Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Luận Văn Thiết kế website trường THPT Quang Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường vừa qua, em đã được các thầy
cô trong trường đã tận tâm dạy bảo, cung cấp, truyền đạt những kiến thức
chuyên môn cần thiết, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước
vào đời.
Bài khóa luận tốt nghiệp này là cơ hội để chúng em có thể áp dụng và
tổng kết lại những kiến thức mà mình đã được học trong những năm qua.
Đồng thời em cũng rút ra được những kinh nghiệm thực tế và quý giá trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Để có được điều đó, trước hết, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các
thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐH sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên T.S Trịnh Đình
Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng em trong quá
trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: NGUYỄN THỊ HOÀN
Sinh viên lớp: K34-CNTT, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài “Thiết kế Website Trường Trung học phổ thông Quang Hà”
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.s
TRỊNH ĐÌNH THẮNG và tham khảo một số nguồn tài liệu trên Internet.
2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Người cam đoan


Nguyễn Thị Hoàn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ..................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 8
1.1. Phân tích bài toán ......................................................................... 8
1.1.1. Vai trò của Website với trường học ........................................ 8
1.1.2. Lựa chọn ngôn ngữ thực hiện ................................................. 9
1.2. Giới thiệu về PHP .......................................................................... 10
1.3. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL ......................... 11
1.3.1. Cơ sở dữ liệu là gì? ................................................................. 11
1.3.2. Bảng và trường........................................................................ 11
1.3.3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ......................................................... 12
1.3.4. Tổng quan về MySQL ............................................................ 12
1.3.5. Sử dụng SQL tạo cơ sở dữ liệu và bảng trong MySQL ......... 13
1.3.6. Phát biểu Select ....................................................................... 14
1.3.7. Liên kết bảng........................................................................... 15
1.4. Giới thiệu về Joomla ..................................................................... 17
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .................................................... 21
2.1. Khảo sát hiện trạng của hệ thống ................................................ 21
2.1.1. Hiện trạng của hệ thống cũ ..................................................... 21


2.1.2. Đánh giá hiện trạng ................................................................. 21
2.1.3. Yêu cầu phát sinh hệ thống mới ............................................. 21
2.2. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống ................................. 22

2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) ........................................................ 23
2.3.1. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu .............................. 23
2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức khung cảnh ............................... 24
2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức đỉnh(mức 1) ............................. 25
2.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức dưới đỉnh của hệ thống ............ 26
Chƣơng 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................................................... 28
3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu .................................................................... 28
3.2. Thiêt kế hệ thống .......................................................................... 33
3.2.1. Trang chủ của Website ........................................................... 33
3.2.2. Menu chính ............................................................................. 36
3.2.3. Module đăng nhập................................................................... 37
3.2.4. Module bình chọn ................................................................... 38
3.2.5. Module Thống kê người truy cập ........................................... 39
3.2.6. Module Tìm kiếm .................................................................. 39
3.2.7. Giao diện trang giới thiệu ....................................................... 40
3.2.8. Giao diện trang tin tức / sự kiện.............................................. 41
3.2.9. Giao diện trang Tin nội bộ ...................................................... 42
KẾT LUẬN ................................................................................................ 43
PHỤ LỤC: HƢỚNG DẪN CÀI ĐẶT ...................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 50


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 3.1: Bảng người dùng .......................................................................... 28
Bảng 3.2: Bảng phân mục ............................................................................. 29
Bảng 3.3: Bảng chuyên mục.......................................................................... 30
Bảng 3.4: Bảng bài viết ................................................................................. 31
Bảng 3.5: Bảng thành phần .......................................................................... 32
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống ...................................... 22
Hình 2.2: Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu ................................... 23

Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống ở mức khung cảnh ............... 24
Hình 2.4: Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống ở mức đỉnh .......................... 25
Hình 2.5: Biểu đồ BLD ở mức dưới đỉnh của chức năng quản trị người
dùng ............................................................................................................... 26
Hình 2.6: Biểu đồ BLD ở mức dưới đỉnh ở chức năng Quản lý nội dung ... 27
Hình 3.1: Cấu trúc Website ........................................................................... 34
Hình 3.2 : Giao diện Trang chủ .................................................................... 35
Hình 3.3: Giao diện Modul đăng nhập ......................................................... 37
Hình 3.4: Giao diện chức năng Quên mật khẩu ........................................... 38
Hình 3.5: Giao diện Modul bình chọn .......................................................... 38
Hình 3.6: Module tìm kiếm............................................................................ 39
Hình 3.7: Giao diện trang Giới thiệu............................................................ 40
Hình 3.8: Giao diện trang Tin tức sự kiện .................................................... 41
Hình 3.9: Giao diện trang Tin nội bộ ........................................................... 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh của Internet, hình thức thương
mại điện tử, giải trí, thông tin kinh tế… đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ ở
nước ta. Việc xây dựng Website là việc rất cần thiết đối với các công ty,
trường học, các công sở, các doanh nghiệp… Nó giúp quảng bá thương hiệu,
cung cấp các thông tin cho các công ty, doanh nghiệp, các trường học…
Hiện nay, các trang Web dành cho giáo dục cũng đang phát triển rất
mạnh nhưng chủ yếu dành cho các cấp, các ngành và các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Còn với các trường trung học phổ thông,
trung học cơ sở và các trường tiểu học thì vẫn chưa được áp dụng nhiều.
Trường Trung học phổ thông Quang Hà, thị trấn Gia Khánh, huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những trường chưa có trang web
riêng. Các tin tức, thông tin về trường đến được với các em học sinh, giáo

viên cũng như những người có liên quan còn chậm, chưa thuận tiện.
Vì vậy mỗi trường rất cần phải có một Website riêng để quản lý, cập
nhật thông tin để đưa thông tin tới các giáo viên và các em học sinh một cách
thuận tiện và nhanh chóng.
Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thiết kế Website Trường
Trung học phổ thông Quang Hà” làm đề tài khóa luận cho mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với xu thế tiến bộ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin hiện nay, máy vi tính đóng vai trò chủ đạo có thể giúp chúng ta giải
quyết một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm tối đa các chi phí.

6


Việc thiết kế một Website trường học sẽ giúp cho việc đưa tin tức, thông
tin của nhà trường tới giáo viên, học sinh và những người liên quan một cách
nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả góp phần nâng cao, đẩy nhanh sự phát
triển của xã hội, thực hiện ứng dụng tin học vào nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là thiết kế Website trường trung học phổ thông.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Website này được thiết kế để ứng dụng trong việc đưa thông tin của
trường THPT Quang Hà tới các em học sinh, giáo viên… và có thể áp dụng
cho các trường THPT khác có quy mô tương tự. Xa hơn có thể nâng cấp để
ứng dụng cho các trường học có quy mô lớn hơn.
5. Giả thiết khoa học
Nếu Website này được ứng dụng thực tế đối với nhiều trường học thì sẽ
giúp cho việc cung cấp và nắm bắt các thông tin ngày càng thuận tiện và hiệu
quả hơn.
6. Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận của em gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích hệ thống
Chương 3: Thiết kế hệ thống

7


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phân tích bài toán
1.1.1. Vai trò của Website với trƣờng học
Nhờ sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử,
giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở lên thật dễ dàng cho người sử
dụng chỉ cần có một máy tính kết nối internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì
gần như lập tức cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy
đủ thông tin, hình ảnh và cả những âm thanh mà bạn cần. Bằng internet,
chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn và chi phí
thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy sự
khai sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp
thế giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống
con người.
Trường học là nơi có rất nhiều thông tin được trao đổi hàng ngày, vì
vậy mỗi trường rất cần phải có một Website riêng để quản lý, cập nhật thông
tin để đưa thông tin tới các giáo viên và các em học sinh một cách thuận tiện
và nhanh chóng.
Hiện nay, các trang Web dành cho giáo dục cũng đang phát triển mạnh
ở các trường chuyên nghiệp, còn các trường phổ thông, trung học cơ sở, tiểu
học thì chưa được áp dụng nhiều. Vì thế bài toán đặt ra là rất cần thiết có
Website riêng cho các trường học.
Ở khóa luận này, tôi đã đi nghiên cứu bài toán “Thiết kế Website

Trường Trung học phổ thông Quang Hà”.
Website có chức năng chính là cung cấp các thông tin sau:
 Các thông tin giới thiệu về trường như địa chỉ, lịch sử hình thành...

8


 Các thông tin, tin tức, sự kiện về trường, các tin giáo dục khoa học.
 Các thông tin về cơ cấu tổ chức, các tổ ban ngành trong trường.
 Thời khóa biểu, lịch thi, điểm thi cho sinh viên.
 Các thông tin hoạt động của trường và của học sinh.
 Quản lý việc truy cập của các thành viên.
 Liên kết với các Website khác…
1.1.2. Lựa chọn ngôn ngữ thực hiện
Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình để thiết
kế trang Web như: Ngôn ngữ html, CGI, Perl, ASP, JSP, PHP… Mỗi một
ngôn ngữ đều có được những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào
quy mô, tính chất của Website mà bạn muốn lập và kỹ năng lập trình của bản
thân để chọn cho mình ngôn ngữ lập trình hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, các mã nguồn mở như Joomla, NukeViet ngày càng đa
dạng làm cho việc thiết kế Website trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời
gian, thuận tiên và hiệu quả. Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở
(tiếng Anh: Open Source Content Management Systems). Joomla được viết
bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử
dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Dựa vào việc phân tích chức năng của bài toán ở trên và phần kiến thức
về PHP mà em đã được học tại trường nên em chọn PHP làm ngôn ngữ lập
trình kết nối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Sử dụng Joomla để thiết kế
và công cụ PhpMyAdmin để tương tác với CSDL.


9


1.2. Giới thiệu về PHP
PHP(Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay
một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy
chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với Web
và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.
Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú
pháp giống C và Java, thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so
với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập
trình Web phổ biến nhất thế giới.
Cũng như HTML, PHP cũng có thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc. PHP có 4
cú pháp như sau:
Cách 1 : Cú pháp chính.

Mã_lệnh _PHP ?>

Cách 2: Cú pháp ngắn gọn.

Mã_lệnh _PHP ?>

Cách 3: Cú pháp giống với ASP.
<%

Mã_lệnh _PHP %>

Cách 4: Cú pháp bắt đầu bằng script

<script language=php>
.....
</script>
Thẻ “<?php” và thẻ “?>” sẽ đánh đấu sự bắt đầu và sự kết thúc của
phần mã PHP qua đó máy chủ biết để xử lý và dịch mã cho đúng. Đây là một

10


điểm khá tiện lợi của PHP giúp cho việc viết mã PHP trở nên khá trực quan
và dễ dàng trong việc xây dựng phần giao diện ứng dụng HTTP.
Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng
đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc, công ty do các nhà phát triển
cốt lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa
PHP phát triển ở quy mô xí nghiệp.
1.3. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
1.3.1. Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin. Có nhiều loại cơ sở dữ liệu
nhưng phổ biến nhất là cơ sở dữ liệu quan hệ.
Một cơ sở dữ liệu quan hệ là một cơ sở dữ liệu trong đó tất cả dữ liệu
được tổ chức trong các bảng có mối quan hệ với nhau. Mỗi một bảng bao gồm
các dòng và các cột: mỗi một dòng được gọi là một bản ghi (bộ) và mỗi một
cột là một trường (thuộc tính).
Một cơ sở dữ liệu quan hệ cho phép truy vấn các tập hợp dữ liệu con từ
các bảng, cho phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy cập các mẩu tin
liên quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau.
1.3.2. Bảng và trƣờng
Các cơ sở dữ liệu được cấu tạo từ các bảng dùng để thể hiện các phân
nhóm dữ liệu. Bảng có cấu trúc định nghĩa sẵn và chứa dữ liệu phù hợp với
cấu trúc này. Bảng chứa các mẩu tin là các mẩu dữ liệu riêng rẽ bên trong

phân nhóm dữ liệu. Mẩu tin chứa các trường. Mỗi trường thể hiện một bộ
phận dữ liệu trong một mẩu tin.

11


1.3.3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là một phương pháp khoa học để phân tách
một bảng có cấu trúc phức tạp thành những bảng có cấu trúc đơn giản theo
những quy luật đảm bảo không làm mất thông tin dữ liệu. Kết quả là sẽ làm
giảm bớt sự dư thừa và loại bỏ những sự cố mâu thuần về dữ liệu, tiết kiệm
được không gian lưu trữ. Một số dạng chuẩn hóa dữ liệu thông dụng là:


First Normal Form (1NF): Dạng chuẩn 1.



Second Normal Form (2NF): Dạng chuẩn 2.



Third Nomal Form (3NF): Dạng chuẩn 3.



Boyce-Codd Normal Form (BCNF): Chuẩn Boyce-Codd Normal.

1.3.4. Tổng quan về MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến trên thế giới

và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng.
Vì MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả
chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các
hàm tiện ích rất mạnh.
Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng
có truy cập CSDL trên internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có
thể tải về MySQL từ “”. Nó có nhiều phiên bản cho
các hệ điều hành khác nhau.
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ quản trị Cơ sở dữ
liệu quan hệ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ
khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP
hay Perl,...

12


MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ
liệu có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có
thể được quản lý một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, mỗi người dùng có
một tên truy cập (username) và mật khẩu(password) tương ứng để truy xuất
đến cơ sở dữ liệu.
1.3.5. Sử dụng SQL tạo cơ sở dữ liệu và bảng trong MySQL
Lệnh tạo cơ sở dữ liệu
create database database_name;
Lệnh sử dụng cơ sở dữ liệu
use database_name;
Lệnh tạo bảng
create table table_name (


column_1 column_type column_attributes

, column_2 column_type column_attributes, primary key (column_name),
index index_name(column_name) )
Các thuộc tính của cột có thể là: null hoặc not null (null là giá trị mặc
định)
Tạo chỉ mục INDEX
index index_name (indexed_column)
Có thể tạo Index bằng cách khai báo khóa chính trên field đó, bất kỳ
field sort tự động nào đều phải được Index và nên khái báo nó là khóa chính.
Trong ví dụ sau id_col được index:
create table my_table ( id_col int unsigned auto_increment primary
key, another_col text );

13


Lệnh Alter table: Để thay đổi các thánh phần của table như đổi tên
table, field, index, thêm hoặc xóa field và index, định nghĩa lại các field và
index.
Cú pháp: alter table table_name
Lệnh Insert : Chèn giá trị vào các cột của bảng
insert into table_name (column_1, column2, column3,...) values
(value1, value2, value3 ...)
Lệnh Update: Cập nhật giá trị
update table_name set col_1=value1, col_2 = value_2 where col=value
Lệnh drop table/drop database
- Lệnh drop table: Xóa bảng
drop table table_name

- Lệnh drop database: Xóa cơ sở dữ liệu
drop database database_name
Lệnh show tables: dùng để liệt kê danh sách các bảng trong cơ sở dữ
liệu
SHOW TABLES
Lệnh này phải được thực hiện sau lệnh
USE DATABASE
1.3.6. Phát biểu Select
Phát biểu Select dùng để truy vấn dữ liệu từ 1 hay nhiều bảng khác
nhau, kết quả trả về là 1 tập mẩu tin thỏa mãn điều kiện (nếu có). Cú pháp:
SELECT <Danh sách các cột>

14


FROM <Danh sách bảng>
[WHERE <Các điều kiện ràng buộc>]
[GROUP BY <Tên cột/biểu thức trong SELECT> ]
[HAVING <Điều kiện bắt buộc của GROUP BY>]
[ORDER BY <danh sách cột>]
[LIMIT FromNumber | ToNumber]
1.3.7. Liên kết bảng
Khái niệm mệnh đề JOIN
Trong phần lớn các phát biểu Select chúng ta muốn đưa ra kết quả được
lấy từ 1 hay nhiều bảng khác nhau, khi đó chúng ta phải kết nối các bảng với
nhau bằng mệnh đề JOIN.
Khi sử dụng JOIN cần quan tâm đến trường/cột nào trong bảng thứ
nhất có quan hệ với trường (cột) nào trong bảng thứ hai.
Mệnh đề INNER JOIN
Phát biểu SQL dạng SELECT sử dụng mệnh đề INNER JOIN thường

để kết hợp hai hay nhiều bảng với nhau, cú pháp:
SELECT [SELECT LIST] FROM<FIRST_TABLENAME>
INNER JOIN <SECOND_TABLENAME>
ON <JOIN CONDITION> WHERE <CRITERIANS>
ORDER BY <COLUMN LIST> [ASC / DESC]
Mệnh đề LEFT JOIN

15


Muốn kết quả lấy ra trong 2 bảng kết hợp theo điều kiện: Những mẩu
tin bảng bên trái tồn tại ứng với những mẩu tin ở bảng bên phải không tồn tại,
khi đó ta dùng mệnh đề LEFT JOIN
SELECT<Column list> FROM lefttablename
LEFT JOIN righttablename
ON lefttabkename.field1= righttablename.field2
WHERE <conditions>
ORDER BY <column name>

[ASC/DESC]

Mệnh đề RIGHT JOIN
Ngược lại với phát biểu SQL dạng Select sử dụng mệnh đề LEFT JOIN
sẽ xuất dữ liệu của bảng bên phải cho dù dữ liệu của bảng bên trái không tồn
tại. Cú pháp:
SELECT <Column list> FROM lefttablename
RIGHT JOIN righttablename
ON lefttabkename.field1=righttablename.field2
WHERE <conditions>
ORDER BY <column name>

ASC/DESC

16


1.4. Giới thiệu về Joomla
Joomla là một "framework" để xây dựng trang Web. Joomla cung cấp
"hệ thống quản lý nội dung” (CMS) tổng thể cho tổ chức và duy trì trang web
của bạn. Điều đặc biệt về Joomla là có chức năng mở rộng, có nghĩa là bạn có
thể lựa chọn từ hàng ngàn phần mở rộng của Joomla dễ dàng "plug-in" để
tăng cường sự xuất hiện, mở rộng quyền lực và tối đa hóa các kết quả của
trang web của bạn. Joomla! là một giải pháp mã nguồn mở là tự do sẵn có cho
tất cả mọi người.
Joomla là một sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn hoặc
trang web cộng đồng bởi vì Joomla sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giúp bạn
tiết kiệm tiền và làm cho bạn rất hài lòng với trang web của bạn. Một trang
web Joomla là rất phù hợp cho một tổ chức đang phát triển. Nội dung hầu như
không giới hạn có thể được bổ sung liên tục và cấu trúc phân cấp Joomla giữ
nội dung tổ chức và dễ dàng để tìm kiếm và tìm thấy. Chức năng mới có thể
được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng để trang web của bạn vẫn tươi mới và
hiện tại với các công cụ web mới nhất và kỹ thuật.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng
tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản
tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ
đa ngôn ngữ. Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là
"đồng tâm hiệp lực"
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá
nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung
cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản
lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là

hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.

17


Cấu trúc cho phép xây dựng trong của Joomla cho phép nhiều người để
quản lý các bộ phận khác nhau của trang web.
Các khái niệm cơ bản trong Joomla:
Front End:
Là các trang Web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào Web
Site của bạn. Phần này ngoài việc hiển thị nội dung của trang Web còn là nơi
mọi người có thể đăng ký thành viên và tham gia quản lý, viết bài đăng trên
trang Web.
Back-end:
Là phần quản lý Web Site dành cho các Quản trị, chủ nhân của Web
Site. Phần này cho phép cấu hình các thông số về hoạt động, nội dung, hình
thức và quản lý các thành phần, bộ phận được tích hợp thêm cho Joomla!
Phần back-end được truy cập thông qua đường dẫn:
http://your_domain/administrator.
Template (Temp):
Là khuôn dạng, kiểu mẫu, hình thức được thiết kế để trình bày nội dung
của trang Web và có các vị trí định sẵn để tích hợp các bộ phận, thành phần
của trang Web. Joomla! cho phép cài đặt và thay đổi Temp cho Web Site hay
cho từng trang Web khác nhau một cách dễ dàng.
Module (Mod):
Là bộ phận mở rộng thêm chức năng cho Web Site, các Mod này có các
chức năng khác nhau, được hiển thị trên trang Web tại các vị trí qui định và
có thể thay đổi được. Một trang Web có thể hiển thị nhiều Mod giống và khác
nhau, Mod có thể được cài đặt thêm vào Web Site.
Chúng ta có các module thông dụng:



Lastest News (mod_latestnews): Module hiển thị các tin mới nhất

18




Popular News (mod_mostreads): Module hiển thị các bài được quan

tâm nhiều nhất


Related Items (mod_related_items): Module hiển thị các bài viết liên



Random Image (mod_random_image): Module hiển thị các ảnh ngẫu



Search Module (mod_search): Module công cụ tìm kiếm



Login Module (mod_login): Module hiển thị form đăng nhập hệ




Stats Module (mod_stats): Module hiển thị các thông tin thống kê về

quan

nhiên

thống
hệ thống


Menu Module (mod_mainmenu): Module hiển thị các menu của

website


Banners Module (mod_banners): Moudule hiển thị các banner quảng

cáo
Component (Com):
Là thành phần chính của trang Web, nó quyết định đến chức năng, hình
thức, nội dung chính của mỗi trang Web. Com có thể có thêm Mod để hỗ trợ
cho việc hiển thị các chức năng và nội dung của Com. Com có thể được cài
đặt thêm vào Web Site.
Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Component:


Banners (quản lý các bảng quảng cáo),




Contacts (quản lý việc liên hệ giữa người dùng với Ban quản trị Web



Search (quản lý việc tìm kiếm),



News Feeds (quản lý các tin tức),



Polls (quản lý việc bình chọn, ý kiến của người dùng),

Site),

19




Web Links (quản lý các liên kết ngoài Web Site)



Và các Com quản lý nội dung của trang Web.

Mambot (Plug-in):
Là các chức năng được bổ sung thêm cho Com, các Mambot này sẽ can
thiệp, bổ sung vào nội dung của trang Web trước khi nó được hiển thị.

Mambot có thể được cài đặt thêm vào Web Site.

20


Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát hiện trạng của hệ thống
2.1.1. Hiện trạng của hệ thống cũ
Một vài năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà
trường đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, soạn các
giáo án điện tử… Song vì trường THPT Quang Hà là một trong những trường
THPT chưa có trang web riêng. Vì thế nên cũng có nhiều bất cập, việc trao
đổi các thông tin trong nhà trường chưa được thuận tiện. Khi nhà trường có
tin gì cần thông báo với học sinh thì phải trao đổi, truyền đạt cho các giáo
viên và giáo viên sẽ thông báo đến học sinh. Học sinh khi muốn có thông tin
gì về nhà trường thì phải hỏi giáo viên, hoặc tra thông tin trên các trang báo
mạng. Vì thế thông tin không đảm bảo được tính chính xác.
2.1.2. Đánh giá hiện trạng
Từ thực trạng của trường ở trên, ta thấy việc trao đổi thông tin trong
nhà trường chưa được thuận tiện, thông tin chưa đảm bảo được tính chính xác,
dễ bị nhầm lẫn.
2.1.3. Yêu cầu phát sinh hệ thống mới
Từ thực trạng của trường, yêu cầu cần thiết phải có một website riêng
của nhà trường để thuận tiện cho việc trao đổi các thông tin giữa thầy và trò
trong trường, các thông tin được trực tiếp do người quản trị website của
trường đăng lên vì thế thông tin sẽ đảm bảo được độ chính xác hơn, góp phần
tao nên sự gắn kết giữa học sinh, giáo viên và nhà trường.

21



2.2. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống

Hệ thống Website
trường học

Quản trị nội dung

Quản trị người dùng

Tạo khoản
truy cập

Cập nhật thông
tin

Quản lý quyền
truy cập

Đăng thông tin

Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống

22


2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)
2.3.1. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu

Kí hiệu


Tên

Luồng dữ liệu
Data flow

Giải thích
Thể hiện dữ liệu và
hướng của dữ liệu

Tiến trình

Mô tả chức năng xử lý

Data store

Kho dữ liệu

Nơi lưu trữ dữ liệu

External entities

Tác nhân ngoài

P

Mô tả chức năng ngoài
liên quan đến hệ thống

Hình 2.2: Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu


23


2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức khung cảnh

Người quản trị

Thông
tin
quản
lý hoạt
động
hệ
thống

Thông
tin
đăng
nhập

Xác
định
quyền
truy
cập

Xử lý
thông
tin


Hệ thống
Website

Thông
tin yêu
cầu dữ
liệu

Thông
tin dữ
liệu

Người dùng

Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống ở mức khung cảnh

24


2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức đỉnh(mức 1)

3. Giao tiếp
người dùng
Yêu
cầu

Thông
tin


Thông
tin

Người dùng
Dữ liệu người dùng

Dữ liệu tin tức
Thông

báo

Thông

tin
đăng
nhập

1. Quản trị
người dùng

Quản trị

2. Quản trị
nội dung

Người quản trị

Thông báo

Cập nhât

Thông tin

Hình 2.4: Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống ở mức đỉnh.

25


×