Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.18 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế

PHẠM TRUNG ĐỨC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên: Phạm Trung Đức
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Hà


Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, được trích dẫn và có
tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được
công bố, các website…Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở
lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Trung Đức


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Khoa
Luật; đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Hà đã trực
tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình đã động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Trung Đức


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
MỤC LỤC ............................................................................................................... III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VI
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................................VII
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

2.

Tình hình nghiên cứu ...................................................................................2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................4

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................5


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................5

6.

Cấu trúc luận văn .........................................................................................6

CHƢƠNG I: ...............................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ ...........................................................................................7
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ....7

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .......................................7
1.1.2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ..............................10
1.2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .....................................................................14
1.2.1. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .............................................14
1.2.2. Vấn đề thực hiện hợp đồng ............................................................................19
CHƢƠNG 2: ............................................................................................................29
THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..............................................................................29


iv
2.1.


THỰC TRẠNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .......................................29
2.1.1. Khảo sát về vấn đề giao kết hợp đồng tại một số doanh nghiệp Việt Nam ........30
2.1.2. Những vướng mắc về giao kết hợp đồng .......................................................35
2.2.
THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ ......................................................................................................45
2.2.1. Thực trạng chung tại doanh nghiệp Việt Nam .............................................46
2.2.2. Một số tranh chấp phổ biến ...........................................................................48
2.3.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .....60
2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................60
2.3.2. Hạn chế trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
62
CHƢƠNG 3:KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ..............................................................................................................................66
3.1.

BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ ....................66

3.2.

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .................68
3.2.1. Các giải pháp đối với Nhà nước ....................................................................68

3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp ..............................................................78
3.2.3. Những lưu ý của doanh nghiệp Việt Nam về áp dụng điều khoản Công ước
Viên 82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................1


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt
Bộ luật Dân sự

BLDS

United Nations Convention on Công ước của Liên Hợp Quốc
CISG

Contracts for the International về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế

Sale of Goods
DN

Doanh nghiệp


HĐMBHH

Hợp đồng mua bán hàng hóa

ICC

International

Chamber

of

Commerce

INCOTERMS

International Commercial Terms

ITC

International Trade Commission

Phòng Thương mại Quốc tế
Các điều khoản thương mại
quốc tế
Ủy ban Thương mại Quốc tế

LTM

Luật Thương mại


MBHHQT

Mua bán hàng hóa quốc tế

UNCITRAL

UNIDROIT
USD

United Nations Commission on Ủy ban về Luật thương mại

Iinternational Institute for the Viện Quốc tế về Thống nhất
Unification of Private Law

Luật tư

United States dollar

Đô la Mỹ

Vietnam
VIAC

quốc tế của Liên Hợp Quốc

International Trade Law

Arbitration


International Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Centre

at

Vietnam Chamber of Commerce Thương mại và Công nghiệp
and Industry

Việt Nam
Việt Nam

VN
WTO

the Việt Nam bên cạnh Phòng

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3

Tên bảng
Danh sách các đối tác của doanh nghiệp Việt Nam

Danh sách các cơ quan giải quyết tranh chấp được lựa chọn
trong hợp đồng
Thống kê về lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng

Trang

30
31
33


vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1.

Các thông tin chung

1.1.

Tên luận văn: Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.

Tác giả: Phạm Trung Đức

1.3.

Chuyên ngành: Luật kinh tế


1.4.

Bảo vệ năm: 2019

1.5.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hà

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả trong vấn đề

soạn thảo các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực hiện hợp đồng .
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về soạn thảo hợp đồng thương mại, các
nguồn luật áp dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề soạn thảo hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế tại Việt Nam, và thực tiễn thực hiện hợp đồng.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế,
soạn thảo hợp đồng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Những đóng góp của luận văn

3.

- Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận cơ bản về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, về đặc tính, lưu ý khi tham gia ký kết và thực
hiện hợp đồng.
- Thứ hai, luận văn phân tích tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, những vấn đề vướng mắc, và phân tích những tranh chấp điển
hình.

- Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với nhà nước và doanh
nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh phát triển của nền thương mại và toàn cầu hóa, sự giao lưu
kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới tạo nên bước tiến quan trọng trong lịch sử
phát triển của nền kinh tế thế giới. Các quốc gia không chỉ đơn thuần hoạt động
mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng tham gia vào hoạt động
mua bán hàng hóa vượt qua khỏi biên giới quốc gia với các nước. Để tạo khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và việc giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh có liên quan. Đó là Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, BLDS năm
2005, BLDS năm 2015, Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế1 để các thương nhân trong và ngoài nước lựa chọn và áp dụng khi
tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau.
Có thể thấy, trải qua nhiều thế kỷ, trao đổi hàng hóa là hoạt động chính trong
hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở
phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng phức tạp với nhiều yếu
tố, yêu cầu liên quan do các chủ thể tham gia thường không cùng quốc tịch, sự xa
cách về địa lý, khác biệt về hệ thống pháp luật giữa các bên… dẫn tới hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế thường tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho các bên tham gia
giao kết hợp đồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
tranh chấp giữa các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Do vậy, để hạn chế những rủi ro và tranh chấp phát sinh trong

quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên cần
phải hiểu rõ các quy định của hệ thống pháp luật có liên quan điều chỉnh hợp đồng
mà mình lựa chọn, cùng với đó là việc phải quy định cụ thể, chi tiết và nắm rõ
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là

1

Công ước Viên năm 1980 đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/01/2017.


2
quy định nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng để hạn chế những tranh chấp xảy ra
và các hành vi vi phạm của các bên. Đồng thời việc nắm vững, hiểu rõ các quy định
của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết
và thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn khá nhiều thương nhân trong nước tỏ ra lúng
túng khi thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, từ đó dẫn đến những
tranh chấp xảy ra giữa họ với các đối tác nước ngoài. Nguyên nhân này một phần do
lỗi chủ quan của các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng, bên cạnh đó có nguyên
nhân khách quan đó là các quy định của Việt Nam hiện nay về quyền nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn rất chung chung, thiếu sự rõ
ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo vệ được quyền
lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng.
Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Khi giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, những vấn đề pháp lý nào mà thương nhân cần lưu
ý? Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện này của
thương nhân ở Việt Nam như thế nào? Giải pháp nào để giúp họ hoàn thiện công tác
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Để trả lời cho các câu
hỏi này, người viết đã chọn đề tài “Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn

tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế và về các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hợp đồng
này. Cụ thể:
Ở nước ngoài, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Petar
Sarcevie & Paul Volken (eds.), The International Sale of Goods Revisited, Kluwer
Law International, The Hague, 2001, 256 p.; Peter Schlechtriem, Commentary on
the UN Convention on the International Sale of Goods, second edition, Oxford
University Press, 2005, 1149 p.; Ingeborg Schwenzen, Pascal Hachem &


3
Christopher Kee, Global Sale and contract law, Oxford University Press, Oxford,
2012, 873 p.; Peter Huber & Alastair Mullis, The CISG: A new textbook for students
and practionners, Sellier, 2007, 408 p.; Peter Schlentriem & Petra Butler, UN Law
on international sales: The UN Convention on the International Sale of Goods,
Springer, New York, 2008, 351 p.
Có thể thấy đây là một số các cuốn sách viết về mua bán hàng hóa quốc tế và
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa. Các cuốn sách nêu trên
đều trình bày khá cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế như về giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, xử lý các hành vi
vi phạm hợp đồng.
Bên cạnh những cuốn sách nêu trên, nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành cũng đã viết về chủ đề này. Có thể kể đến các bài viết như: Kristen
David Adams & Candace M. Zierdt, “International Sale of Goods”, Business
Lawyer, 2017, vol. 72, no. 4, pp. 1165; S.A. Kruisinga, “Contracts for the
International Sale of Goods”, Dovenschimidt Quarterly, 2014, no. 2, pp. 58-64;
David W. Hills, “Understanding the International Sale of Goods Convention”, Ohio
Lawyer, 1988, vol. 2, no. 27-30; Richard M. Lavers, “Contracts for the International

Sale of Goods”, Wisconsin Bar Bulletin, 1987, vol. 60, no. 11, pp. 11-50; Urs Peter
Gruber, “Convention on the International Sale of Goods (CISG) in Arbitration”,
International Business Law Journal, 2009, no. 1, pp. 15-34; Louis F. Del Duca,
“Selected Topics under the Convention on International Sale of Goods”, Dickinson
Law Review, 2001, pp. 205-254…
Ở trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và về vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể kể đến các công trình như:
- Nguyễn Thu Hương, “Một số vấn đề cần lưu ý khi thực thi Công ước Viên
năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) tại Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật,
2019, no. 1, tr. 61-66;


4
- Đặng Thế Hùng, “Hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công
ước Viên năm 1980 trong quá trình thực thi tại Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, 2018,
số 12, tr. 58-63;
- Nguyễn Thị Lan Hương & Ngô Nguyễn Thảo Vy, “Quyền buộc thực hiện
hợp đồng theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế - Một số đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2017, số
7(110), tr. 48-66;
- Trần Thị Thuận Giang, “Điều khoản miễn trách nhiệm do hành vi giao hàng
không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2017, số 7(110), tr. 67-73…
Có thể thấy, dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, nhưng chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu thực
trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. Do
đó, luận văn tốt nghiệp này sẽ hướng tới góp phần bù đắp khoảng trống nghiên cứu
nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề về việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, bình luận và đánh giá
thực tiễn việc thực hiện hợp đồng loại này, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả việc giao kết và thực hiện hợp đồng cũng như hoàn thiện cơ chế pháp
luật nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tham gia thị trường
mua bán hàng hóa quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, từ đó làm rõ các vấn đề pháp lý cần lưu ý về giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


5
- Nêu và phân tích thực trạng giao kết và thực thi hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tại Việt Nam, từ đó đưa ra các đánh giá về thành công và hạn chế của việc
này..
- Kiến nghị một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế cũng như thực hiện từ phía doanh nghiệp Việt Nam và Nhà nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: luận văn tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý và thực tiễn
về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về không gian: tại Việt Nam, chủ yếu là các thương nhân Việt Nam dựa trên
cơ sở lý luận pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật trên thế giới về
mua bán hàng hóa quốc tế

Về thời gian: Giai đoạn Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt
tính từ thời điểm gia nhập công ước Viên 1980 vào ngày 01/01/2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đối chiếu,
so sánh thống kê…
Trong đó phương pháp phân tích được sử dụng để làm các quy định của pháp
luật thực định xung quanh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật quốc tế,
cũng như luật Việt Nam từ đó tìm ra những điểm chưa phù hợp
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế được quy định trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam từ đó
tìm những điểm tương đồng và khác biệt


6
Phương pháp tổng hợp, thống kế được sử dụng để thống kê nội dung hợp đồng
và vụ việc việc tranh chấp, xung đột ... thực tiễn giữa các bên trong quá trình giao
kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan đến thực hiện nghĩa
vụ trong thời gian qua ...
Thông qua các phương pháp nghiên cứu trên, các quy định của pháp luật Việt
Nam và các quy định trong Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như thực tiễn thực hiện tại
Việt Nam. Từ đó rút ra những hạn chế và có những kiến nghị giải pháp phù hợp.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 2: Thực trạng giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế của thương nhân Việt Nam
Chương 3: Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao kết và thực

hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


7
CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ… Trong đó, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra sôi nổi nhất
và giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch thương mại quốc tế và được thể hiện chủ
yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thực tế hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Thay vào đó là các khái niệm cấu thành thuật ngữ “hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế”, đó là “hợp đồng”, “mua bán”, “hàng hóa”, “mua bán hàng
hóa”. Nói cách khác chưa có một các xác định thống nhất tính quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, mà chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác
định yếu tố quốc tế của loại hợp đồng này.
Ở Mỹ, Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ năm 1952 không trực tiếp đưa
ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đưa ra định nghĩa về
giao dịch quốc tế tại Điều 1-301, theo đó giao dịch quốc tế là giao dịch có mối quan
hệ hợp lý với quốc gia khác với Mỹ. Mua bán chính là việc chuyển giao quyền sở
hữu từ người bán sang người mua để nhận tiền. Bộ luật Thương mại Thống nhất của
Hoa Kỳ, tuy không trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế nhưng việc định nghĩa giao dịch quốc tế đã thể hiện của tiêu chí “trụ sở
thương mại” của các bên ở các nước khác nhau.
Tại Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí
xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những

hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế
được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm
xuất tái nhập và chuyển khẩu, theo đó:


8
“Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”2.
“Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”3.
“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”4.
“Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam”5.
“Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam”6.
Thông qua khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập và chuyển khẩu nêu trên, Luật Thương mại năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng
hóa phải là động sản, hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc
qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ), hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực
hải quan riêng... để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Có một số tác giả đã đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên nhiều yếu

tố khác nhau. Theo đó: “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ các đặc
trưng cơ bản hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước
2

Điều 28 khoản 1 Luật Thương mại năm 2005.
Điều 28 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005.
4
Điều 29 khoản 1 Luật Thương mại năm 2005.
5
Điều 29 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005.
6
Điều 30 khoản 1 Luật Thương mại năm 2005.
3


9
ngoài). Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểm
khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường. Yếu tố nước ngoài có thể được quy định khác nhau trong pháp luật
của các quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, đó là các yếu tố liên quan đến
quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể liên quan đến nơi xác lập hợp
đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.”7 Có
thể thấy, theo quan điểm này, thì tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế được xác định dựa trên 3 yếu tố:
(i) chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng là các bên có quốc tịch, nơi cư trú hay
trụ sở ở các quốc gia khác nhau
(ii) khách thể của hợp đồng (hàng hóa) ở nước ngoài
(iii) căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài.
Thực chất, các tác giả trên đây đã đồng nhất khái niệm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều

chỉnh của tư pháp quốc tế. Thừa nhận rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài nhưng không phải mọi hợp đồng
mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài đều là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Ví dụ: thương nhân A và thương nhân B đều là thương nhân Việt Nam. Trong
một lần đi du lịch tại Singapore họ đã gặp nhau và kí kết với nhau một hợp đồng
mua bán hàng hóa, sau đó việc thực hiện hợp đồng được thực hiện tại Việt Nam,
hàng hóa được mua bán cũng tại Việt Nam. Như vậy nếu theo quan điểm trên đây và
chỉ dựa vào yếu tố là thương nhân A và thương nhân B kí kết hợp đồng tại Singapore
mà coi đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì không thật sự hợp lí.
Theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây
gọi tắt là Công ước Viên năm 1980), mặc dù không quy định về khái niệm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng Điều 1 của Công ước đã gián tiếp xác định
phạm vi của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “1. Công ước này áp
dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại
7

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB CAND, Hà Nội, 2007, tr 207.


10
các quốc gia khác nhau… 2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia
khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối
quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc
trao đổi thông tin giữa các bên…”.8 Có thể thấy cơ sở duy nhất để xác định hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 là địa điểm kinh doanh
của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm
ký kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hóa có được dịch chuyển qua
biên giới hay không.
Hiện nay, đã có nhiều quốc gia tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán
hàng hóa quốc tế, vì vậy có thể nói rằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế

giới xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu
hiệu lãnh thổ của các bên kí kết hợp đồng. Việt Nam là thành viên của Công ước
Viên 1980 nên việc tiếp thu quan điểm này một phần phù hợp với thông lệ quốc tế
đồng thời còn tạo điều kiện trong việc xác định và áp dụng trong thực tiễn.
1.1.2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó phải là một hợp đồng, mang
đầy đủ bản chất và đặc trưng của tất cả các loại hợp đồng nói chung. Ngoài ra, do
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên có địa
điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, tức là có yếu tố nước ngoài tham gia,
vì vậy nó sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường (trong nước). Vấn đề đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế rất ít khi được bàn đến trong các tài liệu nghiên cứu. Điều đó không có nghĩa là
việc luận giải các đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không quan
trọng, mà ngược lại việc phân tích kĩ vấn đề này sẽ cho phép chúng ta có cái nhìn
thật cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện
cho việc phân tích những vấn đề khác. Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là hợp đồng thương mại có tính quốc tế hay có yếu tố nước ngoài.

8

Điều 1 Công ước Viên 1980.


11
Chính tính chất quốc tế hay yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế đã tạo ra điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với
hợp đồng thương mại trong nước, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các “thương
nhân”. “Thương nhân” thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện hoạt

động kinh doanh thương mại, bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện
do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong
một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia). Tùy theo từng
quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho
những đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, đối với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách
thương nhân trong pháp luật thương mại quốc gia thường bao gồm điều kiện nhân
thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp) và nghề nghiệp.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn
các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của
nước bên mua và bên bán.
Pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy định không giống nhau
về những hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những
hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo
quy định của pháp luật nước khác thì lại cấm trao đổi mua bán. Như vậy chỉ những
hàng hóa nào đều được pháp luật quốc gia của các bên kí kết hợp đồng quy định là
được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp luật các quốc
gia trên thế giới hiện nay, mặc dù có những khác biệt nhất định song đều có xu
hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại.
Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế
chẳng hạn như Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng
hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có


12
hai thuộc tính cơ bản: có thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương mại. Công
ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tại điều 2) chỉ loại trừ (không áp
dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy đảm bảo
chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường hàng

không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu…
Tại Việt Nam, Khoản 2 điều 3 LTM năm 2005 quy định “hàng hóa bao gồm:
i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
ii) Những vật gắn liền với đất đai.”9
Đây là một khái niệm rộng, cho phép nhiều loại hàng hóa có thể là đối tượng
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất
khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế. Pháp luật của một
số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải
được lập thành văn bản như Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam 200510,
nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì một yêu cầu nào về hình
thức hợp đồng.
Mặt khác, ngay cả khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có các quan
niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật chất nhất định chứa đựng thông tin nào
được coi là văn bản. Trong khi đó, theo quy định của Công ước Viên 1980 thì hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới bất kì hình thức nào cũng
được coi là hợp pháp. Điều 11 Công ước quy định: “hợp đồng mua bán không cần
phải được kí kết hoặc xác lập bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác
về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả
những lời khai của nhân chứng.”11

9

Khoản 2 Điều 3 Luật Thương Mại 2005
Theo quy định của điều 27 khoản 2, mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương.
11
Điều 11 Công Ước Viên
10



13
Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ nguyên tắc của UNIDROIT
2004 về hợp đồng thương mại quốc tế. Theo quy định tại điều 1.2 của Bộ nguyên
tắc, không một chi tiết nào của Bộ nguyên tắc yêu cầu một hợp đồng phải được kí
kết bằng văn bản hoặc phải được chứng minh có sự thỏa thuận bằng văn bản. Sự tồn
tại của một hợp đồng có thể được chứng minh bằng bất kì hình thức nào kể cả bằng
nhân chứng.
Tuy nhiên, để giảm bớt sự “tùy nghi” của điều 11 Công ước Viên 1980 và có
tính đến quy định trong pháp luật quốc gia của một số nước thành viên yêu cầu hình
thức của hợp đồng phải là văn bản, tại điều 12 Công ước quy định nước thành viên
của công ước có pháp luật quốc gia yêu cầu hợp đồng phải có hình thức bằng văn
bản có thể tuyên bố bảo lưu vấn đề này bất cứ lúc nào. Và điều 96 của Công ước
cũng quy định nếu luật của một quốc gia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải
được kí kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn
trọng, kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại
quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Thứ tư, về luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng là “luật cao nhất” của hai bên (bên mua và bên bán), nếu trong hợp
đồng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ, dự kiến hết các tình huống có thể phát
sinh thì không cần bất kỳ luật nào điều chỉnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau,
hợp đồng không thể điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa
các bên, cho bên cần có luật để điều chỉnh những quyền và nghĩa vụ chưa được quy
định trong hợp đồng.
Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là điều ước quốc
tế, luật quốc gia hoặc tập quán thương mại quốc tế. Xuất phát từ quyền tự do ý chí
trong quan hệ hợp đồng, các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể
chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình. Tất nhiên việc chọn luật
phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, và trong một số trường hợp quyền chọn luật

bị hạn chế bởi quy định của pháp luật quốc gia khi nó liên quan đến các vấn đề
chẳng hạn như bảo lưu trật tự công cộng… Trong trường hợp các bên không chọn


14
luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng để
chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng khi cần thiết.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.2.1. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Giao kết hợp đồng được hiểu là các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo
nguyên tắc do pháp luật quy định. Hình thức giao kết hợp đồng dân sự có thể bằng
lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có quy
định bắt buộc thì các bên giao kết phải tuân theo một hình thức nhất định theo quy
định của pháp luật và nội dung chủ yếu của giao kết hợp đồng do pháp luật quy
định. Việc thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi không thể
thiếu trong giao kết, thực hiện những hợp đồng vì khi thiếu đi một dấu hiệu, một
yếu tố nào đó, thi quan hệ hợp đồng sẽ bị đặt vào tình trạng khập khiễng.
Theo điều 2.1.2 UNIDROIT, “một đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp
đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị ràng buộc khi đề
nghị giao kết được chấp nhận”12
1.2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thứ nhất, về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước Viên không quy định điều kiện hiệu lực của hợp đồng, cũng như
Luật Thương mại Việt Nam 2005. Việc xác định điều kiện hiệu lực của hợp đồng sẽ
dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng
như các quy định theo điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự và các văn bản khác có liên quan để làm căn cứ. Theo đó, hợp

đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

12

Điều 2.1.2 Unidroit


15
- Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể
để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hoạt động mua bán, chủ thể
tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng
mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng
ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hoá được mua bán. Đại diện của các bên giao
kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp
đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
- Thứ hai, các chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn dựa trên tinh thần tự
nguyện. Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng cần phải
tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã
hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành
vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng... là nguyên nhân dẫn đến hợp
đồng mua bán không có hiệu lực.
- Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều
cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Hàng hoá là đối tượng của hợp
đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hình thức hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Để hợp
đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải xác lập theo những hình thức
được pháp luật thừa nhận. Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được thể hiện bằng
lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng
hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy
định đó.

Thứ hai, về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trình tự giao kết hợp đồng dân sự là một quá trình mà trong đó các bên chủ
thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thỏa thuận trong việc
cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội
dung cụ thể của hợp đồng. Trình tự giao kết hợp đồng được chia làm 2 giai đoạn: đề
nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Đề nghị giao kết hợp đồng:


16
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể hiện ra
bên ngoài thông qua một hành vi nhất định để đối tác có thể biết được ý muốn của
họ và mới có thể đi đến việc giao kết một hợp đồng. Đây là giai đoạn mà một bên
biểu hiện ý chí, muốn bày tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp
đồng dân sự. Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa
đựng một số yếu tố cơ bản sau:


Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của
bên đề nghị.



Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng.



Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác

nhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi,
thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại…Ngoài ra, lời đề nghị còn được
chuyển giao bằng công văn, giấy tờ…
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Đây là việc bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị và tiến hành việc giao kết
hợp đồng với bên đã đề nghị. Câu trả lời của bên được đề nghị không phải trong
mọi trường hợp đều được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Câu trả lời được coi
là chấp nhận giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ và vô điều
kiện các nội dung đề nghị mà bên đề nghị đã nêu. Nếu câu trả lời của bên được đề
nghị không đáp ứng được một trong hai yêu cầu đó thì sẽ được coi là lời đề nghị
mới và cần có câu trả lời của bên đề nghị. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều
lần cho đến khi có được chấp nhận giao kết hợp đồng đúng yêu cầu thì hợp đồng sẽ
được coi là giao kết.
Điều 2.1.6 Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT có quy định về phương thức chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác
của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Bản thân


×