôm).
Phần đất trũng thật thấp ở khu vực ven biển, có độ cao không quá

0,5m.
Phần đất này luôn luôn ngập dưới mực triều trung bình, bao gồm những đầm mặn
và bãi thủy triều. Đất đầm mặn có nhiều ở Bình Đại, trở nên ít dần ở Ba Tri và
Thạnh Phú.
Bãi thủy triều có địa mạo bằng phẳng. Tuy vậy, mặt trên của bãi thủy triều
bao giờ cũng có dấu vết của dòng nước và sóng. Bãi thủy triều gồm có
hai loại.
Loại thứ nhất là bãi cát thủy triều, nằm ở những nơi có sóng gió to. Loại thứ hai
nằm ở những nơi khuất sóng, trong vũng kín hoặc nửa kín, bao gồm bùn pha sét và
chất hữu cơ, nên được gọi là bãi bùn thủy triều. Bãi cát thủy triều có thể sử dụng
làm bãi tắm phục vụ khách du lịch. Bãi bùn thuỷ triều, đến nay vẫn chưa thấy có
công dụng gì đáng kể.
Bãi thủy tr
iều được bồi tích liên tục. Các tác giả quyển Địa chí Bến Tre
(2001) cho biết, trong 21 năm, từ 1968 – 1989, tổng diện tích bồi tụ của Bến Tre là
61, 170 km
2
. Trong đó, huyện Bình Đại chiếm 19,807 km
2
, Ba Tri chiếm 16,989
km
2
, Thạnh Phú chiếm 24,373 km
2
. Tốc độ bồi tụ bình quân mỗi năm là 2,33
km
2
[18, tr.168-169].
Bãi thủy triều thuộc môi trường nửa nước nửa khô. Mỗi ngày, bãi bị ngập hai
lần và bị phơi khô hai lần. Ở khu vực gần cửa sông, bãi thủy triều là môi trường


sống thuận lợi của hàu, nga
o, sò huyết. Nhiều nơi, người ta đã phát hiện được
những đống vỏ lớn, nhân dân gọi đó là những mỏ hào, mỏ ngao, mỏ sò huyết. Ở
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú đều có lác đác những đống vỏ như vậy.
Bờ biển Bến Tre chủ yếu là những bãi bồi rộng. Khi triều rút, bãi bồi trải
rộng ra phía biển hàng ngàn mét, rất thuận lợi cho việc nuôi t
hủy sản nước mặn như
nghêu, sò.
Chất trầm tích ở bãi thủy triều chứa các loại vi sinh vật khá phong phú, là
nguồn thức ăn cho các vật nuôi, đặc biệt là tôm.

Địa hình vùng đất Bến Tre khá đa dạng, bị chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch,
địa hình tương đối bằng phẳng, có những khu vực tương đối cao, như các giồng đất
và đê tự nhiên, có những vùng đất thấp như bưng, trũng, bãi bồi. Những khu đất cao
là nơi thuận tiện cho cư trú trong buổi đầu khai phá, để rồi, từ những khu đất cao
này, các thế hệ lưu dân đã mở rộng diện tích khai phá xuống các vùng bưng, t
rũng.
1.4. Thổ nhưỡng
Đất đai ở Bến Tre là sản phẩm của quá trình bồi tụ phù sa của đồng bằng
sông Cửu Long. Do có lịch sử canh tác lâu đời, đất đai ở đây đã trải qua những biến
chuyển quan trọng. Nhiều vùng đất mặn, đất phèn đã được ngọt hóa. Việc đào
mương, lên liếp đã làm thay đổi gần một nửa diện tích đất đai trong tỉnh.
Đất ở vùng Bến Tre gồm 4 nhóm chính: đất phù sa, đất mặn, đất phèn và đất
giồng cát.
Đất phù sa chiếm
66.471 ha (26,9% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố chủ yếu
ở khu vực tây bắc của tỉnh như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ
Cày. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển nghề làm vườn, trồng cây ăn trái.
Đất phù sa ở Bến Tre được hình thành từ trầm tích của các lòng sông cổ. Đây là

những nơi quần cư sớm
trong lịch sử khai thác đất Bến Tre. Các tầng đất sâu trên
50cm đã qua thời gian canh tác dài, bị thoái hóa nghiêm trọng, biểu hiện ở sự chai
cứng trong các tầng đất. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn
đạm tốt nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Một số nơi, đất đang có biểu hiện suy
thoái, trong quá trình khai thác cần lưu ý đến việc bảo dưỡng.

Đất mặn ch
iếm diện tích 96.730ha (43,22% diện tích toàn tỉnh) phân bố chủ
yếu ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Nhóm đất này được
hình thành từ trầm tích hỗn hợp sông, biển, mang dấu ấn của tác động biển trong
thành phần của đất.
Loại đất mặn ít và trung bình phân bố ở địa hình từ 0,8 – 1,2m, cách xa biển
và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô bị bỏ trống, chế độ
bốc hơi mạnh, nên đất bị kết vón ở độ sâu 80 – 100cm
.
Loại đất mặn nhiều phân bố ở địa hình thấp hơn. Triều cường tràn lên làm
cho tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa.
Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố ở khu vực
ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng mắm, sú, vẹt. Loại đất này bị ngập thường
xuyê
n do thủy triều, đất có độ mặn rất cao, không thuận lợi cho các loại cây trồng
nông nghiệp.
Nhìn chung, nhóm đất mặn không thuận lợi cho việc trồng trọt, song không
có nghĩa là không thể khai thác được. Đối với loại đất mặn ít, chỉ nhiễm mặn trên bề
mặt, có thể cải tạo để trồng lúa, mía, dừa… Loại nhiễm mặn thường xuyên (ven
biển) thích hợp với các loại cây ngập mặn, có thể khai
thác để trồng rừng, kết hợp
nuôi thủy sản.
Đất phèn chiếm diện tích 15.127 ha (6,741% diện tích toàn tỉnh), phân bố rải

rác ở từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn, cụ thể là ở những nơi có địa hình thấp,
khó tiêu nước.
Hầu hết đất phèn ở Bến Tre có tầng phèn sâu trên 50 cm, nên chưa phải là
loại đất hoàn toàn hạn chế đối với sự sinh trưởng của cây lúa. Ở Bến Tre, các vùng
đất phè
n đều phát sinh từ nguồn gốc bưng, trũng hoặc sông cổ. Do quá trình bồi tụ
của các dòng sông, các lớp đất phèn được phủ lên mặt bởi lớp trầm tích sông. Bằng
các biện pháp đào mương, lên liếp, xẻ kênh, lập vườn, người dân đã làm cho các
khu vực đất phèn trở nên thoáng khí và khô ráo. Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc vùng
lợ và vùng mặn (khu vực Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, trong mùa khô, sự xâm


nhập mặn vào đất phèn làm cho đất vừa phèn, vừa mặn nên cây t
rồng rất khó sinh
trưởng).
Nói chung, đất phèn ở Bến Tre có thể tận dụng để canh tác lúa, nhưng năng
suất thường không cao.
Đất cát, chủ yếu là đất giồng, chiếm 14.248ha (6,44% diện tích toàn tỉnh).
Loại đất này được hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong quá
trình lấn biển của vùng cửa sông. Dưới tác động của khí hậu và của con người qua
hàng trăm năm, n
hững giồng đất được hình thành sớm không còn tơi xốp như
những giồng hình thành sau ở khu vực Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Ở những nơi
không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước, tầng mặt thường rất khô. Loại đất
này ít cua ở tầng mặt, nghèo hữu cơ, độ phì thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Do đất
cát giồng có khả năng giữ nước và giữ phân kém, nên chủ yếu đư
ợc sử dụng làm đất
cư trú kết hợp với trồng rau màu và cây lâu năm.
Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường từ 1990 – 2000 cho thấy,
mặc dù đất đai ở Bến Tre có độ phì tiềm tàng đáng kể, nhưng mức độ sử dụng cho

cây trồng còn hạn chế, do có sự hiện diện của nhiều chất đối kháng ở mức độ cao.
Loại bỏ các yếu tố đối khá
ng này bằng các biện pháp canh tác hợp lý, chất lượng và
năng suất cây trồng sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ở một số khu vực, do sử dụng
các biện pháp canh tác không hợp lý nên dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa, năng
suất cây trồng bị giảm sút hoặc không tăng. Đất đai ở đây vốn rất nghèo lân, lượng
đạm dễ tiêu và không hẳn dồi dào, việc thâm canh cây lúa đã làm cho đất mất dần
những c
hất dinh dưỡng chủ yếu. Việc sử dụng hoàn toàn phân vô cơ và tập quán đốt
rơm rạ đã làm cho đất mất dần sự tơi xốp và thiếu lượng hữu cơ cần thiết của quá
trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
Ở những khu vực đất bị nhiễm mặn, mỗi năm chỉ gieo trồng được một vụ lúa
vào mùa mưa, bỏ hóa ở m
ùa khô, không có thảm thực vật che phủ. Ở các huyện ven
biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, rừng ven biển bị khai hoang để trồng lúa,
đất mất thảm thực vật che phủ, bị bốc mặn nghiêm trọng trong mùa khô, bị nứt nẻ
và chuyển biến theo chiều hướng xấu.


Hạn chế lớn nhất đối với đất đai ở đây là gần 50% diện tích tự nhiên là đất
mặn, đất phèn. Việc khai thác đòi hỏi con người phải có biện pháp thích hợp để
khắc phục những hạn chế. Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, vấn đề đặt ra
là việc khai thác phải đi đôi với việc bồi dưỡng và cải tạo đất theo quan điểm
phát
triển nông nghiệp toàn diện để vừa khai thác có hiệu quả, vừa bảo vệ được môi
trường tự nhiên.
1.5. Khí hậu
Bến Tre nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nhiệt
độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 26
0

C - 27
0
C, không
có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C. Do nằm ở vĩ độ thấp nên Bến Tre tiếp
nhận ánh nắng dồi dào, độ dài ban ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao, thích hợp cho
sự phát triển của cây trồng. Mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày từ 8 – 9 giờ.
Mùa mưa, mỗi ngày nắng khoảng 5 – 7 giờ.
Trong mùa mưa, gió thịnh hành là gió tây nam đến tây tây nam, tốc độ trung
bình cấp 3 – cấp 4. Từ tháng 5 – tháng 11, gió chuyển tiếp yếu, gồm có cả gió đông
bắc đến gió đông nam, tốc độ tr
ung bình ở khoảng cấp 2.
Từ tháng 12 đến tháng 4, đây là thời kỳ khô hạn, Bến Tre chịu ảnh hưởng
của gió chướng. Đây là loại gió có hướng đông bắc đến đông nam, gây trở ngại cho
trồng trọt, nhất là các huyện ven biển. Gió chướng thổi mạnh sẽ đẩy nước biển chảy
ngược vào các sông lớn, tràn vào hệ thống kênh rạch, làm nhiễm mặn đồng ruộng.
Bọt nước biển được gi
ó đưa vào bám các mầm non, làm hạn chế sự phát triển của
cây lúa và nhiều loại hoa màu khác.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm, Bến Tre có một
mùa mưa, từ tháng 5 – tháng 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Ở vùng ven biển, lượng
mưa thấp hơn các khu vực khác. Lượng mưa tại khu vực thị xã Bến Tre nhiều hơn
cả.

Nhờ hệ thống s
ông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nên độ ẩm trong không khí
tương đối cao. Trong mùa khô, độ ẩm trung bình từ 83 – 90%. Độ ẩm nhỏ nhất
thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1, từ 40 – 50%.

Bến Tre tiếp giáp với Biển Đông, nhưng ít chịu ảnh hưởng của bão, vì bão
thường xảy ra từ 15
0
bắc trở lên. Tuy vậy, cũng có một đôi lần Bến Tre bị bão gây
thiệt hại khá nặng. Nguyễn Duy Oanh ghi trong Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt
Nam: “Bão năm Giáp Thìn (1904) có ảnh hưởng lớn đến sông ngòi ở Bến Tre.
Những bãi cát trước năm 1904 bao quanh vàm rạch Băng Cung (cù lao Minh), sau
trận bão, làm bít gần trọn vẹn vàm sông này. Vì thế, nước ngọt chảy vào rạch Băng
Cung không được nhiều. Nước biển dồn lên làm cho cả vùng gồm Giao Thạnh, An
Nhơn, An Qui, An Thạnh phải thất m
ùa. Chánh quyền địa phương từ năm 1938 đến
năm 1941, phải đắp đập ngang sông Băng Cung phía gần biển tại vàm rỗng để ngăn
nước mặn. Hơn 14.000 mẫu ruộng nhờ đó mà cày cấy được”[62, tr.29]. Năm 1997,
tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 5. Bão số 5 với gió mạnh đã
đẩy nước biển dâ
ng lên tràn vào ruộng đồng, gây thiệt hại cho mùa màng và ghe tàu
đánh cá trên 300 tỷ đồng. Hậu quả của bão còn ảnh hưởng đến vụ sau, vì đất bị
nhiễm mặn.
Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa nắng rõ rệt, thời
tiết nhìn chung thuận lợi, ít có những diễn biến bất thường. Khí hậu Bến Tre phù
hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang
hợp, phát t
riển của cây trồng, vật nuôi.
Ngoài những thuận lợi như thế, khí hậu Bến Tre cũng chứa đựng những khó
khăn. Do nóng ẩm nên nạn sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát sinh, phát triển
quanh năm. Vào mùa gió chướng, nước biển thường xâm nhập sâu vào đất liền,
nhất là những năm nước ở thượng nguồn đổ về yếu, làm cho một số vùng bị nhiễm
mặn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đây là trở ngại lớn trong nông nghiệp.





1.6.
Sông ngòi
Sông Tiền, trước khi đổ ra biển Đông, đã tách thành bốn nhánh như hình nan
quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre. Đó là các sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông
Hàm Luông, sông Cổ Chiên.
Sông Mỹ Tho là tên của một nhánh sông Tiền bắt đầu từ cù lao Minh, ngang
Vĩnh Long đến Cửa Đại. Sông Mỹ Tho chảy theo chiều dọc của tỉnh, dài 90 km, là
ranh giới tự nhiên giữa Bến Tre và Tiền Giang. Lòng sông sâu, càng ra biển càng
rộng, trung bình từ 1.500 đến 2000 m. Tàu có trọng tải 500 tấn có thể đi từ Cửa Đại
đến tận P
hnom Penh của Campuchia. Trên sông có nhiều cồn lớn như cồn Thới
Sơn, cồn Rồng, cồn Phụng, cồn Tàu. Đây là những địa điểm thuận lợi cho việc khai
thác dịch vụ du lịch sinh thái.
Sông Ba Lai có chiều dài 55 km, nằm trọn vẹn trong vùng đất Bến Tre.
Trước kia, sông sâu và rộng, từ đầu thế kỷ XX, do phù sa từ thượng nguồn đổ về,
sông bị cạn dần. Dưới đáy sông c
ó nhiều cồn ngầm, vào mùa gió chướng, mặt sông
thường có sóng lớn, nước xoáy, rất nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại. Giữa năm
2000, tỉnh tiến hành xây dựng cống đập, ngăn dòng Ba Lai nhằm ngọt hóa phần đất
phía bắc Bến Tre.
Sông Hàm Luông là ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và cù lao Minh.
Sông dài 70 km, sâu từ 12-15 m, rộng trung bình từ 1.200 – 1.500 m, gần cửa biển
rộng hơn 3000 m. So với các sông khác của tỉnh, sông Hàm Luông có lưu lượng
nước dồi dào nhất. Trên sông, có nhiều c
ù lao, cồn đất như cù lao Tiên Long, cù lao
Thanh Tân, cù lao Ốc, cù lao Lá, cồn Đất, cồn Lợi…
Sông Cổ Chiên dài khoảng 80 km, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và
hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sông Cổ Chiên mang đặc điểm tương tự như sông

Mỹ Tho. Trên sông này, có nhiều cù lao và cồn như cù lao Nai, cồn Chen, cồn
Dung, cồn Lớn.
Ngoài bốn sông lớn, Bến Tre còn có một mạng lưới dày đặc các sông nhỏ,
rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nha
u. Dọc theo các sông chính, khoảng 1 – 2 km
là có một con rạch hoặc con kênh. Sông Bến Tre dài khoảng 30 km, một nhánh nối

với kênh Chẹt Sậy, qua sông Ba Lai, một nhánh qua t
hị xã Bến Tre, đổ ra sông Hàm
Luông. Rạch Cái Mơn dài 11 km, chảy qua vùng cây trái nổi tiếng của Chợ Lách,
đổ ra sông Hàm Luông. Kênh Mỏ Cày – Thom, dài 15 km, tạo ra đường lưu thông
giữa sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông. Rạch Băng Cung, như một cánh cung, dài
23 km, chảy từ Đại Điền, Mỹ Hưng, An Thạnh đến Giao Thạnh, đổ ra sông Hàm
Luông. Rạch Ba Tri dài 8 km, chảy từ Phú Lễ, Phú Ngãi qua thị trấn Ba Tri, đổ ra
sông Hàm Luông, vừa có giá trị giao thông, vừa có giá trị tưới tiê
u quan trọng cho
các cảnh đồng của huyện Ba Tri. Kênh Đồng Xuân dài 11 km, nối rạch Ba Tri với
rạch Tân Xuân, được đào từ năm 1888 đến 1890. Kênh Chẹt Sậy – An Hóa được
đào năm 1878, dài 6 km, nối sông Bến Tre với sông Ba Lai…
Hàng năm, sông Tiền đổ ra biển khoảng 286 tỷ m
3
nước. Các con sông chảy
qua địa bàn Bến Tre được hưởng một lượng cát bùn khoảng 25 triệu tấn mỗi năm.
Cát bùn là nguồn phân bón thiên nhiên, một phần bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ,
một phần đổ ra các cửa sông, lắng đọng tạo thành bãi bồi.
Dưới lòng các sông lớn ở Bến Tre có nhiều mỏ cát, đây là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu cho việc san lấp mặt bằng, cải tạo vườn tạp thấp, trong gia cố, xây
dựng đư
ờng giao thông, nhà cửa. Cát dưới lòng sông tập trung ở phía thượng nguồn
của các sông lớn chảy qua địa bàn Bến Tre, với một số mỏ lớn như: Phú Túc – Phú

Đức, Phước Thạnh (Châu Thành), Sơn Phú (Giồng Trôm), Cồn Phụng (Chợ Lách).
Ngoài các mỏ cát này, dưới lòng các đoạn sông còn có một lượng cát khá lớn dùng
cho san lấp, có thể liên tục được bổ sung sau khai thác.
Về độ sâu của đáy sông ở các cửa sông lớn, cụ thể Cửa Đại sâu từ 5 – 9m
,
cửa Hàm Luông, sâu từ 6 –7m, cửa Cổ Chiên sâu từ 7 –8m, cửa Ba Lai sâu từ 5 –
7m. Với độ sâu như vậy, vùng cửa sông Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên tương đối
thuận lợi cho việc xây dựng cảng cá.
Sông rạch giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa của
nhân dân Bến Tre. Sông đã chuyên chở phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho
vùng đất, cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, cung cấp thức ăn già
u
đạm như tôm, cá, cua, ốc. Sông rạch góp phần làm đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu

của v
ùng đất cù lao. Vùng sông nước như Bến Tre, ven đôi bờ sông là những xóm
làng đông đúc dân cư, những vườn cây ăn trái, những bến sông, bến phà, chợ búa
tấp nập thuyền bè. Sông rạch tạo nên mạng lưới giao thông thủy thuận tiện, góp
phần thúc đẩy giao lưu văn hóa.
1.7. Thủy văn
Sông ở Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà
hàng ngày, hàng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy và
o.
Vùng biển Bến Tre thuộc khu vực bán nhật triều không đều. Mỗi ngày đều
có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều ở
những ngày triều lớn có thể từ 2,5 – 3,5m. Những ngày triều kém, chênh lệch giữa
đỉnh triều và chân triều khoảng 1m. Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu 1,2 ngày
triều kém, sau đó là triều cường, cuối chu kỳ lại có 1,2 ngà
y triều kém. Kỳ nước
cường diễn ra ở đầu tháng âm lịch và ngày rằm.

Tốc độ trung bình của sóng triều truyền vào sông khoảng 30km/giờ đối với
các sông lớn. Đối với những sông nhỏ hoặc mạng lưới kênh rạch, sự truyền triều
diễn ra phức tạp hơn. Ở đây còn có sự giao thoa sóng triều trên những con sông có
sự truyền triều từ hai phía.
Sự truyền triều vào trong sông vừa có những tác dụng tích cực, đồng thời
cũng m
ang lại những tác hại không nhỏ.
Ở những vùng xa cửa sông, thủy triều trong ngày có tác dụng rất lớn trong
việc thau chua rửa mặn. Khi triều dâng, mực nước ngọt trong sông được đẩy lên
cao, nhờ vậy người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào trong đồng ruộng. Khi triều
rút, mực nước xuống thấp, người ta có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông.
Trong giao thông vận tải, người ta có thể lợi dụng dòng chảy ha
i chiều của sông
rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn đi lại, tiết kiệm được nhiên liệu.
Tuy nhiên, ở những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng cao sẽ
gây ra tình trạng ngập lụt. Nghiêm trọng hơn, chính thủy triều đã dẫn đến tình trạng
xâm
nhập mặn ở Bến Tre.

×