Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HOÀNG THANH NGHỊ

CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ
CHỈ TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HOÀNG THANH NGHỊ

CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ
CHỈ TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM
Chuyên ngành: TOÁN KINH TẾ
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN MẠNH THẾ
2. TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

HÀ NỘI - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Hoàng Thanh Nghị


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo
điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên tôi trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Thế và TS. Nguyễn Thị Hải
Vân đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh và
bảo vệ luận án. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn GS. TS Nguyễn Khắc Minh, PGS. TS Nguyễn
Thị Minh đã có những giúp đỡ và đóng góp quý báu cho luận án của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán
Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành
nâng cao, giúp đỡ và có những đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thành tốt hơn.


Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại
học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện về các thủ tục hành chính và
hướng dẫn các quy trình thực hiện trong toàn bộ quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và
chia sẻ trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu sinh.
Tôi đặc biệt gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn đồng hành,
động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
Tác giả luận án

Hoàng Thanh Nghị


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................... 13
1.1. Một số lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu........................................................ 13

1.1.1. Lý thuyết vốn con người và vai trò của giáo dục đối với phát triển vốn con

người........................................................................................................................................... 13
1.1.2. Lý thuyết hàm sản xuất hộ gia đình.......................................................................... 20
1.2. Tổng quan nghiên cứu về chi tiêu giáo dục của hộ gia đình................................ 22
1.3. Tổng quan nghiên cứu về tỉ lệ đi học........................................................................... 35
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH................................................................................... 39
2.1. Mô hình Toán học.............................................................................................................. 39
2.2. Mô hình kinh tế lượng...................................................................................................... 43
2.2.1. Mô hình Tobit................................................................................................................. 43
2.2.2. Mô hình hồi quy số liệu mảng và số liệu mảng đa mức....................................... 47
2.3. Khung phân tích của luận án......................................................................................... 56
2.3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục............................ 56
2.3.2. Khung lý thuyết phân tích tác động đến tỉ lệ đi học.............................................. 59
2.4. Mô hình phân tích thực nghiệm.................................................................................... 60
2.4.1. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình Việt Nam............................................................................................................................ 60
2.4.2. Mô hình đa mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục
Phổ thông của hộ gia đình....................................................................................................... 61


iv
2.4.3. Mô hình Tobit số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo
dục đại học của hộ gia đình.................................................................................................... 62
2.4.4. Mô hình phân tích tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ nhập học...............62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA
ĐÌNH.................................................................................................................................................. 63
3.1. Một vài nét khái quát về giáo dục Việt Nam hiện nay........................................... 63
3.2. Tình hình chi tiêu công cho giáo dục........................................................................... 66
3.3. Tỉ lệ số hộ có trẻ em đang đi học và tình hình chi tiêu của các hộ gia đình...67

3.3.1. Tỉ lệ số hộ gia đình có trẻ em đang đi học............................................................... 67
3.3.2. Tình hình chi tiêu của các hộ...................................................................................... 68
3.4. Chi tiêu giáo dục cho trẻ em của hộ gia đình........................................................... 70
3.4.1. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo một số đặc trưng kinh tế - xã hội........70
3.4.2. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo bậc học...................................................... 79
3.4.3. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo khoản chi.......................................... 81
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU GIÁO DỤC
ĐẾN TỈ LỆ HỌC SINH NHẬP HỌC CẤP TỈNH.............................................................. 83
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình việt nam . 83
4.1.1. Số liệu nghiên cứu......................................................................................................... 83
4.1.2. Thang đo các biến số.................................................................................................... 83
4.1.3. Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu.................................................... 86
4.1.4. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia
đình Việt Nam............................................................................................................................ 93
4.1.5. Mô hình đa mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục
Phổ thông của hộ gia đình.................................................................................................... 103
4.1.6 Mô hình Tobit số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo
dục đại học của hộ gia đình.................................................................................................. 107
4.2. Tác động của chi tiêu cho giáo dục đến tỉ lệ đi học cấp tỉnh............................. 114
4.2.1. Số liệu và các biến số................................................................................................. 114


v
4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu.................................................. 116
4.2.3. Tác động của chi tiêu cho giáo dục đến tỉ lệ đi học cấp tỉnh............................ 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 128

PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 135


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Cao đẳng

CSGTD

Chỉ số giá tiêu dùng

ĐH

Đại học

FE

Mô hình tác động cố định

GDĐH

Giáo dục đại học

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GDPT

Giáo dục phổ thông

GSO

Tổng cục Thống kê

LSDV

Ước lượng biến giả bình phương tối thiểu

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OLS


Bình phương tối thiểu nhỏ nhất

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

RE

Mô hình tác động ngẫu nhiên

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Số hộ và tỉ lệ số hộ có ít nhất 01 trẻ em đang đi học............................................ 67
Bảng 3.2. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình phân theo nhóm chi tiêu qua các năm từ
2004 đến 2016................................................................................................................................... 68

Bảng 3.3. Chi tiêu của hộ gia đình có ít nhất một trẻ em đang đi học và không có trẻ em
đang đi học......................................................................................................................................... 69
Bảng 3.4. Tổng chi tiêu giáo dục của hộ gia đình phân theo giới tính chủ hộ và khu vực
thành thị/nông thôn từ năm 2004 đến 2016................................................................................ 70
Bảng 3.5. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo nhóm tuổi chủ hộ.................................... 72
Bảng 3.6. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo dân tộc chủ hộ......................................... 75
Bảng 3.7. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo bằng cấp chủ hộ...................................... 76
Bảng 3.8. Chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình phân theo nhóm thu nhập.......................77
Bảng 3.9. Chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình phân theo khu vực vùng miền...............78
Bảng 3.10. Chi tiêu GDPT và GDĐH của hộ gia đình từ năm 2004 đến 2016................. 79
Bảng 3.11. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các khoản chi từ 2004 đến 2016......81
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt các biến số trong mô hình nghiên cứu............................................. 83
Bảng 4.2. Mô tả các biến phụ thuộc trong mẫu nghiên cứu................................................... 87
Bảng 4.3. Thống kê mô tả giới tính của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu............................... 87
Bảng 4.5. Thống kê mô tả tuổi của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu....................................... 89
Bảng 4.6. Thống kê mô tả tình trạng hôn nhân của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu..........89
Bảng 4.7. Thống kê mô tả dân tộc của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu................................. 90
Bảng 4.8. Thống kê mô tả nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu........................ 90
Bảng 4.9. Thống kê mô tả tổng chi tiêu của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu...............91
Bảng 4.10. Thống kê mô tả quy mô của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu......................91
Bảng 4.11. Thống kê mô tả nơi sinh sống của hộ trong mẫu nghiên cứu........................... 91
Bảng 4.12. Thống kê mô tả biến trợ cấp giáo dục trong mẫu nghiên cứu.......................... 92
Bảng 4.13. Thống kê mô tả tổng số thành viên trong hộ gia đình đang đi học ở các loại
hình trường học trong mẫu nghiên cứu 2010 - 2014................................................................ 92
Bảng 4.14. Thống kê mô tả tổng số thành viên trong hộ gia đình đang đi học ở các loại
hình trường học trong mẫu nghiên cứu năm 2016.................................................................... 93


viii
Bảng 4.15. Thống kê mô tả biến vùng sinh sống của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu

93
Bảng 4.16. Số hộ và tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục từ 2010 đến 2014.......................94
Bảng 4.17. Số hộ và tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục năm 2016..................................... 94
Bảng 4.18. Kết quả ước lượng mô hình với mẫu đầy đủ........................................................ 95
Bảng 4.19. Kết quả ước lượng mô hình cho hai khu vực thành thị và nông thôn.............99
Bảng 4.20. Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định và mô hình hồi quy số liệu
mảng đa mức................................................................................................................................... 104
Bảng 4.21. Kết quả tính sai số chuẩn theo nhóm................................................................... 106
Bảng 4.22. Kết quả tính hệ số tương quan trong nhóm........................................................ 107
Bảng 4.23. Kết quả ước lượng mô hình Tobit số liệu mảng và tác động biên................109
Bảng 4.24. Tác động biên của ước lượng mô hình tobit số liệu mảng cho chi tiêu giáo
dục cao đẳng, đại học của hộ gia đình theo khu vực thành thị, nông thôn....................... 111
Bảng 4.25. Bảng tóm tắt các biến số trong mô hình nghiên cứu........................................ 114
Bảng 4.26. Thống kê mô tả biến phụ thuộc............................................................................. 116
Bảng 4.27. Thống kê mô tả chi tiêu cho giáo dục.................................................................. 116
Bảng 4.28: Thống kê mô tả các biến về cơ sở vật chất trường học................................... 117
Bảng 4.29. Thống kê mô tả biến số về giáo viên phổ thông các cấp................................. 117
Bảng 4.30. Thống kê mô tả biến số về yếu tố kinh tế........................................................... 118
Bảng 4.31. Kết quả ước lượng mô hình tác động đến tỉ lệ đi học các cấp.......................118


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ....................... 56
Hình 2.2. Khung lý thuyết phân tích tác động đến tỉ lệ đi học ...................................... 59
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam .................................................. 64
Hình 3.2. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo giới tính chủ hộ ......................... 71
Hình 3.3. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo thành thị/nông thôn ................... 72

Hình 3.4. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo nhóm tuổi chủ hộ qua các năm từ
2004 đến 2016 ............................................................................................................... 73
Hình 3.5. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo nhóm tuổi chủ hộ ...................... 74
Hình 3.6. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo dân tộc chủ hộ ........................... 75
Hình 3.7. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo bằng cấp chủ hộ ............................... 76
Hình 3.8. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo nhóm thu nhập ................................. 78
Hình 3.9. Chi tiêu GDPT của hộ gia đình theo khu vực thành thị/nông thôn ............... 80
Hình 3.10. Chi tiêu GDĐH của hộ gia đình theo khu vực thành thị/nông thôn ............ 80


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đầu tư vốn con người luôn được xem là một trong những nhân tố
quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở mức độ vĩ mô, giáo dục giúp cho các cá nhân
trong xã hội đạt được những kiến thức, kỹ năng tốt hơn và là cách thức cơ bản để tích
lũy vốn con người nên tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ở cấp độ vi
mô, đối với các hộ gia đình, đầu tư vào giáo dục được coi là con đường chính giúp làm
tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Còn một lý do khác nữa là liên quan đến địa vị xã
hội, những người có học thức cao nói chung luôn luôn được mọi người tôn trọng trong
xã hội, từ đó giáo dục đã và đang phát triển cả về lượng và chất. Ở Việt Nam, Quyền
được học tập của người dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và các văn
bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu và cần phải “hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hệ thống giáo dục mở, học
tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng

trong phát triển kinh tế - xã hội, đã trải qua hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ và tạo sự thay đổi gần như chưa từng có với tỷ lệ GDP tăng trung bình 7%/năm. Mặc
dù thế giới đã và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xu hướng
phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam vẫn rất tích cực. Tỷ lệ giảm nghèo của Việt
Nam trong thời gian gần đây đạt mức khá lý tưởng: tỷ lệ nghèo giảm từ 57% năm 1990
xuống còn khoảng 13,5% năm 2014 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2016). Tuy
nhiên, thành tựu của sự tăng trưởng và giảm nghèo nói chung chưa hẳn đã phản ánh
thực chất mọi vấn đề trong xã hội. Sự quan tâm tới vấn đề bình đẳng và hòa nhập là điều
thường thấy ở những quốc gia đang phát triển. Một điều không còn xa lạ là một trong
những hậu quả của nó là sự gia tăng áp lực lên hệ thống giáo dục. Đối với nhiều người
Việt Nam, con đường an toàn nhất tiến tới vị trí và thu nhập cao hơn trong xã hội là
thông qua giáo dục. Nhu cầu giáo dục và đào tạo của xã hội cũng rất cao, đó là còn chưa
kể tới cầu của nền kinh tế tri thức hiện đang phát triển dưới tác động của toàn cầu hóa
và cụ thể là tác động khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).


2
Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều nhằm giải quyết một số những áp lực đang ngày
càng gia tăng như vậy. Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ và có nhiều cố gắng
trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trẻ
em. Cam kết này được thể hiện qua những tiến bộ vượt bậc liên quan tới trình độ học
vấn kể từ đầu những năm 1990. Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS),
trong giai đoạn 2010 - 2016, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 - 55 chưa đạt được bất kỳ trình
độ học vấn nào giảm xuống còn dưới 1%. Những tiến bộ này chủ yếu diễn ra ở cấp tiểu
học và trung học. Tỷ lệ học sinh nhập học bậc tiểu học hiện nay đã gần đạt mức phổ
cập, và tỷ lệ nhập học ở bậc trung học cơ sở và trung học nói chung đang lần lượt gia
tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ nhập học ở các cấp, càng lên cấp học cao thì số lượng học
sinh đến trường càng giảm (chủ yếu là học sinh nghèo); Khả năng trang trải các dịch vụ
giáo dục của người nghèo còn thấp, học phí và các khoản đóng góp trường lớp trở thành
gánh nặng đối với gia đình; Học sinh nghèo ít có cơ hội đi học thêm, phải dành thời gian

giúp đỡ gia đình và lao động kiếm sống… đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Có thể nói, đời sống kinh tế gia đình có tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp
cận được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt là giáo dục có chất lượng cao. Thu nhập của
gia đình thấp sẽ cản trở việc học tập của trẻ em, trẻ em không có tiền đóng góp các
khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất
lượng. Hơn nữa thu nhập thấp, kinh tế khó khăn buộc trẻ em phải tham gia lao động
sớm với gia đình và không có điều kiện để đi học. Bên cạnh đó, tình trạng học thêm
đang ngày càng phổ biến ở các lớp, các cấp với nhiều hình thức, cách dạy, cách học…
cũng là nguyên nhân làm giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em trong các hộ
gia đình Việt Nam.
Do vậy, với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ
gia đình Việt Nam ở các bậc học và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học nhằm
đưa ra các các thông tin và các khuyến nghị phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách
giáo dục. Xuất phát từ lý do đó, tôi lựa chọn chủ đề “Các mô hình phân tích một số chỉ
tiêu giáo dục Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu về mô hình phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam, cụ thể là chỉ tiêu: chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học.
Bên cạnh đó luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:


3
1. Phân tích thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn
từ 2004 đến năm 2016 theo các các yếu tố ảnh hưởng đã được xác định trong mô hình lý
thuyết và thực trạng tỷ lệ đi học của học sinh.
2. Nghiên cứu mô hình lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm
phân tích các chỉ tiêu về chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và tỉ lệ học sinh đi học
cấp tỉnh.

3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình; các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục bậc GDPT và bậc GDĐH của các
hộ gia đình. Ngoài ra nghiên cứu còn xem xét đến sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu
tố đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở hai khu vực sống là thành thị và nông
thôn.
4. Nghiên cứu tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ học sinh đi học cấp tỉnh.
5. Trên cơ sở các kết quả ước lượng mô hình thực nghiệm, Luận án xem xét đề
xuất và đưa ra một số khuyến nghị.
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời các câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam trong những năm
qua như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nói
chung và chi tiêu cho giáo dục phổ thông, giáo dục đại học của các hộ gia đình và ảnh
hưởng như thế nào?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục khác nhau như thế nào giữa khu vực
sống thành thị và nông thôn?
Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ học sinh nhập học và chi tiêu cho giáo dục có
tác động như thế nào tới tỉ lệ học sinh nhập học?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các mô hình phân tích một số
chỉ tiêu giáo dục Việt Nam, cụ thể là các chỉ tiêu về chi tiêu cho giáo dục của Hộ gia
đình và tỉ lệ đi học các cấp của các tỉnh, thành phố.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu hai chỉ tiêu cơ bản của
giáo dục Việt Nam, đó là: chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và chỉ tiêu về tỉ lệ đi
học. Trong đó sẽ làm rõ về yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình; chi tiêu cho giáo dục bậc phổ thông của hộ gia đình và chi tiêu cho giáo dục bậc
đại học của hộ gia đình bằng các mô hình kinh tế lượng khác nhau và nghiên cứu tác
động của chi tiêu cho giáo dục (như học thêm, học phí ...) và chi ngân sách nhà nước
cho giáo dục đến tỉ lệ học sinh nhập học các cấp của các tỉnh, thành phố.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án
Phần này trình bày định nghĩa các khái niệm chính gần như được đề cập suốt
trong cả nghiên cứu nhằm cung cấp một cơ sở chung cho việc giải thích mối quan hệ
giữa các biến được nghiên cứu.
4.1.1. Khái niệm hộ gia đình
Theo Tổng cục Thống kê (GSO), Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn
chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quĩ
thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành phỏng vấn trở về trước.
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các
lĩnh vực này, Điều 106, Bộ Luật Dân sự (2005).
Có nhiều kiểu hộ dân cư:
- Hộ dân cư 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ.
- Hộ dân cư nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ
chủ hộ, cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không,
cùng ăn ở chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng.
- Hộ dân cư gồm hai, ba cặp vợ chồng và không có con cái.
- Hộ độc thân.
4.1.2. Thành viên hộ gia đình
Theo Tổng cục Thống kê (GSO), Thành viên hộ gia đình là những người được

coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện sau:


5
1. Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.
2. Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được
đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân
sách đó.
Tuy nhiên, có 7 trường hợp ngoại lệ dưới đây khi xác định một người nào đó có
phải là thành viên của hộ hay không, cụ thể:
1. Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ, ngay cả khi
người đó không ăn, ở trong hộ dân cư hơn 6 tháng.
2. Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ.
3. Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài
trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy
xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về
nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong
nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức, v.v...

vẫn được coi là thành viên của hộ.
4. Học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong nước và những người đi
chữa bệnh trong/ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ phải nuôi thì vẫn được coi là thành
viên của hộ.
5. Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và hộ phải nuôi toàn bộ
thì được coi là thành viên của hộ.
6. Những người giúp việc (ôsin) có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dù ở
chung trong một mái nhà và ăn chung với hộ nhưng không được tính là thành viên của
hộ (vì họ có quĩ thu chi riêng).
7. Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết trong 12 tháng
qua không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng.

4.1.3. Chủ hộ
Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết
định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người
thường có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề
nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm này trùng với chủ
hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng cũng có chủ hộ khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.
(Tổng cục Thống kê – Điều tra mức sống hộ gia đình).


6
Theo Ủy ban Châu Âu (2010), chủ hộ là người mà căn cứ các đặc điểm cá nhân
của họ, người ta có thể phân loại và phân tích các thông tin thu thập được từ hộ gia đình
do người đó làm chủ hộ. Đây có thể là người có thu nhập lớn nhất trong hộ, chủ sở hữu
căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ.
Theo Bộ Luật Dân sự (2005) của Việt Nam, chủ hộ là đại diện của hộ gia đình
trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã
thành niên có thể làm chủ hộ.
Như vậy, chủ hộ là người có đủ điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết về các
đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng kinh tế và các hoạt động diễn ra trong hộ gia đình.
Vì vậy, những thông tin thu thập về các thành viên khác trong hộ và về chủ hộ được chủ
hộ cung cấp có thể được sử dụng đại diện trong các nghiên cứu về hộ gia đình.
4.1.4. Quy mô hộ
Quy mô hộ là tổng số thành viên của hộ cùng ăn ở sống chung và có chung quỹ
thu chi từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng tại thời điểm thống kê.
4.1.5. Thu nhập của hộ
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành
viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm:
1. Thu từ tiền công, tiền lương;
2. Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế
sản xuất);

3. Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản
xuất và thuế sản xuất);
4. Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản,
vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).
Thu nhập
của hộ

=

Tổng thu
của hộ

-

Tổng chi phí vật chất và dịch vụ sử
dụng cho hoạt động SVID của hộ

4.1.6. Chi tiêu của hộ
Chi tiêu của hộ gia đình là tổng số tiền chi trong 12 tháng cho các khoản: chi
giáo dục; chi y tế; chi lương thực thực phẩm; chi hàng hóa lâu bền; hàng hóa vật chất –
phi vật chất.


7
4.1.7. Chi tiêu cho giáo dục của hộ
Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục là phần ngân sách của hộ gia đình dùng để
phục vụ cho các thành viên trong hộ được tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Theo Lassibille (1994), chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình gồm các phần cơ
bản như sau:
1. Các khoản chi được quy ước thành tiền mặt: bao gồm học phí phải đóng cho

trường học, cơ sở đào tạo; chi cho các loại hình bảo hiểm; những khoản đóng góp bắt
buộc hoặc tự nguyện từ phía phụ huynh;
2. Các khoản chi mua những đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập như: sách
giáo khoa, sách tham khảo, tập vở, máy tính, dụng cụ vẽ; các dụng cụ hỗ trợ khác như:
cặp sách, đồng phục, quần áo thể dục, dụng cụ thể thao…
3. Các khoản chi mua dịch vụ phụ trợ gồm có: chi phí đưa đón di chuyển là
khoản tiền chi cho việc đi lại của người học hoặc của người đưa đón; chi phí cho các
bữa ăn tại lớp và nơi ở nội trú, bán trú: đây là chi phí cần phải được tính toán nếu người
học tham gia các loại hình nội trú, bán trú hoặc phải đi học xa nhà;
4. Khoản chi trả lãi vay trong trường hợp gia đình phải đi vay tiền để chi cho việc
học của các thành viên trong hộ.
Theo Ủy ban Châu Âu (2010), chi tiêu giáo dục phát sinh của các hộ gia đình có thể
được phân thành ba loại: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội, cụ thể như sau:

1. Chi phí trực tiếp gồm có: học phí, lệ phí đăng ký các khóa học, phí chăm sóc
nhà trẻ, phí học thêm, phí mua sách vở, đồ dùng học tập, phí mua đồng phục;
2. Chi phí gián tiếp là những khoản chi mở rộng không nằm trong chi phí trực
tiếp trong quá trình học, bao gồm: Phí di chuyển trong quá trình đi học, phí mua thức ăn
và ở lại nội trú, bán trú, phí mua các đồ dùng học tập để tự học, mua sắm máy tính cá
nhân, chi phí quà tặng cho người khác ngoài hộ gia đình vì mục đích học tập;
3. Chi phí cơ hội được thể hiện qua những công việc hoặc các hoạt động nghỉ
ngơi mà các cá nhân phải bỏ lỡ để dành thời gian đầu tư cho học tập.
Theo Tổng cục Thống kê – Điều tra mức sống hộ gia đình, chi giáo dục đào tạo
bình quân một người đi học trong 12 tháng qua được tính bằng tổng chi cho việc đi học
trong 12 tháng của các thành viên đang đi học chia cho số người đi học theo từng cấp
học. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình được tính bằng tổng chi cho việc đi học của
tất cả các thành viên đang đi học của hộ.


8

4.1.8. Tỉ lệ học sinh đi học
Theo Tổng cục Thống kê: Tỷ lệ đi học chung cấp học X được tính bằng phần
trăm giữa số học sinh đang đi học cấp X so với tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp học X.
Tỷ lệ đi học chung cấp học X (%) = (Số học sinh đang học cấp X/Số người trong độ tuổi
cấp học X) x 100.
Chỉ số này giám sát sự phổ cập của hệ thống giáo dục và sự phát triển học sinh
và đánh giá sự hình thành nguồn nhân lực cũng như đánh giá sự hiệu quả và chất lượng
của hệ thống giáo dục.
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng
nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế
hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước để không ngừng
nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương; đồng thời cung
cấp số liệu để tính quyền số của chỉ số giá tiêu dùng (CSGTD), cũng như thu thập thông
tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi
ro và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia, tính đến nay, Tổng cục thống kê đã tiến hành
9 cuộc điều tra mức sống lớn với 2 tên gọi khác nhau: Khảo sát mức sống dân cư Việt
Nam - VLSS vào các năm 1993-1994, 1997-1998 và Khảo sát mức sống hộ gia đình
Việt Nam - VHLSS (Vietnam Households Living Standard Survey ) vào các năm 2002,
năm 2004, năm 2006, năm 2008, năm 2010, năm 2012, năm 2014 và năm 2016.
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam được thực hiện 2 năm một lần nhằm
theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam,
đồng thời thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện Chiến lược đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cuộc điều tra này cũng sẽ góp phần
đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Cuộc khảo sát này sử dụng hai loại phiếu phỏng vấn: loại phiếu phỏng vấn hộ gia
đình và loại phiếu phỏng vấn xã. Loại phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm: Phiếu phỏng vấn
thu nhập chi tiêu (áp dụng cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội

dung khảo sát; Phiếu phỏng vấn thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng (áp dụng cho
mẫu thu nhập và quyền số CSGTD) gồm các thông tin của nội dung khảo sát trừ các thông
tin về chi tiêu của hộ và thêm thông tin để tính quyền số CSGTD; và Phiếu quyền số


9
CSGTD (áp dụng cho mẫu chỉ thu thập thông tin để tính quyền số CSGTD). Phiếu
phỏng vấn được thiết kế tương đối chi tiết giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng
thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó
nâng cao chất lượng số liệu khảo sát.
Thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát này gồm những nội dung chủ yếu phản
ánh mức sống của các hộ gia đình trên cả nước và những điều kiện kinh tế xã hội cơ bản
(đặc điểm của xã/phường…) có tác động đến mức sống của người dân nơi họ sinh sống,
bao gồm một số nội dung cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình:
(1) Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi,
giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.
(2) Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu
(tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác);
thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.
(3) Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản
chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục
các nhóm / khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).
(4) Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ gia đình.
(5) Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế.
(6) Tình trạng việc làm, thời gian làm việc.
(7) Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh.
(8) Tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, tình hình tín dụng.
(9) Quản lý điều hành và quản lý rủi ro

Đối với cấp xã:
(1) Một số tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.
(2) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu, gồm: hiện trạng điện, đường, trường
học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước.
(3) Tình trạng kinh tế, gồm: Tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng
và nguyên nhân tăng giảm sản luợng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển
sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.


10
(4) Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến hộ,
gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào
phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và các cán
bộ địa phương có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn xã.
Dữ liệu nghiên cứu của luận án được trích xuất từ bộ số liệu khảo sát mức sống
hộ gia đình các năm từ 2004 đến 2016 của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) và Niên
giám Thống kê các năm 2012, 2014 và 2016. Các dữ liệu được xuất ra tương ứng với
các nhân tố có khả năng ảnh hưởng tới chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. Các thông
tin liên quan đến hộ gia đình được trích lọc cho nghiên cứu gồm tổng thu nhập của hộ,
tổng chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu giáo dục cho các bậc học, các đặc điểm liên quan
đến chủ hộ như: giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và các đặc
điểm của hộ gia đình như: nơi sinh sống (thành thị, nông thôn), quy mô hộ, số thành
viên đang đi học, khu vực sinh sống.
Ngoài ra, tác giả cũng đã mã hóa lại một số kiểu thể hiện giá trị thống kê so với
số liệu gốc, cụ thể như sau:
(1) Cột dữ liệu thể hiện giới tính của chủ hộ thiết lập của dữ liệu gốc là nam = 1,
nữ = 2 được đổi lại thành nam = 1, nữ = 0.
(2) Cột dữ liệu thể hiện dân tộc của chủ hộ được mã hóa lại thành Kinh = 1, dân
tộc khác = 0.

(3) Cột dữ liệu thể hiện nơi sinh sống của hộ, thiết lập của dữ liệu gốc là thành thị
= 1, nông thôn = 2 được mã hóa lại là thành thị = 1, nông thôn = 0
(4) Cột dữ liệu thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ, thiết lập dữ liệu gốc là quy
ước theo thang đo được mã hóa lại là =0 nếu chủ hộ chưa có bằng cấp, bằng 1 nếu chủ
hộ tốt nghiệp Tiểu học, bằng 2 nếu chủ hộ tốt nghiệp THCS, bằng 3 nếu chủ hộ tốt
nghiệp THPT, bằng 4 nếu chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
Số liệu về cơ sở vật chất trường học, số giáo viên, học sinh các tỉnh, thành phố
được lấy từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
4.3. Phân tích và xử lý số liệu
Luận án sử dụng phần mềm Stata 14 để xử lý số liệu trong dữ liệu nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu được chia thành hai phần:


11
Phần 1: Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu; phân tích
thực trạng chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam bao gồm phân tích đặc điểm
của các hộ có ít nhất một trẻ em đang theo học tại bất kỳ cấp học nào (từ Tiểu học trở
lên); tỉ lệ số hộ có trẻ em đang đi học tại các bậc học. Phân tích chi tiêu giáo dục của hộ
gia đình theo các yếu tố ảnh hưởng. Phân tích thực trạng tình hình đi học các cấp theo
tỉnh, thành phố. Các phương pháp so sánh tổng hợp và thống kê mô tả bằng các bảng và
biểu đồ được sử dụng trong phần này để giải thích kết quả.
Phần 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
và phân tích tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nói
chung và tại các bậc học khác nhau, tuy theo cấu trúc số liệu và mục tiêu nghiên cứu.
Luận án sử dụng các mô hình tương ứng để phân tích. Với đặc điểm số liệu theo cấu
trúc phân tầng hay lồng nhau (các hộ gia đình được lồng trong các xã, các xã được lồng
trong các huyện, các huyện lại được lồng trong các tỉnh, các tỉnh lồng trong các khu vực
…), và hầu như ở Việt Nam các hộ gia đình có con đến tuổi đi học đều cho con đi học
tại trường, do đó nghiên cứu sử dụng mô hình số liệu mảng đa mức để phân tích nhằm

tìm ra có hay không các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục phổ thông của hộ
gia đình. Ưu điềm của mô hình hồi quy đa mức là cho phép xem xét được cả tác động
cố định và tác động ngẫu nhiên; không yêu cầu dữ liệu mảng cân bằng cả về không gian
và thời gian; chấp nhận các trường hợp bị thiếu quan sát. Do vậy có thể linh hoạt trong
việc lựa chọn các biến giải thích. Đối với phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu
giáo dục nói chung và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học nghiên cứu sử dụng
mô hình dữ liệu mảng. Đối với phân tích chi tiêu cho giáo dục bậc đại học, luận án sử
dụng mô hình Tobit số liệu mảng để ước lượng và phân tích.
Số liệu nghiên cứu được tính toán xử lý bằng phần mềm Stata 14 trên bộ số liệu
VHLSS và số liệu thứ cấp thu thập từ Niên giám Thống kê: Đối với phân tích thực trạng
chi tiêu cho giáo dục của hộ, luận án sử dụng dữ liệu chéo quan các năm từ 2004 đến
2016; đối với phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, luận
án sử dụng dữ liệu mảng thu được từ VHLSS các năm 2010; 2012 và 2014 và số liệu
chéo năm 2016 nhằm trích xuất ra những nhân tố phù hợp với các biến số của nghiên
cứu; đối với phân tích tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học, nghiên cứu sử
dụng kết hợp số liệu VHLSS với số liệu từ Niên giám Thống kê.


12

5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Các mô hình phân tích.
Chương 3: Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình.
Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu cho giáo dục của Hộ gia đình và tác
động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học.

6. Những đóng góp mới của luận án

Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng, với các mô hình
kinh tế lượng hiện đại, có độ tin cậy cao để giải quyết một số vấn đề khoa học có ý
nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực tiễn. Những điểm mới của luận án như sau:
(1) Luận án đã làm rõ cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về
chi tiêu giáo dục của hộ gia đình và chỉ ra được các yếu tố về đặc điểm chủ hộ, đặc điểm
hộ gia đình và quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình. Ngoài ra luận án đã đánh giá được tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học
các cấp như thế nào? Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu để
làm căn cứ cho các mô hình thực nghiệm của phần sau.
(2) Luận án đã thực hiện kết hợp phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích rõ
thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam theo các phân lớp thống kê
bằng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình qua các năm từ 2004 đến 2016.
(3) Luận án sử dụng đồng thời nhiều mô hình nghiên cứu định lượng hiện đại còn
ít được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây đặc biệt là sử dụng dữ liệu mảng cho
các mô hình này. Mặt khác, nghiên cứu còn tận dụng cấu trúc số liệu mảng có dạng
phân lớp phù hợp với mô hình được lựa chọn để phân tích ba hình thức chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình ở nhiều khía cạnh và nhiều cấp độ khác nhau và phân tích tác động
của một số loại hình chi tiêu cho giáo dục như chi cho học thêm, chi cho học phí, chi phí
khác (quần áo, sách vở, các khoản đóng góp...) và chi ngân sách cho giáo dục đến tỉ lệ
đi học các cấp. Hy vọng nghiên cứu này là tiền đề cho nhiều nghiên cứu tiếp sau với
phương pháp tiếp cận của kinh tế lượng hiện đại như các mô hình số liệu mảng; mô hình
số liệu mảng đa bậc, mô hình tobit với số liệu mảng,... cho phép phân tích được sâu hơn.
(4) Các kết quả nghiên cứu của luận án từ mô hình nghiên cứu thực nghiệm là cơ
sở để đề xuất một số khuyến nghị về chính sách liên quan đến chi tiêu cho giáo dục của
khối tư nhân, đặc biệt là của hộ gia đình.


13

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày tổng quan lý thuyết và tổng quan khảo sát các nghiên cứu
thực nghiệm được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu khác nhau và định hướng cho
các yếu tố ảnh hưởng dựa trên lý thuyết. Tổng quan lý thuyết cung cấp mô tả và tóm tắt
các lập luận khác nhau, giải thích mối quan hệ giữa các biến được nghiên cứu. Tổng
quan lý thuyết thực nghiệm trình bày mô tả và tóm lược các nghiên cứu trước đây liên
quan đến các vấn đề, so sánh và khái niệm của nghiên cứu hiện tại trong mối quan hệ
với các nghiên cứu trước đó.

1.1. Một số lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu
Phần này trình bày một số lý thuyết mà luận án sử dụng trong nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu hai lý thuyết, đó là Lý thuyết vốn con người và lý
thuyết hàm sản xuất hộ gia đình. Những lý thuyết này cung cấp cơ sở để hiểu rõ mối
quan hệ giữa các biến được nghiên cứu trong luận án.
1.1.1. Lý thuyết vốn con người và vai trò của giáo dục đối với phát triển vốn con người

1.1.1.1. Khái niệm vốn con người
Theo từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hàng
hoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh để mang lại lợi ích. Theo nghĩa này vốn được
coi là vốn hữu hình. Tuy nhiên vốn con người theo Mincer Jacob và cộng sự (1974),
cũng giống như vốn hữu hình, vốn con người muốn có thì con người phải đầu tư để tích
luỹ thông qua giáo dục, rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, nó đem lại cho
con người sở hữu nó khoản thu nhập. Nguyễn Văn Ngọc (2006) cho rằng vốn con người
là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt
động kinh tế xã hội.
Như vậy vốn con người được xem là những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng
tích lũy trong quá trình giáo dục, đào tạo và trong cuộc sống lao động hàng ngày. Cụ thể
vốn con người được cấu thành từ ba thành tố chính: (1) khả năng bẩm sinh hay năng lực
ban đầu của cá nhân khi sinh ra; (2) trình độ chuyên môn và kiến thức tích lũy thông
qua giáo dục chính thức; (3) Kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm có được từ công việc

(Blundell, R. và cộng sự, 1999). Năng lực ban đầu nhận được từ cha mẹ và các điều
kiện của gia đình và xã hội khi chăm lo cho bà mẹ mang thai và sinh nở. Khi đi học để
có năng lực con người phải bỏ ra chi phí học hành và cuối cùng những trải nghiệm trong
cuộc sống làm việc nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao.


14
Bùi Quang Bình (2009) cho rằng năng lực ban đầu được thừa hưởng từ di truyền
của cha mẹ và sự chăm sóc thai nhi gắn liền với điều kiện kinh tế gia đình, sự cấu thành
cho yếu tố thứ hai là quá trình đầu tư giáo dục cho trẻ của cha mẹ thông qua chi tiêu
giáo dục, yếu tố thứ ba là quá trình tự tích lũy của bản thân cá nhân trong cuộc sống. Do
đó năng lực ban đầu và trình độ chuyên môn được xem là nền tảng cho năng lực và kinh
nghiệm trong cuộc sống. Cũng theo Bùi Quang Bình (2009), vốn con người là vốn vô
hình, khác biệt với các loại vốn khác là không thể bán hoặc thế chấp, và đặc biệt nó
không thể tách rời khỏi cá nhân hình thành nên vốn, do đó trong quá trình đầu tư tích
lũy vốn con người, nếu không cập nhật kiến thức thường xuyên và tích lũy kinh nghiệm
thì vốn con người có thể bị hao mòn bởi yếu tố khách quan như kiến thức mới, tiến bộ
khoa học kỹ thuật và yếu tố chủ quan như sự quên lãng kiến thức của cá nhân. Becker,
G.S (1964) cho rằng vốn con người như một phương tiện vật chất của sản xuất, có hữu
dụng trực tiếp và làm tăng năng suất lao động, tất cả các hoạt động có ảnh hưởng đến
thu nhập thực tế trong tương lai đều thông qua đầu tư các nguồn lực trong con người,
hơn nữa đầu tư vào vốn con người giống như đầu tư vào vốn vật chất nhằm khai thác tỷ
suất lợi nhuận trong tương lai, những yếu tố như giáo dục đào tạo và sức khỏe được xem
như những khoản đầu tư quan trọng nhất cho vốn con người. Hơn nữa vốn con người có
ý tưởng cho rằng dù có hay không có liên quan đến chi phí và lợi ích đầu tư thì các quyết
định vẫn được phân tích theo kinh tế tư nhân và kinh tế công cộng (Mincer, J, 1981).

Như vậy vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ
trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong
quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí đề

đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp
và quốc gia.

1.1.1.2. Đầu tư vốn con người
a. Mô hình đầu tư vốn con người của cha mẹ cho trẻ
Theo Yueh (2001) cuộc sống của mỗi con người trải qua ba giai đoạn, giai đoạn
thứ nhất đang còn là một đứa trẻ, giai đoạn thứ hai là người trưởng thành có gia đình và
con cái, giai đoạn cuối cùng là người già đã nghỉ hưu và có cháu. Cụ thể, ở giai đoạn
đầu tiên lợi ích mang lại cho cá nhân là sự đầu tư cho giáo dục của cha mẹ của trẻ, ở giai
đoạn thứ hai, khi các cá nhân đó đã trưởng thành, lập gia đình và trở thành cha, mẹ có
khả năng làm việc tạo thu nhập, khi đó một phần thu nhập được phân phối trở lại cha mẹ
họ. Giai đoạn thứ ba, họ đã là người về hưu, thu nhập của họ có được từ lợi nhuận của
tài sản được tích lũy ở giai đoạn thứ hai và một phần thu nhập được phân phối lại


×