Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 1988 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.47 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng
kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó
khi lượng vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm. Với dấu mốc quan trọng là sự ra đời
của Luật đầu tư nước ngoài (1987), Việt Nam đã bắt đầu quá trình mở cửa hội nhập, và tiếp nhận
dòng vốn FDI như một yếu tố bổ sung cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. Kể từ đó cho đến nay,
trong suốt 3 thập kỉ 1988 – 2018, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng lên đáng kể cả về chất và lượng.
Ba mươi năm là một khoảng thời gian không dài đối với tiến trình phát triển của một đất nước,
nhưng cũng là đủ để có thể đánh giá một cách khá toàn diện về chính sách mở cửa, thu hút đầu tư
nước ngoài FDI của Đảng, Nhà nước ta. Đánh giá toàn diện để thấy được những kết quả đã đạt
được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra định hướng chiến lược thu hút và nâng cao chất lượng dòng
vốn đầu tư nước ngoài, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.Vì vậy, nhóm chúng em
lựa chọn đề tài “Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988 – 2018”
để phân tích các tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế (TTKT) từ khi để từ đó tìm ra giải
pháp thu hút FDI nhằm nâng cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoài đối với TTKT của Việt Nam.

1


Chương 1

Lý luận chung về FDI và tác động của FDI đối với tăng
tưởng kinh tế

1.1

Tổng quan về FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước
khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chênh lệch về năng suất cận biên của


vốn giữa các nước, chu kỳ sản phẩm, lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia, tiếp cận thị trường
và giảm xung đột thương mại, khai thác chuyên gia và công nghệ, tiếp cận nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
1.2 Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.
1.1.1. Đối với nước đầu tư
Tác động tích cực
- Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa
hóa lợi nhuận.
- Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh
tranh với các doanh nghiệp nội địa.
- Khai thác nguồn tài nguyên nhân công giá rẻ
- Tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu
tư.
1.1.2. Đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
- Góp phần phát triển công nghệ
- Nâng cao chất lượng lao động
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước
tiếp nhận đầu tư

Chương 2

Tác động tiêu cực
- Khó khăn trong quản lý vốn và công nghệ.
- Thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế

- Giảm cơ hội việc làm và lao động trong nước.
- Nguy cơ bắt chước, ăn cắp công nghệ, sản
phẩm.

Tác động tiêu cực
- Chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
- Sự xuất hiện doanh nghiệp vốn FDI có thể
gây cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp
trong nước
- Tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán
- Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thuế tại nước
nhận đầu tư, chủ yếu qua chuyển giá
- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các
cá nhân, giữa các vùng nhận được FDI.

Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1988 - 2018

2


2.1

Khái quát thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 1988 – 2018.

2.1.1 Quy mô vốn đầu tư
Trong hơn 30 năm thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam đã và đang trở thành một thỏi nam
châm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đầu là là các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan và Trung Quốc, chiếm 73,9% trong tổng FDI của tất cả các
ngành công nghiệp bao gồm bất động sản. Theo thống kế trong báo cáo fDi Markets của Financial
Times, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng
10% vốn đầu tư trong khu vực.

Hình 2.1 Lượng FDI vào Việt Nam của từng khu vực
Lượng FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng lên mạnh mẽ trong hơn thập kỷ qua với đỉnh
điểm là năm 2008 với hơn 71 tỷ USD tổng vốn được đăng ký.
Tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15% năm
2005 lên 23,7% năm 2017; riêng năm 2008 tỷ trọng này lên tới 30,8%. Theo số liệu của Cục Tài
chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính, sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã có
17.493 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tính đên hết năm 2016.
Tính đến ngày 20/04/2019, cả nước có 28.398 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần
349 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 197 tỷ USD,
bằng 56,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được
5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. 1 số dự án lớn như dự án góp vốn, mua cổ phần
của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ
USD, Dự án “Thành phố thông minh” tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội với tổng vốn
đầu tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư.
Bên cạnh đó tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài là 14,59 tỷ USD, FDI quý I năm nay đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ
trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2016, vốn FDI đạt 4,03 tỷ USD, năm 2017 đạt 7,71 tỷ USD và
năm 2018 đạt 5,8 tỷ USD.

3


Hình 2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời kì 1988-2017
2.1.2 Lĩnh vực đầu tư
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực FDI đóng góp chủ yếu ở khu vực công nghiệp,

do đó tỷ trọng công nghiệp tăng lên đáng kể nhờ có đóng góp lớn của khu vực này, nhất là ở ngành
chế tạo. Đến năm 2015, ngành công nghiệp đã thu hút được 11.013 dự án với tổng số vốn đăng ký
181 tỷ USD chiếm 64,3% tổng số vốn đăng ký.

Hình 2.3 Thu hút FDI trong giai đoạn 1989-2018 theo ngành
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

4


Tính năm 2018, 57,1% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra
50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền
kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông...FDI giúp nhanh chóng thúc đẩy trình độ kỹ thuật - công
nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ trọng
của nó trong nền kinh tế.
2.2

Tác động của FDI đến TTKT Việt Nam giai đoạn 1988 – 2018.
2.2.1 Tác động tích cực.

2.2.1.1
Gia tăng nguồn vốn đầu tư của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Là một nước đi sau trong khu vực trong việc thu hút vốn FDI và là nền kinh tế chuyển đổi,
Việt Nam đã cấp 4.047 giấy phép từ năm 1988 đến giữa năm 2002 với tổng số vốn đăng ký lên tới
41,5 tỷ USD. Giá trị và tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP Việt Nam tăng qua các năm. Giai đoạn
2005–2008, tỷ trọng tăng mạnh từ 15,99% lên 18,43%, với tốc độ trung bình là 0,813%/năm do thời
kỳ nước ta này đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và bắt đầu gia nhập WTO. Giai đoạn tiếp theo
2010-2011, cùng với đà phục hồi của kinh tế Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của FDI tăng trở lại
nhưng với tốc độ chậm hơn.

Tính đến năm 2018, sau 30 năm thu hút FDI, đóng góp của FDI đối với nền kinh tế càng
ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn đầu chúng ta đang thiếu vốn.

Hình 2.4 Lượng FDI theo từng năm
Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2018 Việt Nam, đã
có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD.
Theo báo cáo này, Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đầu
là các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan và Trung Quốc,
chiếm 73,9% trong tổng FDI của tất cả các ngành công nghiệp bao gồm bất động sản.
2.2.1.2
Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, phát triển dịch vụ.
Lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất của Việt Nam là công nghiệp và dịch vụ. Các nhà đầu tư
nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp (dầu khí, sản xuất và chế biến như may

5


mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống). Tính đến năm 2012, có tổng cộng 2.743 dự án với tổng vốn
cam kết là 23 tỷ USD, tương ứng với 60,0% dự án và 55% vốn cam kết. Khu vực 4 (khách sạn, nhà
hàng, giao thông vận tải và truyền thông và các ngành dịch vụ khác như bảo hiểm, v.v.) chiếm
21,6% tổng số dự án và 40% tổng vốn cam kết.
Trong năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào 18 ngành lĩnh vực. Khu vực FDI đầu
tư lớn nhất vào khu vực chế biến chế tạo với 8,4 tỷ USD, chiếm 78%. Lĩnh vực thứ 2 được quan tâm
là bất động sản với 0,79 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn
đầu tư đăng ký 0,38 tỷ USD.
2.2.1.3
Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.
Trên thực tế, từ năm 1995 đến 2012, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch
xuất khẩu luôn tăng, từ 27,03% với 1,473 tỷ USD lên 63,01% với 72,2 tỷ USD. Trong một thập kỷ,
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả

nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số
này đã là 26,5 tỷ đô la, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ 4% năm 1991 lên 54,6 %13 năm 2004.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đóng góp đáng kể vào xuất
nhập khẩu của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Từ năm 2010 trở lại đây, tăng trưởng xuất
khẩu của khu vực vốn FDI cao gấp 2-3 lần so với khu vực trong nước, kim ngạch xuất khẩu gấp
khoảng 1,5-2 lần. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 17% năm
1995 lên 72,5% năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 của Việt nam cũng đạt tổng
cộng 113,38 tỉ US$, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017.
2.2.1.4
Tạo việc làm và cải thiện nguồn nhân lực.
Tác động của FDI đến nguồn nhân lực và việc làm biểu hiện ở cả sự thay đổi về quy mô, cơ
cấu và chất lượng nguồn nhân lực và việc làm của lao động Việt Nam.Số lao động Việt Nam làm
việc trong khu vực FDI ngày càng tăng. Năm 1995, cả nước mới có khoảng 33 vạn lao động làm
việc trong các doanh nghiệp FDI, năm 2007 tăng lên hơn 1,3 triệu người. Trong giai đoạn 20082017, lao động khu vực FDI tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 12%/năm, cao gấp hơn 5 lần mức
tăng việc làm chung của cả nước. Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 14 nghìn doanh nghiệp FDI
và các doanh nghiệp này đã thu hút gần 4 triệu lao động.

6


Hình 2.5 Số lượng doanh nghiệp và số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI 2000 – 2017
Khu vực FDI đã và đang góp phần hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn bao
gồm công nhân lành nghề, kỹ sư công nghệ, chuyên gia dịch vụ, cán bộ quản trị doanh nghiệp. Năm
2017, khu vực FDI đã đào tạo và sử dụng hơn 2,3 triệu công nhân kỹ thuật trong lắp ráp và vận hành
máy móc thiết bị (MMTB) và 680 nghìn thợ kỹ thuật khác; gần 340 nghìn nhân viên văn phòng, bảo
vệ và bán hàng có kỹ thuật; 295 nghìn lao động làm các nghề chuyên môn kỹ thuật (CMKT) bậc cao
và 112 nghìn người lao động làm các nghề CMKT bậc trung. Giai đoạn 2007 -2017, nhu cầu lao
động CMKT trong khu vực FDI có xu hướng chuyển mạnh sang nhóm nghề “Thợ có kỹ thuật lắp
ráp và vận hành máy móc thiến bị” với tỷ lệ lao động làm viêc trong nhóm nghề này trong tổng số

việc làm của khu vực FDI đã tăng nhanh từ 14,76% năm 2007 lên 57,87% năm 2017. Trong khi đó,
nhóm nghề bậc thấp hơn “ Thợ thủ công có kỹ thuật/thợ kỹ thuật khác” đã giảm mạnh từ 48,44%
năm 2007 xuống còn 17% năm 2017. Đặc biệt, lao động giản đơn trong các doanh nghiệp FDI
chiếm một tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm nhanh từ 11,84% năm 2007 xuống còn 6,3% năm 2017.
Các xu hướng này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam, thúc đẩy quá
trình chuyển từ lao động giản đơn, với thu nhập thấp sang lao động có trình độ CMKT và thu nhập
cao.
2.2.1.5
Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và cân đối vĩ mô.
Trong thời gian qua, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách nhà nước
ngày càng tăng. Thời kỳ 1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô, đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm
trước. Trong 5 năm 2001 – 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD,
tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007, khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách
đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001 – 2005. Nếu năm 2005 tỷ
trọng đóng góp ngân sách nhà nước đạt 8,4% thì đến năm 2010 tăng lên 11% và 2011 là 13,9%.
Sang đến năm 2012 tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp FDI chiếm 18,1% GDP cả nước; năm 2013
tăng lên 19,6%.

Hình 2.6 Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP Việt Nam năm 2005 - 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu cập nhật mới đây nhất của Tổng cục Thông kê cho thấy giá trị đóng góp vào nguồn
thu ngân sách của khu vực FDI có xu hương tăng dần theo các năm. Như vậy, FDI đã góp phần quan

7


trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân
thanh toán nói chung.

Hình 2.7 Đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách Việt Nam năm 2000 – 2017.

2.2.2 Tác động tiêu cực.
2.2.2.1
Phân bố đầu tư và cơ cấu lao động không đều.
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng đối với tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội nhưng
phần lớn nguồn vốn này chỉ tập trung cho các dự án khai thác tài nguyên, thâm dụng lao động, khai
thác thị trường, ít tính lan tỏa, góp phần làm cho cơ cấu ngành của Việt Nam phát triển mất cân đối.
Cụ thể là hai ngành công nghiệp và dịch vụ là hai ngành mà FDI tập trung đầu tư nhiều nhất, trong
khi đó nông nghiệp vốn là thế mạnh của Việt Nam nhưng lại không thu hút được nhiều dự án FDI,
làm cho các sản phẩm nông nghiệp chưa nâng cao được giá trị của mình. Đối lập với sự “bùng nổ”
của lĩnh vực công nghiệp chế tạo, tính đến tháng 11 năm 2018, tổng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt khoảng 3,5 triệu USD, xếp thứ 11 trong 18 ngành nghề,
lĩnh vực thu hút vốn FDI của Việt Nam; chỉ chiếm 1,04% tổng vốn FDI. Nông nghiệp là ngành Việt
Nam có lợi thế cả về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng) và nguồn nhân lực (khoảng 70% dân
số sống ở nông thôn, lực lượng lao động chiếm khoảng 46% lao động xã hội) thì vốn FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp chỉ đạt 1,04% so với tổng vốn FDI, con số này phản ánh được thực tại còn nhiều
hạn chế và yếu kém trong lĩnh vực thế mạnh này.
Mặc dù tất cả các địa phương trong cả nước đều thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài
nhưng phần lớn tập trung vào các tỉnh dưới đây, góp phần gia tăng tình trạng đầu tư và phát triển
mất cân đối giữa các vùng trên cả nước.
Tổng vốn đăng TP.Hồ

(Triệu Chí
USD)
Minh
43.879,3

Bình
Dương

Hà Nội


Bà Rịa - Bắc Ninh Hải
Vũng
Phòng
Tàu
30.339,0 27.638,0 27.349,6 26.838,1 16.178,4 15.208,8
Hình 2.8 FDI phép phân theo địa phương
Nguồn: Tổng cục Thống kê

8

Đồng
Nai


Phần lớn các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung vào những ngành thâm dụng lao động như
ngành sản xuất, gia công, sơ chế-chế biến, dệt, da và may mặc… vì doanh nghiệp FDI chỉ cần đầu tư
quy mô tương đối nhỏ, số lượng vốn ít mà lao động thuộc các ngành này dồi dào, chi phí đào tạo
nghề và lương nhân công thấp. Doanh nghiệp FDI ở các ngành này chiếm đa số trong doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hình 2.9 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp FDI giai đoạn 2007-2017
Hiện nay, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI vẫn diễn biến phức tạp, tiền lương,
thu nhập của công nhân lao động quá thấp, chế độ đãi ngộ không tốt, nhiều chủ doanh nghiệp (phần
lớn của doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc) có thái độ quản lý hà khắc, không tôn trọng người lao
động, không thực hiện đúng Luật Lao động và những cam kết, thỏa thuận nhất là về hợp đồng lao
động. Từ đó dẫn đến các cuộc xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công tự
phát ngày càng tăng. Theo Tổng Liên đoàn lao động, từ năm 2009-2011 cả nước đã xảy ra 1.712
cuộc đình công, trong đó đình công xảy ra ở các doanh nghiệp FDI chiếm 76,5%, gây mất trật tự, an
ninh xã hội, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

2.2.2.2
Gia tăng nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương mại.
Mặc dù FDI đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động xuất khẩu cũng như cải thiện cán
cân thương mại cho Việt Nam, nhưng ngược lại thì việc nhập khẩu của khu vực này cũng ngày càng
gia tăng, thậm chí với tốc độ còn lớn hơn sự tăng về xuất khẩu. Với lý do các doanh nghiệp nội địa
không đáp ứng được các sản phẩm đầu vào phù hợp với yêu cầu, các doanh nghiệp FDI đã gia tăng
nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào bên cạnh việc nhập máy móc, trang thiết bị. Điều đó cho thấy
rằng các doanh nghiệp FDI chưa tận dụng được các nguồn lực trong nước để phục vụ cho xuất khẩu,
từ đó làm giảm năng lực sản xuất trong nước, làm tăng tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam, gây nguy cơ
bất ổn vĩ mô như lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại.

9


Mức thâm hụt thương mại lên mức đỉnh điểm vào năm 2008, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và những bất ổn của kinh tế vĩ mô quốc tế, với tổng giá trị
thâm hụt thương mại là 18 tỉ USD tương đương với 15% GDP. (Nguồn Tổng cục Hải quan).
Mới đây, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch hàng
hoá nhập khẩu đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế
trong nước đạt 39,9 tỷ USD, tăng 18,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỷ USD, tăng
28,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017 tăng 17,3% so
với cùng kỳ năm trước.
Ví dụ thực tế cho thấy, thời gian qua, Tập đoàn Samsung liên tục mở rộng đầu tư nhiều nhà
máy tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm điện tử, thiết bị điện tử thông minh, điện gia dụng. Năm
2016, kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam đạt gần 40 tỷ USD, chiếm tới hơn 20% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, để chiếm tỷ trọng cao như trên trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,
Samsung cần nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện đầu vào từ nhiều
nước, trong đó có Hàn Quốc. Dẫn tới, phần giá trị gia tăng tại Việt Nam rất thấp.
2.2.2.3

Gây ô nhiễm môi trường, khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng khai thác tài nguyên, đặc
biệt là tài nguyên không tái tạo như khoáng sản, tàn phá môi trường tự nhiên. Một số không coi
trọng bảo vệ môi trường, rất thờ ơ trong việc xây dựng hệ thống xử lý và quản lý chất thải độc hại,
gây ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường sống của người dân (ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn,
ô nhiễm bụi…). Cụ thể là:
- Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư năm 2017 cho thấy, gần đây đã có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như sửa chữa
tàu biển, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa
chất, chế biến nông sản thực phẩm… vào Việt Nam.
- Nhiều dự án FDI ở nước ta là ngành sản xuất thô, có tính gia công cao, mức độ phát thải
lớn và giá trị gia tăng thấp, thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ
trợ, công nghệ cao. Đây là những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng
chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn và có nồng độ các chất ô nhiễm cao.
- Nhiều doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc cũ và lạc hậu; khó
khăn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ xử lý chất thải.
- Năng lực phòng ngừa, kiểm soát, bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp FDI còn bất
cập. Điển hình là vụ việc gây ra sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung năm 2016 do Công ty
TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Có thể thấy, vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định
sự phát triển của một quốc gia, vì vậy chúng ta cần phải tăng cường việc thẩm định, lựa chọn kỹ
càng các dự án đầu tư vào Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, nếu

10


không lợi ích thu được từ các dự án đầu tư sẽ không bù lại được những thiệt hại mà các dự án này
gây ra.


2.2.2.4
Hoạt động chuyển giao công nghệ chưa chủ động và diễn ra thường xuyên.
Hiện nay, công nghệ mà các doanh nghiệp FDI đưa sang chủ yếu vẫn là công nghệ ở mức
trung bình, chiếm khoảng 80% số lượng công nghệ được chuyển giao, còn lại khoảng 14% là công
nghệ lạc hậu và chỉ có 6 % là công nghệ cao. Theo đánh giá của diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
năm 2016, hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam ở mức độ rất thấp và
có xu hướng ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Nếu như năm 2009 Việt Nam
đứng thứ 57 trên toàn cầu về tiêu chí này thì đến năm 2014, Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 103. Năm
2018 vị trí này tăng lên thứ 89 nhưng vẫn còn thấp và thua xa nhiều nước trong khu vực. Điều này
gây nguy cơ biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp, tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững
của nền kinh tế.

Chương 3

Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả FDI

3.1

Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới 2020 – 2030.
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức đặc thù – vốn FDI thu hút đạt kỷ lục nhưng
vẫn hạn chế về “hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng”. Việt Nam cần có những chính sách, chiến lược
khắc phục hiệu quả và sáng tạo, nhưng trên hết, cần khẩn trương lập kế hoạch và thực hiện hành
động. Để đến năm 2030 có được các kết quả định hướng mong muốn, cần thực hiện một kế hoạch
triển khai nhiều tham vọng, gắn với cải cách chính sách và môi trường đầu tư, cải cách thể chế cụ
thể.
Xác định rõ mục tiêu mà Việt Nam muốn đạt được đến năm 2030 tuy quan trọng, nhưng trọng
tâm thực sự phải là thực hiện hiệu quả các ưu tiên ngắn hạn và lập kế hoạch triển khai. Trên thực tế,
thực hiện hiệu quả 8 khuyến nghị đột phá đề xuất đã được ghi nhận trong các hội thảo tham vấn các
bên liên quan vào tháng 11 năm 2017 sẽ là tiền đề cho thành công chung của chiến lược này đến
năm 2030. Sau đây là các nhóm kết quả chính:

1. Cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ thẩm quyền và
chức năng lồng ghép cao hơn để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới; hiện đại
hóa công tác xúc tiến đầu tư - bao gồm phạm vi các hoạt động xúc tiến đầu tư, cách tiếp cận, công
cụ và các chỉ số hiệu quả FDI được sử dụng; và thực hiện các chính sách để tăng cường liên kết
thượng nguồn từ đầu tư FDI, trong đó có chính sách kết nối doanh nghiệp FDI đồng bộ và thực hiện
các chính sách kết nối doanh nghiệp FDI.
2. Đẩy mạnh nguồn cung kỹ năng để đảm bảo thu hút đầu tư FDI thế hệ mới thông qua việc
lượng hóa vấn đề, tiến hành chương trình phối hợp quốc gia, thúc đẩy đổi mới sáng tạo đồng thời

11


với xây dựng kỹ năng. Nguồn cung lao động có tay nghề cao sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh về thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Xây dựng “môi trường kinh doanh 4.0” phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong kỷ nguyên số
bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh cho mọi nhà đầu tư, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và
đảm bảo để nhà đầu tư yên tâm, cải thiện tác động và hiệu quả đối thoại công tư.
4. Cải tổ toàn diện khung chính sách ưu đãi hiện hành và cân đối bằng cách chuyển hướng
sang ưu đãi trên hiệu quả. Điều này cần thiết phải đổi mới tư duy, tăng cường tác động của ưu đãi,
cải thiện quy trình quản lý chế độ ưu đãi. Theo đó, cần đưa ra các quy định tương ứng về ưu đãi từ
Luật Đầu tư vào Luật Thuế và Luật Hải quan, với sự hỗ trợ của một hệ thống giám sát và đánh giá
hiệu quả
5. Mở cửa thị trường ở lĩnh vực hỗ trợ đầu tư là nền tảng làm nên năng lực cạnh tranh và tăng
trưởng để thu hút FDI thông qua việc nới lỏng rào cản pháp lý trong một số lĩnh vực như nông
nghiệp, du lịch, khoa học đời sống, giao thông vận tải, truyền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ môi
trường, giáo dục, y tế; giải quyết các rào cản thực tế đang cản trở khuyến khích đầu tư FDI.
6. Áp dụng chính sách về xúc tiến chiến lược đầu tư ra nước ngoài. Điều này có thể góp phần
đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam, bao
gồm đa dạng hóa kinh tế, chuyển giao công nghệ và nâng cấp năng lực trong nước trong các ngành
nghề ưu tiên.

3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của FDI đối với TTKT.
3.2.1 Giải pháp với Nhà nước

-

-

-

-

3.2.1.1
Cải thiện về cơ sở hạ tầng.
Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng
đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả
tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, giáo dục, y tế,
hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin.
Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO
đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chínhviễn thông, hàng hải, hàng không, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3.2.1.2
Hoàn thiện chính sách liên quan đến FDI.
Hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập
chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn
thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài;
Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và vận hành có hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh
doanh hoàn thiện;
Tập trung hoàn thiện các quy định về hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển thị trường…
và tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh tự do, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho tất

cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam.

12


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3.2.1.3
Hoàn thiện chính sách về bảo vệ môi trường.
Rà soát lại danh mục các dự án chưa triển khai, không triển khai, tạm dựng hoạt động, giải
thể các dự án có tác động xấu đến môi trường, các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu để có
phương án chuyển giao cho các nhà đầu tư tiềm năng khác.

Rà soát sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu hao năng lượng,
môi trường, về đánh giá tác động môi trường đối với các ngành, lĩnh vực đầu tư gây hiệu
ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.
Ban hành quy định về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường, quy định
giới hạn lượng phát thải, doanh nghiệp phải công bố công khai thông tin về môi trường và
giải pháp xử lý lượng phát thải.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý môi trường. Đẩy mạnh việc hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện các quy định về chế tài xử phạt vi phạm pháp luật đủ mức răn đe trong lĩnh vực
môi trường. Nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt theo mức xả thải thực tế thay cho mức xử
phạt theo khung tối đa, tối thiểu như hiện nay.
Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải, chất thải
rắn và vệ sinh môi trường đô thị...
3.2.2 Giải pháp cho doanh nghiệp.
3.2.2.1
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình và cho cả
nền kinh tế: cần ủng hộ và có tiếng nói nhiều hơn với các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao
chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của mình; đồng thời cần chủ động tìm đối tác liên kết;
tham gia vào các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật, thông qua việc góp ý hoàn thiện
chương trình đào tạo, xây dựng các chuẩn đầu ra;
Cần có chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự, đặc biệt là nhân sự người Việt Nam. Tạo cơ
hội cho tất cả nhân viên được trải nghiệm cách làm việc tại công ty mẹ. Sẵn sàng đưa công
nhân, hay nhân viên người Việt ra nước ngoài học nghiệp vụ ngắn hạn để nâng cao trình độ
nghiên cứu và lao động.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được ưu tiên đi đầu và phải được thực hiện bài bản,
coi đào tạo nhân lực là mục tiêu quan trọng trong thu hút FDI.
3.2.2.2
Nâng cao khả năng sử dụng FDI.
Hạn chế những mặt tiêu cực của FDI như nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, tình trạng ô

nhiễm môi trường, vấn đề chuyển giá, trốn thuế, đình công, lãn công….
Hợp tác với các đối tác có công nghệ cao, quản trị hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu,
tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu góp phần nâng cao năng lực
đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI cần có chiến lược hợp tác, kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, chủ động
giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu của mình và tìm ra mô
hình hợp tác thích ứng với từng sản phẩm.

13


KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên, có thể kết luận rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại
tạo ra cho các nước đi sau. Tuy nhiên, vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng
vai trò quyết định sự phát triển của một quốc gia. Cần phải hiểu rõ rằng, FDI chỉ là nguồn vốn bổ
sung cho vốn trong nước, không phải là nguồn vốn thay thế. Mặt khác, bên cạnh những đóng góp
tích cực đối với TTKT, FDI cũng có những mặt tiêu cực của nó, đặc biệt là vấn đề về môi trường
trong quá trình phát triển hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần phải tăng cường việc xem xét, thẩm định,
lựa chọn kỹ càng các dự án đầu tư vào Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất
nước, vì nếu không lợi ích thu được từ các dự án đầu tư sẽ không bù lại được những thiệt hại mà các
dự án này gây ra.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Tầm nhìn mới và
cơ hội mới trong kỉ nguyên mới”

2.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn cuối
năm 2017”
3.
Nhóm tác giả TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (Trưởng nhóm), ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS.
Trần Toàn Thắng TS. Nguyễn Mạnh Hải, 2006, “Tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam”
4.
Dự thảo “Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 20182030”.
5.
ThS. Nguyễn Ngọc Minh, 2018, ‘’Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI’’
6.
Trung tâm thông tin tư liệu – Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, 2017, “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài: một số vấn đề về thực trạng và giải pháp”
7.
TS. Phạm Thị Hoàng Anh (Học viện ngân hàng), Lê Hà Thu (Học viện ngân hàng), 2012,
“Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam”

15



×