Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Luật Kinh Tế

MAI ĐÌNH QUÝ

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Mai Đình Quý


Người hướng dẫn khoá học: PGS,TS. Nguyễn Minh Hằng

Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng. Kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Mai Đình Quý


ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................

i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ......................................................

x

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................

1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 3

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 5

2.3.

Đánh giá chung về các công trình công bố và khoảng trống nghiên

cứu

7

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
4.1.


Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 8

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
6. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 9
6.1.

Đóng góp về mặt lý luận ........................................................................ 9

6.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................... 9

7. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ..................................................................... 11
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng MBHHQT ........................ 11
1.1.1 Khái quát về hợp đồng MBHHQT ......................................................... 11


iii

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động MBHHQT..................................................... 11
1.1.1.2 Khái niệm về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa................... 13
1.1.1.3 Khái niệm hợp đồng MBHHQT...................................................... 14
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng MBHHQT..................................................... 18
1.1.2.1 Chủ thể của hợp đồng MBHHQT................................................... 18

1.1.2.2 Đối tượng của hợp đồng MBHHQT............................................... 18
1.1.2.3 Luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT............................................. 20
1.1.2.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHHQT................................... 22
1.1.3 Vai trò của hợp đồng MBHHQT.......................................................... 24
1.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng MBHHQT............................................. 25
1.2.1 Điều kiện về chủ thể hợp đồng............................................................. 25
1.2.2 Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng................................... 27
1.2.3 Điều kiện về hình thức của hợp đồng.................................................. 28
1.2.4 Điều kiện về tính tự nguyện khi giao kết hợp đồng............................. 29
1.3 Giao kết hợp đồng MBHHQT.................................................................... 30
1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng MBHHQT........................................... 30
1.3.2.Trình tự giao kết hợp đồng MBHHQT................................................ 31
1.3.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng............................................................. 31
1.3.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................................ 32
1.3.2.3 Thời điểm giao kết hợp đồng.......................................................... 32
1.3.3 Đàm phán và soạn thảo hợp đồng MBHHQT..................................... 33
1.3.3.1 Đàm phán hợp đồng MBHHQT...................................................... 33
1.3.3.2 Soạn thảo hợp đồng MBHHQT...................................................... 35
1.4 Thực hiện hợp đồng MBHHQT................................................................. 35


iv

1.4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng MBHHQT......................................... 35
1.4.2. Trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT............................................. 36
1.4.2.1 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT...............36
1.4.2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT
36
1.4.2.3 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT.........39
1.4.2.4 Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT............44

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng
MBHHQT.......................................................................................................... 44
1.5.1 Chính sách thương mại của quốc gia và quốc tế.................................44
1.5.2 Văn hóa kinh doanh............................................................................. 45
1.5.3 Đặc trưng của hàng hóa trong hợp đồng MBHHQT..........................45
1.5.4 Hiểu biết về khung pháp lý................................................................... 46
1.5.5 Năng lực của người tham gia đàm phán, thực hiện hợp đồng...........46
1.5.6 Vị thế của doanh nghiệp trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. .46
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN.
49
2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An................................49
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An........................49
2.1.2 Giới thiệu về các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An..................................... 51
2.1.3 Tình hình hoạt động XNK của các doanh nghiệp tại Nghệ An..........53
2.2 Thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của các
doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.............................................................................. 56


v

2.2.1 Các loại hợp đồng MBHHQT thông dụng của các DN tỉnh Nghệ An.
57
2.2.2 Thực tiễn việc đàm phán, giao kết, soạn thảo hợp đồng MBHHQT của
các DN tỉnh Nghệ An.................................................................................... 58
2.2.2.1 Thực tiễn việc đàm phán, giao kết hợp đồng MBHHQT của các DN
tỉnh Nghệ An............................................................................................... 58
2.2.2.2 Thực tiễn việc soạn thảo hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp
tỉnh Nghệ An............................................................................................... 60
2.2.3 Thực tiễn việc thực hiện hợp đồng MBHHQT của các DN tỉnh Nghệ An 70


2.3 Đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng MBHHQT của
các DN tỉnh Nghệ An......................................................................................... 74
2.3.1 Những thành công................................................................................ 74
2.3.2 Những điểm tồn tại, hạn chế và nguyên nhân..................................... 74
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN................................................................... 78
3.1 Định hướng phát triển hoạt động XNK tại tỉnh Nghệ An........................78
3.1.1 Quan điểm mục tiêu phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.................78
3.1.1.1 Quan điểm...................................................................................... 78
3.1.1.2 Mục tiêu.......................................................................................... 80
3.1.2 Định hướng phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa
bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020........................................................ 80
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh
Nghệ An.............................................................................................................. 85


vi

3.2.1 Khảo sát thị trường và tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi giao
kết và thực hiện hợp đồng............................................................................. 85
3.2.2 Thiết lập quy trình liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng
MBHHQT...................................................................................................... 87
3.2.3 Sử dụng các kỹ thuật đàm phán hợp đồng MBHHQT........................90
3.2.4 Soạn thảo các điều khoản của hợp đồng chặt chẽ, cụ thể, bảo đảm
quyền lợi ích của cả hai bên.......................................................................... 91
3.2.4.1 Điều khoản tên hàng....................................................................... 92
3.2.4.2 Điều khoản số lượng, khối lượng................................................... 92

3.2.4.3 Điều khoản chất lượng................................................................... 92
3.2.4.4 Điều khoản giá cả.......................................................................... 93
3.2.4.5 Điều khoản giao hàng, vận tải........................................................ 93
3.2.4.6 Điều khoản thanh toán................................................................... 94
3.2.4.7 Điều khoản bảo hành..................................................................... 94
3.2.4.8 Điều khoản miễn trách................................................................... 94
3.2.4.9 Điều khoản khiếu nại và giải quyết tranh chấp..............................94
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực pháp chế chuyên về giao kết và thực hiện hợp

đồng MBHHQT............................................................................................. 95
3.2.6 Sử dụng các hợp đồng mẫu cho doanh nghiệp...................................96
3.3 Một số kiến nghị.......................................................................................... 96
3.3.1 Kiến nghị với hiệp hội ngành nghề...................................................... 96
3.3.2 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước.................................................... 97
KẾT LUẬN..........................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................102
A.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.................................................102


vii

B. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI....................................106
PHỤ LỤC.............................................................................................................107
PHỤ LỤC 01. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP
QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG).......107
PHỤ LỤC 02. HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC.........115
PHỤ LỤC 03. HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ............116
PHỤ LỤC 04. HỢP ĐỒNG XUÂT KHẨU NÔNG SẢN..............................128

PHỤ LỤC 05. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN.....................................................130
PHỤ LỤC 06. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỢP
ĐỒNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN......................142
PHỤ LỤC 07. BÁO CÁO PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA............................144


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên luận văn thạc sĩ: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Luận văn đã đạt được các kết quả chính như sau:
Người viết làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, các quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán quốc tế điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An, tìm hiểu các điểm mạnh,
điểm hạn chế, khó khăn của các doanh nghiệp trong việc giao kết, thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về các quy định pháp luật trong nước và quốc tế chưa
cao, nhận thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng còn hạn chế. Điều này đã gây ra
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị
cho các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành nghề trong việc hoàn thiện
quy định pháp luật, hỗ trợ tư vấn pháp lý, cung cấp thông tin về thị trường cho các
doanh nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng và doanh nghiệp cả nước nói chung.



ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

CISG

Tiếng nước ngoài

Tiếng Việt

Convention on Contracts for the

Công ước Viên năm 1980 của
Liên Hợp quốc về hợp đồng

International Sale of Goods

DN
FDI

mua bán hàng hóa quốc tế
Doanh nghiệp

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa

MBHHQT

quốc tế

ICC

International Chamber of
Commerce

Phòng Thương mại Quốc tế

ITC

International Trade Center

Trung tâm Thương mại
Quốc tế

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

UNIDROIT


Institut International pour
l`Unification du Droit Privé

Viện Thống nhất Tư pháp
Quốc tế


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng 2.1 Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 so với
cùng kỳ năm trước ........................................................................................... 50
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghệ An giai đoạn 20142018..................................................................................................................54
Bảng 2.3 Số lượng DN tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn
2014-2018......................................................................................................... 55
Bảng 2.4 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT
.......................................................................................................................... 59
Bảng 2.5 Loại hợp đồng các doanh nghiệp thường sử dụng............................ 60
Bảng 2.6 Điều kiện giao hàng các DN tỉnh Nghệ An thường sử dụng............ 62
Bảng 2.7 Nguồn luật doanh nghiệp thường được áp dụng trong hợp đồng
MBHHQT......................................................................................................... 63
Bảng 2.8 Các tranh chấp doanh nghiệp tỉnh Nghệ An thường gặp.................. 71
Bảng 2.9 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHHQT các
doanh nghiệp Nghệ An sử dụng....................................................................... 73
Bảng 2.10 Hiểu biết của DN Nghệ An về Công ước Viên 1980..................... 76
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp giai
đoạn 2011-2017................................................................................................ 52
Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn của các DN phân theo loại hình doanh nghiệp giai

đoạn 2011-2017................................................................................................ 53
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Quy trình mua hàng, giao kết hợp đồng MBHHQT....................... 88
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện hợp đồng MBHHQT....................................... 89


1

LI M U

234538CD
FGHIJ
LMNOPQ
STU VWX
Z[\]^_
abcdef
hijklm
opqrst
vwxyz{
}~





ĂÂÊÔƠ
Đăâêôơ
đ
àảãáạ
ẳẵắ$


ặầẩ
ấậèẻ
éẹềểễế
ìỉ
ĩ
ịòỏõó
ồổỗốộờ
ỡớợùủ
úụừửữứ
ỳỷỹýỵ





..\endash .
Tớnh cp thit ca ti nghiờn cu

Ton cu húa v hi nhp kinh t quc t l xu hng tt yu hin nay trờn th
gii. Hi nhp kinh t th gii s m ra nhiu c hi cho doanh nghip cỏc nc tin
hnh u t quc t, chuyn giao cụng ngh, trao i mua bỏn hng húa v hp tỏc
lao ng, gúp phn thỳc y tng trng kinh t, gia tng nng lc cnh tranh mi
quc gia. Trong ú mua bỏn hng húa quc t l hot ng ph bin v tr ct trong
bi cnh cỏc nc ang ký kt nhiu hip nh thng mi t do song phng, a
phng. Hp ng chớnh l c s phỏp lý xỏc lp, thay i hoc chm dt quyn


và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia vào các giao dịch, đồng thời là căn cứ để giải
quyết khi có các tranh chấp xảy ra. Hợp đồng đã đang và sẽ luôn là công cụ pháp lý

quan trọng để thiết lập các mối quan hệ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
doanh - thương mại. Do đó việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả bên bán và bên mua trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mỗi quốc gia, vì vậy, đều xây dựng pháp
luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho các thương nhân thực hiện giao dịch kinh doanh. Chính yếu tố
quốc tế đã tạo nên sự đặc trưng cũng như tính phức tạp trong việc giao kết, thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa. Các đối tác đến từ các quốc gia khác nhau có thể sẽ có
quan niệm không giống nhau về điều khoản phạt, về các trường hợp được coi là bất
khả kháng, về các thiệt hại được bồi thường, hay về các trường hợp hủy hợp đồng.
Các quan niệm khác nhau nếu không được thống nhất hay hài hòa hóa thì dễ dẫn đến
các tranh chấp pháp lý. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chịu sự điều chỉnh của
luật quốc gia, các điều ước, tập quán thương mại quốc tế.
Thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, trong những năm qua Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp
luật điều chỉnh các quan hệ về kinh tế, dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài.
Việt Nam đã chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế, các hiệp định thương
mại tự do song phương và đa phương. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn là lĩnh vực phức tạp đòi hỏi cần phải


2

được nghiên cứu. Hiện nay, các văn bản pháp luật tại Việt Nam điều chỉnh hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế đó là: Bộ luật Dân Sự 2015, Luật Thương mại năm
2005, Luật Doanh nghiệp 2014, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành; các
điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG), các tập quán quốc tế như các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms).
Nghệ An là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý, chính trị và kinh tế tại khu vực
Bắc Trung Bộ. Năm 2013, Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghị quyết này đã
tạo hành lang pháp lý quan trọng, là động lực để Nghệ An đẩy mạnh phát triển kinh
tế địa phương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập
khẩu của Nghệ An đạt 1,05 tỷ USD, tăng 5,82 % so với năm 2017, vượt 5,31% kế
hoạch đề ra. Trong những năm qua, Nghệ An có sự gia tăng đáng kể về số lượng các
doanh nghiệp đăng kí mới cũng như quy mô vốn. Tuy nhiên, số lượng các doanh
nghiệp Nghệ An tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn hạn
chế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu chưa cao, đặc biệt là chưa áp dụng các quy định
pháp luật trong việc đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, khi mà các cơ hội kinh doanh, đầu tư, hợp tác được mở rộng trên toàn thế
giới, thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đều phải đối
mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc đàm phán, soạn thảo và thực
hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các khó khăn, thách thức này phần
lớn đến từ sự khác biệt giữa pháp luật về hợp đồng của các quốc gia khác nhau, từ
nhận thức chưa đầy đủ của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của hợp đồng, từ việc
thiếu kỹ năng soạn thảo hợp đồng. Do đó việc nâng cao về nhận thức cũng như kỹ
năng giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng
đối các doanh nghiệp Nghệ An, điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các doanh nghiệp này khi tham gia vào các giao dịch quốc tế.
Chính vì vậy, Luận văn “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An” đáp ứng tính lý luận và thực tiễn cần
thiết để nâng cao năng lực giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nghệ An, cũng như


3

thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và của Việt Nam nói
chung.
5888


Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những
vấn đề được nhiều công trình trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu, bởi các
quan hệ trong hợp đồng MBHHQT có tính phức tạp, bao trùm nhiều vấn đề pháp lý,
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau như
luận án, giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học của các
cơ quan tổ chức, các bài báo tạp chí chuyên ngành Luật học và Kinh tế. Điển hình,
có một số công trình tiêu biểu sau:
Tác giả Mert Elcin (năm 2010) đã công bố sách chuyên khảo “The Law
applicable to International comercial contract and the status of Lex Mercatoria
with a special emphasic on choice of law rules in the European community” nhằm
mục đích hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến luật áp dụng đối với các
hợp đồng thương mại quốc tế. Đồng thời, công trình đã nghiên cứu lịch sử ra đời,
hình thành và phát triển của Lex Mercatoria như một nguồn luật được áp dụng phổ
biến đối với với hợp đồng tại châu Âu.
Tác giả Mark Anderson và Victor Warner (năm 2012) đã tái bản lần thứ 3 cuốn
sách “Drafting and negotiating commercial contracts”. Các tác giả đã phân tích
những yêu cầu về mặt pháp lý đối với một hợp đồng thương mại bao gồm: Hình
thức, cấu trúc của bản hợp đồng, các kỹ năng soạn thảo hợp đồng. Đồng thời, hai
tác giả cũng đã chỉ ra một số điều khoản cần phải chú ý khi soạn thảo như nghĩa vụ,
điều khoản về thanh toán, giao hàng, điều khoản về bảo mật và khiếu nại...
Các tác giả Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine
Partasides (năm 2014) đã tái bản lần thứ 5 cuốn sách “Law and Practice of
International Comercial Arbitration” nhằm nghiên cứu các vấn đề cơ bản và thực



4

tiễn về trọng tài thương mại quốc tế, về nguồn luật áp dụng trong giải quyết và tranh
chấp bằng hình thức tố tụng trọng tài.
Năm 2003, Phòng Thương mai Quốc tế (International Chamber of Commerce
– ICC) đã xuất bản ấn phẩm số 421 với tựa đề “ICC Force Majeure Clause 2003
and the ICC Hardship Clause 2003”. Phòng thương mại Quốc tế đã soạn thảo hai
dạng điều khoản nhằm giúp đỡ bên bán và bên mua khi tiến hành soạn thảo hợp
đồng thương mại trong trường hợp đặc biệt. Dạng thứ nhất gọi là bất khả kháng, đề
ra những điều kiện cho phép miễn trừ trách nhiệm khi việc thực hiện hợp đồng trên
thực tế hoàn toàn không thể thực hiện được. Dạng thứ hai gọi là khó khăn trở ngại,
bao gồm tình hình trong đó một số điều kiện bị thay đổi đã làm cho việc thực hiện
hợp đồng trở nên khó khăn hơn.
Năm 2010, Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade Center - ITC)
đã xuất bản Cẩm nang dành cho các doanh nghiệp nhỏ có tên là: “Model Contracts
for Small Firms – Legal guidance for doing international business”. Ấn phẩm này
đưa ra các mẫu hợp đồng cho các doanh nghiệp tham khảo, trong đó có hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế với những điều khoản chi tiết và các phụ lục hợp đồng
kèm theo, mang ý nghĩa hướng dẫn thực tiễn cho các doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh quốc tế. Hợp đồng mẫu này hướng dẫn về quy định quyền và nghĩa vụ
cơ bản của bên mua và bên bán; các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng của các
bên. Hợp đồng này cũng bao gồm các điều khoản dự phòng được thừa nhận rộng rãi
trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Hợp đồng mẫu về mua bán hàng hóa quốc
tế của ITC được xây dựng phù hợp với cá quy định của Công ước của Liên hợp
quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the
International Sale of Goods – CISG).
Cũng trong năm 2010, Phòng Thương mai Quốc tế đã xuất bản ấn phẩm
“Incoterm 2010: ICC rules for the Use of Domestic and International Trade Terms”.
Điều kiện Incoterms chủ yếu mô tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình

hàng hóa được giao từ người bán sang người mua. Ấn phẩm này chỉ rõ bên nào trong
hợp đồng có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc bảo hiểm, thời điểm nào người
bán giao hàng cho người mua và chi phí mỗi bên phải chi trả. Song, điều kiện


5

Incoterms không nói đến giá cả hay phương thức thanh toán. Ngoài ra, ấn phẩm này
cũng không đề cập đến chuyển giao quyền sỡ hữu hàng hóa và hậu quả của việc vi
phạm hợp đồng. Phiên bản Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện giao hàng được
phân chia thành bốn nhóm E, F, C và D. Về điều kiện áp dụng, Incoterms sử dụng
cho hai nhóm riêng biệt, đó là: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải
và các điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển, thủy nội địa.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, đến nay có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề
hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đó là:
Nhóm tác giả PGS,TS Nguyễn Văn Luyện, TS, Lê Thị Bích Thọ và TS,
Dương Anh Sơn (năm 2005) đã xuất bản giáo trình “Luật hợp đồng thương mại
quốc tế”. Các tác giả đã trình bày những vấn đề chung về hợp đồng thương mại
quốc tế, các loại hợp đồng quốc tế thông dụng, trên cơ sở so sánh pháp luật của các
quốc gia khác nhau.
Tác giả Nguyễn Ngọc Lâm (năm 2010) đã xuất bản giáo trình “Giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn
ngừa và phương pháp giải quyết”. Nội dung cuốn sách giới thiệu vấn đề nhận diện
một số tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế như hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Đồng thời tác giả
cũng đã chỉ ra một số biện pháp nhằm ngăn ngừa cũng như phương pháp giải quyết
tranh chấp.
Tác giả PGS, TS Đỗ Văn Đại (năm 2013) đã tái bản lần thứ tư cuốn sách
“Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án”. Trong cuốn sách này, tác

giả đã phân tích những vấn đề lý luận về hợp đồng tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả
cũng tuyển chọn các bản án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đối chiếu chúng
với bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác, có so sánh, tham chiếu với những
nội dung tương ứng của pháp luật của nhiều quốc gia khác. Từ cơ sở lý luận và thực
tiễn, tác giả đã đưa ra nhiều đề xuất để hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng ở Việt Nam.


6

Tác giả Bùi Thị Thu (2016) trong luận án Tiến sĩ “Luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam” cũng đã tập trung nghiên cứu các vấn
đề lý luận cơ bản về luật áp dụng và thực trạng quy định pháp luật Việt Nam cũng
như điều ước quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế. Luận án cũng đã phân tích
các bất cập còn tồn tại trong quy định hiện hành của hệ thống pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, những bất cập trong quá trình
giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến việc chọn luật áp dụng, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành.
Luận văn Thạc sĩ “So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980” của tác giả Nguyễn
Văn Quang (2015) đã phân tích, đánh giá các quy định của Công ước Viên năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong sự so sánh với các quy định
pháp luật Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp
chính nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng tại Việt Nam.
Một nghiên cứu khác cũng liên quan đến vấn đề này, trong luận văn Thạc sĩ
“Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” tác giả
Lê Kiều Trang (2015) đã hệ thống lại các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, các quy định của hệ thống luật pháp Việt Nam cũng như
hệ thống luật pháp quốc tế về các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, Luận văn đã

phân tích một số ví dụ thực tiễn xảy ra tại Việt Nam và trên thế giới liên quan đến
bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó đưa ra đưa ra một
giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bất khả kháng.
Tác giả Nguyễn Ánh Dương (2018) trong luận văn Thạc sĩ “Thực tiễn giao kết
và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng
Quảng Ninh”, đã khái quát những vấn đề cơ bản về hợp đồng thương mại, thực
trạng giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty này. Từ đó, luận văn
cũng đã đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm giải quyết các bất cập, rủi ro của việc
giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại để nâng cao hiệu quả giao kết và thực
hiện hợp đồng thương mại với các đối tác.


7

2.3. Đánh giá chung về các công trình công bố và khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy, với vai trò là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
bên trong các giao dịch, hợp đồng đóng vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Giao kết và
thực hiện hợp đồng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, vấn đề giao kết và thực
hiện hợp đồng thương mại quốc tế đã được nghiên cứu, đề cập khá nhiều trong các
chương trình nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng hệ thống pháp luật và cả trong thực
tiễn kinh doanh.
Bên cạnh đó, qua phần tổng quan các nghiên cứu ở trên có thể thấy, hầu hết
các công trình tập trung phân tích cơ sở lý luận, các quy định pháp luật Việt Nam và
quốc tế liên quan hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một
công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An. Các doanh nghiệp ở đây
có những đặc điểm riêng, văn hóa kinh doanh riêng, do vậy cần phải có một nghiên
cứu đầy đủ về thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của các doanh

nghiệp tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp có được các kinh
nghiệm quý giá trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Đồng thời,
các doanh nghiệp sẽ hiểu và có cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi tham gia quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, góp phần giảm
thiểu rủi ro trong kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển.
23 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các doanh nghiệp
Nghệ An trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
5888

Hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận về giao kết và thực hiện

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


8

23

Phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An (thông qua kết quả phiếu khảo sát thực
tế, hợp đồng thực tiễn các doanh nghiệp kinh doanh XNK tại Nghệ An, số liệu từ Sở
Công Thương tỉnh Nghệ An...)
23

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện


hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó là những vấn đề pháp lý liên quan đến
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp
tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5888 Về thời gian: Tác giả thu thập và phân tích số liệu, các hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tại Nghệ An từ năm 2011-2018. Đồng
thời tác giả đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn 2019-2025.
23

Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp

luật và thực tiễn hoạt động giao kết, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và doanh nghiệp tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
5888

Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phổ
biến trong nghiên cứu luật kinh tế như: phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá,
hệ thống hóa, các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, điều tra khảo sát thực tế và
phỏng vấn chuyên gia.
Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các điều tra khảo sát thực tế
và các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2019.



9

Dữ liệu thứ cấp: trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước; các báo cáo của các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực liên quan như Sở công
thương tỉnh Nghệ An, Cục hải quan tỉnh Nghệ An. Số liệu thứ cấp được tác giả thu
thập để phục vụ nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2018.
Việc thu thập kết quả điều tra thực tiễn được thực hiện thông qua hai hình thức
chính đó là phỏng vấn trực tiếp và điều tra qua bảng hỏi. Phương pháp chọn mẫu
của tác giả khoa học và phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu. Tác giả khảo sát
phiếu điều tra từ các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Việc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện với một chuyên gia làm việc tại Cục hải
quan tỉnh Nghệ An.
23 Những đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Ngoài việc hệ thống lại các lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, luận văn đưa ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và
thực hiện hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn là một công trình khoa học có giá trị, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các học viên cao học, độc giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tỉnh Nghệ An
nói riêng, cũng như doanh nghiệp Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu áp dụng
để nâng cao năng lực giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương, trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế.


10

Trong chương này tác giả đưa ra cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến đề
tài như hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, giao kết và thực hiện hợp đồng. Tiếp
đó tác giả đưa ra hệ thống các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh trong lĩnh
vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những vấn đề lý luận được đề cập trong
chương 1 tạo tiền đề cho tác giả phân tích thực trạng cũng như các giải pháp phù
hợp.
Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Trong chương này, tác giả tiến hành điều tra về thực trạng giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An thông
qua mẫu khảo sát các doanh nghiệp XNK; Thu thập số liệu từ Sở Công Thương và
phỏng vấn chuyên gia. Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật vào giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của
các doanh nghiệp Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Trong chương này, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các doanh
nghiệp tỉnh Nghệ An.


11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng MBHHQT
1.1.1 Khái quát về hợp đồng MBHHQT
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động MBHHQT
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa, hoạt động
thương mại không chỉ diễn ra trong phạm vi một nước mà còn diễn ra trên phạm vi
quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của con người. Hiện nay, ngày càng xuất
hiện nhiều hình thức giao dịch thương mại quốc tế như mua bán hàng hóa quốc tế,
đầu tư quốc tế, cung ứng dịch vụ quốc tế, nhượng quyền thương mại, tài chính quốc
tế... trong đó hoạt động MBHHQT được xem là hoạt động truyền thống, giữ vị trí
trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng trong các giao dịch kinh doanh quốc tế.
Ở phạm vi trong nước, mua bán hàng hóa thực hiện chức năng trao đổi phân phối
trong xã hội; ở phạm vi quốc tế, nó làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa giữa thương
nhân các nước thông qua hoạt động chủ yếu là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Hoạt
động mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế là hoạt động tất yếu, mang tính khách
quan, xuất phát từ lợi thế so sánh giữa các nước. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ có lợi thế
tương đối so với các quốc gia khác về chi phí, trình độ trong việc sản xuất ra loại
hàng hóa nhất định; vì thế tất yếu quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu
mặt hàng mà mình có lợi thế hơn, đồng thời nhập khẩu mặt hàng mà mình kém lợi
thế.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại được thực hiện
giữa các thương nhân thuộc các quốc gia khác nhau để đưa hàng hóa từ quốc gia
này sang một quốc gia khác. Trong quan hệ MBHHQT sẽ luôn có hai bên tham gia
là bên bán hàng và bên mua hàng; trong đó bên bán hàng có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua; bên mua hàng có nghĩa vụ thanh
toán đủ số tiền hàng, nhận hàng hóa theo thảo thuận. Hoạt động MBHHQT bao gồm
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu, hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản,


12


hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27, Luật Thương
mại 2005). Các hoạt động này thường có đặc điểm đó là liên quan đến việc dịch
chuyển hàng hóa qua cửa khẩu giữa hai hay nhiều nước.
Như vậy có thể thấy, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là các hoạt động
mua bán hàng hóa xuyên quốc gia hoặc qua các khu vực hải quan riêng giữa các
thương nhân có quốc tịch khác nhau. Cơ sở pháp lý của hoạt động MBHHQT chính
là sự thỏa thuận giữa các thương nhân (hợp đồng).
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phổ biến nhất đó chính là xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, hàng hóa từ một quốc gia (quốc gia xuất khẩu) sẽ
được thương nhân của quốc gia sở tại bán sang một quốc gia khác (quốc gia nhập
khẩu) hoặc ngược lại hàng hóa đó sẽ được quốc gia sở tại mua về và đưa vào tiêu
1

thụ tại thị trường quốc gia sở tại .
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có một số đặc điểm sau:
5888 Thứ nhất, hoạt động MBHHQT được thực hiện bởi các thương nhân ở
các quốc gia khác nhau.
5889 Thứ hai, đối tượng của hoạt động MBHHQT là hàng hóa. Theo quy định
tại Khoản 3, Điều 3, luật Thương mại 2005 thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.
Như vậy hàng hoá trong hoạt động MBHHQT có thể là hàng hoá đang hiện hữu tồn
tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng hoá đó có thể là bất động sản được phép lưu
thông mua bán loại trừ một số hàng hóa đặc biệt phải chịu sự điều chỉnh của pháp
luật chuyên ngành riêng như cổ phiếu, trái phiếu, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản.
23

Thứ ba, hoạt động MBHHQT phải có sự dịch chuyển của hàng hóa qua


lãnh thổ các quốc gia, hoặc qua khu vực hải quan riêng.
24

Thứ tư, hoạt động MBHHQT có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn

luật khác nhau như: Luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế.

5888
tr.129

Trần Việt Dũng (Chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế phần II, Nxb Hồng Đức, 2015,


×