Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.55 KB, 12 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU

2010 - 2016, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 - 55 chưa đạt được bất kỳ trình độ học vấn nào
giảm xuống còn dưới 1%. Những tiến bộ này chủ yếu diễn ra ở cấp tiểu học và trung học.
Tỷ lệ học sinh nhập học bậc tiểu học hiện nay đã gần đạt mức phổ cập, và tỷ lệ nhập học
ở bậc trung học cơ sở và trung học nói chung đang lần lượt gia tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ
lệ nhập học ở các cấp, càng lên cấp học cao thì số lượng học sinh đến trường càng giảm
(chủ yếu là học sinh nghèo); Khả năng trang trải các dịch vụ giáo dục của người nghèo
còn thấp, học phí và các khoản đóng góp trường lớp trở thành gánh nặng đối với gia đình;
Học sinh nghèo ít có cơ hội đi học thêm, phải dành thời gian giúp đỡ gia đình và lao động
kiếm sống… đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Có thể nói, đời sống kinh tế gia đình có tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp cận
được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt là giáo dục có chất lượng cao. Thu nhập của gia
đình thấp sẽ cản trở việc học tập của trẻ em, trẻ em không có tiền đóng góp các khoản
chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất lượng.
Hơn nữa thu nhập thấp, kinh tế khó khăn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia
đình và không có điều kiện để đi học. Bên cạnh đó, tình trạng học thêm đang ngày càng
phổ biến ở các lớp, các cấp với nhiều hình thức, cách dạy, cách học… cũng là nguyên nhân
làm giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em trong các hộ gia đình Việt Nam.
Do vậy, với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ
gia đình Việt Nam ở các bậc học và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học nhằm
đưa ra các các thông tin và các khuyến nghị phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách
giáo dục. Xuất phát từ lý do đó, tôi lựa chọn chủ đề “Các mô hình phân tích một số chỉ
tiêu giáo dục Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đầu tư vốn con người luôn được xem là một trong những nhân tố quan


trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang
phát triển trong đó có Việt Nam. Ở mức độ vĩ mô, giáo dục giúp cho các cá nhân trong
xã hội đạt được những kiến thức, kỹ năng tốt hơn và là cách thức cơ bản để tích lũy vốn
con người nên tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ở cấp độ vi mô, đối
với các hộ gia đình, đầu tư vào giáo dục được coi là con đường chính giúp làm tăng thu
nhập, xóa đói, giảm nghèo. Một yếu tố quan trọng khiến giáo dục luôn được đề cao liên
quan đến địa vị xã hội. Những người có học thức cao nói chung luôn luôn được mọi người
tôn trọng trong xã hội. Vì những nguyên nhân đó, giáo dục đã và đang phát triển cả về
lượng và chất. Ở Việt Nam, quyền được học tập của người dân được quy định trong Hiến
pháp, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu và cần phải “hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo
hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” (Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, 2016).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội, đã trải qua hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tạo
sự thay đổi gần như chưa từng có với tỷ lệ GDP tăng trung bình 7%/năm. Mặc dù thế giới
đã và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xu hướng phát triển kinh
tế nói chung của Việt Nam vẫn rất tích cực. Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam trong thời
gian gần đây đạt mức khá lý tưởng: tỷ lệ nghèo giảm từ 57% năm 1990 xuống còn khoảng
13,5% năm 2014 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2016). Tuy nhiên, thành tựu của
sự tăng trưởng và giảm nghèo nói chung chưa hẳn đã phản ánh thực chất mọi vấn đề trong
xã hội. Vấn đề bình đẳng và hòa nhập là điều mà những quốc gia đang phát triển đang
quan tâm. Một điều dễ nhận thấy là những hậu quả của bất bình đẳng và thiếu sự hòa nhập
sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống giáo dục. Đối với nhiều người Việt Nam, con đường an
toàn nhất tiến tới vị trí và thu nhập cao hơn trong xã hội là thông qua giáo dục. Nhu cầu
giáo dục và đào tạo của xã hội cũng rất cao, đó là còn chưa kể tới nhu cầu của nền kinh tế
tri thức hiện đang phát triển dưới tác động của toàn cầu hóa và cụ thể là tác động khi được
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều nhằm giải quyết một số những áp lực đang ngày càng
gia tăng như vậy. Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ và có nhiều cố gắng trong việc
mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trẻ em. Cam kết
này được thể hiện qua những tiến bộ vượt bậc liên quan tới trình độ học vấn kể từ đầu
những năm 1990. Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS), trong giai đoạn

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là sử dụng các mô hình để phân tích yếu tố ảnh
hưởng đến một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam, cụ thể là chỉ tiêu: chi tiêu cho giáo dục
của hộ gia đình và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học các cấp.
Bên cạnh đó luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Phân tích thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn
từ 2004 đến năm 2016 theo các các yếu tố ảnh hưởng đã được xác định trong mô hình lý
thuyết và thực trạng tỷ lệ đi học của học sinh.
2. Nghiên cứu mô hình lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm phân
tích các chỉ tiêu về chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và tỉ lệ học sinh đi học cấp tỉnh.
3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình;
các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục bậc GDPT và bậc GDĐH của các hộ gia
đình. Ngoài ra nghiên cứu còn xem xét đến sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đến
chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở hai khu vực sống là thành thị và nông thôn.
4. Nghiên cứu tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ học sinh đi học cấp tỉnh.


3
5. Trên cơ sở các kết quả ước lượng mô hình thực nghiệm, Luận án xem xét đề
xuất và đưa ra một số khuyến nghị.
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời các câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam trong những năm
qua như thế nào?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nói chung
và chi tiêu cho giáo dục phổ thông, giáo dục đại học của các hộ gia đình và ảnh hưởng
như thế nào?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục khác nhau như thế nào giữa khu vực
sống thành thị và nông thôn?
Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ học sinh nhập học và chi tiêu cho giáo dục có tác
động như thế nào tới tỉ lệ học sinh nhập học?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các mô hình phân tích một số chỉ
tiêu giáo dục Việt Nam, cụ thể là các chỉ tiêu về chi tiêu cho giáo dục của Hộ gia đình và
tỉ lệ đi học các tỉnh, thành phố.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu hai chỉ tiêu cơ bản của
giáo dục Việt Nam, đó là: chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và chỉ tiêu về tỉ lệ đi học.
Trong đó sẽ làm rõ về yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình;
chi tiêu cho giáo dục bậc phổ thông của hộ gia đình và chi tiêu cho giáo dục bậc đại học
của hộ gia đình bằng các mô hình kinh tế lượng khác nhau và làm rõ tác động của chi tiêu
cho giáo dục (như học thêm, học phí ...) và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đến tỉ lệ
học sinh nhập học các cấp của các tỉnh, thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các mô hình kinh tế
lượng với dữ liệu được thu thập từ điều tra mức sống hộ gia đình và Niên giám Thống kê
của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). Các kỹ thuật thống kê mô tả cũng được sử dụng
trong nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo,

luận án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Các mô hình phân tích.
Chương 3: Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình.
Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu cho giáo dục của Hộ gia đình và tác
động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học.

4

6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với các mô hình kinh tế lượng
hiện đại, có độ tin cậy cao để giải quyết một số vấn đề khoa học có ý nghĩa quan trọng
về lý luận và thực tiễn. Những điểm mới của luận án như sau:
(1) Luận án đã làm rõ cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về chi
tiêu giáo dục của hộ gia đình và chỉ ra được các yếu tố về đặc điểm chủ hộ, đặc điểm hộ
gia đình và quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.
Ngoài ra luận án đã đánh giá được tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học các cấp
như thế nào? Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu để làm căn
cứ cho các mô hình thực nghiệm của phần sau.
(2) Luận án đã thực hiện kết hợp phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích rõ
thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam theo các phân lớp thống kê
bằng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình qua các năm từ 2004 đến 2016.
(3) Luận án sử dụng đồng thời nhiều mô hình nghiên cứu định lượng hiện đại còn ít
được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây cho đề tài tương tự, đặc biệt là sử dụng dữ
liệu mảng cho các mô hình này. Mặt khác, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích số liệu
mảng đa mức phù hợp với cấu trúc số liệu mảng có dạng phân lớp để phân tích ba hình
thức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở nhiều khía cạnh và nhiều cấp độ khác nhau
và phân tích tác động của chi tiêu cho giáo dục như chi cho học thêm, chi cho học phí,
chi phí khác (quần áo, sách vở, các khoản đóng góp...) và chi ngân sách nhà nước cho
giáo dục đến tỉ lệ đi học các cấp. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho nhiều

nghiên cứu tiếp sau với phương pháp tiếp cận của kinh tế lượng hiện đại như sử dụng các
mô hình số liệu mảng; mô hình số liệu mảng đa bậc, mô hình tobit với số liệu mảng,...
cho phép phân tích được sâu hơn.
(4) Các kết quả nghiên cứu của luận án từ mô hình nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở
để đề xuất một số khuyến nghị về chính sách liên quan đến chi tiêu cho giáo dục của khối
tư nhân, đặc biệt là của hộ gia đình.

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết vốn con người và vai trò của giáo dục đối với phát triển vốn con người
1.1.1.1. Khái niệm vốn con người
Trong từ điển kinh tế, vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hàng
hoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo nghĩa này vốn là vốn hữu
hình. Theo Mincer Jacob và cộng sự (1974), muốn có vốn hữu hình thì con người phải
đầu tư để tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người,
nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập.


5

1.1.1.2. Đầu tư vốn con người
a. Mô hình đầu tư vốn con người của cha mẹ cho trẻ
Theo Yueh (2001) cuộc sống của mỗi cá nhân trải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu
tiên lợi ích mang lại cho cá nhân là sự đầu tư giáo dục của cha mẹ cho trẻ. Giai đoạn thứ
hai, lúc này cá nhân đã trưởng thành có khả năng làm việc tạo thu nhập, khi đó một phần
thu nhập được phân phối trở lại cha mẹ họ. Giai đoạn thứ ba, họ đã là người về hưu, thu nhập
của họ có được từ lợi nhuận của tài sản được tích lũy ở giai đoạn hai và một phần thu nhập
được phân phối lại từ con họ. Như vậy, đầu tư giáo dục mang lại cho cha mẹ hai lợi ích, lợi
ích trực tiếp có được từ sự phân phối thu nhập tương lai của trẻ lúc trưởng thành, lợi ích gián

tiếp có được khi trẻ được đầu tư giáo dục tốt thì trình độ học vấn tốt nên khả năng kết hôn với
người có thu nhập cao sẽ tăng, từ đó tạo ra thu nhập tương lai tốt hơn cho gia đình.
b. Đầu tư vốn con người thông qua chi tiêu giáo dục
Giáo dục được xem là công cụ tích lũy vốn con người, nên các khoản đầu tư vốn con
người ban đầu cho giáo dục là các khoản chi phí trực tiếp khi học và thu nhập bị bỏ qua trong
quá trình học (Schultz, T.W., 1961; Becker, G.S., 1964). Ehrenberg và Smith (2011) cho rằng
đầu tư vốn con người đòi hỏi có sự phát sinh chi phí trong ngắn hạn và được kỳ vọng sẽ thu
lợi ích cao hơn trong tương lai, theo đó chi phí bổ sung vốn con người được chia thành ba
loại: (1) chi phí trực tiếp gồm chi phí nhập học, chi phí sách vở và chi phí khác; (2) thu nhập
bị bỏ qua; (3) tổn thất về tinh thần trong quá trình học tập.

1.1.1.3. Vai trò của vốn con người
Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của
quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng)
để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát
triển kinh tế.” (Mincer, 1981). Ngoài ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố
đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống
như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn.
Tầm quan trọng về vai trò tích cực của vốn con người luôn được khẳng định nên
hầu hết các hộ gia đình đều đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục đào tạo cho trẻ,
bởi giáo dục được xem là hàng hóa công cộng cũng như là hàng hóa khuyến dụng mà
mọi người cần được tiêu dùng bất kể thu nhập như thế nào.

1.1.1.4. Vai trò của giáo dục đối với phát triển vốn con người
Becker, G.S (1964) cho rằng giáo dục và đào tạo là khoản đầu tư quan trọng nhất
trong chiến lược phát triển vốn con người. Borjas (2005) trong nghiên cứu về kinh tế lao
động khẳng định năng lực, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và cả những kinh nghiệm
của con người được hình thành và tích lũy thông qua quá trình đào tạo chính quy, quá
trình sống và làm việc. Mức vốn con người được tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng

lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học
tập, đào tạo và lao động.

6
Bùi Quang Bình (2009) cho rằng giáo dục đào tạo đem tới cho người ta những kiến
thức kỹ năng kinh nghiệm của xã hội vốn đã được tích lũy lại và theo thời gian còn trang bị
thêm, bổ sung cho người ta những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

1.1.2 Lý thuyết hàm sản xuất hộ gia đình
Hàm sản xuất của hộ gia đình là một mô hình gia đình tập thể do Behrman, Pollack
và Taubman (1982) phát triển. Theo Kutty (2008), trong mô hình hàm sản xuất hộ gia
đình, hộ gia đình được xem là nơi tạo ra kết quả giáo dục, nhận thức và tình cảm xã hội
cho con cái của họ bằng cách áp dụng các đầu vào cụ thể. Những yếu tố đầu vào này bao
gồm; trường học, tài liệu học, dạy kèm ngoài giờ, nhà ở, môi trường sống, thời gian và
giám sát của phụ huynh và các kích thích nhận thức khác. Mô hình cho rằng quyết định
của hộ gia đình được phân tích tốt nhất bằng cách sử dụng mô hình hàm số hiệu dụng
của hộ gia đình. Hàm số hiệu dụng của hộ gia đình kết hợp được tối đa hóa lợi ích và các
quyết định phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua quyết định của chủ hộ (Becker,
1995). Hộ gia đình tối đa hóa tính hữu dụng xuất phát từ giáo dục của chính mình và từ
việc tiêu thụ các hàng hóa khác do các ràng buộc ngân sách.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về chi tiêu giáo dục của hộ gia đình
Các nghiên cứu trước đây dù được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, với những
đặc điểm kinh tế - xã hội có nhiều điểm khác biệt, nhưng kết luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình vẫn có nhiều nét tương đồng, có thể kể đến
nhóm các yếu tố như sau:
1) Đặc điểm của chủ hộ như: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,
dân tộc.
2) Đặc điểm của hộ như: nơi sinh sống (thành thị, nông thôn), khu vực sống, quy
mô hộ, số thành viên đang đi học trong hộ.

3) Đặc điểm kinh tế hộ như: tổng thu nhập của hộ, tổng chi tiêu của hộ trong năm.
Nhóm yếu tố về đặc điểm chủ hộ gia đình
Giới tính chủ hộ: Nghiên cứu của Patrinos & Psacharopoulos (1997) cho thấy rằng
hộ gia đình có nữ làm chủ làm tăng khả năng đứa trẻ làm việc ở Peru, những người khác,
như Lloyd & Gage-Brandon (1994) và Canagarajah & Coulombe (1998), nhận thấy rằng,
tại tiểu vùng Sahara Châu Phi và ở Ghana, hộ gia đình có phụ nữ làm chủ cải thiện khả năng
đi học. Các nghiên cứu của Aslam và Kingdon (2005), Huy Vu Quang (2012), Donkoh và
Amgiuzuno (2011) cho thấy ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến chi tiêu giáo dục.
Trình độ học vấn của chủ hộ: Các nghiên cứu của Psacharopoulos & Arriagada
(1989), Kingdon (2001) đều chỉ ra rằng việc học vấn của phụ huynh ảnh hưởng đến khả
năng đứa trẻ sẽ đi học hay không. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn như Handa
(1996), Rosenzweig & Wolngn (1994), Lillard & Willis (1994) và Unni (1998), cũng chỉ
ra rằng những ảnh hưởng của học vấn phụ huynh đối với trẻ là khác nhau theo giới tính.
Các nghiên cứu của Tilak (2002), Xiaolei Qian, và Russell Smith (2010) đều cho rằng
trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo.


7
Tuổi của chủ hộ: Nghiên cứu của Andreou (2012) cho thấy chủ hộ trên 30 tuổi có
mức quan tâm nhiều hơn so với chủ hộ dưới 30 tuổi. Donkoh và Amgiuzuno (2011)
chứng minh chủ hộ lớn tuổi có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chủ hộ trẻ tuổi.
Nhóm yếu tố về đặc điểm hộ gia đình
Nghiên cứu của Aslam và Kingdon (2005), Andreou (2012) cho rằng những hộ gia
đình ở thành thị có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn các hộ gia đình ở nông thôn. Các
nghiên cứu của Xiaolei Qian, và Russell Smith (2010), Andreou (2012) đã chứng minh
số thành viên đang đi học có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục của hộ.
Đặc điểm kinh tế hộ: Các nghiên cứu của Tilak (2002) và Andreou (2012) cũng đã
chứng minh thu nhập của hộ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về tỉ lệ đi học
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng đi học

và nhu cầu giáo dục, điển hình là các nghiên cứu của Tansel (2002); MengZhao và Paul Glewwe
(2007); Mariara và Kirii (2006); Al-Samarra và Tessa (1992); Owen và Nerman (2011)
Đã có một số bằng chứng về các yếu tố tác động tới trình độ học vấn, tỷ lệ đi học và
hoàn thành bậc học ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết những bằng chứng hiện có đều liên quan
tới ảnh hưởng của thu nhập đối với trình độ học vấn với những hiểu biết sâu sắc về tác động
của các yếu tố mang tính dài hạn. Ví dụ, thu nhập được phát hiện là có mối quan hệ tương
quan với tuổi bắt đầu đi học, số năm trẻ đi học, trình độ học vấn và điểm kiểm tra.
Cho tới nay, phân tích hoàn chỉnh nhất về những yếu tố tác động tới sự phát triển của
trường học là nghiên cứu của Glewwe năm 2004. Ông chỉ ra rằng những yếu tố tác động
quan trọng nhất đối với tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học là độ tuổi của trẻ (tỷ lệ nghịch),
trình độ học vấn của cha mẹ học sinh (tỷ lệ thuận), nhóm dân tộc (tỷ lệ nghịch), bằng cấp
của giáo viên (tỷ lệ thuận).

CHƯƠNG 2.
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
2.1. Mô hình Toán học
Giả sử trong mỗi hộ gia đình, có tồn tại một ‘người ra quyết định’, quyết định bao
nhiêu để chi tiêu và về những gì đang được thực hiện về cơ bản của hộ. Người ra quyết
định của hộ gia đình h có một hàm lợi ích:
U h ( xih , hˆ jh , Eh )

Trong đó: xih(i= 1, …, I): hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các loại hàng hóa như giáo
dục, y tế, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của hộ gia đình h; ĥjh(j=1, …,J): hoạt động giáo dục
được thực hiện bởi số thành viên j của hộ gia đình h trong thời gian xem xét. Theo
Rodriguez-Gutierrez (1992), học sinh có thể được coi như một đại lý sản xuất, người biến
đổi chi phí này thành trình độ chuyên môn, thông qua hàm sản xuất giáo dục sau đây:
ĥjh = A . hkjh
0 < k <1
Mục đích của người ra quyết định là tối đa hóa lợi ích hộ gia đình trong đó:
(i) ràng buộc về chi tiêu đó cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bao gồm giáo dục,

không vượt quá thu nhập của gia đình; và

8
(ii) ràng buộc áp đặt bởi các hàm sản xuất giáo dục của cá nhân học sinh.
Cầu về giáo dục được thể hiện trong bài toán tối đa hóa sau đây:
max Uh(xih; ĥjh; Eh)

∑x

ih

J

M

M

j =1

j =1

j =1

pi + ∑ h jh = ∑ w jh L jh + ∑ z jh

i

hˆ jh = A.h kjh
M


∑௝ ܼ

∑z

jh

là thu nhập ngoại sinh (chưa thực hiện) của gia đình, và

j =1

M

∑w

jh

L jh

j =1

một thước đo của thu nhập mà hộ gia đình nhận cho các hoạt động liên quan đến thị
trường lao động. Thời gian chi tiêu của một hộ gia đình trên thù lao hoạt động L tỷ lệ
nghịch với thời gian hộ gia đình dành cho giáo dục của các thành viên của nó.

2.2. Mô hình kinh tế lượng
Hàm cầu Marshall cho giáo dục:

hjh = hjh ( yh , zh , Eh )

2.2.1. Mô hình Tobit

2.2.1.1. Lý thuyết mô hình Tobit
2.2.1.2. Kỳ vọng có điều kiện E (Y | Y > 0, X )
2.2.1.3 Ảnh hưởng của biến độc lập đối với E (Y | X )
2.2.2. Mô hình hồi quy số liệu mảng và số liệu mảng đa mức
2.2.2.1. Số liệu mảng và số liệu mảng đa mức
2.2.2.2. Mô hình hồi quy số liệu mảng đa mức
Nhận xét: Một số ưu điểm của mô hình hồi quy số liệu mảng đa mức:
- Xem xét được cả tác động cố định và tác động ngẫu nhiên (mô hình hỗn hợp);
- Xem xét được các khác biệt theo nhóm; giảm thiểu được hiện tượng phương sai
không đồng đều;
- Xem xét được các ảnh hưởng bên trong các nhóm và ảnh hưởng giữa các nhóm.
- Không yêu cầu dữ liệu mảng cân bằng cả về không gian và thời gian;
- Chấp nhận trường hợp bị thiếu các quan sát. Do vậy, chúng ta có thể linh hoạt
trong sự lựa chọn các biến giải thích ...

2.2.2.3. Mô hình số liệu mảng
Mô hình tác động cố định
Mô hình hồi quy tác động cố định là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến
tính cổ điển được cho bởi:
Y it = β 1 X 1 it + β 2 X 2 it + v it + ε it

Phương pháp ước lượng:
Có hai phương pháp ước lượng.
i) Ước lượng hồi quy biến giả LSDV với mỗi biến giả là đại diện cho mỗi đối tượng
quan sát của mẫu.
ii) Ước lượng tác động cố định (Fixed effects estimator).


10


9
Mô hình tác động ngẫu nhiên
Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng
(2.35) với i = 1...N và t = 1, 2,...T
Yit = β 1 X 1it + β 2 X 2 it + v i + ε it
Phương pháp ước lượng: Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, chúng ta có thể
sử dụng ước lượng GLS khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan.
2.3. Khung phân tích của luận án
2.3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục
Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ
thuộc theo khung phân tích như sau:
Đặc điểm chủ hộ:
Dân tộc
Nghề nghiệp
Giới tính
Tuổi
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Đặc điểm hộ:
Quy mô hộ
Nơi sinh sống của hộ
Số thành viên đang đi học
theo loại trường học

Yit = β 0 + ∑ β p X pit + ε it
p

Trong đó Y là biến phụ thuộc được tính bằng loga nêpe của tổng chi tiêu cho
giáo dục của hộ gia đình.
Xp

với là các biến độc lập.
Chi tiêu giáo dục của hộ:
Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
Chi tiêu giáo dục bậc GDPT
Chi tiêu giáo dục bậc GDĐH

Đặc điểm kinh tế hộ:
Thu nhập của hộ

Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục
2.3.2. Khung lý thuyết phân tích tác động đến tỉ lệ đi học
Yếu tố kinh tế: GDP cấp tỉnh;
Thu nhập bình quân đầu người
Yếu tố về trường học
Số trường tiểu học
Số trường THCS
Số trường THPT
Số lớp tiểu học
Số lớp THCS
Số lớp THPT

Yếu tố về giáo việ
Số giáo viên tiểu học
Số giáo viên THCS
Số giáo viên THPT

2.4. Mô hình phân tích thực nghiệm
2.4.1. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình Việt Nam
Do đặc điểm của số liệu điều tra không thể nối số liệu năm 2016 với mảng số liệu

2010 – 2014 nên nghiên cứu đã chia thành 2 mẫu khác nhau, với mẫu 1 là số liệu mảng
từ 2010 đến 2014 và mẫu 2 là số liệu chéo của năm 2016. Tương ứng như vậy, đối với
mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nói
chung, luận án sử dụng hai mô hình cho hai mẫu nghiên cứu.
Mô hình 1: Mô hình số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho
giáo dục của hộ gia đình Việt Nam từ năm 2010 đến 2014.

Chi tiêu giáo dục:
Chi tiêu công cho giáo dục
Chi tiêu của hộ gia đình

βp với là hệ số của các biến độc lập.
Mô hình 2: Mô hình Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình Việt Nam năm 2016.
Vì các quan sát chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục cho thấy có tồn tại những hộ
gia đình không có chi tiêu do đó mô hình Tobit với mẫu được kiểm duyệt sau đây được
sử dụng:
Yi* = β 0 + ∑ β p X pi + ε i (*)

Yi = 


p

0 (**)

Trong đó: trường hợp (*) nếu Yi* > 0 và trường hợp (**) nếu Yi* ≤ 0
Y là biến phụ thuộc được tính bằng loga tự nhiên của tổng chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình.
X p là các biến độc lập.


βp là hệ số của các biến độc lập.
Tỉ lệ đi học
của trẻ

Số dân trong tỉnh

Hình 2.2. Khung lý thuyết phân tích tác động đến tỉ lệ đi học

2.4.2. Mô hình đa mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo
dục Phổ thông của hộ gia đình
Nhìn chung, ở các hộ gia đình Việt Nam, ngoại trừ những hộ gia đình không có
con nhỏ trong độ tuổi đi học phổ thông còn lại tất cả các hộ đều có chi tiêu giáo dục
cho bậc học này. Với lý do trên kết hợp với đặc điểm số liệu được sử dụng trong nghiên
cứu này, chúng tôi lựa chọn mô hình số liệu mảng đa mức để thực hiện. Mô hình này
cho phép xử lý tốt hơn các vấn đề về tương quan trong các nhóm mà đặc điểm số liệu
mang đến. Mô hình cụ thể trong nghiên cứu này được xác định như sau:


11
Yijkl = β 0 ijkl + ∑ β pijkl X pijkl + ε ijkl
p

β 0 ijkl = β 0 + γ 0 l + f 0 kl + v0 jkl + u 0 ijkl

Trong đó:
- Yijkl là biến phụ thuộc ở cấp thứ nhất (cấp hộ gia đình) được tính bằng loga tự nhiên
của chi tiêu cho giáo dục bậc phổ thông của hộ gia đình thứ i (i = 1, 2... nj), trong xã thứ j (j
= 1, 2, ... mk) thuộc huyện thứ k (k = 1, 2, ..., rl) trong tỉnh thứ l (l = 1, 2, …, 63)
- β0ijkl là hệ số chặn (cho hộ thứ i của xã thứ j thuộc huyện thứ k trong tỉnh thứ l).


12
Trong đó Y là biến phụ thuộc được tính bằng loga nêpe của tổng số học sinh đi
học trong tỉnh.
X p với là các biến độc lập.
β p với là hệ số của các biến độc lập.

CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM THỜI KỲ 2010 – 2016

- β0ijkl là độ dốc.

3.1. Một vài nét khái quát về giáo dục Việt Nam hiện nay

- Sai số ε ijkl là yếu tố ngẫu nhiên có kỳ vọng trung bình bằng 0 và có phương sai

Hệ thống giáo dục Việt Nam được chia thành 3 loại hình: giáo dục chính quy, giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên; với 3 bậc giáo dục: giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục đại học.

sai số không đổi.
- γ0l là yếu tố ngẫu nhiên ở cấp tỉnh, giả sử có trung bình bằng 0, phương sai sai
số không đổi và độc lập với ε ijkl . Tương tự f0kl là yếu tố ngẫu nhiên của cấp huyện cũng
có trung bình bằng 0, phương sai sai số không đổi và độc lập với ε ijkl . v0 jkl là yếu tố ngẫu
nhiên của cấp xã cũng có trung bình bằng 0, phương sai sai số không đổi và độc lập với
ε ijkl . u0ijkl là yếu tố ngẫu nhiên của cấp hộ cũng có trung bình bằng 0, phương sai sai số
không đổi và độc lập với ε ijkl .
- X pijkl là các biến độc lập thứ p ở cấp thứ nhất của hộ thứ i trong xã thứ j thuộc
huyện thứ k của tỉnh thứ l.

2.4.3. Mô hình Tobit số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu
giáo dục đại học của hộ gia đình
Để ước lượng chi tiêu cho giáo dục cao đẳng, đại học của các hộ gia đình Việt
Nam giai đoạn 2010 đến 2014, nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit số liệu mảng với
mẫu kiểm duyệt (các hộ gia đình không có chi tiêu cho giáo dục được kiểm duyệt).
Mô hình cụ thể trong nghiên cứu này được xác định như sau:
Yit* = β0 + ∑ β p X pit + ε it (*)

Yit = 


p

0 (**)

Trong đó: trường hợp (*) nếu Yit* > 0 và trường hợp (**) nếu Yit* ≤ 0
Y là biến phụ thuộc được tính bằng loga nêpe của tổng chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình.
X p với là các biến độc lập .
β p với là hệ số của các biến độc lập.

2.4.4. Mô hình phân tích tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ nhập học

Yit = β 0 + ∑ β p X pit + ε it
p

3.2. Tình hình chi tiêu công cho giáo dục
Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà
nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ
20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả

các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều.

3.3. Tỉ lệ số hộ có trẻ em đang đi học và tình hình chi tiêu của các hộ gia đình
3.3.1 Tỉ lệ số hộ gia đình có trẻ em đang đi học
Năm 2004, tỉ lệ số hộ có ít nhất một thành viên đang đi học là 68.24%. Tuy nhiên,
kết quả khảo sát năm 2016, tỉ lệ số hộ có trẻ em đang đi học là 52.04%, ít hơn 16.2% so
với kết quả khảo sát năm 2004.

3.3.2 Tình hình chi tiêu của các hộ
Chi tiêu bình quân của các hộ gia đình Việt Nam tăng dần qua các năm từ 2004
đến 2016 ở tất cả các nhóm chi tiêu. Chi tiêu bình quân của các hộ tăng từ 19821.72
nghìn (năm 2004) lên 95178.15 nghìn đồng (năm 2016).
Những hộ gia đình có ít nhất một trẻ em đang đi học tại bất kỳ bậc học nào có xu
hướng chi tiêu nhiều hơn so với những hộ gia đình hiện nay không có trẻ em đang đi học.

3.4. Chi tiêu giáo dục cho trẻ em của hộ gia đình
3.4.1. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo một số đặc trưng kinh tế - xã hội
3.4.1.1 Theo giới tính chủ hộ và thành thị/nông thôn
Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình năm 2016 là 4742.38 nghìn đồng.
So với năm 2004, mức chi của hộ gia đình đã tăng lên đáng kể (tăng 4.22 lần, từ 1121,63
nghìn đồng lên 4742.38 nghìn), nhìn chung qua các năm từ 2004 đến 2016, ta thấy các
hộ gia đình đều có xu hướng chi tiêu dành cho giáo dục ngày càng cao.
Từ năm 2004 đến năm 2016, các hộ gia đình ở thành thị có mức chi tiêu cho giáo
dục cao hơn rất nhiều so với các hộ gia đình ở nông thôn.

3.4.1.2 Theo nhóm tuổi chủ hộ


13


14

Những gia đình có tuổi chủ hộ nhỏ hơn 26 thường chi tiêu giáo dục ít hơn so với
các hộ gia đình có tuổi chủ hộ lớn hơn. Chủ hộ nằm trong nhóm tuổi từ 40 đến 54 tuổi
chi tiêu nhiều hơn cả so với các nhóm còn lại. Mối quan hệ giữa nhóm tuổi chủ hộ với
chi tiêu giáo dục của hộ gia đình là mối quan hệ phi tuyến.

CHƯƠNG 4.
CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU
GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

3.4.1.3 Theo dân tộc của chủ hộ
Các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với
các dân tộc khác, trong khi chủ hộ là dân tộc Hoa cũng có mức chi tiêu cao, nhưng thấp
hơn so với chủ hộ là dân tộc Kinh (năm 2006 và 2016 chi tiêu cho giáo dục của các hộ
gia đình người Hoa lại cao hơn các dân tộc còn lại). Các hộ gia đình có chủ hộ là các dân
tộc thiểu số khác có mức chi tiêu giáo dục khá thấp.

3.4.1.4 Theo bằng cấp chủ hộ
Chủ hộ không có bằng cấp dành khoản chi tiêu cho giáo dục rất thấp so với chủ hộ
có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và khoảng cách này được nới rộng qua các năm.

3.4.1.5 Theo thu nhập của hộ
Qua các năm từ 2004 đến 2016 ta thấy ở tất cả các nhóm thu nhập, mức chi cho
giáo dục của các hộ gia đình đều có xu hướng tăng lên rõ rệt (chỉ duy nhất ở nhóm thu
nhập cao nhất, năm 2012 các hộ này có mức chi cho giáo dục cao hơn năm 2014 và thấp
hơn so với năm 2016). Ở các nhóm thu nhập cao hơn thường dành khoản chi lớn hơn cho
giáo dục của con cái.

3.4.1.6 Theo khu vực vùng miền

Trung du và Miền núi phía Bắc là khu vực là khu vực có mức chi giáo dục thấp
nhất cả nước, tiếp theo đến là khu vực Đồng bằng song Cửu Long. Từ năm 2004 đến
2008, Tây Nguyên có mức chi cho giáo dục cao hơn cả khu vực Đồng bằng sông Hồng,
nhưng từ năm 2010 đến 2016, con số này đã ngược lại.
Nhìn chung từ các năm 2004 đến 2016, ở tất cả các vùng miền đều có mức đầu tư
cho giáo dục tăng dần, tăng mạnh mẽ nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng (từ 1188.219
nghìn đồng lên 5447.582 nghìn đồng).

3.4.2 Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo bậc học
Trước năm 2008, các hộ gia đình dành khoản chi cho bậc GDPT nhiều hơn so với
chi cho bậc GDĐH (thậm chí năm 2004 và 2006 còn cao hơn rất nhiều), nhưng đến 2010,
chi cho GDĐH có dấu hiệu tăng dần và các hộ gia đình dành khoản chi cho GDĐH nhiều
hơn là GDPT.

3.4.3. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo khoản chi
Trong các khoản chi tiêu cho giáo dục, chi học phí chiếm tỉ lệ cao nhất, con số này
tăng vọt từ năm 2010 so với các năm trước. Ngoài ra kết quả cho thấy, các hộ gia đình
dành một khoản không nhỏ trong cơ cấu chi tiêu giáo dục cho việc học thêm của học
sinh, năm 2016 tỉ lệ chi cho học thêm chiếm 18,11% trong cơ cấu chi tiêu giáo dục của
hộ gia đình.

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình việt nam
4.1.1. Số liệu nghiên cứu
Nguồn số liệu trong chương này được trích xuất từ kết quả số liệu cuộc Điều tra
mức sống Hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Households Living Standard Survey - VHLSS)
các năm 2010, 2012, 2014 và 2016 được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).
Các dữ liệu xuất ra tương ứng với các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình cho giáo dục đã được trình bày trong chương 1. Do tính chất của bộ
số liệu không ghép dữ liệu các năm từ 2010 đến 2016 thành dữ liệu mảng được nên nghiên
cứu thực hiện ghép số liệu các năm 2010, 2012 và 2014 thành số liệu mảng để phân tích,

đối với năm 2016 nghiên cứu thực hiện phân tích riêng.

4.1.2. Thang đo các biến số
Tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu được định nghĩa như sau:
Biến phụ thuộc:
(Y) TONGCHIGIAODUC: là tổng chi tiêu cho giáo dục trong 12 tháng của hộ. Đơn
vị tính: nghìn đồng.
(Y1) CHIPHOTHONG: Chi tiêu giáo dục cho trẻ bậc GDPT. Đơn vị tính: nghìn đồng.
(Y2) CHIDAIHOC: Chi tiêu giáo dục cho trẻ bậc GD ĐH. Đơn vị tính: nghìn đồng.
Các biến độc lập:
X1: GIOITINH_CH : Giới tính chủ hộ, biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là nam,
nhận giá trị bằng 0 nếu chủ hộ là nữ.
X2: BANGCAP_CH2: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ không có bằng cấp, nhận giá trị
bằng 2 nếu chủ hộ đã tốt nghiệp Tiểu học, nhận giá trị bằng 3 nếu chủ hộ đã tốt nghiệp THCS,
nhận giá trị bằng 4 nếu chủ hộ đã tốt nghiệp THPT, nhận giá trị bằng 5 nếu chủ hộ đã tốt
nghiệp CĐ, ĐH trở lên.
X3: TUOI_CH: Tuổi của chủ hộ, biến liên tục: đơn vị: năm.
X4: TUOI_CH^2: Bình phương tuổi chủ hộ, biến liên tục.
X5: HONNHAN_CH1: Chủ hộ chưa có vợ/chồng, biến giả nhận giá trị = 1 nếu chưa có
vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác.
X6: HONNHAN_CH3: Chủ hộ góa vợ/chồng, biến giả nhận giá trị = 1 nếu là góa
vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác.
X7: HONNHAN_CH4: Chủ hộ đã ly hôn, biến giả nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ đã ly hôn,
= 0 trong trường hợp khác.
X8: HONNHAN_CH5: Chủ hộ sống ly thân, biến giả nhận giá trị = 1 nếu đang sống ly
thân, = 0 trong trường hợp khác.
X9: DANTOC_CH: Dân tộc của chủ hộ, biến giả Nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ là dân tộc
kinh, = 0 trong trường hợp khác.



15
X10: LAMCONGANLUONG: Chủ hộ làm công ăn lương, biến giả nhận giá trị bằng 1
nếu là làm công ăn lương, bằng 0 trong trường hợp khác.
X11: NONGLAMTHUYSAN: Chủ hộ làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản, biến giả
nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản, bằng 0 trong trường hợp khác.
X12: KINHDOANHDICHVU: Chủ hộ làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, biến giả
nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bằng 0 trong trường hợp khác.
X13: TONGCHITIEU: Tổng chi tiêu trong 1 năm của hộ, Biến liên tục. Đơn vị: nghìn đồng.
X14: QUYMOHO: Tổng số thành viên trong hộ gia đình. Biến liên tục. Đơn vị: người.
X15: NOISONG: Khu vực sống của hộ, Biến giả nhận giá trị = 1 nếu sống ở thành thị,
giá trị = 0 nếu sống ở nông thôn.
X16: TROCAP1: Hộ có thành viên được trợ cấp giáo dục, Biến giả nhận giá trị = 1 nếu
hộ có ít nhất 01 thành viên được hưởng trợ cấp, bằng 0 trong trường hợp khác.
X17: TONGSODANGHOCCONGLAP: Tổng số thành viên đang học tại trường công lập
của hộ. Biến liên tục. Đơn vị: người.
X18: TONGSODANGHOCDANLAP: Tổng số thành viên đang học trường dân lập của
hộ. Biến liên tục. Đơn vị: người.
X19: TONGSODANGHOCTUTHUC: Tổng số thành viên đang học trường tư thục của
hộ. Biến liên tục. Đơn vị: người.
X20: VUNG2: Trung du và miền núi phía bắc, biến giả bhận giá trị = 1 nếu hộ đang sống
ở khu vực Trung du và miền núi phía bắc, bằng 0 trong trường hợp khác.
X21: VUNG3: Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, biến giả nhận giá trị = 1 nếu hộ
đang sống ở khu vực Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, bằng 0 trong trường hợp khác.
X22: VUNG4: Tây nguyên, biến giả nhận giá trị = 1 nếu hộ đang sống ở khu vực Tây
nguyên, bằng 0 trong trường hợp khác.
X23: VUNG5: Đông Nam bộ, biến giả nhận giá trị = 1 nếu hộ đang sống ở khu vực Đông
Nam bộ, bằng 0 trong trường hợp khác.
X24: VUNG6: Đồng bằng sông cửu long, biến giả nhận giá trị = 1 nếu hộ đang sống ở
khu vực Đồng bằng sông cửu long, bằng 0 trong trường hợp khác.
X25: NHOMTHUNHAP: Nhận giá trị = 1 nếu hộ nằm trong nhóm thu nhập thứ 1, Nhận

giá trị = 2 nếu hộ nằm trong nhóm thu nhập thứ 2, Nhận giá trị = 3 nếu hộ nằm trong nhóm thu
nhập thứ 3, Nhận giá trị = 4 nếu hộ nằm trong nhóm thu nhập thứ 4, Nhận giá trị = 5 nếu hộ
nằm trong nhóm thu nhập thứ 5.

4.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu
4.1.2.1. Biến phụ thuộc
4.1.2.2. Các biến độc lập
a. Giới tính chủ hộ
b. Trình độ học vấn của chủ hộ
c. Tuổi chủ hộ
d. Tình trạng hôn nhân của chủ hộ
e. Dân tộc của chủ hộ
f. Nghề nghiệp chủ hộ

16
g. Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong 12 tháng
h. Quy mô hộ gia đình
i. Nơi sinh sống thành thị/nông thôn
j. Trợ cấp giáo dục
k. Tổng số thành viên đang đi học theo loại trường học
l. Khu vực sinh sống

4.1.3 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia
đình Việt Nam
Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình với mẫu nghiên cứu thứ nhất
(dữ liệu mảng qua các năm 2010 đến 2014). Trước khi ước lượng kết quả mô hình, nghiên
cứu tiến hành các kiểm định cần thiết như: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm
định hiện tượng tự tương quan, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc
phục các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp
hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát có trọng số để ước lượng. Đối với mẫu số liệu

năm 2016, nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để ước lượng.
Giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình, kết quả cho thấy chủ
hộ là nam giới lại có xu hướng chi tiêu ít hơn so với chủ hộ là nữ giới.
Bằng cấp cao nhất của chủ hộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, chủ hộ có bằng cấp cao hơn sẽ quyết định dành
khoản chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn và bản thân chủ hộ cũng mong muốn mọi thành
viên trong gia đình đều đạt được những thành tựu tốt trong học tập, ngược lại khi chủ hộ
có bằng cấp thấp hoặc không có bằng cấp thường xem nhẹ vấn đề học tập và đầu tư cho
học tập của thành viên trong gia đình mà bản thân họ lại quan tâm và dành thời gian, tiền
bạc cho các chi tiêu khác.
Dấu hệ số của biến tuổi chủ hộ mang dấu dương, điều này cho thấy khi tuổi của
chủ hộ gia tăng, hộ gia đình có xu hướng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn, tuy nhiên dấu
hệ số của biến tuổi bình phương chủ hộ mang dấu âm, điều đó giải thích rằng, khi tuổi
chủ hộ tăng đến một độ tuổi nhất định khi đó xu hướng chi tiêu cho giáo dục của hộ lại
giảm dần
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ có ý nghĩa thống kê ở mô hình 1. Kết quả ước
lượng hồi quy số liệu mảng cho thấy (ở đây chủ hộ có vợ/chồng đang sinh sống cùng
nhau làm nhóm tham chiếu) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chủ hộ chưa lập
gia đình có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn cả và chi tiêu ít hơn 21.9% so với chủ
hộ có vợ/chồng đang sinh sống cùng nhau, chủ hộ đang ở góa chi ít hơn 6.0%. Chủ hộ
đã ly hôn chi ít hơn 12.3%. Không có bằng chứng cho rằng chủ hộ đang trong tình trạng
ly thân chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hay ít hơn so với chủ hộ có vợ/chồng đang sinh
sống cùng nhau.
Dân tộc chủ hộ có ảnh hưởng tới đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Khi lấy
chủ hộ là người dân tộc thiểu số làm tham chiếu, kết quả cho thấy chủ hộ là người dân


17

18


tộc Kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ là người dân tộc trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
Nhóm các biến về đặc điểm hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục
của hộ. Nơi sinh sống của hộ là thành thị hay nông thôn có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo
dục. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khi mà ở thành thị các dịch vụ về
giáo dục đa dạng hơn, có nhiều khoản chi không bắt buộc hơn và đặc biệt có nhiều hệ
thống trường tư thục và trường dân lập hơn, các trường này thường có khoản thu khá cao
so với các trường công lập.
Những hộ gia đình mà có thành viên đang đi học được hưởng các khoản từ các tổ
chức trợ giúp cho giáo dục có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với các hộ gia
đình không được hưởng các khoản trợ cấp giáo dục. Kết quả cho thấy công tác xã hội
hóa giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng góp phần phát triển giáo dục hiện nay.
Số lượng thành viên đang đi học trong hộ ở các loại trường học khác nhau có ảnh
hưởng dương đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả cho thấy cứ tăng một trẻ đi
học ở trường dân lập và tư thục thì gia đình đó tăng mức chi cho giáo dục cao hơn nhiều
so với tăng thêm một thành viên học ở các trường công lập.
Kết quả hồi quy cho thấy các hộ gia đình sống ở khu vực đồng bằng Sông Hồng
có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với các hộ gia đình sinh sống ở các khu vực
khác ở cả hai mô hình.
Thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ. Những
hộ gia đình nằm ở nhóm thu nhập càng cao thì càng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so
với các hộ gia đình ở nhóm thu nhập thấp nhất đối với cả hai Mô hình.
Tiếp theo để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình
ở thành thị và nông thôn, nghiên cứu tiến hành ước lượng hai mô hình như trên với từng
mẫu được ra thành hai khu vực nghiên cứu là thành thị và nông thôn. Kết quả cho thấy,
biến giới tính chủ hộ chỉ có ý nghĩa thống kê ở khu vực thành thị đối với cả hai mô hình
và chủ hộ là nam giới vẫn có kết quả chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với chủ hộ là nữ giới,
kết quả này cũng tương đồng đối với toàn quốc.
Bằng cấp của chủ hộ có ý nghĩa thống kê ở cả hai mô hình. Kết quả hồi quy cho

thấy ở khu vực thành thị khi chủ hộ có bằng cấp càng cao thì có xu hướng chi tiêu cho
giáo dục nhiều hơn so với ở khu vực nông thôn.
Biến tuổi chủ hộ cũng cho kết quả tương tự. Có sự khác biệt giữa khu vực thành
thị và nông thôn đối với những chủ hộ đang sống ly thân đối với Mô hình 2, ở thành thị,
chủ hộ sống ly thân lại chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng,
nhưng ở khu vực nông thôn thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại, chủ hộ sống ly thân chi
tiêu giáo dục ít hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng.
Biến dân tộc chủ hộ không có ý nghĩa thống kê đối với khu vực thành thị ở Mô
hình 1, nhưng lại có tác động đến chi tiêu giáo dục đối với khu vực nông thôn. Có thể
thấy, ở khu vực thành thị thì các hộ gia đình có chủ hộ là người kinh hay người dân tộc

khác cũng không ảnh hưởng đến việc gia đình đó đầu tư vào giáo dục cho các thành viên
trong gia đình như thế nào.
Ở khu vực thành thị, chính sách trợ cấp xã hội cho giáo dục không có ý nghĩa thống
kê đối với cả hai mô hình, trong khi đó ở nông thôn, chính sách trợ cấp cho giáo dục có
ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ, những hộ gia đình có ít nhất một thành viên
được hưởng các chính sách trợ cấp về giáo dục thường chi tiêu ít hơn so với các hộ không
có thành viên nào được hưởng các chính sách trợ cấp về giáo dục.
Các hộ gia đình ở thành thị hay nông thôn có thêm một thành viên đi học kể cả ở
trường công lập hay trường dân lập, tư thục đi học đều chi tiêu tăng thêm mức chi tiêu
cho giáo dục, kết quả này đúng cho cả hai mô hình và tương đồng với kết quả nghiên cứu
trên mẫu đầy đủ.
Khu vực sinh sống của hộ gia đình theo 6 vùng kinh tế - xã hội ở cả khu vực thành
thị và nông thôn đối với cả hai mô hình đều cho thấy khu vực đồng bằng sông Hồng có
mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cao hơn so với các khu vực còn lại.

4.3.2. Mô hình đa mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục
Phổ thông của hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu như sau:
Đầu tiên ta ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính theo số liệu mảng:

Yit = β 0 + ∑ β p X pit + ε it
p

với các biến độc lập tương ứng.
Do đặc điểm số liệu có cấu trúc phân tổ (lồng nhau) theo xã, huyện, tỉnh và khả
năng có những khác biệt theo nhóm, do đó chúng ta xem xét một phương pháp ước lượng
hiệu quả hơn cho các số liệu dạng này, đó là phương pháp hợp lý cực đại với tác động
hỗn hợp, áp dụng cho mô hình hồi quy đa mức.
Kết quả hồi quy cho thấy các biến về giới tính chủ hộ, tình trạng hôn nhân chủ hộ, nghề
nghiệp chủ hộ và biến trợ cấp cho giáo dục không có ý nghĩa thống kê, các biến độc lập còn
lại có ý nghĩa thống kê cao và có dấu của hệ số phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
Đối với các biến số thuộc về đặc điểm chủ hộ ta thấy, hệ số của biến dân tộc chủ hộ
mang dấu dương, điều này cho thấy chủ hộ là dân tộc kinh có xu hướng chi tiêu cho giáo
dục con em của họ nhiều hơn so với chủ hộ là người dân tộc khác (ở đây chủ hộ là dân
tộc khác là tham chiếu trong mô hình hồi quy).
Khi xét đến số lượng thành viên đang đi học trong hộ gia đình theo các loại hình
trường học, chúng ta thấy, khi tăng một thành viên học ở trường công lập trong hộ gia
đình thì chi tiêu giáo dục của hộ tăng lên 45,6%, khi tăng một thành viên đi học ở trường
dân lập, chi tiêu tăng 76,03%, khi tăng thêm một thành viên đi học ở trường tư thục, chi
tiêu cho giáo dục phổ thông của hộ đó tăng 65,4%.
Thu nhập của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu được chia thành 5 nhóm thu nhập
theo ngũ phân vị (bao gồm 20% hộ có thu nhập thấp nhất, 20% hộ có thu nhập trung bình


19

20

thấp, 20% hộ có thu nhập trung bình, 20% hộ có thu nhập trung bình cao và 20% hộ có
thu nhập cao nhất), kết quả hồi quy cho thấy các hộ có thu nhập càng cao thì càng chi

nhiều hơn cho trẻ em về giáo dục và con số này là 19.04%.
Kết quả cũng cho thấy các hộ gia đình ở khu vực đồng bằng sông Hồng có mức
chi tiêu cho giáo dục phổ thông cao hơn các khu vực còn lại.
Kết quả tính toán hệ số tương quan theo nhóm cho thấy, tương quan bên trong các
xã trong cùng một huyện và bên trong các huyện trong cùng một tỉnh thể hiện khá mạnh,
điều này thể hiện mức chi tiêu giáo dục giữa các hộ gia đình bên trong tỉnh có sự khác
nhau một cách có ý nghĩa, do đó, mô hình số liệu mảng đa mức được sử dụng tốt hơn sẽ
tốt hơn so với mô hình hồi quy thông thường.

tình trạng ly hôn, góa hay ly thân đều có mức chi ít hơn cho giáo dục bậc CĐ, ĐH so với
chủ hộ chưa có vợ/chồng.
Để xem xét cụ thể tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi trên tại thành
thị và nông thôn, ta chia mẫu nghiên cứu thành 2 mẫu con rồi tiến hành ước lượng mô
hình tobit số liệu mảng cho 2 mẫu con đó và tính tác động biên của các biến độc lập lên
trung bình biến phụ thuộc ta có kết quả như sau: chênh lệch chi tiêu giữa chủ hộ là nam
với nữ ở thành thị nhiều hơn so với nông thôn. Đối với các biến về nghề nghiệp chủ hộ
cũng cho thấy ở các thành thị dành khoản chi giáo dục nhiều hơn so với ở nông thôn đối
với cùng một tham chiếu.
Bằng cấp chủ hộ có ý nghĩa thống kê đối với cả khu vực thành thị và nông thôn.
Các hộ ở khu vực thành thị mà chủ hộ có trình độ giáo dục cao lại tăng mức chi ít hơn so
với các hộ ở nông thôn.
Tổng số thành viên đang đi học ở các loại hình trường học khác nhau có ý nghĩa
thống kê đối với cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Hộ có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp xã hội chỉ có ý nghĩa đối với khu
vực thành thị và kết quả cũng cho thấy khi hộ có ít nhất một thành viên được hưởng các
khoản trợ cấp thì chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học của hộ gia đình cũng có xu
hướng giảm hơn.
Biến dân tộc chủ hộ chỉ có ý nghĩa ở khu vực nông thôn, chủ hộ là người dân tộc
kinh có xu hướng chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học cao hơn so với chủ hộ là
người dân tộc khác. Thu nhập của hộ gia đình chỉ có ý nghĩa thống kê đối với khu vực

nông thôn.
4.2. Tác động của chi tiêu cho giáo dục đến tỉ lệ đi học cấp tỉnh
Nguồn số liệu được trích xuất từ kết quả Điều tra mức sống Hộ gia đình Việt Nam
các năm từ 2012 đến 2016 và số liệu từ Niên giám Thống kê các năm 2012 đến 2016.
Các yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, chi
học thêm, học phí ... được lấy từ bộ số liệu VHLSS các năm 2012 đến 2016; các số liệu
về số học sinh đi học các cấp, số trường học các cấp, số giáo viên các cấp được lấy từ
Niên giám Thống kê các năm 2012 đến 2016. Sau đó nghiên cứu thực hiện ghép hai
nguồn dữ liệu tạo thành dữ liệu mảng bao gồm các năm 2012, 2014 và 2016 với 189 quan
sát là các tỉnh.
Tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu được định nghĩa như sau:

4.3.3. Mô hình Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục đại
học của hộ gia đình
Theo kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bậc cao đẳng, đại
học của hộ gia đình và tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc kết quả cho thấy
các biến về chủ hộ chưa có vợ/chồng, chủ hộ góa, nghề nghiệp chủ hộ và quy mô hộ
không có ý nghĩa thống kê. Chủ hộ có bằng cấp càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng cao.
Giới tính chủ hộ có ý nghĩa thống kê, theo kết quả nghiên cứu, chủ hộ là nam có
mức chi tiêu cho giáo dục thấp hơn chủ hộ là nữ.
Biến tuổi và tuổi bình phương của chủ hộ cho thấy có ý nghĩa thống kê, theo đó
tuổi chủ hộ càng cao thì mức chi cho giáo dục càng tăng lên. Nghề nghiệp của chủ hộ
cũng có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục cao đẳng, đại học của hộ.
Nơi sinh sống của hộ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học
của hộ gia đình. Hộ gia đình sống ở nông thôn chi tiêu ít hơn một khoản khoảng 492
nghìn đồng so với các hộ ở thành thị.
Các hộ có ít nhất 01 thành viên được hưởng các khoản trợ cấp có mức chi tiêu cho
giáo dục ít hơn so với các hộ không có thành viên đang đi học nào được nhận, mức chi
tiêu ít hơn khoảng 435 nghìn đồng.
Biến dân tộc chủ hộ có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương, điều này hàm ý rằng

chủ hộ là người dân tộc kinh sẽ chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục bậc CĐ, DDH so với chủ
hộ là dân tộc khác, theo kết quả nghiên cứu cho thấy con số này là hơn 924 nghìn đồng
trong một năm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Kết quả ước lượng cũng cho thấy khi tăng số thành viên của hộ đang theo học các
trường công lập sẽ làm tăng mức chi cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học của hộ gia đình
đó thấp hơn so với các hộ có thêm thành viên đang học các trường dân lập và tư thục.
Kết quả cho thấy các hộ gia đình sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Hồng vẫn
có mức chi tiêu giáo dục cao nhất so với các hộ sinh sống ở các vùng còn lại trên cả nước.
Không có bằng chứng tìm thấy chủ hộ chưa lập gia đình chi nhiều hơn hay ít hơn
cho giáo dục bậc CĐ, ĐH so với chủ hộ đang có vợ/chồng. Nhưng chủ hộ đang trong

Y1: tỉ lệ nhập học tiểu học: Tỉ lệ học sinh học tiểu học/dân số trong độ tuổi học tiểu học
Y2: tỉ lệ nhập học THCS: Tỉ lệ học sinh học THCS/dân số trong độ tuổi học THCS
Y3: tỉ lệ nhập học THPT: Tỉ lệ học sinh học THPT/dân số trong độ tuổi học THPT
X1: Chingansachgiaoduc_tinh: Ngân sách nhà nước cấp tỉnh chi cho giáo dục
X2: Chicap1_tinh: Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc tiểu học.
X3: Chicap2_tinh: Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THCS.
X4: chicap3_tinh: Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THPT.


21
X5: GGDP: Tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh
X6: Thunhapbinhquan_tinh: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh
X7: sogiaovientieuhoc: Tổng số giáo viên tiểu học trong tỉnh
X8: sogiaovienthcs: Tổng số giáo viên THCS trong tỉnh
X9: sogiaovienthpt: Tổng số giáo viên THPT trong tỉnh
X10: soloptieuhoc: Tổng số lớp tiểu học trong tỉnh
X11: solopthcs: Tổng số lớp THCS trong tỉnh
X12: solopthpt: Tổng số lớp THPT trong tỉnh
X13: sotruongtieuhoc: Tổng số trường tiểu học trong tỉnh

X14: sotruongthcs: Tổng số trường THCS trong tỉnh
X15: sotruongthpt: Tổng số trường THPT trong tỉnh

Kết quả nghiên cứu như sau:
Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình số liệu mảng với mẫu nghiên
cứu đầy đủ. Để tìm hiểu các yếu tố tác động đến tỉ lệ đi học của học sinh cấp tỉnh, luận
án tiếp cận ước lượng hai mô hình: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM). Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình
phù hợp, theo kết quả kiểm định Hausman, mô hình tác động ngẫu nhiên được lựa chọn.
Trước khi ước lượng kết quả mô hình, nghiên cứu tiến hành các kiểm định cần thiết như:
Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các ước lượng. Để khắc phục các
khuyết tật trong mô hình nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
bình phương tối thiểu tổng quát có trọng số.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc THCS,
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% chi ngân sách nhà nước cho giáo
dục cấp tỉnh thì tỉ lệ đi học bậc THCS của tỉnh đó tăng 1.5%.
Chi tiêu bình quân của hộ gia đình cho giáo dục có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học của
cả ba cấp học. Khi hộ gia đình dành khoản chi tiêu bình quân cho giáo dục tăng 1% thì
tỉ lệ đi học bậc tiểu học tăng 1.9%, tỉ lệ đi học bậc THCS tăng 5.4%, tăng nhiều nhất là
tỉ lệ đi học bậc THPT (30.4%).
Các biến số về tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh và thu nhập bình quân đầu người có
ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học các cấp. Kết qủa ước lượng mô hình cho thấy tăng trưởng kinh
tế ảnh hưởng cùng chiều với tỉ lệ đi học. Khi GDP của tỉnh tăng 1%, thì tỉ lệ đi học tiểu
học tăng 2.1%, tỉ lệ đi học THCS tăng 2.6%, tỉ lệ đi học THPT tăng 9.6% trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi. Biến thu nhập bình quân đầu người có vai trò rất quan trọng
trong quyết định đầu tư vào giáo dục của hộ gia đình. Đối với tỉ lệ nhập học bậc tiểu học
và THCS, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì tỉ lệ đi học cũng tăng theo. Điều
này có thể giải thích rằng khi thu nhập của người dân tăng lên thì gánh nặng về các khoản
chi phí cho học tập cũng theo đó giảm dần, gia đình có điều kiện hơn và khuyến khích
cho con em của họ đến trường. Tuy nhiên đối với bậc THPT, khi thu nhập bình quân đầu

người tăng thì tỉ lệ đi học lại giảm, điều này có thể hiểu rằng đối với học sinh khi học hết
bậc THCS thì cũng là lúc đến tuổi lao động, nhiều gia đình (đặc biệt là đối với các gia

22
đình dân tộc thiểu số) cho con em của họ dừng học để tham gia lao động phụ giúp và làm
tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Kết quả hồi quy cho thấy các biến số về giáo viên chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhập
học bậc THCS, khi tăng 1% số lượng giáo viên THCS thỉ tỉ lệ nhập học 18.3%. Tương
tự như vậy, các biến số về số lượng lớp học cũng chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc
THCS. Yếu tố số lượng trường học ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc THCS và bậc THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận án sử dụng dữ liệu mảng từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
các năm 2010, 2012, 2014 và số liệu chéo năm 2016 để ước lượng kết quả bằng các mô
hình kinh tế lượng. Các kết quả của luận án như sau:
Thứ nhất, luận án đã trình bày một số cơ sở lý thuyết về lý thuyết vốn con người
và đưa ra chỉ định một số mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm. Luận án cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan để từ đó đưa ra
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.
Thứ hai, luận án đã trình bày và đưa ra dữ liệu nghiên cứu của luận án, cơ sở lý
thuyết để lựa chọn các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm, luận án cũng
đã xây dựng cơ sở lý thuyết các mô hình kinh tế lượng được sử. Phần mềm Stata 14
được lựa chọn để thực hiện phân tích thống kê và ước lượng, kiểm định các mô hình
nghiên cứu thực nghiệm của luận án.
Thứ ba, luận án cũng đã phân tích thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia
đình trong giai đoạn 2004 đến năm 2016.
Thứ tư, dựa vào kết quả tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước luận án đã
xây dựng các mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của các yếu tố đến chi tiêu cho
giáo dục của hộ gia đình Việt Nam nói chung và theo các cấp học: giáo dục đại học và

giáo dục phổ thông.
Trong tất cả các kết quả ước lượng cho thấy, biến tình trạng hôn nhân của chủ hộ
không có ý nghĩa thống kê. Biến nghề nghiệp chủ hộ không có ý nghĩa thống kế ở mô
hình chi tiêu cho giáo dục bậc phổ thông của hộ. Còn lại các biến khác đều có ý nghĩa
thống kê.
Thứ năm, luận án đã phân tích các yếu tố tác động đến tỉ lệ học sinh nhập học các
cấp bằng cách sử dụng mô hình số liệu mảng với số liệu kết hợp từ VHLSS với số liệu
thu thập từ Niên giám Thống kê, qua đó cũng đã chỉ ra tác động của chi tiêu giáo dục đến
tỉ lệ học sinh đi học theo từng cấp học.

2. Kiến nghị
Tầm quan trọng của giáo dục đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận
là một công cụ để làm gia tăng vốn con người góp phần tạo điều kiện làm tăng thu nhập
của người dân trong tương lai và ổn định kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia. Hơn nữa, giáo


23

24

dục cũng tạo ra nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao. Vì vậy, hằng năm các quốc
gia thường tiêu tốn một khoản ngân sách lớn cho chi tiêu giáo dục công nhằm góp phần
cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của người dân cũng như của hộ gia đình, tuy nhiên
sự tiếp cận này có sự khác biệt khá rõ ràng giữa các hộ ở thành thị và nông thôn, giữa
các hộ ở các khu vực địa lý khác nhau, giữa các hộ có các mức thu nhập khác nhau. Cho
nên để cải thiện đầu tư cho giáo dục mà chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình làm đại
diện, ta cần xem xét một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tăng cường nâng cao trình độ giáo dục cho người dân. Bằng cấp cao nhất
của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục, khi chủ hộ có bằng cấp càng
cao, ngân sách của hộ gia đình phân bổ cho giáo dục con cái của họ cũng càng cao, do

đó cần có các chính sách hỗ trợ học tập, học bổng khuyến khích học tập nhằm tạo thu hút
người học, nâng cao chất lượng giáo dục, đây là yếu tố làm gia tăng nguồn đầu tư giáo
dục cho tương lai mà trình độ chủ hộ được xem là yếu tố thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục
từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng như có tác động lan truyền kiến thức tích cực đến
các thành viên trong hộ.
Thứ hai, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học khu vực nông thôn. Chi
phí cho việc học tăng cao khi hộ gia đình sinh sống ở vùng thành thị có thể do sự đắt đỏ
từ những chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ khác như: di chuyển, mua dụng cụ, tài liệu học
tập, tiền bán trú, các khoản đóng góp ở mức cao. Nhưng mặt khác sự gia tăng chi phí này
cũng có thể do người ta chủ động lựa chọn những loại hình trường lớp ngoài công lập,
các dịch vụ giáo dục chất lượng cao có chi phí đắt hơn. Như vậy tác động do nơi sinh
sống của hộ gia đình có thể xem như một nguyên nhân mang tính khách quan khó can
thiệp về mặt chính sách. Mặc dù vậy, chính quyền các tỉnh thành cũng nên quan tâm hơn
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục ở vùng nông thôn thông qua các
chương trình kiên cố hóa trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để giảm bớt chênh
lệch về hạ tầng giáo dục giữa thành thị và nông thôn đồng thời giúp cho người dân nông
thôn có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc học tập của mình.
Thứ ba, tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình. Chính sách hỗ
trợ tài chính cho giáo dục cũng là một vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Việc gia
tăng nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài là một khuynh hướng hoàn toàn tích cực giúp
giảm chi phí về giáo dục cho gia đình. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì thông thường những người
phải bỏ học giữa chừng thuộc về những hộ gia đình như vậy. Thông thường những đối
tượng này lại tập trung nhiều ở vùng nông thôn do đó việc hỗ trợ cần ưu tiên hơn, tập
trung hơn cho vùng nông thôn. Việc hỗ trợ tài chính giáo dục có thể được thực hiện từ
chính quyền địa phương thông qua nguồn chi ngân sách hỗ trợ giáo dục cho các gia đình
khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn hỗ trợ không kém phần quan trọng đến từ các tổ chức
khuyến học, quỹ học bổng, quỹ phát triển tài năng. Nguồn quỹ của các tổ chức này nhiều
hay không có một phần xuất phát từ sự quan tâm, tích cực của các cấp chính quyền, đoàn


thể trong công tác vận động các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm tham gia đóng
góp xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Bên cạnh việc vận động từ các nguồn lực xã
hội thì chính quyền các tỉnh cũng nên phân nguồn ngân sách ưu tiên cho trợ cấp giáo dục
để chia sẻ cùng với các tổ chức xã hội trong việe giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn có
thêm điều kiện được học tập tốt hơn.
Thứ tư, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với
người dân, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Sự khác biệt trong chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc kinh so với chủ hộ là người
dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thường sinh sống
ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu và vùng xa của đất nước và có mức thu nhập
thường thấp. Nhà nước đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho các khu vực này phần nào
đã cải thiện được thu nhập của người dân. Nhưng nhận thức về tầm quan trọng của giáo
dục trong việc đem lại thu nhập cao hơn trong tương lai nên dù có thu nhập tốt hơn thì
họ vẫn ít cho con, em mình đi học. Do đó việc tuyên truyền, vận động đồng bào cho trẻ
tới trường là công việc hết sức cần thiết và lâu dài đòi hỏi mỗi người dân, mỗi cán bộ
giáo viên ở các vùng nói trên cần chung tay vào cuộc và nhà nước cần có những biện
pháp hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các học sinh ở khu vực này. Mặt khác, quy mô hộ gia
đình cũng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ, đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, các
hộ gia đình thường lập gia đình sớm và sinh con nhiều dẫn đến gánh nặng trong nuôi dạy
con cái và gặp khó khăn trong việc cho trẻ đến trường. Do đó cần tiếp tục vận động người
dân ở khu vực này thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên dựng vợ, gả chồng sớm
cho con em mình khi kinh tế chưa đảm bảo.
Thứ năm, Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và chi tiêu từ ngân sách nhà nước
cho giáo dục đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học các cấp. Kết quả từ mô hình ước lượng
cho thấy sự đóng góp cho giáo dục từ các hộ gia đình (bao gồm các khoản học thêm; học
phí; đồng phục, quấn áo sách vở, dụng cụ học tập ...) làm tăng tỉ lệ đi học. Tuy nhiên, chi
phí cho học tập lớn cũng là gánh nặng đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn,
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho con em của họ tiếp tục học hay thôi
học. Mặt khác, nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, xây dựng trường lớp,
đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện học tập để kích thích sự ham

muốn học tập của học sinh.



×