Tải bản đầy đủ (.docx) (0 trang)

Giáo án hiền tài là Nguyên Khí Quốc Gia - Giáo án 5 hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Tuần: 25
Tiết PPCT: 66
Ngày soạn: 01/3/2020
Ngày dạy: 06/3/2020

Lớp dạy: 10.8
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy
Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam

GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa nhâm tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
-Thân Nhân Trung-

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh
đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.
- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết
phục người đọc, người nghe.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Thấy được chính sách trọng người tài dưới thời vua Lê Thánh Tông.
- Hiểu rõ vai trò của người tài đối với vận mệnh của quốc gia.
- Thấy được bài có kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và
mang tính thời sự.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu về một tác phẩm văn học trung đại.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp bằng những câu hỏi gợi mở.
3. Thái độ
1



GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
- Quý trọng người hiền tài.
- Tạo nên một ý thức tốt, cố gắng học tập để trở nên có ích cho xã hội.
C. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, diễn giảng, phân tích-tổng hợp, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Đọc và phân tích nội dung phần 1 của tác phẩm “Đại cáo bình ngô?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS xem một số tranh ảnh về
Quốc Tử Giám và đặt câu hỏi: Tại sao
bia ghi tên các tiến sĩ lại đặt lên lưng
con rùa mà không phải các con vật
khác?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, giải thích thêm:
- Rùa là một trong 4 con vật tứ linh:
Long, Lân, Quy, Phụng.
- Rùa gắn với sự tích Hồ Gươm

- Tuổi thọ con rùa cao nhất trong tất cả
các con vật.
-> Rùa là một con vật linh thiêng, gắn
bó lịch sử lâu đời, đi liền với truyền
thuyết, cổ tích và nó còn là biểu trưng

Nội dung bài học

2

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
cho sự bền vững, trường tồn.
GV Dẫn dắt vào bài:
Trong văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội,
từ thế kỷ X (triều Lý) đã có dựng những
hàng bia đá (đặt trên lưng rùa) ghi họ
tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt.
Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa
của các vương triều Phong kiến Việt
Nam. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu
một văn bản mà được trích từ một trong
những bài văn bia đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu
phần tìm hiểu chung

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn, em có thể
giới thiệu đôi nét về tác giả?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
- Thân Nhân Trung (1418-1499).
- Là người nổi tiếng văn chương được - Lê Thánh Tông tin dùng, cho vào hầu
văn bút.
- Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà
Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh
Tông và Lê Hiến Tông. Ông là người
mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba
đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và làm
quan dưới đời vua Lê Thánh Tông. Ông
có câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia".
GV:
 Văn bản được viết theo thể loại
gì?
 Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thân Nhân Trung(1418-1499)
- Giỏi văn chương, được phong làm phó
nguyên soái hội tao đàn.
- Năm 1469: Đỗ Tiến Sĩ.
- Là người nổi tiếng văn chương được
Lê Thánh Tông tin dùng, cho vào hầu
văn bút.


2. Tác phẩm
a. Thể loại
- Thể loại văn nghị luận
b. Hoàn cảnh sáng tác
3

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
phẩm?
 Cho biết xuất xứ của bài kí?
HS suy nghĩ, trả lời( Dựa vào ngữ liệu
sgk)
GV nhận xét, chốt ý:
Bài văn bia được khắc năm 1984, viết
theo thể nghị luận, bài kí là 1 trong 82
bài văn bia ở Văn Miếu. Có vai trò quan
trọng như một lời nói chung cho 82 tấm
bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

- Bài văn bia được khắc năm 1484: kể
về việc Lê Thái Tổ dựng nước 1428,
danh sách 13 tiến sĩ đã đỗ khoa Nhâm
Tuất.
c. Xuất xứ
- Bài kí là 1 trong 82 bài văn bia ở Văn
Miếu (Hà Nội) do Thân Nhân Trung

soạn năm 1484, nó có vai trò quan trọng
như một lời nói chung cho 82 tấm bia
tiến sĩ ở văn miếu.

II. Đọc hiểu văn bản

Thao tác 2: hướng dẫn hs phần đọc
hiểu
GV: Cho HS đọc văn bản
GV:
 Hiền tài là gì?
 Nguyên khí là gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Hiền tài: Người tài cao, học rộng, có
đạo đức
Nguyên khí: Chất khí ban đầu làm nên
sự sống còn và phát triển của sự vật
GV: Tác giả so sánh như vậy để làm rõ
lên điều gì? Hiền tài có vai trò như thế
nào đối với quốc gia?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý
=> Tác giả so sánh sự đối lập để cho ta
thấy rõ đây là chân lý hiển nhiên, không
thể nào khác được. Sự sống còn và phát
triển của một quốc gia không thể thiếu
người hiền tài. Đây là quan điểm quan

1. Vai trò của hiền tài đối với quốc gia

- Hiền tài: Người tài cao, học rộng, có
đạo đức.
- Nguyên khí: Chất khí ban đầu làm nên
sự sống còn và phát triển của sự vật.
- Tác giả lập luận: “Nguyên khí thịnh,
thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế
suy thì thế nước yếu”.

-> Tác giả so sánh sự đối lập để cho ta
thấy rõ đây là chân lý hiển nhiên, không
thể nào khác được.
=> Sự sống còn và phát triển của một
quốc gia không thể thiếu người hiền
tài. Đây là quan điểm quan trọng,
đúng đắn và tiến bộ của tác giả.
4

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
trọng, đúng đắn và tiến bộ của tác giả.
2. Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩ
GV: Thái độ của các đấng minh vương a. Thái độ của các đấng minh vương
với người hiền tài ra sao?
với người hiền tài
HS suy nghĩ, trả lời
- Trọng đãi hiền tài: Cho khoa danh,

GV: giải thích thêm:
tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho
Thái độ của các đấng minh vương là
danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ…
trọng dụng, đãi ngộ nhưng nó chỉ dừng - Tác giả đã lập luận: Việc làm trên vẫn
lại ở đó và làm như vậy thì sẽ không lưu không lưu danh được đến đời sau.
danh.
=> Cần lập bia đá để vinh danh.
GV: Vậy, giải pháp cần đặt ra lúc này là
gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý
=> Cần lập bia đá để vinh danh.
b. Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩ
- Lưu danh hiền tài đến muôn đời, thể
GV: Việc khắc bia có ý nghĩa như thế
hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của
nào?
“thánh minh”. Việc làm ấy không những
HS suy nghĩ, trả lời
để nêu gương mà còn để nhắc nhở và
GV giảng thêm
kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống
 Bài học rút ra từ việc khắc bia để hiến cho đất nước và góp phần ngăn
ngừa điều ác, cái xấu.
vinh danh tiến sĩ.
 Ở thời nào “Hiền tài cũng là
=> Làm cho đất nước hưng thịnh, bền
lâu.
nguyên khí của quốc gia”.

 Quan điểm nước ta: “giáo dục là
quốc sách hàng đầu”.
GV: Xã hội ta ngày nay có xem trọng
hiền tài không?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, liên hệ giáo dục thêm cho
HS:
Từ quan điểm đúng đắn của Thân
Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí
quốc gia”, ta có thể liên hệ đến lời dạy
5

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
của Bác: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”. Câu nói ấy là bài học sâu sắc
dành cho tất cả chúng ta.
+ Câu nói của Người đề cao vai trò của
giáo dục. Người đặt giáo dục là một
trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng
đất nước.
+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có
quyền lợi và bổn phận học kiến thức
mới để xây dựng nước nhà; nhất là các
cháu thiếu niên phải ra sức học tập để
cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt

Nam được vẻ vang sánh vai cùng các
cường quốc năm châu.
+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực
hiện quan điểm giáo dục đúng đắn :
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần tập
trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền
tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi
dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực; tránh III.Tổng kết
tình trạng chảy máu chất xám...
1. Nội dung
Nói lên tầm quan trọng của hiền tài,
Thao tác tổng kết
hiền tài có vai trò rất quan trọng đối với
vận mệnh (Thịnh hay suy) của một quốc
GV: Theo các em, văn bản này có nội
gia.
dung gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Nói lên tầm quan trọng của hiền tài,
hiền tài có vai trò rất quan trọng đối với
vận mệnh (Thịnh hay suy) của một quốc 2. Nghệ thuật
gia
Tác phẩm có kết cấu mạch lạc, lập luận
GV: Em có thể rút ra nghệ thuật gì cho chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và mang
bài
đậm tính thời sự.
6

GVHD: Nguyễn Kim Thủy


GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, chốt ý:
Tác phẩm có kết cấu mạch lạc, lập luận
chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và mang
đậm tính thời sự
Hoạt động 3: Thực hành
GV đưa ra câu hỏi
HS thực hiện nhiệm vụ
HS báo cáo kết quả thực hiện
GV nhận xét

1. Hai chữ Hiền tài được dành riêng để
chỉ?
a. Người hiền lành và có tài.
b. Người tài cao, học rộng và có đạo
đức.
c. Người tài có đạo đức.
d. Người vừa có tài vừa có đức.
Đáp án b
2. Dòng nào dưới đây nêu thông tin
không đúng về tiểu sử, thân thế của
Thân Nhân Trung?
a. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất
năm 1499.
b. Người làng Yên Ninh, huyện Yên

Dũng (Bắc Giang).
c. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
d. Được vua Lê Thái Tông phong chức
danh Tao đàn phó nguyên súy.
Đáp án d
3. Quan hệ lập luận giữa nguyên khí
thịnh và thế nước mạnh trong vế câu:
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh là
quan hệ nào?
a. Điều kiện - kết quả.
b. Nguyên nhân - kết quả.
c. Kết quả - nguyên nhân.
d. Kết quả - điều kiện.
Đáp án b
7

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Hoạt động 4: Vận dụng
GV đưa ra đề bài:
Đề bài :
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, nguyên khí suy thì thế nước
yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân

Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định
trên?

Định hướng làm bài:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận
định.
- Hiền tài: Trong quan niệm của người
xưa, hiền tài là người có tài năng không
những học rộng, hiểu nhiều mà còn có
đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc
sống thanh bình cho nhân dân. Hiền tài
là người có cả đức hạnh, gương mẫu về
đạo đức, suốt đời chăm lo, tu dưỡng
phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài
năng, đức hạnh phục vụ cho đất nước.
Tóm lại hiền tài là những người có tri
thức, đạo đức, có năng lực, tâm huyết và
khát vọng cống hiến cho đất nước, dân
tộc.
- Nguyên khí: là chất làm nên sự sống
còn và phát triển của đất nước, xã hội.
- Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan
trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc
gia dân tộc. Bậc hiền tài có ý nghĩa
quyết định đến sự thịnh suy của đất
nước.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận
định: Câu nói của Thân Nhân Trung là

tư tưởng quan trọng, là sự tổng kết
đường lối chiến lược về văn hoá giáo
dục. Đây là một tư tưởng hết sức đúng
đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời,
mọi quốc gia dân tộc. Bởi vì ở thời nào,
ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người
tạo ra phần lớn những giá trị vật chất,
tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng

HS thực hiện nhiệm vụ
HS báo cáo kết quả thực hiện
GV nhận xét

8

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
phán đoán và nhận định tình hình sáng
suốt hơn người thường.
- Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi
dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng
với người hiền tài. Trong thời đại của
nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và
hội nhập toàn cầu, chính sách phát triển
văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc
biệt là các nước phát triển ngày càng

được chú trọng. Với nước ta, giáo dục
luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
GV: Từ bài viết trên, em hãy rút ra bài
học cho bản thân (viết đoạn văn khoảng
150 chữ).

Định hướng:
- Ý thức được vai trò, tầm quan trọng
của hiền tài đối với đất nước.
- Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài.
- Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để
trở thành người có ích cho đất nước.

4. Dặn dò
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- HS tự hệ thống lại kết cấu của văn bản
- Soạn bài mới “Chuyện chức phán sự đền tản viên”:
+ Đọc văn bản trong SGK.
+ Tìm hiểu, trả lời và soạn bài dựa trên các câu hỏi hướng dẫn học bài.

E. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
9

GVHD: Nguyễn Kim Thủy


GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam


Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tân Uyên, ngày….tháng….năm 2020
Phê duyệt của GVHD

Sinh viên thực tập

Nguyễn Duy Hoài Nam

Nguyễn Kim Thủy

10

GVHD: Nguyễn Kim Thủy

GSTT: Nguyễn Duy Hoài Nam



×