Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ ĐÌNH THÀNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THANH HOA
(GVHD ký tên)

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT ............................................................ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ .............. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .............................................................. 3
5. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6


6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu ................................ 6
6.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp .................................................... 6
6.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................ 6
6.4. Phương pháp điều tra xã hội học ......................................................... 7
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG 8
1.1. Du lịch và tài nguyên du lịch ................................................................... 8
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 8
1.1.1.1. Du lịch ........................................................................................ 8
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch ...................................................................... 8
1.1.1.3. Du lịch nghỉ dưỡng ..................................................................... 9
1.1.2. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng .......................................................... 10
1.1.3. Các yêu cầu đối với du lịch nghỉ dưỡng ......................................... 12
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng ....................................... 13
1.2.1. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng ....................................................... 13
1.2.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................... 14
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 14


1.2.4. Nguồn nhân lực ............................................................................... 15
1.2.5. An ninh, an toàn .............................................................................. 16
1.2.6. Các chính sách phát triển du lịch nghỉ dưỡng ................................ 16
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 17
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI.................................................................... 18
2.1. Giới thiệu chung về huyện Ba Vì – Hà Nội .......................................... 18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 18
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................ 18
2.1.1.2. Địa hình .................................................................................... 18

2.1.1.3. Khí hậu...................................................................................... 18
2.1.1.4. Thổ nhưỡng............................................................................... 19
2.1.1.5. Thủy văn ................................................................................... 19
2.1.1.6. Sinh vật ..................................................................................... 20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 20
2.2. Điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì ................................... 21
2.2.1. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì ............................................ 21
2.2.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................... 24
2.2.3. Nguồn nhân lực phát triển du lịch Ba Vì ........................................ 28
2.2.4. Chính sách phát triển du lịch .......................................................... 28
2.2.5. Bảo vệ tài nguyên môi trường ........................................................ 29
2.2.6. An ninh trật tự, an toàn cho du khách ............................................. 31
2.2.4. Đánh giá chung ............................................................................... 32
2.3. Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội................... 33
2.3.1. Số lượng khách và các thị trường khách du lịch đến huyện Ba Vì –
Hà Nội ....................................................................................................... 33
2.3.2. Phân tích một số đặc điểm thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng Ba
Vì qua kết quả điều tra thực tế .................................................................. 36
2.3.2.1. Mục đích của chuyến đi du lịch Ba Vì của du khách ............... 36
2.3.2.2. Thời gian lưu trú ...................................................................... 38


2.3.2.3. Thời gian tổ chức chuyến đi ..................................................... 38
2.3.2.4.Hình thức tổ chức chuyến đi ...................................................... 39
2.3.2.5. Nguồn thông tin về du lịch Ba Vì ............................................. 41
2.3.3. Thực trạng kinh doanh các dịch vụ du lịch..................................... 42
2.3.3.1. Dịch vụ cơ sở lưu trú ................................................................ 42
2.3.3.2. Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí ......................................... 44
2.3.3.3. Dịch vụ bổ sung ........................................................................ 48
2.3.4. Đội ngũ nhân viên du lịch ............................................................... 50

2.3.5. Quảng bá và xúc tiến du lịch Ba Vì ................................................ 52
2.3.6. Tổ chức quản lý và công tác quy hoạch ......................................... 55
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 58
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ......... 59
TẠI HUYỆN BA VÌ ...................................................................................... 59
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch Ba Vì ........................... 59
3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì – Hà Nội
......................................................................................................................... 60
3.2.1. Giải pháp quy hoạch ....................................................................... 60
3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm .................................. 61
3.2.2.1. Phát triển sản phẩm hiện tại ...................................................... 61
3.2.2.2. Xây dựng sản phẩm mới ........................................................... 61
3.2.2.3. Lựa chọn phát triển thị trường mục tiêu ................................... 63
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ................. 64
3.2.4. Giải pháp marketing........................................................................ 65
3.2.4.1 Chính sách giá sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ............................ 65
3.2.4.2. Thực hiện đồng thời nhiều kênh quảng bá ............................... 66
3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý .......................................................... 66
3.2.6. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch nghỉ dưỡng. ................................................................................... 68
3.2.6.1. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng ......................................... 68
3.2.6.2. Nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật............................. 69


3.2.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ....................... 71
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 72
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ............................. 72
3.3.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội .................................................. 72
3.3.3. Đối với UBND huyện Ba Vì........................................................... 73
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 73

KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT

TP

Thành Phố

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

TS

Tiến Sĩ

ThS

Thạc Sĩ

CN

Cử nhân

VH – TT & DL

Văn hóa – Thể thao & Du lịch


Nxb

Nhà xuất bản

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

09 – NQ – HU

Nghị quyết số 9 của Huyện Ủy

VQG

Vườn quốc gia

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTVN

Môi trường Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB


Giải phóng mặt bằng

PVHTT

Phòng Văn hóa Thể thao


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ thông tin, viễn thông ... 27
Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức độ hài lòng của du khách về cảnh quan thiên
nhiên và vệ sinh môi trường. ........................................................................... 30
Bảng 2.3:Tình hình an toàn y tế ...................................................................... 31
Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch nội địa tới Ba Vì ....................................... 33
Bảng 2.5: Thị trường khách du lịch nội địa tới Ba Vì ................................... 34
Bảng 2.6: Số lượng khách du lịch quốc tế tới Ba Vì – Hà Nội....................... 35
Bảng 2.7: Mục đích chuyến đi của du khách. ................................................. 36
Bảng 2.8: Bảng thời gian khách tổ chức đi du lịch ......................................... 39
Bảng 2.9: Bảng hình thức tổ chức chuyến đi của khách ................................. 39
Bảng 2.10: Nhóm tổ chức tour du lịch của khách.......................................... 40
Bảng 2.11: Bảng thống kê sự khó khăn khi tiếp cận thông tin du lịch nghỉ
dưỡng Ba Vì .................................................................................................... 41
Bảng 2.12 : Số phòng nghỉ tại các khu du lịch thống kê 2012 – 2014. .......... 42
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng về tiện nghi các cơ sở lưu trú. ........................... 43
Bảng 2.14. Mức độ hài lòng về dịch vụ ăn uống ............................................ 45
Bảng 2.15: Đánh giá chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí của khách du lịch . 47
Bảng 2.17: Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ bổ sung ...................... 49
Bảng 2.18: Mức hài lòng của du khách về dịch vụ mua sắm ......................... 49
Bảng 2.19. Bảng số liệu lao động ngành du lịch tại Ba Vì. ............................ 50
Bảng 2.20 : Mức độ hài lòng của du khách về thái độ của nhân viên ............ 52
Bảng 2.21. Bảng số liệu khách du lịch tiếp cận điểm đến .............................. 53

Bảng 2.22. Bảng thống kê mức độ khó khăn khi tìm kiếm thông tin ............. 54
điểm đến .......................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Các thị trường khách nội địa tới Ba Vì ...................................... 34
Biểu đồ 2.2 : Thời gian lưu trú của khách du lịch .......................................... 38
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ hình thức tổ chức chuyến đi của khách......................... 40


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá, hoà
bình hợp tác cùng sự phát triển kinh tế đã nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trở thành một hoạt động phổ
biến với ý nghĩa là sự giải trí, thư giãn và đặc biệt với du lịch nghỉ dưỡng hơn
hết là một phương thuốc công hiệu giúp con người tránh khỏi được những
căng thẳng của cuộc sống hiện đại.
Trong những năm gần đây ngành du lịch đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, nó đã trở thành một trong những ngành quan trọng của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới tác động từ các chính sách của
Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, sự ổn định
của chế độ chính trị cùng tiềm năng du lịch phong phú đã tạo ra những điều
kiện thuận lợi thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển.
Tại nhiều địa phương, tài nguyên được khai thác phục vụ du lịch, sự phát
triển du lịch đem lại nhiều tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo công
ăn việc làm cho người dân địa phương, tạo ra nguồn thu ngoại tệ góp phần
tăng trưởng kinh tế...từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đề tiêu cực trong
xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành
kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, các ngành nghề thủ

công truyền thống...cơ sở hạ tầng như giao thông, các công trình công cộng,
hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện, xử lý rác thải được nâng cấp, xây
dựng cùng với sự phát triển của du lịch.
Huyện Ba Vì - TP Hà Nội là một nơi giàu tiềm năng du lịch và đặc biệt
là tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, với hệ thống các giá trị tài nguyên tự nhiên
và nhân văn phong phú. Ba Vì là một huyện bán sơn địa thuộc phía Tây Bắc
của Thành phố Hà Nội, đây là vùng đất cổ, được thiên nhiên ban tặng nhiều
cảnh quan tươi đẹp như: rừng, núi, suối, thác, sông, hồ. Chính sự ưu đãi đặc
biệt của thiên nhiên, là điều kiện quan trọng để huyện Ba Vì có thể xây dựng
những khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như: khu nghỉ dưỡng Tản Đà Resort,
khu nghỉ dưỡng Ba Vì Resort, khu nghỉ dưỡng Family Resort, khu nghỉ
dưỡng Yên Bài Top Hill Resort, khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Khoang
Xanh - Suối Tiên, khu du lịch Đầm Long...Đây là những nơi có phong cảnh
tuyệt đẹp, môi trường tự nhiên trong lành, thoáng đãng, hệ sinh thái đa dạng,
có điều kiện khí hậu rất ổn định quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hằng
năm 23,4oC, đây là điều kiện vô cùng lý tưởng để khách du lịch tới đây tham
quan, thưởng ngoạn phong cảnh và nghỉ dưỡng. Hơn thế nữa, huyện Ba Vì
1


còn có nguồn nước khoáng nóng Tản Viên thuộc hai xã Tản Lĩnh và xã
Thuần Mỹ, là nguồn nước khoáng nóng được các nhà chuyên môn đánh giá là
một trong những nguồn khoáng nóng lớn nhất miền Bắc (theo đánh giá
đội khải sát của Bộ Nông trường cũ khảo sát năm 1971). Nguồn nước khoáng
này có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp, nâng cao sức khỏe con người. Là điều
kiện vô cùng lợi thế để huyện Ba Vì phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với
chữa bệnh…
Có thể thấy rằng huyện Ba Vì là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du
lịch nghỉ dưỡng, hoàn toàn có thể đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành loại hình
du lịch trọng điểm của ngành du lịch huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho

huyện nói riêng và cho đất nước nói chung. Trong một vài năm gần đây, du
lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì tuy cũng đã có những bước phát triển nhất định
nhưng du khách đến với Ba Vì còn chưa nhiều, thời gian lưu trú lại chưa cao,
chủ yếu là khách nội địa đi chơi cuối tuần, việc khai thác tài nguyên vẫn chưa
đạt hiệu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo những sản phẩm
thực sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách, chưa tạo dựng thương hiệu và phía sau
của sự phát triển còn tiềm ẩn những nguy cơ phá huỷ môi trường sinh thái,
nhân văn… Với những lý do này và mong muốn tìm ra giải pháp nhằm tận
dụng triệt để và hiệu quả điều kiện tài nguyên đưa du lịch nghỉ dưỡng trở
thành loại hình du lịch trọng điểm của huyện Ba Vì tác giả chọn đề tài “
Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội” để
nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về du lịch nghỉ
dưỡng và vận dụng vào việc nghiên cứu du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì dựa
vào tổng quan nghiên cứu đã có trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đánh giá được thực trạng du lịch nghỉ dưỡng ở Ba Vì – một điểm đến
có tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch này.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan, ban ngành liên quan và có thể áp dụng thực tế những giải pháp phát
triển du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì được đề xuất trong đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lịch nghỉ dưỡng với
2


những đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng và điều kiện phát triển.
Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: huyện Ba Vì – Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Các nội dung phân tích đánh giá hiện trạng được
nghiên cứu cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, các đề xuất định
hướng và giải pháp thực hiện cho giai đoạn đến 2020.
- Luận văn chỉ nghiên cứu điều kiện cung du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba
Vì.
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác phát
triển du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, đề xuất các giải pháp và đưa ra kiến
nghị nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nâng chất lượng, nâng cao hiệu quả
kinh tế của du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội.
Nội dung:
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận phát triển du lịch nghỉ dưỡng
- Phân tích các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì –
Hà Nội.
- Phân tích thực trạng du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì – Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triẻn
du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì.
5. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng đã trở thành một xu
hướng của thế giới. Loại hình du lịch này đã có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu loại hình du lịch nghỉ dưỡng là đề tài được rất
nhiều tác giả quan tâm sâu sắc và đi sâu nghiên cứu.
Trên thế giới, Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về loại hình du
lịch du lịch nghỉ dưỡng như: “Du lịch sức khỏe: Lý luận và thực tiễn –
Nghiên cứu ví dụ Hàn Quốc và Nhật Bản” của tác giả Kan Su Gyong (2003).
Cuốn sách đã nêu được quá trình hình thành loại hình du lịch nghỉ dưỡng bảo
vệ sức khỏe (Du lịch sức khỏe), chủ thể cuả du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc và

tái tạo sức khỏe đó là đưa ra ví dụ cụ thể là Hàn Quốc và Nhật Bản.
3


Tác giả Baud Bovy (1977) là tác giả tiên phong trong nghiên cứu du lịch
nghỉ dưỡng cuối tuần. Ông đã nghiên cứu và cho rằng những thành phố trên 1
triệu dân thường có 41% số hộ có ngôi nhà thứ hai dùng để nghỉ dưỡng cuối
tuần. Ông cho rằng phần lớn các chương trình du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày
thường là du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và mục đích của chuyến đi này là để
thoát khỏi căng thẳng, áp lực hàng ngày, phục hồi cơ thể sau tuần làm việc
căng thẳng.
Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan
tới loại hình du lịch nghỉ dưỡng như: Cuốn “Du lịch sức khỏe” của Giáo sư
Phan Văn Duyệt (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 1999), trong công trình
nghiên cứu tác giả đã chỉ ra những tiềm năng cơ bản trong việc phát triển loại
hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh tại Việt Nam. Nhưng chưa chỉ rõ được
thực trạng cũng như đưa ra các biện pháp thúc đẩy khai thác hoạt động du
lịch này.
Tháng 5/2008, nhóm tác giả trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội có nghiên
cứu và báo cáo đề tài khoa học cấp bộ về “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh
loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh tại Việt Nam” ( do Tiến Sĩ. Nguyễn
Mạnh Ty – Chủ nhiệm đề tài).
Huyện Ba Vì là một nơi giàu tài nguyên du lịch. Ở đây thuận lợi cho
việc phát triển rất nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch cuối
tuần, du lịch chữa bệnh và du lịch nghỉ dưỡng…Vì vậy, trong những năm
qua, việc nghiên cứu du lịch huyện Ba Vì đã trở thành một đề tài rất quen
thuộc của các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra các
giải pháp phát triển du lịch tại huyện Ba Vì.
Năm 2005, tác giả Đinh Trung Kiên và các cộng sự , đã đi sâu nghiên
cứu về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch 1

(lựa chọn điển hình là địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây trong đó có khu vực
nghiên cứu là huyện Ba Vì và tỉnh Bắc Ninh) cho thị trường khách du lịch Hà
Nội. Trong cuốn sách này đã đưa ra định nghĩa du lịch cuối tuần là loại hình
du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và
những nhu cầu khác của du khách. Trong cuốn sách này tác giả Đinh Trung
Kiên đã cho rằng Hà Tây (cũ) hội tụ nhiều điều kiện phù hợp và hấp dẫn là
điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng của người dân Hà Nội và khách
quốc tế lưu trú trên địa bàn. Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng
như các khu du lịch Thác Đa, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ…Để khai
thác tốt hơn tiềm năng du lịch, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho
Hà Nội phải là thị trường khách hàng chính và thực hiện một số giải pháp về
4


quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực,
thực hiện bảo vệ môi trường du lịch.
Nghiên cứu về các loại hình du lịch ở địa bàn Ba Vì, tác giả Lê Hải đã
có bài đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam về Định hướng phát triển du lịch
sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì - đề tài khoa học đưa ra định hướng nhằm
phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì.
Năm 2011, nhóm tác giả PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), PGS.TS.
Đinh Khắc Thuân, PGS.TS. Nguyễn Duy Mền, TS. Nguyễn Đức Nhuệ, ThS.
Đỗ Thị Bích Tuyển, CN. Nguyễn Thị Liên (đồng tác giả) với đề tài – Địa Chí
Hà Tây (cũ). Công trình nghiên cứu về tất cả vấn đề liên quan tới tự nhiên,
văn hóa, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì. Trong đó công trình đã chỉ ra điều kiện,
thực trạng ngành du lịch Ba Vì trong những năm cuối thập niên thứ nhất của
thế kỷ XXI và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch của huyện trong
tương lai.
Năm 2012, nhóm tác giả Trần Hoàng Tâm, Tống Thị Ngà, Nguyễn Thị
Bích Hạnh với công trình nghiên cứu - Bước đầu nghiên cứu phát triển du

lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Tác giả Hoàng Văn Ngọc – Khoa Du lịch – Trường Đại học Duy Tân
cũng đã nghiên cứu đề tài – Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du
lịch Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020. Là đề tài nghiên cứu bao trùm toàn bộ các
điểm du lịch tại huyện Ba Vì nhằm đưa ra giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tại huyện hướng nghiên cứu mới phù hợp với tiềm năng phát triển của
điểm đến nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi tới Ba Vì.
Ngoài ra, trong định hướng phát triển du lịch, quy hoạch phát triển du
lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cấp tới
việc phát triển các loại hình du lịch ở huyện Ba Vì. Trong quy hoạch phát
triển du lịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác
định với các sản phẩm du lịch chủ yếu sau: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch làng văn hóa Việt Cổ
Đường Lâm - Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp, du
lịch nông nghiệp….
Kế thừa và phát triển những đề tài nghiên cứu trước đó. Tác giả đã mở
rộng và lấy đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì –
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa du lịch huyện Ba Vì phát triển loại
hình du lịch này theo xu hướng của cầu hiện tại và tương lai.

5


6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
Thu thập các thông tin thứ cấp và sử dụng thông tin từ các nguồn khác
nhau như giáo trình, sách, báo, tạp chí, thông tin từ các trang web, các báo cáo
của phòng Văn hóa và Thể thao huyện Ba Vì, báo cáo của sở VH – TT & DL

Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015. Các dữ liệu cơ bản, từ các tài liệu, kết
quả nghiên cứu trước đó về loại hình du lịch nghỉ dưỡng hay về các loại hình
du lịch liên quan tới du lịch nghỉ dưỡng. Các tài liệu về huyện Ba Vì và các
hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì.
6.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu, thông tin từ
các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ
cho mục đích điều tra và nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo
cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về phát triển du lịch nghỉ
dưỡng tại huyện Ba Vì.
6.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành tại các điểm du lịch nghỉ dưỡng, các
resort thuộc huyện Ba Vì như: Tản Đà Resort, Ba Vì Resort, Family Resort,
Yên Bài Top Hill Resort, Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, Khu du lịch
Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Đầm Long, Khu du
lịch hồ Tiên Sa, Khu du lịch và vườn Quốc gia Ba Vì.
Việc khảo sát thực địa tại các điểm du lịch này giúp tác giả có góc nhìn
thực trạng du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, là cơ sở thực tế giúp tác giả đề
xuất một số giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng phù hợp với địa phương.
Khảo sát được tiến hành làm 2 đợt.
+ Đợt 1: (Tháng 12 năm 2014) : Nghiên cứu giá trị các tài nguyên du
lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các yếu tố nhằm đáp ứng
cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch
nghỉ dưỡng tại điểm đến (huyện Ba Vì).
+ Đợt 2 : (Tháng 04 – 06 năm 2015) Tiếp tục tìm hiểu thực trạng khai
thác về cả cung và cầu du lịch nghỉ dưỡng tại điểm đến (huyện Ba Vì). Tổng
6


hợp, đánh giá điều kiện phát triển và cầu du lịch nghỉ dưỡng tại điểm đến để

đưa ra giải pháp phát triển.
6.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng trong các đề
tài nghiên cứu khoa học xã hội. Phương pháp điều tra xã hội học được sử
dụng trong luận văn để đánh giá nhu cầu của thị trường khách du lịch hiện tại
đối với điểm đến du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì, những thế mạnh và điểm hạn chế
sản phẩm, dịch vụ du lịch tại điểm đến thông qua phiếu điều tra bảng hỏi với
khách du lịch. Phiếu điều tra cho biết những thông tin chi tiết mang tính thực
tiễn cao. Các thông tin thực tế qua quan sát, nghe, trao đổi với khách du lịch,
nhà quản lý, cộng đồng địa phương làm phong phú hơn, góp phần đánh giá
một cách khách quan hơn cho đề tài.
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra được thực hiện tại các địa điểm
khảo sát và phát phiếu điều tra cho khách du lịch. Phiếu điều tra bao gồm cả
câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Thời gian điều tra được tác giả tiến hành làm 2 đợt đồng thời với 2 đợt
khảo sát.
Đợt 1 : Tác giả tiến hành điều tra trong thời gian tháng 12 năm 2014, số
phiếu điều tra phát ra cho khách du lịch là 105 phiếu.
Đợt 2 : Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2015, số
phiếu điều tra phát ra cho khách du lịch là 120 phiếu.
Tổng hợp từ hai đợt điều tra xã hội học, tác giả thu được từ khách du lịch
là 225 phiếu. Từ các phiếu điều tra thu được tác giả tiến hành xử lý số liệu
điều tra bằng phương pháp thống kê, phân tích, mô tả, phương pháp định tính,
phương pháp định lượng thông qua phần mềm Excel.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về du lịch nghỉ dưỡng
Chương 2. Thực trạng du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì – Hà Nội


7


NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.1. Du lịch và tài nguyên du lịch
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Du lịch
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một
dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Luật Du lịch (2005) xác định “ du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.” [ điều 4].
Các định nghĩa trên đều nêu lên được bản chất của du lịch đó là:
Là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (trừ
trường hợp di chuyển đi cư trú chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lược).
Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử.
Không mang mục đích kinh tế vì có thể thăm dò để làm kinh tế về sau.
Vậy du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, tìm hiểu, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định và không mang
mục đích kinh tế.

1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch được coi là mục đích đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan
trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành Du lịch. Tài nguyên du
lịch là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.
Việc nghiên cứu tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch được quan tâm
nhiều từ cuối thế kỉ XIX đến nay, gắn liền với sự phát triển của du lịch hiện đại.
8


Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống với những
loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển
của ngành Du lịch.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con
người và giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch”.[điều 4]
Vậy, tài nguyên du lịch mang yếu tố của tự nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội
và các công trình kiến trúc do con người sáng tạo ra có thể sử dụng vào mục
đích du lịch.
Với ý nghĩa đó, tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng là tài nguyên du lịch được
sử dụng cho mục đích tổ chức loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nó bao gồm cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, công trình lao động sáng tạo của con người và
giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng.
1.1.1.3. Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe,
tinh thần của con người sau những ngày làm việc, lao động căng thẳng. Sau
những ngày lao động vất vả, người ta thường tìm đến những nơi có khí hậu mát
mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các vùng núi, vùng nông thôn, bãi biển…

để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và nó hình thành nên loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Từ đó có thể định nghĩa “Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch đến
những nơi có điều kiện thiên nhiên, môi trường thích hợp để thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi giải trí, phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm
việc mệt mỏi, những căng thẳng diễn ra trong cuộc sống”.
Cách đây không lâu, chúng ta thường quan niệm rằng: Du lịch chỉ đồng
nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những đất nước xa xôi, những danh lam
thắng cảnh, hay tiếp xúc với phong tục tập quán, văn hóa khác với mình. Điều
đó đem lại rất nhiều sự thú vị và khám phá mới. Nhưng thời gian gần đây khái
niệm về “Du lịch nghỉ dưỡng” đã bước vào đời sống hiện đại. Chương trình du
lịch này là sự kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc chữa bệnh và nó thể
hiện chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng.
Hình thức du lịch này được nhiều người dân ở những nước kinh tế phát triển rất
ưa chuộng.
Điểm đến cho các chuyến du lịch nghỉ dưỡng là những nơi có không khí
trong lành, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các điểm du
9


lịch có hồ, ao, sông, suối, thác nước kỳ vĩ, vùng núi với phong cảnh hoang sơ
tươi đẹp, hùng vĩ, với không gian yên ả, thanh bình.
Hiện nay các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sắc đẹp, phục
hồi sức khỏe, tắm suối nước nóng, tắm bùn, khí công, bấm huyệt, xoa bóp,
châm cứu, áp dụng thành tựu của y học cổ truyền đang thu hút được sự quan
tâm của du khách mọi nơi trên thế giới. Đây chính là xu hướng du lịch ở hiện tại
và tương lai để đưa ngành Du lịch có một vị trí quan trọng trong ngành kinh tế
mỗi quốc gia.
1.1.2. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng
Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà người ta có thể phân loại du lịch
nghỉ dưỡng theo những tiêu chí khác nhau.

Dựa vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch nghỉ dưỡng có thể phân ra:
- Du lịch nghỉ dưỡng biển: Là loại hình du lịch gắn liền với biển. Đây là
loại hình du lịch được đa số khách du lịch lựa trọn trong các chương trình du
lịch vào mùa hè (mùa du lịch biển). Là loại hình du lịch mà du khách thường kết
hợp tắm biển, khám phá đảo, ngắm san hô, tham gia các chương trình trò chơi
mạo hiểm dưới nước và quan trọng hơn vẫn là nghỉ ngơi.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu nghỉ dưỡng
đã dựa vào điều kiện thuận lợi của tự nhiên để xây dựng khu Resort có chất
lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng biển ngày càng tăng của du khách. Ở
nước ta, hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển thu hút khách nhất trong khoảng thời
gian 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8) đây là khoảng thời gian nhiệt độ nước biển
và không khí trên 20oc rất phù hợp cho loại hình du lịch này.
- Du lịch nghỉ dưỡng núi: Đây là loại hình du lịch được khách du lịch rất ưa
thích, chỉ đứng sau loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển về lượng khách tham quan.
Ở châu Âu, loại hình du lịch này rất phát triển, đặc biệt là những vùng núi cao
có không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và khu vực có
tuyết trắng. Ở Việt Nam, với hai phần ba diện tích lãnh thổ là đồi núi tạo nên
nhiều khu vực có thiên nhiên độc đáo, phong cảnh đẹp, hùng vĩ, hấp dẫn du
khách, có không khí trong lành và khí hậu mát mẻ rất phù hợp với chương trình
du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi hiện tại được phát triển
quan năm. Theo các nhà khí tượng học, cứ lên độ cao 100m thì nhiệt độ sẽ giảm
0,6oC, nên các vùng đồi núi cao có khí hậu mát mẻ hơn vùng đồng bằng. Các
địa danh Ba Vì, Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt…là những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng
lý tưởng của Việt Nam. Hoạt động du lịch này là điều kiện để nâng cao nhận
10


thức của dân cư và nâng cao chất lượng đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu
số và vùng núi xa xôi.
- Du lịch nghỉ dưỡng ở làng quê: Với người dân ở những thành phố, các

làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian
thoáng đãng. Tất cả những yếu tố đó hoàn toàn không còn tìm thấy ở thành phố.
Vì vậy, du lịch nghỉ dưỡng ở làng quê có thể giúp du khách phục hồi sức khỏe
sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng. Không những vậy, làng
quê là nơi giữ gìn bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo và đặc sắc của một nền
sản xuất nông nghiệp, đây cũng là cơ hội cho du khách tìm hiểu những nét độc
đáo và mới lạ. Bên cạnh đó, các làng quê thường có những đặc sản, có các loại
thực phẩm sạch, tươi, hàm lượng dinh dưỡng cao có thể bồi dưỡng cơ thể. Tại
các làng quê khách du lịch có thể được tham gia những hoạt động của người
nông dân như trồng rau, trồng lúa, thu hoạch hoa màu… Đây là một trải nghiệm
thú vị không những làm cho du khách quên đi căng thẳng và mệt mỏi của công
việc thường ngày mà còn tìm hiểu thêm hoạt động lao động của người nông dân.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế, xã hội, và môi trường đô thị ngày càng ô
nhiễm và trở lên nghiêm trọng. Vì vậy, xu hướng du lịch nghỉ dưỡng làng quê đã
dần trở thành một loại hình du lịch được khách du lịch tại các thành phố lớn lựa
chọn.
Dựa vào nhu cầu các hoạt động trong chuyến đi du lịch có thể phân ra:
- Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là nâng cao
sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hoặc chữa bệnh. Hay với mục đích xả stress, xóa
tan những mệt mỏi căng thẳng trong công việc hàng ngày. Do vậy, điểm đến của
chương trình du lịch này thường là những khu nghỉ dưỡng, an dưỡng, chữa
bệnh, nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc có giá trị chữa bệnh, nơi có khí hậu
trong lành, thiên nhiên tươi đẹp. Trong chương trình du lịch nghỉ dưỡng chữa
bệnh, du khách có thể lựa chọn những chương trình chữa bệnh bằng phương
pháp đông y như, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, massage, châm cứu, chữa
bệnh bằng phương pháp khí hậu như: leo núi, đi bộ, chữa bệnh bằng phương
pháp tắm bùn, tắm khoáng…Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít có tính thời
vụ, thời gian lưu trú của khách nhìn chung tương đối dài nên cần dịch vụ lưu trú
tốt và nhiều dịch vụ bổ sung.
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan tìm hiểu văn hóa, đời sống cộng

đồng: Là loại hình du lịch tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa đặc sắc và tìm
hiểu đời sống của người dân tại các vùng miền, dân tộc khác nhau nhằm quên đi
những buồn phiền, mệt mỏi, thư giãn phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng
cuộc sống tinh thần cho du khách. Điểm đến của loại hình du lịch này chủ yếu là
11


những nơi xa xôi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có những giá trị văn hóa
đặc sắc và đời sống tinh thần cộng đồng phong phú, những nơi khác lạ với cuộc
sống thường nhật của du khách. Bên cạnh đó là những nơi có phong cảnh đẹp,
hùng vĩ, không khí trong lành... Trong những năm gần đây, loại hình du lịch này
được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch rất khuyến khích phát triển, nhằm mục
đích xây dựng cơ sở vât chất kỹ thuật, giao thông, thông tin liên lạc, nâng cao
đời sống vật chất cho cộng đồng dân tộc và đặc biệt nhằm giữu gìn các giá trị
văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí:
Loại hình du lịch này được nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi nhằm phục hồi
sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt
mỏi. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí, hoạt
động thể thao, ngày càng đa dạng và không thể thiếu được trong những chuyến
du lịch. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần có các chương trình,
các địa điểm vui chơi giải trí cho du khách. Bên cạnh đó thì các hoạt động thể
thao để đáp ứng lòng đam mê của du khách nhằm nâng cao thể chất, sức khỏe
như: đá bóng, câu cá, chơi golf, tenniss, bơi thuyền, lướt ván. Để phát triển tốt
loại hình du lịch này đòi hỏi điểm đến phải có điều kiện tự nhiên phù hợp và cơ
sở trang thiết bị phải thích hợp với từng hoạt động thể thao cụ thể.
1.1.3. Các yêu cầu đối với du lịch nghỉ dưỡng
- Yêu cầu đầu tiên trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng là địa điểm, điều
kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường.
Địa điểm du lịch nghỉ dưỡng phải là nơi có điều kiện tự nhiên, cảnh quan

đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh đó là nơi khách du lịch có thể tận
hưởng sự thoải mái, dễ chịu xóa đi căng thẳng và mệt mỏi của áp lực cuộc sống.
Điểm đến của chương trình du lịch nghỉ dưỡng ngoài yếu tố khác lạ và cần phải
phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.
- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức
khỏe của du khách. Du lịch nghỉ dưỡng đều hướng tới đáp ứng nhu cầu nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, giải trí, cải thiện sức khỏe, thư giãn của du khách.
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng yêu cầu chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo.
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng là sản phẩm tổng hợp từ các dịch vụ đơn lẻ, nó
bao gồm từ các dịch vụ hữu hình đến vô hình. Do vậy, sự đòi hỏi cao về thái độ
và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên du lịch để góp phần đánh giá chất lượng của
sản phẩm du lịch.

12


- Yêu cầu cao về tính tiện nghi, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng tiếp cận
thuận lợi. Giao thông thuận tiện sẽ làm giảm thời gian đi lại cho du khách giúp
cho du khách bớt mệt mỏi trong quá trình di chuyển. Vì vậy, điều kiện giao
thông là yêu cầu tất yếu trong các chuyến du lich nghỉ dưỡng của du khách.
Hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc phải luôn luôn ổn định, bởi lẽ
dịch vụ thông tin liên lạc được khách du lịch thường xuyên sử dụng trong
chương trình du lịch của mình.
Cơ sở lưu trú, khách sạn phải sạch sẽ, tiện nghi, yên tĩnh, thoáng mát, đầy
đủ các trang thiết bị như: điều hòa, ti vi, internet, wifi… giúp du khách thư giãn,
thoải mái và có cảm giác được nghỉ ngơi.
Nhà hàng đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm, món ăn đa dạng,
phù hợp với khẩu vị của du khách, thái độ phục vụ của nhân viên tốt.
- Yêu cầu về yếu tố an ninh, an toàn: Yếu tố an toàn được du khách rất coi
trọng trong chương trình du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Điểm đến yêu

cầu chính trị ổn định, an ninh tốt, không xảy ra các vấn đề xã hội như: dịch
bệnh, trộm cắp, bạo động, đánh bom…
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng
1.2.1. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng
Yếu tố đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch đối với khách du
lịch nghỉ dưỡng đó là tài nguyên du lịch. Thông thường, con người có xu hướng
đi du lịch tại những nơi có điều kiện tự nhiên khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình để tạm thời rời khỏi áp lực cuộc sống, hòa mình vào không khí trong
lành, mát mẻ, yên tĩnh của thiên nhiên.
Chính vì thế, để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách, tài nguyên du lịch
phải có sự khác biệt với điều kiện sống của du khách, đem lại cho họ cảm giác
khám phá mới mẻ, làm cho kỳ nghỉ dưỡng của du khách thật sự thoải mái và xả
Stress.
Sự hoang sơ, khí hậu trong lành và sự khác biệt là sự thu hút và hấp dẫn
để du khách có thể lựa chọn điểm đến nghỉ dưỡng
Ngoài những yếu tố tài nguyên tự nhiên thì yếu tố tài nguyên nhân văn
không thể phủ nhận. Sự có mặt của các công trình văn hóa, lịch sử và đặc biệt
công trình tôn giáo tại điểm du lịch nghỉ dưỡng, chính là bài thuốc tinh thần làm
cho du khách cảm thấy thanh tịnh, thỏa mái, xóa tan buồn phiền của cuộc sống
thế tục. Hay những dịch vụ tắm lá đông dược, xông hơi, massage, bấm huyệt…
là phương thuốc chữa bệnh, làm cải thiện sức khỏe, làm cho tinh thần du khách
13


sảng khoái.
Sự kết hợp hài hòa giữa tự nhiên và nhân văn sẽ tạo ra sức hút vô cùng lớn
từ một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng.
1.2.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Yếu tố quan trọng đầu tiên của hạ tầng trong phát triển du lịch đó chính là
hệ thống giao thông, đây là điều kiện thuận lợi giúp rút ngắn thời gian di chuyển

của du khách và làm cho chuyến đi của họ không vất vả, ít tốn sức nhất.
Cuộc sống tiện nghi đã làm cho con người có nhiều thói quen gắn liền với
sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có các ứng dụng gắn liền với hệ
thống dịch vụ bưu chính viên thông như điện thoại, internet, wifi… Phần đông
du khách tìm đến những điểm đến xa trung tâm, nhằm khám phá những vùng
đất mới, hoang sơ, để tận hưởng không khí trong lành. Vì vậy, hệ thống dịch vụ
bưu chính viễn thông sẽ góp một phần không nhỏ cho sự lựa chọn điểm đến và
làm hài lòng du khách.
Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống. Nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi là một trong
những nhu cầu cơ bản của con người nhưng trong những chuyến du lịch nghỉ
dưỡng lại là vấn đề được du khách cực kỳ chú trọng. Du khách mỗi khi lựa chọn
điểm đến cho chuyến du lịch sẽ rất quan tâm tới các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi.
Chính vì thế mà hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đem đến sự hài lòng cho du khách.
Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí. Trong thời gian du khách tham gia
chương trình du lịch nghỉ dưỡng, ngoài nhu cầu nghỉ ngơi bồi dưỡng sức khỏe,
xả stress thì nhu cầu vui chơi giải trí cũng được du khách cực kỳ quan tâm. Tùy
theo đối tượng khách mà nhu cầu vui trơi giải trí cũng khác nhau, từ các hoạt
động vui chơi giải trí có tính truyền thống đến các hoạt động vui chơi giải trí
hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí
được đầu tư xây dựng về số lượng và chất lượng sẽ đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển của du lịch và đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Một quốc gia
hoặc điểm đến du lịch có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng nếu quốc gia hoặc
điểm đến đó có thể tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết để
phục vụ và đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của du khách.
Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, giao
14



thông vận tải, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với ngành Du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng.
Một quốc gia có nền kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi để ngành Du
lịch có thể thu hút vốn đầu tư xây dựng nhằm tạo ra những điểm đến, khu du
lịch nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh điều kiện kinh tế thì điều kiện xã hội cũng ảnh hưởng một cách
trực tiếp tới ngành Du lịch và du lịch nghỉ dưỡng. Xã hội ổn định, hòa bình, văn
minh, thân thiện tạo ra sự an toàn cho điểm đến. Đây là lý do thu hút khách du
lịch tới tham quan và nghỉ ngơi.
Việc giải quyết các vấn đề xã hội như: dịch bệnh, an toàn thực phẩm, an
toàn giao thông, thiên tai, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ… là một
phần trong quá trình xây dựng hình ảnh du lịch riêng của quốc gia đó nhằm thu
hút khách du lịch.
1.2.4. Nguồn nhân lực
Du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, chính vì vậy
du khách thường có nhu cầu được phục vụ. Du khách mong muốn nhận được sự
phục vụ tương ứng với giá trị mà họ đã bỏ ra cho chuyến đi, thái độ của nhân
viên phục vụ là yếu tố đem đến cho du khách cảm giác được tôn trọng, được
phục vụ.
Bên cạnh đó du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, giá trị của sản phẩm du lịch
không chỉ ở những gía trị hữu hình mà còn ở những giá trị vô hình. Trong mỗi
chuyến đi của du khách, ấn tượng về con người tại điểm đến luôn tạo cho họ ấn
tượng sâu sắc. Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, điểm du
lịch, điểm tham quan mua sắm chính là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng
sản phẩm du lịch và đem đến sự hài lòng cho du khách.
Để có thể đem đến sự hài lòng cho du khách, nguồn nhân lực phục vụ cho
du lịch cần phải được đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. Số lượng nhân
viên phục vụ là yếu tố cần thiết để đảm bảo quy trình phục vụ được diễn ra đúng

bài bản và chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ là yếu tố đảm bảo chất lượng
của sản phẩm du lịch thông qua cảm nhận của du khách.
Chất lượng đội ngũ phục vụ đòi hỏi phải được đào tạo bài bản về các kiến
thức, kỹ năng nghề tương ứng với chất lượng mà nhà cung ứng dịch vụ cam kết
với du khách. Đồng thời, một yếu tố vô cùng quan trọng khác của người làm du
lịch chính là thái độ làm việc nghiêm túc, hết lòng phục vụ khách với mong
muốn đem đến cho du khách sự hài lòng. Điều này không chỉ đòi hỏi mỗi người
làm trong ngành Du lịch phải có tâm với nghề mà đây là đòi hỏi đối với những
15


người đào tạo nghề, để mỗi người khi đến với nghề đều phải xác định du lịch là
một nghề nghiệp gắn bó chứ không đơn thuần là kế mưu sinh. Chính nhận thức
đó nó tác động trực tiếp đến thái độ làm việc, và chính thái độ đó tạo nên ấn
tượng đối với du khách. Nó góp phần quan trọng vào việc quảng bá hình ảnh,
xây dựng thương hiệu du lịch cho điểm đến.
1.2.5. An ninh, an toàn
An toàn và an ninh là vấn đề được khách du lịch quan tâm hàng đầu trong
việc lựa chọn hành trình du lịch. Điểm đến thu hút khách du lịch là điểm đến
đảm bảo an toàn cho du khách, không xảy ra các hiện tượng xã hội như; đánh
bom, thảm sát khủng bố… Vì vậy chính trị là một trong yếu tố khách du lịch
quan tâm hàng đầu khi lựa chọn tham quan, du lịch tại một quốc gia, đặc biệt là
đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch thu hút khách có mức
chi trả cao. Cho nên, khách du lịch yêu cầu một môi trường chính trị ổn định, xã
hội an toàn và họ chỉ đi du lịch khi thực sự an tâm rằng mình được bảo vệ.
Hệ thống luật pháp là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung và
du lịch nghỉ dưỡng nói riêng. Việc xây dựng hệ thống pháp luật để duy trì an
ninh, an toàn trong du lịch nghỉ dưỡng là một yêu cầu cần thiết nhằm tạo ra
những chuẩn mực hành vi để các bên tham ra tự điều chỉnh cho phù hợp với
khuôn phép đảm bảo một sự phát triển bền vững.

1.2.6. Các chính sách phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Định hướng và chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch nói chung và
hoạt động du lịch nghỉ dưỡng nói riêng tại quốc gia và địa phương đó phát triển.
Du lịch nghỉ dưỡng thường phát triển tại các địa phương có lợi thế về vị trí
địa lý, tài nguyên du lịch. Để khai thác những điều kiện đó để phục vụ du lịch
nghỉ dưỡng đòi hỏi các cơ quan ban ngành liên quan phải có chính sách khai
thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững.
Các chính sách du lịch là tiền đề cho các dự án quy hoạch, đầu tư, kế hoạch
xây dựng và xúc tiến sản phẩm du lịch được thực hiện. Thông qua các chính
sách, dự án cụ thể, du lịch địa phương sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà
đầu tư, các tổ chức cộng đồng liên quan đến du lịch và nhận được sự đầu tư, hỗ
trợ của các đơn vị này. Chính sách phát triển du lịch địa phương cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương để tạo ra
những chương trình xúc tiến quảng bá cũng như những sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng hấp dẫn.
16


Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất của đề tài đó
là: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận khoa học về phát triển du lịch nghỉ
dưỡng. Trong chương này đã hệ thống một số vấn đề lý luận về du lịch nghỉ
dưỡng, tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, những điều kiện để phát triển du lịch nghỉ
dưỡng. Đây chính là cơ sở lý luận, là định hướng nghiên cứu của đề tài được
triển khai thực tiễn trong chương 2 và chương 3 của luận văn. Muốn phát triển
loại hình du lịch này phải có và đảm bảo các điều kiện như: tài nguyên du lịch
nghỉ dưỡng, kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân
lực , an ninh an toàn cho du khách và chính sách phát triển du lịch của điểm du
lịch… Trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các yếu tố điều kiện tự nhiên có ý

nghĩa rất quan trọng trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng đặc biệt là đặc điểm của
khí hậu, cảnh quan thiên nhiên.

17


×