Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TL LICH SU LY LUAN BAO CHI xu hướng của báo chí thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƯƠNG I – XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ THẾ GIỚI.................3
1. Toàn cầu hóa thông tin...................................................................................3
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin...............................................3
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin...........................................................4
2. Quốc tế hóa báo chí........................................................................................5
2.1. Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in.....................................5
2.2. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh..................5
2.3. Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình.......................6
2.4. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn...................6
2.5. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng...................7
3. Thương mại hóa báo chí................................................................................7
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí..........................................7
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí.....................................................8
3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí............................................9
4. Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa.......................................................10
5. Xu hướng đa phương tiện............................................................................12
5.1 Khái quát chung......................................................................................12
5.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện..................12
5.3 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam............................................14
CHƯƠNG II – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM.....................................15
1. Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam..........15
2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam.........................................15
2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt...............................15
2.2. Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí..................................................16
2.3. Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam.............................................................18
CHƯƠNG III – KẾT LUẬN............................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................22
1



MỞ ĐẦU
Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang
1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về
những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong
một thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về
một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong
thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ
tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển
cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình
phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng
của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng
lại những điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh
hưởng.
Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn
đặc điểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức,
giải pháp cho phù hợp với tình hình chung.

2


CHƯƠNG I – XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ THẾ GIỚI
1. Toàn cầu hóa thông tin
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên
quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế

giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.
Ngày nay, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin
của thế giới trong ngày qua. Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin.
Thông tin tại mọi ngóc ngách của trái đất được các hãng truyền thông cung cấp
một cách nhanh chóng và chính xác tới cho mỗi công dân. Bạn đang ngồi ở nhà
và có thể theo dõi tình hình đang diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay như tình hình giá
xăng dầu trên thế giới hiện nay… điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực
đăng tải, in ấn tạp chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình
và đặc biệt là internet đã cho phép những thông tin từ một quốc gia có thể được
biết đến trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hóa thông tin được gắn với những
thành tựu mới nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử. Thông tin trong
khoảnh khắc được truyền tải tức thời tới cho người xem và người đọc. Điều đó
cho phép hàng triệu người được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện.
Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng
nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự xâm nhập
của tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng và dễ
nhận thấy. Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải dữ liệu xuyên biên
giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức
3


nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang phát triển
nhanh.
Một điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nữa là nhu cầu thông tin của
công chúng ngày một gia tăng. Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó
thì cần phải đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp
thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực.
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin

Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin
chuyên khai thác tin tức trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn
trên thế giới. Với sự chuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ
các hãng thông tấn đó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công
chúng của mình.
Biểu hiện thứ hai đó là thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều
chiều. Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng lớn
mới được đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người bình thường
ở mọi nơi đều có thể được nhắc tới. Thông tin về những nhân vật nổi tiếng
không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồn tin nóng
cho những người quan tâm trên thế giới.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu
có trung thực? Các chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin
thì quốc gia đó sẽ giành chiến thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các
hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một
nền chính trị nào đó. Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông tin có vai trò quan
trọng như ngày nay. Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông tin trong tầm
kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi và theo những mưu đồ chính trị
được tính toán kĩ.
Không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc toàn cầu hóa thông tin
đem lại. Truyền hình, phát thanh, internet, báo chí đã và đang tác động về tình
cảm, tư tưởng của công chúng tiếp nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới
4


nguồn thông tin là bao nhiêu. Sự kết hợp giữa thông tin toàn cầu và lợi ích khu
vực làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trở nên hữu hiệu
hơn nếu xét từ góc độc hình thành và thao túng công luận.
2. Quốc tế hóa báo chí
Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền

thông, các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các quốc
gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn khổ
của một quốc gia.
Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát
hành ở nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc
gia khác.
2.1. Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in
• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên
thế giới.
• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo của
Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)
• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo
• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài
• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với ngôn
ngữ của khu vực đó.
2.2. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh
• Biểu hiện lớn nhất trong lĩnh vực phát thanh đó là xu hướng phát sóng ra
nước ngoài của các tổ hợp truyền thông.
• Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới 20.000 giờ
trong tuần, bằng 48 thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu.
• Một số đài tiêu biểu như :
- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng
- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng
5


- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng
- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng
• Những điểm cần chú ý về nội dung:
- Đài phát thanh ra nước ngoài của các nước không có lợi cho nước chủ nhà

về mặt kinh tế nhưng quan trọng về mặt chính trị nên được nhà nước quan tâm
- Về cơ cấu tổ chức có nét đặc biệt (có phòng PR - nghiên cứu nhu cầu
công chúng, ban dạy tiếng nước ngoài)
- Những nội dung cần chú ý trong thông tin của các nước tư bản qua đài
phát thanh:
• Mô tả các nước tư bản giàu có thanh bình, là mô hình của nhiều nước
vươn tới.
• Không đưa ra đầy đủ những mặt trái, mặt tiêu cực của xh TBCN để công
chúng phê phán
• Đồng nhất mục tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa cộng sản
• Phê phán chủ nghĩa Mác , chống phá các nước XHCN, tăng cường các
chiến lược diễn biến hòa bình
2.3. Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình
• Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụng hình ảnh
• Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trình truyền
hình đối ngoại
• Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hoặc có chữ
dịch hiện trên màn hình
• Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hình cho châu
lục, hoăc đài của các tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực.
2.4. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn


Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách

nhiệm của các hãng thông tấn
• Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, các văn bản...
6



• Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển
• Liên kết các hãng thông tấn quốc tế
2.5. Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng
• Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí.
• Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng
• Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại
qua mạng


Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời

gian,
• Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có
độ tin cậy, thông tin rác rưởi.
3. Thương mại hóa báo chí
Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi. Có
nhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí, vì điều
đó có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”
Tuy nhiên nhóm cũng xin tự đưa ra cách hiểu của mình về “thương mại hóa
báo chí”. Đó là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho
mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình
báo chí thông thường. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm,
thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành… phát triển thêm
các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hoặc cũng có thể tham gia và các lĩnh vực
kinh tế khác.
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí
Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, các phương
tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinh lời, vì vậy
bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật của hoạt động kinh
doanh: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung hóa, độc quyền hóa và những

7


luật lệ khác. Tất cả những điều đó để lại dấu ấn trong hoạt động báo chí hằng
ngày và hoạt động của những tổ chức hữu quan. Chính vì sau “cuộc cách mạng
thương mại”, những nguồn thu của báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo
chứ không phải từ số lượng phát hành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt
đầu hướng đến những ấn phẩm có số lượng phát hành cao nhất. Điều đó làm cho
các nhà báo phải thay đổi nội dung và cách trình bày ấn phẩm.
Trong lĩnh vực kinh tế thị trường và trong bối cảnh tương mại hóa toàn cầu,
hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo
và thương mại. Họ nhận ra vai trò của quảng cáo trên báo chí đối với tư duy của
khách hàng. Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế của vấn đề thì cần nêu rõ rằng
để đạt được mức sinh lời cao khâu quản lý ở các báo và tạp chí, các đài phát
thanh truyền hình cũng phải được xây dựng theo những nguyên tắc giống như
những nguyên tắc trong điều hành các doanh nghiệp.
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí
Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm:
-

Những khoản thu tài chính từ quảng cáo

-

Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…

-

Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức


khác
-

Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài.

Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo
đem lại.
Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng. Tờ
Anzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà
nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay
ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ,
trong thời gian thuộc địa, thương mại đó là một yếu tố tiên quyết của báo chí.
Nhu cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những tuyến tàu

8


chở hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết
gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser) trên vi-nhét.
Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nào cũng
dành một vài trang cho quảng cáo. Hiện chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu
của ấn phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình
hình kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông
tin đại chúng có khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở
Pháp là khoảng 60%
Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh tranh dữ
dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo. Nhiều cơ quan đã
tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp
này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang với hoặc quan trọng hơn
chất lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội. Riêng ngành công nghiệp

báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tủy đô la Mỹ vào năm 1975 lên 54,4 tỷ đô la
năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm
2000 so với năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong
báo in Mỹ vượt trên 60% (Báo chí & tuyên truyền 6/2006 trang 43)
Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộc vào
quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bị giảm
xuống, sự tin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều.
3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí
Trong bối cảnh thương mại hóa báo chí, Lynette Sheridan Burns cho rằng
các nhà báo ngày nay luôn phải tìm cách dung hòa giữa cạnh tranh nghề nghiệp,
quan tâm thương mại và trách nhiệm đạo đức liên quan đến việc khai thác thông
tin và thể hiện thông tin. Bà cho rằng “báo chí là một công việc phức tạp – cố
gắng làm hài lòng tổng biên tập – ông chủ của bạn, bản thân bạn và toàn bộ độc
giả”
Vì các cơ quan báo chí là các doanh nghiệp, các nhà báo phải làm hài lòng
ông chủ mình và để làm điều đó, họ phải tuân thủ những nguyên tắc riêng của
9


phòng tin”. Quy tắc này có thể là nhà báo phải hiểu cơ quan mình sẽ chọn cái gì
đưa tin và cái gì không. Những yếu tố này không thể nói là không làm khó xử
cho họ và họ sẽ quen với việc được bảo là làm gì, hơn là làm điều mình muốn.
Tuy nhiên ở các nước phương Tây họ có một giải pháp, đó là tách biệt các
hoạt động quảng cáo với phần hoạt động báo chí đích thực. Điều đó giúp cho
bản chất của tin tức sẽ không bị ảnh hưởng, thông tin vẫn chính xác và đảm bảo
sự trung thực. Ở đa số các quốc gia, người ta nghiêm cấm hình thức quảng cáo
lén lút, núp dưới các bản tin, tin tức. Một vài nước còn đưa ra cả luật lệ cho việc
đó.
Trong báo chí, cũng như những ngành nghề khác, thời gian là tiền. Các
tổng biên tập luôn muốn có nhiều tin hơn trong thời gian ngắn hơn, áp lực đặt

lên nhà báo. Hậu quả là họ có thể trở thành những cỗ máy được lập trình để hoạt
động. Họ thiếu thời gian để nghiên cứu, điều tra, để tìm hết các ngóc ngách,
phương diện của vấn đề. Nhiều khi các ông tổng biên tập muốn mọi phương
diện của một câu chuyện tội phạm đi quá cả phạm vi giá trị thông tin câu chuyện
bởi họ có thể in nhiều bản hơn để bán. Ngược lại cũng có những câu chuyện
không bao giờ được khám phá bởi chi phí lớn về việc đi lại hoặc chúng không
giúp bán được nhiều báo
4. Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa
Qúa trình phân hóa và chuyên môn hóa cũng là một phần không kém quan
trọng của báo chí. Đó là một phương thức trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập
trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống, nhằm vào một lượng đối tượng công
chúng xác định. cụ thể. Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, các phương tiện
thông tin đại chúng ngày càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên
môn hóa, tạo cơ hội cho những tổ chức ấy tìm được vị trí xã hội của mình,
hướng đến một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động có hiệu quả đến
người đọc, người nghe và người xem.
Thông thường chúng ta phân các tờ báo căn cứ theo quy mô phát hành
thành các tờ báo quốc gia, khu vực, địa phương. Xét theo tính chất định kỳ và
10


thời gian ấn hành thì người ta phân các tờ báo thành báo hằng ngày và không ra
hằng ngày, báo buổi sáng, báo buổi chiều. Xét theo tính chất và ý nghĩa xã hội
thì các tờ báo được phân ra thành các tờ báo địa chúng, có chất lượng, các báo
hỗn hợp.
Có thể phân chia các tạp chí thành hai nhóm lớn:
- Các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí đáp ứng được “lợi ích chung”.
Nhưng các tạp chí “lợi ích chung”, hay các tạp chí đại chúng lại phân thành các
tạp chí thông tin, tạp chí giải trí…
- Một số nhà nghiên cứu lại phân chia toàn bộ báo chỉ ở phương Tây ra

làm 4 nhóm ấn phẩm. Đó là các ấn phẩm nông nghiệp, thương mại, chuyên
ngành và các ấn phẩm đại chúng.
Những ấn phẩm chuyên ngành bao gồm nhiều ấn phẩm phục vụ tầng lớp
dân chúng, có chung nghề nghiệp và có chung hình thức lao động. Mỗi loại ấn
phẩm đều có những đặc điểm riêng và những dấu hiệu phân biệt. Tuy nhiên giữa
chúng cũng có rất nhiều điểm giống nhau. Trước hết đó là khả năng tác động
một cách có phân biệt đến những nhóm độc giả khác nhau.
Những ấn phẩm chuyên ngành chủ yếu tập trung vào những vấn đề khoa
học và kỹ thuật – tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Các tạp chí chuyên ngành
không chỉ phát hành ở trong nước mà còn phát ra nước ngoài. Nhiều ấn phẩm
còn có chi nhánh ở nước ngoài. Nội dung của các ấn phẩm chuyên ngành này
được tập trung vào một ngành nghề cụ thể do đó khu biệt được đối tượng khán
giả.
Lợi ích của quá trình phân hóa và chuyên môn hóa: Đó là nó cho phép nâng
cao hiệu quả của các bài vở của báo chí, đài phát thanh và truyền hình, sử dụng
phương tiện sẵn có với hiệu quả cao nhất. Quá trình phân hóa giúp thiết lập ra
được các ấn phẩm chuyên sâu vào một lĩnh vực, giúp cho công chúng có thể lựa
chọn dễ dàng ấn phẩm phù hợp. Trong tương lai, việc khu biệt đối tượng và lựa
chọn cho mình một lĩnh vực để kinh doanh truyền thông là một xu hướng tất
yếu.
11


5. Xu hướng đa phương tiện
5.1 Khái quát chung
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự bùng nổ của internet đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội của con nguời và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
của báo chí thế giới.
Trước đó, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền
hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị

lấn át. Nhưng internet ra đời kéo theo sự ra đời của báo mạng, thông tin được
cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn
và đang là sự lựa chọn số 1 của lớp công chúng trẻ và tiếp tục ảnh hưởng tới lớp
công chúng kế cận.
Có thể hiểu, “multimedia” hay “truyền thông đa phương tiện” là sự kết hợp
của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức
tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một
cách đa diện, mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục
nhất và đầy đủ thông tin nhất. Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo
điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là
tương lai của sự phát triển.
Theo hình thức truyền thông thông thường (media), thông tin được truyền –
phát đi bằng cách nghe, nhìn. Ví dụ một bản tin được đăng trên báo in, công
chúng đọc tờ báo và tiếp nhận thông tin ấy. Nhưng cũng cùng thông tin ấy, khi
thể hiện chúng trên Wedsite, ngoài bản text còn đính kèm hình ảnh, đoạn video
có liên quan,… Công chúng tiếp nhận thông tin bằng nhiều giác quan khác nhau,
với những hình thức thông tin khác nhau, đó là truyền thông đa phương tiện.
5.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện.
a. Sự phát triển của công nghệ truyền thông
Công nghệ truyền thông (Media Technology) là ngành bao gồm các lĩnh
vực nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật, loại hình thông tin (báo chí - truyền hình,
12


radio; truyền số liệu; internet; di động; vệ tinh...); đánh giá và xây dựng các xu
hướng, chiến lược phát triển hệ thống thông tin.
Trong khoảng những năm gần đây, công nghệ truyền thông phát triển mạnh
mẽ với những bước đột phá bất ngờ: internet xóa nhòa khoảng cách thời gian –
không gian trong việc tiếp cận thông tin trên toàn thế giới, hệ thống dịch vụ
mạng di động tăng nhanh chóng, Phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã bắt

đầu phát triển và lan rộng ra toàn cầu,…
Sự phát triển của công nghệ truyền thông chính là một mặt sự phát triển
của báo chí thế giới. Khi chưa có sự ra đời của internet, các loại hình báo chí
truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi
loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át. Khi internet ra đời và phát triển
cùng một loạt tiện ích và sản phẩm công nghệ truyền thông đi kèm tạo nên một
sức mạnh mới mà các loại hình truyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi.
Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện tử
cũng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới. Những trình duyệt phiên bản
mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa
phương tiện. Điện thoại và những thiết bị di động hỗ trợ cá nhân như PDA cũng
được nâng cấp để có thể truy cập web tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực
tuyến.
Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi
mới: Tích hợp các phương tiện truyền thông. Cái mà các nhà truyền thông đang
hướng tới là Công nghệ Truyền thông Hợp nhất (một quá trình mà trong đó tất
cả các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin
đại chúng được tích hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có thể liên lạc với
bất cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu, và theo thời gian thực)
b. Nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới.
Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng
có những yêu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Một
tờ báo in toàn chữ với những bài viết dài, những chương trình phát thanh –
truyền hình buộc khán - thính giả phải ngồi chờ đợi… nay đã không còn phù
13


hợp. Một hình thức truyền thông mới cho phép công chúng thu nhận thông tin
bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản là sự lựa chọn của lớp công chúng mới.
Người đọc báo hôm nay đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức

cung cấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan:
đọc, nghe, nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp... tương lai của báo chí đang thay
đổi dữ dội bởi các khả năng khác nhau để chuyển tải thông tin nóng đến người
đọc
Xu hướng tiêu thụ thông tin của người dân đã và đang thay đổi nhanh
chóng do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu với thông tin tràn
ngập hằng ngày, hàng trăm kênh truyền hình quốc tế qua cáp, hàng loạt kênh
truyền thanh tiếp cận người đọc mỗi ngày, mỗi giờ… Xu hướng rõ ràng là phù
hợp với xã hội, do vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các
nhà truyền thông. Đa phương tiện sẽ giúp cho công chúng dễ dàng lựa chọn hơn.
5.3 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam
Trong khi multimedia ở các nước Châu Âu và Mỹ đang phát triển mạnh mẽ
thì ở Việt Nam, khái niệm về truyền thông đa phương tiện còn khá mới mẻ.
Ngoài báo in, phần lớn các tòa báo ở Việt Nam đã mở thêm trang web để cập
nhật thông tin nhanh chóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng
internet. Họ cũng đã bắt đầu biết khai thác lợi thế của internet bằng việc phát
trực tuyến hoặc phát lại các các chương trình TV, phim, radio, hay các đoạn
video clip.

14


CHƯƠNG II – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
1. Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam
Nền báo chí Việt Nam đang phát triển nhanh hòa nhịp với sự phát triển
kinh tế. Trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã có nhiều thay đổi
để đuổi kịp sự thay đổi của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo in, báo truyền
hình, phát thanh đã hình thành khá lâu… thì loại hình báo điện tử cũng đã được
triển khai mạnh mẽ… và đây đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại
Việt Nam trong thời gian tới.

Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng ít nhiều từ các xu hướng trong làng báo quốc tế. Trên cơ sở tận dụng
những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới, nền báo chí Việt Nam đã tích
cực đổi mới mình.
2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam
2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt
Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang phải
vật lộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn thu từ
doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải cố gắng
thu hút quảng cáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành, nhuận bút,
lương cho phóng viên… Trong vài năm trở lại đây, ngành quảng cáo của Việt
Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ hội để báo chí tận dụng.
Các tờ báo lớn ra hằng ngày hiện nay đều có những trang quảng cáo riêng biệt,
in thêm với các thông tin hằng ngày…
Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương mại
cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã len lỏi
vào công chúng. Đài truyền hình Việt Nam cũng thành lập một trung tâm quảng
cáo riêng: Tvad chuyên sản xuất các đoạn phim quảng cáo trên sóng truyền hình.
15


Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được
nhường chỗ cho các banner, các logo quảng cáo…
Quá trình thương mại hóa báo chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, tuy
nhiên vấn đề đặt ra là phải thực hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho
công chúng phải chân thật và không được phép đăng tin chỉ vì tiền
2.2. Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí
Tập đoàn báo chí là các tập đoàn đa thông tin, tham gia vào các lĩnh vực in
ấn, xuất bản, nghe nhìn (phát thanh, truyền hình, vô tuyến, hữu tuyến, viễn tin
học...)

Thực chất của các tập đoàn báo chí cũng chính là các tập đoàn kinh tế, hay
nói cách khác là do quá trình vận động và phát triển trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt, thì các tập đoàn nhỏ bao giờ cũng có xu hướng tích tụ lại trở thành các
tập đoàn lớn. Các tập đoàn lớn ấy lý do nó hình thành các tập đoàn lớn bởi vì chỉ
có tập đoàn lớn với quy mô hoạt động rộng, nguồn lực hoạt động mạnh mẽ nó
mới có điều kiện tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt
ở các nến kinh tế của các nước TBCN ở Phương Tây.
Trên thế giới cũng có một số tập đoàn báo chí nổi tiếng như tập đoàn Ganet, New York Time, Washington Post... (Mỹ), Sunday Time, Sun, News of the
World... (Anh)...
Với Việt Nam, tập đoàn báo chí là một mô hình mới, hiện nay, một số tờ
báo cũng bước đầu hoạt động với mô hình tập đoàn. Đó là điều tất yếu để tồn tại
trong bối cảnh cạnh tranh. Báo chí nước ta trong 5 năm trở lại đây phát triển
năng động về số lượng và chất lượng trên tất cả lĩnh vực báo chí – truyền thông.
Trong giới báo chí nhiều người bàn về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí ở
Việt Nam, một số lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng đã tuyên bố sẽ phát triển cơ
quan báo chí của mình thành “Tập đoàn Báo chí”. Một số tờ báo ở TP Hồ Chí
Minh cũng đã manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn như Saigon Times
Group. “Saigon Times Group” là một trong những tờ báo của TP. HCM manh
nha muốn trở thành Tập đoàn báo chí lớn mạnh trong cả nước. “Saigon Times
16


Group” là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí (có hai tờ tiếng Việt và
hai tờ tiếng Anh) với mục tiêu thông tin chủ trương, chính sách của nhà nước
nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, thông tin
kinh tế đối ngoại, quảng bá văn hóa, du lịch, góp phần phục vụ và xây dựng lực
lượng doanh nhân Việt Nam. “Saigon Times Group” thường xuyên tổ chức
nhiều chương trình vận động xã hội nhằm phục vụ cho định hướng hỗ trợ doanh
nghiệp, xúc tiến đầu tư và làm công tác xã hội. Saigon Times Group cũng hợp
tác xuất bản sách kinh tế - kỹ thuật, và xuất bản đĩa CD-ROM nhằm giúp độc

giả có thể tìm lại tin tức, bài vở đã đăng trên các tờ báo của “Saigon Times
Group”.
Ngoài ra, tờ báo Sài Gòn giải phóng cũng là một tờ nhật báo lớn có tiếng
trong cả nước. Báo Sài Gòn Giải Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực thuộc
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng phát
hành mỗi ngày lên tới trên 200.000 bản. Số lượng cán bộ phóng viên, công nhân
viên trên 500 người. Báo có một nhà in. Báo Sài Gòn Giải Phóng hiện có tất cả
bảy ấn phẩm: Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng (phát hành hàng sáng) tiếng Việt,
Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng tiếng Hoa (phát hành hàng sáng), Nhật báo Sài
Gòn Giải Phóng 12 giờ (phát hành vào giờ trưa), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng
Thể Thao, Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, báo tiếng Anh Saigon Guide
(phát hành thứ Hai và thứ Sáu), báo Đầu tư Tài chính (phát hành thứ Hai và thứ
Năm).
Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam hiện nay thì xu hướng
thành lập nên các tập đoàn báo chí sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong tương lai
gần. Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến
khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả
của các tập đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ
về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được
tập đoàn báo chí hay không còn phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy và tốc
độ hoạch định chính sách của nhà nước.
17


Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn
báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này.
Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt
Nam trong 5 năm qua, có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc
gia không phải là quá khó thực hiện.
2.3. Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam

a. Sự phát triển của “nhà báo công dân”
Blog giờ đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam, phát triển và bắt đầu nở
rộ cách đây 2 năm, cho đến nay blog đã trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ.
Với sự phát triển của blog mà báo chí cũng tìm thêm được một nguồn
thông tin mới cho mình. Rất nhiều nhà báo đã chịu khó tìm những đề tài từ các
trang blog cá nhân để có tin bài cho mình. Những người tham gia cộng đồng ảo
đôi khi có những bài viết sắc xảo mà không phải một phóng viên, một nhà báo
nào cũng có thể thực hiện được.
Cũng giống như các quốc gia khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp cho
mọi người có thể hoàn thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ
cần một chiếc điện thoại có thể quay phim được, mỗi công dân đều trở thành nhà
báo. Tại Việt Nam đã có nhiều chương trình tiếp nhận các clip của khán giả để
phát sóng. Ví dụ như chương trình “blog giao thông” đã tận dụng hiệu quả
những cảnh quay của khán giả để làm mới thêm chương trình của mình. Hay
như chương trình “Clip của tôi” trên kênh VTV6 chuyên phát các clip do chính
các bạn trẻ thực hiện.
Bên cạnh các trang blog, thì hệ thống chia sẻ video trực tuyến cũng đang
phát triển, nếu như trên thế giới có Youtube.com, metacafe.com… là những
trang chia sẻ clip hàng đầu thì tại Việt Nam, clip.vn đang chiếm ưu thế. Với ưu
thế là không hạn chế thể loại (trừ nội dung mà pháp luật cấm) nên mọi người có
thể thỏa sức sáng tạo và chia sẻ cho mọi người.

18


Mặc dù vẫn chưa được thừa nhận về vai trò của mình, nhưng các “nhà báo
công dân” cũng đã góp phần tạo nên một nguồn thông tin đa chiều về các sự
kiện. Trong tương lai xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển.
b. Xã hội hóa truyền hình
Xã hội hóa (XHH) truyền hình (TH) manh nha tại Việt Nam từ gần chục

năm trước. Hai năm trở lại đây đã cho những kết quả đáng mừng và hiện đang
trở thành vấn đề thời sự nhất trong làng TH cả nước. Mặc dù vậy, cho đến nay
XHH TH vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nước ta
thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cũng từ đó, nhiều lĩnh vực
không còn bó hẹp trong sự hoạch định của Nhà nước mà được phát triển theo
quy luật cung – cầu. Càng ngày chúng ta càng thừa nhận tính đúng đắn của sự
chuyển đổi ấy. Cùng với quá trình này, khái niệm XHH không còn xa lạ. Nó đã
được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia”.
Cũng mang nghĩa này, XHH TH chính là "sự tham gia vào quá trình sản
xuất chương trình từ bên ngoài ngành TH". Điều đó có nghĩa là trong các khâu
sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình TH, có sự tham gia của một
hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không thuộc nhà Đài.
Mang nội hàm đó, khái niệm XHH TH đã hàm chứa trong nó cả mục tiêu
xây dựng một nền TH hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội.
Đây cũng là con đường để việc sản xuất các chương trình TH đi theo hướng
chuyên môn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn.
Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ trương xã hội hóa truyền
hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Thậm chí, nhằm đẩy nhanh quá
trình xã hội hóa, Đài truyền hình Việt Nam đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ
chốt thực hiện nhiệm vụ này.
Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng XHH TH đến nay vẫn chưa
đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Không phải bỗng dưng mà XHH TH trở
thành chủ đề được bàn đến tại hai liên hoan TH Toàn quốc liên tiếp (2006 và
2007). Những người làm TH hẳn cũng đã ý thức được sự hấp dẫn của vấn đề khi
19


quyết định tổ chức các hội thảo mở rộng trong khuôn khổ của ngày hội TH lớn
nhất cả nước. Điều này chứng tỏ vấn đề XHH TH đang rất được quan tâm. Và

thực tế thậm chí còn “nóng” hơn họ tưởng.
Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều.
Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm
đến XHH TH là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị
đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ...
Đáng tiếc là chính các nhà Đài – những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi
vào thế bị động.
Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản
xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể
hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được
những phương thức hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu,
vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác
của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi.
Chủ trương của Nhà nước là tổ chức các đơn vị ngoài đài tham gia vào quá
trình sản xuất để chuyên môn hóa nền TH và giảm tải cho các đài trước sức ép
tăng thời lượng phát sóng, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ khán giả tốt hơn.
Nhưng trên thực tế, các nhà Đài chưa khai thác được sức mạnh của đội quân
ngày càng đông đảo và luôn trong tư thế sẵn sàng này. Ngược lại, sự chần chừ,
bị động của họ đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và
quy hoạch TH, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hoàn toàn tích cực.

20


CHƯƠNG III – KẾT LUẬN
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp
thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công
chúng, báo chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời
cho đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu
hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là
thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo
dựng được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế.
Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đoàn báo chí vẫn
tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh
đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đoàn kinh
tế, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn lấn sân sang các hình
thức kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí còn đặt ra thách thức
đối với người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin
tức… nhưng xem ra vấn đề này rất nan giải.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo
chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn
thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm.
Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin
mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều
hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.
Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới.
Mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi
đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong
tương lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý –

X.A.Mikhailốp


Nhà báo hiện đại – The Missouri Group – NXB Trẻ 2007

Tạp chí Người làm báo

Tạp chí Nghề báo

Báo phát thanh – Học viện Báo chí tuyên truyền

Bài giảng báo truyền hình – PGS.TS Dương Xuân Sơn

Bài giảng thiết kế tạp chí – Th.s Vũ Trà My.

22



×