Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cà chua Savior tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 81 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ HỮU CƠ
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA GIỐNG CÀ CHUA SAVIOR TẠI HUYỆN BÁT XÁT,
TỈNH LÀO CAI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ DUY TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.



Thái Nguyên, ngày 15 tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình .
Trước tiên tơi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Duy Trường
người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến q báu trong q trình
thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo Khoa Nơng học và Phịng
đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây cà chua ..................................................... 9
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 9
1.2.2. Phân bố .................................................................................................. 10
1.2.3. Phân loại: ............................................................................................... 11
1.3. Giá trị của cà chua .................................................................................... 12
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................. 12
1.3.2. Giá trị kinh tế ........................................................................................ 14
1.4. Nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây cà chua ........................ 14
1.4.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 14
1.4.2. Ánh sáng ................................................................................................ 17

1.4.3. Độ ẩm .................................................................................................... 18
1.4.4. Đất và dinh dưỡng ................................................................................. 19
1.5. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và trong nước ...................... 22
1.5.1.Tình hình nghiên cứu cây cà chua trên thế giới ..................................... 22
1.5.2.Tình hình nghiên cứu cây Cà chua trong nước. ..................................... 25
1.5.3. Tình hình sản xuất cà chua. ..................................................................... 6
1.5.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật .................................................. 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

1.5.5. Giống ..................................................................................................... 28
1.5.6. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn. ............................................................. 29
1.5.7 Tình hình sản xuất cà chua ở Lào Cai ......................................................... 6
1.6. Kết luận rút ra từ tổng quan ..................................................................... 30
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 31
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 31
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................... 31
2.3. Thời gian nghiên cứu: .............................................................................. 32
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 32
2.4.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cà

chua giai đoạn vườn ươm. ............................................................................... 38
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng năng suất và
chất lượng của cà chua giai đoạn vườn sản xuất............................................. 44
3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân gia cầm đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của cà chua Savior......................................................................... 44
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân gia súc đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của cà chua Savior giai đoạn thu hoạch ........................................ 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Đề nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CS

Cộng sự

CT


Công thức

CV

Hệ số biến động

ĐC

Đối chứng

ĐV

Đơn vị

FAO

Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

NL

Nhắc Lại


NXB

Nhà xuất bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g quả cà chua .......................... 13
Bảng 1.2. Nhu cầu dưỡng của cà chua ở các mức năng suất khác nhau......... 21
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn tỉnh Lào Cai ....................... 8
trong những năm gần đây 2011 - 2018 ............................................................. 8
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm của giống
cà chua Savior (%) .......................................................................................... 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến chiều cao cây của ....... 41
giống cà chua Savior sau gieo 30 ngày ........................................................... 41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến số lá và đường kính gốc
của giống cà chua Savior sau gieo 30 ngày .................................................... 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân gia cầm đến chiều cao cây của cà chua Savior
sau trồng .......................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân gia cầm đến số lá và đường kính gốc giai đoạn
thu hoạch của giống cà chua Savior ................................................................ 47
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân gia cầm đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống cà chua Savior................................................................................. 48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân gia cầm đến chất lượng của cà chua Savior . 50
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến tình hình sâu bệnh hại

cà chua tại Bát Xát, tỉnh Lào Cai .................................................................. 51
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn phân gia cầm đến hiệu quả kinh tế
của của giống cà chua Savior .......................................................................... 53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân gia súc đến sinh trưởng của cà chua Savior
giai đoạn thu hoạch ......................................................................................... 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân gia súc đến năng suất của cà chua Savior .. 58
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân gia súc đến chất lượng của cà chua Savior 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến tình hình sâu bệnh
hại cà chua tại Bát Xát, tỉnh Lào Cai ............................................................ 61
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn phân gia súc đến hiệu quả kinh tế
của của giống cà chua Savior .......................................................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một loại rau ăn quả có

giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử
dụng. Trong quả cà chua có chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ, là nguồn
cung cấp chất chống ơ xy hóa quan trọng như Lycopen, Phenolic, Vitamin C.
Cà chua đóng vai trị quan trọng, là loại thực phẩm không thể thiếu
trong khẩu phần ăn và cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể con người. Cà chua không những cung cấp các chất dinh
dưỡng, chất khống... Chính vì vậy mà nhu cầu về cà chua ngày càng lớn,
nguồn cà chua cung cấp cho thị trường không tương xứng với giá trị mà nó mang lại.
Phân chuồng hoai mục (phân hữu cơ) từ gia súc và gia cầm, trấu hun,
sơ dừa, mùn cưa và bã nấm là những vật liêu vô cùng thân thiện với môi
trường, loại phân hữu cơ này có nhiều đặc tính hóa lý thuận lợi trong hỗn hợp
giá thể như độ thống, khả năng thơng khí tốt, thốt nước và giữ nước tốt
ngồi ra ngun liệu tạo nên giá thể tồn là những phế phẩm trong nơng
nghiệp, do đó có thể cải tạo mơi trường rất tốt nhờ q trình thu gom chúng.
Ngày nay nền nơng nghiệp hữu cơ đang được mọi tầng lớp quan tâm,
đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà khoa học đang tìm mọi biện pháp để làm
sao tạo ra được sản phẩm sạch là mối quan tâm hàng đầu cùng với đó, do ảnh
hưởng của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, thời tiết biến đổi thất thường,
nhiệt độ tăng cao cùng với hạn hán và ngập úng bất thường xuyên xảy ra ở
làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà chua thì giá thể hữu
cơ là một giải pháp có thể tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp sạch.
Cà chua hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ
đang là xu thế của thời đại, do đó trồng cà chua trên nền giá thể hữu cơ sẽ là
lựa chọn thơng minh cho người tiêu dùng. Nhận thấy vai trị và giá trị vơ cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2

to lớn đó, xuất phát từ thực tế chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của giống cà chua Savior tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Lựa chọn được loại giá thể hữu cơ phù hợp cho sinh trưởng, năng suất
và chất lượng của cà chua tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của cà chua trên các nền giá thể khác nhau.
- Đánh giá được khả năng cho năng suất của cà chua trên các nền giá
thể khác nhau.
- Xác định một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học và làm cơ
sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua trên nền
giá thể tại huyện Bát Xát nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của loại giá thể khác nhau đến giai đoạn vườn ươm và ảnh hưởng
của tỷ lệ phối trộn phân gia súc và phân gia cầm đến sinh trưởng phát triển và
chất lượng của giống cà chua Savior tại Bát Xát tỉnh Lào Cai
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật và loại giá thể phù hợp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng của giống cà chua Savior trong thời gian tới, góp phần
giải quyết vấn đề thực tiễn sản xuất cà chua mang lại giá trị cao tại Bát
Xát – Lào Cai.
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng loại giá
thể phù hợp trong trồng cà chua trên nền giá thể tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cà chua là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây có thể
trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trên các loại giá thể khác
nhau. Trên cơ sở yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây cà chua, khí hậu thích
hợp những giống cà chua mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và cho năng
suất cao.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cà chua cần ít nhất 12 nguyên tố
dinh dưỡng, đó là đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, magiê, bo, sắt, măngan,
đồng, kẽm và molipden Goyal M.R. et al., 1979 dẫn trong tài liệu (Nguyễn
Thanh Minh, 2004) [19]. Các tác giả Tạ Thu Cúc, Trần Khắc Thi và cộng sự,
cho biết, trong các nguyên tố đa lượng, cà chua cần nhiều kali nhất, sau đó là
đạm rồi đến lân. Các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng cần thiết cho
quá trình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2006)[9], (Trần Khắc Thi, Trần
Ngọc Hùng, 2003) [21].
Đạm có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng sinh dưỡng và năng suất cà
chua. Đạm chiếm 2,5-4,8% khối lượng chất khô của cây, là thành phần chủ
yếu của các axit amin, protein, chlorophyll, alkaloid và các chất khác trong
cây. Đạm thúc đẩy sự ra hoa, đậu quả và phát triển quả, nhưng có xu hướng
làm chậm q trình chín của quả. Để đạt năng suất trên 100 tấn quả/ha, cà
chua cần phải hấp thụ lượng dinh dưỡng khoảng 100mg N/cây/ngày (Trần

Thế Tục, Trần Khắc Thi, 1997)[22], (Bar. Yosof, B, 1977)[40]. Nếu thừa đạm
thì cỡ quả, thời gian bảo quản, màu sắc và mùi vị sẽ giảm. Thừa đạm còn làm
giảm lượng chất khơ hịa tan trong quả, đạm có xu hướng làm giảm lượng chất
khô trong dịch quả và tăng nồng độ axit (Garrison A.S và cs, 1967)[44], (Pill W.
G. và cs, 1977)[55].
Lân chiếm 0,3-0,6% khối lượng chất khơ, có vai trị then chốt trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

việc cung cấp năng lượng cho sự trao đổi chất và cần cho sự phát triển hệ rễ,
nhất là cây con. Thiếu lân hệ thống rễ kém phát triển, cây sinh trưởng kém, lá
nhỏ, hẹp có màu xanh tối, gân mặt dưới lá có màu tím. Do vậy, ngay từ giai
đoạn đầu cần phải bón lân cho cây ở dạng dễ tiêu để xúc tiến việc ra rễ đồng
thời tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Bón đủ lân và thừa một chút
sẽ giúp cây tăng cường quang hợp, tăng tỷ lệ đậu quả lên từ 10-15%, thậm chí
25% (Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mỳ, 1996)[30], (Nelson W.L, 1978)[54].
Tác dụng tốt nhất của lân là xúc tiến sự hình thành chùm hoa sớm, hoa
nở sớm, quả lớn nhanh và chín sớm, nên rút ngắn thời gian sinh trưởng. Theo
tác giả Su N.R, nếu bón đủ đạm và kali, lân giúp tăng trưởng quả, làm tăng
chất lượng quả đặc biệt là tăng hàm lượng chất khô và đường saccaroza, quả
cứng, thịt dầy, nhiều Vitamin C và có màu đẹp (Su N.R, 1974)[60]. Theo
Menary R.C năm 1976 thì lân có hiệu quả rõ rệt trong việc tăng số lượng hoa,
tăng sức sống của hạt phấn và tăng hoạt tính cytokinin của dịch rễ, từ đó mà tăng
năng suất quả [53].
Kali chiếm 4,2-5,8% khối lượng chất khô, là yếu tố quan trọng cho q

trình đồng hố CO2 để tạo thành Gluxít, đồng thời liên quan đến quá trình
tổng hợp protein, các axit hữu cơ và làm hoạt hoá các men. Theo Trudel et al
năm 1970 kali đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình hình thành và thúc
đẩy sắc tố đỏ ở quả cà chua khi chín, kali làm tăng caroten, lycopen và hương
vị [63]. Kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng bảo quản và vận chuyển khi
quả chín, đồng thời tăng khả năng kháng bệnh và điều kiện bất thuận (Trần
Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003)[24], (Kiraly Z, 1976) [52].
Đặc biệt, kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, đất bón kali đầy đủ
quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc. Kali cịn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả
như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng chất tan và vitamin C (Tạ Thu
Cúc, 2006)[9], (Cục Trồng Trọt, 2008)[33], (Chu Thị Thơm và cs, 2005)[29].
Theo Trudel ảnh hưởng của kali đến năng suất không rõ như đạm, nhưng kali

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

làm tăng kích thước quả do vậy làm tăng năng suất. Khi cây cà chua thiếu kali
lá mất màu xanh thẫm và trở nên sẫm màu, lá khô từ ngọn và lan rộng theo rìa
lá, đốt ngắn. Thiếu kali cỡ quả và chất lượng quả sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn
số lượng quả, quả chín khơng đều, dễ bị cháy rám khi trời nắng và hỏng trước
khi thu hoạch (Trudel M.J và cs 1970)[63].
Theo thông tin của Bộ NN&PTNT 1999, Chu Thị Thơm và cs 2005 thì
bón cân đối đạm- kali là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của cà
chua. Bón cân đối đạm- kali có thể làm tăng năng suất quả cà chua từ 39-88%
với hiệu suất 1 kg K2O tạo ra 89-127 kg quả cà chua trên đất bạc màu. Trên
đất xám, bón cân đối đạm-kali làm tăng năng suất cà chua từ 9-11% [4], [29].

Cà chua nếu được bón phân thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất
lượng quả. Tác giả Tạ Thu Cúc cho rằng, về nguyên tắc cần phải phối hợp
một tỷ lệ và khối lượng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ là điều ki ện
quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng cà chua (Tạ Thu Cúc,
2006)[9]. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt 2008 thì lượng kali thích hợp cho
cà chua từ 150-180kg K2O/ha [33].
Theo Kuo et al, 1998 đối với cà chua thuộc loại hình vơ hạn nên bón
với mức 180kgN, 80 kg P205 và 180 kg K20, còn đối với cà chua thuộc loại
hình hữu hạn thì lượng tương ứng là 120: 80 và 150 [51]. Một nghiên cứu về
mức phân bón cho cà chua trên 36 nhà trồng cà chua nổi tiếng của Nhật Bản ở
vùng đồng bằng Kanto cho thấy, bình quân trên 1 ha là 370 kgN, 290 kg P 205
và 350 kg K20. Mức này ở Hàn Quốc là 300kg: 216kg và 328kg (trồng ngoài
đồng); 340kg-390kg: 250kg-290kg và 320kg trong điều kiện nhà có mái che
(Hipp B.W, 1970)[48]. Theo Raymond, George ở đất nghèo dinh dưỡng thì
nên bón cho 1 ha gieo trồng N,P,K nguyên chất từ 75-100 kg N, 105-200 kg
P2O5, 150-200 kg K2O (Raymond, George A.T, 1989) [58].
Giá thể xơ dừa là loại giá thể dinh dưỡng gồm chủ yếu là xenlulo chiếm
80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các hợp chất khác như tanin,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




6

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của giá thể xơ dừa chứa
67.8% mùn, 0.294% N, 0.064% P2O5, 0.063% K2O, 5.07% pH – H2O, 4.42%
pH-KCl, Tỉ trọng (d) 1.266.
Độ thống khí cao, tăng độ thơng thống cho mơi trường rễ cây trồng,

giúp cây tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. CEC: trung bình – cao. Xơ
dừa có tỷ trọng thấp. pH: 4,5 đến 6,9. Có tính ổn định cao. Tỷ lệ C/N vừa
phải, phân hủy chậm.
Trấu hun là giá thể sạch (khơng có nấm bệnh, vi khuẩn), tơi xốp,
thống khí tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ hơn so với các loại giá thể khác. Cung cấp
nguồn Kali lớn cho cây nên trấu hun có thể dùng bổ sung cho cây ăn quả khi
cây bước vào giai đoạn dưỡng quả. Tuy nhiên kém dinh dưỡng do trấu hun
sau khi được đốt từ vỏ trấu tươi thì thành phần chính của nó chỉ là
carbonhydrat và kali. Hấp thụ nhiệt vì có hàm lượng carbon cao, khơng tốt
cho rễ cây vào những ngày nhiệt độ cao, nắng nóng. Giữ nước kém, giá thể
chỉ dùng trấu hun hoặc trộn nhiều trấu hun sẽ nhanh khô, đặc biệt vào những
ngày nắng nóng.
1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và trong nước
Theo FAO năng suất cà chua trên toàn thế giới năm 2005 đạt 27,59
tấn/ha nhưng đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn/ha. Năm 2010
diện tích trồng cà chua tồn thế giới đạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tich
trơng cà chua của châu Á 24,34 triệu ha chiếm 56,13% diện tích cà chua toàn
thế giới, năng suất của châu á đạt 33,57 tấn/ha.
Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích cà chua thế giới
tăng 1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng
1,35 lần (từ 107.977,76 nghìn tấn lên 145.751,51 nghìn tấn), trong khi năng
suất khơng có sự thay đổi đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7


Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn
là loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển. Năm 2010 diện
tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn diện
tích trồng cà chua tập trung tai đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải
Phịng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng n, Bắc Giang, Nam Định,…và một số
tỉnh tại miền Trung, Tây nguyên, Nam Bộ. Ở nước ta, cà chua được trồng 3
vụ/năm, trong đó phát triển chủ yếu là vụ đơng hay vụ chính.
Cả nước có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có 10
giống được gieo trồng với diện tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả
nước. Giống M386 được trồng nhiều nhất (khoảng 1432 ha), tiếp theo là các
giống cà chua Pháp, VL200, TN002, Red Crown.
Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả
dạng tươi và dạng chế biến. Ở Việt Nam diện tích gieo trồng cà chua hàng
năm biến động từ 15 – 17 ngàn ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình
quân đầu người của nước ta là: 3 kg/người/năm . Tại khu vực Đồng bằng sông
Hồng sản xuất cà chua cho thu nhập bình quân 42 - 68,4 triệu đồng/ha/vụ, lãi
thuần đạt 15-26 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa. Trồng lúa chỉ giải
quyết 230-250 cơng lao động, trong đó trồng cà chua giải quyết được 1100 1200 công lao động.
Theo (Đề án phát triển rau – quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010
của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cà chua là mặt hàng chủ yếu
được quan tâm phát triển. Năm 2005 diện tích trồng cà chua sẽ là 2000 ha.
Với sản lượng 80.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD; năm 2010
diện tích tăng lên 6000ha, tổng sản lượng đạt 240.000 tấn, cho giá trị xuất
khẩu là 100 triệu USD[20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8

1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở Lào Cai
Trong những năm gần đây, cây cà chua bắt đầu được trồng phổ biến
ở tỉnh Lào Cai. Tuy về diện tích, năng suất cũng như sản lượng còn đạt
thấp song đây là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng và kinh tế
cao, ngồi ra cịn có tác dụng như một loại dược phẩm sử dụng trong đời
sống hàng ngày. Vì vậy, diện tích cũng như năng suất càng ngày càng
được cải thiện qua các năm, chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số
liệu dưới đây.
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong những năm gần đây 2011 - 2018
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tấn/ha)
(tấn)
46

12,1
556,6
67
11,1
743,7
53
12,2
647
51
11,5
586,5
64
11,7
748,8
72
10,96
789,1
80
11,2
896
106
12,01
1.273
Nguồn: Số liệu Cục Thống kê tỉnh Lào Cai [32]

Qua bảng 1.3 ta thấy, tình hình sản xuất cà chua trong những năm gần
đây tăng dần về diện tích. Từ năm 2011 đến năm 2018 diện tích cà chua tăng
từ 46 ha đến 106 ha, tăng 60 ha. Năng suất cà chua qua các năm tương đối ổn
định, dao động từ 10,96 tấn đến 12,2 tấn/ha. Do diện tích sản xuất cà chua có
sự gia tăng, cộng thêm năng suất tương đối ổn định nên hàng năm sản lượng

cà chua của Lào Cai dao động từ 556,6 tấn năm 2011 đến 1.273 tấn năm
2018. So với năm 2011 thì đến năm 2018 sản lượng cà chua đã tăng lên xấp xỉ
716,4 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

1.4. Nguồn gốc và phân bố của cây cà chua
1.4.1. Nguồn gốc
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một loại rau ăn quả được
trồng khắp các nước trên thế giới. Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả
cho rằng: bờ biển Tây Nam Mỹ nằm giữa dãy núi Andes và biển, trải dài từ
Ecuador đến Peru là trung tâm khởi nguyên của cà chua. Theo De Candolle và
nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: cà chua trồng hiện nay
có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador, Chilê, Bolivia và các nước Nam Mỹ thuộc
khu vực nhiệt đới khô hạn (De candelle A.P, 1984)[43]. Học thuyết về trung
tâm phát sinh cây trồng của N.I. Valilov đề xướng và P.M. Zukovxki bổ sung,
cho rằng quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ. Nhiều tài liệu nghiên
cứu của các tác giả De Calldolle (1984) cho rằng số lượng lớn của cà chua
hoang dại cũng như cà chua trồng được tìm thấy ở Pêru, Equado, Bolivia.
Q trình thuần hố và du nhập của cà chua đến các Châu lục có thể
tóm tắt như sau:
Theo tài liệu từ Châu Âu thì chắc chắn cà chua được người Aztec và
người Toltec mang đến. Đầu tiên năm 1554 nhà nghiên cứu về thực vật Pier
Andrea Mattioli giới thiệu những giống cà chua của Mehico có màu vàng nhạt
và đỏ nhạt. Năm 1960 ở Bắc Âu thời gian đầu cà chua chỉ được dùng để trang

trí và thoả trí tị mị.
Mặc dù cà chua đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng thời
bấy giờ người ta vẫn quan niệm là cà chua là một cây trồng độc hại vì nó có
họ hàng với loại cà độc dược.
Đầu thế kỷ thứ 18, các giống cà chua đã trở lên đa dạng và phong phú,
nhiều vùng đã trồng cà chua để làm thực phẩm. Cuối thế kỷ 18, cà chua mới
được dùng làm thực phẩm ở Nga và Italia.
Đến thế kỷ thứ 19 cà chua đã trở thành thực phẩm không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

Những tiến bộ về dịng, giống cà chua là hồn tồn dựa vào châu Âu.
Năm 1863, có 23 giống được giới thiệu và trong vòng hai thập kỷ, dòng,
giống cà chua được phát triển tới hàng mấy trăm giống. Năm 1886, chương
trình thử nghiệm ở trường nơng nghiệp Michigan (Mỹ) đã tiến hành chọn lọc
và phân loại giống cà chua trồng trọt. Từ năm 1870 đến 1893 đã giới thiệu 13
giống cà chua trồng trọt được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể.
Quá trình chọn lọc và cải tiến giống được các nhà chọn giống thực hiện liên
tục không ngừng, đến nay giống cà chua đã trở lên phong phú và đa dạng, đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới.
1.4.2. Phân bố
Cây cà chua được du nhập vào Châu Âu tương đối sớm (giữa thế kỷ
16), nhưng đến thế kỷ 17 thì mới được trồng phổ biến, song tại thời điểm đó
cà chua chỉ được xem như là cây cảnh và có quan niệm sai lầm là quả có chất

độc, vỡ cà chua thuộc họ cà cú họ hàng với cây cà độc dược. Năm 1650 ở Bắc
Âu, thời gian đầu cà chua chỉ được dùng để trang trí.
Theo tác giả Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh cho biết, từ châu
Mỹ cà chua được các thương gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha di chuyển sang
trồng ở châu Âu và châu Á, sau đó từ châu Âu được chuyển sang châu Phi
nhờ những người dân đi khai phá lục địa (Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương
Anh, 2003)[24].
Ở châu Á, cà chua được du nhập đầu tiên vào Philippin, đảo Java và
Malayxia qua các thương nhân và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha vào thế kỷ 17, sau đó được trồng phổ biến ra các vùng khác trong khu
vực (Kuo C.G và cs, 1998)[51]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cà chua
được nhập vào Việt Nam từ thời gian thực dân Pháp chiếm đóng (Trần Khắc
Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003)[24].
Cho đến thế kỷ 18 cà chua mới được xác định là cây thực phẩm. Cây
thực phẩm này lần đầu tiên được trồng ở Italia và Tây Ban Nha, đến năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

1750 được dùng làm thực phẩm ở Anh, sau đó được lan rộng khắp mọi nơi
trên thế giới (Kuo C.G và cs, 1998)[51].Ở Italia cà chua có tên gọi là
“Pomid’oro” nghĩa là “quả táo vàng”, ở Pháp cà chua mang tên rất hấp dẫn
“Pomme d’amour” “quả táo tình yêu” (Heiser C.J, 1969)[47]. Cuối thế kỷ 18
cà chua bắt đầu được trồng ở các nước thuộc Liên Xơ cũ, sau đó giữa thế kỷ
19 mới được chấp nhận một cách rộng rãi ở Hoa Kỳ, Pháp và các nước khác.
Ngày nay cà chua là một loại rau được trồng trong vườn phổ biến nhất ở Mỹ

(Kuo C.G và cs, 1998)[51].
1.4.3. Phân loại:
Tên Việt Nam: Cây cà chua
Tên khoa học: Lycopesicon esculentum Mill
Loài: S.lycopersicum
Họ cà: Solanaceae
Phân loại cà chua đã được nhiều các tác giả phân loại, nhưng sự phân
loại của Muller được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay. Theo Muller chi
lycopersicon Tour được phân làm hai chi phụ.
* Chi phụ eriopersicon: Chi này gồm các loài dại, cây dại một năm
hoặc nhiều năm. Quả thường có lơng, vỏ xanh hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
với các sắc tố Anthocyanin, hạt nhỏ, chùm hoa có lá bao. Chi này gồm các chi phụ:
L.peruvianumm. Mill; L.cheesmanii; L.hirsutum; L.glandulosum.
* Chi phụ Eulycopersicon: thuộc dạng cây hàng năm, quả khơng có
lơng, khi chín có màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa khơng có lá bao,
trong nhóm này gồm hai lồi:
L.pimpinellifolium: Đặc trưng bởi thân yếu và mảnh, quả nhỏ màu đỏ,
hoa mọc thành chùm từ 15-20 quả/chùm, quả có hai ngăn.
L.esculentum: Là dạng cà chua trồng trọt, loại hình sinh trưởng từ hữu
hạn, đến vô hạn.
Chi này bao gồm 5 biến chủng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




12

+ L.esculentum var. Commune - là giống cà chua thông thường. Hầu

hết cà chua trồng hiện nay thuộc dạng biến chủng này. Thân lá rậm rạp, sum
sê phải cắt tỉa cành, hoa, quả có khối lượng từ trung bình đến lớn
+ L.esculentum var. Cerasiforme: Cà chua anh đào, lá nhỏ, mỏng, hoa
mọc thành chùm dài, khoảng 10 quả/chùm, có màu đỏ hoặc vàng.
+ L.esculentum var.Pyriforme: Cà chua hình quả lê, thuộc loại hình
sinh trưởng vơ hạn. Có khoảng 10 quả/chùm, quả màu vàng hoặc da cam.
+ L.esculentum. var. Grandifolium – lá của biến chủng này to giống lá
khoai tây, mặt lá rộng và láng bóng , số lá trên cây từ ít đến trung bình
+ L.esculentum var. Vadium - cà chua anh đào, thuộc loại sinh trưởng
hữu hạn cây đứng, mập, mọc thẳng và lùn, lá màu xanh đậm, quăn và nhiều lá.
1.5. Giá trị của cà chua
1.5.1. Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, theo Tạ Thu Cúc
và cs 2000, thành phần hóa học trong quả cà chua chín như sau: Nước 9495%, chất khơ 5-6%. Trong đó gồm các chất chủ yếu: đường (glucoza,
fructoza, saccaroza) chiếm 55%; chất không hồ tan trong rượu (prơtein,
xenlulo, pectin, polysacarit) chiếm 21%; Axit hữu cơ (xitric, malic,
galacturonic, pyrolidoncaboxylic) chiếm 12%; chất vô cơ 7%; các chất khác
(carotenoit, ascorbic axit, chất dễ bay hơi, amino axit...) chiếm 5% (Tạ Thu
Cúc và cs, 2000)[6].
Kết quả phân tích 100 mẫu giống trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng
của tác giả Tạ Thu Cúc và cs năm 2000, trong quả cà chua có thành phần hố
học như sau: chất khô từ 4,3 - 6,4%; đường tổng số từ 2,6-3,5%; hàm lượng
các chất tan từ 3,4-6,2%; axit tổng số từ 0,22 - 0,72% và hàm lượng vitamin C
từ 17,1-38,8mg% [6]. ở quả cịn có một số axit amin và các caroten (Hồng
Thị Thái Hịa, Đỗ Đình Thục, 2010)[7]. Thành phần dinh dưỡng trong 100g
ăn được thể hiện trong bảng 1.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





13
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g quả cà chua

Nguyên tố hóa học Thành phần
Calo
23
Nước
90%
Protein
0,8g
Hydrat cacbon
4g
Chất béo
0,6g
Cholesterol
0

0,6g

Vitamin + khoáng
Natri
Kali
Vitamin A
Vitamin C
Thiamin
Riboflavin
Niacin
Sắt

Axit folic

Thành phần
8 mg
21 mg
1100 IU
18 mg
0,05 mg
0,05 mg
0,6 mg
0,05 mg
0,01 mg

Nguồn: Encyclopedia of Agricultural Science, 1994 dẫn trong tài liệu số [19]
Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua rất phong phú, vì vậy theo một số
tài liệu cho biết hàng ngày mỗi người sử dụng từ 100-200g cà chua sẽ thoả
mãn nhu cầu các VTM cần thiết và các chất khoáng chủ yếu (Võ Văn Chi,
1997)[5], (Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2003)[26].
Khi so sánh thành phần dinh dưỡng của cà chua với một số loại rau quả
khác như: táo, chanh, anh đào, dâu tây thì Becker - Billing thấy rằng: Nhóm
vitamin trong quả cà chua chiếm tỷ lệ cao hơn (Vitamin C, A,B1 B2) đặc biệt
là vitamin C và A gấp 10 lần so với dâu tây, gấp 2 lần so với anh đào (Nguyễn
Xuân Hiền và cs, 2003)[16]. Ngoài các chất dinh dưỡng ra những giống có độ
Brix cao, thịt quả dầy, có sắc tố (lycopen, caroten và xantophyl) cao được
dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Hạt cà chua chứa 24% dầu và dịch chiết được sử dụng trong công nghiệp đồ
hộp, dầu khô được dùng trong dầu giấm để sử dụng cho công nghiệp chế biến
bơ (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996)[1]. Như vậy với giá trị dinh dưỡng cao
nên cà chua là loại rau được trồng phổ biến ở khắp các châu lục, là món ăn
thơng dụng của nhiều nước và là loại rau có giá trị sử dụng cao. Quả cà chua

được sử dụng ở nhiều phương thức khác nhau: nấu chín, ăn sống, làm salát
hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm khác như nước quả, tương cà chua, bột
nhuyễn, sấy khô, mứt đóng hộp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

1.5.2. Giá trị kinh tế
Cà chua còn là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Đài Loan hàng năm xuất
khẩu cà chua tươi với tổng giá trị là 925.000 USD và 40.800 USD cà chua chế
biến, mỗi hecta có thể đem lại thu nhập cho nông dân từ 4.000 - 5.000 USD
(Nguyễn Xuân Hiền và cs, 2003)[16]. Ở Mỹ, hàng năm tổng giá trị xuất khẩu
cà chua là rất cao, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 đạt cao hơn 4
lần so với lúa nước và 20 lần so với lúa mì (Hồng Thị Thái Hịa, Đỗ Đình
Thục, 2010)[7]. Theo Tạ Thu Cúc, 2006 thì ở vùng Gia Lâm Hà Nội, tổng giá
trị sản xuất thu từ cà chua là 27,4 triệu đ/ha, lãi 15 triệu đ/ha [9]. Ở Việt Nam,
cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, là cây trồng cho
hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu điều tra của phòng nghiên cứu kinh tế thị
trường- Viện nghiên cứu rau quả cho biết, sản xuất cà chua ở Đồng bằng
Sơng Hồng cho thu nhập bình qn từ 42-68 triệu đồng/ha/vụ, với mức lãi
thuần 15-26 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với lúa nước (Viện nghiên
cứu rau quả, 2003)[38]. Như vậy, cà chua là cây có giá trị kinh tế cao, cho thu
nhập vượt trội hơn so với lúa nước, lúa mì, ngơ và một số loại rau màu khác.
Điều này cũng đã được thực tế công nhận. Hiện nay 1 ha cà chua cho thu
nhập từ 150- 200 triệu đồng. Vì vậy, cà chua là cây mang lại thu nhập cao cho

người sản xuất.
1.6. Nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây cà chua
1.6.1. Nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nảy
mầm là 24-25oC, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28-32oC (Nguyễn
Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2004)[37].
Cà chua chịu được nhiệt độ cao, rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà
chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15-35oC, nhiệt
độ thích hợp từ 22-24oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối với cà chua là 35oC và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

giới hạn nhiệt độ tối thấp là 10oC, có ý kiến cho là 12oC (Mai Thị Phương
Anh, 1998)[3].
Theo Kuo và cộng sự (1998), nhiệt độ đất có ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển của hệ thống rễ, khi nhiệt độ đất cao trên 39 oC sẽ làm giảm
quá trình lan toả của hệ thống rễ, nhiệt độ trên 44oC bất lợi cho sự phát triển
của bộ rễ, cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng [51]. Cà chua là
cây có nguồn gốc ở vùng núi nhiệt đới nên ưa khí hậu mát, nhiệt độ tối thích
ban ngày từ 18-270C, ban đêm từ 12-150C. Theo tác giả Tạ Thu Cúc, cà chua
chịu được nhiệt độ cao, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có thể
sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 – 35oC, hầu hết các giống
cà chua đang trồng hiện nay sinh trưởng khơng bình thường dưới 15 oC và trên
35oC, nhiệt độ thích hợp từ 22-24oC [9]. Swiader et al.,1992 và Đường Hồng
Dật, 2003 cho biết, khi nhiệt độ ban ngày hạ thấp xuống 10-120C sẽ làm cho

cây ngừng sinh trưởng, rụng nụ, rụng hoa. Nếu nhiệt độ ở 10 0C trong thời
gian dài sẽ làm cho cây chết [59], [12]. Tuy nhiên, trong chu kỳ sống của cây
cà chua tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau mà
chúng yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ hạt nảy mầm, nếu gặp nhiệt độ
thích hợp sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao. Theo các tác giả Harrington 1954, Chu
Thị Thơm cùng cộng sự 2005 và Tạ Thu Cúc 2006, Ngô Quang Vinh 2001
cho biết, hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15-180C, nhưng nảy mầm
nhanh ở nhiệt độ 25-300C, trong phạm vi nhiệt độ từ 15,5-290C, nhiệt độ càng
cao nảy mầm càng nhanh [45], [29], [9], [39]. Nhưng, điều này còn phụ thuộc
vào giống và chất lượng hạt giống. Tiwari et al, 1993, lại cho là nhiệt độ tối
ưu cho hạt nảy mầm từ 24-250C, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28320C [61]. Mặc dù vậy, các tác giả trên đều cho rằng, trong giới hạn nhiệt độ
từ 15-300C thì nhiệt độ càng cao tỷ lệ nảy mầm càng cao. Trong giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng, cà chua yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày từ 18-240C.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp và nhiệt độ ban ngày quá cao sẽ gây
hại cho cây, cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 350C và dưới 120C
(Hussey G, 1963)[49]. Ngoài ra nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




16

hợp của cây cà chua, quang hợp tăng khi nhiệt độ tối ưu 25 - 300C, nếu trên
350C quá trình quang hợp của cây sẽ giảm. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá
trình ra hoa đậu quả, quá trình hình thành các yếu tố năng suất và chất lượng
của quả. Kết quả nghiên cứu của Calvert 1959 và Tiwari et al. 1993, cho thấy,
nhiệt độ càng cao thì số hoa trên chùm càng giảm [41], [61]. Theo Trần Khắc
Thi cùng cộng sự năm 2003 và Tạ Thu Cúc 2006 cho biết, nhiệt độ trên 270C

kéo dài cũng hạn chế sự sinh trưởng, ra hoa và đậu quả của cà chua. Khi nhiệt
độ ban ngày trên 380C thì các tế bào phôi và hạt phấn sẽ bị huỷ hoại. Cũng
theo các tác giả trên cho biết, nhiệt độ thời kỳ ra hoa đậu quả là 25 oC ngày và
từ 15 – 20oC đêm là thích hợp nhất đối với cà chua [24], [9].
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của
cà chua. ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng đến vị trí
của chùm hoa đầu tiên. Cùng với nhiệt độ khơng khí, nhiệt độ đất có ảnh
hưởng đến số lượng hoa/chùm. Khi nhiệt độ khơng khí trên 25 oC (ngày/đêm)
làm tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ khơng khí lớn hơn
25oC (ngày/đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm số hoa trên chum.
Ngồi ra, nhiệt độ cịn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình
thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi
nhiệt độ (ngày/đêm) trên 24oC làm giảm kích thước hoa và bao phấn. Nhiệt
độ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt phấn. Tỷ lệ đậu
quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18-20oC. Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38oC
trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3 ngày, nhiệt độ đêm tối
thấp vượt 25-27oC trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm
sức sống hạt phấn, đó chính là ngun nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua
phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ trên 35 oC ngăn cản sự phát
triển của quả và làm giảm kích thước quả rõ rệt (Vũ Thị Tình, 1998)[34][35].
Bên cạnh đó nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến các chất điều hồ sinh trưởng có
trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển của
các tế bào phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hooc mơn sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





17

trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao
xảy ra vào thời điểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh,
auxin khơng hình thành được và quả non sẽ không lớn mà rụng đi.
1.6.2. Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh
sáng (5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được
trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả
sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn (Trương Đích, 1999)[13]. Cường độ
ánh sáng thấp làm chậm q trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa.
Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhuỵ và tạo nên những hạt phấn
khơng có sức sống, thụ tinh kém ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi,
dẫn đến sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất tăng. Khi
cà chua bị che bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị hình (Dương Kim
Thoa, Trần Khắc Thi, 2007)[28]. Trong điều kiện thiếu ánh sáng năng suất cà
chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng
kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả trên cây,
tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
cà chua không phản ứng với độ dài ngày, quang chu kỳ trong thời kỳ đậu quả
có thể dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng ánh
sáng ngày dài và hàm lượng nitrat ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả. Nếu
chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng đạm thì làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi
đó ánh sáng ngày dài làm tăng số quả/cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn
nếu khơng bón đạm thì chỉ cho quả ít, cịn trong điều kiện ngày dài mà khơng
bón đạm thì cây khơng ra hoa và không đậu quả (Mai Thị Phương Anh,
1998)[3].
Một số tác giả dẫn trong Tạ Thu Cúc, 2006 lại cho rằng, cường độ ánh
sáng thích hợp nhất cho cà chua là 14.000-20.000 lux [9]. Cũng theo tác giả
Tạ Thu Cúc, nếu ánh sáng yếu trong thời kỳ từ phân hố mầm hoa đến hình

thành chùm hoa thứ nhất thì q trình này sẽ bị phá huỷ hồn tồn hoặc làm
giảm đáng kể số lượng hoa trên chùm. Điều đó chứng tỏ cà chua là cây ưa ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×