Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

tiểu luận môn tăng trưởng và phát triển các đại dịch trong lịch sử thế giới hiện đại, tác động của nó tới nền kinh tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 83 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 11giờ50
ngày 26/3/2020, thế giới đã ghi nhận 471.200 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp
cấp do COVID-19 tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 21.286 trường hợp tử
vong. Tại Trung Quốc ghi nhận 81.285 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố. Số
mắc tại các quốc gia khác ghi là 74.386 trường hợp mắc tại Ý với 7.503 trường hợp tử
vong, còn tại Tây Ban Nha có 49.515 trường hợp nhiễm bệnh và 3.647 trường hợp tử
vong và rất nhiều trường hợp mắc và tử vong ở nhiều quốc gia và lãnh thổ khác . Dịch
bệnh Covid-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới và ảnh hưởng không nhỏ
đến mọi mặt kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trên thực tế, tình hình tăng trưởng kinh
tế thế giới hiện đang giảm tốc, giờ lại bị bồi tiếp dịch Covid- 19, nên mức độ giảm tốc
có thể cao hơn và tác động mạnh mẽ đến tổng cầu kinh tế thế giới, các đối tác thương
mại và đầu tư của Việt Nam. Sau đó, Covid-19 làm gián đoạn các chuỗi giá trị, nhất là
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến do các công ty, nhà máy sản xuất không chỉ ở Vũ
Hán, mà ở toàn Trung Quốc đang trong tình trạng ngưng trệ. Mặt khác, các chuỗi sản
xuất bị chặn bởi những kết nối, giao thương để tạm thời chống dịch. Trong khi đó, rất
nhiều lĩnh vực của Việt Nam đều phụ thuộc đầu vào trong chuỗi cung ứng đó. Quan
trọng hơn là sự gián đoạn, lo ngại của người tiêu dùng, điều này sẽ tác động lớn đến
lĩnh vực du lịch – dịch vụ. Có thể thấy nền kinh tế thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã
và đang phải đối mặt với tác động lớn mà đại dịch Covid – 19 gây ra.
Đại dịch là kịch bản đen tối nhất có thể xảy ra của những căn bệnh truyền nhiễm,
và thế giới của chúng ta đã từng trải qua rất nhiều cuộc đại dịch khủng khiếp, khi mà
những căn bệnh vượt qua biên giới để lây lan toàn cầu và giết đi rất nhiều người. Trước
đó, dịch tả, dịch hạch, dịch cúm như đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918), dịch SARS,
dịch MERS, cúm H5N1,... cũng ảnh hưởng đến toàn thế giới, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng và tác động không hề nhỏ đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên những đại
dịch đó đã đi qua và bài học mà chúng để lại cho toàn thế giới vô cùng quý giá và đáng
để học hỏi đặc biệt là trong nền kinh tế - một lĩnh vực nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng khi
có tác động.




2
Chính vì thế nhóm 11 xin phép được chọn đề tài: “Các đại dịch trong lịch sử thế
giới hiện đại, tác động của nó tới nền kinh tế và bài học cho Việt Nam” để phân tích
những tác động mà một số đại dịch lớn đã xảy ra trong quá khứ và những giải pháp mà
các quốc gia đã thực hiện để hạn chế và khắc phục những thiệt hại mà các đại dịch gây
ra từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót, nhóm mong nhận được
sự góp ý của thầy để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẠI DỊCH TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Khái niệm đại dịch
Đại dịch có thể được định nghĩa "là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên
một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia và thường ảnh hưởng đến rất nhiều
người."
WHO chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình một loại virus cúm mới
nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là
sự lây nhiễm ở động vật với một vài ca động vật lây nhiễm qua người, sau đó đến giai
đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người, và cuối cùng là dịch bệnh
khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu.
Một số đại dịch trong lịch sử: Dịch tả, dịch cúm, sởi, đậu mùa, lao, bệnh sốt rét,
trong đó dịch cúm Tây Ban Nha, SARS, MERS đều được coi là những đại dịch có tác
động mạnh mẽ đến toàn cầu.
1.2 Các đại dịch trên thế giới trong thời kỳ hiện đại
1.2.1 Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918
1.2.1.1 Nguyên nhân xuất hiện bệnh dịch và cách thức lây lan

Không phải bắt nguồn từ Tây Ban Nha như cái tên của nó, người ta gọi nó là cúm
Tây Ban Nha bởi đây là một quốc gia trung lập trong thế chiến, nơi các báo cáo về dịch
bệnh được công khai đầu tiên. (Ở các nước thuộc 2 phe tham chiến, thông tin về dịch
bệnh bị giấu nhẹm do lo ngại bị đối phương lợi dụng).
Vào đầu tháng 3/1918, một người lính bị sốt đã được báo cáo với bệnh xá. Trong
vòng vài giờ, hơn một trăm binh sĩ khác gặp phải tình trạng tương tự, nhiều người ngã
bệnh trong những tuần tiếp theo. Vào tháng 4, nhiều lính Mỹ đã đến châu Âu và mang
theo virus. Làn sóng đầu tiên của đại dịch bắt đầu.
Đại dịch 1918 - 1919 do virus cúm A có tên là H1N1 gây ra. Virus H1N1 gây ra cúm
Tây Ban Nha cực kỳ độc hại, nó có thể nhân bản ra một lượng virus gấp 39.000 lần các
chủng cúm ngày nay. Một khi lây nhiễm thành công, virus sẽ sinh sống trong nhiều loại tế
bào bao gồm tế bào phổi và phế quản, dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp và gây bệnh.


4
Mặc dù được gọi là cúm Tây Ban Nha, những trường hợp được ghi nhận đầu tiên là ở
Mỹ trong năm cuối của Thế chiến thứ nhất,
Hình 1.1 Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 được xem như một thảm họa
toàn cầu.

Nguồn: BBC
1.2.1.2 Thống kê số ca nhiễm trên thế giới
Cúm Tây Ban Nha năm 1918 (102 năm trước) đã lây nhiễm 500 triệu người trên
toàn thế giới và giết chết từ 50 đến 100 triệu người, tức là 3% đến 5% dân số thế giới
tại thời điểm đó.
Ở Hoa Kỳ, 28% dân số bị nhiễm bệnh và 675.000 người chết. Các bộ lạc người
Mỹ bản địa và các bộ lạc thổ dân Inuit và Alaska bị ảnh hưởng đặc biệt, với toàn bộ
một số ngôi làng bị xóa sổ. 50.000 người Canada đã chết, trong khi ở Brazil, 300.000
người chết, bao gồm cả chủ tịch nước Coleus Alves thời ấy.
Ở Anh, 250.000 người chết và ở Pháp hơn 400.000 người chết. Có tới 17 triệu

người chết ở Ấn Độ, chiếm khoảng 5% tổng dân số của quốc gia này. Tại Nhật Bản,
390.000 người đã chết và ở Indonesia, ước tính có 1,5 triệu người chết.


5
Iran có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao, với khoảng từ 902.400 đến 2.431.000 người
chết. Con số này nằm trong khoảng từ 8,0% đến 21,7% tổng dân số cả nước Iran tại
thời điểm đó.
Ngay cả ở những nơi bị cô lập như Tahiti, Samoa, Úc và New Zealand, số người
chết cũng rất lớn. Ở Tahiti, 13% dân số đã chết chỉ sau một tháng. Ở Samoa, 38.000
người chết, chiếm 22% toàn bộ dân số. Tại Úc, 12.000 người đã chết, trong khi ở New
Zealand, cúm đã giết chết 6.400 người châu Âu và 2.500 người Maori bản địa chỉ trong
sáu tuần.
1.2.2 Dịch viêm đường hô hấp cấp SARS
1.2.2.1 Nguyên nhân xuất hiện bệnh dịch và cách thức lây lan
SARS (viết tắt của từ Severe acute respiratory syndrome) - hội chứng suy hô hấp
cấp nặng là một dạng viêm phổi nặng, là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do một
loại virus được công nhận là mối đe dọa toàn cầu vào tháng 3/2003, sau khi xuất hiện
lần đầu tiên ở miền Nam Trung Quốc vào tháng 11/2002. Trong 6 tháng, SARS đã ảnh
hưởng đến khoảng 30 quốc gia và lây nhiễm cho 8.400 ca đã qua kiểm tra.
Nguyên nhân gây bệnh là virus corona hay coronavirus SARS. Đây là loại virus
có đường kính từ 60 - 130nm, bề mặt của virus có các gai glycoprotein giống hình
vương miện.
Virus corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và
nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 - 2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ
0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần. Đặc tính này khiến virus corona có khả năng
lây lan mạnh từ người này sang người khác và dễ phát triển thành dịch. Tuy nhiên,
chúng bị bất hoạt bởi các hoạt chất ức chế của clo trong 5 phút, mất hoạt tính gây
nhiễm nếu tiếp xúc với các chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ
56°C. Nguồn lây bệnh trong tự nhiên là loại dơi tai to ở Trung Quốc. Con đường lây

bệnh là đường hô hấp (từ các giọt chất tiết qua hắt hơi, nói, thở), đường tiếp xúc trực
tiếp (điện thoại, tay nắm cửa), các dụng cụ khí dung, nội soi phế quản và từ chất thải,
rác thải của bệnh nhân nhiễm SARS.
SARS là một loại virus có khả năng lây truyền qua 3 con đường:


6


Đường tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp có chứa virus bắn ra và bám
dính vào môi trường bề mặt (giường, bàn ghế, tủ đầu giường, máy móc) xung
quanh người bệnh, qua dụng cụ chăm sóc đường hô hấp cho người bệnh (mask
khí dung, dây máy thở, dây nối oxy,…)



Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi bắn dịch tiết có chứa virus
trong khoảng cách dưới 1m, người tiếp xúc gần dưới 1m có nguy cơ nuốt phải
những giọt bắn này.



Lây qua đường không khí khi những người bệnh này phải làm thủ thuật trên đường
thở như phun khí dung, thở máy,… trên những người nhiễm SARS có suy

hô hấp phải hỗ trợ hô hấp.
1.2.2.2 Thống kê số ca nhiễm trên thế giới
Theo thông tin ghi nhận từ tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có 8.422 người mắc
bệnh SARS trong thời gian diễn ra đại dịch vào năm 2003. Trong số đó, 916 người chết
chiếm hơn 10,8% tổng số ca mắc bệnh. Các nước bị có số ca nhiễm và tử vong nhiều

nhất gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Canada, tại Singapore ghi nhận 33
người tử vong và Việt Nam. Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 63 và số ca tử vong là 5. Vào
ngày 28/4/2003, Việt Nam đưa ra thông báo kiểm soát được dịch SARS và không ghi
nhận ca nhiễm mới nào thêm tính từ ngày 14/4/2003. Dịch sau đó được ghi nhận kết
thúc trên toàn thế giới vào tháng 7/2003.
1.2.3 Hội chứng hô hấp Trung Đông - MERS
1.2.3.1 Nguyên nhân xuất hiện bệnh dịch và cách thức lây lan
MERS là chữ viết tắt của cụm từ Middle East Respiratory Syndrome, tạm dịch là
“Hội chứng hô hấp Trung Đông” xảy ra vào năm 2012, gây ra suy hô hấp cấp dẫn tới
tử vong ở nhiều nước trên thế giới. MERS có thể lây từ người sang người, đặc biệt tại
vùng dịch, trong môi trường bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.
Đặc tính virus, nguồn gốc, độc lực: Virus MERS-CoV, thuộc họ Coronaviridae,
có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người, động vật có vú và một số loài chim.
MERS-CoV được xác định là khác tất cả các chủng coronavirus đã được tìm thấy ở
người, và cũng khác so với chủng SARS-CoV gây dịch SARS năm 2002-2003. Tuy


7
nhiên, tương tự như SARS-CoV, MERS-CoV cũng có nguồn gốc từ dơi lây nhiễm sang

người qua động vật trung gian là lạc đà.
Hình 1.2 Coronavirus gây bệnh MERS với các protein hình vương miện trên bề
mặt

Nguồn: www.intelligenliving.com
Đường lây truyền: Đã có các bằng chứng cho thấy, MERS-CoV có nguồn gốc ban
đầu từ dơi, đã lây nhiễm sang người thông qua lạc đà. Một nhóm các nhà nghiên cứu
đa quốc gia gồm Đức, Anh, Nga và Ả rập Xê-út đã tìm thấy MERS-CoV tồn tại ở gần
23% nhóm lạc đà nghiên cứu tại Ả rập Xê-út, cho thấy tỉ lệ xuất hiện virus cao và nguy
cơ cao đối với những người chăm sóc lạc đà. Nhóm nghiên cứu cũng tìm ra rằng,

MERS-CoV xuất hiện nhiều hơn ở nhóm lạc đà có nguồn gốc nội địa Ả rập Xê-út, so
với nhóm lạc đà có nguồn gốc nhập khẩu từ châu Phi (Azhar 2014; El-Kafrawy 2019).
Do vậy, WHO đã đưa ra khuyến cáo về việc lây nhiễm MERS-CoV từ lạc đà sang
người ở bán đảo Ả rập với nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu trong bệnh
viện hoặc cơ sở y tế khác, chủ yếu ở Ả rập Xê-út vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, tồn tại
nguy cơ lây lan ra cộng đồng thông qua các hoạt động thông thương, du lịch giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa có bằng chứng rõ ràng cho việc virus có thể
lây nhiễm từ người bị nhiễm nhưng chưa có biểu hiện bệnh sang cho người lành.


8
Các triệu chứng được ghi nhận: Rất nhiều trường hợp được xác định dương tính
với MERS-CoV đã tiến triển nhanh thành các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, đặc
biệt gây viêm phổi nặng. Các triệu chứng gồm có sốt, ho và khó thở. Ngoài ra cũng có
thể có nhiều triệu trứng đã được báo ở một vài trường hợp gồm đau và nhức mỏi cơ,
tiêu chảy, nôn mửa.
Ghi nhận một số trường hợp được xác định dương tính, tuy nhiên không có biểu
hiện triệu chứng của bệnh do MERS-CoV hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng ở mức độ
nhẹ. Các trường hợp này đã được chỉ định kiểm tra do có tiếp xúc gần với các trường
hợp bệnh nặng.
Vắc-xin cho phòng ngừa virus MERS-CoV: Một số thử nghiệm được tiến hành
trong phòng thí nghiệm, trên mô hình động vật hoặc thậm chí trên quy mô lâm sàng
với một số loại thuốc và chất ức chế miễn dịch được cho là có khả năng ngăn ngừa
MERS-CoV hiệu quả.
Hình 1.3 Sơ đồ nghiên cứu chế tạo vắc-xin phòng ngừa MERS-CoV

Nguồn: doi: 10.1586/14760584.2016.1167603


9

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng cụ thể nào từ các thử
nghiệm lâm sàng cho bất kỳ một loại thuốc kháng MERS-CoV nào được sử dụng cho
người bệnh đã được xác định nhiễm MERS-CoV (báo cáo của WHO năm 2019).
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện
và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận.
1.2.3.2 Thống kê số ca nhiễm trên thế giới
Tính từ tháng 6/2012 tới 30/6/2019 đã có 2449 trường hợp được xác định dương
tính với virus MERS-CoV gây hội chứng hô hấp Trung Đông. Trong đó, có tới 84%
các trường hợp được ghi nhận tại Ả rập Xê-út. MERS-CoV đã lây lan ra 27 quốc gia
thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Châu Âu, Châu Á và Mỹ. Tới thời điểm báo cáo
tháng 1/2019, trên toàn thế giới đã có tổng số 845 ca tử vong do MERS, chiếm 34,5%
số ca nhiễm bệnh.
1.2.4 Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19
1.2.4.1. Nguyên nhân xuất hiện và cách thức lây lan
Virus corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh
khi lây nhiễm từ động vật sang người. Virus corona nhiều trường hợp có thể lây từ
động vật sang người để tạo thành dịch bệnh như đại dịch MERS hoặc đại dịch SARS.
Hiện tại dịch virus corona ở Vũ Hán (2019 -nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất
hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người. Cùng với SAR-CoV, MERSCoV, 2019 - nCoV là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể
người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử
vong.
Triệu chứng của bệnh ở mỗi người bệnh khác nhau do sức đề kháng khác nhau.
Thời gian ủ bệnh do virus 2019-nCoV trong khoảng từ 2 - 14 ngày. Cơ thể người bệnh
lúc này đã có virus nhưng không xuất hiện dấu hiệu rõ ràng, khi khởi phát, 2019-nCoV
sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trong trường hợp nặng sẽ khiến bệnh nhân tử
vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.


10
Theo ước tính, mỗi người mắc bệnh 2019-nCoV có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người

khác, hình thức và cơ chế lây nhiễm của virus corona cũng gần giống với H1N1 hay
cúm hơn là SARS.
Virus này có thể lây nhiễm từ người sang người ngay khi các triệu chứng vẫn
còn nhẹ, thậm chí những người không có bất kỳ triệu chứng nào có thể truyền virus
sang cho người khác trước khi phát bệnh, bởi vậy, số ca nhiễm 2019-nCoV cứ liên tục
tăng.
Số lượng lớn những người không có triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19 hoặc có một số
triệu chứng thứ yếu, ví dụ như cảm lạnh thông thường, có thể nhiều hơn. Họ chính là
những người phát tán virus.
Theo đó, virus corona có thể lây truyền từ dơi sang người và từ người sang người qua
các con đường chính sau:


Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Ví dụ như: giọt nước bọt từ
việc ho, hắt hơi, sổ mũi.



Lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh như bắt tay.



Lây truyền gián tiếp: Lây nhiễm khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt có
chứa virus , sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng và nhiễm bệnh.



Lây nhiễm qua đường phân: Trường hợp này hiếm khi xảy ra. Thường những
người chăm sóc bệnh nhân có tỷ lệ bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải
của người bệnh nhiễm virus.


1.2.4.2. Thống kê số ca nhiễm trên thế giới
Tính đến ngày 26/3, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã xuất hiện
và lây lan ở khoảng 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với tổng số ca
nhiễm lên tới hơn 491.120 người với hơn 22.165 trường hợp tử vong. Tại Trung Quốc
là nguồn dịch, số lượng người nhiễm là 81.285 người, tử vong 3.287 người và tình
hình đang được dần cải thiện. Đáng kể đến là Italy cho đến nay đã có 74.386 trường
hợp nhiễm bệnh và 7.503 trường hợp tử vong. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đặc
biệt là châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch.
1.3 Giải pháp chung của chính phủ các nước trước các đại dịch


11
Tại các thời điểm xảy ra dịch bệnh, hầu hết Chính phủ các nước cũng đã thực
hiện các biện pháp để khống chế dịch bệnh nhất là ở những địa phương đã phát hiện
được người mắc bệnh. Theo dõi hết sức chặt chẽ diễn biến của dịch để có biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương liên quan tiến hành các hoạt động phòng chống bệnh, khống chế và kiểm soát
hoàn toàn được dịch bệnh .
Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã bùng phát khi thế giới vừa bước ra khỏi một cuộc
chiến toàn cầu, ý tưởng thiết lập một hệ thống y tế công cộng đã được triển khai từ thời kỳ
đầu của dịch bệnh tại nhiều khu vực. Trước đó, chỉ có tầng lớp trung lưu hoặc những
người giàu có mới có thể đến đi khám tại các bệnh viện.Tại thời điểm đó, các nhà khoa
học và chính phủ nhận ra đại dịch sẽ lây lan nhanh hơn nếu không thúc đẩy sự phát triển
của các hệ thống y tế công cộng trên khắp thế giới. Không thể điều trị cho tất cả mọi người
khi mọi nguồn lực đều thiếu thốn trầm trọng, để đối phó với đại dịch ở các khu vực đô thị,
chính phủ đã thực hiện cách ly những người có triệu chứng nhiễm bệnh, những trường hợp
mắc bệnh nghiêm trọng hơn và yêu cầu người dân hạn chế đi lại. Hiện nay, các biện pháp
y tế cộng đồng này vẫn được các quốc gia trên toàn thế giới áp dụng trong nỗ lực ngăn
chặn sự lây lan của các dịch bệnh. Đây cũng được coi là một trong những biện pháp có

hiệu quả lâu dài nhất trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Đối với 2 đại dịch gần đây là MERS và SARS chính phủ các nước đã chỉ đạo Bộ y tế
để chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế,
vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca
bệnh; tăng cường truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện, phòng
chống bệnh. Nhằm hạn chế sự bùng phát của MERS, siết chặt những hạn chế về kiểm dịch
và áp đặt các mức tù giam đối với những đối tượng không tuân thủ các phương pháp
chống lây nhiễm, những người nhiễm virus mà lừa dối các nhà điều tra quốc gia về
phương thức họ tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị phạt hoặc bị ngồi tù. Bên cạnh đó, văn bản
luật này cũng trao thêm quyền lực cho các quan chức để hạn chế sự di chuyển của những
người nhiễm bệnh cũng như hoạt động tiếp cận các cơ sở nhiễm dịch; những người phạm
tội không tuân thủ các mệnh lệnh của giới quan chức này cũng phải đối mặt


12
với 2 năm tù hoặc bị phạt 18.000 USD. Tăng cường phối hợp với các nước trong vùng,
nhất là với các nước bị dịch bệnh để có biện pháp đối phó thống nhất. Có biện pháp
phòng ngừa thích hợp đối với những người nhập cảnh từ các nước đang có bệnh dịch.
Tại Hàn quốc, trong đợt đại dịch mers, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo một nhóm các
chuyên gia Mỹ về các bệnh lây nhiễm sẽ tới nước này để phối hợp về mặt kỹ thuật với
các chuyên gia Hàn Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của MERS. Nhóm gồm bảy
chuyên gia về các bệnh lây nhiễm và nghiên cứu bệnh dịch đến từ Trung tâm Kiểm
soát và Ngăn chặn Dịch bệnh (CDC) của Mỹ này sẽ tiến hành nhiều hoạt động, bao
gồm thảo luận, phân tích trong phòng thí nghiệm và kiểm tra tại các bệnh viện cùng
với các chuyên gia CDC của Hàn Quốc và nhiều chuyên gia khác trong thời gian 10
ngày, bắt đầu từ ngày 22/6/2015, những nỗ lực để thực hiện những nghiên cứu khác
nhau về sự bùng phát của MERS với mục đích chính là hợp tác kỹ thuật, từ đó góp
phần vào việc chấm dứt sự lây lan của MERS tại Hàn Quốc.
Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia bị lây lan dịch SARS (vào khoảng năm 2003),
nhiều nhân viên y tế và bệnh nhân, trong đó có một bác sĩ người Ý làm việc tại Việt

Nam, đã tử vong do căn bệnh này. Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ
tình hình dịch bệnh ngay tại cửa khẩu và cộng đồng để chủ động ngăn ngừa các dịch
bệnh xâm nhập nước ta thông qua việc tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để
cung cấp thêm các thông tin chính thức, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để đưa ra
các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Để phục hồi nền kinh tế các nước đã có những chính sách ưu đãi, đãi ngộ cho các
doanh nghiệp, các chính sách với du khách đặc biệt là tại một số nước ảnh hưởng nặng
nề bởi 2 đại dịch MERS và SARS. Tại Hàn Quốc Bộ Tư pháp Hàn Quốc, sau đại dịch
Mers năm 2015 đã quyết định miễn lệ phí làm visa (tương đương 15 USD/khách) đối
với những đoàn khách du lịch khen thưởng được tổ chức bởi công ty du lịch được chỉ
định của Đại sứ quán. Thời gian miễn lệ phí từ ngày 6/7 đến 30/9/2015. Chính phủ Hàn
Quốc đã tăng gấp đôi số nhân lực ngành điều tra dịch tễ học, nâng chức Giám đốc Cơ
quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc lên cấp Thứ trưởng để chuyên trách về phòng dịch
quốc gia, gia tăng quyền hạn về bố trí nhân sự và ngân sách, đồng thời xúc tiến việc


13
thành lập cũng như chỉ định các bệnh viện chuyên chữa bệnh truyền nhiễm. Chính phủ
Hàn Quốc cũng sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung trong vài tuần tới để giúp các doanh
nghiệp trong nước chống đỡ với tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Các biện pháp
này bao gồm các công cụ chính sách để thúc đẩy ngành du lịch trong nước, xuất khẩu và
tiêu dùng tư nhân. KICF đánh giá bức tranh kinh tế Hàn Quốc đã phần nào trở nên tươi
sáng hơn với việc gần đây chính phủ nước này công bố sự kết thúc trên thực tế của dịch
MERS và Quốc hội đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 11.600 tỷ won (10 tỷ
USD) để góp phần giảm ảnh hưởng của MERS và thúc đẩy tăng trưởng, ngoài ra tăng
nguồn quỹ tài chính cho những chính quyền địa phương mà dịch MERS lây lan.

Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại, giám sát ngân hàng và bảo hiểm
Trung Quốc cũng khuyến khích thông qua các hình thức hạ thấp lãi suất cho vay, hoàn
thiện chính sách tiếp tục cho vay, tăng cường cho vay tín dụng, cho vay trung và dài

hạn để các doanh nghiệp liên quan chiến thắng ảnh hưởng của thảm họa dịch bệnh.
Bên cạnh đó, trước những đe dọa đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) có thể hạ lãi suất cho vay cơ
bản (LPR). Đồng thời, ngân hàng này có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các
ngân hàng (RRR). Đây được coi là nỗ lực của PBoC trong việc khôi phục niềm tin của
nhà đầu tư, giữa lúc thị trường toàn cầu “chao đảo” trước tác động tiềm tàng của dịch
bệnh đối với tăng trưởng thế giới. Trong đợt dịch SARS, tốc độ tăng trưởng của Trung
Quốc đã chậm lại từ mức tăng 11,1% trong quý I/2003 xuống 9,1% trong quý II/2003,
trước khi hồi phục lên 10% vào quý III và kết thúc năm với mức tăng trưởng trung
bình là 10%. Trong thời kỳ dịch SARS, nền kinh tế Trung Quốc được thúc đẩy nhờ sự
gia tăng xuất khẩu, việc gia nhập WTO vào năm 2001 và môi trường bên ngoài sôi
động, trái với nhu cầu bên ngoài ở mức thấp như hiện nay. Trong giai đoạn 2002-2003,
nền kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục sau khi vỡ bong bóng Internet, dẫn tới sự
tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Trung Quốc (tăng hơn 30% trong năm 2003).
Trong đại dịch SARS, Singapore cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng đáng kể, từ khi
dịch bắt đầu bùng phát, người ở Singapore đã tự cách ly. Nhà chức trách cũng thực hiện
kiểm tra đột xuất để đảm bảo mọi người tuân thủ. Những người bị cách ly nhưng không


14
ở nhà có thể bị phạt tới 10.000 USD hoặc 6 tháng tù giam. Bên cạnh đó, Singapore hỗ
trợ tài chính cho những người bị cách ly. Người lao động tự do được hỗ trợ 100
USD/ngày, ai không thể ở nhà cách ly có thể ở trong một cơ sở của Chính phủ. Mặc dù
Singapore đề ra khoản phí điều trị với du khách, nhưng các xét nghiệm đều miễn phí.
Trong thời điểm xảy ra 2 địa dịch SARS và MERS, chính phủ Việt Nam đẩy mạnh

tuyên truyền về khả năng khống chế dịch bệnh để tiếp tục thu hút khách du lịch, tăng
cường xuất khẩu lao động... không để ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa thể thao,
giải trí. Chính phủ cũng đã tăng cường tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tầng
lớp thu nhập thấp, lĩnh vực nhà hàng, du lịch, đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân để duy trì xu

thế hồi phục kinh tế, lập ngân sách bổ sung, đưa ra các chính sách vực dậy nền kinh tế
khi thấy dấu hiệu đi xuống.


15

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ ĐẠI DỊCH LỚN ĐẾN
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1 Dịch cúm Tây Ban Nha
2.1.1 Diễn biến
Đây là diễn biến theo dòng thời gian về cách dịch Cúm Tây Ban Nha diễn ra trên
toàn thế giới.
Tháng 4/1917 - Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I với 378.000 người trong lực lượng
vũ trang, điều này đã nhanh chóng làm gia tăng quân số tham gia chiến tranh lên hàng
triệu người.
Tháng 6/1918 - để tăng số lượng người chiến đấu, một dự thảo luật được thiết lập
tại Hoa Kỳ để huy động người cho quân đội. Quân đội Mỹ đã tạo ra 32 trung tâm đào
tạo, mỗi trung tâm có từ 25.000 đến 55.000 người.
Tháng 3/1918 - hơn 100 quân nhân tại Trại Funston ở Fort Riley, Kansas bị cúm.
Một tuần sau, con số đó đã tăng gấp 5 lần. Các ca bệnh cúm lẻ tẻ bắt đầu xuất hiện ở
những nơi khác ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
Tháng 4/1918 - lần đầu tiên đề cập đến bệnh cúm xuất hiện trong một báo cáo y
tế công cộng của Mỹ, mô tả 18 trường hợp nghiêm trọng và ba trường hợp tử vong ở
Kansas.
Tháng 5/1918 - Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hàng trăm ngàn binh sĩ đến Châu Âu. Vì
chiến tranh, các nhà kiểm duyệt ở Đức, Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã ngăn chặn tin tức về
sự bùng phát dịch bệnh, khiến Tây Ban Nha - nước trung lập của cuộc chiến tranh phải
báo cáo về đợt dịch bệnh này. Virus này lây lan từ Châu Âu đến Bắc Mỹ, Châu Á,
Châu Phi, Brazil, các đảo ở Nam Thái Bình Dương và thậm chí các bộ lạc bản địa sống
ở Vùng Bắc Cực.

Tháng 9/1918 - một đợt virus thứ hai xuất hiện có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với
đợt đầu tiên. Nó xuất hiện tại một cơ sở của Hải quân Mỹ ở Boston và tại một cơ sở của
Quân đội Mỹ ngay bên ngoài thành phố. Làn sóng này đã tạo ra hầu hết các trường hợp tử
vong do virus, với 12.000 người chết ở Hoa Kỳ chỉ trong tháng Chín. Ủy ban Y


16
tế Thành phố New York yêu cầu tất cả các trường hợp cúm phải được báo cáo cho họ
và bệnh nhân phải được cách ly, tại nhà hoặc trong bệnh viện. Tại Philadelphia,
200.000 người tập trung cho cuộc diễu hành Liberty Bonds (Vì Tự do), và vài ngày sau
đó, 635 trường hợp mới bị cúm được báo cáo. Thành phố yêu cầu các trường học, nhà
thờ và nhà hát đóng cửa.
Tháng 10/1918 - 195.000 người Mỹ chết vì cúm trong tháng này. Có một sự thiếu
hụt nghiêm trọng các y tá vì nhiều người đang phục vụ ở nước ngoài. Hội Chữ thập đỏ
Hoa Kỳ Chicago đưa ra lời kêu gọi các tình nguyện viên chăm sóc người bệnh. Chính
quyền Chicago đóng cửa các rạp chiếu phim và trường học, và cấm các cuộc tụ họp
công cộng. Tội phạm ở Chicago giảm 43%. Philadelphia, nơi ghi nhận 289 người chết
trong một ngày, bị buộc phải lưu trữ xác chết trong các cơ sở bảo quản lạnh, và một
nhà sản xuất xe đẩy đã tình nguyện tặng các thùng đóng gói hàng hóa để sử dụng làm
quan tài cho những người chết. San Francisco khuyến nghị tất cả công dân của mình
nên đeo khẩu trang khi ra ngoài nơi công cộng và tại thành phố New York, việc đóng
tàu giảm 40% do thiếu nguồn nhân lực.
Tháng 11/1918 - sự kết thúc của cuộc chiến tranh lần thứ nhất đưa những người
lính trở về nhà, và làm xuất hiện nhiều trường hợp bị cúm hơn. Các quan chức ở Thành
phố Salt Lake đặt các dấu hiệu kiểm dịch trên cửa của hơn 2.000 cư dân bị cúm.
Ngày 11/11 - năm 1918, hiệp định đình chiến được ký kết tại Pháp kết thúc Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất.
Tháng 1/1919 - một làn sóng thứ ba của virus xuất hiện, giết chết nhiều người
hơn. Từ ngày 1 - 5/1, San Francisco ghi nhận 1.800 ca cúm mới và 101 người chết.
Thành phố New York báo cáo 706 trường hợp nhiễm cúm mới và 67 ca tử vong.

Tháng 8/1919 - đại dịch cúm chấm dứt vì những người bị nhiễm bệnh đã chết và
những người khác đã tự phát triển khả năng miễn dịch.
Trong một bài báo ngày 21/3/1997 trên Tạp chí Khoa học, các nhà nghiên cứu tại
Viện Bệnh học của Lực lượng Vũ trang phân tích mô phổi lấy từ một người lính chết
năm 1918 do cúm. Họ kết luận rằng mặc dù virus cúm là duy nhất, nhưng "gen


17
hemagglutinin phù hợp nhất với virus cúm lợn, cho thấy loại virus này phát tán từ lợn
sang người".
Tháng 2/2004 - các nhà nghiên cứu tại Viện Scripps ở La Jolla, California và Hội
đồng Nghiên cứu Y khoa của Anh kết luận rằng virus 1918 có thể đã lây nhiễm trực
tiếp từ chim sang người, bỏ qua lợn hoàn toàn. Điều này có thể giải thích độc lực của
nhiễm trùng.
Tháng 10/2005 - các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu bệnh học sắp xếp bộ gen
hoàn chỉnh của virus bệnh Cúm 1918 bằng cách phân tích các mô lấy từ cơ thể của một
nạn nhân cúm có cơ thể được bảo quản trong băng vĩnh cửu kể từ khi ông được chôn
cất năm 1918.
2.1.2 Tác động tới nền kinh tế thế giới
Để tìm được tác động của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 với đầy đủ số
liệu và dữ liệu chính xác là một điều vô cùng khó và gặp rất nhiều khó khăn vì những
năm 1918, 1919 là những năm đánh dấu đỉnh cao sự tham gia của Hoa Kỳ trong Thế
chiến I. Mặc dù tài liệu quan trọng về hậu quả kinh tế của Thế chiến I vẫn tồn tại,
nhưng tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế của đại dịch cúm năm 1918 là rất ít. Hầu
hết các nghiên cứu đã tập trung vào kết quả kinh tế nói chung và sức khỏe của con
cháu của những người sống sót sau đại dịch và sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa các
tầng lớp kinh tế xã hội. Bằng chứng và thông tin về ảnh hưởng của đại dịch này đối với
nền kinh tế chỉ được lấy từ các bài báo được in trong đại dịch, với hầu hết các bài báo
xuất hiện trên các tờ báo từ các thành phố Little Rock, Ark., và Memphis, Tenn của
Cục Dự trữ Liên bang lần thứ tám được in vào mùa thu năm 1918 đã được nghiên cứu

để biết thông tin về ảnh hưởng của đại dịch cúm ở các thành phố này. Do đó các dữ
liệu kinh tế thời đó như dữ liệu về thu nhập, việc làm, bán hàng và tiền lương cũng có
sự hạn chế và khan hiếm. Ghép các thông tin giai thoại từ các thành phố riêng lẻ trên
các tờ báo có thể cung cấp một bức tranh tương đối tốt về các tác động chung của đại
dịch. Những ảnh hưởng chung này vào năm 1918 có thể được sử dụng để ngoại suy các
ảnh hưởng kinh tế tổng quát do đại dịch gây ra. Một số bài báo xuất hiện vào mùa thu
năm 1918 đã thảo luận về tác động kinh tế của bệnh cúm được tóm tắt dưới đây.


18
Công báo Arkansas, ngày 19/10/1918, trang 4 có chỉ ra:
• Các thương gia ở Little Rock nói rằng việc kinh doanh của họ đã giảm 40%.
Những người khác ước tính mức giảm ở mức 70%.
• Kinh doanh tạp hóa bán lẻ đã giảm 1/3.
• Một cửa hàng bách hóa có doanh thu trị giá 15.000 USD mỗi ngày (200.265
USD năm 2006), không hoạt động quá một nửa.
• Nghỉ ngơi tại giường được chú trọng trong điều trị cúm. Do đó, đã có sự gia
tăng nhu cầu về giường, nệm và lò xo.
• Các doanh nghiệp Little Rock đang mất trung bình 10.000 USD một ngày
(133.500 USD năm 2006). Đây là tổn thất thực tế, không phải là sự sụt giảm trong kinh
doanh mà có thể được bao phủ bởi sự gia tăng doanh số khi lệnh kiểm dịch kết thúc.
Một số mặt hàng không thể được bán sau này.
• Doanh nghiệp duy nhất ở Little Rock có hoạt động gia tăng là cửa hàng thuốc.
Còn tờ báo ở Memphis, Tenn chỉ ra rằng : Cúm làm tê liệt ngành công nghiệp
• Các bác sĩ báo cáo rằng họ quá bận rộn chống lại căn bệnh này để báo cáo số
lượng bệnh nhân của họ và có ít thời gian để dành cho các vấn đề khác.
• Các nhà máy công nghiệp đang hoạt động dưới một sự bất lợi lớn. Nhiều người
trong số họ đã thiếu sự giúp đỡ vì dự thảo.
• Công ty Điện thoại Cumberland báo cáo hơn một trăm nhà mạng vắng mặt trong
các bài đăng của họ. Công ty điện thoại yêu cầu loại bỏ các cuộc gọi không cần thiết. Mỏ

Tennessee có thể ngừng hoạt động. Khiếu nại thương mại, ngày 18/10/1918, trang

12.
• Giảm 50% trong sản xuất được báo cáo bởi các nhà khai thác mỏ than.
• Các mỏ trên khắp miền đông Tennessee và miền nam Kentucky đang trên bờ
vực đóng cửa do dịch bệnh đang hoành hành qua các trại khai thác.
• Coalfield, Tenn., Với dân số 500 người, chỉ có 2% người khỏe.
Một bài báo nghiên cứu xem xét tác động tức thời (ngắn hạn) của tỷ lệ tử vong do
cúm đối với tiền lương sản xuất tại các thành phố và tiểu bang của Hoa Kỳ trong giai


19
đoạn 1914 - 1919. Bài báo cho thấy là tỷ lệ tử vong do cúm có tác động trực tiếp đến
mức lương trong sản xuất tại các thành phố và tiểu bang của Hoa Kỳ trong và ngay sau
khi dịch cúm năm 1918. Điều này có liên quan đến một mô hình kinh tế đơn giản của
thị trường lao động: Nguồn cung của công nhân sản xuất giảm do tử vong do cúm sẽ có
tác động ban đầu là giảm cung lao động sản xuất, tăng sản phẩm cận biên của lao động
và vốn mỗi công nhân, và do đó làm tăng tiền lương thực tế. Trong ngắn hạn, tình trạng
bất động lao động giữa các thành phố và tiểu bang có thể đã ngăn cản sự cân bằng tiền
lương giữa các tiểu bang và việc thay thế từ lao động tương đối tốn kém hơn sang vốn
khó có thể xảy ra. Về cơ bản, các bang có tỷ lệ tử vong do cúm cao hơn sẽ có mức tăng
vốn lớn hơn trên mỗi lao động, và do đó, sản lượng trên mỗi lao động và thu nhập cao
hơn sau đại dịch.
Hầu hết các bằng chứng chỉ ra rằng những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch cúm
năm 1918 là ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong
ngành dịch vụ và giải trí, chịu tổn thất hai con số về doanh thu. Các doanh nghiệp khác
chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có kinh nghiệm tăng doanh thu.
Cúm ảnh hưởng đến 28% dân số Mỹ và cướp đi sinh mạng của khoảng 675.000
người. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ và hoạt
động kinh doanh rộng hơn đã giảm xuống đỉnh điểm của đại dịch vào tháng 10 năm

1918. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Bộ Tài chính Canada, những sự sụt giảm
này chỉ ra sự mất mát hàng năm về sản lượng chỉ 0,4%. Các chỉ số khác chỉ ra việc
giảm tạm thời và khiêm tốn trong vận tải hành khách đường sắt và bán lẻ.
Cúm Tây Ban Nha xảy ra khi nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng chiến tranh. Có
thể đã có áp lực xã hội đáng kể đối với người lao động ở lại làm việc và việc thiếu
mạng lưới an toàn chính thức có thể đe dọa công nhân với chi phí tài chính cao trong
trường hợp vắng mặt nơi làm việc."
Mặc dù không có dữ liệu và thông tin cụ thể về ảnh hưởng của đại dịch cúm Tây
Ban Nha đối với nền kinh tế nhưng cũng không thể phủ nhận được những thiệt hại nặng nề
mà cúm gây ra cho con người, quét sạch cả gia đình và để lại vô số góa phụ và trẻ mồ côi.
Các nhà tang lễ bị áp đảo và các thi thể chất đống. Nhiều người đã phải đào mộ cho


20
chính các thành viên trong gia đình họ. Cúm cũng gây bất lợi cho nền kinh tế. Tại Hoa
Kỳ, các doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa vì rất nhiều nhân viên bị ốm. Các dịch vụ
cơ bản như gửi thư và thu gom rác đã bị cản trở do các công nhân bị cúm. Ở một số nơi
không có đủ công nhân nông trại để thu hoạch mùa màng. Ngay cả các sở y tế tiểu
bang và địa phương cũng đóng cửa để kinh doanh, cản trở những nỗ lực ghi lại sự lây
lan của bệnh cúm năm 1918 và cung cấp cho công chúng câu trả lời về nó.
2.1.3 Chính sách các nước và sự hồi phục sau đại dịch
2.1.3.1 Chính sách của các nước
Ở Tây Ban Nha, các biện pháp y tế công cộng được các cơ quan chính trị áp dụng
bao gồm khử trùng bằng dầu phenolic hoặc creoline (Zotal, một chất khử trùng rất phổ
biến tại thời điểm đó). Khách du lịch, hành lý của họ, và toa xe lửa, xe điện, nhà hát, nhà
ăn, nhà thờ và ngay cả thư cũng được khử trùng. Ở các quốc gia Châu Âu và Mỹ, các bác
sĩ và các quan chức y tế công cộng đã đề xuất một số biện pháp để ngăn ngừa lây truyền
cúm. Những biện pháp này bao gồm làm sạch và khử trùng miệng và lỗ mũi bằng

hydro peroxide hoặc hỗn hợp dầu và tinh dầu bạc hà, tránh các cuộc họp hoặc tụ tập

trong môi trường kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ăn kiêng lành mạnh, đi
bộ thường xuyên trong không khí thoáng đãng, thông gió và nghỉ ngơi khi cần thiết.
Ngoài ra, các nhà khoa học khẩn trương điều chế vaccine chống bệnh cúm Tây Ban
Nha. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh tàn phá, công việc điều trị cho các bệnh
nhân là rất khó khăn.
Một trong những biện pháp phòng ngừa được áp dụng trong thời kỳ đó là ngăn
chặn giờ mở cửa và đóng cửa của các doanh nghiệp để giảm bớt tắc nghẽn trên giao
thông công cộng, dẫn đến doanh thu cho các công ty vận tải thấp hơn nhưng đảm bảo
việc ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm.
Một số quốc gia thực hiện các chính sách đối đối với vận chuyển, thương mại, hệ
thống thanh toán và các tiện ích lớn để ngăn chặn khả năng lây lan cao của dịch bệnh
mặc dù điều đó khiến một số doanh nghiệp dễ bị tổn thương về tài chính trước nguy cơ
phá sản.
2.1.3.2 Sự hồi phục sau đại dịch


21
Đến mùa hè năm 1919, đại dịch cúm đã chấm dứt, vì những người bị nhiễm bệnh
đã chết hoặc đã được miễn dịch. Như đã đề cập ở trên việc tìm hiểu những tác động
kinh tế của đại dịch này đối với nền kinh tế là rất khó khăn do đó các thông tin về sự
hồi phục sau đại dịch cũng khá là ít và hầu như là không có, mà chỉ có các chính sách
nói chung của các quốc gia sau năm 1919. Nhìn chung các quốc gia tăng cường vai trò
của nhà nước trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, tạo thêm việc
làm mới và ổn định tình hình xã hội; ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp,
nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà
nước. Bên cạnh đó đầu tư hơn trong vấn đề y tế đặc biệt là việc nghiên cứu virus học,
dịch tễ học, y tế cộng đồng,…
2.2 SARS
2.2.1 Diễn biến
Diễn biến SARS trên toàn thế giới

Ngày 16/11/2002 Tại Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại thành
phố Foshan, tỉnh Quảng Đông.
Ngày 14/2/2003 Một bản tin nhỏ trong tờ Báo cáo Dịch tễ hàng tuần (Weekly
Epidemiological Report) đưa ra con số 305 ca mắc và 5 ca tử vong do một hội chứng
hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân .
Ngày 21/2/2003 Một bác sĩ 65 tuổi từ Quảng Đông đã đến trú tại tầng 9 của
khách sạn Metropole ở Hong Kong. Ông ta đã điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi
không điển hình trước chuyến đi này và khi đến Hồng Kông thì các triệu chứng đã xuất
hiện. Người này đã lây cho ít nhất là 12 khách trọ và khách thăm viếng khách tại tầng 9
của khách sạn. Chính quyền Trung Quốc đã phạm hàng loạt sai lầm. Đầu tiên là che
giấu bệnh SARS, sau đó che giấu mức độ lây nhiễm với cái cớ bệnh không có gì nguy
hiểm rồi trì hoãn các biện pháp điều trị dự phòng.
Ngày 14/3/2003 Bộ Y tế Singapore thông báo 3 ca viêm phổi không điển hình,
trong đó có một người từng đi trên một chuyến bay và trú tại khách sạn ở Hồng Kông.
Lập sơ đồ tiếp xúc của nữ bệnh nhân này đã giúp tìm ra trên 100 ca SARS ở Singapore.


22
Ngày 26/3/2003, Trung Quốc chính thức thông báo có dịch. Tổng cộng Trung
Quốc có 5.327 người mắc, trong đó có 349 người chết.
Ngày 30/3/2003 Tại Hồng Kông có sự tăng đột biến số ca SARS ở Amoy Garden,
một khu chung cư cao tầng có 35 toà nhà với 15.000 cư dân. Cơ quan Y tế Hồng Kông
ra lệnh cách ly nhằm ngăn chặn sự phát tán của SARS. Tổng cộng Hồng Kông có
1.755 người mắc, trong đó có 300 người chết.
Ngày 20/4/2003 Chính phủ Trung Quốc thừa nhận số ca mắc SARS thực tế cao
hơn nhiều lần so với báo cáo trước đó. Bắc Kinh lúc này đã có 339 ca SARS và 402 ca
nghi ngờ. Mười ngày trước đó, Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang chỉ báo cáo có 22 ca
SARS ở Bắc Kinh.
Ngày 27/4/2003 Gần 3.000 ca SARS được phát hiện ở Trung Quốc.
Ngày 2/5/2003 Đài Loan là nơi dịch lan nhanh cũng thông báo tổng số 1.000 ca

mắc, với 11 ca mới trong 24 giờ. Đã có 8 ca tử vong tại Đài Loan.
Tổng cộng Đài Loan có 665 người mắc, trong đó có 180 người chết.
Ngày 7/5/2003 WHO xét lại đánh giá ban đầu về tỷ lệ tử vong của SARS. Tỷ lệ này
được ước lượng lại là khoảng 0 - 50% tuỳ từng nhóm tuổi bị bệnh, tỷ lệ chung là 14
- 15%. Dựa trên các số liệu này, tỷ lệ ca chết ở bệnh nhân dưới 24 tuổi là 1%, 25 đến 44
tuổi là 6%, 15% ở bệnh nhân từ 45 đến 64 tuổi và trên 50% ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở

lên.
Ngày 22/5/2003 Cơ quan Y tế Canada thông báo với WHO về một chuỗi 5 ca
bệnh đường hô hấp liên quan tới một bệnh viện ở Toronto. Đây là đợt bùng dịch SARS
thứ 2 ở Toronto.
Ngày 31/5/2003 Toronto lại bị đưa vào danh sách khu vực có lan truyền SARS sau
khi có thêm 26 ca nghi ngờ và 8 ca mắc mới có liên quan tới 4 bệnh viện ở Toronto.

Ngày 6/6/2003 có 82 ca được thông báo từ vụ dịch SARS thứ hai ở Ontario,
Canada.
Tổng cộng Canada có 251 người mắc, trong đó có 41 người chết.
Ngày 13/6/2003 Tổ chức Y tế Thế giới rút bỏ khuyến cáo đi lại tới Hà Bắc, Nội
Mông, Thiểm Tây và Thiên Tân của Trung Quốc. Ngoài ra, WHO cũng rút Quảng Đông,


23
Hà Bắc, Hồ Bắc, Nội Mông, Cát Lâm, Giang Tô, Sơn Tây, Thiểm Tây và Thiên Tân
khỏi danh sách khu vực có lưu hành SARS.
Ngày 17/6/2003 WHO rút Đài Loan khỏi danh sách hạn chế đi lại
Ngày 23/6/2003 WHO rút Hồng Kông khỏi danh sách khu vực lưu hành SARS.
Ngày 24/6/2003 WHO rút Bắc Kinh khỏi danh sách khu vực lưu hành SARS và
khỏi khuyến cáo đi lại.
Ngày 2/7/2003 WHO rút Toronto khỏi danh sách khu vực lưu hành SARS. Ngày
5/7/2003 WHO rút Đài Loan khỏi danh sách khu vực lưu hành SARS. WHO

thông báo rằng chuỗi lây truyền SARS cuối cùng ở người đã bị phá vỡ. Đến ngày
7/8/2003 không xuất hiện bệnh nhân mới, SARS được ghi nhận ở 32
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 8.422 người mắc, trong đó có 916 người
chết (tỷ lệ tử vong là 10,87%).
Dịch SARS ở Việt Nam năm 2003
Ngày 26/2/2003 có thể coi là ngày bệnh SARS chính thức xâm nhập vào Việt
Nam với bệnh nhân đầu tiên là ông Johnnie Chun Cheng đến Bệnh viện Việt-Pháp của
Việt Nam với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ. Tại Việt Nam, vài ngày
sau khi có bệnh nhân SARS đầu tiên, đến ngày 4/3/2003 đã có 6 nhân viên y tế có tiếp
xúc với trường hợp bệnh nhân đầu tiên phải nhập viện vì sốt cao.
Ngày 26/2/2003, Bác sĩ Carlo Urbani (người Italia), Chuyên gia truyền nhiễm của
Tổ chức Y tế thế giới được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội). Cuối tháng 3/2003,
trong khi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan, bác sĩ Carlo Urbani được xác định lây
nhiễm SARS. Ông mắc virus này trong những ngày chống dịch ở Hà Nội. Trước khi
qua đời, bác sĩ này đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên
cứu. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus corona gây bệnh SARS đã được chỉ mặt vạch tên.
Ngày 12/3/2003, Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới bắt đầu tiếp nhận bệnh
nhân, áp dụng phương pháp điều trị mới, hiệu quả tốt, không có tử vong tại viện.
Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới. Việt Nam có 63
người mắc, trong đó có 5 người chết.


24
Sau 45 ngày kể từ ca SARS đầu tiên, đến ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO
công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.
2.2.2 Tác động đến các nền kinh tế trên thế giới
2.2.2.1 Tác động tới Hồng Kông, Trung Quốc
Những cú sốc ban đầu đối với Trung Quốc và Hồng Kông được cho là được thể hiện
bởi:



Cú sốc về nhu cầu - giảm 15% nhu cầu đối với các ngành công nghiệp tiếp xúc
trong lĩnh vực dịch vụ.



Cú sốc cung - tăng 5% chi phí trong các ngành dễ bị tổn thương trong lĩnh vực
dịch vụ; và



Cú sốc niềm tin - tăng 200 điểm cơ bản (bps) trong trường hợp rủi ro quốc gia.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung
Cú sốc tạm thời có tác động lớn nhất đối với Trung Quốc và Hồng Kông. Tuy
nhiên, thiệt hại cho Hồng Kông là 2,63% GDP, lớn hơn nhiều so với 1,05% đối với
phần còn lại của Trung Quốc đại lục. Thứ hai, các tính năng không chắc chắn của bệnh
làm giảm niềm tin vào tương lai của các nền kinh tế bị ảnh hưởng. Mặc dù khó có thể
đo lường trực tiếp ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư
nước ngoài, nhưng sự mất niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tác động to lớn
đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, từ đó sẽ tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc.
Tập trung vào kết quả GDP, rõ ràng có sự khác biệt giữa các thành phần khác
nhau giữa các cú sốc tạm thời và vĩnh viễn.
Hình 2.1 dưới đây mô tả kết quả mô phỏng cho cú sốc SARS tạm thời kết và quả
mô phỏng cho cú sốc SARS liên tục. Tất cả các kết quả này được biểu thị bằng độ lệch
so với đường cơ sở cơ bản của các phép chiếu mô hình. Chúng cho thấy các biến chính
thay đổi như thế nào so với trường hợp không có SARS.



25
Hình 2.1. Tác động thực sự của sốc SARS tạm thời và liên tục lên GDP thực
Đơn vị: %

Nguồn: Nhà xuất bản Học viện Quốc gia (Hoa Kỳ)
Mất GDP từ cú sốc tạm thời thiệt hại ở Hồng Kông (5,3% GDP) lớn hơn Trung
Quốc (2,2% GDP) phần lớn chỉ giới hạn đến năm 2003. Trong mô hình, tác động đến
GDP đối với ba nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Trung Quốc, Hồng Kông và
Đài Loan là do tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.
Cú sốc liên tục không chỉ có tác động lớn hơn đến GDP trong năm 2003 mà còn
có tác động dai dẳng đến GDP thực tế trong một vài năm sau đó. Đầu tư giảm mạnh
hơn trong năm 2003, đó là nguồn gốc của tổn thất GDP lớn hơn thông qua tiêu dùng và
đầu tư thấp hơn.
Tác động đến dòng vốn
Trong trường hợp cú sốc SARS tạm thời, dòng vốn ròng chảy ra từ Trung Quốc và
Hồng Kông (so với cơ sở) là khoảng 0,3% GDP. Tuy nhiên, khi cú sốc kéo dài hơn, dòng
vốn này tăng mạnh lên 1,4% GDP cho Hồng Kông và 0,8% GDP cho Trung Quốc.

Đáng chú ý, sự tồn tại của các cú sốc dai dẳng gây ra một dòng chảy vốn lớn hơn
nhiều từ các nền kinh tế bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm sắc nét hơn trong đầu tư.


×