Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận Văn Hoạ tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ Việt Nam thời phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.1 KB, 24 trang )

1

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
Chương 1:TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG HOA SEN
TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT ........................................ 5
1.1 . Những vấn đề chung của họa tiết hoa sen .............................................. 5
1.2. Hoa sen trong đời sống tâm linh người Việt ......................................... 6
1.3. Hoa sen với công trình kiến trúc nói chung ............................................ 6
Chương 2: HỌA TIẾT HOA SEN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ...... 8
2.1. Họa tiết hoa sen thời Ngô - Đinh - Tiền Lê ............................................. 8
2.1.1. Đặc điểm lịch sử và nghệ thuật trang trí mỹ ......................................... 8
thuật thời Ngô- Đinh - Tiền Lê

................................................................... 8

2.1.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện .................................................... 8
2.2. Họa tiết hoa sen thời Lý (1010-1025) ...................................................... 9
2.2.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lý ................................................... 9
2.2.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện .................................................... 9
2.3. Họa tiết hoa sen thời Trần (1226-1400) ................................................... 10
2.3.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần ................................................ 10
2.3.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện. ......................................................... 11
2.4. Họa tiết hoa sen thời Lê Sơ (1427 – 1527)
2.4.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê Sơ .............................................. 12
2.4.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện .......................................................... 12
2.5. Họa tiết hoa sen Thời Lê - Mạc................................................................ 13


2.5.1. Đặc điểm lịch sử và Mý thuật thời Lê - Mạc ........................................ 13
2.5.2. Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc ....................................... 14
2.6. Hoạ tiết hoa sen thời Lê - Trịnh .............................................................. 14

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


2

2.6.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê - Trịnh ....................................... 14
2.6.2. Hoạ tiết hoa sen và các cách thể hiện ................................................... 15
2.7. Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn .................................................................. 15
2.7.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật tạo hình thời Tây Sơn ............................ 15
2.7.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện trong các
công trình kiến trúc.......................................................................................... 16
2.8. Họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình
thời Nguyễn (1802 - 1945)17 .......................................................................... 17
2.8.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Nguyễn ........................................... 17
2.8.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện .................................................... 17
Chương 3: KẾ THỪA PHÁT TRIỂN VÀ SÁNG TẠO HỌA TIẾT
HOA SEN TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHĂC VÀ NGHỆ THUẬT
TẠO HÌNH VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI .................................................... 19
3.1. Thực trạng của họa tiết, hình tượng hoa sen
trong văn hóa Việt thời hiện đại ...................................................................... 19
3.1.1. Hình tượng hoa sen với người Việt đương đại ..................................... 19
3.1.2. Giá trị thẩm mỹ và văn hóa truyền thống của
họa tiết hoa sen trong văn hóa Việt. ................................................................ 19
3.2. Bài học về giá trị truyền thống của họa tiết hoa sen

trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam hôm nay và mai sau ............................... 19
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 23

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


3

MỞ ĐÂU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ thuật trang trí và tạo hình là lĩnh vực quan trọng của văn hóa dân
tộc. Hoa sen là một họa tiết hằng xuyên trong các công trình kiến trúc và điêu
khắc cổ Việt Nam. Nó thấm đậm chất thiêng của đất mẹ trở thành hình tượng để
gửi gắm những khát vọng về cuộc sống. Chúng phản ánh sự ứng xử của cộng
đồng với cái đẹp, là chữ viết trân thực về những vấn đề lịch sử và là lời nhắn đầy
tính triết mỹ của tổ tiên, được nhiều thế hệ tiếp - truyền, tiếp - biến. Nghiên cứu
họa tiết hoa sen là tiếp cận ở một khía cạnh cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt
Nam. Do đó, việc tập hợp và “giải mã” những họa tiết hoa sen trên di vật trong
nghệ thuật trang trí và tạo hình là vấn đề quan trọng và cần thiết.
2. Lịch sử vấn đề: Họa tiết hoa sen đã được nghiên cứu nhiều, nhưng
mới chỉ ở mức mô tả, phân tích hình thức của đối tượng một cách đơn lẻ. Chưa
có công trình nào tiếp cận theo phương pháp lịch sử, phương pháp liên ngành
văn hóa học để giải mã tâm thức người Việt thông qua ý nghĩa “biểu tượng” của
họa tiết hoa sen một cách hệ thống và khoa học.
Vì vậy, việc nghiên cứu họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình và
trang trí truyền thống của người Việt là một vấn đề khoa học cấp thiết và đúng
định hướng để bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của Đảng và Nhà nước

ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích của đề tài là nghiên cứu họa tiết hoa sen trong nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc Việt Nam để góp phần tìm hiểu thêm những nét văn hóa,
ấn định văn hóa.
3.2 Nhiệm vụ của khóa luận là “giải mã” những họa tiết hoa sen tiêu
biểu của từng thời kỳ và sự ảnh hưởng của nó tới nghệ thuật trang trí kiến trúc
và điêu khắc trong các công trình cổ trong văn hoá Việt.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


4

3.3 phạm vi, họa tiết hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt
thời phong kiến.
4. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu: tài liệu dùng để nghiên cứu cho đề tài gồm các sách,
báo chuyên ngành viết về kiên trúc, điêu khắc, hội họa, các sách viết về Phật
giáo, sách tôn giáo học đại cương và và các văn kiện của Đảng
Các tài liệu lưu trữ của văn phòng Ban tuyên giáo của Nhà nước
Tham khảo tài liệu trên mạng Internet….
4.2 Phương pháp nghiên cứu: đề tài này sử dụng các phương pháp so
sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu
trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp phân loại, phương phát điền giã…
5. Đóng góp của đề tài
Họa tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ của nước ta thể hiện con
mắt thẩm mỹ và hệ thống tư tưởng của từng thời đại. Nó đóng vai trò rất quan

trọng trong các nền văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Bởi vậy,
muốn tìm hiểu về các họa tiết trong kiến trúc, điêu khắc, các nền văn hoá, tôn
giáo thì phải xem xét nó qua nghệ thuật tạo hình trong các công trình kiến trúc
cổ. Những tìm hiểu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của họa tiết hoa sen đối với
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong văn hoá Việt Nam sẽ phần nào cho ta
biết thêm về tư tưởng, tâm hồn người Việt qua các công trình kiến trúc trong các
thời kỳ.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về hình tượng hoa sen trong đời sống tinh thần của
người Việt;
Chương II: Tổng quan những đặc điểm của họa tiết hoa sen trong nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc trong các công trình kiến trúc cổ qua các thời kì lịch
sử Đại Việt;

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


5

Chương III: Những giải pháp về việc lưu giữ và phát huy những nét
truyền thống dân tộc của nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc và điêu khắc.
Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG HOA SEN TRONG ĐỜI
SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT
1.1. Những vấn đề chung của họa tiết hoa sen
Các khái niệm: Những khái niệm thông dụng trong nghệ thuật tạo hình

như dấu hiệu, ký hiệu, họa tiết, hình tượng và biểu tượng. Dấu hiệu là thông
điệp về hiện tượng, sự vật, được nhận biết thông qua cảm giác hoặc tư duy. Tín
hiệu là dấu hiệu chuyển thành thông tin định hướng, có nội dung cụ thể. Kí hiệu
là tín hiệu lặp lại với nội thông tin cố định, có hình dáng thị giác. Họa tiết là
những dấu hiệu, hình ảnh, kí hiệu được phản ánh thông qua các di vật cụ thể
mang tính trang trí mỹ thuật.
Hình tượng là sự phản ánh hiện thực bằng phương thức khái quát nghệ
thuật dưới dạng cụ thể, sinh động điển hình, có thể cảm nhận một cách trực
tiếp…
Biểu tượng là sản phẩm của văn hóa xã hội loài người. Theo Larousse
Petit: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh, con vật sống hay đồ vật biểu hiện một
điều trừu tượng, là một hình ảnh cụ thể của sự vật”. Biểu tượng là hình thái của
văn hóa dân tộc truyền qua các thế hệ và có thể là hình ảnh hay tên gọi nhằm
diễn đạt một điều vô hình bằng ngôn từ. Chẳng hạn hoa sen biểu tượng cho sự
thanh cao… Nghiên cứu văn hóa một dân tộc là tìm cách giải mã tâm tức của
dân tộc ấy thông qua hệ thống biểu tượng.
Tóm lại, họa tiết trong nghệ thuật tạo hình là phương thức phản ánh hiện
thực một cách sáng tạo. Biểu tượng là giá trị biểu đạt gợi bằng ý niệm và không
cần thông qua hình ảnh cụ thể. Hình tượng thay đổi theo cách nhìn và phương
diện sáng tác ở mỗi không gian, thời gian. Mỹ thuật xây dựng họa tiết nghệ thuật
tạo hình bằng đường nét, khối hình, màu sắc…
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


6

Hoa sen là một loài thực vật bậc thấp có tính chất t


cấurúc
t cơ thể
phânđã
hóa thành thân, rễ, hoa, lá,
…, thường
hạt
được thấy

trong các ao hồ khắp vùng châu Á. Màu sắc và hình dáng

đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan. Nhưng đó chỉ

thức, còn cái đẹp về nội dung thì
i rằng:
sao?
sự

chấm
thểdứt
nó khổ, đó

cái Đẹp theo thẩm mỹ Phật học. Cho nên kinh
HoaPháp
sen Hoa có

n

-

Hình thượng hoa sen là biểu tượng đẹp trong cảm q


người Việt. Từ ngàn xưa hình
đãảnh
đi vào
hoa sen
đời sốngngười
và tâm th
Việt với
những hình ảnh thân thương,
.
gần gũi
Với người Việt Nam, trong các loài hoa, hoa sen được

nhất
và trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo của dâ

sức sống vẻ đẹp thánh thiện và đầy hương sắc của nh

cần cù, chịu thương chịu khó, dù cuộc sống có cơ cực vất v

hãnh vươn lên. Hoa
biểu
sencho
còn
tâm
là hồn, lối sống
a người
và cốt cách
Việt, đó chính là
m hồn

một
trong

sáng. Lối sống trung thực

giản dị, luôn có tinh thần lạc
Với quan
đạo Phật
tươihoa
vui…
sen tượng t
cho giá trị đạo đức, lòngsự
từthuần
bi bác
iết
ái,
kh
thánh
của
thiện
con người.

Người Việt còn coi hoa sen là nơi trú ngụ của Phật phá

với các thần linh từ trời xuống phù hộ cho cuộc sống con
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH



7

hoa sen đã trở thành một phần kết cấu của di tích, trong trang trí kiến trúc và
điêu khắc phục vụ tôn giáo. Hình tượng hoa sen mang lại một ý nghĩa riêng phù
hợp với triết lý tôn giáo đó
Hoa sen đã trở nên thân thiết máu thịt trong đời sống sinh hoạt và tâm linh
của dân tộc Việt Nam. Vì thế không chỉ Phật giáo mới sử dụng hình tượng hoa
sen làm họa tiết trang trí trong nghệ thuật tạo hình mà những tôn giáo khác cũng
dùng để trang trí làm đẹp cho công trình kiến trúc, điêu khắc của mình.
Hoa sen luôn là một đề tài rất đa dạng được các nghệ nhân Việt sử dụng
thổi hồn vào trong tác phẩm của mình để thể hiện cái nội dung, thông điệp của
mình.
Họa tiết hoa sen trong tạo hình và trang trí mỹ thuật của người Việt có
một vai trò và vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Từ việc xác
định một số khái niệm làm cơ sở lý luận để triển khai nội dung đề tài (như họa
tiết, hình tượng, biểu tượng, hoa sen…). Luận văn đi vào tìm hiểu đặc trưng văn
hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, để thấy
được vì sao hoa sen lại được “thiêng hóa”, trở thành “biểu tượng” đẹp trong cảm
quan thẩm mỹ và là đối tượng được miêu tả suốt chiều dài lịch sử mỹ thuật
người Việt. So sánh với cùng đề tài này trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa
Ấn Độ, Trung Quốc, Chămpa… để nhận diện được họa tiết hoa sen trong nghệ
thuật trang trí và tạo hình Việt trong mối quan hệ cội nguồn và tiếp xúc lâu dài
trong lịch sử khu vực. Từ đó có thể nhận thức một cách sâu sắc hơn về sự độc
đáo của văn hóa truyền thống và sự tiếp biến văn hóa ngoại lai để làm nên họa
tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH



8

Chương 2
HỌA TIẾT HOA SEN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ
CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Theo dòng chảy của lịch sử văn hóa nước nhà, Đề tài hoa sen đã xuất hiện
trong mỹ thuật của người Việt từ thời tiền sử, sơ sử. Tuy nhiên cũng phải từ thời
Đinh - Tiền Lê trở đi, đề tài này mới xuất thiện thường xuyên và trở thành
những hình tượng nghệ thuật, phản ánh đặc điểm của nghệ thuật tạo hình trong
trang trí kiến trúc và điêu khắc Việt ở từng thời kỳ và ẩn chứa trong đó là sự tiếp
biến văn hóa với Ấn Độ và Trung Hoa. Đề tài hoa sen không chỉ hấp dẫn bởi
khía cạnh mỹ thuật mà còn chuyển tải những “mật mã” về văn hóa xã hội. Khái
quát hơn, họa tiết hoa sen trong kiến trúc và điêu khắc Việt Nam là chiếc “hàn
thử biểu” nghệ thuật tinh nhậy và cần mẫn suốt mấy ngàn năm của dân tộc con
rồng cháu tiên.
2.1. Họa tiết hoa sen thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
2.1.1. Đặc điểm lịch sử và nghệ thuật trang trí mĩ thuật thời Ngô- Đinh
- Tiền Lê
Ngô Quyền giương cao ngọn cờ độc lập, dựng nên chế độ quân chủ
chuyên chế, đóng đô ở thành Cổ Loa, bước đầu xây dựng nhà nước, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng. Đến thời Đinh -Tiền Lê tiếp tục
xây dụng và củng cố nhà nước, tiếp thu được một nguồn vốn lớn là sản phẩm có
giá trị nghệ thuật cao của mỹ thuật phương Nam, kết hợp với nghệ thuật dân tộc
đang tiềm ẩn hàng ngàn năm, đề cao tính “giải Hoa” tạo ra phong cách mỹ thuật
Việt.
2.1.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện
Một số di tích được tìm thấy tại khu vực đền vua Đinh, vua Lê (Ninh
Bình) họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc là loại hao sen có 16, 14 hoặc 8
cánh và loại có số cánh không xác định… Mặc dù họa tiết không nhiều, nhưng


SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


9

đủ cho thấy tư duy tạo hình thời này tương đối hoàn chỉnh. Nó trở thành bệ đỡ lý
tưởng cho họa tiết trang trí hoa sen ở thời kỳ sau.
2.2. Họa tiết hoa sen thời Lý (1010-1025)
2.2.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lý
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lý (1010 - 1225), định đô ở
Thăng Long. Đại Việt có hai bệ đỡ tư tưởng và chính trị rất bền vững là tinh
thần Phật giáo và thiết chế nhà nước kiểu Nho giáo. Kiến trúc cung cấm, chùa
chiền…cũng được phát triển. Nghệ thuật tạo hình thời kỳ này ảnh hưởng tư duy
“biểu tượng” của nghệ thuật dòng Ấn Độ nói chung và nghệ thuật Chămpa nói
riêng.
2.2.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện
2.2.2.1 Trong kiến trúc.
Chùa Một Cột còn gọi là chùa Diên Hựu thuộc vườn Tây cung cấm của
kinh đô nhà Lý với đồ án kiến trúc “hoa sen trên trụ đá giữa hồ Linh Chiểu”
giúp chúng ta tìm đến một lớp ý nghĩa rất cao quý là trí tuệ cao siêu của Đức
Phật mình vàng trong ngôi chùa màu đỏ linh thiêng truyền xuống cho vạn vật,
với ý nghía cầu bình an, sinh lực dồi dào theo tư duy nông nghiệp. Chùa Một
Cột tiêu biểu cho lối kiến trúc độc đáo của thời Lý, là sự biểu hiện tính triết lý
về đường lối đạo Phật của Đại Việt thời Lý.
Khi nói về “đài hoa sen” thì quan niệm biểu trưng tinh thần bất nhiễm của
Phật giáo được bộc lộ rõ nét. Chùa như một đóa sen tinh thần vĩ đại mọc lên
giữa hồ Linh Chiểu và được một hồ sen tạo hóa bao trùm lấy nó, tôn lên một vẻ

đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sinh.
Tuy rằng giữa cuộc đời, chúng ta thấy có tính cá biệt của người này người nọ;
cũng như tính sai biệt trong một rừng cây, có cây cao cây thấp, nhưng tinh thần
Pháp vũ vô phân biệt của Phật giáo như một đóa sen bất nhiễm, luôn tỏa hương
thơm ngát, mang đến sự giải thoát cho chúng sinh và cứu vớt chúng sinh bằng
tấm lòng bao dung, độ lượng không phân biệt sang hèn.
Họa tiết hoa sen ở tảng đá kê chân cột gần với quan niệm trời tròn, đất
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


10

vuông, trong thể thức âm dương đối đãi, tạo sự bền vững, trường tòn và là mô
típ hằng xuyên trong kiến trúcViệt.
2.2.2.2. Hoa sen trang trí trên phù điêu , điêu khắc.
Được sử dụng nhiều và đa dạng nhất trong trang trí điêu khắc thời Lý như
bệ sen tượng Phật, đỡ các di vật thiêng (chùa Phật Tích - Bắc Ninh)… loại kết
hợp hoa cúc, hoa dây, cây địa lan hoặc cây đại thụ dưới dạng hình nấm… Bố
cục trang trí hoa sen ở đây được thể hiện theo lối nhìn nghiêng, nghĩa là hoa sen
được bổ dọc tạo thành một đài sen dẹt, gồm hai lớp với nhiều cánh, xuất phát từ
giữa và choãi dần về hai bên, lớp trên là cánh sen mới nở ôm lấy đài gương
khuất ở trong, còn lớp dưới, các cánh sen đã tàn, đổ dài ra hai bên. Loại đồ án
này có kế thừa của lối trang trí bệ sen của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á
trong đó có Chăm pa. Nó như lời ngợi ca triều Lý cao quý và tôn nghiêm, đồ án
này được ứng dụng nhiều trong trang trí thời kỳ sau.
Họa tiết hoa sen trang trí trên các đồ vật dụng có tính mỹ thuật cao (hoa
sen trang trí trên bát, đĩa, liễn bằng gốm men gọc…)
Đề tài hoa sen thời Lý có tính chất linh thiêng, cao qúy. Do hưởng của

Phật giáo nên hoa sen bao chứa nhiều ý nhĩa về mặt tư tưởng đến mức gần như
bị mờ đi hình ảnh của mẫu thực. Hoa sen thường xuất hiện ở đồ án có trục
chuyển động hoặc lan tỏa vòng tròn. Hoa sen thời Lý có dáng vẻ biểu tượng do
ảnh hưởng phong cách Ấn Độ.
2.3. Họa tiết hoa sen thời Trần (1226-1400)
2.3.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần
Triều đại Nhà Trần chấp chính non sông gần hai thế kỷ, viết nên trang sử
dân tộc bằng hào khí Đông A với ba lần đánh tan quôn Nguyên Mông. Xã hội
thời Trần có nhiều biến động với những phen chồn ngựa đá. Nhưng không vì
thế mà mỹ thuật thời Trần vội vã biến đổi, nghệ sĩ thời Trần vừa tiếp thu tinh
hoa từ mỹ thuật thời Lý vừa mang đặc điểm sáng tạo riêng với vẻ phóng khoáng,
mạnh mẽ, lấy sự chuyển động trong tạo hình làm tiêu chí sáng tạo. Tính trang trí

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


11

rất cao nhưng rất sát mẫu thực, điều đó làm nên vẻ độc đáo của mỹ thuật trang
trí thời Trần.
2.3.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện
2.3.2.1. Họa tiết hoa sen trong kiến trúc và trang trí điêu khắc
Kế thừa di sản nghệ thuật từ thời Lý, nghệ thuật thời Trần đã phát triển
theo một con đường riêng, tạo ra một thời đại phát triển rực rỡ nữa của Phật
giáo. Họa tiết hoa sen đa dạng hơn nhiều so với trước, với đặc trưng là sen cánh
dẹo. Khác với sự tinh vi, trau chuốt trong nghệ thuật thời Lý, phong cách nghệ
thuật giai đoạn này giữ được yếu tố trang nghiêm của linh vật, nhưng sinh động,
giản đơn và khỏe khoắn, như muốn thoát khỏi lễ nghi thể hiện trong từng đường

nét chạm trổ trong kiến trúc. Trang trí thời Trần đã để lại những nét riêng với
hình dáng chắc khỏe, đề tài gần gũi người dân và mang tính hiện thực cao hơn.
Trong lòng cánh sen thời Lý có có hình tượng rồng chầu và hoa dây được
phổ biến ở các di tích liên quan đến vua. Đến đời Trần dạng này như ít gặp mà
được lùa tỉa thêm đường gờ viền và đôi khi được điểm các hạt tròn trong một
bố cục cân xứng của mỗi cánh hoa.
Đồ án hoa sen đỡ các di vật thiêng ở thời Trần khá phong phú và sinh
động ví du như hoa sen đỡ chân chim phượng trên chán bia chùa Tổng (Hưng
Yên), hoa sen đỡ ngọc báu và lửa tam muội trong đồ án lá đề ở chùa Dâu (Bắc
Ninh). Vũ nữ Apsara múa dâng đóa sen ở ván lá gió di chỉ Cồn chè, đề tài này
đa dạng hơn và nhiều so với thời trước. Nó vẫn giữ được yếu tố trang nghiêm
của linh vật, nhưng được tạo tác rất sinh động và khỏe khoắn.
Hoa sen được trang trí trên các đồ vật dụng (hoa sen trên gốm hoa nâu)
thường được vẽ theo lối nhìn nghiêng, ngẫu hứng và sinh động.
Họa tiết hoa sen thời Trần tiếp thu từ thời Lý nhưng phóng khoáng và
sinh động hơn. Từ chúng, ta đã thấy bóng dáng của nghệ thuật giàu tính dân
gian, mặc dù vẫn mang tính trang nghiêm và quy củ.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


12

2.4. Họa tiết hoa sen thời Lê Sơ (1427 - 1527)
2.4.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê Sơ
Nhà Lê xây dựng đất nước trong đống cho tàn của chiến tranh mười năm
chống giặc Minh. Kinh tế xã hội khánh kiệt, chính trị, văn hóa tư tưởng không
ổn định bởi nền tảng tư tưởng đã từng giúp nhà Lý, Trần phồn thịnh là Phật

giáo, Nho giáo. Thì đến thời Lê Sơ Phật giáo không được quan tâm để bình ổn
nhân tâm nữa, triều đình đương thời đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo
điều với hoàn cảnh xã hội đương thời. Mỹ thuật thời Lê thiếu vắng những công
trình kiến trúc tôn giáo quy mô lớn mà chỉ phát triển ở các lăng tẩm, cung điện
phục vụ vương triều. Thời Lê Sơ để lại rất ít về nghệ thuật tạo hình nên đề tài về
hoa sen cũng không nhiều. Điều này thể hiện rõ ở chỗ đề tài hoa sen mang Phật
triết ở thời trước bị hạn chế sử dụng hoặc bị cải biến, tuy rằng nhiều đề tài mới
xuất hiện trong bố cục khuôn mẫu và có thêm nhiều lớp ý nghĩa mới từ Nho
giáo.
2.4.2. Họa tiết hoa sen và cách thể hiện
2.4.2.1. Họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc
Triều đình nhà Lê đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo điều và xã
hội, mỹ thuật thời Lê thiếu đi những công trình tôn giáo quy mô, chủ yếu phục
vụ cho cung đình, đề tài hoa sen có phần ít đi và khuân mẫu, nhưng vẫn được
chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên
các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên
cả các bia tiến sỹ ở Văn Miếu nhưng có gia tăng them lớp ý nghĩa mới từ Nho
giáo.
Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), Ở thành
bậc điện Lam Kinh… Hoa sen thể hiện theo kiểu nhìn nghiêng, thấy rõ cả từng
lớp của hoa, trong cùng là một búp hoa còn xếp kín chưa nở, tiếp đó là các lớp
cánh sen toả đều ra hai bên như bố cục hình nan quạt. Những họa tiết hoa sen

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


13


trên có nét trạm khắc rành mạch sắc sảo, tính trang trí cao, mang tính áp đặt theo
ý nghĩa mà nó truyền tải.
2.4.2.2. Họa tiết hoa sen trên phù điêu, điêu khắc
Hoa sen trên bệ tượng Phật: Các bệ tượng Phật thời Lê Sơ, như bệ các
chùa Khám Lạng (Bắc Giang - 1432), chùa Cao (Hà Tây-1505)... đều có trang
trí cánh sen. Kiểu cách và chi tiết của các hoa văn này gần giống với các cánh
sen trên các bệ thời Trần. Ngoài các cánh sen to, còn có lớp cánh sen được chạm
theo kiểu xếp gối lên nhau chỉ thấy nửa hình, cứ thế mà thành băng dài…
Họa tiết hoa sen ở diềm bia chùa Cao (Hà Nội 1505), dưới bệ đá của chùa
Cung Kiệm (1449), hoa sen được trang trí theo lối nhìn nghiêng đang chớm nở,
được cách điệu theo hình vân xoắn và kết hợp cùng hoa văn khác. Các cánh sen
nở vây quanh một búp sen ở giữa, lá phía ngoài hình sóng, cách tạo hình này
khá sinh động,
2.4.2.3. Họa tiết hoa sen trên các vật dụng
Họa tiết hoa sen trên gốm hoa lam cho thấy sự chênh lệch về họa tiết hoa
sen trang trí giữa đồ ngự dụng và đồ bình dân.
Đề tài hoa sen thời Lê Sơ được trang trí có hình thức cuộn vòng, khác xa
với mẫu thực, ảnh hưởng bởi lối mây xoắn của Trung Hoa. Nghệ thuật thời này
mang nặng tính quy phạm và tính tượng trưng, có phần xa lạ với sự dung dị,
thoáng đạt của mỹ thuật truyền thống Việt.
2.5. Họa tiết hoa sen Thời Lê - Mạc
2.5.1. Đặc điểm lịch sử và Mý thuật thời Lê - Mạc
Thời Lê - Mạc chủ trương phát triển kinh tế thương mại, người dân được
tự do hơn đời sống và sáng tạo nghệ thuật. Nền nghệ thuật giàu tính dân gian ốn
tiềm ẩn lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
Từ thời này về sau, luận văn sẽ phân loại các dạng bố cục theo hướng mỹ
thuật học để thấy sự gia tăng ý nghĩa của họa tiết hoa sen.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG


GVHD TRẦN THẾ VĨNH


14

2.5.2. Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc
Họa tiết hoa sen trong kiến trúc và trang trí kiến trúc phần lớn là gỗ, để
trang trí của kiến trúc chùa, đình… hoa sen được thể hiện rất thực và sinh động
từ nội dung đến hình thức mà vẫn thoáng nét siêu phàm, khát vọng và thoát khỏi
sự quy phạm tạo hình thời Lê Sơ.
Nghệ thuật tạo hình thời Lê - Mạc sử dụng nhiều mô típ hoa sen trong
trang trí kiến trúc, điêu khắc và đồ ứng dụng, hình ảnh hoa sen được trang trí
theo lối bố cục thoải mái, tuân thủ các quy tắc để phù hợp với những khoảng
trống trên kiến trúc hay hiện vật nào khác.
Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc đóng vai trò quan trọng
trong trang trí tượng tròn, tạo vẻ linh thiêng, cao quý và thẩm mỹ cao.
Mô típ trang trí hoa sen ở đình làng đã tạo giá trị thẩm mỹ và phong cách
trang trọng cho ngôi đình chung của cộng đồng. Cách sắp sếp các hình hoa lá
đối xứng sẽ tạo cảm giác cân bằng thị giác…
Hoa sen trang trí trên đồ vật dụng đa dạng và sinh động,
Các dạng bố cục: bố cụ đăng đối, bố cục hình dải cũng hay sử dụng được
trong trang trí mỹ thuật thời này.
Tạo hình thời Lê - Mạc là sự nhận thức sâu về khối và không gian với tư
duy ước lệ, khỏe khoắn, thấm đậm chất dân gian, sự cởi mở hướng về tư duy
thương mại của xã hội đã tạo điều kiện cho mỹ thuật giàu tính dân gian phát
triển. Đề tài hoa sen được diễn tả sinh động như trong tự nhiên và mang đậm
tâm hồn Việt.
2.6. Hoạ tiết hoa sen thời Lê - Trịnh
2.6.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê - Trịnh
Đây là giai đoạn lịch sử chiến tranh, cảnh “nồi da nấu thịt, sương rơi máu

chảy” giữa hai nhà Trịnh - Nguyễn làm cho nhân dân mất niềm tin vào triều
đình. Vì vậy đời sống tinh thần của nhân dân lại hướng vào tôn giáo và tín
ngưỡng dân gian như Mẫu, Thánh, Thần… Nhà Mạc chủ trương phát triển kinh
tế thương mại, nhân dân được tự do hơn trong đời sống và trong sáng tạo nghệ
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


15

thuật. nền nghệ thuật giàu tính dân gian vốn tiềm ẩn lại có điều kiện phát triển
mạnh mẽ hơn.
2.6.2. Hoạ tiết hoa sen và các cách thể hiện
Mỹ thuật thời Lê - Trịnh là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nghệ thuật
đình làng, hoa sen được tỉa tót kỹ càng, song nó đã được kết hợp với nụ và lá
trở thành bó hoa mang tính tự nhiên hơn. Sen nở được điểm xuyết trong kiến
trúc, tuy nhiên những tác phẩm này chỉ xuất hiện từng bông mà chưa kèm theo
cành lá.
Trên kiến trúc, hoa sen không còn được thể hiện theo kiểu từng bông
riêng lẻ mà được bố trí thành những không gian đầm sen - khoảng không gian
nghỉ mắt trong bố cục đã có tỉ lệ hợp lý hơn.
Hoa sen trang trí trên đồ vật dụng như cửa võng, đồ thờ, gốm sứ với kỹ
thuật vẽ khoáng đạt và lấp lánh của chiều sâu trí tuệ.
Các dạng bố cục trang trí thời Lê - Trịnh, họa tiết hoa sen đan xen với
hình người, chim, thú để phù hợp theo kết cấu kiến trúc chứ không phụ thuộc
vào khuôn mẫu có sẵn, tạo ra hoạt cảnh của cuộc sống.
Đây là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật đình làng, hoa sen kết hợp với cây
cỏ, hoa lá trong bố cục, có xen lẫn người, thú rất sinh động và gần gũi với đời
sống người dân. Sự hoàn mỹ của họa tiết hoa sen làm ta khó xác định tác phẩm

nào thuộc về cung đình hay dân gian, vì ở mỗi tác phẩm, cái nọ nâng đỡ cái kia.
Đó là cái hay, cái khéo của nghệ sỹ thời Lê - Trịnh khi biết dung hợp hai tính
chất trong một tổng thể.
2.7. Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn
2.7.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật tạo hình thời Tây Sơn
Triều đại Tây Sơn có ảnh hưởng lớn ở Bắc Hà do người anh hùng áo vải
cờ đào Quang Trung hoàng đế tao lập, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm và đại
phá quân Thanh. Nhà Tây Sơn ra đời với nhiều chính sách tiến bộ, hứa hẹn mới
cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, mặc dù chỉ tồn tại trong 14 năm, nhưng
mỹ thuật nói chung và đề tài hoa sen nói riêng đã có xu hướng đổi mới.
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


16

2.7.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện trong các công trình kiến
trúc
2.7.2.1. Họa tiết hoa sen được mô phỏng trong kiến trúc
Tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là chùa Kim Liên và chùa Tây Phương
ở Hà Nội được trang trí với hình họa hoa sen sử dụng khá điêu luyện và sáng tạo
trong quy mô kiến trúc. Đóa sen Kim Liên ở vị trí hạ thủy tượng trung cho Phật
pháp vô biên; đóa sen Tây Phương ở nơi thượng sơn lại ẩn dụ về cõi siêu linh
tịnh độ vô tận. Hai chùa ở thế sơn - thủy để liên thông ba cõi làm một, trong
nghĩa tam giới như lai (ba cõi đều nhờ Phật lực phổ độ). Một ý kiến khác cho
rằng, chúng sinh cần có “tự tính chạm viên” (Kim Liên) mới có thể bước tới
“niết bàn” (Tây Phương).
2.7.2.2. Họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc
Trên các bức chạm khắc của chàu Kim Liên, Tây Phương… hoa sen được

trang trí cùng với các loại cây cỏ khác như cúc, lá ngô đồng và không thể thiếu
là hình tượng con rồng cùng nhiều hoa văn khác đa dạng và sinh động mang ý
nghĩa vũ trụ linh thiêng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh cầu mưa, cầu mùa của
cư dân nông nghiệp!
Đồ án hoa sen trên tảng đá đỡ chân cột có cánh hoa rất đầy đặn. Tuy
không được chạm khắc chi tiết nhưng nét chạm khối cánh hoa rất tinh sảo đã
làm cho cánh sen trở nên sống động, cao quý.
2.7.2.3. Họa tiết hoa sen trên phù điêu, điêu khắc với những đài sen
nhiều lớp, cách tạo khối cánh hoa căng đầy, sống động theo mạch tư duy tạo
hình của tầng lớp trên, những hình hoa dây như sự ước lệ về cuộc sống thực.
Điêu khắc của chùa Kim Liên, Tây Phương (Hà Nội) là mốc son của điêu khắc
Việt Nam ở thế kỷ XVIII.
Các dạng bố cục cân đối, đối xứng là một phương pháp tạo ra dạng hoa lá
xen kẽ với vân xoắn trong bố cục thành băng dải hình “sin”.
Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn có xu hướng hình thành phong cách mới,
khác với thời trước và sau đó. Về kỹ thuật không đòi hỏi phải trau chuốt, phần
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


17

nhiều là chạm nổi trên gỗ hoặc đá. Nó biểu hiện được chất dân giã, mang đậm trí
tuệ Việt, đánh dấu một thời kỳ riêng biệt trong lịch sử tạo hình và trang trí mỹ
thuật Việt Nam.
2.8. Họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn (1802 1945)
2.8.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Thăng Long và lật đổ nhà Tây
Sơn tồn tại trong 14 năm. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, với nhiều

chính sách thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đây là triều đại cuối
cùng của chê độ phong kiến Việt Nam. Bên cạnh Nho, Phật còn ảnh hưởng của
tôn giáo khác, tạo nên sự dung hội văn hóa nghệ thuật thời này. Nghệ thuật tạo
hình và ttrang trí thời này có phần thuyên giảm tính dân tộc, họa tiết hoa sen
được thể hiện rất độc đáo và sự Việt hóa các yếu tố ảnh hưởng của Trung Hoa.
2.8.2. Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện
2.8.2.1. Hoa sen trong kiến trúc, điêu khắc và các đồ án trang trí khác ở
thời Nguyễn tạo được ấn tượng thị giác mới mẻ, bằng những đường nét giản đơn
nhưng ẩn chứa nhiều lớp ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao(chẳng hạn, “Lá
sen được biến thành hình ảnh rùa thiêng”, “Bông sen hóa đầu rồng”,…).
Trong những trang trí ở tháp Phật hoặc trên những trang trí đầu cột trụ, bờ
nóc, hoa sen được cách điệu hóa cao, đặc biệt trong kiến trúc chùa, đền, miếu sự
cách điệu hóa này càng sinh động hơn nữa khi nghệ nhân, thợ phường thổi hồn
cho tác phẩm bằng niềm tin tâm linh. Ở lườn nóc và cả những dãy hành lang
trang trí bằng những chất liệu khác nhau (gỗ, đá…), họa tiết hoa sen được thể
hiện một cách mềm mại lướt theo những nét tinh vi của hình mẫu trang trí. Biểu
tượng hoa, lá sen hóa quy thiêng - tượng trưng cho sự trường tồn, phải chăng đồ
án này là sự bao chứa ý nghĩa về triều đại nhà Nguyễn.
Bằng cách tiếp cận khác các thời trước, các mô típ hoa sen được phân tích
sâu hơn để thấy được sự phát triển đột biến về thể loại và ý nghĩa tạo hình, ý
nghĩa đó trở nên đôc đáo khi họa tiết hoa sen được động vật hóa trở thành biểu
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


18

trưng cao quý của văn hóa Việt. Đặc trưng của mỹ thuật thời này là sự tiếp thu
tạo hình Phương Tây, hình tượng hoa sen trở nên gợi mở những triết lý nhân

sinh về con người và vũ trụ.
Tiểu kết chương 2
Với phương thức “giải mã” các họa tiết, hình tượng hoa sen tiêt biểu
trong mỹ thuật truyền thống Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử, để thấy được sự tiếp
truyền của văn hóa truyền thống và sự dân tộc hóa các yếu tố ngoại sinh tiếp thu
từ văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa. Chúng ta thấy suốt hơn một ngàn năm,
hình tượng hoa sen vẫn luôn giữ được vai trò phản ánh tâm thức dân tộc, thông
qua những họa tiết hoa sen được thể hiện, chúng ta biết được tư tưởng, tâm hồn
của người dân thời đó. Chúng ghi dấu những bước đi của nghệ thuật trang trí và
tạo hình dù bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, xã hội ở mỗi thời kỳ, hoa sen trong
tạo hình, trang trí đều rất có “hồn”, mang tư duy nông nghiệp và hàm chứa
những ý nghĩa vượt ra ngoài sự vật, phản ánh ước vọng muôn đời của người
Việt về cuộc sống an lành. Ví như nghệ thuật Đông Sơn, họa tiết hoa sen còn ít
nhưng rất thực, như hoa văn trên trống đồng cũng là biểu tượng của bông sen,
hoa văn trên các đồ trang sức và các công trình kiến trúc được khai quật đã
khẳng định nghệ thuật tạo hình của Đại Việt (XI-XII) là phi Hoa, phi Ấn với tư
tưởng tự cường dân tộc. Đề tài hoa sen thời Lý đã bao chứa trong mình nhiều
hàm nghĩa về tư tưởng đến mức gần như mất đi mẫu thực. Nó là một mật ngữ bí
ẩn nhưng lại xuất hiện gần gũi như lời trần thuật, nó vượt khỏi cái hữu hạn để
vươn thành biểu tượng văn hóa. Hoa sen thời Trần gắn bó với hiện thực, khoáng
đạt, mạnh mẽ của hào khí Đông A. thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao, nghệ thuật
đi từ tư duy văn tự sang tư duy tạo hình. Thời Mạc, hoa sen đa dạng và mang
đậm chất dân gian (phải chăng vì ảnh hưởng sự phát triển thương mại của xã hội
đương thời). Thời Lê - Trịnh nghệ thuật tả thực giàu tính dân gian phát triển rực
rỡ. Dưới thời Tây Sơn, đề tài hoa sen có su hướng hình thành phong cách mới,
khác với thời trước và sau. Thời Nguyễn, hoa sen có sự tiếp xúc và đan xen giữa
nghệ thuật cung đình và Phương Tây.
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH



19

Chương 3
Chương 3: KẾ THỪA PHÁT TRIỂN VÀ SÁNG TẠO HỌA TIẾT
HOA SEN TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHĂC VÀ NGHỆ THUẬT TẠO
HÌNH VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI
3.1. Thực trạng của họa tiết, hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt
thời hiện đại
3.1.1. Hình tượng hoa sen với người Việt đương đại
Hoa sen là loài hoa cao quý và thiêng liêng không chỉ cả Việt Nam mà thế
giới cũng vậy. Năm 2010 với việc lựa chọn Quốc hoa cho Việt Nam. Hoa sen đã
vượt lên trên tất cả và đứng đầu danh sách để trở thành Quốc hoa dân tộc ta, sự
kiện này một lần nữa khẳng định hoa sen đã đi sâu, thấm nhuần vào máu, vào
trong tâm thức của người Việt từ thủa lập nước đến nay.
3.1.2. Giá trị thẩm mỹ và văn hóa truyền thống của họa tiết hoa sen
trong văn hóa Việt.
Hội họa - thể loại này phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử mỹ thuật thế kỷ
XX, đánh dấu bước đổi mới của nghệ thuật trang trí, tạo hình Việt Nam sau khi
tiếp thu tạo hình Phương Tây. Đề tài hoa sen trong tranh cởi bỏ bớt mật ý, để trở
về với hình ảnh thực. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì hoa sen vẫn là yếu tố quan
trọng tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm.
Trong một số công trình kiến trúc hiện đại, các kiến trúc sư cũng có ý
tưởng muốn gợi lên một không gian lấy hình hoa sen làm biểu tượng, bởi đề tài
này rất gần gũi với thẩm mỹ dân tộc Việt. Mang lại vẻ nhuận lành, hưng thịnh
cho không giang sống, nó gần gũi và gợi sự hiện diện của thiên nhiên với con
người
3.2. Bài học về giá trị truyền thống của họa tiết hoa sen trong nghệ
thuật tạo hình Việt Nam hôm nay và mai sau

Văn hóa dân tộc cổ truyền hiện đang đứng trước sự nghiệp CNH - HĐH,
đứng trước những thách thức gay gắt của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.
Nhiều nghành văn hóa nghệ thuật có phần chững lại, tìm đường và tự cách tân,
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


20

họa tiết hoa sen trong tạo hình mỹ thuật Việt cũng đang phải có những bước đi
để tục khẳng định tính hằng xuyên của nó trong văn hóa Việt. Hơn bao giờ hết
đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển các công trình kiến trúc và điêu khắc mà cha
ông để lại lạ nhiệm vụ rất có ý nghĩa của thế hệ chúng ta và mai sau. Đảng và
nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách và giải pháp để giữ gìn, bảo tồn
và phát huy họa tiết hoa sen trong văn hóa Việt.
KẾT LUẬN
Luận văn đi từ việc xác định một số khái niệm làm cơ sở lý luận để triển
khai nội dung đề tài (như họa tiết, hình tượng, biểu tượng, hoa sen…). Luận văn
đi vào tìm hiểu đặc trưng văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam trong cơ tầng
văn hóa Đông Nam Á, để thấy được vì sao hoa sen lại được “thiêng hóa” và trở
thành “biểu tượng” đẹp trong cảm quan thẩm mỹ và là đối tượng được miêu tả
suốt chiều dài lịch sử mỹ thuật người Việt. So sánh với cùng đề tài này trong
nghệ thuật tạo hình của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Chămpa… để nhận diện
được họa tiết hoa sen trong nghệ thuật trang trí và tạo hình Việt trong mối quan
hệ cội nguồn và tiếp xúc lâu dài trong lịch sử khu vực. Từ đó có thể nhận thức
một cách sâu sắc hơn về sự độc đáo của văn hóa truyền thống và sự tiếp biến
văn hóa ngoại lai để làm nên họa tiết hoa sen trong nghẹ thuật trang trí và tạo
hình Việt Nam.
Bằng việc “giải mã” các họa tiết hoa sen tiêt biểu trong mỹ thuật truyền

thống Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử, để thấy được sự tiếp truyền của văn hóa truyền
thống và sự dân tộc hóa các yếu tố ngoại sinh tiếp thu từ văn hóa Ấn Độ và văn
hóa Trung Hoa. Suốt hơn một ngàn năm, hình tượng hoa sen vãn luôn giữ được
vai trò phản ánh tâm thức dân tộc, thông qua những họa tiết hoa sen được thể
hiện, chúng ta biết được tư tưởng, tâm hồn của người dân thời đó. Chúng ghi
dấu những bước đi của nghệ thuật trang trí và tạo hình dù bị chi phối bởi điều
kiện lịch sử, xã hội ở mỗi thời kỳ, hoa sen trong tạo hình, trang trí rất có “hồn”,

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


21

mang tư duy nông nghiệp và hàm chứa những ý nghĩa vượt ra ngoài sự vật, phản
ánh ước vọng muôn đời của người Việt về cuộc sống an lành. Ví như nghệ thuật
Đông Sơn, họa tiết hoa sen còn ít nhưng rất thực, như hoa văn trên trống đồng
cũng là biểu tượng của bông sen, hoa văn trên các đồ trang sức và các công trình
kiến trúc được khai quật đã khẳng định nghệ thuật tạo hình của Đại Việt (XIXII) là phi Hoa, phi Ấn với tư tưởng tự cường dân tộc. Đề tài hoa sen thời Lý đã
bao chứa trong mình nhiều hàm nghĩa về tư tưởng đến mức gần như mất đi mẫu
thực. Nó là một mật ngữ bí ẩn nhưng lại xuất hiện gần gũi như lời trần thuật, nó
vượt khỏi cái hữu hạn để vươn thành biểu tượng văn hóa. Hoa sen thời Trần gắn
bó với hiện thực, khoáng đạt, mạnh mẽ cảu hào khí Đông A. thời Lê sơ, Nho
giáo được đề cao, nghệ thuật đi từ tư duy văn tự sang tư duy tạo hình. Thời
Mạc, hoa sen đa dạng và mang đậm chất dân gian (phải chăng vì ảnh hưởng sự
phát triển thương mại của xã hội đương thời). Thời Lê - Trịnh nghệ thuật tả thực
giàu tính dân gian phát triển rực rỡ. Dưới thời Tây Sơn, đề tài hoa sen có xu
hướng hình thành phong cách mới, khác với thời trước và sau. Thời Nguyễn,
hoa sen có sự tiếp xúc và đan xen giữa nghệ thuật cung đình và Phương Tây.

Họa tiết hoa sen trong “bức tranh toàn cảnh” mỹ thuật hiện đại Việt Nam
có sự kế thừa cũng như biến đổi do dự tiếp xúc với tạo hình Phương Tây, hoa
sen có xu hướng cởi bỏ bớt những mật ý phải truyền tải, để trở về với cái đẹp
của hình ảnh thực như trong tự nhiên. Giá trị tiếp biến này, trở thành khuynh
hướng chủ đạo trong sáng tác và thao tác của người Việt với sự tiếp xúc văn hóa
Đông - Tây đó là: dân tộc hóa các yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa các yếu tố
nội sinh . Điều đó là nền tảng làm giàu cho văn hóa Việt Nam theo hướng vừa
hiện đại vừa dân tộc. Khẳng định bài học kế thừa trong mỹ thuật truyền thống
với lý tưởng thẩm mỹ: yêu mến, tôn trọng, thân thiện với môi trường (hiện nay
chúng ta đang rất cần trong quá trình CNH - HĐH đất nước).
Thông qua họa tiết hoa sen trong kiến trúc, điêu khắc và đồ vật dụng,
người Việt Nam thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội,
SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH


22

người việt xưa gắn cho biểu tượng hoa sen những giá trị tinh thần sâu sắc. khám
phá giá trị ấy là việc làm đầy ý nghĩa mà thế hệ chúng ta phải gánh vác. Sức
mạnh của văn hóa Việt Nam (trong đó có nghệ thuật) được thể hiện ở tính nhân
văn, lòng yêu nước, sự vươn lên, phát triển để hòa nhập… Trong xu thế toàn cầu
hóa, để giữ gìn được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc,
phải biết hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Để đáp ứng xu thế của thời đại mà
vẫn giữ được bản sắc riêng.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG


GVHD TRẦN THẾ VĨNH


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Cao Huy Du dịch, Đào Duy Anh hiệu đính (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, 2
tập, Nxb. Giáo dục.

2

Chu Quang Trứ - Chùa Tây Phương, Nxb Hà Nội, 1990

3

Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb.
Mỹ thuật. Hà Nội.

4

Chu Quang Trứ (1998), Mỹ thuật Lý - Trần, mỹ thuật Phật giáo, Nxb, Mỹ

thuật Hà Nội.
5

Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm + Trần Quốc Vượng)


6

Chương trình Thông điệp từ cổ vật - VTV2. Ban thể thao - Giải trí và du
lịch, Đài truyền hình Việt Nam.

7 Hoa sen trong mĩ thuật truyền thống Việt - Triệu Thế Hùng. Tạp chí VHNT
số 4 năm 2005.
8

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình thời Lý,Triệu Thế Hùng, tạp
chí VHNT số 294, Hà Nội.

9

Kinh kim cương (2000) Nxb, Tôn giáo, Hà Nội.

10 Nguyễn Cao Luyện - Chùa Tây Phương - Một công trình kiến trúc cổ độc
đáo.
11 Nguyễn Đõ Cung “Bàn về mỹ thuật Việt Nam” Viện mỹ thuật Hà Nội.
12 Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh (2007), Cửu
đỉnh, Nxb Trẻ, TP HCM.
13 Nhiều tác giả, (2000) Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Viện mỹ thuật Hà Nội.
Nhiều tác giả, Nhà thờ Công giáo Việt Nam.
14 Nguyễn Như Ý chủ biên (1999) Đại từ điển tiếng Việt.
Nxb, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15 Tiến trình lịch sử Việt Nam. PGS Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên)
16 Thích Thanh Tứ (2000), Phật pháp tại thế gian
17 Trần Lâm Biên - Chùa Việt. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2003.
SVTH NÔNG VĂN DŨNG


GVHD TRẦN THẾ VĨNH


24

- Trang chí trong nghệ thuật tạo hình Việt. Nxb, Mỹ thuật,
Hà Nội 2003.
18 Trần Hàm Tấn - Lapagode Một Cột.
19 Trần Lâm Biên, Chu Quang Trứ (1975), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam,
Viện nghệ thuật - Bộ văn hóa.
20 Trang Thanh Hiền (2007) Cửu phẩm liên hoa trong trang trí cổ Việt Nam,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.
21 Triệu Thế Hùng (2008), Đồ án hoa sen trong nghệ thuật tạo hình thời Tây
Sơn. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, (12), Hà Nội.
22 Triệu Thế Hùng (2008), Giá trị nghệ thuật tạo hình ở chùa Sùng Nghiêm
Diên Thánh, Nxb, Mỹ thuật. Hà Nội
23 Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VIII (1996), Nxb Chính Trị
quốc gia, Hà Nội
24 Vũ Tâm Lang (1996) Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb, Xây dựng, Hà Nội.
25 Viện mỹ thuật (1973), Mỹ thuật thời Trần. Hà Nôi.
26 Viện mỹ thuật (1973), Mỹ thuật thời Lê Sơ. Hà Nôi.
27 Viện mỹ thuật (1973), Mỹ thuật thời Mạc. Hà Nôi.

SVTH NÔNG VĂN DŨNG

GVHD TRẦN THẾ VĨNH




×