Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG
SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Luâ ̣t Kinh tế

VŨ THẾ ANH

Hà Nô ̣i - 2020


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện
ở Quảng Ninh - Thực trạng và giải pháp

Ngành: Luâ ̣t Kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên ho ̣c viên: Vũ Thế Anh

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bình Minh



Hà Nô ̣i - 2020


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả
nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thế Anh


iv

MỤC LỤC
MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG................................................................................ xii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..................................................... xiv
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1


1. Tính cấ p thiế t của đề tài............................................................................... 1
2. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu trong nước ....................................................... 3
2.2. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 6
3.1. Mu ̣c đích nghiên cứu ............................................................................ 6
3.2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7
4.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ..................................................... 7

4.2.

Phạm vi về thời gian:......................................................................... 7

4.3.

Phạm vi về không gian: ..................................................................... 7

5. Tính mới của luận văn ................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
7. Kế t cấ u của Luâ ̣n văn .................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG
SỰ CỐ Y KHOA .................................................................................................................. 9


v

1.1. Khái niệm chung về sự cố y khoa ........................................................... 9
1.1.1. Khái niệm: .......................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm: .......................................................................................... 10
1.1.3. Phân loại:.......................................................................................... 11
1.1.4. Nguyên nhân của SCYK: ................................................................ 13
1.1.5. Xác định sai sót trong sự cố y khoa ................................................ 16
1.1.6. Các bên trong sự cố y khoa ............................................................. 19
1.2. Khái niệm chung về tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa............ 19
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................... 19
1.2.1.1. Đặc điểm của tranh chấp trong Sự cố y khoa ...................19
1.2.1.2. Xác định tranh chấp trong Sự cố y khoa ...........................20
1.2.1.3. Xác định mức bồi thường ...................................................24
1.2.2. Nguồn luật áp dụng trong tranh chấ p phát sinh do sự cố y
khoa .................................................................................................. 24
1.2.2.1. Các văn bản luật..................................................................24
1.2.2.2. Các văn bản hướng dẫn luật ..............................................26
1.2.3. Các yếu tố tác động trực tiếp đến tranh chấ p trong sự cố y
khoa .................................................................................................. 27
1.2.3.1. Nhóm liên quan đến đối tượng gây ra SCYK: ...................27
1.2.3.2. Nhóm liên quan đến đối tượng bị tổn hại trong SCYK: ....28
1.3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp ............................................... 28
1.3.1. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng ............. 29
1.3.1.1. Khái niệm thương lượng ....................................................29
1.3.1.2. Đặc điểm của phương pháp thương lượng: ......................29

1.3.1.3. Phương thức thực hiện thương lượng ...............................30


vi

1.3.1.4. Hậu quả pháp lý của phương pháp thương lượng ............30
1.3.2. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải....................... 31
1.3.2.1. Khái niệm hòa giải ..............................................................31
1.3.2.2. Hòa giải ngoài tòa án ..........................................................31
1.3.2.3. Hòa giải tại tòa án ...............................................................32
1.3.2.4. Mô hình tham khảo trên thế giới .......................................36
1.3.3. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án ......................... 37
1.3.3.1. Khái niệm ............................................................................37
1.3.3.2. Đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa
án .........................................................................................38
1.3.3.3. Phương pháp hoạt động của tòa án: ..................................39
1.3.3.4. Hậu quả pháp lý của phương pháp giải quyết tranh chấp
phát sinh do SCYK bằng toàn án .......................................40
1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp giải quyết tranh chấp
phát sinh trong SCYK .................................................................... 41
1.3.4.1. Ưu điểm ...............................................................................41
1.3.4.2. Hạn chế ................................................................................42
1.3.5. Những yếu tố tác động đến lựa chọn phương pháp giải quyết
tranh chấp phát sinh trong SCYK................................................. 43
1.3.5.1. Yếu tố nhận thức .................................................................43
1.3.5.2. Yếu tố khác ..........................................................................44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG
SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở QUẢNG NINH ....................................... 45

2.1. Tình hình SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK ...................... 45



vii

2.1.1. Thực trạng về SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK trên
thế giới và tại Việt Nam .................................................................. 45
2.1.1.1. Tình hình ở ngoài nước ......................................................45
2.1.1.2. Tình hình tại Việt Nam .......................................................47
2.1.2. Thực trạng về SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK tại
các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................ 51
2.1.2.1. Sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh ..................51
2.1.2.2. SCYK có phát sinh tranh chấp tại các bệnh viện ở Quảng
Ninh .....................................................................................57
2.2. Thực trạng lựa chọn và áp dụng các phương pháp giải quyết tranh
chấp phát sinh trong SCYK tại các bệnh viện ở Quảng Ninh ........... 59
2.2.1. Thực trạng lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp trong
SCYK tại các bệnh viện ở Quảng Ninh ......................................... 59
2.2.2. Việc áp dụng phương pháp thương lượng..................................... 61
2.2.3. Việc áp dụng phương pháp hòa giải .............................................. 63
2.3.2.1. Hòa giải ngoài tòa án: ........................................................63
2.3.2.2. Hòa giải tại tòa án: .............................................................64
2.2.4. Việc áp dụng phương pháp tòa án ................................................. 64
2.3. Đánh giá chung về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK
tại các bệnh viện ở Quảng Ninh ........................................................... 68
2.3.1. Thành công ....................................................................................... 68
2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân .......................................................... 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TRONG SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC BỆNH VIỆN ................................ 72

3.1. Cơ sở, nguyên tắc của đề xuất giải pháp ............................................... 72



viii

3.2. Các giải pháp tăng cường hiêụ quả giải quyế t tranh chấ p phát sinh
trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh ........................... 73
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế phát sinh sự cố y khoa ............ 73
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các bệnh viện ở
tỉnh Quảng Ninh .................................................................73
3.2.1.2. Xem xét thành lập tổ chức An toàn người bệnh................75
3.2.1.3. Thiết lập hệ thống báo cáo và cơ sở dữ liệu sự cố y khoa
quốc gia dùng chung ...........................................................76
3.2.1.4. Cải thiện môi trường làm việc và văn hóa an toàn người
bệnh .....................................................................................78
3.2.1.5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng hoạt động khám,
chữa bệnh tại bệnh viện......................................................80
3.2.1.6. Các giải pháp khác ..............................................................81
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện tỉnh Quảng
Ninh .................................................................................................. 82
3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên y tế chủ động phòng
tránh các rủi ro pháp lý. .....................................................82
3.2.2.2. Xây dựng quy trình xử lý và giải quyết tranh chấp sự cố y
khoa .....................................................................................83
3.2.2.3. Triển khai bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc trong khám
bệnh, chữa bệnh ..................................................................88
3.3. Một số kiến nghị tới cơ quan quản lý nhà nước về y tế ....................... 88
3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến SCYK trong
hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.................................................. 88
3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh

chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ................... 90


ix

3.3.2.1. Đối với phương pháp thương lượng ..................................90
3.3.2.2. Đối với phương pháp hòa giải ............................................91
3.3.2.3. Đối với phương pháp tòa án ...............................................92
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96


x

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp
đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của Tiến sĩ Nguyễn Bình Minh, Trường
Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể
cán bộ, giảng viên khoa Luật, khoa Sau đại học; tập thể Thầy, Cô giáo Trường Đại
học Ngoại thương đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt khoá
học và thời gian nghiên cứu luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thế Anh


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR

Tác dụng không mong muốn của thuốc

AE

Biến cố bất lợi của các thử nghiệm lâm sàng

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sĩ

BTTH

Bồi thường thiệt hại

BV

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện)

BYT

Bộ Y tế

CCDC


Công cụ dụng cụ y tế

KBCN

Khám bệnh, chữa bệnh

HĐCM

Hội đồng chuyên môn

HSBA

Hồ sơ bệnh án

ME

Sự cố do lỗi thuốc

NM

Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (Rui ro)

NVYT

Nhân viên y tế

QN

Quảng Ninh


RCA

Nguyên nhân gốc rễ

SCYK

Sự cố y khoa

SYT

Sở Y tế

TAND

Tòa án nhân dân

TBYT

Thiết bị y tế

TTYT

Trung tâm y tế

VADS

Vụ án dân sự

WHO


Tổ chức Y tế thế giới


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG
Tên sơ đồ, hình, bảng

Trang

Hình 1.

Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa
sự cố y khoa theo Reason J. Carthey

14

Sơ đồ 1.

Sơ đồ mô tả các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa

16

Sơ đồ 2.

Sơ đồ Quy trình hướng dẫn nhanh công tác báo cáo SCYK

77

Bảng 1.


Thống kê phỏng vấn quan điểm của BV và TTYT được hỏi
về việc lựa chọn phương pháp ưu tiên khi giải quyết tranh
chấp phát sinh trong SCYK

46

Bảng 2.

Tỷ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp từ SCYK bằng
phương pháp thương lượng tại một số bệnh viện trong giai
đoạn từ 2016 - 2018

47

Bảng 3.

Bảng tổng hợp số liệu Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát
triển

53

Bảng 4.

Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam

55

Bảng 5.


Bảng tổng hợp số liệu SCYK 6 tháng đầu năm 2019
và SCYK nghiêm trọng đến hết tháng 10 năm 2019 tại
Quảng Ninh

57

Bảng 6.

Các nhóm nguyên nhân của SCYK trong 6 tháng đầu năm
2019 tại Quảng Ninh

58

Bảng 7.

Thống kê SCYK phát sinh tranh chấp tại 1 số BV tuyến tỉnh
và BV tư nhân đóng trên địa bàn TP. Hạ Long, Quảng Ninh
trong giai đoạn 2016-2018

59

Bảng 8.

Tỷ lệ phát sinh tranh chấp trên tổng số SCYK ghi nhận được
trong 6 tháng đầu năm 2019 tại 1 số BV tuyến tỉnh và BV tư
nhân tại Quảng Ninh

61

Bảng 9.


Thống kê các phương pháp giải quyết tranh chấp trong
SCYK phát sinh tại một số BV trên địa bàn Quảng Ninh
trong giai đoạn 2016-2018

62

Biểu đồ 1.

Số lượng SCYK 6 tháng đầu năm 2019 và SCYK nghiêm
trọng đến hết tháng 10 năm 2019 tại Quảng Ninh

54

TT


xiii

TT

Tên sơ đồ, hình, bảng

Trang

Biểu đồ 2.

Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân của SCYK trong 6 tháng đầu
năm 2019 tại Quảng Ninh


55

Biểu đồ 3.

Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân của SCYK trong 6 tháng đầu năm
2019 theo các tuyến bệnh viện trên địa bàn Quảng Ninh

56

Biểu đồ 4.

Tỷ lệ hài lòng của người dân với ngành y tế năm 2018 thông
qua khảo sát tại các bệnh viện trên toàn quốc

56

Biểu đồ 5.

Biểu đồ tỷ lệ các phương pháp giải quyết tranh chấp trong
SCYK phát sinh tại một số BV trên địa bàn Quảng Ninh
trong giai đoạn 2016-2018

60

Biểu đồ 6.

Tỷ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp từ SCYK bằng
phương pháp thương lượng tại một số bệnh viện trong giai
đoạn từ 2016 - 2018


62

Lưu đồ 1.

Quy trình xử lý và giải quyết tranh chấp sự cố y khoa

84


xiv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên luận văn thạc sĩ: Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại
các bệnh viện ở Quảng Ninh - thực trạng và giải pháp.
1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua, sự cố y khoa đã đang là
vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Sự cố y khoa là điều tất cả mọi người không
mong muốn xảy ra, vì nó có thể để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với cả bệnh
nhân và các bệnh viện. Điều này đã thúc đẩ y tác giả lựa chọn chủ đề “Giải quyết tranh
chấp phát sinh trong sự cố y khoa” làm đề tài luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của mình. Đây là mô ̣t
đề tài phù hơ ̣p với chương trình đào ta ̣o tha ̣c sỹ luâ ̣t ho ̣c chuyên ngành Luâ ̣t kinh tế
ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i thương.
2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến giải quyết tranh chấp phát
sinh trong SCYK.
Thứ hai, phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố khoa
tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, từ đó chỉ ra những thành công đạt được, hạn chế
và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp trong SCYK tại
Quảng Ninh, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp

phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh.
3. Luận văn đã đạt được những kết quả chính như sau:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung
về sự cố y khoa và giải quyết tranh chấp sự cố y khoa. Tác giải đã phân tích rõ khái
niệm, đặc điểm, nguyên nhân gây ra sự cố y khoa và trách nhiệm của các bên. Hiện
nay có 3 phương pháp thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh trong
sự cố y khoa tại các bệnh viện, đó là: Thương lượng, hòa giải, và tòa án.
Trên cơ sở hệ thống lại các lý luận, Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng
sự cố y khoa tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng của sự cố. Từ đó tác giả cũng đã phân tích cách thức giải quyết tranh chấp phát


xv

sinh trong sự cố y khoa tại một số bệnh viện trên địa bàn. Thực tế cho thấy, hầu hết
các tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa đều được giải quyết bằng phương pháp
thương lượng, một số ít tranh chấp sử dụng phương pháp hòa giải và tòa án. Tác giả
cũng đã đi sâu tìm hiểu những thành công, hạn chế, phân tích nguyên nhân của hạn
chế trong việc giải quyết tranh chấp sự cố y khoa tại các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh.
Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện
ở tỉnh Quảng Ninh. Đối với các bệnh viện, trước hết cần phải hạn chế tối đa việc phát
sinh sự cố y khoa bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường
làm việc cho các NVYT, công khai thông tin về SCYK, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh... Ngoài ra, để giải
quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa có hiệu quả, các bệnh viện cần xây
dựng quy trình xử lý tranh chấp, thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp và nâng cao
hiểu biết của các NVYT về quy định pháp luật. Về phía cơ quan quản lý nhà nước
cần phải nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập về sự cố y khoa trong hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh; cần làm rõ hơn nội dung các quy định về phương pháp

giải quyết các tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, giới hạn về thời
gian và năng lực của tác giả nên luận văn mới chỉ tập trung vào ba nội dung chính,
trong đó đi sâu vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp sự cố y khoa tại các
bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết tranh chấp. Vẫn còn một số vấn đề có sự bất cập về chính sách, quy
định pháp luật Việt Nam liên quan trách nhiệm của bệnh viện, trách nhiệm của các
đơn vị sản xuất và cung ứng thuốc, thiết bị y tế, vật tư y tế… trong việc xảy ra và giải
quyết tranh chấp sự cố y khoa... cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các công
trình nghiên cứu sau này.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiế t của đề tài
Nguyên tắc hàng đầu của nghề y theo Lời thề Hippocrate là “Điều đầu tiên
không gây tổn hại cho người bệnh - First Do No Harm to patient” vẫn còn nguyên
tính thời sự suốt từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đến ngày hôm nay. Đã có
những sự kiện y tế gây tâm lý bất an cho cả người dân và toàn ngành y tế.
Bằng chứng nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng
định: Cứ 10 bệnh nhân (BN) nhập viện thì có 01 BN gặp phải SCYK; 4/10 BN gặp
SCYK trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú. Mỗi năm có khoảng
2,6 triệu người bệnh tử vong trên 134 triệu SCYK xảy ra tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (sau đây gọi chung là Bệnh viện, viết tắt là BV) ở các nước thu nhập thấp
và trung bình; SCYK trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương
hàng đầu thế giới. So sánh với rủi ro từ tử vong do tai nạn máy bay thì tỉ lệ chỉ là
1÷10.000, vì vậy BN nhập viện phải chấp nhận rủi ro cao hơn 10.000 lần so với đi
lại bằng đường hàng không; Có thể nói “Nằm viện nguy hiểm hơn nhiều so với đi
máy bay” (WHO 2019, 10 facts on patient safety, tr 1-4).

Bên cạnh đó, SCYK gây tốn kém hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm; chiếm tới 14,3%
chi phí tại BV. Trên toàn cầu, tiêu tốn chi phí liên quan đến sự cố do lỗi thuốc ước
tính là 42 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Chưa tính đến tiền lương, năng suất lao động giảm
hoặc chi phí cho chăm sóc sức khỏe do tai biến; Chi phí này chiếm gần 1% chi tiêu
toàn cầu cho y tế (WHO, 10 facts on patient safety, Hà Nội 2019, tr 5, 7).
Hiện nay, SCYK là một thực trạng đáng lo ngại trên thế giới; trong 3 năm
liên tục từ 2016-2018 tại Hội nghị Thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Y tế toàn cầu, an
toàn người bệnh luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Đại
hội đồng y tế Thế giới tổ chức vào tháng 5/2017 tại Geneva, Vương Quốc Anh đã
đệ trình sáng kiến và được thông qua chính thức lấy ngày 17/9 hàng năm là ngày
“An toàn người bệnh Thế giới” bắt đầu từ năm 2019.
Tại Việt nam, SCYK nổi cộm còn xảy ra khá phổ biến; được truyền thông
đưa tin liên tục trong nhiều năm qua như các vụ: Hỏng một quả thận “lỡ tay” cắt


2

cả hai; ba cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B; mổ chân trái nhầm
sang chân phải; mổ tay phải nhầm sang tay trái; trao nhầm trẻ sơ sinh; quên 01
chiếc panh trong bụng 18 năm; sử dụng nhầm kaliclorid 10% đường uống sang
tiêm tĩnh mạch gây tử vong 1 bệnh nhi; nhân viên y tế xâm hại tình dục bệnh nhi
13 tuổi; gãy đốt sống ngực nhưng bị khoan nhầm cẳng chân; hai người chết sau
khi tiêm thuốc gây mê; một em bé chiếu đèn điều trị vàng da tử vong vì bị bỏng
nặng; BN tử vong ngay trên bàn mổ do phẫu thuật viên cắt vào động mạch.
Phía sau của những SCYK trên là chặng đường gian nan đòi bồi thường, đòi bù
đắp của BN và gia đình họ. Nhìn lại một số vụ việc để thể thấy phần nào thực trạng
về giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK hiện nay ở nước ta: Toàn án quận
Ninh Kiều đã tuyên án sơ thẩm buộc BV Đa khoa thành phố Cần Thơ bồi thường một
lần 302,4 triệu đồng và chi hằng tháng 5,8 triệu đồng cho bà Tú. Sau đó, BV kháng
cáo; vậy là hơn 6 năm sau khi bị cắt nhầm 2 quả thận, việc bồi thường vẫn chưa ngã

ngũ. Trước đó, một BN 55 tuổi, mổ tại BV Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
và bị tai biến. Gia đình ông khởi kiện BV đòi bồi thường 33 tỉ đồng. Tuy nhiên, rất
khó khăn trong việc tìm được bằng chứng và yêu cầu BV bồi thường.
SCYK nghiêm trọng nhất, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử y tế Việt Nam - mười
tám bệnh nhân chạy thận nhân tạo sốc phản vệ, trong đó chín người tử vong tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Cho đến hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về trách nhiệm
hình sự của các cá nhân có liên quan. Nhưng có một vấn đề khác trong vụ việc ít được
quan tâm đến, đó là: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 09 BN còn sống bị sốc
phản vệ và gia đình của 09 BN đã tử vong thuộc về ai? Bồi thường bao nhiêu? Cơ
chế nào? Phương pháp nào phù hợp để giải quyết những SCYK tương tự?
Những câu hỏi trên đã thúc đẩ y tác giả lựa chọn chủ đề “Giải quyết tranh
chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh - thực trạng
và giải pháp” làm đề tài luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của mình. Đây là mô ̣t đề tài phù hơ ̣p với
chương trình đào ta ̣o tha ̣c sỹ luâ ̣t ho ̣c chuyên ngành Luâ ̣t kinh tế ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c
Ngoa ̣i thương.


3

2. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam mới có một số bài báo báo, tạp chí tìm hiểu về vấn đề
giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện, tuy nhiên chưa
có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ. Trên thế
giới chủ đề này đã đươ ̣c nghiên cứu nhiề u, đã có những quốc gia ban hành cơ chế,
luật định để giải quyết tranh chấp.
2.1. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu trong nước

Ta ̣i Viê ̣t Nam, chưa có nghiên cứu chuyên sâu ở cấ p đô ̣ luâ ̣n văn thạc sĩ hay
sách chuyên khảo về giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh
viện, mà chỉ có mô ̣t số nghiên cứu về khía ca ̣nh nguyên nhân gốc rễ của sự cố y khoa.
Có thể kể đế n như:
Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), “Khảo sát sự cố y khoa không mong muốn của
điều dưỡng Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy 2008 -2010”, Y Học TP.Hồ Chí Minh,
Tập 14, Phụ bản số 4. Bài báo cáo đã phân tích lý do và những yếu tố rủi ro gây ra
SCYK, chỉ ra các nguyên tắc dự phòng. Tuy nhiên, báo cáo này còn khá sơ sài và
chưa phân tích đến nô ̣i dung về xử lý khi có phát sinh tranh chấp.
Bộ Y tế (2014), “Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh” - Tài liệu đào tạo an
toàn người bệnh do Bộ Y tế ban hành dựa trên các khuyến cáo và hướng dẫn cập nhật
của Tổ chức Y tế Thế giới và triển khai thực hiện Điều 7 của Thông tư số 19/2013/TTBYT về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế. Mục
đích của Tài liệu đào tạo này nhằm cung cấp các kiến thức hiểu biết về tần suất các
sai sót chuyên môn, sự cố y khoa, các nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế các
sai sót chuyên môn và sự cố y khoa tới mức thấp nhất có thể trong các cơ sở khám
chữa bệnh.
Bác sĩ. Trần Nguyễn Như Anh (2015), “Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh
viện Từ Dũ” - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh. Đề tài phác thảo bức tranh toàn cảnh về văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh
viện, và lý giải các yếu tố tác động đến văn hóa an toàn người bệnh nhằm giúp nâng
cao văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế.


4

Bùi Thị Trà (2016), “Phân tích kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế về
hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
khu vực phía bắc” - Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội. Nghiên
cứu đã mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ y tế trong hoạt
động báo cáo Tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR) và phân tích một số yếu

tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại năm bệnh viện.
2.2. Tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu, bài viết khoa học về các cơ chế giải quyế t
tranh chấ p thay thế Tòa án khi có SCYK xảy ra. Có thể kể đế n các công trình tiêu
biể u sau đây:
Edward A. Dauer, LLB, MPH (2002), “Alternatives to litigation for health care
conflicts and claims: alternative dispute resolution in medicine”, University of
Denver College of Law, 1900 Olive Street, Denver, CO 80220, USA. Nghiên cứu đã
đi sâu về các lựa chọn thay thế cho tranh tụng khi có xung đột trong y học tại Hoa
Kỳ. Tập trung phân tích về phương pháp hòa giải khi có các tranh chấp liên quan đến
cáo buộc về sự cố y khoa. Tác giả nhận định rằng các chỉ số về hiệu quả là rất tích
cực và rủi ro đối với rò rỉ thông tin là rất thấp. Một mô hình khá tương đồng với Trọng
tài kinh tế.
Carol B. Liebman và Chris Stern Hyman (2004), “A Mediation Skills Model To
Manage Disclosure Of Errors And Adverse Events To Patients”, Project HOPE: The
People-to-People Health Foundation, Inc. 7500 Old Georgetown Road, Suite 600,
Bethesda, Maryland 20814 – USA. Bài viết tập trung vào việc triển khai một mô hình
hòa giải dựa trên Luật định của tiểu bang Pennsylvania về việc buộc các bệnh viện
phải thông báo cho bệnh nhân bằng văn bản về một SCYK nghiêm trọng. Đồng thời
dựa trên cơ sở sữ liệu đó để đào tạo cho các bác sĩ nhằm rút kinh nghiệm và tránh
mắc phải.
David H. Sohn , JD, MD và B. Sonny Bal , MD, JD, MBA (2011), “Medical
Malpractice Reform: The Role of Alternative Dispute Resolution”, University of
Toledo Medical Center, 3000 Arlington Avenue, Toledo, OH 43551 USA &


5


University of Missouri, Columbia, MO USA. Nghiên cứu kết luận: “Giải quyết tranh
chấp thay thế có khả năng giúp cải tổ hệ thống tố tụng hiện tại, giảm chi phí và tăng
sự hài lòng của cả hai bên (bệnh nhân và thầy thuốc)”.
Solmaz Khodapanahandeh và Siti Naaishah Hambali (2014), “Efficiency of
Using “Alternative Dispute Resolution” Method in Medical Negligence Claims”,
Faculty of Law, Universiti Kebangsaan Malaysia. Nghiên cứu cho thấy tại Vương
Quốc Anh từ năm 1995, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã đưa ra Chương trình thí
điểm Hòa giải Tiêu cực Y tế nhằm đáp ứng mối lo ngại về sự gia tăng số lượng các
SCYK. Người ta cũng ước tính rằng hòa giải sẽ giảm 5% chi phí pháp lý, chi phí bồi
thường.
Dossierfamilial (2014), “Résoudre un litige avec l'hôpital”, trang tin điện tử
của tạp trí Dossierfamilial. Bài viết cho biết tại Pháp, bắt buộc kể từ ngày 07/5/1999
khi có tranh chấp liên quan đến SCYK thì bệnh nhân sẽ được hỗ trợ hoặc hướng dẫn
bởi một Ủy ban hòa giải và bồi thường khu vực. Ngày 04/3/2002, Luật Quyền của
người bệnh (La loi sur les droits des malades) đóng vai trò trung tâm trong các yêu
cầu bồi thường và thủ tục bồi thường được ban hành.
Prachi Patel (2018), “Relevance of Alternative Dispute Resolution in Medical
Malpractice”, www.academia.edu. Nghiên cứu giới thiệu một số SCYK với những
phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau; phân tích từng phương pháp giải quyế t
tranh chấ p thay thế và phương pháp tố tụng truyền thống; so sánh cơ sở pháp lý giữa
Ireland, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đồng thời khuyến nghị cơ chế cho Ấn Độ.
Như vậy, có thể thấy rằng những nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở
việc khái quát về nguyên nhân gây ra SCYK, các biện pháp dự phòng và phân tích
chuyên sâu về một khía cạnh là lỗi hệ thống.
Các nghiên cứu trên thế giới thì chủ yếu tập trung vào các phương pháp giải
quyết tranh chấp thay thế khi đối mặt với một vụ kiện đòi bồi thường về sự cố y khoa.
Mô ̣t số nghiên cứu đã đề câ ̣p chuyên sâu đế n phương pháp hòa giải, nhưng các đánh
giá đưa ra là dưới góc đô ̣ pháp luật của Hoa Kỳ và châu Âu; nơi mà việc hòa giải đã



6

có những cơ chế pháp lý rõ ràng, có các cơ quan do Chính phủ lập ra để thực hiện và
bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên.
Kế thừa những nghiên cứu tại cả Việt Nam và thế giới, luận văn sẽ phân tích
sâu hơn về hậu quả pháp lý khi có SCYK xảy ra, những tranh chấp phát sinh thường
gặp, các cơ chế, phương pháp giải quyết tranh chấp theo pháp luật Việt Nam. Từ đó
chỉ ra các ưu điể m, hạn chế cũng như các thuâ ̣n lơ ̣i và thách thức đố i với giải quyết
tranh chấp phát sinh trong SCYK trong tình hình hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mu ̣c đích nghiên cứu
Đề xuấ t các giải pháp tăng cường hiê ̣u quả giải quyế t tranh chấ p phát sinh trong
sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh trước tình hình thực tiễn hiện nay trên
cơ sở nghiên cứu các quy đinh
̣ của pháp luật điều chỉnh hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t tranh
chấ p phát sinh trong sự cố y khoa tại Việt Nam và một số nước phát triển trên thế
giới. Đồng thời qua đó chỉ ra những ưu, nhược điểm của các cơ chế đã nghiên cứu.
3.2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ cu ̣
thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến giải quyết tranh chấp phát
sinh trong SCYK.
Thứ hai, phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa
tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, từ đó chỉ ra những thành công đạt được, hạn chế
và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp trong SCYK tại
Quảng Ninh, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp
phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh.



7

4. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Những vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố
y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh (QN).
Một số quy định của nước ngoài có thể đươ ̣c trić h dẫn, phân tích, nhưng không
phải là đố i tươ ̣ng chiń h của nghiên cứu, mà chỉ để so sánh nhằ m làm rõ sự khác biê ̣t
giữa các quy đinh.
̣
4.2. Phạm vi về thời gian:
Đề tài nghiên cứu các số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019.
4.3. Phạm vi về không gian:
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK tại các bệnh viện ở Quảng Ninh.
5. Tính mới của luận văn
Ta ̣i Viê ̣t Nam, chưa có nghiên cứu chuyên sâu ở cấ p đô ̣ luâ ̣n văn thạc sĩ hay
sách chuyên khảo về giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK tại các bệnh viện,
mà chỉ có mô ̣t số nghiên cứu về khía ca ̣nh nguyên nhân gốc rễ của SCYK. Tác giả hy
vọng nghiên cứu của mình sẽ góp phần thúc đẩy hình thành một cơ chế tạo ra các
phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế trong SCYK tại các bệnh viện một cách
chính thức và đem lại lợi ích cho cả người bệnh cũng như các tổ chức y tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiê ̣n đươ ̣c nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu trên, đề tài sẽ sử du ̣ng kế t hơ ̣p các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp thông
tin, cụ thể là thông tin và số liệu từ các nguồn như sách, báo, văn bản luật, báo cáo và
một số đề tài nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, các tài liệu từ trang web điện
tử của các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tố
tụng trong và ngoài nước. Phương pháp này đươ ̣c sử du ̣ng xuyên suố t luâ ̣n văn, đă ̣c

biê ̣t trong Chương 1 và Chương 2.


8

- Phương pháp nghiên cứu tình huống, bao gồm việc tập hợp, lựa chọn, phân
tích và bình luận các tình huống, vụ việc tiêu biểu liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh. Phương pháp này
đươ ̣c sử du ̣ng chủ yế u trong Chương 1 và Chương 2.
- Phương pháp so sánh luật ho ̣c. Đề tài sẽ so sánh các quy đinh
̣ hiện tại với trước
đây và các quy định của Việt Nam với một số nước như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh,
Pháp, Úc… (đây là các nước tiên phong và có nhiều giải pháp trong giải quyết sự cố
y khoa từ những năm cuối thế ký trước đến nay). Phương pháp này được sử dụng chủ
yế u trong Chương 2 và phần Phụ lục nhằm chỉ ra các điểm tương đồng và khác biệt
giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các
bệnh viện ở Quảng Ninh.
- Phương pháp phỏng vấn (bao gồm cả trực tiếp và qua các phương tiện truyền
tin, phương tiện điện tử, phương tiện viễn thông). Đề tài sẽ phỏng vấn các cán bộ làm
công tác quản lý và xử lý các sự cố y khoa tại một số bệnh viện ở Quảng Ninh. Phương
pháp này được sử dụng chủ yế u trong Chương 2 nhằm chỉ ra các lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp trong sự cố y khoa tại Quảng Ninh.
7. Kế t cấ u của Luâ ̣n văn
Bên ca ̣nh phần Mở đầ u, Kế t luâ ̣n, Luâ ̣n văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về giải quyế t tranh chấ p phát sinh trong sự cố y khoa.
Chương 2: Thực trạng giải quyế t tranh chấ p phát sinh trong sự cố y khoa tại các
bệnh viện ở Quảng Ninh.
Chương 3: Giải pháp giải quyế t tranh chấ p phát sinh trong sự cố y khoa tại các
bệnh viện.



9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH
TRONG SỰ CỐ Y KHOA
1.1. Khái niệm chung về sự cố y khoa
1.1.1. Khái niệm:
Theo WHO: Sự cố y khoa là sự cố không mong muốn tác hại liên quan đến quản
lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng
ngừa và không thể phòng ngừa (WHO 2011, Patient Safety curriculum guide. Multiprofessional Edition).
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố y khoa là sự cố không
mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế
(Levinson DR 2010, Adverse Events in Hospitals: National Incidence Among
Medicare Beneficiaries, Department of health and Human Services-USA).
Khoản 13, Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định “Tai biến trong khám
bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do
sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảy ra ngoài ý
muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định
chuyên môn kỹ thuật.”
Khoản 1, Điều 2, Thông tư 43/2018/TT-BYT của Bộ Y tế Việt Nam quy định
“Sự cố y khoa là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán,
chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến
bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh”.
Vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa thuật ngữ “tai biến” được
sử dụng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh với “sự cố y khoa” được sử dụng trong
Thông tư 43/2018/TT-BYT của Bộ Y tế. Nói cách khác, có thể coi thuật ngữ “tai
biến” và “sự cố y khoa” là một và Thông tư 43/2018/TT-BYT được ban hành với tinh
thần giải thích, làm rõ thêm cho thuật ngữ “tai biến” được nêu trong Luật Khám bệnh,
chữa bệnh.



10

Bản chất “sự cố” là một điều không mong muốn, tuy nhiên trong khái niệm mà
Thông tư 43/2018/TT-BYT nêu ra vẫn sử dụng thuật ngữ “sự cố y khoa là các tình
huống không mong muốn” vì các thuật ngữ như “sai sót chuyên môn, sai lầm y khoa”
hay “tai biến” như Luật Khám bệnh, chữa bệnh sử dụng dễ gây ra cách hiểu sai lệch về
trách nhiệm của nhân viên y tế (NVYT) và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào
xảy ra cũng do cán bộ y tế. Các nước phát triển họ đã sử dụng thuật ngữ “Adverse
Events - Sự cố không mong muốn” rất sớm từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước
(FDA-USA 1991, 1993, 1996, Manufacturer and User Facility Device Experience
Database).
1.1.2. Đặc điểm:
Trên cơ sở “Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh” của Bộ Y tế và thông qua
phân tích một số SCYK trong thời gian qua, tác giả tổng kết được các đặc điểm chính
của SCYK như sau:
Một là, SCYK có biên độ biến động lớn, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tình
trạng sức khỏe của BN bất định, khó đoán trước… nó có thể sảy ra và kết thúc ngay
hoặc có thể tiến triển theo nhiều hướng khác nhau.
Hai là, bản thân Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất do đó
SCYK cũng luôn thường trực sảy ra ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất
kỳ ai.
Ba là, SCYK có thể trồng SCYK, cùng một thời điểm nhiều SCYK có thể cùng
sảy ra trên một BN.
Bốn là, SCYK luôn có tính chất nhậy cảm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, tính mạng con người và tài sản.
Năm là, Khó khăn trong xác định nguyên nhân gốc vì các hoạt động phân tích
chỉ dựa trên cơ sở hồi cứu, phân tích lý thuyết, phỏng đoán, không thể tiến hành thực
nghiệm; phụ thuộc hoàn toàn vào việc ghi chép HSBA, mức độ trung thực của các

NVYT có liên quan đến SCYK; các bằng chứng khác thường rất ít hoặc thiếu căn cứ;
mặt khác rào cản văn hóa người Việt Nam thường không muốn khám nghiệm tử thi
trong các SCYK gây tử vong nên càng ít cơ sở khoa học để kết luận nguyên nhân.


×