Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế

TRẦN THỊ KIM NGÂN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Học viên cao học: Trần Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vũ Kim Ngân

Hà Nội - 2019


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa
trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu
là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương
đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Kim Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ
Kim Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Kim Ngân


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ..................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...............................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài ..........................................................5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................5
5.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ .............................................................................7
1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh ....7
1.1.1. Sự ra đời của tỉnh Quảng Ninh ...................................................................7
1.1.2. Vị trí địa lý .................................................................................................7

1.1.3. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................8
1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................10


iv

1.2. Vai trò của pháp luật đầu tư đối với sự phát triển - kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Ninh ...........................................................................................................12
1.2.1. Khái quát vai trò của pháp luật đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam ............................................................................................................13
1.2.2. Vai trò của pháp luật đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................15
1.3. Lý luận chung về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư theo Luật
đầu tư Việt Nam ....................................................................................................16
1.3.1. Khái niệm, vai trò và tác động của các biện pháp bảo đảm và khuyến
khích đầu tư ........................................................................................................17
a. Khái niệm về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư.........17
a. Vai trò, tác động của các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư
19
1.3.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh các biện pháp bảo đảm và khuyến khích
đầu tư tại Việt Nam giai đoạn trước 2005 và từ 2005 đến nay ..........................20
a. Giai đoạn trước năm 2005 .......................................................................20
b. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ...............................................................21
1.3.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp
luật đầu tư Việt Nam ..........................................................................................25
a. Các biện pháp bảo đảm đầu tư ................................................................25
b. Nội dung quy định pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tư ......31
1.4. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư đặc thù do chính phủ ban
hành cho tỉnh Quảng Ninh và các chính sách khuyến khích đầu tư do tỉnh ban
hành .......................................................................................................................33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .............38
2.1. Khái quát thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích
đầu tư tại Việt Nam hiện nay ...............................................................................38
2.1.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................38


v

2.1.2. Hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu tư ...............................40
2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................45
2.2.1. Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................45
a. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản .................................................................45
b. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh ....................................................46
c.

Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài .......47

d. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật ..........49
e.

Bảo đảm giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư kinh doanh
50

2.2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................53
a. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư ......................................................53

b. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư .............................................................54
c.

Lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư ..........................................57

d. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư .................................................................57
e.

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư ....................................................................59

2.3. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................63
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................65
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................................71
3.1. Định hướng chung của tỉnh Quảng Ninh về bảo đảm và khuyến khích đầu
tư ............................................................................................................................71


vi

3.1.1. Thế mạnh và tiềm năng của Quảng Ninh trong chính sách thu hút đầu tư
............................................................................................................................71
3.1.2. Mục tiêu, định hướng chung về thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh ......72
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo đảm và
khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..........................................77
3.2.1. Giải pháp chung để hoàn thiện chính sách và các quy định pháp luật về
biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư .......................................................77

a. Giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật về biện pháp khuyến khích
đầu tư ..............................................................................................................77
b. Giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu
tư 79
c.

Giải pháp chung khác ..............................................................................79

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo đảm và khuyến
khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................80
a. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về các biện pháp
bảo đảm, khuyến khích đầu tư ........................................................................80
b. Giải pháp hoàn thiện nâng cao nguồn nhân lực áp dụng biện pháp bảo
đảm, khuyến khích đầu tư ...............................................................................83
c. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..............85
Kết luận Chương 3 ..................................................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và
duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi
nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn
lực ấy như thế nào? Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn
tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết

hợp với các nguồn lực bên ngoài. Theo đó, đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định
sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Quảng Ninh là một địa phương có điều kiện tự kiên, kinh tế xã hội thuận lợi
cho phát triển nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, hệ
thống pháp luật đầu tư ra đời đã tạo một hành lang pháp lý vững chắc giúp thu hút
nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa phương. Đặc biệt là chính sách
bảo đảm, khuyến khích đầu tư ngày càng mở rộng nhằm mục đích thu hút nguồn đầu
tư trong và ngoài nước vào địa phương. Với các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua
các chính sách bảo đảm đầu tư mà có thể cải thiện, nâng cao đáng kể lòng tin cũng
như tranh thủ, tận dụng tối đa những chính sách từ phía từ phía chính quyền trong
nước và hơn thế nữa.
Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn đề tài“Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích
đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình. Tác giả thông qua việc nghiên cứu về nội dung quy định của pháp luật, thực
tiễn thực thi và những bất cập về bảo đảm, khuyến khích đầu tư đối trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, từ đó thúc đẩy
thu hút đầu tư vào địa phương. Trong đó, tác giả tập trung vào ba nhóm vấn đề chính
là: mực tiêu, định hướng chung về thu hút đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh, kiến nghị hoàn
thiện pháp luật nội dung và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục thực hiện các
biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Luận văn có nội dung chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích


viii

đầu tư.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu
tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo

đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


ix

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNXH

Doanh nghiệp xã hội


FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

KTTT

Kiến trúc thượng tầng

GDP

Thu nhập quốc dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNXH của DN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

KCN


Khu công nghiệp

KTT

Khu kinh tế


x

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2. 1: Các chương trình, dự án được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của tổ quốc
với tổng diện tích trên 12.200 km2. Quảng Ninh được ví như đất nước Viêt Nam
thu nhỏ với địa hình đa dạng, từ đồi núi, sông suối, biển, hải đảo. Do đặc điểm về
địa hình và vị trí địa lý, Quảng Ninh có đặc điểm khí hậu đa dạng, có bốn mùa
Xuân Hạ Thu Đông rõ rệt trong năm. Tài nguyên thiên nhiên nơi đây cũng rất
phong phú, đa dạng, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản than, tài nguyên biển v.v.
Ngoài những yếu tố về điều kiện tự nhiên thuận lợi, yếu tố về con người, về thể
chế chính trị, cơ chế quản lý cũng góp phần làm nên một Quảng Ninh văn minh
hiện đại, giàu sức cạnh tranh như ngày hôm nay. Năm 2015, chỉ số PCI (năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh) của Quảng Ninh đứng thứ 3 trong cả nước, năm 2016 Quảng
Ninh đứng vị trí thứ 2 và đến năm 2017 Quảng Ninh vươn lên đứng đầu trong cả
nước. Điều đó chứng tỏ sự phát triển vượt bậc cả về chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội của tỉnh Quảng Ninh, thể hiện niềm tin và sự kỳ vọng của của xã hội nói chung

và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế nói riêng khi đầu tư, hợp tác
kinh doanh tại Quảng Ninh.
Song song với việc thúc đẩy và hoàn thiện các yếu tố trên cùng với việc phát
huy các tiềm năng lợi thế thiên nhiên ban tặng, Quảng Ninh đã bắt đầu triển khai
đồng bộ các giải pháp nghiên cứu đánh giá lại môi trường đầu tư. Năm 2012,
Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước thành lập Ban xúc tiến đầu tư
(IPA) trực thuộc UBND tỉnh. IPA thực hiện theo mô hình chuẩn quốc tế, với chức
năng kêu gọi, xúc tiến các hoạt động đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư trong toàn bộ quá
trình thực hiện dự án. Quảng Ninh cũng kiện toàn bộ máy, chức năng nhiệm vụ
của Ban Quản lý Khu kinh tế, các Sở Ban ngành có liên quan để công tác thu hút,
hỗ trợ, quản lý thực thi hướng dẫn pháp luật đầu tư được thuận lợi.
Cùng với sự phát triển hoàn thiện hệ thống chính trị, thể chế, hệ thống kinh
tế, xã hội, hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện. Đến nay, Quảng Ninh là tỉnh duy
nhất xây dựng đường cao tốc bằng nguồn vốn Ngân sách tỉnh. Sự ra đời hàng loạt


2

các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng như đường
cao tốc Hạ Long- Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn,
cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, v.v đã thực sự tạo động lực cho nền kinh tế
tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển, kéo theo sự thu hút
nguồn vốn trong nước và vốn ngoại (dòng vốn FDI) đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh.
Kể từ năm 1989 đến nay, tỉnh đã thu hút được hơn 200 dự án FDI, với tổng vốn
đăng ký trên 6,5 tỷ USD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 120 dự án FDI còn hiệu lực,
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,4 tỷ USD; có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới đang có hoạt động đầu tư. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến thời điểm hiện
tại ước đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 76% tổng vốn đăng ký1. Theo đánh giá của Bộ
KH&ĐT, hiện Quảng Ninh đang nằm trong danh sách các địa phương có dự án
FDI được cấp phép mới cao của cả nước.

Mặc dù với nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng việc thu hút vốn dòng vốn FDI
nhanh chóng đã đang trở nên một thách thức với tỉnh Quảng Ninh. Xét về yếu tố
lịch sử về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, Quảng Ninh là một địa phương còn khá non trẻ so với
các địa phương khác như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh. Ngay như “người hàng xóm” là thành phố Hải Phòng
cũng đã có hàng chục năm vận hành và quản lý các doanh nghiệp thực hiện dự án
có vốn đầu tư nước ngoài. Vì chưa có kinh nghiệm điều hành quản lý các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài, trong khi hệ thống hạ tầng về kinh tế, giao thống và nguồn
vốn đầu tư nước ngoài ngày đổ về càng nhiều cho nên xét về góc độ quản lý nhà
nước, tỉnh Quảng Ninh khó tránh khỏi lúng túng và hạn chế trong việc áp dụng,
vận dụng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật đầu tư trong quản lý các doanh
nghiệp này. Xét về góc độ của nhà đầu tư, họ cũng không tránh khỏi việc lúng túng
khi vận dụng pháp luật vì trên thực tế mặc dù có hệ thống văn bản pháp luật của
nhà nước, mỗi địa phương tùy thuộc vào điều kiện, tình hình của địa phương mình

Lan Hương, “Thu hút FDI hiệu quả ở khu vực miên núi phía Bắc”, đăng trên tạp chí Thời báo
Tài chính Việt nam ngày 05/10/2018.
1


3

lại có những cách vận dụng cụ thể. Việc áp dụng pháp luật đầu tư ở một địa phương
mà việc thu hút đầu tư nước ngoài mới chỉ diễn ra trong vài năm gần đây, chỉ tập
trung vào một số ngành nghề, và chưa có tiền lệ về vụ việc đã gây khó khăn cho
cả người quản lý và cả đối tượng hưởng lợi (nhà đầu tư).
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Các biện pháp bảo đảm và khuyến
khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ luật kinh tế của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, từ trước đến nay đã có
một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề bảo đảm và khuyến khích
đầu tư. Về đề tài luận văn thạc sỹ luật học, có đề tài: “Các biện pháp khuyến khích
theo luật đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Thu
Thủy thực hiện tại Trường Đại học Luật- Đại học Huế năm 2018. Luận văn đã
nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về các biện pháp khuyến khích theo luật đầu
tư Việt Nam, phân tích một số khái niệm, nêu rõ nội dung quy định pháp luật về
các biện pháp khuyến khích theo Luật đầu tư Việt Nam, vai trò và liên hệ so sánh
với pháp luật một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Đánh giá thực trạng áp
dụng biện pháp khuyến khích đầu tư tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình
nói riêng từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện và nâng cao phát
huy vai trò của những biện pháp khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư để kích cầu
sự phát triển nền kinh tế.
Đề tài Luận văn Thạc sỹ Luật học: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Nguyễn Thị Trang - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Luận văn nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về các biện pháp ưu đãi đầu tư theo
pháp luật đầu tư, vai trò của pháp luật đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư trong
khu công nghiệp hiện nay. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng, nêu ra những
ưu điểm, khó khăn hạn chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
về chính sách ưu đãi đầu tư trong Khu công nghiệp từ đó đề xuất những giải pháp


4

để hoàn thiện và nâng cao pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp. Tuy
nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về ưu đãi đầu tư trong khu công
nghiệp chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể, khái quát pháp luật về các biện
pháp bảo đảm, ưu đãi đầu tư theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Về các bài viết trên tạp chí pháp lý có bài: “Luật chứng khoán với việc mở
rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư” của tác giả TS. Phạm Thị Giang Thu
– giảng viên chính Khoa Pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên
tạp chí Luật học tháng 8/2006; “Hoàn thiện pháp luật hỗ trợ đầu tư trong điều kiện
hỗ trợ đầu tư trong điểu kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả TH.S Đào Thu
Hà – Khoa Luật, Trường Đại học kinh tế Quốc dân đăng trên tạp chí Công Thương
ngày 17/12/2018; “Thực trạng chính sách ưu đãi FDI vào Việt Nam hiện nay” của
các tác giả TS. Đinh Trọng Thắng và TS. Trần Tiến Dũng – Ban nghiên cứu ngành
và lĩnh vực, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đăng trên tạp chí Tài
Chính ngày 25/6/2019; “Giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình” của các tác giả Lưu Thị Thảo và Hồ Thị
Xuân Hồng – Trường Đại học Lâm Nghiệp đăng trên tạp chí Khoa học và Công
nghệ Lâm Nghiệp số 1-2017…
Nhìn chung, các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu về các biện pháp ưu
đãi, khuyến khích đầu tư nói chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu
tư một cách cụ thể tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư, các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện
pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư và thực tiễn áp dụng chúng tại Việt Nam
nói chung và tỉnh Quảng ninh nói riêng.
Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, tuy nhiên do giới hạn của một luận văn
thạc sĩ nên đề tài tập trung chú trọng đến những chính sách bảo đảm đầu tư trong


5

nước đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cơ sở pháp lý chủ yếu là luật Đầu tư
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật Việt Nam

hiện hành về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư và thực tiễn áp dụng
chúng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong những năm gần
đây. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến các chính sách bảo đảm đầu tư, khuyến
khích đầu tư theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư, các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo
đảm và khuyến khích đầu tư và thực tiễn áp dụng chúng tại Việt Nam nói chung
và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Đề tài có nhiệm vụ đưa ra được những nhận định đánh giá, tìm ra những
điểm còn hạn chế trong thực tế, từ đó nêu ra nguyên nhân và tìm những biện pháp
khắc phục có hiệu quả từ đó đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, các văn
bản pháp luật của Nhà nước về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương
pháp phân tích và tổng hợp, diễn giải, thống kê, so sánh, quy nạp…. những phương
pháp này không sử dụng độc lập mà luôn được đan xen, kết hợp với nhau để làm
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài:
+ Phương pháp tổng hợp: Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt


6

ra, tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các thông tin, số liệu liên

quan được dùng cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp bảo
đảm và khuyến khích đầu tư tại Việt Nam nói chung và cụ thể tại tỉnh Quảng Ninh
trong những năm gần đây.
+ Phương pháp phân tích: Được tác giả sử dụng để tìm hiểu các khái niệm,
phân tích, các quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp bảo đảm và
khuyến khích đầu tư làm cơ sở cho việc đánh giá pháp luật.
+ Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh việc thực hiện tình hình thực
hiện các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư tại Việt Nam nói chung và cụ
thể tại tỉnh Quảng Ninh.
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu có liên quan việc
thực thi pháp luật biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư tại Việt Nam nói
chung và cụ thể tại tỉnh Quảng Ninh, từ đó làm cơ sở đưa ra những nhận định, đề
xuất, kiến nghị của luận văn.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, nội dung và kết luận.
Ngoài ra, trong luận văn còn trình bày danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích
đầu tư.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu
tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng

Ninh
1.1.1. Sự ra đời của tỉnh Quảng Ninh
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam giành độc lập, bước sang
giai đoạn dân chủ hiện đại là cuộc cải cách địa giới hành chính trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam chính thức bắt đầu. Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) và Hải Ninh
(nay là Quảng Ninh) về cơ bản hoàn thành việc giành chính quyền trong tỉnh. Trừ
hai huyện Hà Cối, Ba Chẽ và quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Hải Ninh lúc này còn bị
tàn quân Pháp và bọn phỉ chiếm đóng, tất cả các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh đã
được giải phóng và có chính quyền cách mạng của nhân dân. Ngày 30 tháng 10
năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thành lập tỉnh Quảng Ninh, theo cách đặt của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ; thị xã Móng
Cái chuyển thành huyện Móng Cái. Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là
8.239,243 km². Khi hợp nhất, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm 3 thị
xã: thị xã Hòn Gai (tỉnh lị), thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ,
Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng
Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.
1.1.2. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủ
đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là
102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đông bắc của tỉnh giáp
với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương
và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
và Hải Dương.
Toạ độ địa lý của tỉnh Quảng Ninh vào khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ


8

đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở

đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ. Điểm cực
tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực nam ở
đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ
Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là
tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường
biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài
trên 191 km. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với
đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta
eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.
Như vậy, Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt ở cửa ngõ Đông Bắc
trong giao lưu kinh tế, với các khu vực kinh tế trong cả nước cũng như với các
nước bạn láng giềng, trong đó có Trung Quốc là đất nước có tiềm năng phát triển
kinh tế tương đối mạnh và cả trong bảo vệ an ninh lãnh thổ, hàng hải cảu Việt Nam
nói chung.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên
Địa hình của Quảng Ninh chủ yếu là đồi núi, trung du nằm ở vùng duyên hải,
với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ trên mặt
biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3
vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và
hải đảo.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình
Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn
Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi
chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.472 m) chiếm phần lớn
diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m)
ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành


9


Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông Triều.
Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh
cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp
(1.094 m) trên đất Hoành Bồ. Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng tây - đông
ở phía nam và hướng đông bắc - tây nam ở phía bắc, được coi là xương sống của
lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự
nhiên ở hai sườn bắc - nam.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai
nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường
ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện
tích đất tự nhiên. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ
như một hòn non bộ.
Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng,
rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện
để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô
lớn.
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh
miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm
nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng
mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các
tỉnh phía bắc. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị
phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông
thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%. Ngoài ra, do tác động của biển,
nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế
biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3



10

số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên
6.100 km², là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết
các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo,
rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu,
kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ
thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và
cảng thuỷ nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, TP
Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong
vùng.
1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất nước ta với 4 thành
phố, 2 thị xã và 8 huyện với 186 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 71 phường,
8 thị trấn và 107 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất
của Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến nay đạt trên 64%.
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt
1.320.324 người, mật độ dân số đạt 198 người/km². Trong đó dân số sống tại thành
thị đạt gần 845.805 người, chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông
thôn đạt 474.519 người, chiếm 35,9% dân số. Dân số nam đạt 671.522 người, trong
khi đó nữ đạt 648.802 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng
1,42 %. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh
sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người
Dao đông thứ nhì với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946
người, người Sán Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người. Ngoài ra còn
có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng

điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về
giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm


11

thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung
Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017 và 2018, Quảng Ninh là tỉnh liên tục
2 lần có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam. Năm 2018,
tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110
USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7
địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ
đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết
kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng
trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ
đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện,
cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương tiếp tực được triển khai đồng bộ, tích
cực từ các sở, ngành và địa phương trong toàn tỉnh theo Nghị quyết 02/NQ-CP
ngày 01/01/2019 của Chính Phủ. Tiếp đón và làm việc với các đoàn nhà đầu tư lớn
đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư đang nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội
đầu tư. Trong đầu năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho hai dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt 49,2 triệu USD; 02 dự án trong nước
với tổng vốn đầu tư đăng ký 336,93 tỷ đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2019, tỉnh
đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án có vốn đầu tư trong
nước và nước ngoài, với tổng mức đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm là
12.154 tỷ đồng.
Về công tác hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang được các ngành, địa

phương tiếp tục quan tâm, tháp gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh phối hợp với Ban xúc tiến đầu
tư (IPA), Sở Kế hoạch đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Hiệp hội doanh nghiệp
Tỉnh thường xuyên định kỳ hàng quý tổ chức hội nghị gặp gỡ và tiếp xúc doanh
nghiệp, kiểm điểm đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp và triển khai
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới


12

sáng tạo để tập trung các giải pháp phát triển, thành lập mới doanh nghiệp trên địa
bàn đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có
kế hoạch phối hợp với VCCI tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ” tại thành phố Hạ Long.
Về công tác phát triển doanh nghiệp, tính đến hết tháng 7 năm 2019, tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là hơn 18.000 doanh nghiệp, đóng góp
vào tổng thu ngân sách trên toàn tỉnh là 23.537 tỷ đồng, bằng 57% dự toán năm,
tăng 12% cùng kỳ, vượt 6,3% so với kịch bản thu 6 tháng (kịch bản là 22.136 tỷ
đồng). Tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng ước đạt 240 đơn vị (trong
đó có 133 doanh nghiệp thành lập mới và 107 đơn vị trực thuộc) tăng 15% so với
cùng kỳ năm 2018, tổng số vốn điều lệ đăng ký ước đạt 2.100 tỷ đồng, tăng 172%
so với cùng kỳ năm 2018. Số lượng đơn vị giải thể đạt 30 đơn vị, giảm 11% so với
cùng kỳ 2018. Số lượng đơn vị tạm ngừng hoạt động đạt 355 đơn vị tăng 17% so
với cùng kỳ năm 2018. Số lượng đơn vị quay trở lại hoạt động đạt 38 đơn vị giảm
20% cùng kỳ 2018. Tổng số đơn vị thành lập mới tính đến tháng 10 năm 2019 ước
tính đạt 2.002 đơn vị (1.350 doanh nghiệp, 652 đơn vị trực thuộc) giảm 2% so với
10 tháng năm 2018. Ước tính đến hế tháng 10 năm 2019 tổng số đơn vị hoạt động
trên địa bàn tỉnh ước đạt là 19.456 đơn vị, số vốn đăng ký ước đạt 182.350 tỷ đồng.
2


Nhìn chung, Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự
nhiên cũng như kinh tế xã hội. Đó chính là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh
trở thành nền kinh tế toàn diện từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đến phát triển
thương mại, dịch vụ. Chính những tiềm năng ấy tạo ra sức hút đầu tư từ trong nước
cũng như nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay.
1.2. Vai trò của pháp luật đầu tư đối với sự phát triển - kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Ninh
2

UBND tỉnh Quảng Ninh (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, một số nhiệm vụ trong tâm
trong 2 tháng còn lại năm 2019


13

1.2.1. Khái quát vai trò của pháp luật đầu tư đối với phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam
Pháp luật đầu tư ra đời trước hết là để chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực đầu tư, thương mại. Ngoài ra pháp luật đầu tư còn có vai trò thu hút
các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh cụ thể. Việc hướng các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư theo một trật tự có
định hướng, bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích cho nhà đầu tư là một nội dung
quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Nhà nước không chỉ quản lý
hoạt động đầu tư bằng các Nghị quyết, chủ trương, đường lối mà còn cụ thể hóa
thành một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển. Do vậy pháp luật đầu
tư có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, Pháp luật đầu tư có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư trong
nước và nước ngoài

Hệ thống pháp luật đầu tư ra đời trước tiên là một hành lang pháp lý vững
chắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động đầu tư. Khi hệ thống pháp luật
về lĩnh vực đầu tư được quan tâm xây dựng vững mạnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vững tin bỏ vốn đầu tư vào những lĩnh vực mình quan tâm.
Ngoài ra, với chính sách bảo đảm và khuyến khích theo luật đầu tư hiện hành Nhà
nước đã xây dựng hệ thống pháp luật về ưu đãi đầu tư dựa trên chủ trương, đường
lối, chính sách về hoạch định chiến lược phát triển kinh tế quốc gia theo từng giai
đoạn, từ đó tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động đầu tư phát triển.
Nhờ có các chính sách về bảo đảm và khuyến khích đầu tư đã thu hút nhiều nguốn
vốn đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào các địa bàn, lĩnh vực trọng yếu trong
danh mục khuyến khích đầu tư. Với vai trò này, pháp luật đầu tư có ý nghĩa như
một động lực thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, thu hút Nhà nước huy hộng
được các nguồn vốn đầu tư dồi dào trong và ngoài nước.
Thứ hai, hệ thống pháp luật đầu tư giúp Nhà nước hoạch định cơ cấu kinh tế
và rút ngắn khoảng cách vùng miền


×