Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận tiền tệ ngân hàng hệ thống các trung gian tài chính của việt nam trong bối cảnh của cmcn 4 0 diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu........................................................................................................8
1.1.

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước...................................8

1.1.1.

Nghiên cứu nước ngoài...............................................................8

1.1.2.

Nghiên cứu trong nước.............................................................10

1.2.

Cơ sở lý thuyết.................................................................................16

1.3.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................19

CHƯƠNG 2. Kết quả nghiên cứu................................................................21
2.1.

Tình hình các trung gia tài chính ở Việt Nam hiện nay...............21

2.1.1.



Ngân hàng thương mại.............................................................21

2.1.2.

Công ty bảo hiểm......................................................................24

2.1.3.

Các công ty tài chính................................................................24

2.1.4.

Ngân hàng đầu tư......................................................................26

2.1.5.

Công ty chứng khoán................................................................27

2.1.6.

Quỹ đầu tư.................................................................................29

2.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến các trung gian tài chính ở Việt
Nam 30
2.2.1.

Ngân hàng thương mại.............................................................30

2.2.2.


Công ty bảo hiểm......................................................................35

2.2.3.

Công ty chứng khoán................................................................39

CHƯƠNG 3. Kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiếm nghị giải pháp
.........................................................................................................................42
3.1.

Kết luận............................................................................................42

3.2.

Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp........................................43


3.2.1.

Về phía nhà nước và các cơ quan quản lí.................................43

3.2.2.

Về phía các thành viên thị trường.............................................45

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHẦN MỞ ĐẦU
1)

Lí do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứng dụng công nghệ mới, hiện đại và
thông minh đang và sẽ được dự báo tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt
lịch sử. Cùng với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cách mạng 4.0 sẽ gây
ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội ở tất cả các quốc gia, trong đó có lĩnh
vực tài chính . Việt Nam , một quốc gia đang phát triển cũng đầy hứa hẹn với những
cơ hội cũng như thách thức mà nền công nghiệp này tác động.
Trong sự tác động đó, không thể không kể đến lĩnh vực tài chính ngân hàng với của
các kênh lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Các kênh tài chính này đóng vai trò
to lớn trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Đến lượt nó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng
kéo theo sự phát triển của cả hệ thống tài chính nói chung và của thị trường tài
chính, trung gian tài chính nói riêng. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập cũng là một yếu
tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam trong đó có sự
phát triển mạnh mẽ của các trung gian tài chính.
Các trung gian tài chính với những ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp
và các dịch vụ tài chính đặc thù ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu
chuyển vốn trong nền kinh tế. Sự phát triển của kênh dẫn vốn gián tiếp này được
biểu hiện qua một thực tế rằng ngày càng nhiều các loại hình trung gian tài chính ra
đời và hoạt động tại Việt Nam như các tổ chức nhận tiền gửi, các tổ chức tiết kiệm
theo hợp đồng , các trung gian đầu tư , biểu hiện là các ngân hàng thương mại, quỹ
tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán... Vấn đề đặt ra là với hệ
thống trung gian tài chính ngày càng phát triển thì dưới tác động của cách mạng
4.0 ,khi mà công nghệ số, điện toán dữ liệu lớn thì những trung gian này có khó
khăn và thuận lợi gì để phát triển ?
Xuất phát từ việc làm rõ những trung gian tài chính của Việt Nam cũng như những

tác động 4.0 đến nó, nhóm chúng tôi chọn vấn đề “Hệ thống các trung gian tài chính
Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 ” làm đề tài tiểu luận .


2)

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của các trung gian tài chính tại Việt
Nam trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng của CMCN 4.0 tiểu luận đưa ra
đánh giá phân tích và dự đoán về sự phát triển của các trung gian Tài chính trong
thời gian; từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nó thích
ứng với nền công nghiệp hiện đại.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có các nhiệm vụ sau đây:


Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của các trung gian Tài chính Việt Nam hiện

nay


Nghiên cứu một số trung gian tài chính điển hình từ đó phác hoạ một bức

tranh toàn cảnh về thực trạng phát triển của các trung gian Tài chính tại Việt Nam


Dựa trên xu hướng phát triển của CMCN 4.0 , tiểu luận đưa ra dự báo về


những khó khăn cũng như thách thức của các trung gian Tài chính trong tương lai.


Từ những mặt hạn chế đã rút ra trong phần nghiên cứu thực trạng, tiểu luận

đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các trung gian Tài
chính trong thời gian tới.
3)

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trung gian tài chính tại Việt Nam , đi sâu
vào nghiên cứu hoạt động của ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm , các công
ty chứng khoán
- Phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu về các trung gian tài chính, tiểu luận chỉ bao gồm việc phân tích các
khía cạnh sau: làm rõ từng loại hình trung gian, sự phát triển của nó và những cơ
hội thách thức cần thay đổi trong CMCN4.0
Phạm vi thời gian nghiên cứu trong khoảng 6 năm trở lại đây (2013 – 2019)


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về hệ thống trung gian tài chính đã có khá nhiều công trình trong
nước và ngoài nước. Trong đó có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng CMCN 4.0 đã
có những tác động đến hệ thống trung gian tài chính như thế nào. Theo Marko

Jaksic và

Matej Marinc (4/9/2015), The Future of Banking: The Role of

Information Technology, công nghệ thông tin (CNTT) đang biến đổi các ngân hàng
cá nhân và toàn bộ ngành ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế cơ bản của ngân hàng
không thay đổi, sự phát triển CNTT có thể thu hút các ngân hàng vào giao dịch
ngân hàng (do hiệu quả chi phí do CNTT điều khiển). Tuy nhiên, các ngân hàng
không nên từ bỏ mối quan hệ ngân hàng. Thay vào đó, các ngân hàng cần điều
chỉnh bản thân với người tiêu dùng, ưu tiên mới cho các sản phẩm định hướng
CNTT và sử dụng các phát triển CNTT để cấu hình lại hoặc thậm chí tái tạo lại
ngân hàng quan hệ. Những thay đổi mạnh mẽ cũng sắp xảy ra trong ngân hàng do
sự gia nhập của các công ty khởi nghiệp FinTech và các công ty CNTT trong các
doanh nghiệp ngân hàng truyền thống. Sự can thiệp và điều tiết của chính phủ giúp
ngân hàng có thêm thời gian để điều chỉnh.
Theo Christian Haddad và Lars Hornuf, The Emergence of the Global Fintech
Market: Economic and Technological Determinants, Cesifo Working Paper

No.

6131, nghiên cứu trước đây về Fintech chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực Fintech
cụ thể. Trong lĩnh vực đám đông, các học giả đã phân tích địa lý của hành vi nhà
đầu tư (Lin và Viswanathan, 2015), khả năng vỡ nợ cho vay (Serrano-Cinca et al.,
2015; Iyer et al., 2016), và sở thích riêng tư của nhà đầu tư khi đưa ra quyết định
đầu tư (Burtch et al., 2015). Trong gây quỹ cộng đồng và gây quỹ cộng đồng dựa
trên phần thưởng, các nhà nghiên cứu đã điều tra tính năng động của thành công và
thất bại giữa các dự án gây quỹ cộng đồng (Mollick, 2014), các yếu tố quyết định
thành công tài trợ (Ahlers et al., 2015; Vulkan et al., 2016), và quy định về gây quỹ
cộng đồng (Hornuf và Schwienbacher, 2016). Tổng quát hơn, Bernstein và cộng sự.



(2016) điều tra các yếu tố quyết định đầu tư giai đoạn đầu trên AngelList. Họ thấy
rằng các nhà đầu tư trung bình phản ứng với thông tin về đội ngũ sáng lập, nhưng
không phải là lực kéo khởi nghiệp hoặc các nhà đầu tư dẫn đầu hiện có.
Theo Dong He và cộng sự của mình ( 6/2017), Fintech and Financial service :
Initial Considerations, International Monetary Fund, các công ty Fintech đã thu hút
đầu tư đáng kể trong những năm gần đây, trong khi lợi ích công cộng tăng lên đáng
kể. Hầu hết các công ty vẫn duy trì một số doanh nghiệp nhỏ phản hồi mô hình kinh
doanh dựa trên kiến thức của họ, nhưng đầu tư vào chúng đã tăng lên. Tổng vốn đầu
tư toàn cầu vào các công ty Fintech được báo cáo đã tăng từ 9 tỷ đô la Mỹ năm
2010 lên hơn 25 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Đầu tư vốn mạo hiểm cũng tăng đều đặn, từ
0,8 tỷ đô la Mỹ năm 2010 lên 13,6 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016. Định giá thị trường
của cacs công ty Fintech công cộng đã tăng gấp bốn lần kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, vượt trội so với các lĩnh vực khác . Trong khi đó , lợi ích công cộng
trong lĩnh vực này dường như đã tăng lên
Biểu đồ 1: Giá tài sản trong dịch vụ tài Biểu đồ 2: Tìm kiếm công nghệ mới
chính

Khi ngành công nghệ phát triển nó cũng kèm theo nhiều kỹ thuật phần cứng
và phần mềm khác nhau, trong đó phải kể đến công nghệ Blockchain 4.0- một
cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch vẫn luôn song hành cùng cuộc sống của mỗi
chúng ta. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân
cấp, Bitcoin blockchain được quản lí tự động . Việc phát minh ra Blockchain cho
Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được
vấn đề double spending ( chi tiêu gian lận khi được dùng 2 lần ). Công nghệ này
của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt ứng dụng khác. Theo


Michael Mainelli và Alistair Milne (9/5/2016), The impact and potencial of
blockchain on the securities transaction lifecycle, nghiên cứu cho thấy rằng mặc

dù việc sử dụng blockchain để xác thực dữ liệu vận hành trong các sổ cái phân tán
lẫn nhau có thể giúp giảm đáng kể cả về chi phí và rủi ro, nhưng khái niệm chia
sẻ dữ liệu lại không còn mới. Mối quan tâm hiện tại đối với các sổ cái phân tán
lẫn nhau đã tạo ra động lực đáng kể, nhưng có nguy cơ xây dựng những kỳ vọng
không thực tế về mức độ mà công nghệ sẽ tự giải quyết nhu cầu cơ bản để phối
hợp các quy trình kinh doanh cả trong và giữa các công ty. Để đạt được tất cả các
lợi ích tiềm năng từ các sổ cái phân tán lẫn nhau sẽ đòi hỏi phải mua cấp độ hội
đồng để cam kết đáng kể về thời gian và nguồn lực, và hỗ trợ pháp lý tích cực cho
cải cách quy trình, với mức chi trả tương đối ngắn. Theo như nghiên cứu đã cho
biết, các công ty tham gia vào thị trường tài chính ngày nay dành một lượng lớn
tài nguyên để lấy dữ liệu, kiểm tra hồ sơ dữ liệu và đối chiếu dữ liệu đó cả trong
nội bộ và chống lại hồ sơ của các công ty khác.
Broadridge, sử dụng dữ liệu từ Oliver Wyman và Morgan Stanley, báo cáo
rằng chỉ riêng chi phí xử lý giao dịch bưu chính toàn cầu nằm trong khoảng từ 17 tỷ
đến 24 tỷ đô la mỗi năm.4 Đây chỉ là một phần của tổng chi phí tại văn phòng hỗ
trợ và trung gian. Một khoản chi tiêu trung bình và hỗ trợ chính khác cho các công
ty thị trường vốn là tuân thủ hiểu biết về khách hàng (KYC) và chống rửa tiền
(AML) lên tới 12 tỷ đô la mỗi năm cho những người tham gia thị trường vốn lớn.5
Theo Oliver Wyman tổng doanh thu của các công ty phục vụ các hoạt động cụ thể
có thể trực tiếp sử dụng sổ cái phân phối lẫn nhau - thanh toán bù trừ, thanh toán
chứng khoán, quản lý tài sản thế chấp và dịch vụ giám sát - cùng nhau lên tới
khoảng 40 tỷ đến 45 tỷ đô la. quản lý rủi ro, đánh dấu để báo cáo thị trường và chức
năng điều tiết có thể hỗ trợ các ước tính của tổng thị trường vốn và chi phí văn
phòng trung gian của 100 tỷ đô la mỗi năm trở lên.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước cùng với những mô hình nghiên cứu , cơ sở lý
thuyết khác nhau cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về tác động của nền
CMCN 4.0 đến hệ thống trung gian tài chính. Theo nghiên cứu của Phùng Thị Lan



Hương, đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại về vấn đề phân tích tài chính với việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm đưa ra các số liệu thống kê sự
thay đổi về mức độ tăng trưởng, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận,... của các
NHTM Việt Nam qua từng năm. Theo nghiên cứu , quy mô vốn chủ sở hữu
( VCSH) các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2013 tăng qua các năm với tỷ lệ
trung bình đạt mức cao 23,92%, trong đó Vietinbank có mức tăng trưởng bình quân
cao nhất là 42,43% và ACB có mức tăng trưởng thấp nhất là 5.5%.
Biểu đồ 3: Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam

Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam
Có thể nhận thấy rằng, VCSH của các ngân hàng có xu hướng tăng theo từng
năm. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM . Chính vì thế , nhằm đảm bảo tính an
toàn , ngân hàng cần duy trì mức vốn tự có cần thiết được đo bằng tỷ lệ vốn an toàn
tối thiểu . Theo quy định của hiệp ước BASEL và theo quy định tại thông tư
13/2010/TT-NHNN, hệ số an toàn vốn (viết tắt là CAR: Capital Adequacy Ratio)
của các NHTM Việt Nam tối thiểu là 8%. Đến cuối năm 2013, các NHTM Việt
Nam thuộc nhóm nghiên cứu có hệ số CAR đều trên 9%.


Thông qua việc phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại, cho thấy
trong thời kì 2009-2013, các NHTM Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cụ thể
như:
(1)Vốn tự có của các NHTM tăng mạnh, hệ số an toàn vốn CAR đạt chuẩn
trên 8%. (2) Khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam được cải thiện đáng kể
với tỷ lệ cho vay/huy động luôn nhỏ hơn 100%, tỷ trọng đi vay trong tổng tài sản
giảm dần. Công tác quản lý thanh khoản của NHTM Việt Nam đang được chú
trọng, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng

thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua NHTM Việt Nam đã tuân
thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý tốt
dòng tiền vào-ra theo kì hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt
hoặc thặng dư. (3) Chất lượng tài sản của NHTM Việt Nam được nâng cao thể hiện
qua cơ cấu tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn: Tài sản có tính
thanh khoản cao tăng nhẹ do yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc theo quy định mới của
NHNN; Cơ cấu khách hàng cũng được chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát
triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ
trọng cho vay trung dài hạn.
Theo số liệu của bộ phận Phân tích khối khách hàng cá nhân của CTCP Chứng
khoán SSI (HoSE: SSI) về hoạt động của ngành ngân hàng cho thấy tốc độ tăng
trưởng của ngành ở quý 3 giảm hẳn xuống chỉ còn +16.6% YoY trong khi quý 1 và
quý 2 đều trên 50%. Tăng trưởng lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng đều chậm lại,
thậm chí giảm âm trong quý 3 như VPB (-26%), STB (-29%), HDB (-20%) và SHB
(-34%). Như chúng tôi đã đề cập trong phân tích KQKD quý 2, tốc độ tăng chi phí
thấp là một nguyên nhân giúp lợi nhuận ngân hàng tăng cao trong nửa đầu năm và
điều này sẽ khó lặp lại. Thực tế trong quý 3 chi phí hoạt động đã tăng nhanh hơn rõ
rệt, +20.6% trong khi nửa đầu năm tăng +14.8%. VPB là 1 ví dụ về gia tăng chi phí.
Nửa đầu năm chi phí hoạt động của VPB là 4.68 nghìn tỷ (trung bình 2.3 nghìn
tỷ/quý), tăng +17.6% YoY. Sang quý 3, chi phí hoạt động của VPB là 3.1 nghìn tỷ,
tăng +34% QoQ và +36% YoY.


Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh (2018), Tạp chí sự tồn tại của hình
mẫu khuyết trên cả 6 thị trường chứng khoán. Xác suất xuất hiện của các hình mẫu
hoán vị khác nhau cũng khác nhau. Đây là những dấu hiệu cho thấy tính không hiệu
quả của thông tin trên thị trường. Kết quả tính toán Entropy hoán vị chuẩn hóa trên
chuỗi chỉ số chứng khoán cũng cho thấy sự không hiệu quả của thị trường khi giá trị
này không đạt được giá trị cực đại. Bài viết cũng cho thấy rằng việc sử dụng chuỗi

chỉ số chứng khoán sẽ giúp tìm ra bằng chứng của thị trường không hiệu quả là rõ
rệt hơn rất nhiều so với khi sử dụng chuỗi tỷ suất sinh lợi thị trường.
Biểu đồ 4: Tăng trưởng các cấu thành lợi Biểu đồ 5: Tăng trưởng tín dụng và NIM
nhuận chính
TB các ngân hàng

Nguồn: Fiinpro, SSI tính toán
Theo Fiinpro (27/12/2018), tại thời điểm này của năm ngoái tuy còn chưa kết
thúc năm tài chính 2018, nhưng đã có rất nhiều ngân hàng hoàn tất chỉ tiêu lợi
nhuận đạt ra cho cả năm. Thậm chí một số tên tuổi công bố lợi nhuận đột biến như
VIB, Eximbank, OCB, TPBank, Nam A Bank.... Bài báo cho hay, lãnh đạo
Vietcombank trong một sự kiện gần đây cho biết, lợi nhuận Ngân hàng năm 2018 sẽ
vượt chỉ tiêu 13.000 tỷ đồng được thông qua hồi đầu năm, thậm chí có thể vượt
15.000 tỷ đồng, tức tăng trưởng trên 15%, qua đó giữ vững vị trí số 1 trong Top 5
ngân hàng có lợi nhuận cao nhất. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, Vietcombank dẫn
đầu hệ thống ngân hàng về lợi nhuận trước thuế với hơn 11.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân
hàng đứng sau là Techcombank đạt 7.774 tỷ đồng.


Có thể thấy, quý cuối năm thường là thời điểm bứt phá mạnh nhất do nhu cầu
vốn tăng mạnh, cho nên các ngân hàng đã đạt kết quả tích cực sau 3 quý đầu năm
nhiều khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Báo cáo mới công bố của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho
biết, tổng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng năm 2018 tăng khoảng 11,5% so với
cuối năm 2017. Trong đó, tổng tín dụng của các ngân hàng ước tăng trưởng 14-15%
(năm 2017 tăng 17,6%); lợi nhuận ước tăng trưởng 40%. Nhiều chỉ tiêu sinh lời tiếp
tục được cải thiện, với ROA ước đạt 0,9% và ROE ước đạt 13,6% (năm 2017 là
11,22%).
Về xử lý nợ xấu, NFSC cho biết, giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng
30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các

tổ chức tín dụng - VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm
59,8%; thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%; bán phát mại tài sản chiếm 3%, còn lại
là các hình thức khác.
Cũng theo báo cáo của NFSC, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) bình quân của
hệ thống tổ chức tín dụng đã được cải thiện, đạt 11,1%, nhờ vốn tự có tăng 12,2%,
trong khi tổng tài sản có rủi ro tăng thấp hơn (khoảng 10,8%). Tỷ lệ vốn cấp I/tổng
tài sản có hệ số rủi ro là 8,8% (năm 2017 là 7,8%).
Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh (2018), Tạp chí nghiên cứu Kinh tế
và Kinh doanh Châu Á, đã cho thấy sự tồn tại của hình mẫu khuyết trên cả 6 thị
trường chứng khoán. Xác suất xuất hiện của các hình mẫu hoán vị khác nhau cũng
khác nhau. Đây là những dấu hiệu cho thấy tính không hiệu quả của thông tin trên
thị trường. Kết quả tính toán Entropy hoán vị chuẩn hóa trên chuỗi chỉ số chứng
khoán cũng cho thấy sự không hiệu quả của thị trường khi giá trị này không đạt
được giá trị cực đại. Bài viết cũng cho thấy rằng việc sử dụng chuỗi chỉ số chứng
khoán sẽ giúp tìm ra bằng chứng của thị trường không hiệu quả là rõ rệt hơn rất
nhiều so với khi sử dụng chuỗi tỷ suất sinh lợi thị trường.
Bên cạnh đó, quỹ đầu tư cũng là một trong những trung gian tài chính quan
trọng trên thị trường tài chính. Nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học, Nguyễn Thu
Thủy (2011) cho biết quỹ đầu tư ngoài nêu lên các đặc điểm của một quỹ đầu tư nói


chung còn đưa ra ba đặc điểm đặc thù riêng của QĐTCK là: (i) QĐTCK được thiết
lập chủ yếu trên cơ sở huy động vốn của các NĐT cá nhân dưới dạng vốn chủ sở
hữu, phần lớn số tiền này được sử dụng để đầu tư vào danh mục chứng khoán nhằm
sinh lời; (ii) Hoạt đồng đầu tư của quỹ do CTQLQ thực hiện được giám sát bởi một
tổ chức, đó là các ngân hàng giám sát; (iii) Tỷ trọng vốn đầu tư quỹ sử dụng để đầu
tư vào các công cụ của TTCK như cổ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
lượng vốn hoạt động của quỹ
Có thể thấy rằng cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ tạo ra những
chuyển biến trên nhiều lĩnh vực xã hội . Đối với lĩnh vực tài chính, Cách mạng công

nghiệp 4.0 tác động rõ rệt, thể hiện ở sự xuất hiện của Fintech- Công nghệ tài chính.
FinTech đã và đang làm thay đổi cách thức , địa điểm và thời gian người tiêu dùng
thực hiện thanh toán, cũng như tạo thuận lợi để người tiêu dùng có thể tiếp cận với
nhiều loại dịch vụ tài chính, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa cách tầng lớp
trong xã hội. Tuy nhiên , một đặc điểm của FinTech , đó là nơi còn thiếu sự hỗ trợ
của tài chính ngân hàng, những nơi người tiêu dùng vẫn còn gặp khó khăn trong vấn
đề tiếp cận các dịch vụ tài chính, lại chính là “ mảnh đất màu mỡ “ để FinTech có
nhiều cơ hội phát triển hơn. Tại Việt Nam, FinTech là một lĩnh vực tương đối mới
thu hút sự chú ý của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp nhờ những tác
động tích cực của FinTech đối với đời sống Nhân dân, cũng như tiềm năng phát
triển của FinTech trong tương lai. Theo Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học
và công nghệ, nhiều nghiên cứu cho thấy những đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh
sẽ giúp kích thích phát triển nền kinh tế ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.ứng dụng công
nghệ thông tin vào ngành tài chính là một lĩnh vực có tiềm năng tạo ra nhiều đổi
mới, vì thế cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều rất quan tâm. Bên cạnh đó một số
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cạnh tranh giữa FinTech và các dịch vụ ngân hàng
truyền thống sẽ ngày càng gay gắt hơn do sự phát triển không ngừng nghỉ của công
nghệ thông tin. Đồng thời, FinTech cũng khiến cho các tổ chức tài chính tiến bộ
quan tâm hơn tới các dịch vụ tài chính hiện tại, nhằm duy trì và tăng trưởng vai trò
đầu tàu và cung cấp các dịch vụ hiện tại với chất lượng cao theo hình thức thuận
tiện và hiệu quả tới các khách hàng của họ mọi lúc, mọi nơi và các công ty FinTech
đang phát triển mạnh khi cả hai bên đều nhận thấy tiềm năng mạnh mẽ của nhau.


1.2. Cơ sở lý thuyết
Trung gian tài chính là những tổ chức hoạt động chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực tài chính- tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là
cung cấp các dịch vụ tài chính- tiền tệ nhằm thu hút , tập hợp các khoản vốn nhàn
rỗi trong nền kinh tế để cung ứng cho những nơi thiếu vốn.
Với chức năng hoạt động như vậy , các trung gian tài chính đóng vai trò là một

trung gian , cầu nối giữa những người có vốn với những người cần vốn , giúp cho
việc luân chuyển vốn được thuận lợi hơn. Hoạt động huy động và cho vay của các
trung gian tài chính có thể diễn ra trực tiếp với các chủ thể kinh tế hoặc thông qua
thị trường tài chính . Lợi nhuận của các trung gian tài chính dưới dạng chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động và các khoản thu phí từ cung cấp các dịch
vụ tài chính tiền tệ.
Trung gian tài chính được nhìn nhận theo hai cách:
Thứ nhất , với tư cách một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp
đó là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên , cũng có sự khác
nhau giữa các TGTC với một doanh nghiệp thông thường. Ví dụ khi mua một sản
phẩm, với trung gian tài chính là sản phẩm chính thì sẽ phải đánh giá phân tích
những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Trong khi đó một doanh nghiệp thông
thường không cần thiết phải như vậy khi mua một hàng hóa tiêu dùng hàng ngày.
Ngoài ra trong trung gian tài chính cũng có sự khác biệt nhau về sản phẩm. Ví dụ
nhu ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ các tài khoản tiền nhàn rỗi trong
xã hội, và khoản tiền đó có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng với loại hình bảo hiểm,
quỹ hưu trí , khoản tiền đóng góp để mua bảo hiểm không được phép rút ra mà
được chi trả theo những khoản hợp đồng.
Thứ hai, với tư cách là một tổ chức huy động và cung ứng nguồn vốn trong
kinh tế, có thể hiểu như trung gian tài chính là một cầu nối giữa hai chủ thể, giữa
những người có vốn nhàn rỗi với những người dư thừa về vốn. Tuy nhiên nhiệm vụ
quan trọng của TGTC không chỉ dừng lại ở đó mà còn đóng vai trò trung gian trong
nhiều hoạt động khác nhau như là phương tiện để nhà nước điều hành chính sách
tiền tệ khi cần thiết.


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang và sẽ có những tác
động sâu rộng đến sự phát triển của nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau. Ngành
Tài chính, một trong những ngành luôn đứng đầu về việc ứng dụng và phát triển hệ
thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại cũng không nằm ngoài vòng xoáy

đó.Cuốn theo cùng với dòng xoáy đó, các trung gian tài chính cũng có những biến
đổi nhất định cùng với những sự xuất hiện mới mẻ khác trong lĩnh vực này. Nói về
những thay đổi và sự phát triển của hệ thống TGTC , phải kể đến sự góp phần
không nhỏ của nên Công nghiệp 4.0.
Theo Tạp chí Chứng khoán 12/2017, khi được hỏi rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo
ra những cơ hội gì và đặt ra thách thức như thế nào đối với các công ty thuộc lĩnh
vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán?, ông ông Vũ Đức Tiến, Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đã có trả lời: “Thứ nhất,
cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc hệ thống, phương thức lưu thông tiền tệ và
thanh toán trong nền kinh tế theo hướng đa dạng và linh hoạt hơn. Tại Việt Nam, tỷ
trọng thanh toán tiền mặt vẫn còn khá lớn, do vậy cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi
căn bản hệ thống thanh toán tiền tệ trong nền kinh tế theo hướng thu hẹp các thanh
toán sử dụng tiền mặt và thay vào đó là các giao dịch thanh toán tiền điện tử.
Thứ hai, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động và cung cấp
dịch vụ theo hướng hình thành các kênh phân phối sản phẩm tài chính trực tuyến
hiện đại để nhìn nhận và đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng. Tính đến thời
điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có đơn vị nào được coi là ngân hàng số, song đã có
sự chuyển biến nhất định trước sự tác động của xu hướng này.
Thứ ba, mô hình tổ chức và quản trị của các tổ chức tài chính sẽ trở nên thân
thiện và hiện đại hơn. Trong tương lai, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm cho mỗi tổ chức tài
chính trở thành tổ chức tài chính trực tuyến và các chi nhánh sẽ thay đổi theo hướng
từ vai trò là “trung tâm giao dịch” sang mô hình “ki-ốt thông minh, gọn nhẹ”. Hay
như việc chăm sóc khách hàng sẽ được thay đổi theo mô hình chăm sóc khách hàng
trực tuyến dựa trên nền tảng phát triển ứng dụng của trí tuệ thông minh (AI), vạn
vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Bigdata). Đồng thời, các phương thức giao dịch
trên thị trường tài chính sẽ thay đổi theo hướng gia tăng sự kết nối toàn cầu và hoạt
động liên tục.


Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về tài chính sẽ được cải tiến cả về phương

thức và công cụ quản lý theo hướng phát triển các ứng dụng AI, công nghệ thông
minh trong các nghiệp vụ như quản lý, kiểm tra, giám sát và tư vấn hỗ trợ trực
tuyến. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ góp phần giảm tỷ trọng chi NSNN như chi lương, phụ cấp…’’
Như vậy , chúng ta có thể thấy được rằng CMCN 4.0 đã có những tác động
đáng kể và tạo ra nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng , chứng
khoán,... .
Tuy nhiên nó cũng sẽ có những tác động tiêu cực và tạo ra những thách thức
đối với tổng thể nền kinh tế . CMCN 4.0 hướng tới một nền kinh tế không tiền mặt,
kèm theo đó là việc sử dụng đồng tiền ảo, như Bitcoin. Đồng tiền ảo Bitcoin cũng
giống như các đồng tiền điện tử khác không phải do ngân hàng trung ương phát
hành, do đó các NHTW sẽ phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tiền tệ để
thích ứng. Ngoài ra, NHTW cũng phải đối mặt với rủi ro là rơi vào tình trạng giống
như “đô la hóa” vì Bitcoin có thể làm cho việc giao dịch ngoại hối trở nên dễ dàng.
Đồng thời, sự phát triển của đồng tiền ảo sẽ tác động tới hệ số tạo tiền đẩy nhanh
tốc độ lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế nếu được sử dụng rộng rãi;
CMCN 4.0 sẽ thu hẹp thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính,
chứng khoán. Theo đó, những vị trí việc làm như giao dịch viên của ngân hàng, của
đại lý bảo hiểm hay môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính… sẽ dần bị thay thế bởi
các sản phẩm của AI cùng với sự phát triển của IoT và công nghệ Big data. Hiện
nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng rô bốt để tự động trao đổi, trả lời yêu cầu của
khách hàng;
Gia tăng thách thức đối với việc bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng.
Tài chính, ngân hàng, chứng khoán là lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của
tin tặc bởi vì các lĩnh vực này được coi là mảnh đất màu mỡ để tin tặc có thể đánh
cắp dữ liệu và trục lợi.
CMCN 4.0 có thể làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và nâng cao các sản
phẩm dịch vụ của các trung gian tài chính, trải nghiệm khách hàng. Với việc ứng
dụng nhiều hơn CNTT, chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của các trung gian tài



chính có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm, dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng
khách hàng;
CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ
thanh toán… trong bối cảnh doanh nghiệp công nghệ tài chính đang ngày càng mở
rộng và phát triển. Theo đó, miếng bánh thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ tài
chính trên thị trường sẽ dần bị co hẹp lại, cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh khách
hàng giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và công ty công nghệ là xu thế tất yếu.
Để phân tích về hệ thống TGTC của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0,
nhóm đã thự hiện nghiên cứu với các mục tiêu:
 Khái quát quy mô và cơ cấu của hệ thống TGTC của Việt Nam trong nên
Công nghiệp 4.0
 Đánh giá về tình hình các trung gian tài chính ở Việt Nam hiện nay
 Chỉ ra tính mới của nền hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam
 Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
1.3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
 Số liệu liên quan đến các trung gian tài chính , tác giả chủ yếu sử dụng các số
liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế, Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam, cơ sở dữ
liệu của Ngân hàng thế giới và tạp chí kinh tế- tài chính như : Tạp chí nghiên
cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, ...
 Các số liệu khác, tác giả tổng hợp từ : Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục
thống kê, báo cáo của Ngân hàng nhà nước, The World Bank Data,...

 Phương pháp phân tích đánh giá số liệu:
 Đối với mục tiêu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá một cách
tổng quát thực trạng triển biến của các hệ thống trung gian tài chính trong giai
đoạn 2015-2019.



 Trên cơ sở phân tích và đánh giá kết quả, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống trung gian tài chính Việt Nam trong
thời kì CMCN 4.0.


CHƯƠNG 2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Tình hình các trung gia tài chính ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ngân hàng thương mại
Theo báo cáo “Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” của WB tại
Việt Nam ngày 11/12/2018, tổng tín dụng khu vực ngân hàng ước tính tăng 3,6%
(so với đầu năm) tính đến hết quý I/2018 - tương đương 14 % so với cùng kỳ và
thấp hơn ước tính mức tăng 18,2% cả năm 2017. Tuy nhiên, hàm lượng tín
dụng/GDP vẫn tương đối cao - bằng khoảng 130 % GDP vào cuối 2017, còn tốc độ
tăng trưởng tín dụng bằng 1,4 lần so với tốc độ tăng GDP theo giá hiện hành. Hàm
lượng tín dụng cao so với GDP ở Việt Nam cho thấy khu vực tài chính vẫn chủ yếu
dựa vào ngân hàng khi thị trường vốn còn tương đối kém phát triển. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng cao có thể gây rủi ro về ổn định khu vực ngân hàng, nhất là với
những yếu kém còn tồn tại trên bảng cân đối và hệ số vốn còn mỏng ở một số ngân
hàng. (Trang 21 – Báo cáo điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam documents.worldbank.org)
Khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng: Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính là
một trong những yếu tố được dùng làm thước đo đánh giá mức độ phát triển dịch vụ
tín dụng ở một quốc gia. Các chỉ tiêu phổ biến như số lượng chi nhánh NHTM, số
lượng máy ATM tính trên 100.000 người dân hay chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng
cũng được dùng để đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng một
quốc gia.
Theo số liệu được công bố bởi WB (2017) số lượng chi nhánh NHTM và số
lượng máy ATM tính bình quân trên 100.000 người tại các quốc gia trong CPTPP
được thể hiện trong Bảng 1 và Bảng 2 như sau:



Bảng 1: Số lượng chi nhánh NHTM bình quân được tính trên 100.000 người dân

Nguồn ngân hàng thế giới, chỉ số indicator 2017
Bảng 2: Số lượng máy ATM bình quân được tính trên 100.000 người dân

Nguồn ngân hàng thế giới, chỉ số indicator 2017
Thống kê tại 2 bảng trên cho thấy số lượng chi nhánh NHTM và số lượng
phân bổ ATM bình quân trên 100.000 người ở Việt Nam mặc dù có tăng qua các
năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các nước khác trong CPTPP. Điều này
cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
so với các nước thành viên khác. Ngoài ra, theo một số số liệu khác của Tổng cục
Thống kê, mật độ chi nhánh NHTM và số lượng máy ATM phân bổ không đồng đều
giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Đây cũng là một hạn
chế làm giảm khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ của hệ thống NHTM Việt Nam.


Hiệu quả hoạt động tài chính của một số NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu
ROA, ROE
Biểu đồ 6: ROE & ROA bình quân của các NHTM VN từ 2011-2017

Nguồn SSI
-

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA của các NHTM Việt Nam bình quân cao nhất ở mức 0,97% vào năm
2011 và thấp nhất ở mức 0,45% năm 2015. Từ mức cao 0,97% năm 2011, chỉ số
ROA giảm mạnh vào năm 2012 xuống 0,88%, chỉ số ROA biến động giảm liên tục
từ 0,61% năm 2013 xuống 0,45% năm 2015 và tăng nhẹ trở lại từ năm 2016. Nhìn
tổng thể, xu hướng chung của chỉ số ROA của các NHTM Việt Nam là giảm qua

các năm từ 2011-2015 và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016-2017.
-

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE bình quân cao nhất ở mức 9,15% vào năm 2017 và thấp nhất ở mức 5,72%
năm 2015. Từ mức cao 8,76% năm 2011, ROE giảm mạnh vào năm 2012 xuống
8,02%, ROE biến động giảm liên tục từ 6,17% năm 2013 xuống 5,72% năm 2015
và sau đó tăng mạnh trong 2 năm 2016 và 2017 tương ứng ở mức 6,83% và 9,15%.
Nhìn tổng thể, xu hướng chung của ROE của các NHTM Việt Nam là giảm qua các
năm từ 2011-2015. Giai đoạn 2016 – 2017, ROE của các NHTM tăng mạnh trở lại.

2.1.2. Công ty bảo hiểm
Năm 2017, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
vững chắc, tổng doanh thu ngành tăng mạnh, ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng 21,2%;


trong đó, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ được đánh giá tăng trưởng cao với tổng doanh
thu ước đạt 65.050 tỷ đồng, tăng 28,9% và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng
trưởng khả quan với tổng doanh thu ước đạt 40.561 tỷ đồng. Theo kết quả khảo sát
doanh nghiệp của Vietnam Report tháng 05/2018, tổng doanh thu và doanh thu phí
bảo hiểm của Quý 1 năm 2018 của 100% doanh nghiệp phản hồi đều tăng so với
cùng kì năm trước. Các doanh nghiệp trong khối nhân thọ đánh giá doanh thu từ phí
bảo hiểm Quý 1 năm nay của doanh nghiệp tăng trung bình 159% và của khối phi
nhân thọ tăng trung bình khoảng 24%. Nhân tố đóng góp cho sự tăng trưởng ngành
bảo hiểm trong giai đoạn 2017 – 2018 được nhận định là nhờ sự những yếu tố tích
cực của nền kinh tế, các điều kiện thuận lợi về dân số, xã hội và nỗ lực của doanh
nghiệp bảo hiểm trong việc mở rộng quy mô hoạt động và chú trọng nâng cao năng
lực tài chính. Bên cạnh đó, sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp bảo hiểm gia
tăng nhanh cũng đem đến nhiều thuận lợi cho thị trường bảo hiểm trong giai đoạn

hiện tại.

2.1.3. Các công ty tài chính
Sự ra đời của các công ty tài chính ở Việt Nam nhằm mục tiêu ban đầu là huy
động và điều hoà nguồn vốn trong nội bộ tổng công ty, phục vụ sự phát triển của
tổng công ty (sau này phát triển thành các tập đoàn kinh tế). Hiện nay, bên cạnh việc
thực hiện các nhiệm vụ của tập đoàn, các công ty tài chính đã đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ để mở rộng thị trường, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường
tài chính nói chung. Đồng thời, một số công ty tài chính đang chuyển đổi sang hình
thức công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Điển hình cho xu
hướng này là Công ty tài chính Dầu khí và Công ty tài chính Dệt - May.
Mặc dù công ty tài chính ở nước ta mới thực sự phát triển mạnh khoảng 5
năm trở lại đây, nhưng các công ty đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng trong
việc tạo lập thêm một kênh tài trợ tín dụng mới, hữu hiệu cho các đơn vị thành viên
trong Tập đoàn và mở rộng phục vụ tổ chức, cá nhân ngoài Tập đoàn. Hoạt động
của các công ty tài chính cũng đồng thời góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ
tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của thị trường tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cá biệt một số công ty tài chính đã đạt được


những kết quả khả quan, tạo được vị thế trên thị trường, là các đối tác tin tưởng của
các định chế tài chính lớn trong nước và quốc tế. Tiểu biểu cho nhóm này là: Công
ty tài chính Dầu khí và Công ty tài chính công nghiệp Tàu thuỷ.
Bảng 3: Quá trình hình thành các Công ty tài chính ở Việt Nam giai đoạn 1998 2007
STT Tên Công ty

1

2

CTTC Bưu điện


CTTC Cao su

3

CTTC Dầu khí

4

CTTC Dệt - May

5

CTTC Handico

Số và ngày cấp Giấy
phép
03/1998/GP-NHNN
10-10-1998
02/1998/GP-NHNN
06-10-1998

Trụ sở chính

Vốn điều lệ

Toà nhà Ocean Park, số 1
Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà
Nội
210 Nam kỳ khởi nghĩa,

Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh

500
tỉ VND
500
tỉ VND

12/2000/GP-NHNN 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn3.000
25-10-2000

Kiếm, Hà Nội

tỉ VND

01/1998/GP-NHNN 32 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm,70
03-08-1998
09/GP-NHNN
09-08-2005

Hà Nội

tỉ VND

Tầng 3, Toà nhà Thăng Long
105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà
Nội

50
tỉ VND


Trung tâm thương mại Sài
6

CTTC Prudential01/GP-NHNN

Gòn, 37 Tôn Đức Thắng,7,5

Việt Nam

Quận 1, Thành phố Hồ Chítriệu USD

10-10-2006

Minh
7
8

9

CTTC Tàu thủy
CTTC

04/2000/GP-NHNN 120 Hàng Trống, Hà Nội

1023

16-03-2000

tỉ VND


Than-02/GP-NHNN

Khoáng sản
CTTC Việt-SG

30-01-2007
05/GP-NHNN
08-05-2007

226 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà300
Nội
2A-4A Tôn

tỉ VND
Đức

Thắng,

Quận1, Thành phố Hồ Chí
Minh

320
tỉ VND


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - www.vbs.gov.vn, 2007
Tuy nhiên, những kết quả đạt được của các công ty tài chính chưa tương xứng với
tiềm năng và vai trò của mình trong hệ thống tài chính, thị trường tài chính và nền
kinh tế.

2.1.4. Ngân hàng đầu tư
Trong những năm gần đây, ngoài việc đẩy mạnh hệ thống sản phẩm dịch vụ
ngân hàng bán lẻ và phát triển ngân hàng số thì dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) với
các hoạt động chính như: tư vấn DN, tư vấn IPO, mua bán sáp nhập (M&A), phát
hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành… đều đang được các NHTM quan tâm, thúc đẩy
thông qua các công ty chứng khoán trực thuộc. Theo số liệu của Vietcombank, sau
17 năm kinh doanh trên thị trường, hiện công ty chứng khoán của ngân hàng này
(VCBS) đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực môi giới, tư
vấn cổ phần hóa và M&A. Với các hợp đồng lớn như: hợp đồng làm đại lý đấu giá
cho thương vụ thoái vốn của Sabeco, VCG; hợp đồng tư vấn M&A cho Tập đoàn
Dệt may, Tập đoàn Pan, CTCP Thép Việt Ý… trong các năm 2017-2018 vừa qua,
doanh thu của VCBS tăng trưởng vượt bậc 280% đạt mức 458 tỷ đồng vào cuối
2018.
Không chỉ VCBS, hiện nay hàng loạt các công ty chứng khoán trực thuộc
các NHTM như: VCSC của VietCapitalBank, BSC của BIDV, MBS của MB, TCBS
của Techcombank… cũng đều đang lên kế hoạch lớn để đón làn sóng M&A và IPO
lần thứ 2. Theo đó, VCSC sau khi gặt hái mức lợi nhuận sau thuế 823 tỷ đồng vào
cuối năm 2018 đã tăng vốn điều lệ lên mức 1.600 tỷ đồng và tập trung mạnh vào
phát triển mảng môi giới mua bán sáp nhập DN.
Trong khi đó, để cải tổ quy mô hoạt động và cơ cấu lại các danh mục đầu tư,
mới đây MBS đã chính thức chấp thuận phương thức bán vốn cổ phần cho nhà đầu
tư chiến lược vượt 25% mà không cần chào mua công khai. Đồng thời dự kiến phát
hành thêm 52,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên mức 1.740 tỷ đồng và hướng
đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 77,6% so với năm 2018.
Ở phía BSC, diễn biến cũng tích cực không kém. Với sự hậu thuẫn vững
chắc của dịch vụ ngân hàng số BIDV, hiện đơn vị này đã cho ra mắt ứng dụng quản


lý đầu tư chứng khoán BSC i-Invest để tranh thủ hỗ trợ các nhà đầu tư chứng khoán
khai thác chuyên sâu trên các nền tảng số hóa 4.0

Nhiều NHTM trong nước hiện nay cũng đã tham gia vào lĩnh vực IB với
hình thức mở công ty chứng khoán. Vì thế chắc chắn trong những năm tới hoạt
động IB sẽ tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh và sẽ có những sáp nhập
giữa các công ty chứng khoán để thực hiện hình thành các IB vững mạnh và chuyên
nghiệp đủ sức cạnh tranh với các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp lý đối với lĩnh vực IB tại Việt Nam
vẫn chưa được thể hiện cụ thể trong Luật Các TCTD. Vì vậy để IB trở thành một
ngành kinh tế tài chính chuyên nghiệp, cần thiết phải xây dựng khung pháp lý về
việc thành lập, tổ chức, cơ chế hoạt động và giám sát các IB một cách độc lập, có sự
phân biệt rõ ràng giữa 2 mô hình NHTM và IB, tiến tới thành lập các ngân hàng
tổng hợp và các tập đoàn tài chính vững mạnh.

2.1.5. Công ty chứng khoán
Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) thành lập đến nay, số lượng công
ty chứng khoán (CTCK) tại Việt Nam phát triển không ổn định, giai đoạn đầu số
lượng CTCK khá ít, khoảng 12 CTCK. Tuy nhiên, số lượng CTCK tăng nhanh, đạt
đỉnh 105 CTCK vào năm 2012.
Tiếp đó, theo đề án tái cấu trúc, nhiều CTCK yếu kém đã bị dừng hoạt động,
một số CTCK phải sát nhập vào CTCK khác. Như vậy, hiện nay trên TTCK Việt
Nam vẫn còn hơn 70 CTCK hoạt động, số lượng này vẫn còn rất cao so với mục
tiêu 30 CTCK do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề ra đến năm 2022.


Biểu đồ 7: Số lượng các công ty chứng khoán qua các Biểu đồ 8: Vốn điều lệ các công ty chứng khoán qua
năm
các năm

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Qua biểu đồ 8 có thể thấy, kể từ năm 2008 đến nay, vốn điều lệ của các
CTCK không ngừng tăng lên, giúp các CTCK dễ dàng mở rộng hoạt động, cung cấp

nhiều loại hình dịch vụ hơn cho thị trường. Tính đến ngày 31/12/2017, CTCK có
quy mô vốn điều lệ lớn nhất là CTCK Sài Gòn SSI với 5.000 tỷ đồng và công ty có
vốn điều lệ nhỏ nhất là Công ty TNHH tư vấn đầu tư chứng khoán TC capital Việt
Nam với 10 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu CTCK qua các năm: Trong tỷ trọng doanh thu của CTCK
những năm qua, doanh thu từ mảng hoạt động tự doanh luôn chiếm trọng số cao
nhất, tiếp đến là doanh thu hoạt động khác như quản lý danh mục, lưu ký chứng
khoán, lãi tiền gửi, lãi margin… trong khi đó, hoạt động bảo lãnh phát hành của các
CTCK gần như tê liệt, mang lại trọng số doanh thu quá nhỏ.


×