Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TÁC GIẢ CÂU NÓI " Hiền tài là nguyên khí quốc gia ..." LÀ AI ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.94 KB, 2 trang )

Ai là tác giả câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí quốc
gia"?
Cách đây 526 năm (1484-2010), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng
chữ :"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế
vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ,
vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".Người soạn ra những câu
nổi tiếng đó là vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung.
Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn
Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông làm quan đến chức Lại
bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ
chính,Tế tửu Quốc Tử giám; được vua Lê Thánh Tông vời vào hoàng cung dạy học
cho các hoàng tử, nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê
Thánh Tông phong là Phó Đô Nguyên suý .
Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, lúc ông đã trên 50 tuổi, là khá
muộn so với nhiều người khác, ông đã phải mất gần 40 năm mới đạt được học vị cuối
cùng của khoa cử phong kiến. Tuy muộn, nhưng ông lại gặp may, có một sự kiện quan
trọng có tác dụng quyết định cuộc đời hoạt động giúp nước của Thân Nhân Trung, đó
là việc Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, mở ra một thời kỳ thịnh đạt mới trong sự
nghiệp nhà Lê, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Thân Nhân Trung có cơ hội phát huy
tài năng và hoài bão của mình.
Dưới triều Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam bước vào một thời
kỳ phát triển mới trong đó mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục đều đạt tới
đỉnh cao. Cuộc gặp gỡ giữa "minh quân" Lê Thánh Tông và "lương tướng" Thân
Nhân Trung quả không phải là diều dễ gì trong cuộc đời một con người, nhất là dưới
chế độ phong kiến và đây là bước ngoặt quyết định sự nghiệp của Thân Nhân Trung.
Từ đây, ông sẽ mang hết tâm lực của mình ra để đền đáp tấm ơn tri ngộ đối với vị
"vua hiền" và ngược lại vị vua hiền cũng đã biết dùng đúng tài năng của ông để ông
trở thành một danh thần về văn hoá và chính trị nổi tiếng một thời.
Thân Nhân Trung được triều đình tin dùng trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo


nhân tài cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Các kỳ thi hương, thi hội ông
đều có đóng góp tích cực, việc xem xét bài vở của các thí sinh, vua đều giao cho Thân
Nhân Trung xem xét đọc duyệt để trình lên. Uy tín và vai trò của Thân Nhân Trung
càng được đề cao vào năm 1493, khi ông được giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông
các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám . Với trọng trách này, Thân Nhân Trung lại
càng phải tăng thêm trách nhiệm chăm lo vun trồng cho sự nghiệp nhân tài của đất
nước.
] Khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với việc hưng thịnh của quốc gia, Thân
Nhân Trung không quên vai trò của triều đình phong kiến trong việc " chăm lo nuôi
dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí" (Dục tài, thủ sĩ bồi thực nguyên
khí). Trong Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487), Thân Nhân Trung viết:" Trời
1
mở cuộc thịnh trị thái bình ức vạn niên cho nước nhà, ắt sinh ra các bậc hiền tài để
nước nhà sử dụng. Bởi vì, nền giáo dục thịnh trị là gốc ở việc có người tài, người hiền
tài đông đảo là do giáo dưỡng ...Kính nghĩ: Thánh triều ta, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế
(Lê Lợi), thuở đầu mở cuộc cách tân khai sáng, đã lấy việc xây dựng nhà học, bồi
dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu".
Muốn bồi dưỡng nhân tài, theo Thân Nhân Trung, người trên phải biết lo cho dân,
lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Ông viết: " Trị nước càng thịnh vượng
lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày nơm
nớp lo lắng" là muốn người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Trong lời bình "Đạo làm
vua" của Lê Thánh Tông trong khuôn khổ hội Tao Đàn do chính Lê Thánh Tông làm
Đô Nguyên suý và Thân Nhân Trung làm Phó Đô Nguyên suý, ông đã nói rõ điều tâm
đắc của mình:" Nay đức Thánh thượng lại lấy mùa màng tươi tốt làm điềm lành, điều
ấy khác hẳn hạng khoe lạ vô ích… có ý giữ gìn sự cần cù cẩn trọng mãi không
thôi...Bắt đầu đặt vấn đề như thế thì đó là một vị vua khiêm tốn".
Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung, kể cả trong văn chương dù làm
trong lúc vua tôi ngâm vịnh, có tính thù tạc, người đọc vẫn thấy ở ông một tấm lòng
yêu nước thương dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi
hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với bậc đế vương.

Thân Nhân Trung không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài
năng mà ông còn là nhà giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về
tinh thần hiếu học để gia đình, con cháu và quê hương noi theo. Hai người con của
ông: Thân Nhân Tín -con trai cả, Thân Nhân Vũ- con trai thứ và cháu nội -Thân Cảnh
Vân đều có ý chí học tập và đỗ đại khoa trong các kỳ thi của triều Lê.
Ca ngợi về sự thành đạt của gia đình ông, Vua Lê Thánh Tông đã viết như sau: "
Thập Trịnh đệ huynh quí hiển. Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh"( Mười anh em nhà họ
Trịnh nối nhau quí hiển. Hai cha con họ Thân tắm gội ân vinh).
Câu nói ” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng
lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi
giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức
đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay.
2

×