Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận Văn Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.12 KB, 80 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp
trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc bình
định nƣớc ta (1884), giới tƣ bản Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông
nghiệp và khai mỏ.
Dƣới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1914 – 1918), thông
qua chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp, nền nông nghiệp Bắc Kỳ đã
có nhiều chuyển biến mới. Việc nghiên cứu vấn đề nông nghiệp Việt Nam
thời cận đại không những làm sáng tỏ các vấn đề về lịch sử Việt Nam cận đại
nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam
nói riêng.
Tìm hiểu những chuyển biến mới trong nông nghiệp Bắc Kỳ những
năm thời cận đại sẽ cho chúng ta có những nhìn nhận, đánh giá khách quan về
nông nghiệp Bắc Kỳ thời bấy giờ. Đồng thời chúng ta có những lý giải hợp lý
về các vấn đề chính trị - xã hội đƣơng thời và góp phần nhìn nhận những
bƣớc thăng trầm của nông nghiệp Bắc Kỳ trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung mảng
tƣ liệu về kinh tế - xã hội nƣớc ta giai đoạn này. Với các tỉnh Bắc Kỳ, việc
làm đó càng cần thiết, bởi nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ
cấu kinh tế khu vực; đại bộ phận dân số ở nông thôn và chủ yếu sống nhờ vào
nông nghiệp. Do đó những hiểu biết về nông nghiệp giúp ta nhìn nhận đầy đủ
hơn về tình hình kinh tế - xã hội nơi đây. Trong điều kiện tƣ liệu về mảng này
còn thiếu thốn, công tác nghiên cứu chƣa nhiều, việc bổ sung những kiến thức
nông nghiệp khu vực càng thêm ý nghĩa. Từ đó, góp phần hiểu thêm tình hình
kinh tế - xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.


2



Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó và đƣợc sự giúp đỡ của
ThS Chu Thị Thu Thủy, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Những chuyển biến trong
kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945" làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc 1945 và nhất là sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc
(1954) đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình nông nghiệp
các tỉnh Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.
Dƣới thời thuộc địa, một số học giả, nhà quản lý kinh tế Pháp đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Kỳ từ những
góc độ và chuyên môn khác nhau. Nhiều công trình khảo cứu công phu của
các học giả Pháp về kinh tế nông nghiệp Đông Dƣơng nói chung đƣợc công
bố, đáng chú ý là Y.Herry với “Economie agricole de j’Indochine” (Kinh tế
nông nghiệp Đông Dƣơng, Hà Nội, 1932), Paul Bernard với “Le problem
economique Indochinois” (Vấn đề kinh tế Đông Dƣơng, Paris,1934),
P.Gourou với “L’Utilisation du sol en Indochine Francaise” (Sử dụng ruộng
đất ở Đông Dƣơng thuộc Pháp, Paris, 1940). Trong các công trình này, các tác
giả tập trung phân tích tình hình sở hữu ruộng đất, canh tác nông nghiệp, sử
dụng nhân công trong kinh tế nông nghiệp Đông Dƣơng, trong đó có đề cập
tới các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dựa trên các số liệu
điều tra từ nguồn vốn đáng tin cậy báo cáo của Nha Nông Lâm Thƣơng mại
Đông Dƣơng, báo cáo kinh tế thƣờng niên của các Công sứ các tỉnh. Tuy
nhiên, các số liệu đƣợc công bố chỉ giới hạn trong những năm nhất định, thiếu
đi yếu tố “động”, tức là sự biến đổi năm này qua năm khác và sự chuyển biến
giữa thời quân chủ và thời thuộc địa. Do vậy thiếu đi sự so sánh lịch đại. Bên
cạnh đó, phƣơng pháp tiếp cận của tác giả chƣa làm nổi bật đƣợc mối quan hệ


3

giữa chính sách đầu tƣ, điều kiện cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nông
nghiệp cũng nhƣ tác động của nó tới xã hội nông thôn. Một số công trình khác
đã tập trung đề cập tới kinh tế Bắc Kỳ nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Hội đồng tƣ vấn hỗn hợp thƣơng mại và canh nông Bắc Kỳ biên soạn các
cuốn sách, tập san, số đặc biệt về Bắc Kỳ đã tập hợp đƣợc nhiều bài viết về
kinh tế khu vực. Các công trình chỉ mới dừng lại giới thiệu khái quát kinh tế
khu vực từ canh nông, thƣơng mại dến kinh tế đồn điền, trong đó nhấn mạnh
tình hình canh tác một số cây trồng, và khai thác ở một số đồn điền khu vực.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhất là sau 1954, nhiều công trình
khảo cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp, trong đó có đề cập
đến các tỉnh Bắc Kỳ đƣợc công bố. Đáng chú ý là các công trình Lịch sử tám
mươi năm chống Pháp (Trần Huy Liệu, Hà Nội, 1957), Những thủ đoạn bóc
lột của đế quốc Pháp ở Việt Nam (Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội, 1957), Tìm
hiểu sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam (Minh Tranh, Hà Nội, 1957), Thực
trạng giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm Cao Dƣơng, Sài
Gòn, 1965), Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới
thời Pháp thuộc (Phạm Đình Tân, Hà Nội, 1959). Một số chuyên khảo về giai
cấp công nhân Việt Nam cũng có đề cập đến công nhân đồn điền các tỉnh Bắc
Kỳ nhƣ giai cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu, Hà Nội, 1961), Giai
cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn Hòa, Dƣơng
Kinh Quốc, Hà Nội, 1978). Trong giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại của
Trần Văn Giàu, Viện Sử học,cũng ít nhiều đề cập đến tình hình nông nghiệp
của các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những công trình nghiên cứu công phu về lịch sử
Việt Nam đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp luận sử học Mácxit, cung cấp cho
tôi những hiểu biết căn bản về hình thái kinh tế - xã hội nƣớc ta thời thuộc
Pháp. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung phân tích những hạn chế


4
của chế độ thuộc địa mà chƣa chú ý đúng mức đến những tác động tích cực

(nằm ngoài ý muốn chủ quan) của chính sách thực dân. Theo tôi, điều đó cần
đƣợc bổ sung để có cái nhìn khách quan hơn về chế độ thuộc địa ở nƣớc ta.
Đặc biệt, một số công trình chuyên khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội, tình
hình nông nghiệp, nông thôn thời Pháp thuộc đƣợc công bố nhƣ Phác qua
tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám
(Nguyễn Kiến Giang, Hà Nội, 1958), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời
sống nông dân dưới triều Nguyễn (Trƣơng Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên,
Huế, 1997), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa 1858-1945
(Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999, tái bản lần hai năm 2004). Đầu thập niên
90 của thế kỷ trƣớc, đã diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về nông nghiệp và đời
sống nông dân dƣới thời thuộc Pháp và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tập
hợp trong ấn phẩm “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, (Hà Nội
1990-1992). Một số bài viết đăng trên tạp chí Ngiên cứu Lịch sử cũng đề cập
ít nhiều tới vấn đề tôi nghiên cứu. Đáng chú ý là các bài viết về ruộng đất của
các tác giả Nguyễn Đức Nghinh, Trƣơng Hữu Quýnh, Vũ Huy Phúc…Một số
luận án Tiến sĩ đã đƣợc công bố cũng giúp tôi hiểu biết về chính sách đầu tƣ
tín dụng đối với nông nghiệp hay chính sách khai thác đồn điền của thực dân
Pháp nhƣ: Sự hiện diện tài chính và kinh tế Pháp ở Đông Dương 1858-1939
(Auminphin, Hà Nội, 1994), Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (Tạ Thị Thúy,
Hà Nội, 1996), Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam 1875-1945 (Phạm
Quang Trung, Hà Nội, 1997). Với nguồn tài liệu phong phú – nhất là tài liệu
lƣu trữ - các công trình này phản ánh tƣơng đối trung thực và khách quan về
kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp, kế thừa những hiểu biết về kinh tế nông
nghiệp trên bình diện chung của cả nƣớc, tôi có điều kiện so sánh và cụ thể
hóa ở khu vực Bắc Kỳ.


5

Trong một số công trình lịch sử chuyên ngành, nông nghiệp Việt Nam

qua các thời kỳ đƣợc nghiên cứu hệ thống, nông nghiệp Bắc Kỳ đƣợc đề cập
nhất định. Cuốn “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” (Đƣờng Hồng Dật chủ
biên, Hà Nội, 1994) đã nghiên cứu lịch sử nông nghiệp dƣới nhiều góc độ: tài
nguyên nông nghiệp, nghành trồng trọt và chăn nuôi, các cây trồng chính, kỹ
thuật nông nghiệp, tổ chức nông nghiệp. Hai cuốn “Về cơ cấu nông nghiệp
Việt Nam” và “Văn minh lúa nƣớc và nghề trồng lúa Việt Nam” (Bùi Huy
Đáp, Hà Nội, 1983, 1985) đã phân tích tiềm năng nông nghiệp của từng vùng,
lịch sử của nghề trồng lúa ở nƣớc ta. Cuốn “Sơ thảo lịch sử thủy nông Việt
Nam” (Phan Khánh, Hà Nội, 1981) đã nghiên cứu tổng quát lịch sử thủy nông
nƣớc ta có đề cập tới hệ thống thủy nông ở Bắc Kỳ.
Trong số những công trình trên chƣa có công trình nào chuyên nghiên
cứu về những chuyển biến mới trong nông nghiệp Bắc Kỳ thời kỳ 1919 đến
1945. Những công trình đó tuy có những ƣu, nhƣợc điểm khác nhau nhƣng
đều là những bệ đỡ về tri thức, tạo điều kiện để tôi có thể học hỏi, tiếp tục
nghiên cứu vấn đề này. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn
về tác động của cuộc khai thác thực dân ở một khu vực, góp phần hiểu thêm
về lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ
1919 đến 1945 nhằm làm sang tỏ quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp dến tình hình kinh tế - xã hội của khu vực. Trên cơ sở so sánh mức độ
chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ thời thuộc địa tới thời điểm
1884 để rút ra những nhận xét khách quan về công cuộc thực dân hóa ở một
khu vực, góp phần hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở nƣớc ta. Khóa luận cũng
bổ sung nguồn tƣ liệu, góp phần nghiên cứu và giảng dạy tốt hơn phần lịch sử


6
địa phƣơng, đồng thời nên lên những bài học kinh nghiệm, đề suất những giải

pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Kỳ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ
từ 1919 đến 1945” nhằm giải quyết những nhiệm vụ:
Thứ nhất: Tìm hiểu những điều kiện tác động tới nền nông nghiệp Bắc Kỳ.
Từ đó có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội Bắc Kỳ trƣớc năm 1919.
Thứ hai: Phải làm rõ đƣợc sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc
Kỳ từ 1919 đến 1945. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích những chuyển biến đó,
tác giả rút ra những đặc điểm và tác động của nó đối với kinh tế nông nghiệp
Bắc Kỳ.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu những chuyển biến trong
kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ.
- Phạm vi thời gian: Từ 1919 đến 1945
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tƣ liệu thứ nhất: Là các giáo trình lịch sử, các công trình nghiên
cứu về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam và nƣớc
ngoài đang lƣu trữ ở Thƣ viện Quốc Gia, Thƣ viện Khoa học xã hội, Viện sử
học Việt Nam, Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thƣ
viện Đai học Sƣ phạm Hà Nội 2.
- Nguồn tƣ liệu thứ hai: Tôi tham khảo là các sách, báo, tạp chí nghiên
cứu về nông nghiệp Bắc Kỳ trong thời kỳ 1919 – 1945.


7

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở của phƣơng pháp luận và lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về hình thái
kinh tế xã hội, về lịch sử kinh tế nƣớc ta thời thuộc Pháp.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, tôi sử dụng hai phƣơng
pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp
logic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đánh giá và
so sánh các nguồn sử liệu để có những kết luận khoa học.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận trình bày những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc
Kỳ thời thuộc Pháp trên các mặt: chính sách khuyến nông, biện pháp kỹ thuật,
phát triển thủy lợi, dẫn thủy nhập điền, chuyển biến trong quan hệ sở hữu
ruộng đất, kinh tế đồn điền, cơ cấu nông nghiệp và chế độ tô thuế nông
nghiệp…
Khóa luận cũng phân tích những tác động của quá trình khai thác thuộc
địa nói chung, của nông nghiệp nói riêng đối với kinh tế - xã hội khu vực Bắc
Kỳ thời thuộc Pháp.
Khóa luận cũng làm rõ những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp Bắc
Kỳ thời thuộc Pháp. Bổ sung tƣ liệu về lịch sử địa phƣơng, nhất là mảng kinh
tế, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế - xã hội khu vực Bắc Kỳ nói riêng,
Việt Nam nói chung thời cận đại.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, phần
nội dung chính của khóa luận gồm hai chƣơng:
Chương 1: Khái quát về kinh tế - xã hội Bắc Kỳ trước năm 1919.
Chương 2: Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ
1919 đến 1945.


8

Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI BẮC KỲ
TRƢỚC NĂM 1919

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Tên gọi, vị trí địa lý và địa hình
Trong đời sống kinh tế của nƣớc ta nói chung và Bắc Kỳ nói riêng từ
xƣa tới nay, nông nghiệp vẫn luôn là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm vị trí quan
trọng hàng đầu. Trong khi trình độ sản xuất còn lạc hậu thì nền nông nghiệp
của Bắc Kỳ lại có những ƣu thế về tự nhiên và xã hội. Đó là những thuận lợi
về đất đai, khí hậu và nguồn lao động.
Sau cuộc hành quân của Pháp ra Bắc Kỳ lần 2, triều Nguyễn liên tiếp
ký với Pháp 2 bản điều ƣớc đầu hàng là Harmand (25/8/1883) và Patenotre
(6/6/1884), trong đó có một phần nội dung quy định về ranh giới của Bắc Kỳ.
Theo tinh thần của Hiệp ƣớc Harmand "khu vực do triều đình cai trị nhƣ cũ,
chỉ còn lại từ Khánh Hòa ra tới Đèo Ngang, tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào
Nam Kỳ, 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ". Nhƣ
vậy, ranh giới Bắc Kỳ sẽ đƣợc tính từ Hà Tĩnh trở ra Bắc. Song cho đến Hiệp
ƣớc Patenotre, thực dân Pháp lại quy định nhƣ sau: "... từ địa giới phía Nam
tỉnh Ninh Bình trở ra tới biên giới Việt - Trung gọi là Bắc Kỳ". Ranh giới Bắc
Kỳ quy định trong Hiệp ƣớc Patenotre đã đƣợc duy trì trong suốt thời thuộc
Pháp.
Theo đó, Bắc Kỳ sẽ bao gồm 18 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,
Quảng Yên, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Đông, Hƣng Yên, Kiến An, Bắc
Ninh, Yên Bái, Hải Dƣơng, Phúc Yên, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Bắc
Giang, Tuyên Quang.


9

Bắc Kỳ là nơi có diện tích không lớn lắm so với các vùng khác trong cả

nƣớc: 105.000 km vuông, trong đó, diện tích canh tác chiếm một tỷ lệ nhỏ,
khoảng gần 1,5 triệu ha. Còn theo nhƣ tính toán của Pierre Gourou, sau khi
trừ đi tất cả những phần đất khác, thì diện tích có thể canh tác đƣợc ở vùng
đồng bằng Bắc Kỳ là 12.000 km vuông (chiếm tỷ lệ 82,36% tổng diện tích
đồng bằng Bắc Kỳ). Đất canh tác của Bắc Kỳ thì không nhiều nhƣng lại tƣơng
đối màu mỡ do sự bồi tụ của hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái
Bình. "Ở đây có thể làm ruộng 1 hoặc 2 vụ, nói chung đất khá tốt" [20, tr.40].
1.1.2. Đất đai
Đồng bằng Bắc Kỳ có nhiều loại đất khác nhau: đất cái, đất cát, đất
thịt, đất thịt pha, đất cát pha, đất chua,...
"Đất cái" là thứ đất sét, chắc, dẻo, ói nƣớc, kết thành tảng rất khó làm
khi đã khô. Loại đất này dính chặt với lƣỡi cày và làm cho đƣờng cày rất vất
vả, chỉ cày bừa đƣợc khi ngập nƣớc, khi khô rắn thì chỉ có thể cuốc bằng tay.
Lúa là loại cây duy nhất có thể trồng ở đất này.
"Đất thịt" là loại đất phù sa tích tụ, hàm lƣợng sét ít hơn đất cái, độ
cứng của đất vừa phải và việc canh tác đỡ vất vả hơn. Ngoài lúa, đất này có
thể trồng các loại khoai lang, thuốc lá, đậu, bông.
"Đất thịt pha" còn gọi là đất màu, là loại đất phù sa khá tốt rất dễ cày
bừa dù khô hay ngập nƣớc. Đất này có thể trồng lúa vào mùa thu và trồng
cây hoa màu vào mùa xuân.
Đất ở miền núi, trung du Bắc Kỳ chiếm 2/3 diện tích tự nhiên có nhiều
loại đất khác nhau. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan, đá vôi, có diện
tích lớn.
1.1.3. Khí hậu, sông ngòi
Khí hậu cũng là một yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền
nông nghiệp Bắc Kỳ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa (có nhiều biến động) đã cung


10


cấp cho nền nông nghiệp Bắc Kỳ lƣợng nhiệt ẩm dồi dào (độ ẩm luôn lớn hơn
80%, nhiệt độ trung bình là 25°C, lƣợng mƣa dao động từ 1,359 mm (1919)
đến 2,588 mm (1926) đủ cho cây trồng đặc biệt là cây lúa và các cây hoa màu
khác sinh trƣởng và phát triển.
Thiên nhiên mang lại cho ngƣời nông dân Bắc Kỳ nhiều thuận lợi
nhƣng đồng thời thiên nhiên cũng gây ra cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây
nhiều khó khăn thách thức. Lịch sử Việt Nam cận hiện đại đã từng chứng kiến
26 trận vỡ đê ở Hƣng Yên từ 1806 - 1900 những trận bão lớn ở Nam Định
năm 1929 và những trận hạn hán kéo dài ở Bắc Bộ (1875).
Lƣợng mƣa lớn, có nhiều đồi núi khiến cho hệ thống sông ngòi ở Bắc
Kỳ có những nét đặc thù. Phần lớn các con sông chảy theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam, qua nhiều miền địa hình, chủ yếu là đồi núi nên sông ngắn, dốc,
nƣớc chảy xiết. Lƣu lƣợng nƣớc không nhiều, phụ thuộc vào chế độ mƣa. Bắc
Kỳ với các hệ thống sông lớn nhƣ sông Hồng...
Tóm lại, Bắc Kỳ có thể đƣợc xem nhƣ hình ảnh của nƣớc Việt Nam thu
nhỏ. Điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thế mạnh để phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy vậy, điều kiện tự nhiên Bắc Kỳ cũng rất
khắc nghiệt, phức tạp về địa hình và thời tiết, thủy văn khiến cho canh tác
nông nghiệp trên vùng đất này rất khó khăn cực nhọc.
1.2. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Thời cận đại, 90% dân số Bắc Kỳ sống ở nông thôn, hầu hết họ quần tụ
trên một phần lãnh thổ. Châu thổ Bắc Kỳ có 6.500.00 cƣ dân nông thôn sống
trên 15.000 km vuông. Nhƣ vậy có thể ƣớc lƣợng rằng mật độ dân số trung
bình ở đồng bằng Bắc Kỳ là 430 ngƣời/km vuông. Thậm chí ở phía Nam
đồng bằng, có nơi mật độ dân số lên tới 830 ngƣời/km vuông và 1650
ngƣời/km vuông. So với các nƣớc Đông Nam Á thời đó (mật độ dân số trung
bình trên 300 ngƣời/km vuông) thì mật độ dân số ở Bắc Kỳ cao hơn rất nhiều.


11


Với số lƣợng và tình hình phân bố dân cƣ nhƣ vậy, Bắc Kỳ đã có một
nguồn lao động dồi dào. Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp ở một xứ nhiệt đới trong khi kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu. Hơn nữa,
nông dân Bắc Kỳ vốn chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn và rất có kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc trồng lúa: "Trong tất cả mọi công
việc canh tác, người nông dân Bắc Kỳ đã sử dụng những phương pháp cực kỳ
thích đáng, rất tinh vi, phù hợp với các môi trường khác nhau" và "Tất cả mọi
nhà nông học đang nghiên cứu về xứ sở này đều thán phục sự thích nghi mềm
dẻo và trí quan sát của người nông dân... Tất cả đều thừa nhận tính cực kỳ
hoàn thiện của các kỹ thuật nông nghiệp khó mà có thể cải tiến thêm được
nữa. Sau khi nghiên cứu xứ sở này, họ nhận thấy rằng họ khó có thể làm tốt
hơn người nông dân, nhiều tập quán nông nghiệp mới đầu thấy có vẻ kỳ lạ đã
được những phát minh gần đây của khoa học thổ nhưỡng xác nhận là đúng".
[13, tr.58].
Vì thế, tuy có những hạn chế về tác phong lao động, sức ép về tình
trạng thiếu đất canh tác, ruộng đất manh mún do dân số quá đông gây ra,
ngƣời nông dân Bắc Kỳ vẫn là một lực lƣợng lao động quan trọng, có vai trò
quyết định trong nền sản xuất nông nghiệp. Với một nguồn lao động dồi dào,
ngƣời nông dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, Bắc Kỳ có ƣu thế để phát
triển kinh tế nông nghiệp hơn so với các vùng khác trong cả nƣớc.
Nhìn chung, Bắc Kỳ có đủ các điều kiện cơ bản, thuận lợi cho sự hình
thành và phát triển của một nền nông nghiệp nhiệt đới. Nguồn tài nguyên tự
nhiên xã hội giàu có là một trong những thế mạnh của vùng đất này, tạo ra ƣu
thế vƣợt trội, thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp Bắc Kỳ. Song đây cũng
là mảnh đất màu mỡ mà thực dân Pháp đã sớm nhận ra trong công cuộc khai
thác và bóc lột thuộc địa của mình. Những yếu tố tự nhiên xã hội trên sau này
sẽ tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1945.


12


1.3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BẮC KỲ TRƢỚC NĂM 1919
1.3.1. Tình hình sở hữu ruộng đất
Nhìn chung, sở hữu ruộng đất tồn tại 2 phƣơng thức chủ yếu là nhà
nƣớc và tƣ nhân. Ruộng đất sở hữu nhà nƣớc gồm 2 loại: nhà nƣớc trực tiếp
quản lý và ruộng đất công làng xã. Ruộng đất do nhà nƣớc trực tiếp quản lý
gồm 3 hình thức chủ yếu là: tịch điền, quan điền quan trại, đồn điền.
Tịch điền là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi. Có từ thế kỷ X và tồn
tại cho đến triều Nguyễn. Nhà Nguyễn chủ trƣơng duy trì và mở rộng loại
ruộng này.
Năm 1832, tịch điền đƣợc mở rộng ra các địa phƣơng trên cả nƣớc, mỗi
tỉnh có 3 mẫu, 3 sào và 15 ngƣời phu tịch điền. Lấy ruộng ở khu vực phía Tây
tỉnh thành. Tuy nhiên diện tích loại ruộng này cũng chỉ dừng lại ở con số
không quá 100 mẫu, nên không gây tác dụng gì đáng kể đến chế độ ruộng đất
đƣơng thời.
Quan điền, quan trại gồm các loại ruộng ngụ lộc, thƣởng lộc, chế lộc,
quan điền, quan điền trang, quan đồn điền, quan trải... thuộc sở hữu trực tiếp
của nhà nƣớc.
Đồn điền là một hình thức khẩn hoang có từ cuối thế kỷ XVIII, kết hợp
giữa kinh tế và quốc phòng. Đồn điền tập trung ở Nam Bộ, địa điểm để lập
đồn điền phải là một nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai để khai
hoang, lực lƣợng khai hoang là các binh lính và các tử phạm. Việc khai hoang
đang tiến triển tốt đẹp thì bị dở dang do thực dân Pháp xâm lƣợc vào giữa thế
kỷ XIX.
Dinh điền là hình thức khai hoang ở duyên hải Bắc Bộ dƣới thời Minh
Mạng và Nam Bộ dƣới thời Tự Đức. Ở Bắc Bộ có 2 huyện đƣợc thành lập


13
dƣới hình thức này là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) bằng tất

cả sự cố gắng của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Từ tháng 3-1828 đến
tháng 3-1929, diện tích đã khai khẩn đƣợc ở 2 huyện là 33.590 mẫu.
Đối với 2 hình thức đồn điền và dinh điền, nhà Nguyễn đã có những
chủ trƣơng hết sức mâu thuẫn. Đó là ý định vừa muốn đẩy mạnh khai hoang
và để phát triển kinh tế xây dựng quốc phòng ổn định xã hội lại vừa mở rộng
hình thức sở hữu công cộng. Chủ trƣơng đó đã không thể tạo ra động lực đối
với ngƣời khai hoang để công việc khai hoang đạt hiệu quả.
* Ruộng đất công làng xã:
Đối với ruộng đất công làng xã, nhà Nguyễn đã có chủ trƣơng biện
pháp nhằm duy trì, bảo vệ và mở rộng. Năm 1803, nhà nƣớc đã ra lệnh cấm
các làng xã không đƣợc bán đứt hay cầm cố ruộng đất công.
Từ năm 1802 đến 1848 nhà Nguyễn đã ban hành 24 quyết định mở
rộng diện tích công điền. Tuy nhiên nhà Nguyễn có cố gắng duy trì, mở rộng
ruộng đất công thì trên thực tế diện tích loại ruộng này có xu hƣớng thu hẹp
dần và chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đầu thế kỷ XIX, diện tích ruộng đất cả nƣớc là
3.396.584 mẫu, trong đó ruộng công là 580.363 mẫu chiếm tỷ lệ 17,08%.
Ruộng công phân bố không dài giữa các vùng trong cả nƣớc. Ngay cả
trong từng vùng, từng tỉnh ruộng đất công phân bố cũng không đồng đều. Ví
dụ ở Hà Đông, tỷ lệ công điền của cả tỉnh là 14,59% nhƣng trong từng huyện
thì tỷ lệ này có khác đi. Huyện Đan Phƣợng, công điền là 37,98%, huyện
Hoài An là 4,8%, Sơn Minh là 4,55%, Thƣợng Phúc là 16,47%, Từ Liêm là
11,14%. Sự thu hẹp và phân bố không đều ruộng đất công giữa các vùng, các
tỉnh chứng tỏ rằng ruộng đất công làng xã đã dần mất vai trò trong đời sống
kinh tế nông nghiệp của nông dân Việt Nam, từng bƣớc nhƣờng đƣờng cho
một loại hình sở hữu khác là ruộng tƣ.


14

* Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân:

Đầu thế kỷ XIX, ruộng đất thuộc sở hữu tƣ nhân là 2.816.221 mẫu,
chiếm tỷ lệ 82,92%.
Ruộng tƣ phân bố không đều giữa các miền, các vùng, trong từng tỉnh.
Ở Thái Bình, tỷ lệ ruộng tƣ giữa các huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Khu vực
phía tây huyện Thụy Anh ruộng tƣ chiếm 75,2%, trong khi đó ở Kiến Xƣơng
la 37,67%. Tại Hà Đông ruộng tƣ chiếm tỷ lệ 65,34%, nhƣng phân bố không
đều giữa các huyện, tổng.
Nếu nhƣ sơ hữu lớn đƣợc duy trì ở Nam Bộ thì ở Bắc Bộ sở hữu nhỏ
(những ngƣời có sở hữu dƣới 3 mẫu ruộng) vẫn chiếm ƣu thế về tỷ lệ 96,32%.
Những ngƣời sử hữu trên 20 mẫu chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,87%. Loại sở hữu vừa
(từ 3 - 20 mẫu) (bao gồm tầng lớp trung nông và địa chủ nhỏ) phổ biến ở Bắc
Bộ với 36,8%, số chủ và nắm giữ 69,97% ruộng đất.
Nhìn chung tình hình sử hữu ruộng đất ỏ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
vẫn đang trong tình trạng phát triển và phân hóa (tuy chƣa có mức sâu sắc).
Tƣ hữu hóa ruộng đất vẫn là một xu thế tất yếu trong lịch sử phát triển ruộng
đất ở Việt Nam. Sự phân hóa ruộng đất này đã tác động và có những ảnh
hƣởng nhất định đối với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói
chung và nông nghiệp Bắc Kỳ trƣớc 1919 nói riêng.
1.3.2. Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định về quân sự, thực
dân Pháp bắt tay vào việc khai thác và bóc lột nhân dân ta. Chúng ráo riết đẩy
mạnh hai cuộc khai thác thuộc địa (lần 1: 1897 - 1914) (lần 2: 1919 - 1929).
Để mở đầu cho công cuộc khai thác thuộc địa lần 1, toàn quyền Đông Dƣơng
Paul Doumer đã đề ra một chƣơng trình khai thác, bóc lột toàn diện trên một
quy mô lớn về mặt kinh tế tài chính, Paul Doumer chủ trƣơng:


15

1. Thiết lập một chế độ thuế khóa và thích hợp với thuộc địa với tình

hình xã hội, với phong tục dân chúng cũng nhƣ nhu cầu của ngân sách.
2. Thiết bị kinh tế với một quy mô lớn cần thiết cho việc khai thác
Đông Dƣơng.
3. Đẩy mạnh công nghiệp thƣơng mại, nông nghiệp trong khuôn khổ
của một số xứ Đông Dƣơng thuộc địa khai khẩn của Pháp.
Và cuối cùng, biến Đông Dƣơng trở thành nơi "Sẽ đem lại cho nƣớc
Pháp một căn cứ kinh tế và chính trị vững mạnh ở Viễn Đông sẽ bù lại thừa
thãi những hy sinh trong quá khứ".
Một trong những nguồn lợi đầu tiên mà chúng quan tâm tới ở Việt Nam
là nông nghiệp và ruộng đất. Vì thế, ngay từ trong khai thác đợt 1, thực dân
Pháp đã ban hành các chính sách về nông nghiệp, ruộng đất nhằm hợp pháp
hóa cho các hoạt động khai thác và bóc lột về nông nghiệp của chúng.
Chính sách nông nghiệp của Pháp trong thời kỳ này đƣợc cụ thể hóa
bằng các Nghị định, Sắc luật nhƣ sau:
* Đối với vấn đề ruộng đất thực dân Pháp đã ra 12 nghị định và thông tƣ:
- Thông tƣ ngày 25/11/1897 và 12/6/1898 liên quan đến việc xác định
các loại đất có thể nhƣợng và không thể nhƣợng.
- Nghị định ngày 22/12/1899 và 5/2/1902 về tổ chức tài sản ở Đông
Dƣơng.
- Nghị định ngày 15/1/1903 về "tổ chức lại tài sản ở Đông Dƣơng".
- Nghị định 29/7/1903 của Thống sứ Bắc Kỳ về vấn đề bảo vệ công
điền công thổ.
- Nghị định 27/8/1904 áp dụng đối với Nam Kỳ đề cập đến việc quản
lý tài sản của làng xã.
- Nghị định 8/3/1906 áp dụng đối với Bắc Kỳ đề cập đến việc quản lý
tài sản của làng xã.


16


- Nghị định 2/2/1904 và 29/8/1904 về nhƣợng đất nông nghiệp ở Bắc
Kỳ do toàn quyền Paul Beau phê chuẩn.
- Nghị định 8/11/1910 quy định về việc nhƣợng đất cho ngƣời bản xứ.
- Nghị định 19/4/1906 quy định những khoảng đất 300 ha sẽ do Thống
sứ cấp giấp sở hữu, lớn hơn 300 ha do Toàn quyền Đông Dƣơng cấp.
- Nghị định 6/3/1913 quy định việc nhƣợng đất cho ngƣời Pháp.
- Nghị định 27/12/1913 quy định tất cả những vấn đề liên quan đến
việc nhƣợng đất của chính quyền thực dân đối với ngƣời Pháp ở Việt Nam.
- Nghị định 6/3/1914 của Thống sứ Bắc Kỳ về việc áp dụng Nghị định
27/12/1913 của Toàn quyền Đông Dƣơng ở Đông Dƣơng.
Thông qua các Nghị định và Thông tƣ trên, thực dân Pháp thể hiện rõ
thái độ của chúng đối với vấn đề ruộng đất ở Việt Nam. Trƣớc hết chúng tìm
cách biến những "đất hoang", "đất sở hữu" (đất bị bỏ hoang) trở thành tài sản
cấp xứ, có quyền sở hữu của Nhà nƣớc bảo hộ. Sau đó, chính quyền thực dân
sẽ đem cấp không hoặc bán đấu giá cho bọn thực dân làm đồn điền. Chính
sách đó một mặt thiết lập quyền sở hữu của thực dân Pháp đối với ruộng đất
Việt Nam, đồng thời thông qua đó cƣớp đất và các nguồn tài nguyên nông
nghiệp khác của nhân dân Việt Nam. Đó là một chính sách ăn cƣớp trắng trợn
của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam, đã đƣợc hợp pháp hóa bằng những Nghị
định, Thông tƣ mà chúng đƣa ra.
1.4. PHƢƠNG THỨC CANH TÁC, CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
1.4.1. Phƣơng thức canh tác
Phƣơng thức canh tác và kỹ thuật trồng lúa những năm đầu thế kỷ XX
vẫn không có gì thay đổi gì nhiều so với đầu thế kỷ XIX. Vì vậy năng suất lúa
chỉ đạt đƣợc khoảng 9 tạ/ha.
Do chính sách cƣớp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp, từ 1890 - 1900
Pháp đã chiếm 322.044 ha ruộng đất ở Việt Nam. Nhiều đồn điền đã đƣợc lập


17

nên bởi các đồn điền ngƣời Pháp. Nhiều cây trồng mới đã đƣợc đƣa vào nhƣ
thuốc lá, cà phê... bên cạnh việc duy trì cây lúa. Tuy nhiên, những cây trồng
mới này chỉ đƣợc trồng thí điểm chứ chƣa thực sự đƣợc mở rộng nhƣ các cây
trồng truyền thống.
Những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp có chú ý đến vấn đề thủy
lợi nhƣ đào đắp một số kênh mới ở Nam Bộ: kênh Cột Cờ (1875), Trà Ôn
(1876), Chợ Gạo (1877). Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ đƣợc thực hiện
nhiều ở Nam Kỳ còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ chƣa đƣợc thực dân Pháp đầu tƣ
thích đáng bằng chứng là vào cuối thế kỷ XIX, ngƣời dân Bắc Kỳ thƣờng
xuyên chứng kiến cảnh đê vỡ (lớn nhất là trận vỡ đê năm 1871 ở Hà Nội, Sơn
Tây, Bắc Ninh, Nam Định). Những trận vỡ đê cộng với dịch bệnh và sƣu thuế
cao đã dẫn tới tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang. Việc bỏ làng đi tha phƣơng
cầu thực đã báo hiệu một thời kỳ dài cuộc sống bần cùng, đói khổ của nông
dân Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Nền nông nghiệp Việt Nam dƣới triều Nguyễn và thời kỳ thuộc địa là
một nền nông nghiệp độc canh cây lúa, tự cung tự cấp, khép kín, những yếu tố
đó đã là cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp,
nông thôn nƣớc ta nói chung và vùng Bắc Bộ nói riêng. Trong toàn bộ thời
thuộc Pháp, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX, những yếu tố đó sẽ dần
dần thay đổi dƣới ảnh hƣởng của một tác động lịch sử mới: hệ thống chính
sách của thực dân Pháp đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông
nghiệp Bắc Kỳ nói riêng.
1.4.2. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Lúa vẫn là cây trồng chủ yếu trên diện tích cách tác của cả nƣớc, lúa
chiếm 70% diện tích canh tác của Bắc Kỳ và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ,
30% đất còn lại đƣợc giành cho một số cây trồng khác.


18
De Lanessan cho rằng cuối thế kỷ XIX, Bắc Kỳ có tới 1.000.000 ha

trồng lúa (trên tổng số 1,5 triệu ha đất canh tác).
Về cơ cấu cây trồng ở nƣớc ta chia làm hai nhóm: nhóm 1 là cây lƣơng
thực thực phẩm bao gồm cây lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau đâụ cây ăn quả;
Nhóm 2 là nhóm cây công nghiệp nhƣ cây cà phê, chè. cây đậu, cây cao su,
thuốc lá, bông cây đay, cây Gai, cây mía.
Về cơ cấu vật nuôi:
Ngƣời nông dân Việt Nam có truyến thống chăn nuôi gia cầm (gà Vịt),
gia súc (lợn, trâu bò) từ lâu đời. Tuy nhiên những hạn chế về điều kiện sống
và những quy định nghiêm ngặt của Nhà nƣớc trong việc giết mổ trâu bò, nền
chăn nuôi của Việt Nam cho đến thế kỷ XIX không phát triển trên quy mô lớn
trong những trang hay đồn điền. Hoạt động chăn nuôi, nhất là lợn, trâu, bò chỉ
dừng lại trong phạm vi gia đình, gắn với tập quán trồng lúa lâu đời của nông
dân Việt Nam.
1.5. KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN TRƢỚC NĂM 1919
Dƣới thời quân chủ, đồn điền đã xuất hiện dƣới nhiều hình thức
khác nhau ở Bắc Kỳ. Thời Lý - Trần, chế độ điền trang, thái ấp của quý tộc
đƣợc mở rộng, sang thời Lê với mục tiêu dùng hết tiềm lực của nhà nông, mở
rộng nguồn tích trữ cho nhà nƣớc, chính quyền đã chủ trƣơng mở rộng các
đồn điền.
Sang thời thuộc địa đồn điền đƣợc chính quyền khuyến khích phát triển
so với Nam Kỳ và Trung Kỳ, đồn điền ở Bắc Kỳ đƣợc thiết lập sớm hơn.
Điển hình là khi toàn quyền Paul Dumer đề ra chƣơng trình khai thác thuộc
địa lần thứ nhất năm 1897 ở Bắc Kỳ. Trong giai đoạn 1914 - 1918 đã có
khoảng 106 đồn điền của ngƣời Pháp đã đƣợc thiết lập và các đơn xin nhƣợng
đất lập đồn điền ở Bắc Kỳ tăng lên đáng kể.


19
Từ năm 1919 trở đi, kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ đã có nhiều khởi sắc.
Qua hoạt động thăm dò địa chất của các nhà khai mỏ nhiều vùng đất màu mỡ

đƣợc phát hiện. Đặc biệt việc đƣa nhóm cây trồng công nghiệp nhƣ ca phê,
chè đã làm cho đồn điền Bắc Kỳ đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó hệ thống giao
thông đƣợc mở mang. Quy chế về ruộng đất dần đƣợc hoàn thiện, nghị định
về cấp nhƣợng đất đai năm 1913 đã mở đƣờng cho các điền chủ ngƣời Pháp
chiếm đoạt ruộng đất. Các trạm giống có nhiều hoạt động và khuyến cáo cho
các nhà canh nông nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đặc biệt sự thành công bƣớc
đầu của một số điền chủ đã khích lệ giới thực dân đầu tƣ kinh doanh đồn điền.
Trƣớc năm 1919, hệ thống đồn điền đã hình thành ổn định ở Bắc Kỳ
bƣớc đầu còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng yêu cầu "lấy ngắn nuôi dài",
lúa là cây trồng chủ yếu cho các đồn điền. Mục tiêu xa hơn của giới điền chủ
là trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Cây cà phê thâm nhập và
thành công bƣớc đầu ở một số đồn điền đã khích lệ các nhà canh nông. Nó
mở ra một hƣớng kinh doanh mới, phá vỡ thế độc canh lúa truyền thống của
nông nghiệp Bắc Kỳ, kinh tế đồn điền xuất hiện và phát triển ở khu vực Bắc
Kỳ đã trở thành nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp truyền
thống nơi đây.
1.6. CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ
Vua Nguyễn cũng đã quy định tƣơng đói cụ thể về tô thuế ruộng đất
cong, tƣ. Năm 1803, Gia Long chính thức định lại “phép thuế tô, dung”, chia
cả nƣớc làm bốn khu vực để thu thuế ruộng đất, chia ruộng làm 3 loại lớn có
chế độ tô thuế khác nhau. Với quy định này thì thuế ruộng đất công sẽ capo
hơn ruộng đất tƣ. Nhà nƣớc thu tô chủ yếu bằng hiện vật, tức là bằng lúa. Tất
nhiên, các khoản phụ thu khác có khi đƣợc thu bằng tiền nhƣ trẻ tre, khoán
khố, điền mẫu.


20

Tô thuế đất công, tư. Thời Gia Long, theo chế độ cũ, các đất bãi phù sa
công đƣợc lấy lúa phải nạp 120 bát/mẫu, còn các loại đất khác thì phải nộp

tiền. Đến thời Tự Đức, thuế đất đã đƣợc quy định kha tỉ mỉ.
Thuế đinh là một bộ phận thu nhập quan trọng của Nhà nƣớc. Chế độ tô
thuế của triều Nguyễn khá chặt chẽ, phân chia khu vực, phân chia ba miền và
không nặng hơn ở các thời đại trƣớc. Có thể họ Nguyễn chấp nhận sự hợp lý
của thời đại trƣớc hoặc bất lực, chƣa đủ sức đƣa ra một chế độ tô thuế thống
nhất trong cả nƣớc. Tô đƣợc thu bằng hiện vật là cơ sở cho hình thức phát
canh thu tô trong mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền.
Đối với vấn đề thuế nông nghiệp thực dân Pháp đã thi hành và cho thực
hiện 6 nghị định sau:
- Nghị định 2/6/1897 quy định mức thuế ruộng đất đối với Bắc Kỳ và
cho thi hành từ ngày 1/1/1898.
- Nghị định 4/6/1897 quy định về việc miễn thuế cho các loại đất trồng
bông, tràm, cao su, cà phê ở Nam Kỳ.
- Nghị định 4/6/1910 quy định về việc miễn thuế 6 năm cho một số đất
trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, đay, bông, cà phê.
- Nghị định 9/3/1913 quy định về việc miễn thuế cho cây trồng dâu ở
Nam Kỳ.
- Nghị định 4/10/1913 quy định về việc miễn thuế cho đất trồng dâu để
chăn nuôi tằm ở Nam Kỳ.
Bằng 6 nghị định về thuế, thực dân Pháp trƣớc hết là muốn bảo vệ
quyền lợi (ruộng đất, nông nghiệp) của mình ở Đông Dƣơng và sau đó tìm
mọi cách khuyến khích các điền chủ ngƣời Pháp trồng cây công nghiệp để
khai thác nguồn lợi này ở Việt Nam và Đông Dƣơng. Đối với nông dân Việt


21

Nam, nghị định thuế của thực dân Pháp đã trực tiếp bòn rút của cải đẩy họ tới
tình cảnh khốn cùng để từ đó dễ dàng bóc lột thêm một lần nữa.
* Tiểu kết chương 1:

So với Trung Kỳ và Nam Kỳ thì khu vực Bắc Kỳ là khu vực có nhiều
khả năng để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên
phong phú, tiềm lực lao động dồi dào, Bắc Kỳ có thế mạnh trong việc trồng
lúa, cây công nghiệp và trăn nuôi đại gia súc. Vói vị trí địa lý thuận lợi chắc
chắn thu hút sự quan tâm của các nhà canh nông Pháp trong qua trình khai
thác thuộc địa.
Chính sách thực dân Pháp đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và
Bắc Kỳ nói riêng là một chính sách "ăn cƣớp trắng trợn", bóc lột triệt để
nguồn lợi về nông nghiệp từ tay ngƣời nông dân. Đó là "một quá trình vận
động liên hoàn khép kín của một chính sách hai mặt: cƣớp đoạt ruộng đất của
nhân dân lao động một cách quy mô và củng cố, phát triển giai cấp địa chủ
Pháp và bản địa". Chính sách đó đƣợc núp dƣới chiêu bài "phát triển nông
nghiệp", "khai hóa văn minh" và đã đƣợc thực dân Pháp áp dụng vào Việt
Nam nói riêng, ở Đông Dƣơng nói chung trong suốt nửa đầu thế kỷ XX.
Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp đã tạo ra những tiền đề trực tiếp
cho sự biến đổi của nền nông nghiệp Bắc Kỳ nói riêng và nền nông nghiệp
Việt Nam nói chung vào những năm đầu thế kỷ XX.
Kinh tế đồn điền phát triển mạnh là một nhân tố quan trọng làm chuyển
biến nông nghiệp Bắc Kỳ. Hệ thống đồn điền đƣợc thiết lập ở vùng trung du
đã có ý nghĩa nhất định trong việc khai khẩn vùng đất hoang hóa. Tuy nhiên
việc khai thác đồn điền đang ở giai đoạn mò mẫm, cố gắng của những cá nhân
riêng lẻ, chƣa có sự tổ chức hƣớng dẫn, định hƣớng của chính quyền. Đó là
điều kiện để nền nông nghiệp Bắc Kỳ chuyển biến.


22

Chƣơng 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
`


BẮC KỲ TỪ 1919 ĐẾN 1945

2.1. CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CỦA THỰC DÂN PHÁP SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
Sau thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp tiến hành đầu tƣ
vào Đông Dƣơng một cách ồ ạt (nhất là Việt Nam) với tốc độ nhanh và nhanh
chóng. Số vốn đầu tƣ tăng nhanh chóng. Nếu 20 năm (từ 1888 - 1918) tƣ bản
Pháp đầu tƣ vào Đông Dƣơng trên 1 tỉ phơ răng vàng chỉ riêng trong 5 năm
(1924 - 1929) lƣợng vốn đầu tƣ của tƣ bản Pháp tăng lên 4 tỉ phơ răng. Mục
tiêu đầu tƣ của tƣ bản Pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thuộc địa, khôi phục
nền kinh tế chính quốc bị sa sút sau chiến tranh và tránh nạn phá giá của đồng
phơ răng. Tiến độ đầu tƣ chỉ bị ngƣng lại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 - 1933) và đƣợc đầu tƣ trở lại vào năm 1934, nhƣng tốc độ ở
mức nhỏ hơn. Trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945) hoạt động đầu tƣ không
đáng kể, chủ yếu là ngân hàng Đông Dƣơng.
Về hƣớng đầu tƣ, "nếu đầu thế kỷ XX, tƣ bản Pháp tập trung trƣớc hết
vào ngành khai mỏ, giao thông vận tải và thƣơng mại thì đến đợt khai thác
thuộc địa sau thế chiến 1, ngành ƣu tiên nhất lại là nông nghiệp".
- Xây dựng hệ thống ngân hàng, tiền tệ, hỗ trợ kinh tế nông nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ cho canh nông, chính quyền thực dân
đã xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng. Ở Bắc Kỳ, cơ sở của ngân hàng
Nông Phố, ngân hàng Đông Dƣơng lần lƣợt xuất hiện. Từ năm 1927, đại lý
của ngân hàng này lần lƣợt đƣợc thiết lập ở Bắc Kỳ và nhanh chóng trở thành
một tổ chức tín dụng có vai trò lớn.


23

Tiền tệ ở khu vực Bắc Kỳ cũng dần đƣợc ổn định. Trƣớc đó, trên thị

trƣờng xuất hiện nhiều loại tiền khác nhau, từ đồng bạc Đông Dƣơng, đồng
phờ răng vàng, đồng bạc Mễ Tây Cơ đến tiền đồng Gia Long, Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức. Nạn khan hiếm tiền đồng cùng sự đầu cơ của các con
buôn khiến cho hoạt động giao thƣơng tƣơng đối khó khăn. Mệnh giá các thứ
tiền cũng khác nhau và lên xuống thất thƣờng.
Một nét mới trong hoạt động tín dụng đầu tƣ cho nông nghiệp là có sự
góp vốn của các công ty vô danh, các công ty công thƣơng nghiệp, các hãng
buôn, hội buôn lớn.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 1919 đến 1945, các hoạt động tín dụng
đã những khởi sắc đáng kể. Nếu nhƣ trƣớc thế chiến thứ nhất (1914 – 1918),
đầu tƣ cho nông nghiệp chỉ dừng lại ở những cố gắng của những cá nhân thì
giai đoạn này, hoạt động canh nông đã có sự tham gia của nhà nƣớc, các nhãn
hàng, các công ty và tập đoàn tài chính. Hoạt động kinh doanh và lƣu thông
tiền tệ mở rộng là điều kiện thúc đẩy nông nghiệp Bắc Kỳ chuyển biến theo
hƣớng kinh tế hàng hóa.
- Phát triển hệ thống thủy nông:
Sau thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp đã đầu tƣ xây
dựng hệ thống thủy nông tƣơng đối quy mô và hiện đại, bên cạnh việc xây
dựng các công trình đại thủy nông, chính quyền thuộc địa còn chú ý đến việc
củng cố hệ thống tiểu nông, đắp đê, đắp đập, đào kênh mƣơng, khơi rãnh...
So với thời kỳ trƣớc thế chiến thứ nhất thì trong giai đoạn từ 1919 1945, chính quyền thực dân đã có sự đầu tƣ đáng kể cho các công trình thủy
nông. Với các công trình dẫn thủy nhập điền lớn đƣợc xây dựng từ ngân sách
chung Đông Dƣơng và những dự án tiểu nông đƣợc tiến hành từ ngân sách
hàng tỷ, các công trình dẫn thủy nhập điền ở Bắc Kỳ đã đảm bảo tƣới cho gần
140.000 ha, đó là một bƣớc tiến mới trong lịch sử thủy nông khu vực. Sự phát


24

triển của thủy nông kéo theo sự tăng trƣởng của diện tích gieo trồng, góp phần

tạo lên sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ.
- Mở rộng các trại thí nghiệm giống, các chính sách khuyến nông.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân Pháp đã đề ra
một hệ thống chính sách nông nghiệp cụ thể, riêng biệt cho Bắc Kỳ mà trọng
tâm nhất vẫn là vấn đề ruộng đất.
Đối với ruộng đất Bắc Kỳ, thực dân Pháp thực hiện hai chính sách cơ
bản: cƣớp đất lập đồn điền và duy trì chế độ công điền công thổ.
* Cướp đất lập đồn điền:
Ngay sau khi bình định về quân sự, thực dân Pháp tiến hành chiếm đoạt
đất đai ở Bắc Kỳ. Nhằm hợp pháp hóa cho hành động ăn cƣớp của mình, từ
trƣớc cuộc khai thác lần một. thực dân Pháp đã có những nghị định quy định
về vấn đề nhƣợng đất cho ngƣời Pháp ở Bắc Kỳ.
Từ khi bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa, công cuộc cƣớp đất ở Bắc Kỳ
của Pháp càng trở nên ráo riết hơn bao giờ hết.
Để tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động cƣớp đoạt ruộng đất ở
Bắc Kỳ, ngày 19/4/1906, thực dân Pháp tiếp tục ra một bản nghị định mới.
Theo tinh thần của nghị định này, Thống sứ Bắc Kỳ có thể nhƣợng đồn điền
tạm thời, vĩnh viễn dƣới 300 ha. Nếu trên 300 ha sẽ do Toàn quyền Đông
Dƣơng cấp.
Trong nghị định ngày 6/3/1913, thực dân Pháp thể hiện rõ mục đích
nhƣợng địa của mình nhƣ sau:"Những nhƣợng địa nông nghiệp có diện tích
bằng hay dƣới 50 ha có thể đƣợc cấp nhƣợng cho các công dân thần dân hay
dân bảo hộ Pháp nếu muốn xin với mục đích là tạo lập ra các cơ sở, các doanh
nghiệp nông nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp".
Vào những năm cuối của đợt khai thác thực dân Pháp tiếp tục ra các
bản nghị định ngày 27/12/1913, ngày 6/3/1914 và nghị định 11/11/1914 quy


25


định bắt đầu từ dƣới 50 ha sẽ đƣợc cho không và do các Thống sứ, Thống
đốc, Khâm sứ quyết định.
Tuy nhiên, chính quyền thực dân Pháp cũng ra một số quy định đối với
các điền chủ nhƣ sau:
- Chỉ đƣợc xin cấp không một đồn điền thứ hai (chỉ đƣợc cấp 2 lần là
tối đa), nếu nhƣ 4/5 diện tích đồn điền thứ nhất đã đƣợc canh tác (nghị định
27/12/1913).
- Chính quyền chỉ cấp chứng nhận quyền sở hữu tạm thời và hạn cho
trong một thời gian tối đa là 5 năm với điều kiện chủ đồn điền phải canh tác
hết toàn bộ diện tích đồn điền đó. Hết hạn 5 năm, phần nào chƣa canh tác
chính quyền sẽ thu lại. Sau đó mới cấp chứng nhận quyền sở hữu vĩnh viễn,
chính thức đối với phần diện tích đã đƣợc canh tác cho chủ đồn điền (nghị
định của toàn quyền Đông Dƣơng ngày 27/12/1913, nghị định của thống sứ
Bắc Kỳ ngày 6/3/1914, nghị định của thống đốc Nam Kỳ ngày 11/11/1914).
- Khi chƣa có giấy chứng nhận quyền sở hữu chính thức, chủ đồn điền
không đƣợc phép nhƣợng lại đồn điền cho ai, nếu làm trái đồn điền đó sẽ bị
chính quyền thu hồi lại.
Bằng những chính sách nói trên, thực dân Pháp đã ngang nhiên cƣớp
đoạt ruộng đất của nhân dân ta, cho đến năm 1900, tổng diện tích thực dân
Pháp đã chiếm để lập đồn điền ở Bắc Kỳ là 197.769 ha.
Có thể thấy trong suốt thời gian thống trị và bóc lột ở Bắc Kỳ thì đợt
khai thác thuộc địa là giai đoạn thực dân Pháp cƣớp đất mạnh mẽ nhất.
Năm 1918, thực dân Pháp chiếm ở Bắc Kỳ 3.068 ha (chiếm tỷ lệ
26,24% so với cả nƣớc). Năm 1919, tỷ lệ đó ở Bắc Kỳ lên tới 83,51% /59.930
ha trong tổng số 72.074 ha của Việt Nam.
Năm 1919, tỷ lệ đó xấp xỉ 25% (tức là 136.096 ha trên tổng số 469.724
ha của cả nƣớc). Và tới năm 1920 - 1930, tỷ lệ đó gần bằng 1/7 (tức là trong
775.700 ha đất bị cƣớp ở Việt Nam, đất ở Bắc Kỳ đã bị chiếm là 104.000 ha).



×