Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC(Trường Đại học KHXH&NV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUẨN ĐẦU RA
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2014

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 1


I. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Stt

1

Thời gian
đào tạo

Tổng
số tín
chỉ

Hán -Nôm

3.5 - 6

140



D220330

Văn học

3,5 - 6

140

Tên ngành


ngành

Văn học

D220330

Chƣơng trình đào tạo

2

Ngôn ngữ học

D220320

Ngôn ngữ học

3.5 - 6


140

3

Báo chí

D320101

Báo in và Xuất bản

3.5 - 6

140

D320101

Các phương tiện truyền thông điện
tử

3.5 - 6

140

D220310

Lịch sử Việt Nam

3.5 - 6

140


D220310

Lịch sử thế giới

3.5 - 6

140

D220310

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3,5 - 6

140

D220310

Khảo cổ học

3.5 - 6

140

D220310

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3.5 - 6


140

D310302

Nhân học Xã hội –văn hóa

3.5 - 6

140

D310302

Nhân học phát triển

3.5 - 6

140

D220301

Triết học

3.5 - 6

140

D220301

Chính trị học


3.5 - 6

140

D220301

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3.5 - 6

140

D220301

Tôn giáo học

3.5 - 6

140

D310501

Địa lý môi trường

3.5 - 6

140

D310501


Địa lý kinh tế -phát triển vùng

3.5 - 6

140

D310501

Địa lý dân số -Xã hội

3.5 - 6

140

D310501

Bản đồ, viễn thám, GIS

3.5 - 6

140

4

5

6

7


Lịch sử

Nhân học
Triết học

Địa lý học

8

Xã hội học

D310301

Xã hội học

3.5 - 6

140

9

Thông tin học

D320201

Quản trị thông tin

3.5 - 6


140

Thư viện – Thông tin học
10

Đông phương học

D220213

Trung Quốc học

3.5 - 6

140

D220213

Úc học

3.5 - 6

140

D220213

Ấn Độ học

3.5 - 6

140


D220213

Ả rập học

3.5 - 6

140

D220213

Thái Lan học

3.5 - 6

140

D220213

Indonesia học

3.5 - 6

140

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 2



11

Giáo dục học

D140101

Tâm lý giáo dục

3.5 - 6

140

D140101

Quản lý giáo dục

3.5 - 6

140

12

Lưu trữ học

D320303

Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

3.5 - 6


140

13

Văn hoá học

D220340

Văn hoá học

3.5 - 6

140

14

Công tác xã hội

D760101

Công tác xã hội

3.5 - 6

140

D760101

Tham vấn


D760101

Phát triển cộng đồng

D310401

Tham vấn – trị liệu

3.5 - 6

140

D310401

Tâm lý Tổ chức – Nhân sự

16 Quy hoạch vùng và đô
thị

D580105

Đô thị học

3.5 - 6

140

17 Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành


D340103

Hướng dẫn du lịch

3.5 - 6

140

D340103

Quản trị lữ hành

3.5 - 6

140

D340103

Quản trị khách sạn -nhà hàng resort

3.5 - 6

140

15

Tâm lý học

18


Nhật Bản học

D220216

Nhật Bản học

3.5 - 6

140

19

Hàn Quốc học

D220217

Hàn Quốc học

3.5 - 6

140

20

Ngôn ngữ Anh

D220201

Văn hoá -văn học


3.5 - 6

140

D220201

Biên phiên dịch

3.5 - 6

140

D220201

Ngữ học –Giảng dạy

3.5 - 6

140

D220202

Ngữ văn Nga

3.5 - 6

140

D220202


Song ngữ Nga -Anh (ngành phụ
của ngành Ngữ văn Nga, SV học
thêm 2 học kỳ để được cấp bằng
thứ hai: cao đẳng tiếng Anh)

4,5 - 7

69

D220203

Ngữ văn Pháp

3.5 - 6

140

D220204

Ngữ văn Trung Quốc

3.5 - 6

140

21

22

Ngôn ngữ Nga


Ngôn ngữ Pháp

23 Ngôn ngữ Trung Quốc
24

Ngôn ngữ Đức

D220205

Ngữ văn Đức

3.5 - 6

140

25

Quan hệ quốc tế

D310206

Quan hệ quốc tế

3.5 - 6

140

26


Ngôn ngữ Tây Ban
Nha

D220206

Ngữ văn Tây Ban Nha

3.5 - 6

140

27

Ngôn ngữ Italia

D220208

Ngữ văn Ý

3.5 - 6

140

28 Việt Nam học

Dành cho người nước ngoài

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 3



II. THÔNG TIN VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

1. NGÀNH VĂN HỌC- CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
1.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân chuyên ngành Hán Nôm được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm; Hán Nôm nâng cao; kiến thức về lịch
sử ngữ âm chữ Hán, chữ Nôm; ngữ pháp tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện đại; âm vận học tiếng Hán; tiếp
xúc ngôn ngữ và văn tự Đông Á; Hán văn Việt Nam (Lý, Trần, Lê - Mạc, Tây Sơn - Nguyễn); Hán
văn Trung Quốc (Tiên Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); lịch sử cổ - trung đại Trung
Quốc; triết học cổ - trung đại Trung Quốc; tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo; lịch sử khoa cử và
quan chế; thể loại văn học cổ-trung đại Việt Nam, Trung Quốc; tin học tiếng Hoa; báo chí tiếng Hoa;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
1.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Hán Nôm được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc
cụ thể: sưu tầm, xử lý, nghiên cứu di sản Hán Nôm; thao tác thực hiện và xử lý văn bản bằng tiếng
Hoa trên máy tính; viết báo bằng tiếng Hoa; khả năng phiên dịch văn bản tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện
đại; khả năng thông dịch cơ bản tiếng Hoa; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải
quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp xã hội; Kỹ năng hợp tác, thuyết phục.
1.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
1.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Hán Nôm có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau: (1) các cơ
quan nghiên cứu Hán Nôm, các cơ quan, công ty nước ngoài nói tiếng Hoa; (2) Làm báo tiếng Hoa;
(3) Dịch thuật tiếng Hán cổ, tiếng Hoa; Biên tập ở các cơ quan báo đài; (4) Làm việc ở các cơ quan
bảo tồn, bảo tàng, các cơ quan văn hoá; (5) Giảng dạy ở trường trung học, cao đẳng, đại học và tiếng
Việt cho người nước ngoài.
1.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Hán Nôm có thể học lên bậc sau đại học (thạc sĩ,
tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Lý luận

văn học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,… ở trong và ngoài nước.
2. NGÀNH NGÔN NGỮ - CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
2.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản: các kiến thức Ngôn ngữ học đại cương, Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp
học, Phong cách học, một số kiến thức Văn học, Hán Nôm.
- Kiến thức chuyên ngành: khối kiến thức chuyên về ngôn ngữ học, Việt ngữ học và văn học Việt
Nam, đặc biệt chú ý đến các phương pháp nghiên cứu, và trường phái ngôn ngữ học hiện đại;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
2.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Ngôn ngữ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công
việc cụ thể, có khả năng làm việc độc lập; Kỹ năng quản lý trong lĩnh vực khoa học xã hội hoặc các
lĩnh vực có liên quan. Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề; Kỹ năng
giao tiếp xã hội: mềm dẻo, hòa đồng; Kỹ năng hợp tác, thuyết phục; Kỹ năng thu thập thông tin và xử
lý văn bản.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 4


2.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
2.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Ngôn ngữ học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1)
Giảng dạy và nghiên cứu Ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở trường đại học và trung học phổ thông, các
viện, trung tâm nghiên cứu; (2) Phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí và xuất bản; (3) Làm
công việc văn phòng ở các cơ quan văn hoá và kinh tế.
2.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngôn ngữ học, chuyên ngành Ngôn ngữ học có thể
học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Ngôn ngữ học, Văn học
Việt Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,…

3. NGÀNH VĂN HỌC - CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
3.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân chuyên ngành Văn học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
- Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết cơ bản về Văn học Việt Nam và tiếng Việt. Có kiến thức cơ
bản về Văn học dân gian Việt Nam, Lịch sử Văn học Việt Nam và một số nền Văn học lớn trên thế
giới; về Lý luận và phê bình Văn học; về một số trào lưu Văn học hiện đại và phương pháp nghiên cứu
Văn học hiện đại; Những kiến thức nền tảng của Ngôn ngữ học;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…
3.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Văn học, chuyên ngành Văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ
năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng nghiên cứu và giảng
dạy Văn học Việt Nam; Kỹ năng phê bình Văn học; Kỹ năng viết báo; biên tập báo chí, xuất bản; Kỹ
năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản, làm việc nhóm, tổ chức các cuộc họp, sự kiện;
3.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
3.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: Làm công tác
giảng dạy và nghiên cứu Văn học ở trường đại học và trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên
cứu; Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí và xuất bản; Làm công việc văn phòng ở
các cơ quan văn hoá và kinh tế;
3.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Văn học có thể học lên bậc sau đại học (Thạc sĩ,
Tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Ngôn
ngữ học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,…
4. BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – CHUYÊN NGÀNH BÁO IN VÀ XUẤT BẢN
4.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản phải nắm vững các kiến thức sau một cách có
hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình
báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến), kiến thức chuyên sâu về báo in và

xuất bản, hoạt động nghiệp vụ báo chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học
văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
4.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể
áp dụng có hiệu quả trên thực tế; Kỹ năng chuyên môn: viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin,
nghị luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…; Kỹ năng
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 5


tác nghiệp: (phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý
thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…); Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ
chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí,
quảng cáo, tổ chức sự kiện,…); Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng,
hiệu quả và cẩn trọng, giảm thiểu sơ suất; Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và
các cơ quan, đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội.
4.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản có cơ hội làm việc ở nhiều
cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm
nhiệm các vị trí khác nhau: (1) phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh
viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối
ngoại, cộng tác viên. (2) thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên
viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại. (3) Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các
viện, các trường đại học và cao đẳng.
4.3.2. Cơ hội học tập: Cử nhân ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản học có cơ hội tiếp
tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài
nước.
5. BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – CHUYÊN NGÀNH PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

ĐIỆN TỬ
5.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị có hệ thống
các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thể hiện qua chuyên ngành đại cương.
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: Thể hiện qua chương trình khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ sở về các
loại hình báo chí, kiến thức chuyên sâu báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến, hoạt động
nghiệp vụ báo chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học
văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
5.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị các kỹ năng
thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn: sản
xuất chương trình (truyền hình, phát thanh), viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận,
tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…; Kỹ năng tác nghiệp:
(phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng
phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…); Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công
và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông (báo chí, quảng cáo, tổ chức
sự kiện,…); Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và cẩn
trọng, giảm thiểu tối đa sơ suất trong tác nghiệp; Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền
thông và các cơ quan đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong các hoạt động truyền thông.
5.3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
5.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử có cơ hội
làm việc ở các cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội,
và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau: (1) thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người
sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, phóng viên, biên tập viên, chuyên viên quảng cáo,
chuyên viên đối ngoại cộng tác viên. (2) Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các viện, các trường
đại học và cao đẳng.
4.2. Cơ hội học tập: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử có cơ

hội tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc sau đại học ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài nước.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 6


6. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
6.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam và Lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại;
- Kiến thức Lịch sử kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, chính trị, ngoại giao, chiến tranh và quân
sự Việt Nam;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
6.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy trình
nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử; Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu
lịch sử địa phương; Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.
6.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
6.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể làm việc trong các
lĩnh vực sau: (1) Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân
văn; (2) Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học; (3) Nghiên cứu tổng
hợp ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lục lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung
ương và địa phương.
6.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể
theo học trình độ Thạc sĩ ở các chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới,… hoặc các chuyên ngành văn hoá học,
Quan hệ quốc tế,…
7. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI
7.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức khoa học Mác – Lênin;
- Kiến thức chung về tiến trình lịch sử nhân loại gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
quan hệ Quốc tế;
Lịch sử các nước lớn, các khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của Việt Nam;
Kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế;
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lịch sử thế giới và Quan hệ quốc tế;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
7.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các
kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng nghiên cứu phát
hiện vấn đề; Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề; Kỹ năng phối hợp nghiên cứu trong và ngoài
nước; Kỹ năng đối ngoại công chúng.
7.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
7.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới, có thể làm việc trong các lĩnh
vực sau: (1) Nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, trường
trung học phổ thông…; (2) Công tác đối ngoại: Cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế…; (3) Các cơ
hội khác: công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền thông, công ty du lịch.

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 7


7.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới, có thể có
thể tiếp tục học các chương trình đào tạo sau đại học ở các chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử và
các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Văn hoá học, Châu Á học…
8. NGÀNH LỊCH SỬ -CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
8.1. Trình độ kiến thức
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị có hệ thống các kiến

thức sau:
Kiến thức tổng quát: Trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn;
Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn bổ trợ khác để đào tạo
cán bộ chuyên môn về ngành Lịch sử ĐCSVN;
Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: Nắm vững các môn chuyên ngành của Lịch sử Đảng.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
8.2. Năng lực nhân thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo theo hướng chuyên nghiệp
hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy
trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử; Điền dã và sưu tầm, nghiên
cứu lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam tại các địa phương; Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự
kiện và vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
8.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
8.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể làm
việc trong các lĩnh vực sau: (1) Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng; (2) Làm việc trong các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ
quan khoa học chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói
chung; (3) Làm việc trong các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, ban tuyên huấn, tuyên giáo ở trung ương
và địa phương; (4) Làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến
các chuyên ngành Lịch sử (nghiên cứu, tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, du lịch…).
8.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, có thể học sau đại học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Xây dựng Đảng,…
9. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC
9.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: Những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi, khoa học lịch sử;
Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Những kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, lịch văn hoá –
văn minh Việt Nam; có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành;
Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: - Kiến thức về các thời đại khảo cổ; kiến thức về các nền

văn hoá khảo cổ của thế giới, Đông Nam Á, châu Á và Việt Nam; các phương pháp nghiên cứu hiện
đại trong khảo cổ học; các kiến thức chuyên ngành liên quan.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
9.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng
thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến
thức vào các công việc cụ thể như nghiên cứu, giảng dạy, chuyên viên tại các cơ quan hoạt động trong
lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, du lịch,…; Kỹ năng quản lý các cơ quan, tổ chức nghiên cứu,
đào tạo thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá, du lịch; quản lý các dự án nghiên cứu, khai quật, bảo tồn,
trùng tu các di sản; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Có khả
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 8


năng xử lý độc lập các tình huống cần nghiên cứu, giám định, đề xuất hướng xử lý những vấn đề thuộc
lĩnh vực di sản văn hoá; có khả năng thu thập, phân tích và xử lý tình huống; Kỹ năng giao tiếp xã hội
về những vấn đề liên quan đến khảo cổ học và văn hoá du lịch.

9.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
9.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, có thể công tác tại các viện bảo
tàng, trung tâm di sản, ban quản lý di tích, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, trường đại học, cao
đẳng và trung học cũng như tại các các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan công an, hải quan…
9.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, có thể theo học
trình độ Thạc sĩ ở các chuyên ngành thuộc khoa học lịch sử như Khảo cổ học, Lịch sử Việt Nam, Lịch
sử thế giới,… hoặc các chuyên ngành gần như Văn hoá học, Nhân học,…
10. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
10.1. Trình độ kiến thức
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị, khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn ...

Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới, kiến thức nền tảng về cuộc đời và
sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kiến thức chuyên sâu về hệ thống quan điểm tư tưởng toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng như tấm gương đạo đức trong sáng, trọn vẹn của Người.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
10.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy trình
nghiên cứu một công trình khoa học về lịch sử tư tưởng và về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Năng lực phân
tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử; Giảng dạy, thuyết trình về tư tưởng Hồ Chí Minh.
10.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
10.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể làm việc trong
các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại hoc, cao đẳng,
Học viện, trường chính trị, viện nghiên cứu, bảo tàng, các trung tâm đào tạo…; (2) Nghiên cứu chuyên
ngành tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách
mạng,…; (3) Nghiên cứu tổng hợp tại: các ban tuyên giáo, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.
10.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có
thể học cao học và nghiên cứu sinh ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử tư tưởng, Lịch sử Việt
Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính trị học và một số chuyên ngành gần như Văn hóa học,
Triết học…
11. NGÀNH NHÂN HỌC: CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC XÃ HỘI-VĂN HÓA VÀ CHUYÊN
NGÀNH NHÂN HỌC PHÁT TRIỂN
11.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Nhân học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành: Đạt chuẩn kiến thức chuyên sâu về ngành nhân học theo sự phân nhánh
bộ môn: Nhân học văn hóa- xã hội và Nhân học phát triển. Sinh viên hoàn tất khối kiến thức này được
trang bị đầy đủ khả năng lý luận và kiến thức chuyên môn cho các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM


Trang 9


nhân học, văn hóa, xã hội với các khả năng tư duy: tổng hợp và khái quát; phân tích, so sánh và phản
biện
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
11.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Nhân học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào phân tích, xử lý và
dự báo các sự kiện liên quan đến xã hội tộc người, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội của các tôc người ở Việt Nam và Nam Bộ; Kỹ năng quản lý nhằm giải quyết các vấn đề
liên quan đến đời sống văn hoá tộc người, hoặc tư vấn cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước;
Kỹ năng làm việc: có khả năng giải quyết công việc độc lập; Kỹ năng xử lý tình huống: giải quyết vấn
đề nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng; Kỹ năng hợp tác: biết phối hợp nhiều cơ quan ban ngành để
cùng giải quyết một sự kiện liên quan đến đời sống tộc người.
11.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
11.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Nhân học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau đây: (1) Các
cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về chính trị, văn hoá – xã hội; các tổ chức phi chính phủ,
các hiệp hội...; (2) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, v.v.; (3) Làm công tác
nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; (5) Các cơ quan truyền
thông.
11.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Nhân học có cơ hội được tiếp tục đào tạo ở các bậc
cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) tại ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước thuộc chuyên ngành Nhân học,
Lịch sử,… và các ngành gần khác.
12. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
12.1. Trình độ kiến thức
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực triết học như: các tư tưởng, các học thuyết triết

học của Việt Nam và thế giới trong từng giai đoạn phát triển; vai trò của triết học đối với đời sống xã
hội, đặc biệt là vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa triết học
với các ngành khoa học khác cả tự nhiên lẫn xã hội…
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…
12.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ
năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng các kiến
thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn; Khả
năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyế
ấn đề thông thường thuộc chuyên
ngành đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực
chính.
12.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
12.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học có thể làm tốt các công việc trong
các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,
các trường chính trị…; (3) Giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục công dân;
(4) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc, Ban
tôn giáo, công tác Đảng tại các cơ quan, công tác thanh niên v.v.; (5) phụ trách công tác văn hoá - tư
tưởng và biên tập tai các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.
12.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học có thể tiếp tục
học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 10


Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử,...

13. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
13.1. Trình độ kiến thức :
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học được trang bị có hệ thống các kiến thức
sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học như: Các tư tưởng, học thuyết
về chủ nghĩa xã hội; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng của Hồ Chí Minh
và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội; Về triển vọng chủ nghĩa xã hội hiện
thực; các quan điểm sai trái chống phá chủ nghĩa xã hội; Các vấn đề văn hoá, chính trị xã hội trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như: văn hoá, dân tộc, tôn giáo, gia đình v.v.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…
13.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp
hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng những
kiến thức được học để phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng trong
quá trình xây dựng đất nước hiện nay; Khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực
được đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực
chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.
13.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
13.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể làm tốt
các công việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính
trị và giáo dục công dân; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban
dân vận, Ban dân tộc, Ban tôn giáo, công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên v.v.; (4) Làm
việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.
13.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa
học có thể tiếp tục học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc
các chuyên ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,...
14. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
14.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị được trang bị có hệ thống kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;
Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học chính trị như: Các tư tưởng, học thuyết
chính trị trong lịch sử; Những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ
Chí Minh và tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các vấn đề cơ bản của chính trị học và
khoa học chính trị.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
145.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng các
kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề văn hoá chính trị và quản lý trong hệ thống chính
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 11


trị, dân vận,…; Khả năng tự học, tự nghiên cứu; Biết phát hiện và giải quyế
ấn đề thông
thường thuộc chuyên ngành đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá
tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương,…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản
thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, ...
14.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
14.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị có thể làm tốt các công
việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, các trường chính trị, các trường trung học; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như:
Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác

thanh niên,...; (4) Tham gia quản lý trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp; (5) Làm việc
tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.
14.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị có thể
tiếp tục học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên
ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử,...
15. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO
15.1. Trình độ kiến thức Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo được trang bị có hệ thống các
khối kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát: Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Khối kiến thức cơ sở ngành: Nắm được những vấn đề tạo thành nền tảng của Tôn giáo học, những
vấn đề lịch sử và mối liên hệ xã hội của tôn giáo, các học thuyết tiêu biểu về tôn giáo, đặc biệt là quan
điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và tôn giáo đương đại.
Nhóm kiến thức chuyên ngành: Nắm vững những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu tôn
giáo học, có kiến thức hệ thống về lịch sử, giáo lý các tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam. Hiểu
đúng chính sách tôn giáo của Nhà nước và mộtsố vấn đề về công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…
15.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành
Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ
năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Có khả năng vận dụng các kiến
thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn; Khả
năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên
ngành đào tạo; Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát
triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh
vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, ...
15.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
15.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triếthọc, chương trình giáo dục Khoa học chính trị có thể làm tốt các
công việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo tại các trường, viện nghiên
cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy tôn giáo tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp, các trường chính trị, các trường trung học; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà

nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan;
công tác thanh niên,...; Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.
15.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo có thể tiếp tục
học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạcsĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành
Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử,...
16. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ MÔI TRƢỜNG
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 12


16.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường được trang bị có hệ thống các kiến thức sau một
cách có hệ thống:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các
dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời
gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức cơ bản về
tài nguyên và môi trường; kiến thức về quả ý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợ ý tài nguyên thiên
nhiên.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.
16.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp
dụng có hiệu quả trên thực tế : Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư duy không
gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các công cụ
nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội)
để phân tích, đánh giá và xử các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ
năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên

môi trường; Khả năng ứng dụng một số công cụ trong công tác quản lý môi trường.
16.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
16.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường có thể làm việc trong các
lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực đánh giá chất
lượng môi trường, quả ý môi trường, giáo dục, sử dụng hợ ý và bảo vệ môi trường; (2) Nghiên cứu
và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
16.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường, có thể
tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các ngành gần khác ở
trong và ngoài nước.
17. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN VÙNG
17.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị có hệ thống các kiến thức
sau:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các
dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời
gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; lý thuyết về tổ
chức không gian lãnh thổ, định hướng phát triển vùng, kinh tế vùng và nghiên cứu thị trường; kiến
thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá và hội nhập.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.
17.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị các kỹ năng thực hành
và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư
duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các
công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học
xã hội) để phân tích, đánh giá và xử các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá
nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu địa ý nhân văn;
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM


Trang 13


Kỹ năng ứng dụng một số công cụ tính toán kinh tế và phân tích không gian để giải quyết các bài toán
kinh tế vùng.
17.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
17.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng, có thể làm việc
trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội; (2) Nghiên cứu và
giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông; (3) Tổ chức không
gian kinh tế, lựa chọn vị trí/địa điểm và phát triển thị trường; (4) Hoạch định chính sách phát triển, quy
hoạch và quả ý vùng - đô thị.
17.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng, có thể tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các
ngành gần ở trong và ngoài nước.
18. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ DÂN SỐ - XÃ HỘI
18.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội được trang bị có hệ thống kiến thức sau:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên; các
dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời
gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức về các
vấn đề dân số, xã hội và phát triển; kiến thức cơ bản về vấn đề quản lý lao động và nguồn nhân lực.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.
18.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có
thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư duy
không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các công

cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã
hội) để phân tích, đánh giá và xử các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá
nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu, phân tích các
vấn đề dân số, xã hội và phát triển; Kỹ năng ứng dụng một số công cụ nghiên cứu để phân tích, giải
quyết các vấn đề dân số, lao động và xã hội; Kỹ năng xây dựng và tham gia vào các dự án phát triển.
18.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
18.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội, có thể làm việc trong
các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực dân số,
lao động và xã hội; xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án phát triển; hoạch định chính sách phát
triển, chính sách xã hội và quả ý xã hội; (2) Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các
trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
18.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội có thể
tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các ngành gần khác ở
trong và ngoài nước.
19. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH BẢN ĐỒ - VIỄN THÁM - GIS
19.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
Kiến thức cơ bản về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên; các dạng tài
nguyên môi trường;
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 14


Đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của
con người;
Quan điểm hội nhập và phát triển bền vững;
Kiến thức cơ bản về bản đồ, GIS và viễn thám.
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng

19.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị các kỹ năng thực hành và
có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư
duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các
công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học
xã hội) để phân tích, đánh giá và xử các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá
nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng xây dựng bản đồ, giải đoán ảnh
viễn thám, xây dựng dữ liêu GIS; Kỹ năng ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong việc giải quyết
các bài toán liên quan đến không gian.
19.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
19.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám – GIS có thể làm việc
trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội; (2) Nghiên cứu và
giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông; (3) Thu thập xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định trong quy hoạch, quản lý và tổ chức không
gian lãnh thổ; (4) Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS.
19.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS
có thể tiếp tục học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trƣờng và các ngành
khác gần ở trong và ngoài nƣớc.
20. NGÀNH XÃ HỘI HỌC
20.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Xã hội học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: bao gồm khối kiến thức của khối ngành khoa học xã hội;
- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu: bao gồm các kiến thức về Xã hội học, phát triển cộng đồng, an
sinh xã hội, quản lý xã hội, các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, giới và phát triển giới,,…
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…
20.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Xã hội học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp
Xã hội học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng giao tiếp

xã hội; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng tham vấn; Kỹ năng xây dựng
và quản lý dự án liên quan đến ngành Xã hội học.
20.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
20.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Xã hội học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Hoạt động
nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các
cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội; (2) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, các trường đoàn thể; (3) Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các
nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội; (4) Cán bộ công tác xã hội
trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau.
20.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Xã hội học có thể học tiếp ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ
thuộc các chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội và các ngành gần.

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 15


21. NGÀNH THÔNG TIN HỌC- CHUYÊN NGÀNH THƢ VIỆN – THÔNG TIN
21.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Thư viện – Thông tin học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;
- Kiến thức nền tảng về việc thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp
thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu và kiến thức công nghệ thông tin;
- Kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông
tin hoặc các tổ chức khác;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
21.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Thư viện – Thông tin học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực
hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: thu
thập, xử lý, khai thác, cung cấp và tư vấn thông tin; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm

và làm việc độc lập; Kỹ năng tự nghiên cứu và tự học.
21.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
21.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Thư viện – Thông tin học có thể làm việc trong các lĩnh vực, vị trí
công việc sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…;
(2) Chuyên gia thông tin - thư viện và quản trị thông tin trong: các loại hình thư viện, cơ quan thông
tin, tổ chức tư vấn, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, các tổ chức kinh tế, cơ quan truyền thông,…
21.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Thư viện – Thông tin học có thể học tiếp chương
trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Khoa học thư viện hoặc các ngành gần.
22. NGÀNH THÔNG TIN HỌC- CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THÔNG TIN
22.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin được trang bị có hệ thống các khối
kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành để đạt chuẩn như sau:
- Vận dụng được kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt động quản
trị thông tin;
- Trình bày được kiến thức đại cương về thông tin học, thư viện học và thư mục học;
- Sử dụng được kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và truyền thông trong hoạt động quản trị
thông tin;
- Thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ trong quản trị thông tin của mọi cơ quan, tổ chức.
22.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có khả năng:
- Tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị thông tin một cách hệ thống;
- Thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như: thu thập, xử lý, tố chức và cung cấp thông tin; tạo lập và
quản lý các sản phẩm, dịch vụ thông tin điện tử; vận hành các công nghệ trong quản trị thông tin; quản
lý website và mạng nội bộ;
- Vận dụng các kỹ năng cá nhân như quản lý thời gian, nguồn lực và tự học;
- Vận dụng các kỹ năng xã hội như giao tiếp và làm việc nhóm;
- Sử dụng được một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.
22.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có đủ trình độ chuyên môn
và năng lực để đảm nhiệm những vị trí sau: Chuyên viên quản trị thông tin của các cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo…; Nhân viên quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị
website… ở các cơ quan, tổ chức; Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về Thông tin học.
Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có khả năng tự học, nghiên cứu và học
tiếp các bậc cao hơn theo ngành Khoa học Thư viện-Thông tin và các ngành liên quan như Quản lý tri
thức, Quản trị Văn phòng, Văn thư và Lưu trữ ở trong và ngoài nước.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 16


23. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH TRUNG QUỐC HỌC
23.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học được trang bị có hệ thống các kiến thức
sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội
tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
của Trung Quốc;
- Có trình độ tiếng Trung cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
23.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp
hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến
thức một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Trung
Hoa; Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Trung Hoa; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả
năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối
tác trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
23.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
23.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học có thể làm việc
trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ
quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các quốc gia, vùng

lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan và những cơ quan có sử dụng tiếng Hoa ở Việt Nam hoặc ở nước
sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy,
nghiên cứu về Đất nước học, Trung Quốc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng,
viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.
23.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học
có thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học,
Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng
và phong phú.
24. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH ÚC HỌC
24.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, phương Tây, về
khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
của nước Úc;
- Có trình độ tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
24.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một
cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Úc; Giao tiếp
tốt và phù hợp với văn hoá Úc; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập và thích
nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
24.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
24.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học có thể làm việc trong các
lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 17



thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Úc, Anh và những cơ quan có sử dụng tiếng
Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn,
báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Úc học, Đông phương học tại các trường đại học,
cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.
24.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học có thể
học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch sử
thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong
phú.
25. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH THÁI LAN HỌC
25.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội
tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
của Thái Lan;
- Có trình độ tiếng Thái ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
25.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá
với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức
một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;
Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Thái Lan; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng
hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác
trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
25.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
25.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học có thể làm việc trong
những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn
phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Thái Lan, những cơ quan có sử dụng
tiếng Thái ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan
thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Thái Lan học, Đông phương học tại

các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.
25.3. 2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học có
thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch
sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và
phong phú.
26. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH INDONESIA HỌC
26.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội
tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
của Indonesia;
- Có trình độ tiếng Indonesia cả 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.
26.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá
với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức
một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 18


Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Indonesia; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng
hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác
trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
26.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
26.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học có thể làm việc trong
những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn
phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Indonesia, và những cơ quan có sử
dụng tiếng Indonesia ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các

cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Indonesia học, Đông phương
học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.
26.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học có
thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch
sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và
phong phú.
27. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH ẤN ĐỘ HỌC
27.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội
tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
Ấn Độ;
- Có trình độ tiếng Hindi cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
27.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một
cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông; Giao
tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ấn Độ; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập
và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
27.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
27.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học có thể làm việc trong
những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn
phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hindi, tiếng Anh và những cơ quan có
sử dụng tiếng Hindi, tiếng Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý
hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Ấn
Độ học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn
viên du lịch.
27.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học có

thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch
sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và
phong phú.
28. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH Ả RẬP HỌC
28.1 Trình độ kiến thức.
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội
tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại
Ả Rập;
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 19


-

Có trình độ tiếng Ả Rập nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử dụng

cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang bị thêm ngoại ngữ 2
(tiếng Anh) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học cao hơn
28.2 Năng lực nhận thức, tƣ duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một
cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông; Giao
tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ả Rập; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập
và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả
28.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
28.3.1. Vị trí làm việc:

Làm việc ( với các vị trí: lễ tân, tổ chức-quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ, thư ký văn
phòng, hướng dẫn viên du lịch…) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện,
văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của ẢRập, ở Việt Nam, ở các nước sở
tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng ẢRập, ở trong các tổ chức đơn vị kinh doanh; Giảng dạy
và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu
28.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn
Học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử
thế giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học…. Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các
học bổng rất đa dạng và phong phú.
29. NGÀNH GIÁO DỤC - CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ GIÁO DỤC
29.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát của khối ngành Khoa học xã hội và Hành vi, Khoa học Nhân văn;
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức cơ sở ngành của khoa học giáo dục và khoa học tâm lý;
- Kiến thức chuyên ngành của khoa học tâm lý giáo dục;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
29.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, hợp
tác, làm việc nhóm; Kỹ năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề; Năng lực tự học; Năng lực
ngôn ngữ, ngoại ngữ; Khả năng chịu được áp lực công việc cao; thích ứng với những cái mới; Kỹ
năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu; khả năng tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào
thực tiễn; Kỹ năng lắng nghe và gây ảnh hưởng; Kỹ năng quản lý; Năng lực sư phạm.
29.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
29.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục có thể làm việc ở các cơ
sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở tư vấn, các cơ sở hoạt động các lĩnh vực khác có liên
quan.

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM


Trang 20


29.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục có
thể theo học bậc Thạc sĩ các chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Văn hoá
học,…
30. NGÀNH GIÁO DỤC - CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
30.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục được trang bị hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát của khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức cơ sở ngành của khoa học giáo dục và khoa học tâm lý;
- Kiến thức chuyên ngành của khoa học tâm lý giáo dục;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
30.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với
các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ
năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng xây dựng kế hoạch; Kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm; Kỹ
năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề; Năng lực ngôn ngữ, ngoại ngữ; Khả năng chịu được áp
lực công việc cao; Khả năng thích ứng với những cái mới; Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên
cứu; khả năng tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn; Kỹ năng truyền đạt, lắng
nghe và gây ảnh hưởng, cảm hoá; Kỹ năng quản lý, kiểm tra, đánh giá; Năng lực tự học, thích ứng.
30.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
30.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục có thể làm việc ở các
cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở tư vấn, các cơ sở hoạt động các lĩnh vực khác có liên
quan; giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu.
30.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục có
thể theo học bậc thạc sĩ các chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Văn hoá
học,…
31. NGÀNH LƢU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÕNG
31.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được trang bị có hệ thống các
kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức cơ bản của khoa học Lịch sử, Lưu trữ học làm nền tảng cho
ngành học;
- Kiến thức chuyên ngành: kiến thức về chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…
31.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành
Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được đào tạo theo hướng chuyên
nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng
tổ chức lao động khoa học văn phòng; Kỹ năng xử lý các công việc cụ thể như: soạn thảo và ban hành
văn bản; quản lý văn bản của cơ quan; xây dựng hệ thống lưu trữ tài liệu; Kỹ năng nghiên cứu và
giảng dạy về Lưu trữ học và Quản trị văn phòng tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp.
31.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
31.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có thể làm
việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 21


31.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng có thể học bậc thạc sĩ và tiến sĩ ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và một số ngành phù
hợp, ngành gần như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa học thư viện,…
32. NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
32.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Văn hoá học học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá; các thành tố bộ phận và các bình
diện của văn hoá; văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá thế giới, văn hoá khu vực,
văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng; các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…; kiến thức Hán Nôm căn bản.
32.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Văn hoá học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp
văn hoá học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng làm việc
nhóm; Kỹ năng giao tiếp xã hội.
32.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
32.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Văn hoá học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau: (1)
Nghiên cứu văn hoá tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu; (2) Giảng dạy văn hoá học tại các trường
đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hoá – thông tin, chính trị - hành chính, các trường
nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn); (3) Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ
quan thuộc ngành văn hoá – thông tin – du lịch; (4) Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi
hỏi các tri thức về văn hoá học.
32.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Văn hoá học có thể có thể học tiếp để nhận các học
vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Văn hoá học và các ngành gần khác.
33. NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI: CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI, CHUYÊN
NGÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CHUYÊN NGÀNH THAM VẤN
33.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân Công tác xã hội được trang bị có hệ thống các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học
nhân văn.
- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi và khối ngành Phục
vụ xã hội.
- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: Công tác xã hội đại cương, Công tác xã hội với cá nhân và
nhóm, An sinh xã hội; Phát triển cộng đồng; Công tác xã hội với trẻ em, người già, người tàn tật,
nhóm dễ bị tổn thương, sức khỏe cộng đồng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động Công tác xã hội.
33.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Công tác xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu
quả trên thực tế, bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng tham vấn;
Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng tạo nguồn lực; Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án liên quan đến
ngành Công tác xã hội.
33.3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
33.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Công tác xã hội học có thể làm cán sự xã hội như: (1) Nhân viên
xã hội tại các cơ sở xã hội điều phối viên chương trình, dự án; (2) lãnh đạo và chuyên viên tại các
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 22


trung tâm, nhà mở…; (3) các dịch vụ xã hội: tư vấn, kiểm huấn; (4) làm việc tại các cơ quan, đoàn thể,
lĩnh vực công tác như NGOs trong và ngoài nước, các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ
nữ, Công đoàn, các cơ quan bảo vệ pháp luật; (5) Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao
đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào
tạo, kiểm huấn Công tác xã hội.
33.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Công tác xã hội có thể học lên bậc Thạc sĩ và
Tiến sĩ các chuyên ngành Xã hội học hoặc các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và
hành vi. Việc tìm kiếm học bổng sau đại học và cơ hội tu nghiệp ở nước ngoài đối với ngành Công tác
xã hội là rất thuận lợi vì đây là một ngành đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi tính chất
phục vụ cộng đồng của nó.
34. NGÀNH TÂM LÝ HỌC- CHUYÊN NGÀNH THAM VẤN – TRỊ LIỆU
34.1. Trình độ kiến thức:
- Trình bày được kiến thức về lịch sử ra đời và phát triển, ứng dụng, các tiếp cận nền tảng của Tâm
lý học lâm sàng
- Trình bày được các cơ chế tâm lý hiện hữu trong mối quan hệ nhà tâm lí lâm sàng và thân chủ.

- Mô tả được bản chất và các cơ chế cơ bản của quá trình; các nguyên tắc cụ thể và các học thuyết
nền tảng của công việc tham vấn; những đặc điểm đặc trưng của loại hình tham vấn (cá nhân, gia
đình, nhóm, học đường…).
- Xác định và phân biệt một số rối nhiễu tâm lý cơ bản ở các lĩnh vực gia đình, học đường, thuộc các
giai đoạn tuổi khác nhau.
- Trình bày được mục tiêu và nguy cơ cũng như bước đầu ứng dụng các bảng phân loại tâm bệnh
trong công việc lâm sàng.
- Mô tả và bước đầu thực hành được một số công cụ, đánh giá và một số kỹ thuật cơ bản trong các
liệu pháp điều trị rối nhiễu tâm lí.
- Mô tả được các tiếp cận trị liệu/lâm sàng khác nhau và biết khái niệm hóa ca theo tiếp cận trị liệu
mà SV chọn.
- Xác định được mục tiêu và có những kiến thức chuyên môn về việc lập hồ sơ tâm lý.
34.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Tâm lý học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm;
Đánh giá những tình huống liên quan đến đạo đức trong tham vấn; Thiết lập mối quan hệ tham vấn,
khung tham vấn an toàn giữa nhà tham vấn và thân chủ; Bước đầu thực hành tham vấn cá nhân; Nhận
diện và bước đầu phân tích những rối nhiễu tâm lí của thân chủ ở mức độ cơ bản; Xác định mục tiêu
và kế hoạch can thiệp cho những ca cơ bản; Lập hồ sơ tâm lý cá nhân bằng việc sử dụng một số công
cụ lâm sàng cơ bản và trình bày dưới dạng báo cáo; Thực hành lượng giá về trí tuệ, nhân cách, khí
chất... : sử dụng, phân tích dữ liệu của một số công cụ lượng giá cơ bản; Trình bày được kiến thức về
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học về các hiện tượng tâm lý; Bước đầu hình
thành ý tưởng về thiết kế và triển khai nghiên cứu tâm lý trong một nhóm nghiên cứu chuyên ngành;
Kết nối các cơ sở dịch vụ, các nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của thân chủ
một cách toàn diện; Trang bị và trau dồi những kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, kỹ
năng làm việc nhóm …
34.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
34.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Tâm lý học có thể làm tốt các công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:
(1) Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách
– chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công

ty; (2) Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung
tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý,
tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc
sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 23


nghiện, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ
Công an; (3) tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn
tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty; (4) Giảng dạy Tâm lý học tại các trường
đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.
34.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học có thể học
tiếp bậc sau đại học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần.
35. NGÀNH TÂM LÝ HỌC- CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
35.1. Trình độ kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản liên quan đến tâm lý tổ chức-nhân sự (bao gồm hệ thống các môn học trong
chương trình đào tạo chuyên ngành tổ chức -nhân sự)
Xây dựng chuơng trình thực hành, thực tế, thực tập quy trình vận hành, tổ chức, quản trị nhân sự.
Người học nhận biết và phân tích các đặc điểm, hoạt động của nhóm; từ đó đề ra những biện pháp
quản lý, vận hành nhóm một cách tốt nhất để phát triển nhóm và sử dụng tối đa giá trị nhóm đem lại.

, xây dựng và chỉnh sửa bộ công cụ đo lường đơn giả
lượng giá và đánh giá các quá trình tâm lý như học tập, Có thái độ đối với các vấn đề xã hội để có thể
giáo dục, tư vấn - tham vấ
.
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hiện tượng
tâm lý con người trong lao động. Giúp SV hiểu được các quy luật vận hành, tổ chức và sử dụng lao
động hợp lý.

Giúp người học nhận biết cơ chế vận hành tâm lý của khách hàng trong hoạt động tiếp thị, từ đó đề
ra những cách thức hợp lý vận dụng tâm lý vào hoạt động tiếp thị để phát triển sản phẩm và thương
hiệu kinh doanh.
phân tích công việc, tuyển dụng các ứng viên, lựa chọn nhân viên, xác định mức
tiền lương, đào tạo nhân viên, đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên. Lựa chọn sử dụng và xây
dựng test; xây dựng các công cụ thẩm định hiệu suất công việc; đào tạo và phát triển nhân sự; xác định
nhu cầu đào tạo của tổ chức, phát triển chương trình đào tạo và đánh giá thành công đào tạo;
, khuyến khích nhân viên, tổ chức thông tin
liên lạc, quản lý xung đột, thay đổi tổ chức, các giai đoạn phát triển nhóm trong tổ chức, khảo sát về
có thái độ của nhân viên;
ợc các bước trong quy trình tổ chức họat động đào tạo có hệ thống. Viết
được các mục tiêu và đánh giá tính hiệu quả của một họat động đào tạo. Xây dựng và thực hiện một
chương trình đào tạo hiệu quả.
35.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân Tâm lý học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng thực hiện công việc; phát triển và đánh
giá các chương trình đào tạo nhân viên; Đánh giá lựa chọn nhân viên, sàng lọc để xác định vị trí cụ
thể; Các lĩnh vực liên quan đến thiết kế quy trình tối đa hóa hiệu suất công việc; Kỹ thuật đánh giá
nhân viên; Xây dựng và áp dụng biện pháp cải thiện sự hài lòng của nhân viên và tối đa hóa năng suất
của lực lượng lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống tại nơi làm việc; Cải thiện việc sử dụng nhân
sự nhằm tăng lợi nhuận, thiết kế lại sản phẩm và cải thiện cơ cấu tổ chức.
35.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
35.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Tâm lý học có thể làm tốt các công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:
(1) Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách
– chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công
ty; (2) Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung
tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý,
tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc
sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai
nghiện, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ

Công an; (3) tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 24


tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty; (4) Giảng dạy Tâm lý học tại các trường
đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.
35.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học có thể học
tiếp bậc sau đại học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần.
36. QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ (NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC)
36.1. Trình độ kiến thức
Cử nhân Đô thị học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: những kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản: trang bị kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội, kiến trúc, môi trường… làm nền
tảng cho ngành học;
- Kiến thức chuyên ngành: trang bị kiến thức chuyên ngành gắn liền lý thuyết với thực tiễn về quản
lý đô thị và quản lý dự án.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.
36.2. Kỹ năng thực hành
Cử nhân Đô thị học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Đọc và hiểu thuật ngữ chuyên ngành; Có kiến thức và
kỹ năng công nghệ thông tin; Có khả năng làm việc độc lập, biết thiết kế và tổ chức triển khai dự án
vừa và nhỏ, biết thương thuyết và đàm phám; Có năng lực làm việc nhóm và huy động nguồn lực cho
dự án; Có kỹ năng giao tiếp, biết soạn thảo văn bản, biết nghiên cứu khoa học định tính và định lượng,
biết phân tích và bình luận các tình huống văn hoá – xã hội; Có khả năng xây dựng, đánh giá và thẩm
định dự án ở các cấp độ khác nhau…
36.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
36.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đô thị học có thể làm việc trong các các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức

phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương với các công việc cụ thể sau: Tư
vấn; Điều phối; Quy hoạch về kinh tế - xã hội; Thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị;
Xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án; Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện
nghiên cứu, trung tâm.
36.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đô thị học, chuyên ngành Đô thị học có thể tìm
học bổng nước ngoài liên quan đến các ngành: Quy hoạch và phát triển đô thị, Phát triển cộng đồng,
Xã hội học,…Trong nước, cử nhân Đô thị học có thể theo học cao học các ngành: Khoa học quản lý,
Nhân học, Xã hội học,…
37. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH - CHUYÊN NGÀNH HƢỚNG DẪN DU
LỊCH

37.1. Trình độ kiến thức:
Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi; các kiến thức về văn
hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.
Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tuyến điểm du lịch, khoa học quản lý du lịch, điều
hành và kinh doanh du lịch; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
37.2. Năng lực nhận thức, tƣ duy/Kỹ năng thực hành:
Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề;
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ
hành, thiết kế và quản lý dự án du lịch;
Kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản về hướng dẫn du lịch cho khách trong và ngoài nước.
Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Trang 25


×