Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nền kinh tế phi tiền mặt ở thụy điển thực trạng và tác động đến chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.6 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Là một nền kinh tế phát triển nhanh và hiện đại, Thụy Điển hiện nay đang từng bước trở
thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không sử dụng tiền mặt. Do đó trong bài tiểu luận này,
chúng em sẽ đi tìm hiểu về thực trạng của quá chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt cũng như
việc các chính sách của ngân hàng trung ương Thụy Điển – Riksbank sẽ bị ảnh hưởng như thế
nào bởi sự thay đổi này. Đặc biệt là sự biến chuyển của việc áp dụng chính sách tiền tệ khi không
còn tiền mặt trong lưu thông.
Trong bài tiểu luận này chúng em muốn chứng minh rõ về thực trạng của nền kinh tế
Thụy Điển đang chuyển đổi mạnh mẽ thành một nền kinh tế phi tiền mặt thông qua những số
liệu và thống kê. Ngoài ra chúng em còn xét đến khía cạnh lợi và hại mà một nền kinh tế phi tiền
mặt có thể đem lại đối với đất nước Thụy Điển.
Trong lịch sử, các nhà kinh tế cho rằng sự tăng trưởng của cung tiền có liên quan đến sự
tăng trưởng danh nghĩa của GDP. Điều này được thể hiện qua Học thuyết số lượng tiền tệ nguồn gốc và nền tảng của những quyết định về chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết
các ngân hàng trung ương đã điều chỉnh các chính sách tiền tệ bằng cách đưa ra khung chính
sách lạm phát mục tiêu hơn là về cung tiền. Chính sách tiền tệ hiện nay của Thụy Điển cũng là
chính sách lạm phát mục tiêu thay vì chính sách tiền tệ truyền thống. Chính vì lí do nay, chúng
em giả định rằng việc Thụy Điển chuyển hướng sang một xã hội phi tiền mặt không làm giảm
hiệu quả khi áp dụng chính sách tiền tệ của ngân hàng Riksbank và sẽ đi minh chứng trong bài
tiểu luận này.

4


PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt và nền kinh tế không tiền mặt
1.1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt
Giao dịch phi tiền mặt là một loại giao dịch được thanh toán dưới dạng thẻ tín dụng, thẻ
ghi nợ, chuyển khoản, séc và các loại ứng dụng thanh toán trực tuyến trên các thiết bị di động


(có thể kể đến các ứng dụng hiện hành tại tại Thụy Điển như Swish, Izettle… ) mà không giao
dịch, trao đổi qua lại bằng tiền mặt. (The Fletcher School Tufts University, 2013)
1.1.2 Nền kinh tế phi tiền mặt
Nền kinh tế phi tiền mặt là hiện tượng trong hệ thống tài chính của một nền kinh tế không
có sự lưu hành của vật chất tiền. Chính vì vậy, tất cả các giao dịch tài chính được thực hiện một
cách điện tử hóa, thông qua thẻ ngân hàng, chuyển tiền điện tử, ví ảo và tiền điện tử. Trên thực
tế, xã hội không tiền mặt đã tồn tại từ khi có sự xuất hiện của xã hội loài người, dựa trên sự trao
đổi và các phương thức trao đổi khác như lương thực đổi lấy vải vóc. Giao dịch không tiền mặt
cũng trở nên khả thi trong thời hiện đại khi chúng ta sử dụng các loại tiền kỹ thuật số hay tiền ảo
như bitcoin.
Một số phương thức thanh toán phi tiền mặt phổ biến hiện nay có thể kể tới:
 Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Hiện nay đây là một trong những sự lựa chọn phổ biến để


thay thế tiền mặt trong thanh toán.
Các ứng dụng thanh toán điện tử: Bên cạnh việc sử dụng các loại thẻ thì thiết bị di động



cũng là một công cụ có thể dùng để thanh toán. Trên điện thoại thông minh hiện nay có
nhiều ứng dụng thanh toán điện tử như PayPal và MoMo,… rất hữu ích trong quá trình
giao dịch và thanh toán. Từ thanh toán tiền điện, nước đến mua thẻ điện thoại,… Ngoài
ra, các ứng dụng thường tách hóa đơn cho phép chúng ta quản lý dễ dàng và tiện lợi hơn.
Dịch vụ thanh toán di động và ví di động như GrabPay cung cấp thanh toán không dùng



tiền mặt một cách an toàn.
Tiền điện tử: Trên thực tế, nhiều loại tiền điện tử đã và đang được sử dụng rộng rãi. Điều


đó đã kích thích những sự cạnh tranh và đổi mới để có thể giúp cho chi phí giao dịch thấp
hơn. Tuy nhiên đã xuất hiện những rủi ro và rào cản pháp lý khiến tiền điện tử khó tiếp
cận với hầu hết người tiêu dùng. Vì vậy hiện nay, tiền điện tử có thể chưa thực sự phù
hợp để được sử dụng rộng rãi. (Justin Pritchard, 2019)
1.2 Tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu quả của Chính sách tiền tệ
1.2.1 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là việc thiết lập cung tiền bởi các nhà làm chính sách tại ngân hàng
trung ương. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ có thể nói đơn giản như sau: Ngân hàng trung
ương thay đổi cung tiền làm lãi suất thay đổi, sự thay đổi trong lãi suất ảnh hưởng tới tổng cầu
và sản lượng cũng như thu nhập của nền kinh tế (Hoàng Xuân Bình, 2014)
Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập
theo hai hướng:
 Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chống thất nghiệp)
5




Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất

kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định
giá trị đồng tiền).
Có nhiều dạng chính sách tiền tệ khác nhau. Từ thập niên 1980 trở về trước thì chính sách
tiền tệ tổng cung tiền với biến số tác động là tốc độ tăng trưởng cung tiền được các nước sử dụng
nhiều. Tuy nhiên từ sau 1980 thì các nước phát triển như Thụy Điển đã bắt đầu chuyển sang sử
dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu với biến số tác động thường là lãi suất để hướng tới
mục tiêu trong dài hạn là cố định tỷ lệ lạm phát. (Wikipedia, 2019)
1.2.2 Tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu quả của chính sách tiền tệ
Dựa vào lý thuyết môn kinh tế vĩ mô 2, chúng em xin đánh giá tác động của nền kinh tế

phi tiền mặt đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nhắm vào tổng cung tiền dựa trên 2 phương
diện: mô hình IS – LM và cung tiền MS.
1.2.2.1

Tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua
mô hình IS- LM

Để xem xét tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ
ta sẽ đi so sánh mô hình IS – LM của một nền kinh tế dùng nhiều tiền mặt và nền kinh tế đang
chuyển đổi sang hướng phi tiền mặt.
Xét trong thị trường tiền tệ, một nền kinh tế chuyển sang hướng phi tiền mặt thì chắc
chắn cầu tiền (MD) ít đi. Điều này làm cho MD dịch sang trái (MD1 -> MD2). Nếu lượng cung
tiền của ngân hàng trung ương không thay đổi thì lúc này MSr > MDr. Vậy để thị trường tiền tệ
cân bằng thì lãi suất sẽ thấp hơn, thu nhập (Y) không đổi. Khi đó LM sẽ dịch chuyển sang phải
(LM1 -> LM2)
Hình 1.1 Mô hình đường LM của nền kinh tế phi tiền mặt

So với nền kinh tế dùng nhiều tiền mặt thì nền kinh tế phi tiền mặt có đường LM2 dịch
sang phải hơn. Vậy khi ta thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, trong ngắn hạn đường LM của cả
2 nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt và nền kinh tế phi chuyển sang hướng phi tiền mặt đều dịch
phải. Mà đường LM2 của nền kinh tế phi tiền mặt vốn đã ở bên phải nhiều hơn so với nền kinh tế
6


dùng nhiều tiền mặt nên sẽ làm cho sản lượng (Y) tăng cao hơn và lãi suất (r) thấp hơn. Vì vậy
chính sách tiền tệ vẫn sẽ hiệu quả trong nền kinh tế phi tiền mặt.
Hình 1.2 So sánh mô hình IS-LM của nền kinh tế phi tiền mặt và nền kinh tế sử dụng nhiều
tiền mặt

1.2.2.2 Tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua

MS
Nền kinh thế phi tiền mặt là nền kinh tế không dùng tiền mặt hay lượng tiền mặt trong
lưu thông giảm xuống, điều này làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi và ảnh hưởng tới
số nhân tiền: mm = (cr + 1)/( cr + ra)
Trong đó
ra: tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng trung ương
cr: tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng trung ương so với tiền gửi
Vì lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống, dẫn tới tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
trung ương so với tiền gửi càng thấp. Các ngân hàng thương mại sẽ cho vay được nhiều hơn và
số nhân tiền m tăng. Mà MS= mm*B. Nên khi đó MS tăng và đường LM dịch phải, sản lượng Y
tăng và lãi suất giảm. Vậy ta có thể thấy, khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tác
động vào cung tiền từ đó điều tiết nền kinh tế phi tiền mặt - nền kinh tế có số nhân tiền lớn hơn
thì chính sách tiền tệ hoạt động càng hiệu quả hơn.
Ngoài ra ta có thể thấy mục tiêu của nền kinh tế không tiền mặt là nhằm giảm khối lượng
tiền mặt trong lưu thông, trong khi lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung của hàng
hóa và dịch vụ trong nền kinh tế phần lớn là do thanh khoản dư thừa, từ đó có thể thấy nền kinh
tế không tiền mặt có tác động tích cực trong việc quản lý lạm phát và tăng trưởng
Ngoài dạng chính sách tiền tệ tổng cung tiền thì ngoài ra còn có chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu. Chính sách này được coi là vẫn có thể duy trì hiệu quả trong nền kinh tế phi tiền
mặt và sẽ được minh chứng ở phần 3 Đánh giá tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu
quả của chính sách tiền tệ ở Thụy Điển.

7


PHẦN 2

THỰC TRẠNG VỀ NỀN KINH TẾ PHI TIỀN MẶT Ở
THỤY ĐIỂN


2.1

Sự phát triển nền kinh tế không tiền mặt ở Thụy Điển
Trong 2 thập kỷ trở lại đây tỉ lệ những thanh toán không sử dụng tiền mặt ở Thuỵ Điển đã
tăng lên cực kì mạnh mẽ. Do đó tổng lượng tiền mặt trong lưu thông ở Thuỵ Điển cũng giảm
theo một cách đáng kể. Theo ngân hàng trung ương Riksbank (2019), xu hướng này có thể được
thấy rõ qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.1 Giá trị trung bình của tiền giấy và tiền xu trong lưu thông giai đoạn 2009 –
2018
Đơn vị: tỷ krona

Nguồn: The Riksbank
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta có thể thấy được sự sụt giảm trong tổng giá trị tiền giấy và tiền
xu được lưu hành tại Thụy Điển trong giai đoạn 2009 - 2018. Vào năm 2009, giá trị của tiền giấy
và tiền xu trong lưu thông đạt giá trị sấp xỉ 105 tỷ krona. Tuy nhiên chỉ sau 9 năm, vào năm 2018
thì tổng giá trị của tiền giấy và tiền xu trong lưu thông đã rơi vào khoảng 60 tỷ krona. Và xu
hướng sụt giảm trong tổng giá trị của tiền mặt trong lưu thông diễn ra rất đều đặn.
Không chỉ có tổng giá trị danh nghĩa giảm qua các năm, phần trăm giá trị tiền mặt trong
lưu thông tại Thụy Điển tính theo GDP cũng có xu hướng giảm nhanh. Vào năm 1950, tổng giá
trị tiền mặt và tiền xu trong lưu thông chiếm khoảng 10% GDP của Thuỵ Điển. Tuy nhiên con số
này đã giảm rất sâu xuống chỉ còn 2.6% vào năm 2011 (Therés Dalebrant, 2016)
Hơn nữa, trong tổng số tiền mặt danh nghĩa đó thực chất chỉ có 40-60% đang thực sự
được lưu thông trên thị trường, số còn lại được người dân cất giữ tại nhà, khoản tiền gửi trong
ngân hàng hoặc tiền lưu hành trong nền kinh tế ngầm (Niklas Arvidsson, 2013). Những con số
trên phần nào cho ta thấy xu hướng thanh toán của người dân Thuỵ Điển chính là giảm sử dụng
tiền mặt một cách đáng kể.
Ngoài ra theo thống kê về tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong lần mua hàng cuối cùng
của Ngân hàng trung ương Riskbank (2019) cũng cho thấy, vào năm 2010, có tới 39% số người
8



tham gia khảo sát sử dụng tiền mặt để thanh toán trong lần cuối cùng họ mua hàng. Tuy nhiên
vào năm 2018 thì con số này giảm xuống chỉ còn 13%. Và tỷ lệ sụt giảm trong việc thanh toán
bằng tiền mặt xảy ra mạnh mẽ nhất vào 2 năm 2014 và 2016.
Hình 2.3 Tỷ lệ số người mua hàng thanh toán bằng tiền mặt trong lần cuối mua hàng
Đơn vị: %

Nguồn: The Riskbank
Thay vì sử dụng tiền mặt, người dân Thụy Điển chuyển sang sử dụng các phương tiện
thanh toán điện tử tiện lợi và an toàn hơn. Một loại hình thanh toán cực kì phổ biến ở Thụy Điển
trong 2 thập kỉ trở lại đây chính là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Theo thống kê mới nhất của
Riksbank (2019), có tới 58% giao dịch được thanh toán bằng thẻ, 24% được thanh toán bằng
cách chuyển khoản, 6% thanh toán thông qua giấy uỷ nhiệm chi, 6% thanh toán qua ứng dụng
Swish và 6% thanh toán bằng tiền mặt. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi 98% dân số Thuỵ Điển
có thẻ ghi nợ, 88% có internet banking, 50% có thẻ tín dụng và 22% sử dụng ứng dụng tài chính
Swish vào năm 2014 (Therés Dalebrant, 2016)
Theo những số liệu và thống kê trên, có thể thấy việc Thuỵ Điển trình chuyển đổi sang
nền kinh tế phi tiền mặt là hoàn toàn khả thi. Và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra vào năm
2023 (Niklas Arvidsson, 2018).
Những nhân tố chính trong việc biến Thuỵ Điển trở thành một nền kinh tế phi tiền mặt có
thể kể đến việc tiền lương được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người dân, hệ
thống thanh toán bằng thẻ hiệu quả và đảm bảo an ninh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như
những luật hạn chế sử dụng tiền mặt ở các cửa hàng, các phát minh về ứng dụng tài chính như
Swish hay Izettle.
2.2 Ưu điểm của nền kinh tế không tiền mặt:
2.2.1 Giảm thiểu các loại chi phí
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên
quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt
như hiện nay tiêu tốn nhiều chi phí in, kiểm đếm, chi phí vận chuyển từ ngân hàng trung ương ra
các ngân hàng nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; vấn

nạn in tiền giả… Trong khi đó thanh toán phi tiền mặt có thể giảm thiểu những vấn đề trên.
9


Mặt khác, thanh toán bằng tiền mặt tạo ra nhiều loại chi phí gián tiếp khác như phí bảo
đảm an toàn, phí quản lý thông tin hành chính, bảo hiểm quản lý tiền mặt, cũng như chi phí rủi
ro khi hệ thống xử lý tiền mặt bị trục trặc và rủi ro khi bị cướp. (Dalebrant, 2018)
2.2.2 Phát hiện và kiểm soát các thanh toán phạm phát
Theo Cơ quan Thuế Thụy Điển, hàng năm nền kinh tế đen có liên quan đến 65 tỷ krona
(8,08 tỷ đô la) trong các khoản thu thuế bị thất thoát. Khoản thuế bị mất có thể sẽ giảm đáng kể
nếu trong lưu thông không tồn tại tiền mặt. Thanh toán phi tiền mặt giúp tăng cường tính minh
bạch của nền kinh tế; chống thất thu thuế từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm
rủi ro rửa tiền, kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp; cùng với đó là mở rộng khả
năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng tới người dân.
2.2.3 Tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế
Khoảng 20% người dân Thụy Điển hiện nay không còn dùng máy rút tiền tự động
(ATM). Tiền mặt hiện chỉ còn đại diện cho 1% nền kinh tế Thụy Điển, thấp hơn nhiều so với mặt
bằng chung 10% của Châu Âu và 8% của Mỹ. (webgiacoin, 2019)
Thanh toán không dùng tiền mặt giảm tỉ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền bên mình. Điều này
có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách
hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Đây cũng là một
nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán
phải trả lãi. Khi ngân hàng tăng được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc thu hút
được nhiều nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ có điều kiện mở
rộng cho vay và tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt góp phần
tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội, cũng như tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.
2.2.4 An toàn, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác
Các giao dịch có giá trị lớn được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, chính xác và khắc phục
được các vấn đề về khoảng cách địa lý. Tránh được các rủi ro mang tiền mặt như mất cắp hoặc
các rủi ro vật lý như rách, mất góc không thể sử dụng. Ví dụ như vào năm 2008 ở Thụy Điển có

110 vụ cướp tiền xảy ra, tuy nhiên đến năm 2016, con số này giảm xuống còn 5 vụ. Và so với
con số 210 ngân hàng bị cướp năm 2008 thì đến năm 2017 chỉ còn xảy ra 2 vụ cướp ngân hàng.
(Du Lam, 2018).
2.3 Bất cập của nền kinh tế không tiền mặt
2.3.1 Lãi suất âm
Trong podcast Nordea Market Insights, được phát hành bởi một trong những ngân hàng
lớn nhất ở Thụy Điển, Unell và Enlund lập luận rằng một xã hội phi tiền mặt sẽ làm giảm hiệu
quả hoạt động của những ngân hàng áp dụng lãi suất âm. Loại ngân hàng này hoạt động khác với
ngân hàng truyền thống. Khi đó, ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất âm cho các ngân hàng,
họ có thể chuyển nó cho khách hàng dưới dạng phí. (Justin Pritchard, 2019)
2.3.2 Mất kiểm soát thông tin , quyền riêng tư
Việc chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến người dân phải đau đầu về
vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cá nhân. Khi chính phủ và các định chế tài chính công nghệ
nắm toàn bộ thông tin cá nhân, bao gồm cả tình hình tài chính thì nỗi lo về riêng tư và bảo mật
không phải là không có cơ sở. Mặc dù những tổ chức này cam kết việc thu thập thông tin giao
10


dịch của người dân chỉ để cho mục đích nghiên cứu, thống kê và tổng hợp dữ liệu. Nhưng theo
một khía cạnh nào đó thì việc mất kiểm soát thông tin này khiến cho người dân cảm thấy khó
chịu và không được tôn trọng.
2.3.3 Sự cố về công nghệ
Tin tặc chính là những kẻ cướp ngân hàng và kẻ buôn lậu của thế giới điện tử. Với một xã
hội không tiền mặt, hậu quả sẽ trở nên khôn lường nếu bị tin tặc “cướp” hết tiền trong tài khoản
bởi bạn sẽ khó lòng nhận được lại lượng tiền bị mất. Ngay cả khi được pháp luật bảo hộ, người
sử dụng vẫn sẽ phải đối mặt với những bất tiện và hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra những sự
việc như vậy.
Mất điện và những sự cố bất ngờ khác cũng khiến người dùng mất khả năng thanh toán.
Tương tự như vậy, các doanh nghiệp không có giải pháp nào để tiếp nhận thanh toán từ khách
hàng khi hệ thống gặp trục trặc. Ngay một sự cố nhỏ như hết pin điện thoại cũng có thể khiến

người dùng không thể giao dịch thanh toán khi cần thiết.
2.3.4 Bội chi
Khi thanh toán bằng tiền mặt, người dân dễ dàng kiểm soát việc chi tiêu và dè dặt hơn
khi đưa ra quyết định mua hàng. Tuy nhiên khi nói tới các phương thức thanh toán điện tử thì chỉ
với việc nhấp chuột, quẹt thẻ hay vuốt tay trên màn hình điện thoại là người dân đã có thể thanh
toán một khoản tiền mà nhiều khi chính họ cũng không nhớ chính xác là bao nhiêu. Và ở Thụy
Điển số người thanh toán bằng thẻ ghi nợ rất lớn. Thế nên người tiêu dùng cần phải có cách quản
lý lượng chi tiêu chặt chẽ để tránh rơi vào tình trạng bội chi.
2.3.5 Sự bất công xảy ra trong nền kinh tế phi tiền mặt
Đối với những người nghèo thì việc tiếp cận những phương tiện thanh toán điện tử hoặc
các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là một điều cực kì khó khăn. Việc toàn xã hội chuyển sang phi
tiền mặt sẽ gây ra những bất cập trong việc thanh toán đối với những người thuộc tầng lớp thấp
hay chính với những người già. Việc người già không có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những
công cụ thanh toán điện tử là một điều hết sức dễ hiểu. Thêm nữa dân số Thụy Điển đang già hóa
với tốc độ rất nhanh. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi của Thụy Điển
sang nền kinh tế phi tiền mặt và dễ bị bỏ lại phía sau trong guồng quay của sự phát triển này.

PHẦN 3

TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ PHI TIỀN MẶT ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở THỤY ĐIỂN

3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng trung ương Riksbank
3.1.1 Riksbank trước khi có xu hướng thanh toán không tiền mặt
Thụy Điển là quốc gia sở hữu Ngân hàng Trung ương lâu đời nhất trên thế giới mang tên
The Riksbank, thành lập vào năm 1668. (Wikipedia, 2019). Riksbank là ngân hàng trung ương
đầu tiên giới thiệu mục tiêu ổn định giá vào năm 1930 sau khi từ chế độ bỏ bản vị vàng. Chiến
lược này đạt hiệu quả vô cùng to lớn giúp Thụy Điển phục hồi từ cuộc Đại suy thoái nhanh hơn
so với các nước khác.
Gần đây, Riksbank lại tiếp tục tiên phong trong phong trào lãi suất âm cùng với Nhật

Bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Do đó, Ngân hàng Trung ương
Thụy Điển luôn được coi như dẫn đầu về chính sách tiền tệ. Hiện nay Riksbank đang viết tiếp
11


những trang mới cho nền kinh tế khi Thụy Điển được dự đoán sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên
thế giới không sử dụng tiền mặt. (Therese Darebrant, 2016)
3.1.2 Xu hướng thanh toán không tiền mặt của Thụy Điển và sự chuẩn bị của Riksbank
Ngày nay hệ thống thanh toán của Thụy Điển bao gồm hai phương thức là thanh toán
bằng tiền mặt và thanh toán bằng thẻ. Tại Thụy Điển, thẻ ghi nợ hiện nay là phương thức thanh
toán được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi nhất. (Therese Darebrant, 2016)
Đối mặt với sự sụt giảm một cách tự nhiên trong việc sử dụng tiền mặt của người dân Thụy
Điển, Riksbank đang tiên phong cho ý tưởng về một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung
ương, E-krona. E-krona là tiền ở dạng kỹ thuật số với các tính chất tương tự như tiền mặt. Vào
tháng 11 năm 2016, Ngân hàng đã công bố một chương trình nghiên cứu về việc phát hành Ekrona và hiện nay vẫn đang được tiếp tục. (Skingsley, C., 2019)
3.2 Tác động của nền kinh tế phi tiền mặt đến hiệu quả chính sách tiền tệ của NHTW
3.2.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ khi nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt
Hơn 3 thế kỉ với sự hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ của tiền tệ, Thụy Điển trở thành
một trong những nước dẫn đầu thế giới về kinh tế phi tiền mặt. Xét về tình hình kinh tế của Thụy
Điển vào những năm 1990, một cuộc suy thoái sâu sắc nhanh chóng bắt đầu (cuộc suy thoái tồi
tệ nhất kể từ những năm 1930), đỉnh điểm từ tháng 11-12/1990 tỷ lệ lạm phát lên tới 11,49% .
Đến năm 1992 độ tin cậy của chính sách tài khóa và tiền tệ thấp, tỷ giá hối đoái cố định được áp
dụng trong những thập kỉ trước bị loại bỏ. Trong bối cảnh đó, Riksbank đã xây dựng một khung
chính sách mới: “Mục tiêu lạm phát” với tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%/năm và chính sách này đã
giúp quốc gia này dần thoát khỏi cuộc suy thoái (Peter Englund, 2015).
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ lạm phát Thụy Điển giai đoạn 1984-2019 và dự đoán 2020-2024
Đơn vị: %

Nguồn: Aragon Securities.
Nghiên cứu về những chính sách tiền tệ của Thụy Điển, Claes Berg và Richard Gröttheim

(2001) đã nêu ra các chính sách tiền tệ được Riksbank thực thi từ năm 1984 được chia làm 4 giai
đoạn chính:
 Giai đoạn 1(1984 - 10/1992) kinh tế lâm vào suy thoái thực hiện chính sách tiền tệ lới
lỏng

12




Giai đoạn 2 được chia thành 2 chặng nhỏ hơn. Vào thời điểm từ 11/1992 đến mùa hè



1994 thì Thụy Điển thực hiện phục hồi nền kinh tế dựa trên xuất khẩu và nới lỏng chính
sách tiền tệ. Vào thời điểm 8/1994 đến 12/1995 thì Riksbank thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong giai đoạn 2 này chiến lược nhắm vào mục tiêu lạm phát đã được công bố và thiết
lập. Vào thời điểm đó, ngân hàng trung ương Riksbank đã không công bố dự báo lạm
phát
Giai đoạn 3 (1/1996 đến 1997) ngân hàng trung ương Riksbank đưa ra các điều kiện mới



cho chính sách tiền tệ (nới lỏng tiền tệ), mục tiêu dự báo lạm phát đã được giới thiệu.
Giai đoạn 4: từ cuối năm 1997 đến nay, chính sách “lạm phát mục tiêu” được duy trì và

đạt được thành tựu đáng kể, lạm phát giữ được ngưỡng trên dưới 2% hàng năm.
3.3 Đánh giá tính hiệu quả của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế phi tiền mặt ở Thụy
Điển
Chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng trung ương Riksbak tập trung vào 2 mục đích

chính đó là giữ cho lạm phát ở mức thấp và ổn định. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện theo
2 cách đó là kiểm soát lượng cung tiền hoặc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn dựa trên quy tắc Taylor
biến thể.
Cung tiền do ngân hàng trung ương Riksbank quản lý, là tổng số tiền trong lưu thông
cộng với tiền gửi được giữ bởi Riksbank và các ngân hàng thương mại. Giả định các yếu tố khác
không thay đổi thì một xã hội không tiền mặt sẽ làm giảm lượng cầu tiền. Điều này đã đặt ra
nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chính sách tiền tệ đối của Ngân hàng trung ương Riksbank đối
với nền kinh tế phi tiền mặt.
Ở phần cơ sở lý luận, khi xem xét trên lý thuyết dựa vào các mô hình IS-LM hay
Mundell – Fleming, ta đã thấy được chính sách tiền tệ vẫn có thể đem lại hiệu quả nếu ngân hàng
trung ương tác động vào cung tiền. Tuy nhiên, tại thời điểm Thụy Điển chuyển sang nền kinh tế
phi tiền mặt thì hầu hết tại các nước phát triển, các ngân hàng trung ương, bao gồm Riksbank ở
Thụy Điển, đã ngừng nhắm vào mục tiêu tổng cung tiền, do đó các chính sách tiền tệ ít chú ý đến
tổng cung tiền và thuyết số lượng tiền tệ. Thay vào đó, Riksbank tuân theo chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu từ năm 1994. Bởi Riksbank quyết định sử dụng chính sách tiền tệ nhắm tới mục
tiêu cuối cùng (lạm phát) thay vì một số mục tiêu trung gian như tổng cung tiền. Mục tiêu cung
tiền giả định mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm GDP
danh nghĩa hoặc lạm phát. Một mối quan hệ như vậy không phải lúc nào cũng tồn tại. Tổng cung
tiền có xu hướng dễ kiểm soát hơn nhưng có mối tương quan yếu với mục tiêu tác động cuối,
trong khi các yếu tố khác khó kiểm soát hơn lại có tương quan cao hơn (Claes Berg và Richard
Gröttheim, 2001).Với sự tác động đến lãi suất, trong đó Riksbank thao túng lãi suất danh nghĩa
ngắn hạn để nhắm tới mục tiêu ổn định lạm phát ở mức 2% mọi năm. Nói chung, khi lạm phát
tăng, Riksbank tăng lãi suất danh nghĩa ngắn hạn với mục tiêu tác động tới lãi suất thực lên từ đó
thắt chặt kinh tế và ngăn chặn lạm phát (Romer 2000). Điều này có nghĩa là mặc dù cầu tiền
giảm khi nền kinh tế thay đổi sang hướng phi tiền tệ cũng sẽ ít ảnh hưởng đến sự tác động của
chính sách tiền tệ của Thụy Điển.
13


Ngân hàng trung ương Riksbank đã chính thức tuyên bố rằng họ tuân theo một biến thể

của Quy tắc Taylor khi theo đuổi chính sách tác động vào lãi suất ngắn hạn để duy trì lạm phát ở
mức ổn định 2%. Theo Therese Darebrant (2016), Quy tắc Taylor biến thể ở Thụy Điển chỉ ra
rằng lãi suất được ngân hàng trung ương thiết lập theo phương trình:
r = π + 0,5y + 0,5 (π-πT) + 2
 r: lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mà ngân hàng trung ương sẽ hướng tới


y: độ sai khác giữa GDP mục tiêu và GDP thực tế



π: tỷ lệ lạm phát thực tế của thời kì trước



πT: tỷ lệ lạm phát mà ngân hàng trung ương mong muốn ( với mục tiêu lạm phát của

Riksbank là 2%)
Với giả định: GDP thực tế đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 2% mỗi năm, y = 0, r - π = 2
Do việc Thụy Điển theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nhắm tới điều chỉnh lãi
suất ngắn hạn để tác động vào các biến số kinh tế, nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng việc chuyển
đổi sang một xã hội phi tiền mặt sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ (Stix et
al. (2014), Odior et al. 2012, Romer (2000)). Hơn nữa, bên cạnh việc nhắm vào mục tiêu lãi suất
ngắn hạn, có nhiều công cụ khác mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát lạm phát
như công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, công cụ nghiệp vụ thị trường mở (Odior et al 2012).
Biểu đồ 3.3 Hệ số tương quan giữa tăng trưởng M0 và GDP danh nghĩa của Thụy Điển giai đoạn
1998 – 2015

Nguồn: Therese Darebrant
Theo sơ đồ về Hệ số tương quan giữa tăng trưởng M0 và GDP danh nghĩa của Thụy

Điển, ta có thể thấy được giữa 2 biến số tiền mặt và tốc độ tăng trưởng GDP ít có mối quan hệ
tương quan. Chính vì vậy hệ số tương quan giữa 2 biến số này chỉ là 0.07 (Therese Darebrant,
2016). Nên ta có thể thấy việc thay đổi trong lượng tiền mặt không có mối liên hệ trực tiếp rõ
ràng với sự tăng trưởng của nền kinh tế khi Thụy Điển chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ
lạm phát mục tiêu.

14


Hơn nữa theo biểu đồ 3.1, ta có thể thấy mức lạm phát ở Thụy Điển từ năm 1997 đến nay
vẫn luôn duy trì ổn định quanh mức trên dưới 2% và không có quá biến động. Chỉ có năm 2009
là lạm phát lên tới 3.35% nhưng sau đó thì mức lạm phát được điều chỉnh giảm xuống dưới 2%
trong tất cả các năm sau và được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ở mức 2% trong giai đoạn 2020
-2024. Điều này chứng tỏ việc Thụy Điện chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt không làm
giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường đồng ý rằng trong trường hợp xã hội không tiền mặt,
vai trò của một ngân hàng trung ương sẽ cần được sửa đổi theo hướng tập trung hơn vào các vấn
đề pháp lý và giám sát của các tổ chức tư nhân phát hành tiền. Arvidsson (2013) dự đoán rằng
Riksbank sẽ phải phát triển vai trò của mình trong việc đưa ra những quy định, bảo vệ toàn vẹn
và tổng quan về thuế trong nền kinh tế không tiền mặt.

PHẦN 4

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, chúng em đã đưa ra được những kết luận răng Thụy Điển đang thực
sự chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một nền kinh tế không tiền mặt. Với những nghiên cứu và
thống kê thì việc Thụy Điển thực sự trở thành một xã hội không tiền mặt sẽ không còn xa vời và
có thể thực sự xảy ra trong tương lai (2023). Sự chuyển đổi này mang lại nhiều hiệu ứng tích cực
như việc giảm thiểu chi phí, tăng tốc độ chu chuyển vốn, giảm thiểu thất thoát,… Tuy nhiên nó

cũng có nhiều mặt hạn chế cần phải được xử lí và cải thiện để tránh đem lại tác động tiêu cực
đến với đời sống của người dân và nền kinh tế như vấn đề bảo mật, bất bình đẳng.
Thêm nữa, việc chuyển đổi này sẽ không gây tác động tiêu cực đến khả năng thực hiện
chính sách tiền tệ của ngân hàng Riskbank. Chúng em đã biện luận điều này là do sự thay đổi
trong khung chính sách tiền tệ của Riksbank sang chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy
nhiên ngân hàng trung ương Riksbank cũng cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh những chính
sách, quy định để có thể đảm bảo nền kinh tế phi tiền mặt phát triển theo hướng tích cực, đem lại
hiệu quả cao.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Xuân Bình, 2014, Giáo trình Kinh tế Vĩ mô Cơ bản, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
2. Arvidsson, N, 2013, “Det kontantlosa samhället - rapport från ett forskningsprojekt”,
Royal Institute of Technology (KTH), Stockholm.
3. Arvidsson, N, 2018, Transformation into a Cashless Sweden, Royal Institute of
Technology (KTH), Stockholm.
4. Odior, Ernest Simeon et al, 2012, “Cashless Banking in Nigeria: Challenges, Benefits and
Policy Implications”, European Scientific Journal, June Edition vol. 8, N0.12.
5. Stix, H. et al, 2014, “The role of Card Acceptance in the Transaction Demand for
Money”, Bank of Canada, Working Paper 2014-44.
6. Du Lam, 2018, “Tiền mặt sắp “tuyệt chủng” tại Thụy Điển”, Ictnews,
[Truy cập ngày
22/11/2019]
7. Claes Berg and Richard Gröttheim, 2001, “Monetary policy in Sweden since 1992, 140182”, BIS, [Truy cập ngày 17/11/2019]
8. Dalebrant, T, 2016, “The Monetary Policy Effects of Sweden’s Transition Towards a
Cashless Society: An Econometric Analysis”. [pdf] University of California, Berkeley.
/>%202016%20.pdf [Truy cập ngày 22/11/2019].

9. Investo, 2019, “Chính Sách Lãi Suất Âm Hoạt Động Như Thế Nào?”,
[Truy
cập ngày 20/11/2019].
10. Justin Pritchard, 2019. “The Pros and Cons of Moving to a Cashless Society”. [online]
The Balance. [Truy cập ngày 10/11/2019].
11. Peter Englund, 2015, “The Swedish 1990s banking crisis A revisit in the light of recent
experience”, Sveriges Riksbank,
[Truy cập ngày 15/11/2019]
12. Romer.D, 2000, “Keynesian Macroeconomics without the LM Curve, NBER,
[Truy cập ngày 25/11/2019].
13. Statista, 2019, “Sweden: Inflation rate from 1984 to 2024 (compared to the previous
year)”, [Truy cập
ngày 30/11/2019]
14. Stefan Ingves, 2018. “Opinion: Sweden needs change to stop cashless future creating
problems in time of crisis”, thelocal.se, [Truy
cập ngày 20/11/2019]
16


15. Sveriges Riksbank, 2018, “The Payment Behavior of the Swedish Population”,
/>16. Sveriges Riksbank, 2019, “About the Riksbank – History”, [truy cập ngày 18/11/2019]
17. Sveriges Riksbank, 2019, “Notes and Coins – Statistics”, [Truy cập ngày 18/11/2019]
18. Sveriges Riksbank, 2019, “The payment market is being digitalized”
/>[Truy cập ngày 18/11/2019]
19. The Fletcher School Tufts University, 2013. “The Cost of Cash in the United States”,
[pdf] THE COST OF CASH IN THE UNITED STATES" [Truy cập ngày 10/11/2019].
20. Webgiacoin, 2019, “Thụy Điển: Quốc gia chán tiền mặt, yêu nộp thuế và thích sống tự
kỷ”, [Truy cập ngày 22 /11/2019].
21. Wikipedia, 2019, “Sveriges Riksbank” />[Truy cập ngày 20/11/2019]


17



×